“Ngôi nhà gạch” ở Long An đẹp khó tin, nổi bật trên báo ngoại

Lấy cảm hứng từ kiến trúc truyền thống của Việt Nam, ngôi nhà gạch ở Long An là nơi mà những yếu tố tự nhiên như ánh sáng, không khí và nước được hội tụ và tràn ngập ở mọi không gian.

“Ngôi nhà gạch” ở Long An đẹp khó tin, nổi bật trên báo ngoại - Ảnh 1.

Thiết kế bởi Không gian nhiệt đới, ngôi nhà Long An, với những kiến trúc đầy mạnh mẽ và hiện đại, đã giúp nâng tầm khái niệm về một ngôi nhà truyền thống ở Việt Nam. Nhìn từ ngoài vào, ngôi nhà trông như một lò gạch với mái dốc.

“Ngôi nhà gạch” ở Long An đẹp khó tin, nổi bật trên báo ngoại - Ảnh 2.

Tầng trệt được chia làm 3 ngăn chính: khu vực sinh hoạt với thư viên nằm ở phía Tây, khu vực trung tâm được làm nổi bật bởi một chiếc hồ nhỏ vời nhà bếp ở phía mạn sườn, cùng một khoảng hiên mở với thiên nhiên, cuối cùng là phòng ngủ ở phía đông.

“Ngôi nhà gạch” ở Long An đẹp khó tin, nổi bật trên báo ngoại - Ảnh 3.

Rất nhiều vách tưởng hổng bên trong và ngoài ngôi nhà mang lại những làn gió nhẹ nhàng và mát mẻ.

“Ngôi nhà gạch” ở Long An đẹp khó tin, nổi bật trên báo ngoại - Ảnh 4.

Không gian mở của phòng khách và phòng ăn.

“Ngôi nhà gạch” ở Long An đẹp khó tin, nổi bật trên báo ngoại - Ảnh 5.

Một khoảng bầu trời xanh rộng lớn được nhìn thấy từ sân trong.

“Ngôi nhà gạch” ở Long An đẹp khó tin, nổi bật trên báo ngoại - Ảnh 6.

Khu vực đệm giữa phòng khách và sân trước tạo một khoảng vui chơi an toàn cho trẻ nhỏ.

“Ngôi nhà gạch” ở Long An đẹp khó tin, nổi bật trên báo ngoại - Ảnh 7.

Để tối đa hóa hệ thống thông gió và không khí, nhóm KTS đã chia phần mái nhà thành hai phần, mở ra một không gian tràn ngập ánh sáng tự nhiên cho khoảng sân hiên và hồ nước ở trung tâm của tầng trệt.

“Ngôi nhà gạch” ở Long An đẹp khó tin, nổi bật trên báo ngoại - Ảnh 8.

Những đồ nội thất đơn giản tạo khoảng không gian lớn cho việc di chuyển.

“Ngôi nhà gạch” ở Long An đẹp khó tin, nổi bật trên báo ngoại - Ảnh 9.

Phòng ngủ ở tầng gác lửng nhìn xuống khu vực đệm giữa phòng khách và sân trước thuận tiện cho việc theo dõi khi có trẻ em vui chơi xung quanh.

“Ngôi nhà gạch” ở Long An đẹp khó tin, nổi bật trên báo ngoại - Ảnh 10.

Phòng ngủ ở tầng hai cũng là một không gian mở, tràn ngập ánh sáng.

“Ngôi nhà gạch” ở Long An đẹp khó tin, nổi bật trên báo ngoại - Ảnh 11.

Hành lang là cây cầu nối của hai phần của ngôi nhà.

“Ngôi nhà gạch” ở Long An đẹp khó tin, nổi bật trên báo ngoại - Ảnh 12.

Cầu thang được thiết kế gọn gàng ở hai bên cánh của ngôi nhà.

“Ngôi nhà gạch” ở Long An đẹp khó tin, nổi bật trên báo ngoại - Ảnh 13.

Ngôi nhà tận dụng triệt để “kiến trúc mở” và kỹ thuật là mát tự nhiên và thụ động.

“Ngôi nhà gạch” ở Long An đẹp khó tin, nổi bật trên báo ngoại - Ảnh 14.

Một chiếc hồ nhỏ ở giữa nhà biểu trưng cho sự cân bằng Âm – Dương trong không gian sống.

theo Tiền Phong

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận

Kết hôn tưởng là khó nhưng thật ra lại dễ không tưởng, chỉ cần có bí quyết đúng mà thôi.

Chắc chắn bất kỳ ai, dù đã, đang hoặc sắp kết hôn hay thậm chí chưa có người yêu cũng từng đặt câu hỏi này trong đầu: Bí quyết để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc là gì? Câu hỏi vô cùng phổ biến nhưng đến nay người ta vẫn đau đầu để tìm ra lời giải đáp chính xác thực sự.

Một số người coi trọng và đặt tình yêu giữa vợ chồng lên hàng đầu. Đúng, tình yêu thực sự quan trọng để hai con người dần dần hiểu nhau, yêu thương và quyết định đến bên nhau. Nhưng tình yêu không phải là điều đầu tiên và duy nhất trong hôn nhân.

Người ta cũng nói rằng, hôn nhân đòi hỏi hai người phải cùng nhau duy trì, xây dựng và gắn bó thì điều quan trọng nhất chắc chắn là sự tin tưởng và lòng trung thành. Còn có rất nhiều ý kiến cho rằng, một cuộc hôn nhân cần nhất là lòng bao dung và sự thấu hiểu.

Tất cả những điều trên đều không sai nhưng liệu nó có đủ để trở thành bí quyết khiến mọi cuộc hôn nhân hạnh phúc hay không? Hãy xem câu trả lời của 16 cặp vợ chồng khác nhau, với những quốc tịch khác nhau, sống trong những văn hóa khác nhau và đã kết hôn trong thời gian khác nhau sau đây khi được hỏi về “Bí mật hạnh phúc hôn nhân” là gì nhé.

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận - Ảnh 1.

Cặp đôi vừa kết hôn được 5 tiếng rưỡi: Đối với họ bây giờ, hôn nhân là một thử thách hoàn toàn mới, vì vậy, tạm thời không có bí mật nào để nói cả.

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận - Ảnh 2.

Cặp đôi kết hôn được 21 ngày: Chúng tôi hiểu nhau và biết rõ sở thích của nhau.

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận - Ảnh 3.

Cặp đôi kết hôn được 1 năm: Giữa chúng tôi không có một bí mật nào cả!

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận - Ảnh 4.

Cặp đôi kết hôn được 2 năm: Đối xử với nhau như bạn bè. Chúng tôi không muốn đặt áp lực hôn nhân lên quan hệ tình yêu vì điều này sẽ khiến kết hôn trở nên rất mệt mỏi. Chúng tôi không nhất thiết phải là nhu cầu thiết yếu của đối phương mà chỉ đơn giản là nhu cầu thôi.

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận - Ảnh 5.

Cặp đôi kết hôn được 6 năm: Đối thoại và giao tiếp thoải mái với nhau. Dù dưới bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi cũng không cố che giấu bộ mặt thật của chính mình.

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận - Ảnh 6.

Cặp đôi kết hôn được 9 năm: Tình yêu, sự tôn trọng và thừa nhận lẫn nhau. Tất cả những điều này đều được gói gọn trong một câu duy nhất: Anh yêu em/ Em yêu anh.

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận - Ảnh 7.

Cặp đôi kết hôn được 18 năm: Hãy luôn thay đổi. Vì cuộc sống không bao giờ đứng im tại chỗ để bình yên và suôn sẻ như những gì chúng ta mong đợi. Nếu không thể bắt kịp cuộc sống thường ngày thì cả hai vợ chồng sẽ luôn đau khổ.

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận - Ảnh 8.

Một cặp đôi khác cũng đã kết hôn được 18 năm: Đừng coi sự nỗ lực của đối phương là hiển nhiên!

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận - Ảnh 9.

Cặp đôi kết hôn được 22 năm: Hãy giữ tình yêu của mình sống mãi dù đối phương có dần thay đổi, dù đối phương có làm điều mà bạn rất ghét. Luôn cảm nhận được tình yêu của mình sẽ khiến hôn nhân hạnh phúc.

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận - Ảnh 10.

Một đôi vợ chồng khác cũng đã kết hôn 22 năm: Tuy hai mà một, phải luôn nhớ điều đấy. Ngay cả khi chúng tôi cãi nhau to tiếng, thậm chí “chiến tranh” nổ ra, thì chúng tôi vẫn luôn nhớ phải cùng nhau đối mặt với tất cả các vấn đề.

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận - Ảnh 11.

Cặp đôi kết hôn được 33 năm: Ngay cả khi phạm sai lầm, chúng tôi vẫn giải quyết tất cả vấn đề trong nụ cười.

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận - Ảnh 12.

Cặp đôi kết hôn được 41 năm: Bí quyết là phải hài hước! Khi xảy ra tranh cãi hục hặc hay khi vợ tôi la mắng, tôi đều dùng sự hài hước của mình để giải quyết mọi lời bức xúc. Cuối cùng cả hai cùng vui vẻ phì cười với nhau.

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận - Ảnh 13.

Cặp đôi kết hôn 44 năm: Tôn trọng ý kiến của nhau và cố gắng lắng nghe mọi điều đối phương muốn bày tỏ.

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận - Ảnh 14.

Cặp đôi kết hôn được 57 năm: Mối quan hệ giữa vợ chồng với nhau là mối quan hệ đặc biệt giữa các cá nhân. Nếu bạn không thể đối mặt với những thay đổi do hôn nhân mang lại, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận - Ảnh 15.

Cặp đôi kết hôn được 58 năm: Nó giống như việc tôi ăn mọi thứ bà ấy làm, từ salad cho tới bánh táo.

Bí mật để hôn nhân hạnh phúc là gì? Cặp vợ chồng kết hôn 65 năm trả lời chỉ 2 từ khiến ai cũng gật đầu công nhận - Ảnh 16.

Cặp đôi kết hôn được 65 năm: Tôi nghĩ… Bí quyết chỉ hai từ thôi, chính là nhẫn nhịn và hài hước!

Có người từng nói rằng: “Hôn nhân không hạnh phúc không phải vì thiếu tình yêu, mà vì thiếu tình bạn.” Vì vậy, mối quan hệ hôn nhân lý tưởng nhất là sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu, gia đình và tình bạn. Người ấy vừa là người thân, vừa là người yêu, lại cũng là bạn bè. Mối quan hệ càng hài hòa thì hôn nhân càng hạnh phúc lâu dài hơn.

Phương Thuý

Theo Trí thức trẻ

Đàm phán Mỹ-Trung đổ vỡ do ông Tập Cận Bình tính sai?

Đàm phán Mỹ-Trung đổ vỡ do ông Tập Cận Bình tính sai?

Sụp đổ trong thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung có thể đã bắt nguồn từ một phép tính sai lầm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, báo New York Times bình luận.

Sụp đổ trong thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung có thể đã bắt nguồn từ một phép tính sai lầm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, báo New York Times bình luận.

Tờ báo Mỹ viết, 3 tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình tỏ ra khá tự tin rằng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ sớm dịu bớt. Thậm chí khi đó, ông còn tuyên bố Trung Quốc sẽ bảo vệ tài sản trí tuệ, khuyến khích đầu tư nước ngoài, và nhập khẩu thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ ngoại, tất cả những sự thay đổi mà Mỹ yêu cầu khi hai nước cố gắng đạt được thỏa thuận.

Đàm phán Mỹ-Trung đổ vỡ do ông Tập Cận Bình tính sai?  - Ảnh 1.

Ông Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc Hội Trung Quốc.

Nhưng chỉ một tuần sau bài phát biểu này, đội ngũ đàm phán Trung Quốc đã gửi cho Mỹ một bản dự thảo thỏa thuận với khá nhiều thay đổi, khiến Tổng thống Donald Trump lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh “nuốt lời” với những điều khoản đồng ý trước đó. Việc này đã đập tan những hi vọng cho một bước đột phá lịch sử.

Các chuyên gia và nhà phân tích cho rằng, khi đưa ra những thay đổi này, nhiều khả năng Trung Quốc đã đánh giá sai mức độ mong muốn đạt được thỏa thuận của ông Trump. Đây có vẻ như là một tính toán sai lầm, bởi phía Mỹ lập tức quay đầu, khiến đàm phán đổ vỡ và đã không có thỏa thuận nào được đưa ra.

Giờ đây, ông Tập Cận Bình đối mặt với rủi ro không thể tìm được điểm chung giữa vị trí chính trị của ông và của ông Trump, báo New York Times bình luận.

Những chuyên gia chính trị trong cuộc đã tỏ ra khá bàng hoàng trước những động thái quay ngoắt vào phút chót trong đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

“Bất cứ thỏa hiệp nào giờ cũng sẽ là một quyết định lớn về mặt chính trị”, Tao Jingzhou, một luật sư kinh tế ở Bắc Kinh cho biết. “Ý tưởng về một cuộc chiến tranh thương mại đã làm trỗi dậy tinh thần bảo vệ dân tộc, nên giờ đây việc đàm phán càng trở nên khó khăn hơn”.

Đàm phán Mỹ-Trung đổ vỡ do ông Tập Cận Bình tính sai?  - Ảnh 2.

Ông Tập Cận Bình gặp mặt Tổng thống Donald Trump hồi tháng 12 năm ngoái.

Các quan chức Trung Quốc không phải là những người duy nhất nghĩ một thỏa thuận với Mỹ đã đến rất gần. Chính Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin phát biểu vào tháng trước cũng cho rằng đàm phán đang “đến những bước cuối cùng”.

Tuy nhiên theo New York Times, đến ngày 1/5, Chủ tịch Tập Cận Bình bất ngờ yêu cầu một loạt thay đổi đáng kể trong bản thỏa thuận đã ở giai đoạn thai nghén mà trưởng đoàn đàm phán Lưu Hạc phải làm việc với đội ngũ của ông Trump suốt hàng tháng trời để soạn thảo.

Nhiều nguồn tin cho rằng, các thay đổi này đã được thảo luận với những quan chức vốn lo ngại các điều khoản trong dự thảo thỏa thuận được đề xuất sẽ khiến cho dư luận nghĩ Trung Quốc đang nhượng bộ trước áp lực từ Mỹ.

Không lâu sau, đội đàm phán Trung Quốc đã gửi cho các đối tác Mỹ một bản sửa đổi dự thảo thỏa thuận, với nhiều thay đổi và đoạn cắt bỏ. Tài liệu mới được miêu tả là bao gồm một “biển” các sửa chữa được đưa ra, một nguồn tin thân cận cho biết.

Hiện vẫn chưa rõ lí do chính xác tại sao Trung Quốc lại chờ đến phút chót mới trình bày một quan điểm đàm phán mới với chính phủ của ông Trump.

Đàm phán Mỹ-Trung đổ vỡ do ông Tập Cận Bình tính sai?  - Ảnh 3.

Trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Muchin.

Theo nhận định của một số chuyên gia, có khả năng đến phút cuối cùng, ông Tập nhận thấy việc thay đổi luật kinh tế trong nước như phía Mỹ yêu cầu sẽ là một hành động xúc phạm danh dự quốc gia. Một số chuyên gia khác thì cho rằng, có thể lỗi nằm ở bản dịch thỏa thuận.

“Nguy hiểm nằm ở những chi tiết nhỏ nhặt, đặc biệt là với các luật gia”, một luật sư người Bắc Kinh cho biết. “Khi bạn dịch một thỏa thuận ra thành một tài liệu chính thức, có thể có rất nhiều cách để phiên dịch và cách diễn giải câu từ”.

Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng có thể đã đánh giá sai bối cảnh chính trị ở Mỹ, khi cho rằng ông Trump cần đạt được một thỏa thuận sớm nhất có thể để củng cố mức độ tín nhiệm của mình. Bởi vậy, họ nghĩ có thể lợi dụng thời điểm này để gây sức ép nhằm có được lợi thế.

“Lời giải thích hợp lý nhất cho việc này là sự phối hợp chính sách chưa chặt chẽ, chứ không phải là một nỗ lực cố ý lừa gạt Mỹ”, một chuyên gia về chính sách kinh tế Trung Quốc nói. “Ý nghĩ rằng ông Trump muốn có được thỏa thuận để kích thích thị trường chứng khoán có thể đã khiến họ tưởng có thể gây sức ép ngược lại”.

Việc này đã dẫn đến việc truyền thông Trung Quốc sử dụng những từ ngữ cứng rắn và chỉ trích nặng nề với Mỹ, gọi chính phủ của ông Trump là “kẻ bắt nạt”, thổi bùng lên thái độ giận dữ trong dư luận trong nước.

Và giờ đây, bất kì thỏa hiệp nào nhằm đi đến thỏa thuận cũng phải đối mặt với việc bị xem xét một cách khắt khe. Khả năng đạt được một hiệp định thương mại giữa hai nước càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

theo VietNamNet

Lịch sử ảnh hưởng toàn cầu của Chủ nghĩa Mao

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Maoism: A Global History. Tác giả: Julia Lovell. Bodley Head; 624 trang; £30. Sẽ được xuất bản ở Hoa Kỳ bởi Knof vào tháng Chín; $37.50.

Tên của các nhà độc tài khát máu nhất thế kỉ 20 đồng nghĩa với cái ác. Hitler, Pol Pot, Stalin: nói đùa về họ thường cũng chẳng hay ho chút nào. Nhưng một bạo chúa khác có ảnh hưởng ôn hòa hơn. Thật vậy, nhiều người vẫn tôn trọng ông. Khuôn mặt của ông xuất hiện trên gần như mọi đồng tiền của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hàng nghìn người xếp hàng hàng ngày để được nhìn thi hài của ông trong buồng kính. Khi Barack Obama còn là Tổng thống, một nhà thiết kế Trung Quốc chèn bộ quần áo của Mao với khuôn mặt của Obama và in lên áo phông. Nhiều người—bao gồm các du khách phương Tây—mua chúng vì tò mò. Họ có lẽ không hiểu rằng những chiếc áo này đang so sánh vị lãnh đạo người Mỹ với một người đã khiến hàng chục triệu người phải chết.

Mao Trạch Đông vì vậy luôn là một kẻ độc tài, người có hình ảnh toàn cầu được nhào nặn, chỉnh sửa mà người ta không quan tâm tới việc bản chất con người Mao là như thế nào. Những việc kinh hoàng mà ông từng làm như giết địa chủ, bức hại trí thức và gây ra nạn đói ở các vùng nông thôn đầu những năm 1960 thường bị bỏ quên. Cuốn Hồng Bảo Thư được đón đọc bởi nhiều học sinh ở các trường học phương Tây cũng như bởi phiến quân ở các nước đang phát triển. Không có gì là xấu hổ nếu mặc bộ quần áo của Mao cả. Chưa đứa trẻ nào bị mắng vì hỏi ai là con mèo quyền lực nhất ở Trung Quốc. (Chủ tịch Miaow.)

Như Julia Lovell ở Trường Birkbeck, Đại học London, miêu tả trong cuốn “Tư tưởng Mao: Một Lịch sử Toàn cầu”, chủ tịch Mao đã là nguồn cảm hứng cho cách mạng ở nhiều nơi trên thế giới, từ vùng cao nguyên Peru đến rừng rậm ở Campuchia, từ các quán cafe ở Paris tới các thành phố Mỹ. Tư tưởng Mao, được chắt lọc thành vài câu nói (“phản kháng là đúng”, “phục vụ nhân dân” và “tấn công đầu não” là tất cả những gì bạn phải biết), đã tạo ra nỗi thống khổ và hỗn loạn không chỉ ở chính nước ông mà còn nhiều nơi khác trên thế giới. Tư tưởng của Mao đã tạo ra Pol Pot và những cánh đồng chết ở Campuchia. Sự sùng bái cá nhân của Mao đã tạo động lực để Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) đi đến sự điên rồ tương tự; người dân Bắc Hàn vẫn phải chịu xiềng xích nô lệ đáng sợ cho tới nay.

Sự sùng bái Mao không ngừng lại với tình trạng vô chính phủ của cuộc Cách mạng Văn hóa những năm 1960 và 1970. Nó vẫn tiếp diễn sau cái chết của Mao, điều chưa nhận được nhiều sự quan tâm mà đáng ra nó nên có. Như Lovell đã nói, việc thiếu những nghiên cứu về ảnh hưởng quốc tế từ Tư tưởng Mao không chỉ là do sự thiếu quan tâm. “Nó cũng là kết quả đến từ sự thành công của Trung Quốc thời hậu Mao trong việc truyền tải câu chuyện về quá khứ của họ,” bà viết. Hình ảnh của Mao tiếp tục được thao túng và thêu dệt. Nó vẫn có sức mạnh ở Trung Quốc cũng như phần còn lại của thế giới.

Rất ngạc nhiên là nguồn gốc của huyền thoại về Mao phần nhiều lại đến từ một người Mỹ. Lovell đi sâu vào vai trò của Edgar Snow trong việc tạo nên huyền thoại Mao hơn một thập niên trước khi Mao lên nắm quyền vào năm 1949. Snow là một nhà báo đã vào được khu vực hẻo lánh ở Tây Bắc Trung Quốc, nơi Mao và người của ông đóng quân sau cuộc Vạn lý Trường chinh để lẩn trốn quân Tưởng Giới Thạch. Cuốn sách ông viết về căn cứ du kích và các cuộc gặp với Mao, cuốn “Sao Đỏ trên Bầu trời Trung Quốc”, xuất bản năm 1937, đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất trên thị trường quốc tế.

Không một nhà báo nào có được sự tiếp cận Mao như vậy. Snow miêu tả Mao, lúc đó mới hơn 40 tuổi, là một người theo chủ nghĩa lý tưởng muốn cứu Trung Quốc thoát khỏi ách độc tài mục ruỗng của Tưởng và xây dựng một đất nước dân chủ. Những miêu tả này đã làm mê hoặc thế giới. Snow nói rằng mục tiêu của Mao là thức tỉnh người dân Trung Quốc “tin vào nhân quyền” và thuyết phục họ “chiến đấu vì một cuộc sống có công lý, công bằng, tự do và nhân phẩm.” Có gì đáng chỉ trích về những mục tiêu này?
Tác phẩm của Snow, theo Lovell, “tạo nên hình ảnh Mao là một danh nhân chính trị quốc gia và thế giới trước cả khi Đảng Cộng sản Trung Quốc có Tư tưởng Mao.” Một bản dịch sang tiếng Trung của cuốn sách đã thu hút những người trẻ và có học ở các thành phố Trung Quốc đi theo lý tưởng của Mao. Ở nước ngoài, nó trở thành sổ tay cho những nông dân kháng chiến chống Phát xít ở Nga, cho du kích Huk ở Philippines và cho các nhà cách mạng chống thực dân Anh ở Ấn Độ. Cuốn sách, theo lời Lovell, là “văn bản cốt lõi” cho hàng nghìn người Ấn Độ tham gia vào một phong trào nổi dậy theo tư tưởng Mao mà đến giờ vẫn còn tồn tại.

Miêu tả của Lovell về các dạng Tư tưởng Mao trên thế giới là rất kĩ lưỡng và dựa trên nghiên cứu sâu. Bà kết cuốn sách bằng việc phân tích ảnh hưởng của Mao sau khi mất ở chính Trung Quốc. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho ảnh hưởng của Tư tưởng Mao.

Sự hỗn loạn dưới thiên đường

Sau nhiều năm Mao mất ảnh hưởng trong văn hóa chính trị Trung Quốc, nhà lãnh đạo hiện giờ, Tập Cận Bình, đang cố thiết lập lại hình ảnh của Mao. Ông đã yêu cầu các thành viên của đảng học lại Tư tưởng Mao. Ông Tập cho rằng sự thành công gần đây của Trung Quốc trong giai đoạn “cải cách và mở cửa” không nên được dùng để phủ nhận thời đại của Mao. Bằng cách này, ông Tập được nhiều người sùng bái Mao ủng hộ, những người đã chỉ trích việc đảng ngày càng đi theo thị trường tự do và chủ nghĩa tư bản. Họ rất tán thành việc ông muốn nền kinh tế được nhà nước dẫn dắt nhiều hơn.

Điều này càng quan trọng nếu xét chính sách đối ngoại của Tập. Cuốn sách của Lovell nhắc nhở người đọc rằng, dưới thời Mao, Trung Quốc muốn trở thành lãnh đạo của  cách mạng thế giới. Các lãnh đạo Trung Quốc về sau đã cố không nhắc đến khía cạnh đó của Tư tưởng Mao – có lẽ vì sợ phương Tây nghi ngờ chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc. Nhưng ông Tập thì lại nói rõ rằng ông muốn Trung Quốc trở thành nhân tố trung tâm trên trường quốc tế. Ông tuyên bố chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc sẽ “trở thành hình mẫu” cho các nước khác. Người ta có thể nghe thấy tiếng vọng từ quá khứ trong những lời lẽ của ông.

Mặc dù vậy, sự so sánh đó khó có thể được duy trì. Ông Tập không theo đuổi một sứ mệnh cách mạng. Ông muốn tạo ra môi trường quốc tế an toàn cho chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc, chứ không phải đưa chủ nghĩa cộng sản ra toàn bộ thế giới. Ông cũng không ủng hộ các phong trào phiến quân. Ông sẵn lòng thiết lập quan hệ thân thiết với các nước không theo chủ nghĩa cộng sản, miễn là họ không thách thức chế độ của ông.

Ở trong nước, ông Tập dùng Tư tưởng Mao để giữ kỉ cương trong đảng: nhắc lại lời của Mao cũng là thể hiện sự trung thành với đảng. Ông Tập không muốn các đảng viên tuân hoàn toàn theo lời của Mao theo đúng nghĩa đen. Lovell viết, dù sao Mao cũng là người “có khả năng thiên bẩm” trong việc viết các lý thuyết biện minh cho sự bất nhất và mâu thuẫn. Ông nói “khi thiên hạ hỗn loạn, tình hình sẽ rất tốt.”

Ông Tập không muốn lập lại sự vô chính phủ theo kiểu Hồng Vệ Binh mà Mao từng tạo ra bởi ông sợ đảng sẽ không sống sót nổi. Ông khác với Mao ở nhiều điểm. Ông muốn sự ổn định bằng bất cứ mọi giá. Nhưng, như Lovell viết: “Như một virus ẩn mình, Tư tưởng Mao đã chứng minh được sự trường tồn của nó trên thế giới.”

@ Nghiên cứu Quốc Tế