300 cửa sổ giúp ngôi nhà chỉ tốn 200 nghìn tiền điện mỗi tháng

Ngôi nhà ở Nha Trang với gần 300 ô cửa mang ánh sáng và gió mát vào trong nên gia chủ chẳng mấy khi cần bật đèn, điều hòa.

300 cửa sổ giúp ngôi nhà chỉ tốn 200 nghìn tiền điện mỗi tháng

Tọa lạc tại một khu đô thị ở Nha Trang, công trình được xây trên một miếng đất rộng 104 m2, có mặt tiền 6 m.

Không như phần lớn các ngôi nhà mặt phố thường tối đa hóa việc sử dụng mặt tiền nhà, xây dựng hết diện tích đất, ngôi nhà này chấp nhận tạo các khoảng lùi ở phía trước, mặt sau và bên hông nhằm tạo ra khoảng đệm cân bằng môi trường giữa bên ngoài và trong nhà.

300 cửa sổ giúp ngôi nhà chỉ tốn 200 nghìn tiền điện mỗi tháng

Nhà ba tầng là ba khối xếp chồng và so le nhau để tạo gió và ánh sáng chạy từ trước ra sau nhà, đây cũng là hướng gió chính của ngôi nhà. Cũng nhờ các khối tầng lệch nhau đã tạo ra những khoảng trống, để chủ nhà trồng cây.

300 cửa sổ giúp ngôi nhà chỉ tốn 200 nghìn tiền điện mỗi tháng

Mặt tiền nhà hướng Tây – Tây Nam, phải hứng chịu một lượng nhiệt từ mặt trời khá lớn trong ngày. Các kiến trúc sư Lê Minh Quang, Nguyễn Ái Thy (MW Archstudio) đã đề ra giải pháp tạo một tấm che giúp cản trở nắng nóng nhưng vẫn đảm bảo thông gió và ánh sáng cho nhà.

300 cửa sổ giúp ngôi nhà chỉ tốn 200 nghìn tiền điện mỗi tháng

Ngoài ra, để tăng hiệu ứng thẩm mỹ, khả năng thông gió và ánh sáng, các bức tường phía bên hông và sau nhà cũng được lắp các ô kính nhỏ. Tổng cộng nhà có 438 lỗ ánh sáng.

300 cửa sổ giúp ngôi nhà chỉ tốn 200 nghìn tiền điện mỗi tháng

Chiếm hơn 60% các ô này là những cửa sổ nhỏ có thể đóng mở dễ dàng, từ đó tăng cường sự điều tiết chủ động.

300 cửa sổ giúp ngôi nhà chỉ tốn 200 nghìn tiền điện mỗi tháng

Gia chủ có thể hạn chế tối đa việc bật đèn vào ban ngày và hầu như không sử dụng điều hòa.

300 cửa sổ giúp ngôi nhà chỉ tốn 200 nghìn tiền điện mỗi tháng

Nhà có tổng diện tích mặt sàn là 210 m2, bốn thành viên của gia đình qua một năm ở mỗi tháng chỉ phải trả 180-220 nghìn tiền điện.

300 cửa sổ giúp ngôi nhà chỉ tốn 200 nghìn tiền điện mỗi tháng

Ngôi nhà được xây dựng bằng vật liệu cơ bản địa phương, nên chi phí rẻ và dễ mua, ví dụ lót sân vườn bằng đá xanh trộn bê tông. So với các ngôi nhà khác cùng qui mô, công trình này có tổng dự toán thấp hơn.

300 cửa sổ giúp ngôi nhà chỉ tốn 200 nghìn tiền điện mỗi tháng

Các cây cảnh và cây ăn quả cũng được lựa chọn theo các tiêu chí dễ tìm tại địa phương, giá thành thấp và sức đề kháng cao, dễ chăm sóc.

300 cửa sổ giúp ngôi nhà chỉ tốn 200 nghìn tiền điện mỗi tháng

Ngôi nhà có lắp đặt hệ thống xử lý nước mưa, nước thải sinh hoạt, tái chế thành nước tưới cây.

300 cửa sổ giúp ngôi nhà chỉ tốn 200 nghìn tiền điện mỗi tháng

Nha Trang là thành phố du lịch nên ngôi nhà được thiết kế để chủ nhà có thể dễ dàng hoán đổi, sử dụng cho nhiều công năng khác nhau trong tương lai (nhà hàng, quán cà phê, homestay…), khi có nhu cầu gia tăng thu nhập.

300 cửa sổ giúp ngôi nhà chỉ tốn 200 nghìn tiền điện mỗi tháng

Tổng hợp các yếu tố tông màu và vật liệu tối giản, lớp vỏ bao che công trình, các mảng cây xanh giúp ngôi nhà có hiệu ứng thẩm mĩ đồng thời luôn thoáng mát dù hướng Tây Tây Nam. Vì thế ngôi nhà được trang kiến trúc nổi tiếng thế giới Archdaily gọi là “Bản giao hưởng của gió và ánh sáng”.

Thái Bình / Ảnh: Hiroyuki Oki

Lá thư thấm thía của cha gửi con trai: Đời người là cuộc ganh đua, đi học so điểm số, đi làm so năng lực, về hưu so của cải vật chất, lúc gần đất xa trời so bệnh tật…

Lá thư thấm thía của cha gửi con trai: Đời người là cuộc ganh đua, đi học so điểm số, đi làm so năng lực, về hưu so của cải vật chất, lúc gần đất xa trời so bệnh tật…

Lá thư tổng kết 10 quan điểm sống người cha đúc kết từ chính cuộc đời của mình.

Con trai, có 3 căn nguyên khiến ta quyết định viết cho con lá thư này:

– Một là, con đang ở ngưỡng cửa đầu tiên của cuộc đời. Đứng ở đây, nếu nhìn về phía trước hẳn con sẽ thấy chênh vênh trước một tương lai đầy nhạy cảm, còn ngoái đầu lại thì không tránh khỏi cảm giác bùi ngùi tiếc nuối của quãng thời gian đẹp đã trôi qua.

– Hai là, ta cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ với con những điều mà nếu ta không nói, thì con sẽ phải chịu nhiều đau đớn để biết được những điều đó.

– Và cuối cùng, ta hi vọng con vẫn còn nhớ chúng ta đã trao đổi những động tác tay kì quặc mà lũ thanh niên bọn con vẫn thường làm để giao kèo với nhau: Ta làm tốt công việc của ta, còn con hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình. Chúng ta gắng hết sức để hai bên không phải lo lắng cho nhau, đúng chứ?

Vậy nên, ta đã dành nhiều ngày để hoàn thiện bức thư này, gửi gắm vào đó 10 điều ta hi vọng sẽ trở thành hành trang quý giá cho đoạn đường dài của con phía trước.

Điều 1: Sống trên đời, nhất định phải có mục tiêu

Không phải ai cũng có những lý tưởng vĩ đại làm rung chuyển thế giới, nhưng tất cả đều đang sống và hướng tới một mục tiêu nào đó. Con có thể thấy ta quá nghiêm khắc, không quan hoài tới sự vất vả, khó nhọc mà con phải trải qua để dành được những điểm số tốt. Nhưng con ạ, học tập là điều mà bất kì đứa trẻ nào cũng phải vất vả trải qua. Ta không bao giờ hối hận những lần ta lớn tiếng nhắc nhở con tập trung học tập. Bởi sớm thôi, con sẽ thấy biết ơn trước những kiến thức mà mình đã “miễn cưỡng” ghi nhớ vào trong đầu.

Điều 2: Nhân phẩm tốt là điều bắt buộc phải có

Ta muốn con đọc và nhớ kỹ những lời Phật dạy:

1. Mỉm cười không mệt, giận hờn mới mệt

2. Yêu thương không mệt, ghen ghét mới mệt

3. Chân thật không mệt, giả dối mới mệt

4. Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt

5. Khoan dung không mệt, cố chấp mới mệt

6. Khiêm nhường không mệt, ngạo mạn mới mệt

7. Đơn giản không mệt, phức tạp mới mệt

8. Được mất không mệt, toan tính mới mệt

9. Thân mệt không mệt, tâm mệt mới mệt

Dù con sau này trở thành một người thần thông quảng đại hay một kẻ ngu muội khù khờ, ta tin chắc rằng cuộc đời của con bớt muôn phần mệt mỏi nếu con rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt. Với một cái tâm thiện, con sẽ quen được rất nhiều người đối xử thật lòng, sẵn sàng xả thân vì con.

Điều 3: Sức khỏe là tài sản quý báu nhất

Con sẽ thấy có rất nhiều việc cảm thấy phải ưu tiên giải quyết, đến mức sẵn sàng làm thâu đêm suốt sáng. Việc có thể thành, nhưng nếu vì vậy mà để cơ thể thiếu khỏe mạnh thì chẳng đáng chút nào.

Con có thể đọc đâu đấy rằng, đời người là một cuộc ganh đua không ngừng nghỉ. Đi học so điểm số, đi làm so năng lực, về hưu so của cải vật chất, lúc gần đất xa trời so sức khoẻ, sự minh mẫn,…

Con thấy đấy, đời người cuối cùng cũng chỉ quan tâm đến sức khỏe thôi. Vậy hà cớ gì phải lao lực mình vì những cái lợi trước mắt? Hãy luôn chú ý luyện rèn sức khỏe của mình con nhé!

Điều 4: Có công mài sắt có ngày nên kim

Thước đo thành công của một người biến ảo đến mấy, cuối cùng cũng chỉ quy về 3 tiêu chí: Thái độ, năng lực, kiến thức.

Thông qua học tập, con ngày một củng cố kiến thức của mình.

Thông qua trải nghiệm, năng lực của con ngày một tăng lên.

Chỉ có thái độ của con là được hình thành nên từ trách nhiệm của cha mẹ và môi trường xung quanh.

Cha mẹ sẽ là người xây dựng cái khuôn để con nuôi dưỡng những thói quen tốt, còn môi trường xung quanh sẽ tạo nên những thử thách để con luyện rèn những thói quen đó. Trong quá trình ấy, sẽ có những lúc bản ngã của con bị lung lay, con muốn trở mình để trở thành một người mới xấu xa hơn. Những lúc đó, ta chỉ mong con rèn luyện được sự kiên trì, để tất cả những việc con làm sau này đều là những điều bổ ích.

Điều 5: Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng

Ngoại trừ gia đình sẵn sàng trao cho con tình yêu vô điều kiện, trên đời này chẳng ai có trách nhiệm phải làm con vui lòng. Phải biết nhún nhường, đừng cho mình là cái rốn của vũ trụ, ngay cả khi con cho rằng khả năng của con hơn đứt những người đang lãnh đạo con. Cũng không bao giờ được nghĩ mình nhỏ bé không bằng người khác, buông bỏ bản thân và mất đi sự cố gắng con nhé.

Lá thư thấm thía của cha gửi con trai: Đời người là cuộc ganh đua, đi học so điểm số, đi làm so năng lực, về hưu so của cải vật chất, lúc gần đất xa trời so bệnh tật… - Ảnh 1.

Điều 6: Phải có bạn bè

Cuộc đời có thể có rất nhiều người bạn đồng hành, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành bạn bè thân thiết của con. Nếu tìm được những người cùng chung chí hướng, con nhất định là một người may mắn. Hãy tìm những người bạn kiến thức sâu rộng hơn mình, vì họ có thể giúp đỡ con rất nhiều trên chặng đường dài phía trước.

Muốn bạn bè chơi được bền lâu, con phải đối xử với họ thật chân thành. Ngoài cách đó ra, không còn cách nào khác. Khi bạn bè gặp chuyện vui, phải hết lòng mừng cho họ. Còn khi họ gặp tình cảnh khó khăn, con phải giúp đỡ hết lòng. Những người ở bên ta khi ta hạnh phúc thì rất dễ quên đi, nhưng những người chìa tay giúp đỡ khi ta gặp chuyện buồn mới là những người ta khó quên nhất.

Điều 7: Tỉnh yêu phù hợp có thể không phải tình yêu đẹp nhất, nhưng là tình yêu hoàn hảo nhất

Con trai ta rồi sẽ nảy sinh tình cảm với một người nào đó. Người đó có thể cho con nếm đủ hương vị ngọt – nhạt – chua – cay – mặn – đắng của tình yêu. Con sẽ thấy tình yêu thuở ban đầu là tình yêu đẹp nhất, con sẽ được nghe những lời thủ thỉ khiến mình cuồng si. Chỉ xin con nhớ rắng, cuộc sống nếu chỉ dựa vào tình yêu thôi là chưa đủ.

Đừng để mình chìm sâu quá vào mật ngọt tình yêu, cũng đừng quá u sầu khi một mối tình kết thúc. Rồi con sẽ tìm được một người ở bên con trọn đời, chỉ cần con vững tin và luôn hướng về điều tốt đẹp phía trước.

Điều 8: Đừng ngủ quên trên chiến thắng. Đừng để bụng quá nhiều vào thất bại

Ta có thể khẳng định không một ai trên đời không một lần lầm lỡ. Nếu may mắn mỉm cười, người khù khờ mấy vẫn có thể thành công. Còn nếu vận xui đeo bám, dù người tài giỏi đến mức nào, cũng khó tránh khỏi thất bại. Điều quan trọng là phải giữ cho mình thật tỉnh táo, thắng không kiêu thua không nản. Đừng ngủ quên trên chiến thắng, cũng đừng phiền muộn mỗi khi mình vấp ngã. Mim cười, đứng dậy và bền bỉ tiến về phía trước, thành công vẫn luôn đợi chờ.

Điều 9: Tâm tư của cha mẹ

Ta và mẹ con, cũng như các bậc phụ huynh khác, đều mong muốn được lắng nghe và thấu hiểu tâm sự của con mình. Nhưng càng lớn, con càng ngại ngùng hơn trong việc chia sẻ với cha mẹ, âm thầm tìm cách giải quyết những vấn đề của mình. Sống chung một mái nhà, nhưng tâm tư của các thành viên trong gia đình, mấy ai hiểu thấu?

Cha mẹ luôn mong muốn được đồng hành và sát cánh cùng con được chừng nào hay chừng ấy. Nhưng càng lớn, con dường như lại tìm cách để rút ngắn khoảng thời gian đó. Con mong muốn được thoát khỏi vòng tay bao bọc của bố mẹ, tự mình chịu trách nhiệm cho cuộc sống.

Ngay cả khi con không cần sự chở che của cha mẹ, cha mẹ vẫn luôn một lòng muốn bảo vệ con khỏi những cạm bẫy của cuộc đời. Con hiểu cho cha mẹ chứ?

Điều 10: Không đâu bằng nhà

Thế gian mênh mông, lòng người vô định. Đôi chân con có thể đi khắp năm phương bốn bể, nhưng rồi cuối cùng, ta tin con sẽ chỉ muốn quay về nhà của mình thôi.

Nhà là nơi duy nhất con được phép làm sai mà không phải chịu hậu quả, là nơi con được phép làm bất kì điều gì, miễn là con muốn. Đó cũng là nơi duy nhất con nhận được sự bao dung vô điều kiện.

Ngoài kia chẳng đâu yên bình bằng nhà mình. Vì vậy ta chỉ mong con sẽ yêu quý và trân trọng những phút giây được trở về tổ ấm của mình.

theo Trí thức trẻ

Elon Musk dự tính phóng 12.000 vệ tinh internet bao phủ Trái Đất

Elon Musk SpaceX Starlink vệ tinh internet

Ảnh minh họa hệ thống các vệ tinh Starlink bao phủ Trái Đất (Ảnh: Mark Handley/University College London)

Trong khoảng 1 tuần nữa, SpaceX dự tính phóng một tên lửa Falcon 9 từ Florida, mang theo 60 vệ tinh nhỏ gọn để thử nghiệm mạng lưới internet mới có tên Starlink. Kế hoạch phóng này đã bị trì hoãn 2 lần vì lý do thời tiết.

Một khi hoàn thành, Starlink sẽ bao gồm khoảng 12.000 vệ tinh, gấp 6 lần số vệ tinh đang hoạt động hiện nay trên quỹ đạo. Mục tiêu là hoàn thành dự án năm 2027, bao phủ Trái Đất bằng một mạng lưới internet tốc độ cao, ít chập chờn và giá cả phải chăng.

Ngay cả khi chỉ triển khai được một phần, Starlink cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho ngành tài chính và mang internet băng thông rộng tới các vùng xa xôi và nông thôn.

Chi phí cho dự án này có thể lên tới 10 tỷ USD hoặc hơn, theo tính toán của chủ tịch và COO SpaceX, Gwynne Shotwell. Nhưng ông Musk nói rằng dự án này có thể mang lại lợi nhuận 30-50 tỷ USD hằng năm.

Nhà sáng lập SpaceX – Elon Musk (Ảnh: SpaceNews)

Tuy nhiên, chính ông Musk cũng khẳng định các khó khăn là rất lớn.

Có rất nhiều công nghệ mới cần triển khai. Nên có khả năng một vài vệ tinh sẽ không hoạt động.” Thực ra, ông Musk bổ sung rằng “khả năng nhỏ là tất cả vệ tinh sẽ không hoạt động.”

Chi tiết về dự án Starlink

Dự án Starlink sẽ giải quyết 2 vấn đề lớn của internet hiện đại: thiếu độ bao phủ cùng chi phí phải chăng, ngoài ra khu vực càng xa xôi thì độ chập chờn càng cao. SpaceX có thể kiếm được hàng tỷ đô la nếu giải quyết được vấn đề này.

Hãng dự tính sẽ phóng 60 vệ tinh một lần trên tên lửa Falcon 9. Mỗi vệ tinh nặng khoảng 227kg và to tương đương một chiếc bàn làm việc văn phòng. Họ sẽ mang chúng lên quỹ đạo khoảng 440km.

Elon Musk SpaceX Starlink vệ tinh internet
60 vệ tinh Starlink xếp gọn khít vào khoang của tên lửa Falcon 9 (Ảnh: Elon Musk/Twitter)

Theo ông Musk, cần khoảng 400 vệ tinh để tạo độ phủ internet “cỡ nhỏ” và 800 vệ tinh để có độ phủ “trung bình” và “đáng kể”. Mục tiêu lớn tiếp theo là đạt được gần 1600 vệ tinh ở tầm thấp (440km), sau đó nữa là 2800 vệ tinh ở tầm cao hơn (1100-1325 km). Tiếp theo là 7500 vệ tinh ở tầm cực thấp (338km).

Hệ thống internet không gian này sẽ giải quyết được vấn đề lớn trong cấu trúc internet hiện tại chúng ta đang dùng trên mặt đất – qua các cáp quang vốn khá đắt tiền và khó triển khai nhất là ở những nơi xa xôi. Cáp quang cũng có giới hạn vận tốc: ánh sáng di chuyển trong không khí nhanh hơn 47% so với trong sợi cáp quang đặc.

Nhất là ở những khoảng cách xa nhau, khả năng chập chờn (lag) là rất cao, dẫn tới thời gian chờ lâu trong các cuộc gọi video hoặc gọi đàm thoại trên mạng.

Các vệ tinh địa tĩnh cũng có thể truyền tải thông tin nhưng độ lag rất cao, vì chúng treo ở khoảng cách rất xa, hơn 35 nghìn km trên Trái Đất, gây ra thời gian chờ tối thiểu là 1/2 giây. Các vệ tinh của Starlink ở gần Trái Đất hơn vài chục lần so với các vệ tinh địa tĩnh.

Các tổ chức tài chính bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi độ trễ của mạng internet. Các thị trường có thể dao động giá trị hàng tỷ đô la trong một phần nhỏ giây, do đó bất cứ sự chậm trễ nào cũng có thể gây ra thua lỗ khổng lồ so với đối thủ có mạng internet tốt hơn.

Mỗi vệ tinh Starlink sẽ liên kết với 4 vệ tinh xung quanh bằng laser. Đây là điểm đặc biệt của chúng: có thể đưa dữ liệu đi trên bề mặt Trái Đất ở gần vận tốc ánh sáng, vượt qua tốc độ của cáp quang. Tuy nhiên, các đợt vệ tinh đầu tiên sẽ không dùng laser, mà được kết nối qua các ăng-ten trên mặt đất.

Elon Musk SpaceX Starlink vệ tinh internet
Cách mỗi vệ tinh sẽ liên kết laser với 4 vệ tinh xung quanh (Ảnh: Mark Handley/University College London)

Trong tương lai, người dùng có thể kết nối với Starlink qua một ăng-ten có giá khoảng 200 đô la và to bằng chiếc bánh pizza cỡ nhỏ. Nó rất nhỏ gọn và có thể gắn lên mái nhà, nóc xe hơi, tàu thủy…

Lợi thế của Starlink là kết nối dữ liệu ở khoảng cách xa. Đối với các khoảng cách ngắn, cáp quang vẫn có ưu thế hơn.

Mỗi vệ tinh có thể đáp ứng cho 1100 người dùng xem video 4K cùng lúc. Nhưng cũng như mọi nhà cung ứng internet khác, nếu số người sử dụng cùng lúc quá cao, hệ thống Starlink sẽ không đáp ứng được.

Với quá nhiều vệ tinh bao quanh Trái Đất, các chuyên gia cũng lo ngại về khả năng tạo ra rác vũ trụ gây thiệt hại cho các vệ tinh khác. Các mẩu rác này có thể di chuyển nhanh hơn đạn bắn nhiều lần và chỉ một mẩu nhỏ cũng có thể làm nổ tung một vệ tinh, gây ra thêm nhiều mảnh vụn nữa.

Để xử lý, SpaceX dự tính mỗi vệ tinh sẽ sử dụng động cơ đẩy ion để rơi khỏi quỹ đạo, đi vào bầu khí quyển và tự hủy. Các vệ tinh Starlink đầu tiên cũng ở gần mặt đất, do đó không khí có thể từ từ làm chúng chậm lại và rơi xuống trong 1-5 năm.

Động cơ ion (Hall) được dùng trong các vệ tinh Starlink (Ảnh: NASA)

Trong tương lai, SpaceX dự tính phóng 60 vệ tinh Starlink một lần trên tên lửa Falcon 9, vốn có thể dùng lại và đã phóng thành công gần 60 nhiệm vụ không gian.

Nhưng để đạt được con số 12.000 vệ tinh vào cuối năm 2027, số lượng Falcon 9 của SpaceX là không đủ. Chắc chắn sẽ cần tới các tên lửa to hơn, ví dụ như Starship, mà Elon Musk từng giới thiệu cho các nhiệm vụ du hành tới sao Hỏa. Hiện SpaceX đang phát triển loại tên lửa Starship này, ông Musk có thể sẽ tiết lộ thêm các thông tin mới vào tháng 6.

Theo Business Insider, /Phong Trần tổng hợp

“Chỉ ông Trump mới cứu được Trung Quốc”: Vì sao một số nhân vật tinh hoa của TQ tin vào điều này?

"Chỉ ông Trump mới cứu được Trung Quốc": Vì sao một số nhân vật tinh hoa của TQ tin vào điều này?

Ảnh minh họa: Jun Cen/New York Times.

Một bộ phận nhỏ trong giới tinh hoa của Trung Quốc gọi Tổng thống Trump là “vị cứu tinh”. Tại sao lại như vậy?

Tổng thống Mỹ Donald J. Trump đã từng gọi Trung Quốc là “kẻ thù”, và ông cũng từng gọi Trung Quốc là “mối đe dọa lớn” của nước Mỹ. “Hãy nhớ rằng, Trung Quốc không phải là bạn của nước Mỹ!”, vị Tổng thống Mỹ viết trên mạng xã hội Twitter.

Theo nhà báo Li Yuan, cây viết của tờ New York Times, một bộ phận nhỏ người Trung Quốc đã ưu ái gọi vị Tổng thống Mỹ thứ 45 là “vị cứu tinh”.

Sau đây là phần lược dịch từ bài viết của tác giả Li Yuan về vấn đề này.


“Vị cứu tinh”

Một vài người Trung Quốc gọi vị Tổng thống cực đoan của nước Mỹ là vị cứu tinh. Tại sao lại như vậy?

Tại những bàn tiệc tối, trong những cuộc trò chuyện trên mạng xã hội và cả những cuộc trao đổi kín đạo, một số nhân vật “tinh hoa” thuộc giới trí thức và kinh doanh thường nửa đùa, nửa thật cổ vũ cho nhà lãnh đạo Mỹ – người đã gây dựng phần lớn sự nghiệp chính trị của mình dựa trên những phát ngôn có phần tiêu cực về Trung Quốc.

“Chỉ ông Trump mới cứu được Trung Quốc”, một số người châm biếm. Một số khác thì gọi ông Trump là “trưởng ban tạo áp lực” trong công cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc.

Những lời “khen ngợi” nửa đùa, nửa thật trên cho thấy một bộ phận người Trung Quốc đang cảm thấy tuyệt vọng đến nhường nào. Họ lo sợ rằng đất nước mình đang đi sai đường, và cho rằng một người ngoài thích công kích như Tổng thống Trump có thể giúp Trung Quốc trở về con đường đúng đắn lần nữa.

Nhiều người trong giới tinh hoa Trung Quốc lo sợ rằng sau 40 năm cải cách và mở cửa, nước này đang dần rơi vào tình trạng suy thoái. Giữa nỗi lo sợ ấy, ông Trump và cuộc chiến thương mại bất ngờ xuất hiện.

Trong số rất nhiều yêu cầu được phía Mỹ đưa ra, thì có một điều đã khiến thành phần tư nhân – bán tư nhân Trung Quốc phấn khởi: Đó là việc Washington yêu cầu Bắc Kinh hạ thấp rào cản thương mại, và tạo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân.

Mặc dù cuộc chiến thương mại cũng khiến Trung Quốc lao đao, nhưng nhiều người đã nhìn thấy cơ hội trong đó.

Zhu Ning, một nhà kinh tế học tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, cho biết: “Cuộc chiến thương mại là một điều tích cực. Nó đã cho chúng tôi hy vọng trong lúc tuyệt vọng”.

“Những yêu cầu của chính phủ Mỹ sẽ là sức ép khiến chúng tôi [Trung Quốc] tiếp tục cải cách”, Tao Jingzhou, một đối tác của văn phòng luật Dechert có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết. “Người Trung Quốc thường so sánh việc cải cách giống như tự chặt đi một cánh tay, nghĩa là điều đó rất khó khăn. Sẽ dễ dàng hơn nếu có người khác ép bạn làm như vậy”.

Thậm chí, một số quan chức Trung Quốc nghỉ hưu cũng tin rằng cuộc chiến thương mại có tác dụng tích cực. Ông Long Yongtu, vị quan chức từng dẫn đầu đoàn đám phán giúp Trung Quốc bước vào tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã phát biểu tại một diễn đàn tháng trước rằng xung đột thương mại [với Mỹ] có thể là “một điều tích cực”.

Đó có thể là “một áp lực có lợi giúp Trung Quốc tiến về phía trước”, ông Long nói.

Chỉ ông Trump mới cứu được Trung Quốc: Vì sao một số nhân vật tinh hoa của TQ tin vào điều này? - Ảnh 3.

Một bộ phận nhỏ tại Trung Quốc coi ông Trump là “vị cứu tinh”. Ảnh: CNN.

Ngoại lực không thể bằng nội lực

Những người lạc quan thường tập trung vào những dấu hiệu mà họ cho là chứng tỏ ông Trump đang có ảnh hưởng tại Trung Quốc.

Ví dụ, cuộc chiến thương mại và tình trạng tăng trưởng chậm bắt đầu từ giữa năm ngoái đã khiến chính phủ Trung Quốc quyết định nới lỏng một số chính sách như cắt giảm thuế, giảm gánh nặng lên thành phần tư nhân, hay mở rộng vai trò của thị trường trong nền kinh tế.

“Ngày càng có nhiều quyết định theo định hướng thị trường được cân nhắc hoặc thảo luận trở lại”, nhà kinh tế học Zhu Ning cho biết. “Xét trên khía cạnh này, thì cuộc chiến thương mại đang thúc đẩy quá trình cải cách của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc dường như chỉ đang thực hiện các cử chỉ thân thiện với doanh nghiệp trên “bề mặt”, tức là hành động mang tính chất phản ứng chứ không phải chủ động. Nói cách khác, điều này có nghĩa là tư duy lãnh đạo Trung Quốc, về cơ bản, vẫn không có thay đổi rõ rệt.

Tuy nhiên, một mình ông Trump thì khó mà thay đổi được nhiều điều ở Trung Quốc. Nếu đồng thuận với quá nhiều yêu cầu của phía Mỹ, thì chính quyền Bắc Kinh sẽ mất định lợi thế và sức mạnh của mình. Do đó, sự cải cách thực sự cần phải được tiến hành từ trong nội bộ.

Thậm chí, chính các quan chức trong chính quyền của ông Trump cũng bày tỏ hy vọng rằng sẽ có những tiếng nói được cất lên từ trong nội bộ chính quyền Bắc Kinh về vấn đề cải cách. Trong một cuộc phỏng vấn với đài NPR, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã đưa ra bình luận về khả năng cuộc chiến thương mại có thể dẫn tới những thay đổi ở Trung Quốc.

“Cần phải bắt đầu từ những người Trung Quốc có niềm tin vào chuyện cải cách. Và những người đó phải là nhân vật cấp cao”, ông Lighthizer nói.

Trong những bình luận công khai, ông Trump khẳng định sẽ thúc đẩy Trung Quốc mua nhiều hàng hóa của Mỹ hơn. Các cố vấn của Tổng thống cũng tuyên bố rằng ông sẽ gây sức ép nhằm khiến Trung Quốc cải cách kinh tế, tuy nhiên sẽ rất khó để kiểm chứng những cam kết của phía Trung Quốc.

“Tôi nghĩ rằng mục tiêu chính trị quan trọng nhất của ông Trump không phải là giúp Trung Quốc cải cách. Có thể ông ấy chỉ muốn có gì đó để viết tweet thôi”, nhà kinh tế học Zhu Ning kết luận.

theo Trí Thức Trẻ

Mike Bezos – Từ cậu bé 16 tuổi một mình từ Cuba nhập cư vào Mỹ đến cha của người đàn ông giàu nhất thế giới

Mike Bezos - Từ cậu bé 16 tuổi một mình từ Cuba nhập cư vào Mỹ đến cha của người đàn ông giàu nhất thế giới

Chia sẻ trên Twitter, tỷ phú Jeff Bezos cho biết câu chuyện cuộc đời thăng trầm của cha dượng – Miguel Bezos, rất đáng khâm phục.

Giờ đây, Miguel (Mike) Bezos là cha của người đàn ông giàu nhất thế giới – Jeff Bezos. Nhưng vào năm 1962, khi Mike Bezos từ Cuba chuyển đến Mỹ, trên người ông khoác một chiếc áo khoác mà mẹ ông đã may từ những miếng giẻ lau. Khi ấy, ông chỉ mới ở độ tuổi thanh thiếu niên, đi tới Mỹ một mình và gần như không thể nói tiếng Anh.

Hôm thứ Tư vừa rồi, ông chủ Amazon đã chia sẻ về cha mình trên Twitter rằng: “Ông ấy từ Cuba đến đây khi chỉ mới 16 tuổi, không chỉ đi một mình mà ông còn không biết tiếng Anh và chỉ biết tiếng Tây Ban Nha. Tính hài hước, quyết đoán và lạc quan của ông thực sự là những điều rất đáng khâm phục.”

Dù không phải là cha đẻ của Jeff Bezos, nhưng ông chính là người nuôi dạy vị tỷ phú này. Mẹ đẻ của Jeffrey Preston Jorgensen là Jacklyn Gise, hạ sinh Jeff khi chỉ mới 17 tuổi, vẫn là một nữ sinh trung học, tại Albuquerque, New Mexico. Cha đẻ của Jeff Bezos chỉ chung sống cùng 2 mẹ con trong khoảng thời gian ngắn. Gise và Jorgensen ly hôn vào chỉ 1 năm sau khi Jeff ra đời và bà kết hôn với Mike Bezos vào năm 1968.

Mike Bezos - Từ cậu bé 16 tuổi một mình từ Cuba nhập cư vào Mỹ đến cha của người đàn ông giàu nhất thế giới - Ảnh 1.

Jeff Bezos lớn lên cùng mẹ và cha dượng Mike Bezos.

Tái hôn với người chồng mới, Gise đã quyết định đổi họ của Jeff Jorrgensen thành Jeff Bezos trước sự đồng ý của cả ông Mike và chồng cũ là Ted Jorgensen. Nhắc đến người cha này, vị tỷ phú từng chia sẻ: “Tôi luôn coi Mike là cha ruột. Nói thật rằng, tôi chỉ nhớ ra đó không phải sự thật khi bác sĩ yêu cầu điền vào một tờ đơn.”

Từ một đứa trẻ bị cha ruột bỏ rơi, sống chung với bà mẹ đơn thân và sau này gắn bó với cha dượng là người nhập cư, Jeff Bezos giờ đây đã trở thành ông chủ của “đế chế” Amazon lớn mạnh và là người đàn ông giàu nhất thế giới.

Đăng tải một đoạn video lên trang Twitter hôm thứ Năm, Jeff Bezos đã ca ngợi sự dũng cảm của cha dượng mình. Trong video, vị tỷ phú chia sẻ Mike đã có “một khoảng thời gian khó khăn” khi tới một đất nước xa lạ khi còn rất trẻ mà không có gia đình ở bên.

Mike Bezos chia sẻ trong đoạn video: “Bố mẹ tôi không được phép đi vào sân bay cùng tôi, nên họ đã để tôi ở đó. Tôi lên máy bay và đáp xuống Miami chỉ trong 45 phút sau đó.” Ông cho biết thêm, ông chỉ có thể mang theo 3 cái quần, 3 cái áo và 3 cặp đồ lót cùng 1 đôi giày. Và trên người là chiếc áo khoác cũ kỹ.

Jeff Bezos nói trong video: “Mẹ ông nghĩ rằng nước Mỹ rất lạnh. Vì vậy, bà ấy đã tự tay tạo một điều đặc biệt cho chuyến đi của Mike, một đồ vật mà đến giờ chúng tôi vẫn còn giữ.”

Mike Bezos - Từ cậu bé 16 tuổi một mình từ Cuba nhập cư vào Mỹ đến cha của người đàn ông giàu nhất thế giới - Ảnh 2.

Tuy không cùng huyết thống, nhưng Jeff Bezos và cha dượng rất thân thiết với nhau.

Mike chia sẻ: “Từ những miếng giẻ lau và dụng cụ đan lát, bà ấy và chị gái tôi đã may một chiếc áo khoác. Bà nghĩ rằng tôi cần một chiếc áo khoác ấm.”

Khi mới đặt chân tới đất Mỹ, cha dượng của Jeff Bezos sống tại Camp Matecumbe, một trại tị nạn ở Florida, trong 3 tuần. Sau đó ông được chuyển đến Wilmington, Delaware để đi học trung học và dành được suất học bổng tại thành phố Albuquerque, bang New Mexico.

Mike cho biết: “Khi ấy, tôi hầu như không biết Albuquerque là ở đâu.” Đó chính là nơi ông đã gặp Gise và con trai Jeff. Ông nói thêm: “Thật sự là điều không tưởng tượng được. Tôi nhìn lại cuộc đời mình và thấy rằng mình đã sống trong Giấc mơ Mỹ 30 năm về trước. Mọi thứ thật sự quá tuyệt vời!”

Hương Giang / Theo Trí thức trẻ/CNBC

Kịch bản nào “tệ” nhất cho Trung Quốc trong chiến tranh thương mại với Mỹ?

Kịch bản nào "tệ" nhất cho Trung Quốc trong chiến tranh thương mại với Mỹ?

Kinh tế Trung Quốc được cho là đang đứng trước sức ép lớn từ cuộc chiến thương mại với Mỹ – Ảnh: WEF.

Giới chuyên gia đang tính đến những kịch bản tồi tệ nhất đối với kinh tế Trung Quốc…

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể sụt giảm mạnh, nợ nần có thể tăng vọt và các công ty nước ngoài có thể tháo chạy khỏi nước này trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang.

Theo hãng tin Bloomberg, tình hình chiến tranh thương mại xấu đi những ngày qua đã khiến các chuyên gia kinh tế tính đến những kịch bản tồi tệ nhất đối với Trung Quốc.

Tăng trưởng sụt giảm

Loạt ngân hàng lớn gồm Bank of America, Morgan Stanley và UBS dự báo trong trường hợp xấu nhất, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể giảm dưới 6% lần đầu tiên trong 3 thập kỷ.

Một cuộc khảo sát của hãng tin Bloomberg dự báo thuế quan mà ông Trump áp lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào tuần trước sẽ khiến tăng trưởng kinh tế nước này mất 0,3 điểm phần trăm trong năm nay. Trong trường hợp Mỹ áp thuế lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc từ cuối tháng 6 như ông Trump đe dọa, thì Trung Quốc sẽ mất 0,6 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế.

Theo nhận định của Citigroup, thuế quan mà ông Trump đã áp lên hàng hóa Trung Quốc tính đến thời điểm này sẽ khiến Trung Quốc mất tới 4,4 triệu việc làm. Con số sẽ càng lớn hơn nếu thuế trừng phạt 25% được áp lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc.

Ngay từ trước khi xảy ra đợt leo thang xung đột mới nhất, kinh tế Trung Quốc đã có nhiều tín hiệu xấu. Thống kê công bố hôm thứ Tư tuần này cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới mất đà trong tháng 4, trước khi Tổng thống Donald Trump tăng thuế áp lên hàng Trung Quốc.

Bởi vậy, Trung Quốc đang đứng trước sức ép lớn phải đi đến một thỏa thuận thương mại với Mỹ, nhất là khi Chủ tịch nước này Tập Cận Bình và ông Trump dự kiến có cuộc gặp bên lề thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào cuối tháng 6.

Nợ nần gia tăng

Để giữ thăng bằng cho nền kinh tế, Trung Quốc có thể phải tung các biện pháp kích cầu thông qua tăng chi tiêu công. Tuy nhiên, đây là hướng đi khá rủi ro xét đến việc khối nợ trong nền kinh tế Trung Quốc hiện đang ở mức 300% tổng sản phẩm trong nước (GDP), dù Bắc Kinh đã có một chiến dịch giảm nợ kéo dài 2 năm.

“Tổn thất trong dài hạn là rất lớn”, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc Larry Hu thuộc Macquarie Securities phát biểu. “Trung Quốc cần phải biết rằng Nhật Bản từng rơi vào thập kỷ mất mát vì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tung các biện pháp kích thích tăng trưởng quá đà sau Thỏa ước Plaza”.

Theo một báo cáo của ngân hàng Societe Generale, thuế quan của ông Trump làm lộ ra rằng sự cân bằng giữa tăng trưởng ngắn hạn và bền vững nợ của Trung Quốc là rất bấp bênh. Một khi nợ của Trung Quốc lại tăng lên, mối lo về rủi ro hệ thống tài chính sẽ lại bị thổi bùng.

“Triển vọng kinh tế Trung Quốc đang rất u ám. Thị trường chứng khoán có thể điều chỉnh sâu hơn, thậm chí để mất hết thành quả tăng từ đầu năm… Đồng Nhân dân tệ có thể giảm giá thêm”, chuyên gia kinh tế Chen Long thuộc Gavekal Dragonomics phát biểu.

Các nhà máy rời đi

Các nhà phân tích cũng đang đánh giá về thiệt hại đối với vai trò của Trung Quốc với tư cách là trung tâm trong chuỗi cung ứng của thế giới, khi thuế quan khiến các nhà sản xuất chuyển từ Trung Quốc sang các quốc gia khác. Những hạn chế mà chính quyền ông Trump mới đặt ra đối với hãng thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei cho thấy nguy cơ của sự kiềm chế về kinh tế mà Bắc Kinh phải đương đầu.

Đến nay, thuế quan của ông Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc đã khởi động một sự chuyển biến sâu sắc, không dễ bị đảo ngược trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự chuyển biến có thể đẩy nhanh việc các doanh nghiệp rút nhà máy khỏi Trung Quốc trong bối cảnh họ vốn đã gặp khó vì giá nhân công và các chi phí khác gia tăng ở nước này.

Hôm thứ Năm, hãng sản xuất thiết bị văn phòng Nhật Bản Ricoh tuyên bố sẽ chuyển một phần hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Thái Lan để tránh rủi ro chiến tranh thương mại. Công ty Kenda Rubeer Industrial của Đài Loan cũng có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam vì lý do tương tự. Nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng lớn như Samsonite, Macy’s và Fossil đều cho biết tiếp tục chuyển sản xuất hoặc thuê ngoài ra khỏi Trung Quốc.

Theo chuyên gia kinh tế trưởng Zhuang Bo thuộc TS Lombard, hạn chế đối với hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ, có nguy cơ làm đình trệ việc chuyển giao công nghệ và bí quyết nước ngoài, theo đó làm chậm lại sự đi lên của Trung Quốc trong chuỗi giá trị.

Tệ hơn, một số chuyên gia cho rằng ông Trump có thể áp thuế nhập khẩu khoặc áp lệnh cấm xuất khẩu sang Trung Quốc các linh kiện công nghệ chủ chốt, nhất là các thiết bị bán dẫn. Một hành động như vậy có thể “bóp nghẹt” kinh tế Trung Quốc.

Ông Michael Every, trưởng bộ phận thị trường tài chính châu Á thuộc Rabobank ở Hồng Kông, nhận xét rằng một cuộc chiến tranh kinh tế với Mỹ sẽ khiến Trung Quốc khốn đốn. “Trung Quốc sẽ bị cắt lìa khỏi thị trường, ý tưởng, công nghệ và đồng USD của Mỹ trong một thời gian rất dài trước khi có thể thay thế”, ông Every nói.

Theo An Huy / VnEconomy