Ngôi chùa ở Sài Gòn giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Pháp viện Minh Đăng Quang xây dựng trên khu đất rộng hơn 37.000 m2 với những tượng Phật, bảo tháp, lễ hội được công nhận kỷ lục.

Ngôi chùa ở Sài Gòn giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Pháp viện Minh Đăng Quang hình thành năm 1968 thuộc hệ phái Khất sĩ, ban đầu chỉ gồm ngôi chánh điện nhỏ và một số am cốc bằng tre.

Đầu năm 2009, pháp viện được xây dựng quy mô với nhiều hạng mục. Hiện, công trình là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc sắc, rộng lớn ở ngay Xa lộ Hà Nội (quận 2), cửa ngõ vào trung tâm TP HCM.

Hệ phái Khất sĩ ra đời năm 1944 tại Nam bộ, do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập. Nơi đây, ngoài chức năng như một ngôi chùa, còn đào tạo Phật pháp cho các tăng lữ, Phật tử nên được gọi là pháp viện.

Ngôi chùa ở Sài Gòn giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Pháp viện nằm ở khu đất rộng hơn 37.000 m2, với nhiều công trình, nổi bật là 4 bảo tháp cao ở bốn góc, giữa là khu chánh điện.

Tháng 5/2019, Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã xác lập 4 kỷ lục tại Pháp viện gồm: Ngôi tịnh xá có có bốn bảo tháp lớn nhất Việt Nam, bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất, nơi tổ chức Đại lễ kỷ niệm 60 năm Đức tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng lớn nhất và nơi diễn ra Lễ khất thực cổ Phật lớn nhất.

Ở Việt Nam, các chùa của hệ phái Khất sĩ đều có tên là tịnh xá.

Ngôi chùa ở Sài Gòn giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Từ cổng tam quan vào là hai bảo tháp 9 tầng, cao 37 m, bên phải là bảo tháp Ca Diếp, phía trái là bảo tháp Xá Lợi.

Ngôi chùa ở Sài Gòn giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Hai bảo tháp Ca Diếp, Xá Lợi có thiết kế giống nhau, đối xứng hai bên. Tháp Ca Diếp là nơi tôn trí thờ các vị Phật và người sáng lập hệ phái Khất sĩ. Tháp còn lại có chức năng thư viện, lưu trữ các tài liệu Phật giáo, kinh pháp…

Ngôi chùa ở Sài Gòn giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Hai bảo tháp còn lại mang tên Hồng Ân, Tứ Ân. Hai tháp có hình tứ giác, gồm 13 tầng, cao 49 m, dùng để thờ linh cốt của chư Tăng và Phật tử.

Bốn ngôi bảo tháp này là biểu tượng Tứ thiên vương hầu Phật. Chánh điện là ngôi tháp ở giữa, cao ba tầng được xây theo kiểu hình bát giác, xung quanh là các tháp nhỏ hơn.

Ngôi chùa ở Sài Gòn giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bên trong chánh điện với kết cấu chính bằng gỗ, được điêu khắc hoa văn tinh xảo.

Chính giữa là một bảo tháp bằng gỗ cao 13 m. Bên trong tôn trí tượng Phật Thích ca bằng đồng cao 7,2 m, nặng 7,2 tấn. Công trình này được công nhận là ngôi tịnh xá có bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất Việt Nam.

Ngôi chùa ở Sài Gòn giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Xung quanh chánh điện là các tháp nhỏ đặt ở bốn góc, là nơi đặt chuông, trống của pháp viện.

Ngôi chùa ở Sài Gòn giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Các tháp đều được thiết kế hoa văn với hình ảnh nổi bật là những đóa hoa sen cách điệu – loài hoa gắn liền với Phật giáo.

Ngôi chùa ở Sài Gòn giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ở các đầu đao của tháp đều gắn hoa văn bông sen, phía trên là bánh xe Pháp luân uốn cong vút lên trời.

Ngôi chùa ở Sài Gòn giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Những bức tranh trên đá, gỗ quanh pháp viện kể về các tích kinh Phật, quá trình hình thành của hệ phái Khất sĩ…

Ngôi chùa ở Sài Gòn giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Khuôn viên pháp viện rộng rãi với nhiều cây xanh, bonsai cùng tượng Phật bài trí trong các điện, trên thảm cỏ…

Ngôi chùa ở Sài Gòn giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Nằm khuất một góc, cạnh hai bảo tháp Hồng Ân, Tứ Ân là ngôi chánh điện cũ của pháp viện. Công trình đơn sơ, nhỏ bé nhưng là dấu tích cho sự phát triển của pháp viện Minh đăng Quang và hệ phái Khất sĩ ở miền Nam.

Quỳnh Trần / VNExpress

Mộ của Nobel: Hết sức giản dị và khiêm tốn

Nhắc đến Thuỵ Điển, nhiều người có thể không biết vua, hoàng hậu hay thủ tướng là ai, nhưng phần nhiều có lẽ sẽ biết Nobel với 5 giải thưởng danh giá được trao tặng hàng năm nhằm vinh danh các nhà khoa học ở ba lĩnh vực vật lý, hoá học và y sinh học, nhà văn, cùng những nhà hoạt động nhằm kiến tạo hoà bình cho nhân loại.

Nghĩa trang phía Bắc Stockholm, như những nghĩa trang khác ở Bắc Âu, được trồng cây và chăm sóc như một công viên. (Ảnh: Nguyễn Huy Vũ và bạn)

Giải thưởng lần đầu tiên được trao vào năm 1901. Về sau, vào năm 1968, để cổ vũ cho những nghiên cứu kinh tế học đặng đóng góp vào sự thịnh vượng của nhân loại, Ngân hàng Trung ương Thuỵ Điển (Riksbank) đã tạo ra thêm một giải thưởng với cùng quy cách xét duyệt và giá trị nhằm trao tặng cho những nhà nghiên cứu đóng góp vào sự phát triển của kinh tế với tên gọi là giải thưởng kinh tế học nhằm tưởng nhớ Nobel, nhưng người thường gọi tắt thành giải Nobel kinh tế học, đơn giản bởi vì quy trình xét duyệt là như nhau ở các giải thưởng. Và vì vậy mà có đến 6 giải thưởng Nobel.

Đến Stockholm, bảo tàng Nobel là một địa điểm được gợi ý cần phải đến của du khách. Nó nằm ngay giữa khu phố cổ của Stockholm mà tiếng Thuỵ Điển gọi là Gamla Stan. Bên trong, ngoại trừ một góc nhỏ trình bày về cuộc đời cùng bản di chúc của Alfred Nobel, bảo tàng là một nơi lưu giữ và trưng bày những thành tựu của các nhà khoa học gắn liền với các giải thưởng Nobel được trao tặng. Nó là một nơi để khuếch trương và tri ân những đóng góp của những nhà khoa học cho nhân loại hơn là để tưởng nhớ một người đã hiến dâng hầu hết tài sản của mình cho sự phát triển của khoa học và, như được trình bày nguyên văn trong di chúc, là vì lợi ích lớn nhất của loài người.

Ngôi mộ của Alfred Nobel.

Trong bức di thư cuối cùng được ký tại Swedish-Norwegian Club ở Paris vào ngày 27/11/1895, Alfred Nobel để lại 94% tổng tài sản của mình, trị giá 31 triệu Krona Thuỵ Điển thời bấy giờ, tương đương với 186 triệu đô-la Mỹ vào năm 2008, để thiết lập nên 5 giải thưởng mà ngày nay ta gọi là giải thưởng Nobel. Số tài sản này có được do những phát minh về chất nổ và lợi nhuận từ việc kinh doanh vũ khí mang lại. Hàng năm, số tiền dành để trao cho các giải thưởng được trích từ phần tài sản để lại của Alfred Nobel, giờ đây được quản lý bởi quỹ Nobel. Riêng số tiền dành để tặng giải Nobel kinh tế học được Ngân hàng Trung ương Thuỵ Điển đóng góp.

Giàu có và nổi tiếng vậy, đóng góp cho Thuỵ Điển và nhân loại nhiều như vậy, nhiều người hẳn sẽ nghĩ rằng mộ của Alfred Nobel hẳn sẽ lớn, hoành tráng, nổi bật, hay ít nhất cũng là đặc trưng so với những người còn lại, ít nhất là cùng thời với mình. Những ngày cuối cùng trước khi rời Stockholm sau khi hoàn tất khoá học, mình và bạn cùng đạp xe để đi thăm mộ ông ta. Trước là để hiểu hơn về một con người, và sau là hiểu hơn về văn hoá của một đất nước. Người Việt mình có câu “ăn cho mình, mặc cho người”. Ăn để giúp mình có sức khoẻ và ăn để thưởng thức. Nhưng mặc để cho người xem, cũng tức là thể hiện mình ra cho người khác biết. Xây mộ cũng vậy, mộ xây ra để người khác biết về người đã khuất và do đó là tư tưởng, quan điểm của người nằm trong mộ, hoặc ít nhất là gia đình.

Chậu hoa nhỏ đặt trước bia tưởng niệm.

Dù biết rằng mộ của Alfred Nobel nằm trong khu nghĩa trang phía Bắc Stockholm Norra begravningsplatsen nhưng phải mất gần 30 phút để tìm được mộ ông. Hai chúng tôi đạp xe qua lại quanh địa chỉ ngôi mộ trong nghĩa trang mà trước đó chúng tôi đã tra. Trong hình dung của chúng tôi, ngôi mộ hẳn sẽ có gì khác biệt lắm. Những niềm tin ngây ngô đó cuối cùng bị vỡ tan, đến mức ngạc nhiên, không thể tin được, rằng mộ của một người giàu có, nổi tiếng, và danh giá lại hết sức giản dị và khiêm tốn đến vậy. Mộ hình tháp bút, bằng đá, cao khoảng 4 mét, trên khắc chữ sơn vàng Nobel, dưới đề tên đầy đủ Alfred Nobel, * 21/10/1833 + 10/12/1896. Tất cả chỉ có vậy. Có lẽ đã lâu rồi không ai tới thăm nên mộ cũng không có hoa hay bất cứ vật gì để trang trí. Chúng tôi đặt xuống hai chậu hoa, mượn bình tưới nước, và chụp ảnh lưu niệm. Bên mộ ông, cảm giác gần gũi và yên bình. Chia tay ông mà lòng bâng khuâng, nghĩ về một kiếp người, sống ngắn ngủi với 63 mùa xuân, như một ngôi sao vụt sáng trên cõi đời, để lại danh tiếng và niềm ngưỡng vọng cho nhân loại, rồi lặng lẽ khiêm nhường trở về với cát bụi.

Nguyễn Huy Vũ – 3/2/2018

Mỹ bắt đầu buộc người xin visa kê khai tài khoản mạng xã hội

Quan chức giấu tên cho biết những người xin visa vào Mỹ từ 31/5 phải thống kê tài khoản các mạng xã hội đang sử dụng.

Một người nước ngoài được cấp visa vào Mỹ. Ảnh: Juno Kim.

Một người nước ngoài được cấp visa vào Mỹ. Ảnh: Juno Kim.

“Chúng ta có thể thấy trên khắp thế giới những năm gần đây, mạng xã hội có thể trở thành diễn đàn của những kẻ khủng bố. Việc kê khai mạng xã hội đang dùng sẽ là công cụ quan trọng nhằm sàng lọc những kẻ khủng bố, các mối đe dọa tới an toàn chung và các cá nhân nguy hiểm muốn nhập cư và đặt chân lên đất Mỹ”, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên nói với Hill TV.

Quan chức này cho biết quy định mới được áp dụng từ ngày 31/5 và gọi đây là “bước tiến quan trọng trong việc tăng cường và siết chặt việc kiểm soát công dân nước ngoài đến Mỹ”.

Theo ông này, quy định mới áp dụng với gần như mọi trường hợp xin visa vào Mỹ, gồm cả những người lưu trú tạm thời. Họ được yêu cầu cung cấp các tài khoản mạng xã hội đang sử dụng trong một menu xổ xuống khi kê khai, cùng các thông tin cá nhân khác.

Hiện tại, người khai chỉ cần liệt kê một số mạng xã hội lớn đang sử dụng, song thời gian tới, họ có thể phải cung cấp thông tin tài khoản tất cả những mạng xã hội đã đăng ký.

Người xin visa Mỹ có thể khai báo rằng họ không sử dụng mạng xã hội nếu đó là sự thật, nhưng quan chức này lưu ý những người không thành thật về mạng xã hội họ dùng có thể đối mặt hậu quả nghiêm trọng.

Quy định mới bắt nguồn từ sắc lệnh hành pháp tháng 3/2017 do Tổng thống Donald Trump ký mang tên “Bảo vệ quốc gia khỏi sự xâm nhập của khủng bố nước ngoài vào Mỹ”. Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 3/2018 thông báo sẽ sớm bắt đầu thực hiện quy định này theo chỉ đạo của Tổng thống Trump.

Chính quyền Obama từng vấp phải sự chỉ trích nặng nề vào năm 2015, sau khi Tashfeen Malik giúp chồng là Syed Farook, một công dân Mỹ, sát hại 14 người trong vụ xả súng tại San Bernardino, bang California. Malik thừa nhận đã bị “cảm hóa” trước những luận điệu mà bọn khủng bố tuyên truyền trên mạng xã hội trước khi được cấp visa Mỹ.

Mai Lâm (Theo The Hill)

ÔNG TRỌNG GỢI Ý XEM XÉT CÓ NÊN XÓA BỎ KINH TẾ NHÀ NƯỚC KHÔNG, BÀ NGÂN LẠI MUỐN ĐẨY MẠNH KINH TẾ NHÀ NƯỚC 

Trần đình Thu
Tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ quyết liệt chưa từng có, trong đó phanh phui nhiều vụ việc xảy ra trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, ông Nguyễn Phú Trọng đưa đến cho nhân dân một cảm giác, phải chăng thành phần kinh tế nhà nước hầu như chỉ phá hoại hơn là xây dựng, và cuối cùng ông đặt ra vấn đề nên xem lại kinh tế nhà nước.

Tại Hội nghị 10 vừa rồi ông hỏi: “Kinh tế nhà nước có mặt tốt, nhưng vừa qua có rất nhiều thất thoát. Nhưng từ chỗ thất thoát như thế mà dẫn đến coi nhẹ kinh tế nhà nước, chuyển tất cả sang tư nhân thì có đúng không… Tôi nói ví dụ những vấn đề như vậy có cần bàn không? Lần này tôi nói mang tầm chiến lược là như thế”.

Với vị trí của ông thì câu hỏi đó cũng có thể hiểu là, “với rất nhiều chuyện bậy bạ của kinh tế nhà nước như vậy, thì cũng nên xem xét xem thử có nên chuyển tất cả sang kinh tế tư nhân hay không, thay vì cứ mặc định là luôn luôn giữ kinh tế nhà nước”.

Có thể khi bàn sẽ có ý kiến khác nhau, có người nói nên có người nói không nên, nhưng đặt ra vấn đề bàn bạc ấy, ông Trọng đã tôn trọng ý nguyện của nhân dân.

Và việc đưa vấn đề gợi mở ấy là ông Trọng muốn đưa ra cho các tiểu ban nghiên cứu đánh giá để sau này đưa ra thành nghị quyết của đảng.

Ông Trọng về phía đảng thì như vậy, nhưng bà Ngân về phía quốc hội, về danh nghĩa đại diện cho nhân dân, nhưng lại có những phát biểu ngược lại. Tại quốc hội vừa rồi, bà Ngân không những không nêu ý nguyện của nhân dân là cần xem xét lại sự cần thiết duy trì kinh tế nhà nước mà còn “khiếu nại” giùm cho kinh tế nhà nước. Thảo luận tại tổ, bà Ngân nói: “Kinh tế tư nhân chúng ta cho đa dạng đa ngành đa lĩnh vực. Một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều ngành nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp Nhà nước chúng ta yêu cầu thoái vốn ngoài ngành thì có hợp lý không?” và “Tại sao lại phân biệt không bình đẳng giữa khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước”.

“Kinh tế Nhà nước là chủ đạo mà, chủ đạo muốn mạnh thì phải đa ngành đa lĩnh vực nhưng phải hiệu quả. Có phải vì nó đầu tư ra ngoài ngành kém hiệu quả mà chúng ta cấm luôn? Yêu cầu Chính phủ trả lời câu hỏi này?”.

Bà Ngân là chủ tịch quốc hội nhưng bà đặt ra vấn đề đi ngược nguyện vọng nhân dân như vậy, bà lại còn bắt chính phủ phải trả lời câu hỏi bất hợp lý của bà.

Ai cũng biết xóa bỏ kinh tế nhà nước không chỉ vì nó gây tác hại quá lớn cho nền kinh tế và cho xã hội, mà nó còn là phù hợp quy luật phát triển nói chung. Trong nhiều năm qua, kinh tế nhà nước ở Việt Nam chưa làm điều gì ích nước lợi dân mà chỉ ngăn cản sự phát triển của đất nước, điều này thì ai cũng biết chẳng lẽ bà Ngân không biết?

Vậy thì bà Ngân đại diện cho ai trong phát biểu này? Bà có đại diện cho nhân dân không hay đại diện cho các tập đoàn kinh tế nhà nước?

Tin đặc biệt:  CÔNG BỐ DANH SÁCH 143 CÔNG TY TRUNG QUỐC BỊ TRỪNG PHẠT – CHIẾN TRANH CÔNG NGHỆ CAO CHÍNH THỨC BẮT ĐẦU VÀ SẼ VÔ CÙNG KHỐC LIỆT 

Mức độ khốc liệt sẽ cao hơn nhiều so với chiến tranh thương mại và hậu quả với Trung quốc sẽ vô cùng nặng nề trong khi Trung quốc không có bất kỳ vũ khí nào để trả đũa như chiến tranh thương mại.

Danh sách 143 công ty đơn vị này bao gồm cả Huawei, chủ yếu thuộc các lĩnh vực điện tử viễn thông, hàng không, chất bán dẫn và vật liệu công nghệ cao.

Những công ty đơn vị này bị cáo buộc hoạt động trái phép, gây nguy hại an ninh quốc gia Mỹ. Phương thức chế tài cũng tương tự như Huawei là bị cấm mua các phần mềm và linh kiện của các công ty Mỹ nếu không được chính phủ Mỹ cho phép.

Những cái tên quan trọng có thể kể như Viện thiết bị điều khiển tự động Bắc Kinh, Viện nghiên cứu công nghệ sản xuất hàng không Bắc Kinh, Trung tâm nghiên cứu và phát triển khí động học Trung Quốc, Tenco Technology, Avin Electronics Technology, Multi-Mart Electronics Technology, Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh, Đại học Sun Yat-sen, Đại học Công nghệ Quốc phòng, Đại học Bách khoa Tây Bắc, Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử…

Theo Bloomberg, danh sách đen có thể sẽ tăng khi Mỹ mở rộng khu vực giám sát sang những công ty công nghệ cao ở một số đại lục.

Hiện Nhà Trắng đang cân nhắc bổ sung thêm các nhà cung cấp hệ thống giám sát lớn ở Trung Quốc vào danh sách đen như Dahua Technology, Hikvision Digital Technology, Megvii, Meiya Pico và iFlytek.

________________

Trần Đình Thu

BẮT ĐẦU “XỬ” TIẾP MẢNG MÁY TÍNH CỦA HUAWEI

Sau một loạt đòn tấn công có thể làm phá sản mảng kinh doanh smart phone của Huawei, các công ty Mỹ bắt đầu tấn công vào mảng máy tính của đơn vị này mà mở đầu là Microsoft.

Theo đó tất cả các máy tính của Huawei từ nay sẽ không được sử dụng hệ điều hành Windows.

Song song đó các dịch vụ khác đang hợp tác giữa Huawei và Microsoft đều bị đình chỉ.

Đặc biệt các nhân viên của Microsoft đang làm việc tại chi nhánh ở Thâm Quyến Trung quốc đều đã rút về nước cho thấy tình hình sẽ rất căng thẳng.

Với một công ty đang kinh doanh máy tính mà bị Microsoft ngừng hợp tác thì cũng gần giống như tuyên án tử.

Cần biết laptop, máy tính bảng là những sản phẩm chủ lực của Huawei không thua kém gì smart phone.

@ Tễu Blog

Giáo sư Đại học MIT: Vành đai và Con đường có thể trở thành cái bẫy cho chính Trung Quốc?

Giáo sư Đại học MIT: Vành đai và Con đường có thể trở thành cái bẫy cho chính Trung Quốc?

Bởi một số quốc gia thành viên của sáng kiến này đều gặp vấn đề về kinh tế, quản trị và thiếu những yêu cầu cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng, nên rất có thể chính Trung Quốc mới là quốc gia phải gánh chịu hậu quả.

*Bài viết thể hiện quan điểm của Yasheng Huang. Yasheng Huang là Giáo sư Chương trình Quốc tế về Kinh tế và Kinh doanh Trung Quốc và Giáo sư Kinh tế và Quản lý Toàn cầu tại Trường Quản trị Sloan thuộc Đại học MIT.

Những người mang quan điểm phản đối cho rằng Trung Quốc đang sử dụng “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) khổng lồ của mình như một hình thức “ngoại giao bẫy nợ” mang tính cưỡng chế để kiểm soát các quốc gia cùng tham gia chương trình này. Nguy cơ ấy, như Deborah Brautigam đến từ Đại học John Hopkins gần đây đã lưu ý, thường được truyền thông nhắc đến. Trên thực tế, BRI còn có thể là một mối nguy khác cho chính Trung Quốc.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRI gần đây diễn ra tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như thừa nhận những chỉ trích về “bẫy nợ”. Trong bài phát biểu, ông Tập nói rằng “việc xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, bền vững, có khả năng chịu rủi ro, mức giá hợp lý và có sự tham gia của nhiều bên sẽ giúp các quốc gia tận dụng tối đa nguồn lực tài nguyên của họ.”

Đây chính là một dấu hiệu đáng khích lệ, bởi nó thể hiện rằng Trung Quốc đã nhận thức rõ hơn về hệ quả của nợ trong BRI. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Center for Global Development) đã kết luận rằng 8 trong số 63 quốc gia tham gia BRI đều có nguy cơ chìm trong “khủng hoảng nợ”.

Tuy nhiên, John Maynard Keynes từng nói: “Nếu bạn nợ ngân hàng 100 bảng, bạn đã gặp rắc rối. Nhưng nếu bạn nợ ngân hàng 1 triệu bảng, thì nó cũng vậy.” Trong bối cảnh của BRI, Trung Quốc có thể trở thành chủ ngân hàng đang bị nợ 1 triệu bảng.

Cụ thể, Trung Quốc có thể trở thành nạn nhân của “mô hình thương lượng lỗi thời”. Mô hình này thể hiện rằng một nhà đầu tư nước ngoài mất đi quyền thương lượng khi gia tăng đầu tư vào một quốc gia sở tại. Các dự án cơ sở hạ tầng như những dự án thuộc BRI là một ví dụ điển hình, bởi chúng có quy mô rất lớn, gắn chặt với địa điểm đầu tư và không mang lại giá trị kinh tế nếu không hoàn thành.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi một số quốc gia tham gia BRI đang yêu cầu tái đàm phán về các điều khoản, thường là sau khi các dự án đã được bắt đầu thực hiện. Trung Quốc có thể phải đưa ra những nhượng bộ thuận lợi hơn đối với họ nhằm giữ tiến độ của các dự án. Chẳng hạn như Malaysia, giữa tháng 4, đã tuyên bố rằng một dự án đường sắt lớn thuộc BRI bị chính phủ hoãn thi công sau cuộc bầu cử năm ngoái. Hiện tại, Malaysia cho biết dự án này sẽ tiếp tục hiến hành sau khi 2 bên tái đàm phán. Theo truyền thông địa phương, chi phí xây dựng đã được giảm khoảng 1/3. Các quốc gia thành viên khác cũng có thể yêu cầu miễn giảm nợ hoặc xoá nợ, chi phí cuối cùng sẽ do chính người tiết kiệm Trung Quốc gánh chịu.

Giáo sư Đại học MIT: Vành đai và Con đường có thể trở thành cái bẫy cho chính Trung Quốc? - Ảnh 1.

BRI còn có thể tạo ra chi phí ẩn cho Trung Quốc về lâu dài. Đối với những nước mới gia nhập, việc thu lời từ các dự án cơ sở hạ tầng là vô cùng khó khăn. Nhiều người tin rằng đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thế nhưng bằng chứng cho điều này lại không đủ nhiều. Thực tế là, Trung Quốc đã xây dựng phần lớn cơ cở hạ tầng hiện tại sau thời kỳ tăng trưởng. Ví dụ, vào những năm 1980 và 1990, Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với Ấn Độ, dù số km đường sắt lại ngắn hơn. Theo WB, năm 1996 Trung Quốc có 56.678 km đường sắt, còn Ấn Độ là 62.915 km. Tăng trưởng của Trung Quốc không bắt đầu bởi đầu tư cơ sở hạ tầng, mà là nhờ những chính sách cải cách và đầu tư vốn con người. Nếu các nước BRI không đạt được sự tăng trưởng, thì các công ty Trung Quốc có thể sẽ phải chịu tổn thất.

Hơn nữa, nhiều quốc gia đối tác của BRI cũng đối mặt với rủi ro, trong đó có Pakistan, một nước nhận được vốn đầu tư lớn khi tham gia sáng kiến này. Ngoài những rủi ro chính trị, kinh tế và nguy cơ vỡ nợ cao, các chỉ số giáo dục của Pakistan cũng có thành tích yếu kém. Theo một bản báo cáo, Pakistan xếp hạng 180 trong số 221 quốc gia có tỷ lệ mù chữ cao. Đây là một dấu hiệu cảnh báo đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Pakistan, bởi nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất chỉ thúc đẩy tăng trưởng ở các quốc gia có mức vốn con người cao. Chính Trung Quốc cũng được hưởng lợi từ các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng bởi họ cũng đầu tư mạnh vào giáo dục.

Ngoài ra, cũng không nên so sánh BRI với Kế hoạch Marshall – chương trình viện trợ của Mỹ giúp tái xây dựng Tây Âu sau Thế chiến II, như một ví dụ về cách các dự án đầu tư quy mô lớn có thể thúc đẩy tăng trưởng. Kế hoạch Marshall đã rất thành công và chỉ với chi phí nhỏ so với BRI ở hiện tại, bởi kế hoạch này đã giúp các quốc gia nhìn chung được quản lý tốt nhưng tạm thời bị gián đoạn bởi chiến tranh. Viện trợ cũng được coi là một hoạt động kích thích tăng trưởng. Ngược lại, một số quốc gia BRI lại đang gặp khó khăn bởi các vấn đề kinh tế, quản trị và thiếu những yêu cầu cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng. Đơn giản là, xây dựng cơ sở hạ tầng đối với họ là không đủ.

Giáo sư Đại học MIT: Vành đai và Con đường có thể trở thành cái bẫy cho chính Trung Quốc? - Ảnh 2.

Cuối cùng, BRI có thể sẽ giúp củng cố sức mạnh của khu vực nhà nước Trung Quốc, do đó một trong những mối đe doạ lâu dài đối với nền kinh tế nước này cũng gia tăng. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Doanh nghiệp Mỹ (American Enterprise Institute), các công ty tư nhân chỉ chiếm 28% đầu tư của BRI trong nửa đầu năm 2018, giảm 12 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2017.

Quy mô khổng lồ của BRI, cùng tình trạng sinh lời kém của khu vực nhà nước, có nghĩa là các dự án theo chương trình này có thể cần sự hỗ trợ đáng kể từ các ngân hàng Trung Quốc. Các khoản đầu tư của BRI chắc chắn sẽ hút bớt nguồn vốn và nguồn lực ngoại hối ngày càng quý giá đối với khu vực tư nhân – vốn đang phải chịu mức thuế cao và căng thẳng của chiến tranh thương mại với Mỹ.

Hơn nữa, các công ty phương Tây, một đối tác quan trọng của khu vực tư nhân Trung Quốc, đang dần rời khỏi quốc gia này. Một số công ty Mỹ, bao gồm Amazon, Oracle, Seagate và Uber, cũng như các công ty Hàn Quốc và Nhật Bản, như Samsung, Toshiba, Mitsubishi – đã giảm quy mô hoạt động tại Trung Quốc hoặc quyết định rút hoàn toàn. Một phần của hậu quả là đầu tư FDI của Mỹ vào Trung Quốc đã giảm, với 2,6 tỷ USD vào năm 2017 so với 5,4 tỷ USD vào năm 2002.

Trung Quốc đã phát triển và thúc đẩy khả năng thực hiện các dự án là nhờ họ đã mở cửa nền kinh tế đến đón nhận xu hướng toàn cầu hoá, học hỏi công nghệ và bí quyết của phương Tây. Trái với sự hợp tác với phương Tây, BRI có thể kéo theo những rủi ro và bất ổn có khả năng trở thành rắc rối đối với nền kinh tế Trung Quốc. Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc giảm tốc và triển vọng của hoạt động xuất khẩu ngày càng ảm đạm do các yếu tố địa chính trị, thì nước này cần phải cân nhắc về tốc độ, phạm vi và quy mô của BRI.

Hương Giang / Theo Trí thức trẻ/PS