Nhà tập thể cơi nới trông như phòng khách sạn sau khi sửa

Với căn nhà tập thể xuống cấp ở Hà Nội, các kiến trúc sư đã dùng đồ nội thất và thay đổi cao độ sàn để tạo ra diện mạo khác hẳn.

Nhà tập thể cơi nới trông như phòng khách sạn sau khi sửa

Căn hộ nằm ở tầng trệt khu tập thể 4 tầng ở quận Ba Đình, Hà Nội, được đưa vào sử dụng từ đầu những năm 1990. Từ diện tích ban đầu dạng ống (3,4 x 9,0 m), theo thời gian, căn hộ được cơi nới ra cả hai phía, tổng chiều dài 16m.

Nhà tập thể cơi nới trông như phòng khách sạn sau khi sửa

Sau nhiều năm cho thuê và không được tu sửa, ngôi nhà đã xuống cấp. Năm 2018, chủ nhà muốn cải tạo lại căn hộ cho con gái ở.

Nhà tập thể cơi nới trông như phòng khách sạn sau khi sửa

Để khắc phục tình trạng thiếu ánh sáng, thông gió và ẩm mốc, nhưng vẫn bảo tồn được ranh giới giữa khu vực nhà nguyên thủy và khu cơi nới, các kiến trúc sư của Xưởng thiết kế VUUV quyết định thay đổi kích thước hai bức tường kết cấu, thiết lập các tổ hợp nội thất xung quanh hai bức tường này, và thay đổi cao độ sàn để phân chia phòng.

Nhà tập thể cơi nới trông như phòng khách sạn sau khi sửa

Không gian cơi nới phía ngoài được cấu trúc lại để mang nhiều chức năng mới như lối vào, nơi đọc sách hay không gian thư giãn…

Nhà tập thể cơi nới trông như phòng khách sạn sau khi sửa

Đây trở thành nơi kết nối giữa trong nhà và ngoài ngõ, cho phép ánh sáng và gió đi sâu được vào trong nhà, nhưng vẫn giữ được sự riêng tư cần thiết.

Nhà tập thể cơi nới trông như phòng khách sạn sau khi sửa

Khu vực cơi nới phía sau vốn là gầm cầu thang chung của tòa nhà, thông thủy chỉ 1m3, nên thường chỉ được dùng làm kho chứa đồ, giờ được hạ cốt sàn để đủ chiều cao sử dụng.

Nhà tập thể cơi nới trông như phòng khách sạn sau khi sửa

Sau khi cấu trúc lại hoàn toàn, khu vực này không còn cảm giác gầm cầu thang, để trở thành không gian phụ trợ như nhà tắm, tủ quần áo…

Nhà tập thể cơi nới trông như phòng khách sạn sau khi sửa

Ở phần nhà chính, các kiến trúc sư lấy hai bức tường ngang nhà (đã được thu nhỏ lại) làm trọng tâm để đặt các đồ nội thất xung quanh. Đồ nội thất được đặt thiết kế riêng để cấu trúc lại không gian một cách tối ưu. Ở bức tường phía trước là khối công năng gồm bếp kết hợp bàn ăn, bàn đọc sách, giá để giầy dép.

Nhà tập thể cơi nới trông như phòng khách sạn sau khi sửa

Còn bức tường giữa nhà được gắn liền với giá sách kết hợp tủ ti vi, giường ngủ…

Nhà tập thể cơi nới trông như phòng khách sạn sau khi sửa

và hệ thống cửa trượt hai bên.

Nhà tập thể cơi nới trông như phòng khách sạn sau khi sửa

Đằng sau cánh cửa trượt là không gian phòng ngủ.

Nhà tập thể cơi nới trông như phòng khách sạn sau khi sửa

Sự tổ hợp các đồ nội thất ngoài việc tối ưu diện tích còn tạo nên sự đa dạng và linh hoạt của không gian, giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái ngay cả khi sống trong không gian nhỏ.

Nhà tập thể cơi nới trông như phòng khách sạn sau khi sửa

Việc thi công được thực hiện tỉ mỉ để tận dụng tối đa từng góc.

Nhà tập thể cơi nới trông như phòng khách sạn sau khi sửa

Ngôi nhà sau cải tạo đầy đủ tiện nghi, đáp ứng được nhu cầu cần thiết nhưng vẫn lưu giữ được những kỉ niệm của gia đình khiến nữ chủ nhân trẻ cảm thấy rất hài lòng.

Bài: Thái Bình / Ảnh: VUUV

Vở opera Don Giovanni: Là lãng mạn hay là dâm ô vô đạo?

Người ta thường nói, “Giá trị đảo lộn hết cả!”, câu nói ấy hẳn là ứng nghiệm với hình tượng Don Juan (Đông Gioăng). Theo dòng chảy thời gian, Don Juan đã trở thành một tính từ dùng để chỉ ai đó lãng mạn, đáng yêu, nhưng lại có phần sở khanh một chút. Nhưng Don Juan thực chất lại là một nhân vật dân gian đầy dục vọng và vô đạo, một hình tượng khiến người châu Âu từng gớm ghiếc…

Vở opera Don Giovanni: Là lãng mạn hay là dâm ô vô đạo?

(Ảnh qua wikidata.org)

Don Juan xuất hiện lần đầu tiên trong vở kịch “El burlador de Sevilla y convidado de piedra” (Tạm dịch: Kẻ bịp bợm ở Seville và người khách bằng đá) của Tirso de Molina, lấy bối cảnh vào thế kỷ thứ 14 ở Tây Ban Nha. Trong đó, Don Juan là một gã lăng nhăng, thường đi quyến rũ phụ nữ.

Tirso de Molina viết vở kịch “El burlador de Sevilla” bởi vì ông thấy rằng con người thời bấy giờ đang sống rất vô độ, vứt bỏ đi đạo đức và luôn gây ra tội lỗi. Mặc dù họ tin vào Chúa, nhưng nhiều người lại lầm tưởng rằng chỉ cần trước khi chết, họ sám hối, thì họ sẽ được lên Thiên đàng. Nếu cứ sám hối là sẽ được cứu rỗi, thì Thiên Chúa của phương Tây dạy bảo con người ta sống yêu thương và có đạo để làm gì? Đúng ra, người ta phải sám hối khi làm sai, không lặp lại lỗi lầm, và ngày càng trở thành một con người tốt hơn, cho đến khi đạt được tiêu chuẩn của Thiên thượng và được trở về với Chúa của họ.

Chính vì thế, Tirso đã xây dựng Don Juan như một kẻ vô cùng ma quái, có thể thay hình đổi dạng, và luôn lấy sự đau khổ của người khác làm thú vui. Nhân vật Don Juan của Tirso có một câu nói khá nổi tiếng: “Tan largo me lo fiáis”, có nghĩa “Ta được ban cho quá nhiều thời gian!”, ngụ ý là Don Juan cảm thấy mình vẫn còn trẻ, và cái chết còn cách xa lắm. Vì thế, hắn lầm tưởng rằng mình sẽ có vô khối thời gian để mà sám hối trước những tội lỗi của mình. Rõ ràng, Don Juan ý thức được sự vô đạo của bản thân, nhưng không hề cho rằng đó là điều sai trái, và vẫn trâng tráo mong được cứu rỗi và lên Thiên đàng.

Nhưng cuối cùng, Don Juan cũng không thể tránh được bị quả báo khi nhận lấy sự trừng phạt của Chúa trời, bị một bức tượng đá thẩm phán. Tirso muốn nhắc nhở người đời rằng, sám hối hời hợt là không đủ, và cuối cùng người ta cũng sẽ phải trả giá cho tội lỗi mà mình đã gây ra…

Vở opera Don Giovanni: Là lãng mạn hay là dâm ô vô đạo?
(Ảnh qua newyorkcitytheatre.com)

Viết về Don Juan có các nhà soạn kịch, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới như: Carlo Goldoni, Nikolaus Lenau, Molière, Alfred de Musset, Lord Byron, Prosper Mérimée, Aleksander Pushkin… Tất cả có gần 140 tác phẩm văn học nghệ thuật trên thế giới viết về nhân vật này. Trong số đó phải kể tới vở ca vũ hài kịch đặc sắc “Don Giovanni” của thiên tài âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart. Don Giovanni là một trong 3 vở opera hay nhất và được yêu thích nhất của Mozart cùng với “Đám cưới Figaro” và “Cây sáo thần”.

Vở opera Don Giovanni: Là lãng mạn hay là dâm ô vô đạo?
(Ảnh qua tazakitsukuru.blogspot.com)

Vở kịch bắt đầu với tình tiết Don Giovanni bị quận công Commendator, cha của Donna Anna, một người phụ nữ mà hắn muốn cưỡng đoạt, chặn lại. Để rửa nhục cho con gái, quận công Commendatore đã thách đấu với Don Giovanni, bấy giờ là một kẻ ẩn danh đằng sau chiếc mặt nạ. Thật không may, trong cuộc chiến sinh tử đó, phần thắng lại thuộc về Don Giovanni. Và hắn cùng tên hầu chạy trốn, bỏ mặc nàng Anna đau khổ vì cái chết của cha. Ottavio, chồng chưa cưới của nàng, hứa sẽ giúp nàng trả thù cho cha.

Vở opera Don Giovanni: Là lãng mạn hay là dâm ô vô đạo?
(Ảnh qua lincolncenter.org)

Trong hành trình tiếp sau đó, Don Giovanni đã quyến rũ và bỏ rơi nàng quý tộc Donna Elvira, rồi cô nông dân Zerlina. Nhưng tên hầu của hắn còn tiết lộ một sự thật kinh khủng hơn: Don Giovanni đã làm như vậy với hàng nghìn phụ nữ tại nhiều quốc gia khác nhau ở Ý, Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, và Tây Ban Nha. Rồi điều gì đến cũng phải đến, Don Giovanni bị Donna Elvira, Ottavio và Anna lật tẩy. Nhưng hắn đã ranh mãnh thoát khỏi sự truy đuổi nhiều lần, và thậm chí còn dám quay lại tán tỉnh cô hầu gái của Donna Elvira.

Vở opera Don Giovanni: Là lãng mạn hay là dâm ô vô đạo?
(Ảnh qua thoughtco.com)

Tình cờ trong một lần chạy trốn, Don Giovanni cùng người hầu đi qua nghĩa địa. Và tại đây bức tượng nhập hồn của quận công Commendatore đã cảnh báo rằng điệu cười ranh mãnh của Don Giovanni sẽ không còn tiếp tục vào sáng ngày mai. Thay vì sợ hãi, Don Giovanni trâng tráo mời bức tượng tới dự bữa tối.

Tối hôm đó, Elvira với tấm lòng của mình, cố tìm gặp Don Giovanni, không phải là để nối lại tình yêu, mà là để khuyên bảo hắn sửa đổi. Tuy nhiên, Don Giovanni gạt phắt và chế giễu nàng. Elvira rời đi, và người ta nghe thấy tiếng thét sợ hãi của cô. Ngay sau đó, Don Giovanni chứng kiến bức tượng của quận công Commendatore tới, đúng như lời hẹn. Linh hồn quận công cho Don Giovanni một cơ hội cuối cùng để sám hối, nhưng hắn vẫn từ chối. Thế là bức tượng đá chợt biến mất, địa ngục hiện ra, và ác quỷ kéo Don Giovanni vào địa ngục trong tiếng kêu thét sợ hãi của tay quý tộc dâm ô vô đạo.

Vở opera kết thúc bằng những lời đồng ca:

“Đấy là cái kết của kẻ làm điều ác…”

“Don Giovanni” gồm hai màn, do Wolfgang Amadeus Mozart soạn nhạc và nhà văn Ý Lorenzo da Ponte viết lời. Âm nhạc của Don Giovanni xuất sắc và ấn tượng đến mức Tchaikovsky từng nói: “chỉ đến khi nghe ‘Don Giovanni’, tôi mới biết thế nào gọi là âm nhạc…” Cho dù Tchaikovsky có hơi thần tượng Mozart thái quá, nhưng bất cứ người nghe nhạc nào đã từng xem “Don Giovanni” cũng không thể không thừa nhận tài năng của Mozart. Thậm chí nhiều nhà phê bình âm nhạc không ngần ngại đánh giá đây là tác phẩm opera hay nhất trong các vở opera.

Vở opera Don Giovanni: Là lãng mạn hay là dâm ô vô đạo?
(Ảnh qua lincolncenter.org)

Cũng giống như Don Juan của Tirso, Don Giovanni của Mozart là một kẻ muốn phá tan và chà đạp lên mọi đạo lý thông thường của xã hội, là biểu tượng điển hình nhất của lối sống thuận theo cám dỗ vật chất, xác thịt, tôn thờ chủ nghĩa vị kỷ, vô thần. Có thể nói, Don Juan không khác gì một bản sao nam giới của Carmen cả. (Xem bài: Vở opera Carmen: Là tự do hay là dục vọng?)

Nhìn lại thế giới hiện đại ngày nay, liệu chúng ta có dám thừa nhận rằng có một Don Giovanni nào đó đang lớn lên bên trong mỗi con người của xã hội hiện đại? Tiếc thay, yếu tố đạo đức trong Don Giovanni của Mozart đã bị che lấp bởi những cảnh giường chiếu và hở hang giữa tay quý tộc lăng nhăng và những người phụ nữ, ngay trên sân khấu opera. Liệu rằng thông điệp xuyên thời gian của Tirso hay Mozart có chạm đến được tâm khảm và lương tri của chúng ta? Nhân loại sẽ đi về đâu nếu chúng ta không biết nhìn lại và hối hận, không muốn thay đổi nhưng lại trông chờ sự cứu rỗi?

Bạn đọc quan tâm có thể xem toàn bộ vở opera:

Lê Anh / Trithucvn

 

Một vợ một chồng có thực sự hạnh phúc lâu dài?

Chế độ một vợ một chồng có phải là là lựa chọn tốt nhất?

Chế độ một vợ một chồng có phải là là lựa chọn tốt nhất?

Mọi người đều biết khác giới thì hấp dẫn, hoặc việc kết hôn làm người ta hạnh phúc. Nhưng sự thật phía sau mẫu hình này, và các mẫu hình khác, có thể sẽ làm bạn ngạc nhiên.

Những tháng mùa đông là thời gian phổ biến nhất trong năm để đính hôn – và ít nhất cũng là để bắt đầu ưu tiên việc tìm kiếm quan hệ. Nhưng hóa ra có thể như thế là lãng mạn không đúng cách.

Liệu việc hẹn hò trên mạng có làm cho bạn trông hấp dẫn hơn? Bạn và bạn đời mà giống nhau thì có tốt hơn không? Các cặp vợ chồng có thực sự hạnh phúc lâu dài? Chế độ một vợ một chồng có phải là lựa chọn tốt nhất?

Các câu trả lời có thể làm bạn ngạc nhiên. BBC Future đã tổng hợp một số phát hiện lý thú, mà phần lớn lại phản trực giác, lấy từ các nghiên cứu trên khắp thế giới.

Bạn không là một ‘loại người ‘ – và cũng chẳng ai như vậy

Hẹn hò qua mạng là một trong những cách phổ biến nhất để gặp được bạn đời – nhưng thật khó để cảm thấy thích một người trong số hàng triệu người. Có thể sẽ rất phấn khích khi biết rằng giữa dòng các bộ mặt lướt qua thì bộ mặt ta vừa thấy xong ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn của bộ mặt sắp tới.

Phát hiện này cho thấy nhận thức của ta về cái đẹp, không phải đã ăn sâu bám rễ, trên thực tế nó rất hời hợt. Vì vậy, nếu ai đó đang lướt xem ứng dụng hẹn hò, thì có thể sẽ là điều tốt khi ta được xem vô vàn ảnh đã được chọn và đẹp của những người khác.

Thực tế là những cái nhìn lướt như vậy trên ứng dụng hẹn hò, thường là rất nhanh, cũng có thể có lợi cho ta. Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng các khuôn mặt bị ‘hiệu ứng nhìn lướt’, nó làm cho khuôn mặt có vẻ hấp dẫn hơn khi ta chỉ nhìn qua loa. Lý do sâu xa, các nhà nghiên cứu nghi ngờ, là việc này sẽ khuyến khích ta phải xem kỹ lại những khuôn mặt mà ta chỉ mới xem qua vì sợ rằng ta đã bỏ lỡ một người bạn đời tiềm năng đặc biệt đẹp.

Những điều đối nghich không phải luôn cuốn hút

Hẹn hò qua mạng có vẻ đáng sợ - nhưng có thể cũng là tốt khi ta tham khảo rất nhiều bức ảnh hấp dẫn của những người khác hình ảnhGETTY IMAGES
Hẹn hò qua mạng có vẻ đáng sợ – nhưng có thể cũng là tốt khi ta tham khảo rất nhiều bức ảnh hấp dẫn của những người khác

Có một số đặc điểm có xu hướng có lợi để chia sẻ ở người bạn đời, nhưng phải không hoàn toàn đúng là những điều đối nghịch thì cuốn hút. Một số trong số đó là những đặc điểm thường phổ biến để có được ở một bạn đời bất luận bạn là thế nào, như là tính tình dễ chịu và không quá bất thường.

Nhưng đôi khi những đặc điểm tốt nhất để có được ở người bạn đời là tùy thuộc vào tính cách của bạn. Ví dụ, đối với những người có tính cách lo lắng và sợ bị bỏ rơi thì việc có tính cách này giống nhau sẽ làm quan hệ vợ chồng tốt hơn. Và các yếu tố khác, chẳng hạn như cách sinh hoạt hay ngủ sớm hoặc hay thức khuya, thì tốt nhất là cùng như nhau.

Nhưng đôi khi, việc tìm kiếm người bạn đời có tính cách giống mình có thể lại là không ổn. Ví dụ, nói về tính ngay thẳng tận tâm, nghiên cứu cho thấy rằng tốt hơn là một người có tính cách này nhiều hơn (hoặc ít hơn) chút ít so với người kia- nó giúp sẽ 2 người bằng cho nhau.

Đúng, hôn nhân làm bạn hạnh phúc hơn – nhưng không phải là mãi mãi

Khi phụ nữ ly hôn, họ có xu hướng trở nên hướng ngoại hơn hình ảnhGETTY IMAGES
Khi phụ nữ ly hôn, họ có xu hướng trở nên hướng ngoại hơn

Nếu bạn và đối tác rất hợp nhau, có thể 2 người sẽ lấy nhau. Nhưng điều đó có ý nghĩa gì đối với tính cách riêng và hạnh phúc của bạn?

Nghiên cứu cho thấy rằng hôn nhân tạo ra những thay đổi lâu dài đối với tính cách con người. Một nghiên cứu kéo dài 4 năm với 15.000 người Đức cho thấy sau khi kết hôn, người ta ít cởi mở và hướng ngoại hơn – một mô hình có lẽ đã quá quen thuộc với những người bạn của những người mới cưới.

Mặt tốt là những người mới cưới nói là họ tự chủ hơn và vị tha hơn – là những phẩm chất cần thiết để duy trì mối quan hệ lâu dài. Nhưng tất nhiên, đó chỉ là quan điểm của riêng họ. Còn người bạn đời có đồng ý như vậy không thì lại là vấn đề khác.

Về sự hài lòng thì sao? Nó có thể đến từ việc những người bạn đã kết hôn thực sự nghĩ rằng họ hạnh phúc hơn – ít nhất là trong một thời gian. Sự hài lòng về cuộc sống vợ chồng có được tăng lên sau khi kết hôn – nhưng sau một vài năm, sự hài lòng này quay trở lại mức cơ bản ban đầu.

Sự chia tay gây thay đổi tính cách như thế nào

Khi đàn ông ly hôn, họ có xu hướng hay lo sợhình ảnhGETTY IMAGES
Khi đàn ông ly hôn, họ có xu hướng hay lo sợ

Nghiên cứu cũng cho thấy điều ngược lại của hiệu ứng hài lòng của đời sống vợ chồng: người ta cũng trải nghiệm những thay đổi về tính cách sau khi kết thúc một mối quan hệ lâu dài.

Thí dụ các nghiên cứu về những người trung niên trải qua một cuộc ly hôn cho thấy phụ nữ trở nên hướng ngoại và cởi mở hơn sau khi cắt đứt quan hệ với chồng.

Mặt khác, đàn ông lại không xử lý việc chia ly được tốt bằng. Họ dễ trở nên hay lo lắng và thận trọng hơn sau khi ly hôn. Và nói chung, những người ly hôn, cả nam và nữ, dễ trở nên ít đáng tin cậy hơn sau khi chia tay.

Nó cũng hoạt động theo hai chiều – cũng như sự chia ly làm thay đổi tính cách bạn, thì tính cách bạn cũng ảnh hưởng đến cách phục hồi sau chia ly. Những người hướng ngoại dễ tái hôn nhanh hơn, trong khi những người thần kinh lo lắng có xu hướng trải qua một loạt các mối quan hệ ngắn sau khi ly hôn.

Một tương lai lãng mạn rộng mở hơn

Các cặp vợ chồng luyến ái đa nguyên có tình bạn bền chặt hơn các cặp vợ chồng đơn nguyênhình ảnhGETTY IMAGES
Các cặp vợ chồng luyến ái đa nguyên có tình bạn bền chặt hơn các cặp vợ chồng đơn nguyên

Tất nhiên, hôn nhân một vợ một chồng không phải là lựa chọn duy nhất. Luyến ái đa nguyên, một kiểu quan hệ có hơn hai người tham gia, có thể là một xu hướng đang phát triển. Không như sự gian lận trong mối quan hệ hôn nhân đơn nguyên, trong luyến ái đa nguyên thì điều này xảy ra công khai và có sự đồng ý.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cặp luyến ái đa nguyên duy trì được tình bạn bền chặt hơn bên ngoài cuộc sống tình yêu của họ so với các cặp vợ chồng đơn nguyên. Một nghiên cứu qua mạng cũng cho thấy những người trong mối luyến ái đa nguyên thường hay thực hành tình dục an toàn hơn.

Nhưng nếu bản thân bạn không thuộc luyến ái đa nguyên, xin đừng lo – bạn không đang bỏ lỡ mọi niềm vui. Những người bị cuốn hút vào mối luyến ái đa nguyên có thể chỉ đơn giản là họ cởi mở hơn với nhiều mối quan hệ hơn (kể cả tình bạn) từ khi bắt đầu.

Và nghiên cứu đã cho thấy, nhìn chung, những người trong mối luyến ái đa nguyên có ít nhiều cùng một trạng thái hài lòng tâm lý và chất lượng quan hệ giống như các cặp đôi một vợ một chồng.

Tuyên truyền kiểu Trung Quốc: Nói dối từ chuyện ăn uống của lãnh đạo

Thời kỳ 1958 – 1961, Trung Quốc diễn ra nạn đói lớn 3 năm khiến hàng chục triệu người chết. Để động viên người dân vượt qua thời kỳ này, báo chí luôn tuyên truyền về việc lãnh đạo đồng cam cộng khổ với người dân, mà tấm gương điển hình là Mao Trạch Đông. Vậy sự thật về việc này như thế nào?

Trong nạn đói lớn, ĐCSTQ ra sức tô vẽ Mao Trạch Đông như một lãnh tụ hết sức vĩ đại, sống gian khổ giản dị, đồng cam cộng khổ với nhân dân, “từng rất nhiều ngày không ăn cơm, 7 tháng không ăn lấy một miếng thịt, bởi thiếu thốn dinh dưỡng nên đã mắc bệnh phù thũng”. Lúc đó là thời người dân Trung Quốc còn tin tưởng vào đảng, nên không ít người cảm động sâu sắc về hình ảnh này.

Thực tế tư liệu được công bố sau này cho thấy vào tháng 7/1961, mức chi tiêu cho ăn uống của Mao Trạch Đông là 654,82 nhân dân tệ (NDT), ngoài số tiền đó ra còn có 86,65 NDT tiền trái cây cùng các chi tiêu khác. Vào thời điểm đấy, xác người chết đói khắp nơi, gia đình khấm khá cũng chỉ tiêu 11 – 13 NDT một tháng.

Mao Trạch Đông
Tư liệu ghi chép về chi phí ăn uống hàng tháng của Mao. (Ảnh từ history.bayvoice.net)

Nếu tính theo giá vàng, thì vào thời điểm năm 1961 giá vàng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là 3,04 NDT/gram, thì chi phí cho 1 tháng ăn của Mao là 243,9 gram vàng. Nếu tính theo giá vàng hiện nay 370 NDT/gram vàng, thì mỗi tháng Mao đã tiêu tốn hết 90.243 NDT cho việc ăn uống, tương đương khoảng 310 triệu VND.

Vậy cái gọi là không ăn lấy một miếng thịt mà ĐCSTQ tuyên truyền thực chất là gì? Trong “Nghiên cứu lý luận Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình” kỳ thứ 9/2006 đã đăng bài viết của ông Trương Tố Hoa – nhân viên nghiên cứu của phòng nghiên cứu văn hiến trung ương. Đối với cách nói Mao Trạch Đông năm đó mắc bệnh phù thũng, bài viết đã trích dẫn lại lời của Lam Khắc – thư ký của Mao Trạch Đông, rằng:

“Tôi lúc đó ở ngay bên cạnh ông ấy. Vì để xác thực chuyện này tôi còn đặc biệt gọi điện thoại hỏi bác sĩ và y tá trưởng chuyên môn phụ trách sức khỏe của Mao Trạch Đông lúc đó. Họ nói không có chuyện này, nếu như chúng tôi khiến Mao Trạch Đông mắc bệnh phù thũng, vậy thì chúng tôi đã phạm phải sai lầm lớn, là bất trắc nghiêm trọng, trung ương cũng sẽ không cho phép”.

Còn về vấn đề Mao Trạch Đông 7 tháng không ăn lấy một miếng thịt, bài viết có nói rằng, Mao có một đoạn thời gian không ăn thịt là có thật, nhưng lúc đó thực đơn của Mao Trạch Đông cũng rất phong phú, không chỉ có các loại rau củ, đậu hũ, khoai môn, v.v…, còn có cá sông Xuân Giang, cá quế, măng mùa đông, các loại nấm, v.v…

Mao Trạch Đông
Mao Trạch Đông. (Ảnh từ whatsonweibo.com)

Kỳ thực, Hà Phương, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử ĐCSTQ viết: “Mao Trạch Đông hàng mấy tháng không ăn thịt là sự thật, đó là bởi vì bác sĩ cho rằng trong thịt lợn có hàm lượng cholesterol cao, đề nghị ông ta chuyển sang ăn thịt dê, thịt bò”. Như vậy chuyện Mao Trạch Đông không ăn thịt chỉ là chuyện không ăn thịt gì.

Trong cuốn “hồ sơ sinh hoạt của Mao Trạch Đông” được trung ương ĐCSTQ xuất bản cho biết, trong thời gian diễn ra nạn đói lớn, Mao Trạch Đông rất thích các món ăn tây, có dẫn chứng thực đơn ngày 26/4/1961 của Mao có gà vịt cá mực, chỉ riêng món gà có đến 14 loại, món thịt dê, thịt bò có đến hơn 10 loại.

Trong cuốn “Sự điển di vật Mao Trạch Đông” của ông Uông Đông Hưng có ghi chép về thực đơn món ăn Tây được đầu bếp đặc biệt soạn ra cho Mao Trạch Đông vào tháng 4/1961, trong đó chỉ riêng món cá tôm có đến 17 loại.

Vậy nên trong nạn đói lớn, Mao Trạch Đông kỳ thực chẳng hề quan tâm tới nỗi khổ của người dân.

ĐCSTQ thường tuyên truyền rằng “ba năm chịu thảm họa tự nhiên” đã khiến nông nghiệp ảnh hưởng làm giảm sản lượng lớn. Nhưng đơn cử như trong cuốn “Bia mộ” của Dương Kế Thằng phát hành tại Paris, chương 15 có viết rằng nguyên nhân nạn đói không phải do thiên tai, khi xem lại dữ liệu từ 360 trạm khí tượng thủy văn có thể tra thấy, trong khoảng thời gian từ 1959 – 1961 không hề có thảm họa tự nhiên nào diễn ra trên phạm vi toàn Trung Quốc.

Dễ dàng nhận ra, một số nước chạy theo mô hình của Trung Quốc đều có chung một lần nạn đói. Liên Xô, Triều Tiên, Cuba, Khmer Đỏ đều từng xảy ra nạn đói khi chế độ mới lên nắm quyền. Hơn nữa, các nước này chỉ tiến hành nông nghiệp tập thể hóa, hợp tác hóa, không tiến hành Đại nhảy vọt, nhưng vẫn có nạn đói xảy ra. Nên có thể thấy, mẫu số chung của các nước này là vì xóa bỏ chế độ tư hữu, phổ biến hợp tác hóa, công xã hóa, nên mới dẫn đến nạn đói lớn.

Mao Trạch Đông
Người dân Trung Quốc trong nạn đói lớn.

Trong giai đoạn đó, vì lãnh đạo ĐCSTQ ôm giữ ảo mộng xây dựng “thiên đường tại nhân gian” và cho rằng “công xã nhân dân là cây cầu tiến đến đó” nên đã tạo ra vô số cờ hiệu huyễn tưởng phi thực tế, dẫn không biết bao nhiêu người dân và cán bộ đi theo, thay vì đến thiên đường lại là một vực thẳm tối tăm, phải đối diện với một nạn đói trên phạm vi toàn quốc.

Có thể nói, tuyên truyền chuyện ăn uống của Mao Trạch Đông chỉ là màn nói dối nhỏ, còn tuyên truyền về nạn đói mới thực sự là màn nói dối lớn.

Trần Hưng / TrithucVn

Hoa Kỳ đang muốn biến Trung Quốc thành Nhật Bản thứ hai?

Hoa Kỳ đang muốn biến Trung Quốc thành Nhật Bản thứ hai?

Sau nhiều thập kỷ thâm hụt thương mại với Nhật Bản tăng mạnh giai đoạn 1960 – 1980, Hoa Kỳ đã buộc Nhật Bản phải tham gia ký kết Thỏa thuận Plaza tháng 9/1985 với mục đích sâu xa là kìm hãm sự phát triển thần tốc của Nhật Bản. Hiện nay, Hoa Kỳ đang cố ép buộc Trung Quốc vào một thỏa thuận tương tự?

Ngày 22 tháng 9 năm 1985, tại khách sạn Plaza sang trọng nhìn ra Công viên trung tâm Thành phố New York, đại diện của 5 chính phủ bao gồm Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật Bản và Vương quốc Anh đã ký kết một thỏa thuận về việc điều tiết sự biến động của Đô la Mỹ so với đồng tiền của 4 cường quốc công nghiệp còn lại. Đó chính là Thỏa thuận Plaza mà Mỹ dùng để đối phó với tình trạng thâm hụt thương mại với các đối tác đang ngày càng gia tăng. Các lý lẽ Hoa Kỳ viện ra có nhiều nét tương tự cái cớ mà Mỹ gây ra những căng thẳng thương mại với Trung Quốc trong 2 năm gần đây.

Trong số 5 quốc gia, Nhật Bản là đại diện duy nhất của châu Á buộc phải tham gia thỏa thuận này. Nguyên nhân là do từ năm 1980 đến 1985, đồng JPY đã giảm giá 50% so với USD (cũng như các đồng tiền Mark Đức, Franc Pháp hay Bảng Anh), khiến cho nền sản xuất công nghiệp của Mỹ bị tác động nặng nề. Hàng hóa của Mỹ rất khó để xuất khẩu, trong khi Mỹ lại ngày càng nhập khẩu nhiều hơn từ nước ngoài do giá hàng hóa tính theo USD ngày càng giảm.

Kể từ sau Thế chiến thứ hai, Nhật Bản hồi phục nhanh chóng và lấy lại vị thế cường quốc về phát triển kinh tế và tiến bộ công nghệ, khiến cho Hoa Kỳ cảm thấy bị đe dọa nghiêm trọng. Trước sự phát triển thần tốc của Nhật Bản trong suốt nhiều thập kỷ, nước Mỹ lúc này lo ngại Nhật Bản sẽ nhanh chóng vượt qua Mỹ để vươn lên vị trí số một về nắm giữ các bí quyết công nghệ mới nhất. Rất nhiều trong số những tập đoàn công nghệ và công nghiệp lớn mạnh nhất thế giới thời bấy giờ đến từ Nhật Bản. Từ Toyota, Honda cho tới Sony, Panasonic đều là những công ty công nghệ sáng tạo năng động và phát triển nhanh chóng.

Hoa Kỳ dường như đã lấy cái cớ tự vệ thâm hụt thương mại và cáo buộc thao túng tiền tệ, để tìm cách kìm hãm sự phát triển của Nhật Bản. Bằng tầm ảnh hưởng của mình và quyền lực của việc sở hữu đồng bạc xanh, Mỹ đã buộc Nhật Bản, cùng một số đối tác thương mại lớn với Mỹ, tham gia ký kết Thỏa thuận Plaza. Việc tham gia Thỏa thuận này được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn tới hàng loạt những khủng hoảng xảy đến với Nhật Bản sau đó, để lại hậu quả tới ngày nay.

Trong vòng 2 năm từ 1985 tới 1987, tỷ giá USD so với JPY đã giảm 51%, từ mức 260 JPY đổi 1 USD ngay thời điểm trước khi diễn ra Thỏa thuận Plaza giảm xuống chỉ còn 123 JPY đổi 1 USD vào tháng 11/1987. Đồng JPY tăng giá đột biến trong một khoảng thời gian ngắn đã khiến sức cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản giảm mạnh, do giá tính theo USD đắt gấp đôi so với trước.

Chính phủ Nhật Bản quyết định nới lỏng các chính sách tiền tệ trong nước để hỗ trợ sản xuất, đối phó với suy thoái. Nhưng các chính sách kích thích tiền tệ lại làm xuất hiện bong bóng tài sản, khiến giá bất động sản và giá cổ phiếu tăng vọt. Bong bóng chứng khoán và bất động sản tại Nhật Bản vỡ vào cuối thập niên 80. Chỉ số Nikkei 225 đạt đỉnh 37.000 điểm vào năm 1989 và từ đó tới nay, chỉ số này thậm chí còn chưa lấy lại được mốc 25.000 điểm.

Trung Quốc liệu có giống Nhật Bản?

Trong 4 thập kỷ vừa qua, những gì Trung Quốc trải qua có nét tương đồng mạnh mẽ với Nhật Bản trong suốt 4 thập kỷ sau Thế chiến thứ 2. Từ vị thế công xưởng của thế giới những năm 60, là nơi đặt nhà máy gia công của các hãng công nghệ hàng đầu, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng cơ hội, học tập các bí quyết công nghệ mới nhất và đã nhanh chóng làm chủ được các công nghệ mới nhất.

Hiện nay ở các ngành khoa học chủ chốt, trình độ phát triển của Trung Quốc không hề thua kém Mỹ hay Liên Xô. Trong quan hệ thương mại với Mỹ, Trung Quốc chủ yếu là nước xuất khẩu, trong khi Mỹ phần lớn là nhập khẩu, khiến cho thâm hụt thương mại gia tăng của Mỹ gia tăng nhanh chóng.

Các học giả Trung Quốc từ lâu đã nhận ra rằng, ông Donald Trump đã vin vào cái cớ thâm hụt thương mại để phát động những âm mưu cứng rắn nhằm mục đích sau cùng là kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, giảm bớt tầm ảnh hưởng của cường quốc châu Á này. Ý đồ càng có vẻ rõ ràng hơn khi một trong các nội dung quan trọng được đề cập trong các cuộc đàm phán gần đây giữa hai bên là về vấn đề thao túng tiền tệ.

Hoa Kỳ không chỉ muốn Trung Quốc kiểm soát tốc độ mất giá của CNY so với USD, mà còn muốn giảm giá trị USD so với CNY để lấy lại sức cạnh tranh cho hàng hóa Mỹ. Theo báo chí Trung Quốc, Mỹ đang cố gắng biến Trung Quốc thành một Nhật Bản thứ hai và buộc Trung Quốc phải rơi vào suy thoái kéo dài.

Tất nhiên, sau nhiều thập kỷ trôi qua, trạng thái của Trung Quốc hiện nay so với Nhật Bản ở thập niên 80 có nhiều nét khác biệt. Một số khác biệt đó có thể giúp cho Trung Quốc khó có thể rơi vào tình trạng như Nhật Bản trong thế kỷ trước.

Thứ nhất, trong khi Nhật Bản thả nổi đồng JPY thì Trung Quốc lại kiểm soát tương đối chặt chẽ tỷ giá đồng tiền của mình. Trung Quốc có trữ lượng ngoại hối khổng lồ với khoảng 1,1 nghìn tỷ USD bao gồm cả trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ. Dự trữ ngoại hối dồi dào có thể giúp Chính phủ Trung Quốc can thiệp ổn định tỷ giá trong những trường hợp khẩn cấp.

Thứ hai, khả năng đồng CNY tăng gấp đôi so với USD, trở lại mức 3,5 CNY đổi 1 USD từ mức 6,9 CNY/USD hiện tại là rất thấp. Mức tỷ giá này chỉ xuất hiện từ năm 1986 trở về trước. Trên thực tế, CNY đang đứng trước nguy cơ giảm giá so với USD hơn là tăng giá, bởi dòng vốn có xu hướng rút ra mạnh mẽ khỏi Trung Quốc kể từ sau khi căng thẳng thương mại leo thang. Động thái Trung Quốc bán mạnh trái phiếu Kho bạc Mỹ trong thời gian gần đây cho thấy nước này đang cố để giữ CNY không bị giảm quá mức 7 CNY/USD.

Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới càng leo thang, các âm mưu sâu xa của hai bên càng bộc lộ rõ. Bất chấp đó là lo ngại của các học giả Trung Quốc, nhưng có những dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đang cố gắng sử dụng cùng một cách đã thực hiện với Nhật Bản để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc. Trong cuộc chiến này, dù không thể rơi vào tình trạng tệ hại như Nhật Bản ở thế kỷ trước, nhưng Trung Quốc chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian hơn để thực hiện được tham vọng của mình.

theo Trí Thức Trẻ