‘Ngộp thở’ 40 tòa cao ốc trên tuyến đường 2 km ở Hà Nội

Nổi tiếng với 2 km đường gánh 40 cao ốc, trục đường Lê Văn Lương từ lâu đã thành điểm nóng bất động sản ở thủ đô với tốc độ đô thị hóa chóng mặt.

'Ngop tho' 40 toa cao oc tren tuyen duong 2 km o Ha Noi hinh anh 1
Là một trong những trục hướng tâm quan trọng của Hà Nội nối các quận phía tây nam với nội đô, trục đường Lê Văn Lương có tốc độ đô thị hóa cao, nhanh chóng trở thành điểm nóng bất động sản. Tuyến đường 2 km này được nhiều người biết đến việc cõng tới 40 cao ốc. Đồ họa: Phượng Nguyễn.
'Ngop tho' 40 toa cao oc tren tuyen duong 2 km o Ha Noi hinh anh 2
5 năm trước, nhiều khu vực dọc tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài vẫn chỉ là các bãi đất trống. Sau vài năm, các chung cư cao vài chục tầng đã đua nhau mọc lên, san sát nhau.
'Ngop tho' 40 toa cao oc tren tuyen duong 2 km o Ha Noi hinh anh 3
Khởi đầu là khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, một trong những khu đô thị đầu tiên ở Hà Nội cách đây hơn 20 năm, sau này đường Lê Văn Lương liên tiếp đón thêm nhiều dự án chung cư cao tầng khác. Khu chung cư lý tưởng một thời giờ đây là điểm nóng về mật độ xây dựng. Nhiều dự án có mật độ xây dựng tới hơn 60% như Golden Palm, Season Avenue, Times Tower…
'Ngop tho' 40 toa cao oc tren tuyen duong 2 km o Ha Noi hinh anh 4
Những tòa nhà chung cư cao hàng chục tầng áp sát nhau, đan xen cũ mới.  Một số dự án nổi bật như Golden Palm (405 căn hộ), 18T1 và 18T2 Trung Hòa Nhân Chính (800 căn hộ), Golden Palace (1.000 căn hộ), Star City (462 căn hộ), Hanoi Center Point (360 căn hộ), Oriental BRG Lê Văn Lương (405 căn hộ)…
'Ngop tho' 40 toa cao oc tren tuyen duong 2 km o Ha Noi hinh anh 5
Giá bán các căn hộ ở đây dao động từ 25 triệu đồng tới 35 triệu đồng/m2, thuộc tầm trung ở Hà Nội.
'Ngop tho' 40 toa cao oc tren tuyen duong 2 km o Ha Noi hinh anh 6
Trong thời gian dài, các cư dân ở khu vực này đã phải sống chung với công trường xây dựng, khi các dự án nối đuôi nhau mọc lên. Ảnh chụp trên tuyến đường Lê Văn Lương năm 2017.
'Ngop tho' 40 toa cao oc tren tuyen duong 2 km o Ha Noi hinh anh 7
Lợi thế được các chủ đầu tư quảng cáo chính là vị trí trung tâm mới của khu vực này, thuận lợi để kết nối với trung tâm. Đây cũng là nơi có các thí điểm phát triển hạ tầng của Hà Nội như tuyến xe buýt BRT…
'Ngop tho' 40 toa cao oc tren tuyen duong 2 km o Ha Noi hinh anh 8
Tuy nhiên, bị nén thêm hàng chục nghìn dân từ 6.000 căn chung cư, tắc đường trở thành đặc sản của khu vực này. Và cũng vì là tuyến đô thị hướng tâm của khu vực Tây Nam, con đường gánh lưu lượng của hàng chục cao ốc khác từ các đường Lê Văn Thiêm, Hoàng Đạo Thúy, Hoàng Minh Giám, Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Tuân… đổ ra. Ngoài chung cư, dọc tuyến đường cũng có một số cao ốc văn phòng như tòa HUD Tower (2 khối nhà cao 32 và 27 tầng), MB Grand Tower (cao 25 tầng), 319 Tower…
'Ngop tho' 40 toa cao oc tren tuyen duong 2 km o Ha Noi hinh anh 9
Chen chúc chung cư, các dự án tại đây lại chỉ có quỹ đất ít ỏi dành cho công cộng. Công viên Thanh Xuân mới được đưa vào sử dụng cuối năm 2018 là địa điểm công cộng hiếm hoi của cả vùng cao ốc rộng lớn gồm các khu vực: Trung Hòa – Nhân Chính, trục Lê Văn Lương, trục Nguyễn Tuân, trục Khuất Duy Tiến và Nguyễn Chí Thanh… Ngoài ra, rất khó để tìm kiếm các vườn hoa, quảng trường… dọc trục đường này.
'Ngop tho' 40 toa cao oc tren tuyen duong 2 km o Ha Noi hinh anh 10
Các dự án mới vẫn liên tục mọc lên như nấm, nối tiếp nhau. Vẫn có những dự án  vẫn đang được xây dựng, như dự án Manhattan Tower (327 căn hộ), Park Residence (405 căn hộ), Nhà ở cán bộ Ban cơ yếu Chính phủ (388 căn hộ)…
'Ngop tho' 40 toa cao oc tren tuyen duong 2 km o Ha Noi hinh anh 11
Bộ mặt xa hoa của khu vực về đêm không che lấp được gánh nặng hạ tầng giao thông lẫn hạ tầng xã hội đang bị quá tải tại đây.

Đồ họa: Phượng Nguyễn. / Zing

10 tỷ phú cờ bạc giàu nhất hành tinh

Những tỷ phú này đã bước lên đỉnh cao nhờ vào niềm đam mê cờ bạc của người khác.

10 ty phu co bac giau nhat hanh tinh hinh anh 1
Sheldon Adelson (35,1 tỷ USD): CEO kiêm chủ tịch tập đoàn casino Las Vegas Sands là người giàu thứ 15 trên thế giới. Ông Adelson lớn lên trong một gia đình nghèo ở Boston. Ông và các đối tác mua Sands Hotel & Casino ở Las Vegas giá 128 triệu USD vào năm 1988. Ảnh: AP.
10 ty phu co bac giau nhat hanh tinh hinh anh 2
Lui Che Woo và gia đình (14,6 tỷ USD): Người đàn ông giàu thứ hai ở Hong Kong là chủ tịch Galaxy Entertainment Group, tập đoàn nắm giữ các sòng bạc lớn ở Macao. Ông cũng là nhà phát triển bất động sản của K. Wah International Holdings. Hiện tại con trai cả của ông – Francis – phụ trách giám sát các hoạt động của Galaxy Entertainment Group, trong khi con gái Paddy và con trai Alexander tập trung quản lý K. Wah International Holdings. Ảnh: Getty Images.
10 ty phu co bac giau nhat hanh tinh hinh anh 3
Johann Graf (8,1 tỷ USD): Johann Graf sở hữu Novomatic Group, công ty điều hành sòng bạc trên toàn thế giới cũng như bán các loại máy đánh bạc, trò chơi video poker và trò chơi điện tử. Với xuất thân nghèo khó, ông học nghề đồ tể và lẽ ra tiếp quản cửa hàng bán thịt của gia đình. Tuy nhiên, Graf bắt đầu nhập máy pinball của Mỹ sang Áo, sau đó trở thành đại lý cho một công ty máy đánh bạc của Anh. Năm 1980, sau khi thành lập Novomatic, ông nhanh chóng mở rộng hoạt động sang Thụy Sĩ và các quốc gia Đông Âu. Ảnh: Gaming Award.
10 ty phu co bac giau nhat hanh tinh hinh anh 4
Denise Coates (6,5 tỷ USD): Coates là đồng giám đốc điều hành của Bet365, một trong những công ty cờ bạc trực tuyến lớn nhất thế giới. Thấy được sự thành công của các doanh nghiệp đánh bạc trực tuyến, năm 2000 Coates đã mua tên miền Bet365.com và ra mắt vào năm 2001. Denise Coates từng gây tranh cãi khi tự trả cho mình hơn 280 triệu USD trong năm 2018, khiến bà trở thành CEO người Anh được trả lương cao nhất. Ảnh:Daily Mirror.
10 ty phu co bac giau nhat hanh tinh hinh anh 5
Chen Lip Keong (5 tỷ USD): NagaWorld của tỷ phú Chen Lip Keong là khu nghỉ mát kết hợp sòng bạc lớn ở Đông Nam Á. Tập đoàn NagaWorld của Chen Lip Keong có giấy phép kinh doanh sòng bạc ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia đến năm 2065. NagaCorp là công ty sòng bạc đầu tiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong. Ảnh: Getty Images.
10 ty phu co bac giau nhat hanh tinh hinh anh 6
Pansy Ho (4,6 tỷ USD): Pansy Ho là chủ tịch Shun Tak Holdings, một tập đoàn bất động sản ở Hong Kong và Macau. Shun Tak Holdings điều hành các bến phà giữa Hong Kong và Macau cũng như các khách sạn ở hai đặc khu này. Shun Tak Holdings được thành lập bởi huyền thoại sòng bạc Macau Stanley Ho, cha của Pansy Ho. Bà cũng có cổ phần lớn trong các nhà điều hành sòng bạc ở Macau như MGM China và SJM. Ảnh: AGB Nippon.
10 ty phu co bac giau nhat hanh tinh hinh anh 7
Mark Scheinberg (4,5 tỷ USD):Tỷ phú trẻ là đồng sáng lập PokerStars với cha mình và gây dựng nó trở thành công ty poker trực tuyến lớn nhất thế giới. Scheinberg cũng là người sở hữu 75% của Rational Group tại thời điểm đó. Sau khi bán Rational Group, anh đã bỏ túi hơn 3 tỷ USD. Cho ra mắt PokerStars vào năm 2001 ở tuổi 28, Mark Scheinberg đã hưởng lợi rất nhiều nhờ cơn sốt poker quét qua Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Facebook.
10 ty phu co bac giau nhat hanh tinh hinh anh 8
Lim Kok Thay (4,4 tỷ USD): Với tư cách là chủ tịch Genting, vị tỷ phú người Malaysia đã nhanh chóng mở rộng dấu ấn toàn cầu của nhóm trong lĩnh vực kinh doanh sòng bạc. Resorts World Las Vegas là dự án tiếp theo của ông. Ảnh: The Peak.
10 ty phu co bac giau nhat hanh tinh hinh anh 9
Paul Gauselmann (4,1 tỷ USD): Paul Gauselmann được gọi là “giáo hoàng của ngành kinh doanh giải trí” ở Đức. Năm 1964, ông thành lập công ty Gauselmann và mở khu giải trí arcade Merkur đầu tiên vào năm 1974. Ngày nay, tập đoàn này có doanh thu hàng năm khoảng 2,3 tỷ USD với nhân sự hơn 10.000 người. Ảnh: Sueddeutsche.
10 ty phu co bac giau nhat hanh tinh hinh anh 10
Angela Leong (4.1 tỷ USD): Bà là giám đốc quản lý và là cổ đông lớn nhất của công ty sòng bạc SJM Holdings. SJM Holdings – một trong sáu công ty được ủy quyền vận hành sòng bạc ở Macau – có 19 sòng bạc. Bà là người vợ thứ tư của Stanley Ho. Ảnh: Macao Daily Time.

Theo Zing

Chuyện ít biết có liên quan đến cái chết của nhà sáng lập Apple: Đáng đọc và suy ngẫm!

Chuyện ít biết có liên quan đến cái chết của nhà sáng lập Apple: Đáng đọc và suy ngẫm!

Steve Jobs được làm phẫu thuật ghép gan vào năm 2009 – 2 năm trước khi ông qua đời. Và trước khi ca phẫu thuật được thực hiện, có một chuyện rất đáng ngẫm đã xảy ra

Câu chuyện được trang Bí mật Trung Hoa đăng tải cách đây không lâu.

Vào năm 2009, SEO của Apple khi đó là Steve Jobs được phát hiện mắc ung thư gan giai đoạn cuối. Bác sĩ nói với ông rằng, cần phải lập tức làm phẫu thuật ghép gan mới có thể giữ được sinh mạng.

Steve Jobs đồng ý với phương án phẫu thuật ghép gan. Phía bệnh viện lập tức đăng ký cho ông tại trung tâm ghép gan California và chờ đợi nguồn gan.

Tuy nhiên phía bệnh viện thấy rằng, số người phải làm phẫu thuật ghép gan quá đông, nếu xếp hàng thì ít nhất, nhà sáng lập Apple khi đó phải đợi ít nhất là 10 tháng.

Để cứu chữa cho Steve Jobs một cách nhanh nhất có thể, bệnh viện đã tiến hành đăng ký cho ông ở các bang khác của nước Mỹ và việc này được luật pháp chấp nhận, mục đích là để tranh thủ từng giây, từng phút để cứu người bệnh.

Trong số các bang được phía bệnh viện đăng ký thì Tennessee là bang nhanh nhất, chỉ cần đợi 6 tuần. Và như thế, Steve Jobs là bệnh nhân cuối cùng trong số các bệnh nhân cần ghép gan trong vòng 6 tuần đó.

Đối với các bệnh nhân cần ghép gan, mỗi giây đều vô cùng quý giá. Và do đó, có người đã tìm gặp riêng viện trưởng của Viện Cấy ghép Bệnh viện Đại học Methodist ở Memphis, Tennessee nơi Steve Jobs sẽ phẫu thuật, hi vọng ông có thể dùng đặc quyền của mình một chút để nhà sáng lập Apple được làm phẫu thuật trước.

Thế nhưng nghe xong lời đề nghị đó, vị viện trưởng cau mày, nét mặt lộ rõ vẻ kinh ngạc. Ông nhún vai trả lời: “Tôi làm gì có đặc quyền để Jobs được làm phẫu thuật trước? Nếu để ông ấy làm trước, vậy thì những bệnh nhân khác phải làm sao? Tất cả các sinh mệnh đều bình đẳng kia mà?”

Người kia nghe vậy đành phải lầm lũi rời khỏi phòng của vị viện trưởng.

Lại có người tìm gặp thống đốc bang Tennessee – Phil Bredesen, hi vọng ông có thể giúp đỡ, sử dụng một chút đặc quyền của mình để nói với phía bệnh viện một tiếng, hoặc phê chuẩn một công văn để Jobs được làm phẫu thuật sớm hơn, nếu không, tính mạng của Jobs sẽ bị đe dọa.

Chuyện ít biết có liên quan đến cái chết của nhà sáng lập Apple: Đáng đọc và suy ngẫm! - Ảnh 1.

Steve Jobs – nhà sáng lập Apple đã qua đời năm 2011 vì căn bệnh ung thư gan.

Phil Bredesen nghe xong, nụ cười trên gương mặt ông lập tức vụt tắt. Ông nghiêm nghị nói:

“Tôi làm gì có đặc quyền đó? Nói với bệnh viện ư? Hay phê chuẩn một công văn ư? Ý của anh là gì? Tôi không hiểu! Không ai có đặc quyền có thể cho phép ai làm phẫu thuật ghép gan trước, ai làm phẫu thuật ghép gan sau. Tất cả mọi sinh mệnh đều bình đẳng, mọi người chỉ có thể chờ đợi lần lượt theo trình tự mà thôi.”

Rồi lại có người nói với Steve Jobs: “Anh xem có thể bỏ thêm chút tiền cho người có liên quan để họ sắp xếp cho anh làm phẫu thuật trước hay không?”

Steve Jobs nghe xong, ông cũng kinh ngạc không kém những người trước: “Điều này không thể được? Vậy chẳng phải là phạm pháp sao? Tính mạng của tôi và tính mạng của những người khác đều như nhau, mọi người chỉ có thể đợi theo đúng trình tự thôi!”

Không ai có thể giúp đỡ Jobs kể cả bản thân ông. Những người đang chờ đời ghép gan trước ông, có người là nhân viên công ty, có người là chủ gia đình, có người già, người thất nghiệp, họ cũng đều phải đợi theo thứ tự để được làm phẫu thuật.

Chuyện ít biết có liên quan đến cái chết của nhà sáng lập Apple: Đáng đọc và suy ngẫm! - Ảnh 2.

Sinh mạng, với ai cũng thế, đều vô cùng quý giá

Sáu tuần sau, cuối cùng Steve Jobs cũng nhận được một lá gan. Tuy nhiên, do thời gian chờ đợi lâu, các tế bào ung thư của Steve Jobs đã di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể ông. Ca ghép gan chỉ kéo dài sự sống của ông được khoảng 2 năm.

Tuy nhiên, ông không hề hối tiếc.

Trong 2 năm cuối đời, ông vẫn tiếp tục phát triển ngày càng nhiều sản phẩm sáng tạo cho Apple, cứ như thế cho đến phút cuối của cuộc đời.

Walter Isaacson – một nhà văn và cũng là một nhà báo người Mỹ đã nói rằng: “Sinh mạng không phân biệt giàu nghèo, đẹp xấu, tất cả đều bình đẳng. Bình đẳng không phải là khẩu hiệu, càng khôi phải là sự trao đổi. Nó là biểu hiện sinh động nhất, cụ thể nhất trong cuộc sống này.”

Cho dù bạn là ai, ông chủ một tập đoàn danh tiếng, người quét rác bên đường, hay một ông cụ đã ở tuổi gần đất xa trời, thì khi đứng trước sự sống và cái chết, ai cũng như nhau.

Sinh lão bệnh tử vốn là quy luật ở đời. Vậy điều gì trong đời người mới là quan trọng? Chính là trong quãng đời được tạo hóa ban tặng ấy, ta đã sống như thế nào để sau này không phải hối tiếc, ân hận về những năm tháng đáng quý trọng đã đi qua.

theo Trí Thức Trẻ

ĐIỀU GÌ ĐANG DIỄN RA TẠI TRUNG QUỐC?

Nhà văn Trần Thanh Cảnh 

ĐIỀU GÌ ĐANG DIỄN RA TẠI TRUNG QUỐC?

Qua đọc ghi chép của nhà văn Hà Phạm Phú về chuyến đi dự hội thảo về thì thấy rằng, đúng như các nhà trí thức trên thế giới đã cảnh báo lâu nay: Không tỉnh táo, thế giới văn minh sẽ chết dưới tay Trung Quốc!

Họ đang kích động chủ nghĩa dân tộc đại Hán. Họ chèn ép và âm mưu thôn tính các nước xung quanh. Họ kêu gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Họ tung ra cái trò ” một vành đai một con đường” để lập khối, lập trục…Họ đang đi con đường của quốc xã xưa: Trung Quốc Xã!

Nhưng thế giới văn minh đã rút ra bài học: Sự mơ hồ với Đức Quốc Xã ngày nào đã phải trả giá bằng cuộc thế chiến 2 với vài chục triệu mạng người và cơ man tiền của. Mà nếu các nước văn minh cùng thống nhất hạ thủ Đức Quốc Xã ngay từ lúc nó chưa lớn thì đã không nên chuyện.

Bài học lịch sử mới gần đây nên ngấm lắm!

Nay là cách xử lý với Trung Quốc Xã: Đánh gục con quái vật ngay khi nó còn non bấy, chưa đủ móng vuốt!

Sứ mệnh dẫn đầu đương nhiên là nước Mỹ! Và người lãnh đạo cuộc chiến này, tất nhiên là được đặt lên vai D. Trump, Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Và ông ấy cũng rất vui vẻ gánh vác!

D. Trump đúng là người được Chúa cử xuống để hủy bỏ những cái cũ kỹ xấu xa và sắp xếp trật tự mới!

I love D. Trump!

________________

Toàn văn bài viết của Nhà văn Hà Phạm Phú

HaPham Phu
19 tháng 5 lúc 11:52 ·

VỀ ĐẠI HỘI ĐỐI THOẠI VĂN MINH CHÂU Á

Nguyễn Trí Huân và tôi được cử ( Hội nhà văn Trung Quốc mời) tham dự đại hội do bộ Văn hóa- Du lịch Trung Quốc chủ trì tổ chức. Ở đây cần nói rõ, phía TQ chỉ mời chủ tịch hội nhà văn. Vì nhiều lí do chủ tịch Hữu Thỉnh không thể tham dự, nên đề cử phó chủ tịch thay. Tôi được đi kèm để giúp NTH về mặt ngôn ngữ. Khởi hành ngày 14/5, chúng tôi đáp VN Air xuống Bắc Kinh lúc đầu giờ chiều. Gặp gỡ bộ phận đón tiếp, kêu chờ sẽ có xe đưa về khách sạn TAM NGUYÊN KIỀU DUY CẢNH QUỐC TẾ TỬU ĐIẾM (nằm bên đường vành đai 3). Chờ đến 4h chiều một tình nguyện viên dẫn hai chúng tôi ra xe. Đó là một chiếc đại xa như chiếc xe buýt tuyến số 01 Hà Nội, nhưng sang trọng. Chiếc xe khởi hành, chở hai hành khách chung tôi về khách sạn. Thủ tục nhận phòng, nhận các tài liệu liên quan nhanh chóng, chỉ riêng thẻ an ninh là còn thiếu. Trước khi lên phòng, riêng tôi bị chặn lại, nói rằng họ chỉ đón tôi ngày hôm sau. Tôi phải trả tiền phòng, sau khi giảm phần trăm còn là 960 tệ (×3452=3.283.200 Vnđ). Tôi nói tôi là khách mời của hội nhà văn TQ. Nhân viên ks mở danh sách và nói, danh sách đặt phòng hôm nay không có tôi. Tôi mở giấy mời của hội nhà văn TQ do nữ sĩ Thiết Ngưng kí, nói hội nhà văn TQ mời tôi từ ngày 14- 18/5. Những cú điện thoại đi lại, và cuối cùng người ta cũng chấp nhận thanh toán tiền phòng đêm 14. Sáng sớm hôm sau tôi gặp ban tổ chức lấy thẻ an ninh để đi dự lễ khai mạc đại hội do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì. Chỉ có một thẻ tham gia lễ khai mạc cho Nguyễn Trí Huân. Tôi dẫn nhà văn không nói được tiếng Anh và TQ ra xe, rồi quay lại khách sạn bật tivi xem tường thuật lễ khai mạc, tự cười thầm, để xem “Hoàng đế Trung Hoa ” nói gì. Ông Tập xuất hiện, được tung hô như thời ông Mao xuất hiện trước đám đông. Ông nói như là lãnh tụ của Châu Á, ông kêu gọi hãy tin tưởng vào TQ. Toàn những lời có nhiều mùi vị đường mật. Riêng gương mặt ông thẳm sâu không chút biểu cảm.
Buổi trưa tôi gặp Nguyễn Trí Huân ở nhà ăn ngàn người trước khi vào cuộc hội thảo đầu tiên do Bộ trưởng Văn hóa Du lich TQ chủ trì. Cũng ở đó tôi nhận ra phó chủ tịch hội nhà văn TQ Diêm Tinh Minh. Ông thông báo Hội nhà văn TQ sẽ làm việc với chúng tôi một ngày.
Cuộc hội thảo bắt đầu vào 14h chiều. Khách mời phát biểu tại diễn đàn có cựu bộ trưởng Văn hóa Du lịch Thái Lan, Bộ trưởng Văn hóa Du lịch Cămpuchia và bộ trưởng Văn hóa Thông tin Du lịch Lào. Tôi dò danh sách mời không thấy có đại diện Việt Nam nào khác ngoài hai chúng tôi.
Buổi tối chúng tôi được đưa đến svđ Tổ Chim xem chương trình văn nghệ tổng hợp do các nghệ sĩ TQ và quốc tế phối hợp biểu diễn. Trong số các diễn viên quốc tế có một nữ ca sĩ Việt Nam, tôi không rõ tên tuổi. Ông Tập cùng phu nhân cũng đến dự và phát biểu tại buổi biểu diễn này. Tôi không mấy có ấn tượng về đêm biểu diễn. Nhưng tôi đặc biệt chú ý đến 30 phút trước khi biểu diễn chính thức diễn ra. Đó là phương thức kích động lòng tự tôn và hiếu chiến, đồng thanh hô TÔI LÀ NGƯỜI TRUNG QUỐC, QUÊ HƯƠNG TÔI LÀ TRUNG QUỐC trước hàng mấy ngàn người nước ngoài, bắt mọi người cùng đứng lên tập hát một bài hát do ban Tổ chức soạn ra. Giống như không khí thời TIỀN CÁCH MẠNG VĂN HÓA năm 1965-66 mà tôi chứng kiến và trải nghiệm khi lưu học ở Nam Kinh. (Còn tiếp)

HaPham Phu
19 tháng 5 lúc 16:02 ·

VỀ ĐẠI HỘI ĐỐI THOẠI VĂN MINH CHÂU Á (Tiếp)

Buổi chiều 15-5, khi đang dự hội thảo thì Lý Cẩm Kì, phó ban đối ngoại hội nhà văn TQ đến gặp tôi, nói giấy mời dự thăm và làm việc với Hội NVTQ ngày 16-5 đã gửi đến khách sạn. (Tuy nhiên giấy mời này tôi chỉ nhận được sau khi cuộc làm việc đã kết thúc, hì hì).

Người này tôi đã gặp vài lần, là dịch giả văn học Nhật. Ông nhờ tôi chuyển lời tới lãnh đạo Hội NVVN rằng đề án hợp tác xuất bản tạp chí Đèn đường bản tiếng Trung Quốc phát hành ở TQ giới thiệu thơ văn của các tác giả Việt Nam đã hai năm không được Hội NVVN trả lời. Ông nói tiếp, phía TQ đã thông qua Đại sứ TQ ở VN thúc giục nhiều lần. Tôi nói sẽ thông báo ông Nguyễn Trí Huân, có thể trong buổi làm việc trực tiếp hôm sau sẽ trả lời.

Hôm sau, chúng xuống chờ ở đại sảnh. Lý Cẩm Kì đã chờ sẵn. Hóa ra không phải là cuộc gặp tay đôi như tôi nghĩ. Cuộc gặp đa phương. Do phối hợp giữa hội nhà văn Trung Quốc và Ban Tổ chức có trục trặc sao đó, tôi nghe Lí cãi nhau với người ở đầu dây bên kia nên các quan khách quốc tế phải chờ khá lâu mới có xe đến đón.

Chương trình làm việc được ấn định, buổi sáng xin mời các bạn đi tham quan Bảo tàng văn học Trung Quốc và Bảo tàng Lỗ Tấn.

Hai bảo tàng này tôi đã thăm cách đây ngót chục năm, khá hoành tráng và phô trương. Ông Nguyễn Trí Huân cũng đi thăm rồi. Nhưng tôi và ông Huân bị bất ngờ, cả hai bảo tàng đã được di chuyển đến địa điểm mới, diện tích trưng bày được thu gọn lại. Bảo tàng văn học TQ được trưng bầy theo phân kì lịch sử văn học, toàn các tác giả đã mất. Ở phân kì hiện đại có các tác giả nổi danh, có tác giả không phải hội viên hội nhà văn, chẳng hạn Lý Nhuệ. Ông này đã từ chức chủ tịch hội nhà văn tỉnh và tuyên bố rời khỏi hội tịch hội nhà văn Trung Quốc, làm người viết ăn tự do.

Bảo tàng Lỗ Tấn cũng vậy, đặt cạnh bảo tàng văn học Trung Quốc, trong cùng khuôn viên. Ngoài các phòng trưng bầy, còn có nhiều phòng khách, trang bị vừa đủ.

Mô hình bảo tàng kiểu này, có thể tìm thấy hình bóng ở bảo tàng văn học VN. Điều tôi quan tâm là cuộc đối thoại buổi chiều với nhà văn Thiết Ngưng, chủ tịch hội nhà văn Trung Quốc.

Cuộc đối thoại không diễn ra ở Hội nhà văn mà ở một phòng khánh tiết của một khách sạn. Chủ tịch Thiết Ngưng cùng hai ủy viên Ban thư kí là nhà llpb, tiến sỹ giáo sư Ngô Nghĩa Cần và Nhà tiểu thuyết Lỗ Mẫn chủ trì. Ngô Nghĩa Cần khoe có một học trò tiến sĩ người Việt Nam, hình như tên Thanh thì phải, hiện giảng dạy ở Đại học sư phạm Hà Nội.

Phía khách có các chủ tịch Hội nhà văn các nước: Cadacxtan, Campuchia, Miến Điện, Maroco, Thái Lan, Gioocdani, Hội trưởng Hiệp hội văn hóa người Hoa Malaysia, Hội trưởng Hiệp hội các nhà văn Hồng Kong, Giám đốc quĩ nghệ thuật Singapore, Thư kí Viện văn học Ấn Độ, Giám đốc chuyên trách Hiệp hội giao lưu văn hóa Nhật- Trung, Viện trưởng Viện văn học Nepal. Phía Việt Nam là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Trí Huân.

Nhà văn Thiết Ngưng xuất hiện tại đối thoại đúng giờ lần lượt đi chào mọi người. Bà nói với Nguyễn Trí Huân, hình như tôi đã gặp ông rồi. Ông Huân đáp bằng cách nhắc lại chuyện đón tiếp bà chủ tịch ở VN và nịnh khéo, rằng tôi đã đến chào bà ở khách sạn Dawoo rồi đưa tiễn bà ra sân bay. Rồi cười cười, ngần ấy năm rồi mà bà vẫn trẻ đẹp như xưa. Thiết Ngưng cười đáp lại ông Huân ý nhị, không nói ông khéo nịnh mà nói, đó là câu phụ nữ ai cũng thích nghe.

Đối thoại mở đầu bằng phát biểu của chủ nhà. Thiết Ngưng nói, hội nhà văn Trung Quốc hiện có 11.700 hội viên, năm nay kỉ niệm 70 năm thành lập hội. Hội nhà văn Trung Quốc chủ trương mở rộng giao lưu trao đổi, văn học có thể góp sức thúc đẩy sự phát triển sáng kiến “một vành đai, một con đường ” của Chủ tịch Tập Cận Bình, đặt nền móng “con đường tơ lụa trong văn học”. Bà nói, Trung Quốc đã và sẽ xúc tiến mở rộng các diễn đàn văn học: Trung Quốc và các nước sông Mê Công, Trung Quốc và các nước Nam Á, Trung Quốc và các nước Arab, duy trì Hiệp hội nghiên cứu quốc tế dịch văn học của các nhà Hán học, diễn đàn văn học Trung- Nhật- Hàn. Tạp chí Nhân dân văn học sẽ tiếp tục phát hành các bản tiếng Anh, Đức, Italia, Pháp, Nga, Nhật, Arab. Năm nay Trung Quốc tiếp tục mở diễn đàn văn học Trung Quốc và các nước Nam Á (phối hợp với Nepal), Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và các nước Trung Á…

Đại diện các nước, trong một không khí cởi mở đã phát biểu những kiến giải về giao lưu trao đổi văn hóa văn học. Nhịp cầu giao lưu văn học là dịch thuật, khó khăn cũng ở chỗ này. Nhiều đại biểu nói giao lưu cần sự bình đẳng.

Trong đối thoại tôi chú ý đến ý kiến của đại biểu Malaysia, kiến nghị lập Hội nhà văn thế giới những nhà văn viết tiếng Hoa, bầu Thiết Ngưng làm chủ tịch. (Ngô Nghĩa Cần nói, ý kiến rất đáng chú ý).
Ông giám đốc hội giao lưu văn hóa Nhật- Trung kiến nghị, chính phủ Trung Quốc nên xem lại quy định chỉ cho các nhà văn đi nước ngoài tối đa 4 ngày, như vậy họ chỉ ở Nhật Bản có ba đêm, với hội Nhật chi tiêu bằng hội phí sẽ đỡ tốn tiền, nhưng giao lưu trao đổi thì bị hạn chế. (Thiết Ngưng phản ứng bằng cách nói với Ngô Nghĩa Cần, cũng nên kiến nghị nhỉ). Nhà văn Nguyễn Trí Huân nói, trong quá trình giao lưu văn hóa thông hiểu giữa các dân tộc thì văn học là người mở đường. Ông cũng nói tình trạng nhập siêu văn học Trung Quốc vào Việt Nam…

Hiển nhiên không có làm việc tay đôi. Ông Huân buộc phải tranh thủ giờ nghỉ gặp riêng Thiết Ngưng chuyển lời thăm hỏi của chủ tịch Hữu Thỉnh và lời mời bà thăm lại Việt Nam.

Có thể rút ra điều gì ở cuộc đối thoại này?

Như nhà văn Thiết Ngưng thừa nhận việc xây dựng “con đường tơ lụa văn học” là nhằm thúc đẩy sự phát triển chủ thuyết “một vành đai một con đường” của Tập Cận Bình. Nó có mục tiêu chính trị hàng đầu, nếu biết cách khai thác thì cũng có thể tìm thấy ở đó những điều có ích cho giao lưu văn học.
Nhìn vào danh sách khách tham dự, thấy vắng các đại diện của nền văn học có danh tiếng như Nhật Bản, Ấn Độ, cùng các quốc gia Châu Á khác như Hàn Quốc, Indonesia , Philippines…và Triều Tiên. Vì thế có thể nói việc xây dựng “con đường tơ lụa văn học ” với bà Thiết Ngưng là khó khăn chứ không dễ dàng gì.

Chương trình hôm sau đi thăm bảo tàng thủ đô và Cố cung, những nơi nhiều người Việt Nam đã thăm, xi miễn làm mất thì giờ của bạn bè./.

Tễu Blog

Thương chiến phá vỡ trật tự thế giới: Nước nào “theo” Mỹ, nước nào “xoay vần” quanh Trung Quốc?

Thương chiến phá vỡ trật tự thế giới: Nước nào "theo" Mỹ, nước nào "xoay vần" quanh Trung Quốc?

Khi Trung Quốc và Mỹ bắt đầu hình thành liên minh mới, các quốc gia và các doanh nghiệp sẽ buộc phải lựa chọn.

Sự rạn nứt lâu dài

Từ lâu nay, tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói mục tiêu của chính sách thương mại mà ông theo đuổi chỉ đơn thuần là nhằm đạt được những thỏa thuận tốt hơn cho người dân Mỹ. Nhưng khi chiến tranh thương mại ngày càng căng thẳng, dường như chính sách của ông Trump sẽ còn dẫn tới một hậu quả khó lường là sự rạn nứt “vĩnh viễn” với Trung Quốc và sự sắp xếp lại trật tự thế giới mới.

Đầu tiên, phải kể tới những bằng chứng rõ nét nhất cho sự rạn nứt với Trung Quốc. Đàm phán thương mại bế tắc đã khiến các nhà đàm phán Trung Quốc phải đột ngột thay đổi các điều khoản thỏa thuận. Sự thay đổi có thể đã làm chính quyền ông Trump bất ngờ, nhưng tổng thống Mỹ đã ngay lập tức đáp trả.

Ông Trump “tung đòn” thuế quan cao, sau đó áp lệnh cấm doanh nghiệp Mỹ hợp tác kinh doanh với công ty điện tử viễn thông Huawei – một trong những “gã khổng lồ” công nghệ hàng đầu của Trung Quốc.

Những động thái này đã dồn Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào thế bí và biến cuộc chiến tranh thương mại trở thành một vấn đề về lòng tự tôn dân tộc. Tới nước này, rất khó để Mỹ – Trung có thể sớm đạt được một giải pháp nhanh chóng. Ngoài ra, người dân Trung Quốc cũng sẽ không chịu thêm bất kì nhượng bộ nào trước Mỹ.

Thương chiến phá vỡ trật tự thế giới: Nước nào theo Mỹ, nước nào xoay vần quanh Trung Quốc? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: FREDERIC J. BROWN/AFP

Cách ông Trump giải quyết vấn đề thương chiến khác biệt hoàn toàn so với chiến lược đàm phán của ông đối với các vấn đề khác. Mặc dù ông Trump phản đối Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) trong suốt thời kì tranh cử, ông vẫn ca ngợi sự cải cách của hiệp định này là một sự thành công lớn mặc dù sự khác biệt chỉ là về hình thức bên ngoài. Ông Trump còn sẵn sàng trì hoãn thuế quan đối với Canada và Mexico để Quốc hội Mỹ thông qua dễ dàng hơn.

Tương tự, ông Trump tự hào về cuộc đàm phán “thành công” với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un mặc dù hai bên vẫn chưa đạt được những thành tựu thương thuyết nhất định. Trong khi đó, thái độ cứng rắn của ông Trump với hoạt động thương mại của Châu Âu và Nhật Bản, và sự phản đối đối với khoản đóng góp quốc phòng quá ít của các đồng minh NATO, hầu như chỉ là những lời tuyên bố không đem lại mấy hiệu quả thiết thực.

Trật tự thế giới mới?

Tuy nhiên, với vấn đề Trung Quốc, ông Trump lại đặc biệt “mạnh tay”. Ông khuyến khích các chuỗi cung ứng Mỹ rời khỏi Trung Quốc và thiết lập các chương trình hỗ trợ để giúp giảm thiệt hại mà người nông dân Mỹ phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh thương mại dài hơi.

Đây cũng là điểm mấu chốt của vấn đề. Một cuộc chiến thương mại lâu dài sẽ gần như thay đổi toàn diện hệ thống kinh tế trên thế giới. Các chuỗi cung ứng đi qua Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, và các nhà sản xuất thế giới sẽ phải quyết định liệu sẽ theo phía Mỹ hay về phe Trung Quốc.

Chuyện này đã và đang diễn ra trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Việc Trung Quốc quản lí chặt chẽ internet đã khiến thế giới bị “chia đôi”: một bên sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi những công ty lớn của Mỹ như Google và Facebook, và một bên sử dụng sản phẩm của công ty Trung Quốc như Baidu và WeChat.

Lời đe dọa của Trung Quốc trong việc cắt nguồn cung cấp đất hiếm cho Mỹ cũng sẽ khiến thị trường hàng hóa đứng trước rủi ro bị chia đôi trong tương lai.

Xu hướng ở đây khá rõ ràng: khi Trung Quốc ngày càng phát triển về kinh tế và địa chính trị, các quốc gia thuộc tầm ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ phải chịu ngày càng nhiều áp lực để sáp nhập nền kinh tế với các chuỗi cung ứng của Trung Quốc hơn là với Mỹ.

Cùng lúc đó, theo một tác giả của Bloomberg, sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng tạo ra tâm lí “bài trừ” ở Anh và Australia.

Những quốc gia này sẽ chịu áp lực lớn trong việc tự cách li khỏi Trung Quốc.

Tại Mỹ, ông Trump đã khẳng định rằng ông coi thương chiến với Trung Quốc là một thuận lợi về mặt chính trị đối với ông. Có thể ông Trump đã đúng, và có thể tâm lí “bài trừ” Trung Quốc sẽ còn kéo dài rất lâu sau thời kì cầm quyền của ông Trump.

Với tất cả những yếu tố nói trên, thương chiến Mỹ – Trung dường như là điểm khởi đầu cho sự khởi đầu mới của trật tự thế giới. Khi Mỹ và Trung Quốc dần hình thành nên hai liên minh kinh tế và địa chính trị đối đầu nhau, phần còn lại của thế giới sẽ buộc phải lựa chọn.

Có thể Liên minh Châu Âu sẽ hình thành nên một phe thứ ba, khi quyền thành viên của Đức và Pháp trong EU giúp những quốc gia này không phải chịu lệ thuộc vào ảnh hưởng của Mỹ lẫn Trung Quốc.

Nếu không có thương chiến, một viễn cảnh khác có thể đã xảy ra: Mỹ và Trung Quốc sẽ bắt tay để có cuộc cạnh tranh dựa trên tinh thần đối tác cùng phát triển, với EU đóng vai trò hỗ trợ. Tuy nhiên, những sự kiện trong vài tuần qua đã khiến viễn cảnh ấy hầu như không bao giờ xảy ra được.

Theo Trithuctre