Cậu bé ngoan và ánh mắt của người khác

Vào một buổi sáng, lúc xe bus đến trạm dừng, có một cậu bé trên người rất bẩn, đeo một chiếc túi trên lưng đi theo một người đàn ông bước lên xe.

 

Xe bus vào buổi sáng thường đông chật cứng người. Nhìn bộ dạng có vẻ như họ là công nhân xây dựng, vừa lúc có một người xuống xe, cậu bé liền ngồi vào chỗ đó còn người đàn ông thì đứng ở bên cạnh.

Image result for https://wthe boy on the bus images

Không lâu sau, có một phụ nữ mang thai bước lên xe, cậu bé đứng dậy nhường chỗ và nói: “Cô ơi, cô ngồi xuống đi ạ!”

Người phụ nữ mang thai nhìn liếc qua cậu bé bẩn thỉu mà không nói lời nào. Cậu bé nhẹ nhàng đặt chiếc túi xuống đất, rồi từ trong túi lấy ra một chiếc khăn tay và lau qua lau lại chỗ mình đã ngồi, sau đó mỉm cười nói: “Cô ơi, con lau sạch sẽ rồi, không còn bẩn nữa đâu”. Người phụ nữ nhìn cậu bé chằm chằm rồi đỏ mặt ngồi xuống.

Cậu bé vừa cầm cái túi lên thì đột nhiên chiếc xe phanh gấp, thân hình gầy gò của cậu suýt bổ nhào về phía trước nhưng tay vẫn ôm chặt chiếc túi ở trước ngực.

Một người phụ nữ lớn tuổi ngồi bên cạnh âu yếm nói: “Con thật là một cậu bé ngoan!”

Cậu bé cười một cách ngây thơ rồi nói: “Bà ơi, con không phải là đứa trẻ ngoan lắm đâu, mẹ con luôn mắng con vì lúc nào cũng để ý đến người ta nói gì, nghĩ gì về mình. Nhưng hiện giờ thì con đã dũng cảm như Forrest Gump rồi!”. Người phụ nữ mang thai ngồi trên ghế cúi mặt xuống.

Người phụ nữ lớn tuổi kinh ngạc hỏi: “Con cũng biết Forrest Gump sao?”

“Vâng ạ, mẹ thường đọc cho con nghe”.

“Đọc Forrest Gump con học được những gì?”, bà hỏi.

Cậu bé nói rằng: “Điều con học được là, đừng quan tâm đến ánh mắt của người khác, hãy sống thật tốt và đi theo con đường riêng của mình, vì mỗi người là duy nhất, là riêng biệt, họ giống như đủ loại sôcôla vậy…”

“Mẹ con làm gì?”

“Mẹ con trước đây là giáo viên ở trong làng”.

“Thế còn bây giờ thì sao?”

Cậu bé đỏ hoe đôi mắt nói: “Mẹ con đang ở trong cái túi này!”

Người phụ nữ lặng người, ai ai trên xe bus cũng vậy. Rồi người đàn ông đứng bên cạnh lên tiếng kể hoàn cảnh của cậu bé:

“Tôi là chú của thằng bé này, bố của nó mấy năm trước vì bị bệnh mà chết, mẹ nó một mình nuôi con, chị ấy là một giáo viên ở trong làng tôi, rất được mọi người tôn trọng. Vì muốn con có cuộc sống tốt hơn nên đã tranh thủ dịp nghỉ hè đưa thằng bé lên thành phố làm thuê cho công trường xây dựng dự tính đến ngày khai giảng thì sẽ trở về, không ngờ cuối cùng một ngày đang đi làm, thì bị sắt rơi trúng vào người… trong chiếc túi mà thằng bé mang là tro cốt của mẹ nó…”

Người phụ nữ lớn tuổi nước mắt trào ra: “Con có còn đọc sách không?”

Cậu bé nói: “Con mỗi ngày đều đến hiệu sách bên cạnh công trường để đọc sách”.

Rất nhiều người trên xe đều nói trong nhà mình còn nhiều sách và muốn tặng lại cho cậu bé, cậu bé nở nụ cười…

Điều người mẹ vĩ đại này làm được là đã khiến cậu bé không vì nghèo mà cảm thấy kém cỏi, cậu dùng tâm thái lạc quan và rộng lượng để bao dung sự kỳ thị của người khác, hết thảy điều này là có quan hệ với cách giáo dục “đừng để ý ánh mắt của người khác” mà mẹ đã dạy cậu.

*Forrest Gump là câu chuyện kể về một chàng trai ngây thơ và trong sáng với chỉ số IQ 75, có tên Forrest Gump. Sự vô tư của Forrest đã giúp anh vượt qua mọi biến cố của cuộc đời và thậm chí giúp những người khác vươn lên.

(Sưu tầm)

15 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới

Trang tin tài chính 24/7 Wall St. xem xét hệ số Gini của 42 quốc gia từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD) và xác định những quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất.

Hệ số Gini đo lường bất bình đẳng thu nhập có giá trị từ 0 đến 1, trong đó, 0 biểu thị cho mức cân bằng tuyệt đối và 1 cho thấy sự bất bình đẳng tuyệt đối, nghĩa là một cá nhân nắm giữ tất cả tài sản.

Theo phân tích này, các quốc gia sau đây có tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo lớn nhất trên thế giới.

15. Latvia

– Hệ số Gini: 0,35

– Tỷ lệ thất nghiệp: 8,7%

– GDP bình quân đầu người: 23.710 USD

– Tỷ lệ nghèo: 16,8%

– Dân số: 1,9 triệu

15 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới - Ảnh 1.

Ảnh: EU-startups.com.

Hệ số Gini của Latvia đứng thứ 15 trong số 42 quốc gia thành viên OECD và các quốc gia liên kết. Trong tương lai, Latvia cần nỗ lực duy trì tăng trưởng kinh tế, đồng thời, đối mặt với tình trạng dân số giảm. Năm nay, dân số tại quốc gia này giảm 0,9% so với năm ngoái. Dân số giảm có thể ảnh hưởng đến lực lượng lao động, cản trở tăng trưởng kinh tế.

14. New Zealand

– Hệ số Gini: 0,35

– Tỷ lệ thất nghiệp: 4,7%

– GDP bình quân đầu người: 35.777 USD

– Tỷ lệ nghèo: 10,9%

– Dân số: 4,8 triệu

15 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới - Ảnh 2.

Ảnh: The Independent.

Bất bình đẳng thu nhập tại New Zealand thuộc hàng cao nhất thế giới, bất chấp lực lượng lao động đông đảo. Hơn 70% người dân từ 15 tuổi tại đây tham gia vào quá trình lao động – tỷ lệ này cao thứ 2 trong số các quốc gia thành viên và quốc gia liên kết của OECD.

13. Anh

– Hệ số Gini: 0,35

– Tỷ lệ thất nghiệp: 4,3%

– GDP bình quân đầu người: 39.425 USD

– Tỷ lệ nghèo: 11,1%

– Dân số: 66 triệu

15 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới - Ảnh 3.

Ảnh: CNN.

Mặc dù Anh là một trong những quốc gia chênh lệch giàu nghèo cao nhất thế giới, nước này đang rất nỗ lực giảm bất bình đẳng. Các quốc gia có thể phân bổ lại tài sản bằng thuế thu nhập cá nhân, các khoản đóng góp an sinh xã hội hoặc trợ cấp. Chỉ số Gini của Anh sau khi trừ các cách phân bổ lại tài sản trên giảm hơn 30%, mức giảm lớn nhất trong danh sách này (Gini trước thuế và trợ cấp là 0,51).

12. Hàn Quốc

– Hệ số Gini: 0,36

– Tỷ lệ thất nghiệp: 3,7%

– GDP bình quân đầu người: 35.020 USD

– Tỷ lệ nghèo: 17,4%

– Dân số: 51,5 triệu

15 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới - Ảnh 4.

Ảnh: Unplash.

Hàn Quốc là một trong những nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong số các quốc gia giàu có. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng thu nhập cao tại quốc gia này cho thấy thực tế rằng, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp thấp, 17,4% người dân Hàn Quốc sống trong nghèo khổ.

Tổng thống Moon Jae-in lên nắm quyền vào năm 2017, hứa hẹn cải cách kinh tế, bao gồm tăng 11% mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, hành động này hứng chịu nhiều chỉ trích. Trong khi các doanh nghiệp cho rằng, tăng lương tối thiểu kìm hãm sự tăng trưởng thì người lao động cho rằng ảnh hưởng gây ra không đủ lớn.

11. Nga

– Hệ số Gini: 0,38

– Tỷ lệ thất nghiệp: 5,2%

– GDP bình quân đầu người: 24.417 USD

– Tỷ lệ nghèo: Không có số liệu

– Dân số: 144,5 triệu

15 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới - Ảnh 5.

Ảnh: Study.EU.

Nga là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, tuy nhiên, phần lớn tài sản tập trung vào những người dẫn đầu, cho thấy sự không cân xứng trong tài sản quốc gia.

10. Lithuania

– Hệ số Gini: 0,38

– Tỷ lệ thất nghiệp: 7,1%

– GDP bình quân đầu người: 28.032 USD

– Tỷ lệ nghèo: 16,9%

– Dân số: 2,8 triệu

15 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới - Ảnh 6.

Ảnh: TripSavvy.

Trong những năm qua, dân số của Lithuania giảm hơn 1,4% – mức giảm lớn nhất từ trước đến nay trong các quốc gia thành viên và liên kết thuộc OECD. Suy giảm dân số có thể dẫn đến việc giảm lưc lượng lao động và hạn chế tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tại Lithuania, một quốc gia nhỏ với dân số chưa đến 3 triệu người. Mặt khác, nguồn lao động được đào tạo tốt là động lực phát triển kinh tế và Lithuania là quốc gia giữ tỷ lệ người dân đạt bằng cử nhân cao nhất tại OECD và các nước.

9. Mỹ

– Hệ số Gini: 0,39

– Tỷ lệ thất nghiệp: 4,4%

– GDP bình quân đầu người: 53.632 USD

– Tỷ lệ nghèo: 17,8%

– Dân số: 325,1 triệu

15 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới - Ảnh 7.

Ảnh: Unplash.

Mỹ có GDP bình quân đầu người lên đến 53.632 USD trong khi tỷ lệ thất nghiệp chỉ 4,4%. Tuy nhiên, không phải người Mỹ nào cũng được hưởng những quyền lợi từ nền kinh tế hàng đầu thế giới. Trong số 325,1 triệu dân, ước tính 17,8% sống dưới ngưỡng nghèo. Thuế và phụ cấp tại Mỹ không phát huy tác dụng trong việc cân bằng thu nhập. Trong khi hệ số Gini tại hầu hết các quốc gia giảm hơn 30% sau thuế và phụ cấp thì tại Mỹ chỉ giảm khoảng 23% (Hệ số Gini trước thuế và phụ cấp là 0,51).

8. Thổ Nhĩ Kỳ

– Hệ số Gini: 0,4

– Tỷ lệ thất nghiệp: 10,8%

– GDP bình quân đầu người: 23.756 USD

– Tỷ lệ nghèo: 17,2%

– Dân số: 80,7 triệu

15 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới - Ảnh 8.

Ảnh: Pinterest.

Quốc gia này trải dài cả châu Âu và châu Á, bất bình đẳng thu nhập tại đây tệ nhất trong khu vực châu Âu và thứ 3 tại khu vực châu Á.

7. Chile

– Hệ số Gini: 0,45

– Tỷ lệ thất nghiệp: 7,0%

– GDP bình quân đầu người: 22.614 USD

– Tỷ lệ nghèo: 16,1%

– Dân số: 18,1 triệu

15 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới - Ảnh 9.

Ảnh: Time.

Chile là một trong những nền kinh tế phát triển nhất tại Nam Mỹ, bên cạnh đó, bất bình đẳng thu nhập tại đây cũng lớn nhất khu vực. Năm 2014, Chile thực hiện cải cách thuế nhằm giúp khắc phục vấn đề này.

6. Mexico

– Hệ số Gini: 0,46

– Tỷ lệ thất nghiệp: 3,4%

– GDP bình quân đầu người: 17.200 USD

– Tỷ lệ nghèo: 16,6%

– Dân số: 129,2 triệu

15 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới - Ảnh 10.

Ảnh: History.com.

Chỉ số Gini sau thuế và trợ cấp của Mexico chỉ giảm hơn 10%, mức cải thiện thấp trong danh sách này, chỉ sau Ấn Độ.

5. Brazil

– Hệ số Gini: 0,47

– Tỷ lệ thất nghiệp: 12,8%

– GDP bình quân đầu người: 14.098 USD

– Tỷ lệ nghèo: 20%

– Dân số: 209,3 triệu

15 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới - Ảnh 11.

Ảnh: The Telegraph.

Cuộc suy thoái năm 2015 – 2016 và các vụ bê bối, tham nhũng chính trị gây khó khăn cho nền kinh tế Brazil những năm gần đây. Hiện tại, cứ 5 người Brazil sẽ có một người sống dưới mức nghèo khổ và 4% dân số chỉ tồn tại với 3,2 USD/ ngày.

Jair Bolsonaro, Tổng thống mới của Brazil nhậm chức vào tháng 1, cam kết chấm dứt tham nhũng chính phủ, đồng thời, giảm sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.

4. Costa Rica

– Hệ số Gini: 0,48

– Tỷ lệ thất nghiệp: 8,1%

– GDP bình quân đầu người: 15.208 USD

– Tỷ lệ nghèo: 20,4%

– Dân số: 4,9%

15 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới - Ảnh 12.

Ảnh: Agoda.

Trước đây, Costa Rica chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, hiện tại, quốc gia này tập trung khai thác ngành dịch vụ. Mặc dù tăng trưởng kinh tế ổn định, tỷ lệ nghèo của Costa Rica ở mức từ 20% đến 25% trong 2 thập kỷ qua. Ngân sách quốc gia hạn hẹp làm giảm an toàn xã hội trong những năm gần đây và việc hạ xếp hạng tín nhiệm có thể khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại trong tương lai.

3. Ấn Độ

– Hệ số Gini: 0,5

– Tỷ lệ thất nghiệp: 2,6%

– GDP bình quân đầu người: 6.147 USD

– Tỷ lệ nghèo: Không có số liệu

– Dân số: 1,3 tỷ

15 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới - Ảnh 13.

Ảnh: Marriott.

Mức cải thiện sau thuế và trợ cấp tại Ấn Độ chỉ làm giảm 10% bất bình đẳng thu nhập, thấp nhất trong danh sách này. Một trở ngại lớn đối với quá trình bình đẳng thu nhập tại đây là văn hóa phân biệt đối xử với phụ nữ. Theo ước tính, chỉ khoảng 25% nữ giới tại Ấn Độ được quyền tham gia lực lượng lao động, trong khi đó, con số này đối với nam giới là 79%.

2. Trung Quốc

– Hệ số Gini: 0,51

– Tỷ lệ thất nghiệp: 4,4%

– GDP bình quân đầu người: 14.401 USD

– Tỷ lệ nghèo: Không có số liệu

– Dân số: 1,4 tỷ

15 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới - Ảnh 14.

Ảnh: TripSavvy.

Trung Quốc đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia bất bình đẳng thu nhập với hệ số Gini 0,51.

1. Nam Phi

– Hệ số Gini: 0,62

– Tỷ lệ thất nghiệp: 27,3%

– GDP bình quân đầu người: 12.287 USD

– Tỷ lệ nghèo: 26,6%

– Dân số: 56,7 triệu

15 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới - Ảnh 15.

Ảnh: CNN.

Bất bình đẳng thu nhập ở Nam Phi, phần lớn do các chính sách trước đây của chính phủ về phân biệt chủng tộc. Chính sách phân biệt người da đen với nhóm thiểu số người da trắng gây nên những bất lợi kinh tế và chính trị. Bên cạnh đó, các cuộc đình công và sự thiếu hụt kỹ năng cản trở triển vọng tăng trưởng kinh tế đất nước.

Theo Châu Anh / Người đồng hành