Tình yêu trong các vở kịch của William Shakespeare

Tình yêu trong các vở kịch của Shakespeare đã trở thành những câu chuyện tình được kể qua mọi thời đại, khiến bao thế hệ say đắm, ngưỡng mộ.
William Shakespeare là nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng ở nước Anh với những tác phẩm bất hủ vẫn được ca ngợi. Những vở kịch của ông có chủ đề đa dạng, trong đó tình yêu là màu sắc không thể thiếu.

”Romeo & Juliet”: Bi kịch tình yêu sống mãi trong thời đại

Romeo & Juliet là vở bi kịch tình yêu nổi tiếng nhất của William Shakespeare, được viết vào khoảng 1594-1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn kể về mối tình oan trái vốn là câu chuyện có thật, từng xảy ra ở Italy thời Trung Cổ.

Tinh yeu trong cac vo kich cua William Shakespeare hinh anh 1

Hình ảnh Romeo và Juliet trong chương trình biểu diễn tại Boston, năm 2017.Romeo và Juliet thuộc hai dòng họ nhà Montague và nhà Capulet, có mối thù địch lâu đời với nhau. Nhưng họ lại phải lòng nhau ngay khi nhìn thấy nhau trong đêm hội hóa trang của nhà Capulet. Chàng Romeo ngơ ngẩn trước nhan sắc tuyệt thế của Juliet, còn nàng Juliet cũng đã ngây ngất trước vẻ hào hoa phong nhã của Romeo. Họ tin rằng định mệnh đã sắp đặt cho họ được gặp nhau, và họ thề nguyện sẽ ở bên nhau mãi mãi.

Hành động cùng chết bên nhau của họ chính là dấu ấn sâu sắc về tình yêu lãng mạn chuẩn mực, kiểu Romeo & Juliet.

“Thiên đường là nơi có nàng”

Romeo đã chết khi nhìn thấy người yêu say đắm của mình nằm đó. Một tình yêu nồng cháy, quyết liệt, mộng mơ, dữ dội, thuần khiết. Hình ảnh chàng nâng chén thuốc độc, và nói “Thế là ta được hôn nàng mà chết”, thật đẹp đẽ, và cũng thật đau lòng.

Mối tình của Rome và Juliet có thể xem là mối tình đẹp nhất của mọi thời đại.

”Đêm thứ mười hai”: Tình yêu chính là mù quáng
Đêm thứ mười hai là vở hài kịch của Shakespeare, đã được viết vào khoảng năm 1601. Đêm thứ mười hai là đêm hội vui chơi cuối mùa Giáng sinh.

Vở kịch tập trung vào cặp song sinh Viola và Sebastian, bị lạc mất nhau trong vụ đắm tàu.

Tinh yeu trong cac vo kich cua William Shakespeare hinh anh 2 Hình ảnh vở kịch Đêm thứ mười hai trong chương trình The Utah Shakespeare Festival, năm 2014.
Viola khi bị đắm tàu đã được cứu và lên bờ. Cô cải trang thành chàng trai trẻ tên Cesario và tham gia phục vụ công tước Orsino. Chẳng mấy chốc Viola đã đắm chìm trong tình yêu với Orsino. Trong khi đó chàng công tước lại yêu nàng Olivia.

Trong một lần, khi chàng công tước Orsino yêu cầu Caseario đến “trao gửi” nỗi lòng của mình với nàng Oliva, thì vừa nhìn thấy Caseario (Viola), đã đem lòng yêu say đắm.

Một tam giác tình yêu được hình thành: Viola yêu công tước Orsino, công tước Orsino yêu Olivia, và Olivia yêu Viola cải trang thành Cesario.

Tình tiết vở kịch trở nên thú vị hơn khi người anh trai sinh đôi có gương mặt giống hệt Viola xuất hiện, và Olivia khi gặp chàng đã ngay lập tức “bắt cóc” đi làm đám cưới vì ngỡ chàng là Cerario mà nàng yêu.

Hiểu lầm được hóa giải khi cả Viola và Sebastian có mặt cùng lúc. Nhưng chuyện đã rồi, nên Oliva chấp nhận lấy Sebastian làm người thay thế, Viola bộc lộ thân phận thiếu nữ, và cưới Orshino.

Kết cục, mọi chuyện đều êm đẹp, và dư vị ngọt ngào có chút mù quáng lại khiến mọi người say đắm. Thế gian trong Đêm thứ mười hai thấm đẫm ái tình và niềm vui.

”Antony và Cleopatra”: Tình yêu và quyền lực

Vở bi kịch Antony và Cleopatra của Shakespeare, được trình diễn lần đầu tiên tại nhà hát Blackfriars, khoảng năm 1607.

Tinh yeu trong cac vo kich cua William Shakespeare hinh anh 3 Tình yêu trong Antony và Cleopatra gắn chặt với âm mưu, tham vọng và quyền lực.
Câu chuyện tình giữa Cleopatra, nữ hoàng Ai Cập cổ đại và Mark Antony, viên tướng của quân đội La Mã được bắt đầu vào khoảng năm 41 trước công nguyên.

Trận Actium ngoài khơi bờ biển phía tây Hy Lạp, Cleopatra đã chạy trốn cùng 60 chiếc tàu của mình và Antony đi theo cô, khiến lực lượng của anh bị hủy hoại.

Xấu hổ cho những gì chàng đã làm vì tình yêu của Cleopatra, Antony trách mắng nàng vì đã khiến chàng trở thành kẻ hèn nhát, nhưng cũng đặt tình yêu chân thành và sâu sắc này lên trên tất cả, nói rằng “Hãy cho tôi một nụ hôn, ngay cả điều này cũng trả lời tôi”.

Với nhiều mẫu thuẫn, xoay quanh quyền lực, thù hận, Cleopatra đã thử lòng người tình bằng cách thông báo cho Antony tin nàng đã chết. Quá đau đớn trước tin này, Antony đã dùng kiếm đâm thẳng vào bụng mình để tự vẫn.

Và sau đó, Cleopatra cũng tự vẫn, trong tâm tưởng của nàng, tha thiết mong rằng có thể gặp lại người tình Antony ở thế giới bên kia.

Tình yêu trong Antony và Cleopatra gắn chặt với âm mưu, tham vọng và quyền lực. Sau cùng hai người yêu nhau đều đã chết, nhưng tình yêu của họ chính là điều lưu giữ còn lại.

Shakespeare đã rất thành công khi xây dựng hai nhân vật lịch sử Cleopatra và Antony trở thành hai nhân vật gần gũi, sống động trong vở kịch của mình.

”Người lái buôn thành Venice”: Tình yêu và sự tin tưởng
Trong vở kịch Người lái buôn thành Venice, Shakespeare mối tình của Portia và Basanio thật ngọt ngào, trong sáng và nồng nàn.

Tinh yeu trong cac vo kich cua William Shakespeare hinh anh 4 “Em không muốn mất chàng”.
Portia với Bassanio dù quen biết chưa lâu nhưng nàng Portia đã đặt niềm tin hoàn toàn nơi chàng. Khi chàng phải chọn 3 chiếc hộp vàng, bạc, chì theo di nguyện mà cha nàng để lại, nàng cầu nguyện cho chàng, từng giây phút một. Nếu chàng nhầm lẫn, chàng sẽ không thể vượt qua thử thách để cưới nàng.

“Em không muốn mất chàng”, “Tất cả em đều thuộc về chàng” – nàng thốt lên những lời lẽ ấy tự đáy lòng.

Khi bạn thân của chàng Bassanio gặp nguy hiểm (vì anh muốn giúp đỡ hai người), Portia cũng đã rất thông minh, dũng cảm, không ngại khó khăn để giúp đỡ. Nàng đã khéo léo khuyên tên tài phiệt giàu có, xấu tính Shylock từ bỏ ý định róc thịt Antonio, nhưng lão một mực không nghe, mà muốn hành hạ chàng.

Lúc ấy, dựa trên tờ khế ước và luật pháp của Venice, nàng đã làm cho âm mưu của Shylock thất bại hoàn toàn. Làm sao có thể xẻ thịt người mà không khiến người ấy chảy máu.

Quả nhiên, trái tim và trí tuệ của nàng đáng được chàng Bassanio nâng niu và trân trọng. Họ làm đám cưới với nhau trong tràn ngập tiếng cười. Câu chuyện tình yêu đậm màu cổ tích, nhưng cũng rất hiện đại, bởi Bassanio và Portia đã chủ động để đến với nhau, để đấu tranh vì tình yêu của nhau.

Thủy Nguyệt / Sách hay / Zing

 

Ngôi chùa gần 2.000 tuổi, trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Chùa Dâu ở Bắc Ninh là nơi khởi nguồn tín ngưỡng thờ Tứ pháp – bốn vị nữ thần tương ứng với các hiện tượng mây, gió, sấm, chớp.

Ngôi chùa gần 2.000 tuổi, trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Theo Cục Di sản Văn hóa, chùa Dâu (xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được khởi dựng năm 187 và hoàn thành năm 226 ở vùng Dâu, thành Luy Lâu. Nơi đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Việt Nam và nơi khởi nguồn tín ngưỡng thờ Tứ pháp – 4 vị nữ thần hình thành từ sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt. Mặt trước chùa Dâu nhìn từ khoảng sân hướng ra đường quốc lộ 17.

Ngôi chùa gần 2.000 tuổi, trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Điểm nhấn về kiến trúc của chùa Dâu là tháp Hòa Phong cao khoảng 17 m nằm giữa sân. Toà tháp có kết cấu bằng gạch mộc nung thủ công. Năm 1313, dưới triều của vua Trần Anh Tông, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã tu bổ chùa và cho xây dựng ngôi tháp 9 tầng, đến nay chỉ còn lại 3. Trên tầng hai của tháp có tấm bảng khắc ba chữ “Hòa Phong tháp”. Bên trái tòa tháp là tấm bia đá dựng năm 1738, bên phải là tượng cừu đá có từ 1.800 năm trước.

Ngôi chùa gần 2.000 tuổi, trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Bên trong tháp có bộ chuông khánh bằng đồng đúc lần lượt vào năm 1793 và 1817. Khi xưa, trong dân gian lưu truyền câu thơ về tháp: “Dù ai đi đâu về đâu/ Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về”.

Ngôi chùa gần 2.000 tuổi, trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Tháp Hoà Phong có 4 cửa vòm ở mỗi tầng. Tại các góc ở chân tháp có bệ thờ “Tứ vị Thiên Vương” với quan niệm đây là các vị thần cai quản bốn phương trời. Tượng làm từ gỗ phủ sơn, cao 1,6 m và có niên đại từ thế kỷ 18.

Ngôi chùa gần 2.000 tuổi, trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Gian thiêu hương của chùa nằm ở chính giữa với bàn thờ đặt tượng Cửu Long, hành lang hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam Châu Thái Tử và Mạc Đĩnh Chi. Chùa Dâu có kiến trúc theo lối “nội công ngoại quốc” với hai hành lang dài nối nhà tiền đường ở phía trước với hậu đường (còn gọi là nhà tổ hay nhà tăng) phía sau, tạo thành tổng thể hình chữ nhật bao lấy nhà thiêu hương, thượng điện và các kiến trúc khác ở giữa.

Ngôi chùa gần 2.000 tuổi, trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Tại nhà thượng điện, bục cao nhất của gian giữa đặt pho tượng bà Dâu hay nữ thần Pháp Vân, một trong Tứ Pháp, theo tín ngưỡng bản địa của người Việt kết hợp với Phật giáo Ấn Độ. Tứ Pháp gồm các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện tương ứng với các hiện tượng tự nhiên là mây, gió, sấm, chớp. Chất liệu tạo nên bộ tượng đến nay vẫn chưa có câu trả lời khoa học, chỉ dựa vào truyền thuyết là gỗ cây dung thụ. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Toàn công bố trên tạp chí Di sản văn hóa năm 2006, dung thụ có thể là một loại cây không có thật với ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn. Chất liệu làm nên bốn bức tượng theo phỏng đoán là một cây cổ thụ trong chốn rừng thiêng.

Ngôi chùa gần 2.000 tuổi, trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Phía dưới Pháp Vân là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ ở hai bên đang thực hiện một điệu múa cổ xưa. Trong ảnh là chân dung pho tượng Ngọc Nữ có niên đại từ thế kỷ 18. Đặt trước tượng Pháp Vân là hộp đựng Thạch Quang, viên đá nằm trong thân cây dung thụ tạc nên tượng Tứ Pháp mà theo sự tích là hoá thân của con gái vị tăng sĩ Ấn Độ, Khâu Đà La và bà Man Nương người Luy Lâu, học trò của ông.

Ngôi chùa gần 2.000 tuổi, trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Tiền đường của chùa là nơi đặt tượng Hộ pháp, Bát bộ Kim Cương (trong hình), Đức Ông, Đức Thánh Hiền đa phần đều có niên đại từ thế kỷ 18. Vị trí tiền đường nằm trước mặt gian thiêu hương theo lối kiến trúc “nội công ngoại quốc”.

Ngôi chùa gần 2.000 tuổi, trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Hai dãy hàng lang song song với nhau, nối tiền thất và hậu đường, là nơi thờ Thập bát La Hán – 18 đệ tử đắc đạo của Phật đã tu đến cảnh giới La Hán.

Ngôi chùa gần 2.000 tuổi, trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Chân dung một bức tượng La Hán tại chùa Dâu. Hình tượng Thập bát La hán là chủ đề phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo, xuất hiện nhiều nhất ở Trung Quốc và Việt Nam trong các tác phẩm điêu khắc, hội họa.

Ngôi chùa gần 2.000 tuổi, trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Khoảng sân chùa nhìn ra tháp Hòa Phong. Tại chùa còn lưu giữ khoảng 100 tượng thờ các loại, trong đó có nhiều tác phẩm được coi là mẫu mực của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam. Chùa Dâu là niềm tự hào của xứ Kinh Bắc xưa nay, đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

Ngôi chùa gần 2.000 tuổi, trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Vườn tháp hiện có 8 tháp gạch là nơi yên nghỉ của các vị sư từng tu tại chùa, có niên đại từ thời Lê đến thời Nguyễn, khoảng từ thế kỷ 14 đến 19.

Kiều Dương / VNExpress

Mỗi kiếp người chỉ có trăm năm để yêu để quý, vậy nên đừng chỉ nhìn vào một vài khuyết điểm nhỏ nhặt

Trong cuộc đời, hãy cứ “nhắm một mắt mở một mắt” để quên đi khuyết điểm mà nhìn vào ưu điểm của đối phương; và hãy cứ giả khờ để bao dung hết thảy mọi lỗi lầm…

Một ngày, người cha gọi ba cậu con trai đến và nói:

“Giờ cha đã già yếu rồi, mà cơ nghiệp tổ tông cần có người tiếp quản. Các con đều thông minh tài giỏi, quả thật cha không biết lựa chọn ai để giao phó trọng trách này.

Bây giờ, mỗi người các con hãy đi lấy giấy và viết ra những ưu điểm của bản thân và khuyết điểm của hai người còn lại, rồi đưa cha. Cha sẽ xem trong các anh em con ai là người thấu hiểu và có cái nhìn sáng suốt nhất thì sẽ giao lại cơ nghiệp cho người ấy”.

Chẳng bao lâu sau, người anh cả và anh hai cùng quay trở lại và đưa cho cha những tờ giấy kín đặc chữ. Chỉ có cậu em út là mãi vẫn không có hồi đáp.

Buổi tối hôm ấy, người em út ngập ngừng đến bên cha, trong tay cậu là tờ giấy trắng tinh không một dòng chữ. Cậu nói:

“Thưa cha, con bất tài không thể tìm ra ưu điểm của bản thân và cũng không tìm được khuyết điểm nào của hai anh cả. Vậy, con mong cha hãy giao cơ nghiệp cho hai anh con cai quản”.

Người cha nghe thấy vậy, khuôn mặt rạng rỡ nở nụ cười. Đây chính là người kế thừa có đủ mọi phẩm chất mà ông vẫn luôn mong đợi để giao phó trách nhiệm gánh vác cơ nghiệp của tiên tổ.

Chỉ những ai thật sự khiêm tốn, những ai trong tâm không chất chứa những khuyết thiếu của người khác, mới có thể chí công vô tư mà đối đãi với mọi sự việc trong đời.

Ngược lại, nếu chỉ nhìn vào khuyết điểm của người khác, chúng ta sẽ không thể biết rằng họ cũng còn rất nhiều ưu điểm đáng được khích lệ và ngợi khen.

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, cha mẹ và con cái đến với nhau là vì chữ “duyên”, vợ chồng gắn bó với nhau lại là vì chữ “nợ”, mà bạn bè, đồng nghiệp, hay các mối quan hệ gặp gỡ nhau hết thảy cũng vì duyên vì nợ mà thành.

Mỗi kiếp người chỉ có trăm năm để yêu để quý, vậy nên đừng chỉ nhìn vào một vài khuyết điểm nhỏ nhặt của đối phương. Nếu như có thể chuyển khuyết thành ưu, biến chán ghét thành tán thưởng, thiết nghĩ chúng ta sẽ vui vẻ hơn biết bao nhiêu…

@ TapchiHoaky

Kiềm chế Trung Quốc có dễ?

Nguồn: Calls to harden the West’s defences against China suggest despair”, The Economist, 09/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Lịch sử của những nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc thời hiện đại đều không có kết cục vui vẻ. Liên Xô đã thử kiềm chế Trung Quốc vào năm 1960 khi Mao Trạch Đông tuyên bố không lo ngại về chiến tranh hạt nhân, cho rằng một cuộc xung đột như vậy sẽ giết chết nhiều kẻ đế quốc hơn là những người theo chủ nghĩa xã hội, khiến thế giới bị hủy hoại trừ những người cộng sản. Quan điểm này khiến Nikita Khrushchev lo ngại. Các cố vấn kỹ thuật của Liên Xô, bao gồm các chuyên gia vũ khí hạt nhân, những người đã tiêu hủy tất cả các tài liệu mà họ không thể mang theo, đã bị rút khỏi Trung Quốc. Các kỹ thuật viên Trung Quốc đã tập hợp lại các mảnh vụn, thu hồi manh mối giúp Trung Quốc thử thành công một quả bom nguyên tử bốn năm sau đó.

Bài học là rõ ràng. Hủy bỏ trợ giúp cho một Trung Quốc đang gây đe dọa có thể là hợp lý, nhưng một Trung Quốc cuối cùng cũng thành công, rồi sau đó cảm thấy không còn phụ thuộc vào bên ngoài, không nhất thiết sẽ trở nên an toàn hơn.

Nhưng đó không phải là một bài học có nhiều âm hưởng ở Mỹ ngày nay. Bất cứ điều gì xảy ra đi nữa trong cuộc chiến tranh thương mại của Tổng thống Donald Trump, Mỹ cũng sẽ ngày càng cứng rắn chống lại Trung Quốc. Các động thái đang được thực hiện nhằm ngăn việc xuất khẩu các công nghệ nhạy cảm, áp đặt hàng rào thuế quan và các quy tắc sàng lọc đầu tư nước ngoài khắt khe hơn. Các quan chức Mỹ cũng đang dựa vào các đồng minh ở châu Âu và các nơi khác, với các mức độ thành công khác nhau, để xa lánh các công ty Trung Quốc như Huawei, một gã khổng lồ viễn thông. Giữa những cáo buộc tràn lan về việc Trung Quốc tiến hành hoạt động gián điệp tại các khu học xá, Mỹ cũng đang thắt chặt các quy định về thị thực dành cho sinh viên khoa học và công nghệ đến từ Trung Quốc.

Tại Quốc hội và Nhà Trắng, các nhà lãnh đạo có vẻ không bị lay chuyển bởi những mặt trái của việc từ chối hỗ trợ Trung Quốc khi nước này trỗi dậy. Nếu kết quả nếu là một Trung Quốc độc lập hơn so với phương Tây thì họ sẽ chỉ nhún vai. “Tôi nghĩ rằng, đó là cách mọi việc sẽ kết thúc. Về bản chất, đó là cách mà Trung Quốc dự định cuối cùng sẽ đạt được”, Thượng nghị sĩ Marco Rubio đại diện bang Florida gần đây nói với chúng tôi. Đảng Cộng hòa đã đồng tài trợ cho các dự luật lưỡng đảng nhằm hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với công nghệ Mỹ và các thị trường như thị trường viễn thông vốn liên quan đến an ninh quốc gia.

Chủ tịch Tập Cận Bình coi đó như là một bài kiểm tra ý chí của Trung Quốc. Chủ nghĩa bảo hộ đang khiến cho Trung Quốc khó khăn hơn trong việc có được các công nghệ quan trọng của nước ngoài, ông tuyên bố vào tháng 9 năm ngoái. Trung Quốc phải đi trên con đường tự lực của mình.

Ý tưởng về sự tự lực đã quen thuộc với Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 70 năm qua, một bài viết gần đây của Neil Thomas thuộc Viện Paulson, một viện nghiên cứu chính sách tại Washington, ghi nhận. Nhưng khái niệm đó thường đề cập đến một mong muốn độc lập, chứ không phải tự cung tự cấp. Cụm từ này phổ biến dưới thời Mao, ngay cả trong giai đoạn mà các nhà lãnh đạo Moskva vẫn còn viện trợ tiền, máy móc hiện đại và hơn 10.000 cố vấn. Thomas lưu ý rằng Đặng Tiểu Bình cũng sử dụng cụm từ tương tự khi ông mở cửa Trung Quốc cho các lực lượng tư bản và đầu tư nước ngoài 40 năm trước. Nói về sự tự lực trong khi nhận rất nhiều sự giúp đỡ từ nước ngoài như vậy nghe có vẻ mâu thuẫn. Nhưng cụm từ đó trong tiếng Trung hơi mơ hồ, có nghĩa là “sự tái sinh thông qua nỗ lực của chính mình”. Rào cản mà Mỹ hiện đang dựng lên có thể thúc đẩy Trung Quốc tìm kiếm một kiểu tự lực có thể dẫn đến một điều nguy hiểm: một Trung Quốc cảm thấy không mắc nợ gì các cường quốc nước ngoài với các giá trị và quy tắc rất khác biệt.

Mong muốn mới của phương Tây trong việc tránh xa Trung Quốc phần nào phản ánh sự xói mòn của niềm tin và sự tự mãn trước đây rằng các xã hội tự do có lợi thế về đổi mới và sáng tạo, giúp họ sẽ luôn đi trước các chế độ chuyên chế. Khi Trung Quốc bắt kịp, phương Tây lại chuyển sang xù lông phản kháng.

Mặt khác, những người ủng hộ cách tiếp cận hiếu chiến với Trung Quốc đang chấp nhận một logic chính trị không hề vui vẻ. Kể từ khi người nước ngoài bắt đầu tìm cách tiếp cận Trung Quốc thời nhà Thanh, việc can dự, hợp tác với Trung Quốc được coi là một cách để khuyến khích các nhà tự do và cải cách trong hệ thống Trung Quốc. Ở Anh hồi thế kỷ 19, nhiều nhà bình luận đã chỉ trích chính phủ của họ khi dùng vũ lực để buộc Trung Quốc mở cửa thị trường, đôi khi không phải vì quan điểm đạo đức mà vì họ sợ rằng việc cứng rắn với Trung Quốc sẽ khiến Trung Quốc ngày càng bế quan tỏa cảng hơn. Năm 2001, khi Tổ chức Thương mại Thế giới chấp nhận Trung Quốc làm thành viên, nhiều người ở phương Tây hy vọng cử chỉ này sẽ tiếp sức cho các nhà cải cách Trung Quốc trong cuộc chiến đấu chống lại sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.

Than ôi, nhiều người Mỹ và những người phương Tây khác đang làm chính sách về Trung Quốc không tin là các nhà cải cách Trung Quốc có đủ sức mạnh hay ảnh hưởng để có thể đóng một vai trò có ý nghĩa. Các ông chủ doanh nghiệp nước ngoài và các chính trị gia tin rằng Liu He (Lưu Hạc), phụ tá kinh tế của Tập Cận Bình, là một nhà cải cách, người muốn Trung Quốc mở cửa thị trường hơn. Nhưng họ thấy một vài dấu hiệu cho thấy ông Liu, đang giữ chức phó thủ tướng, thực ra không hề có quyền lực của riêng mình để xử lý các nhóm lợi ích phản đối cải cách. Quyền lực của ông đến từ việc đại diện cho ông Tập.

Điều đó giúp giải thích lý do tại sao rất nhiều chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài lặng lẽ hoan nghênh một cách tiếp cận hung hăng hơn của Mỹ mà một thời gian ngắn trước đây họ vẫn còn e ngại. Trong trường hợp không có áp lực nội bộ từ các nhà cải cách, họ hy vọng rằng ông Trump và nhóm của ông sẽ bảo đảm đem lại những thay đổi thực sự trong cách Trung Quốc sử dụng trợ cấp, độc quyền địa phương và ép buộc chuyển giao bí mật thương mại để quản lý nền kinh tế. Nhiều chiến thuật của ông Trump đã làm họ thất vọng, và đôi khi đã làm bẽ mặt ông Liu, người là phái viên thương mại của Trung Quốc. Nhưng tìm kiếm và tăng cường sức mạnh cho các đồng minh bên trong Trung Quốc đã không còn hiệu quả.

Ai cũng thua

Kết luận này làm một số người Trung Quốc có thiện cảm nhất với phương Tây cũng phải lo lắng. Tại các trường đại học và viện nghiên cứu nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh, một số học giả kêu gọi thế giới đừng quay lưng với Trung Quốc. “Ngay bây giờ nếu bạn muốn nói về cải cách, ở trong nước hay trong nội bộ, là điều rất khó”, giám đốc một viện nghiên cứu chính sách nói. Ông thêm rằng áp lực bên ngoài sẽ giúp “giữ Trung Quốc mở cửa”. Một cố vấn chính phủ theo tư tưởng diều hâu hơn cáo buộc rằng nếu các chính phủ phương Tây quá hung hăng và không chân thành, họ “sẽ tạo ra một thứ chủ nghĩa dân tộc rất khủng khiếp ở Trung Quốc”.

Các lực lượng đen tối hơn ở Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ sự chia rẽ rõ ràng giữa Trung Quốc với phương Tây. Các gián điệp Trung Quốc có lý do để nhắm mục tiêu vào các bí mật thương mại nước ngoài mà giờ đây sẽ không bao giờ còn được chia sẻ một cách tự nguyện nữa. Những nhân vật cứng rắn có thể gầm gừ rằng nước Mỹ luôn có dã tâm kiềm chế Trung Quốc, và hiện tại Mỹ đang chứng minh điều đó. Cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ cảm thấy rằng hành động của họ là hợp lý và giúp họ trở nên an toàn hơn. Nhưng cả hai có thể đều sai.

NghiêncuuQuocte

Trung Quốc phong tỏa toàn diện trang bách khoa toàn thư Wikipedia

Bắt đầu từ cuối tháng 4, tất cả các phiên bản ngôn ngữ của trang bách khoa toàn thư Wikipedia đều bị chính quyền Trung Quốc phong tỏa hoàn toàn. Wikinews có được kết luận này dựa trên phản hồi từ người dùng và phân tích dữ liệu của Dự án OONI (Open Observatory of Network Interference).wikipedia

(Ảnh từ Shuterstock)

Hôm 25/4, Wikinews đưa tin, bắt đầu từ ngày 23/4, Trung Quốc Đại lục đã tiến hành chặn toàn bộ trang Wikipedia với tất cả các phiên bản ngôn ngữ. Theo báo cáo của OONI cho thấy, bắt đầu từ ngày 25/4, tất cả các tên miền con của wikipedia.org tại Trung Quốc đều bị phong tỏa bằng phương thức chặn DNS và lọc SNI. Điều này khiến cho truy cập gặp khó khăn trong môi trường IPV4 dù đã sử dụng các kỹ thuật mã hóa DNS như sửa tệp tin host hoặc sử dụng DNS over HTTPS. Việc phong tỏa này này nhắm vào bất cứ tên miền con/phiên bản ngôn ngữ nào của của wikipedia.org, ví dự như zh.wikipedia.org, en.wikipedia.org, v.v. Ngay cả tên miền con không tồn tại cũng bị phong tỏa, ví dụ như tên miền “donotexist.wikipedia.org”. Trước đó, ngoài phiên bản tiếng Trung, thì phần lớn các phiên bản ngôn ngữ khác đều có thể truy cập được từ Trung Quốc.

Gần đây, trang Greatfire.org cũng đã tiến hành kiểm tra về tình hình phong tỏa Wikipedia tại Trung Quốc Đại lục. Theo Đài Tiếng nói Đức (Deutsche Welle) đưa tin, kết quả thử nghiệm mà Greatfire.org tiến hành cho thấy, từ ngày 22/4/2019 đến nay, Wikipedia phiên bản tiếng Anh bị chặn tại Trung Quốc.

Có phân tích cho rằng, có thể sắp đến ngày kỷ niệm 30 chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp đẫm máu phong trào sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn, nên Wikipedia mới bị phong tỏa tại Trung Quốc.

Hôm thứ Tư, Quỹ Wikimedia đã phát biểu tuyên bố trên BBC cho biết, “Tuần cuối tháng 4, Quỹ Wikimedia đã xác định: Wikipedia không thể truy cập được ở Trung Quốc. Sau khi phân tích chi tiết lưu lượng nội bộ, chúng tôi có thể xác nhận, hiện tại tất cả các phiên bản ngôn ngữ của Wikipedia đều bị chính quyền Trung Quốc chặn.”

Bách khoa toàn thư Wikipedia do Jimmy Wales cùng Larry Sanger đồng sáng lập, và bắt đầu phục vụ trực tuyến từ năm 2001. Wikipedia là công cụ tham khảo lớn nhất và phổ biến nhất trên mạng toàn cầu và được xếp hạng trong số 10 trang web phổ biến nhất trên thế giới. Do Wikipedia có thể rất nhanh chóng cập nhật các sự kiện mới phát sinh, và bất cứ ai cũng có thể đi sâu vào chỉnh sửa nội dung dữ liệu, nên ngày càng có nhiều người coi Wikipedia là một nguồn tin tức.

Cũng vì thế, trên Wikipedia thường xuyên xuất hiện các thông tin bị chính quyền Trung Quốc coi là “nhạy cảm”. Từ tháng 6/2004, chính quyền Trung Quốc thỉnh thoảng lại có hành động chặn truy cập Wikipedia. Chủ biên Tạp chí WaiCan Hạ Lan Nhược (He Lanruo) từng chia sẻ với Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) rằng, sở dĩ chính quyền Trung Quốc chặn Wikipedia, nguyên nhân căn bản chính là để duy hộ sự thống trị độc tài của họ, họ tách biệt người dân trong nước với thế giới văn minh, để tiến hành ngu dân nhằm dễ thống trị.

Tháng 7 năm ngoái, Jimmy Wales trả lời phỏng vấn truyền thông tại Đài Bắc (Đài Loan) cũng từng nói về tình hình Trung Quốc phong tỏa Wikipedia. Ông cho biết, Wikipedia tuyệt đối sẽ không vì muốn tiến vào thị trường Trung Quốc mà từ bỏ nguyên tắc ban đầu.

Thực tế, từ lâu, Jimmy Wales đã không đồng tình với việc chính quyền Trung Quốc chặn Wikipedia. Tháng 12/2015, tại Đại hội Internet thế giới được tổ chức ở tỉnh Chiết Giang, Jimmy Wales đã dùng thân phận khách mời để lên tiếng, “Suy nghĩ của tôi là bất cứ chính phủ nào muốn kiểm soát luồng thông tin thì đều là lỗi thời. Và điều này không thể làm được.”, phát biểu này đã khiến người dẫn chương trình và Phó Tổng biên tập trang tin Tân Hoa Xã giật mình.

Trí Đạt / Trithuctre

Mô hình tăng trưởng cũ đã tới hạn, đâu là động lực mới của kinh tế Trung Quốc?

Mô hình tăng trưởng cũ đã tới hạn, đâu là động lực mới của kinh tế Trung Quốc?

Từ năm 1990 đến 2017, mức chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu người đã tăng gần 8 lần, cao gấp đôi so với mức tăng của Ấn Độ. Trung Quốc là thị trường lớn nhất của nhiều mặt hàng, từ xe hơi, smartphone, hàng xa xỉ đến bia.

Chính phủ Trung Quốc cho rằng thời kỳ “đổi mới và mở cửa” được bắt đầu từ năm 1978, nhưng 15 năm đầu tiên quá trình ấy không bằng phẳng. Không bị trói buộc bởi cơ chế kế hoạch tập trung, người dân Trung Quốc nhanh chóng thể hiện tài kinh doanh của mình nhưng Chính phủ nước này vẫn chưa thống nhất về cách thức xây dựng các cơ sở vật chất cần thiết hay làm thế nào để tích lũy vốn cho tăng trưởng.

Mãi đến những năm 1990 Trung Quốc mới nhất trí đi theo mô hình mà họ vẫn theo đuổi đến tận ngày nay. Lãnh đạo các địa phương bắt đầu được đánh giá bằng tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Do đó họ bắt đầu cạnh tranh để thu hút các doanh nghiệp, bằng các ưu đãi về thuế, đất đai và chi phí nhân công. Cơ chế thay đổi khiến toàn bộ nền kinh tế giống như 1 startup khổng lồ luôn khao khát mở rộng. Nếu như năm 1990 kinh tế Trung Quốc chỉ chiếm 4% kinh tế toàn cầu thì ngày nay con số đã tăng lên gần 18%.

3 trụ cột chính của kinh tế Trung Quốc

Mô hình kinh tế Trung Quốc có 3 trụ cột chính và chúng đều có thể được tìm thấy ở New Century Global Centre. Đầu tiên là toàn bộ đất đai đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Các quan chức địa phương có thể dùng những hợp đồng cho thuê đất dài hạn giá siêu rẻ để thu hút doanh nghiệp. Đất đai chính là một nguồn thu lớn của các chính quyền địa phương. Ví dụ, ở Tứ Xuyên – nơi Thành Đô là thủ phủ, tiền thu được từ bán đất ngang bằng với nguồn thu từ thuế.

Đặc trưng thứ hai trong nền kinh tế Trung Quốc là chủ nghĩa thân hữu. Deng mua khu đất năm 2008 với giá rất rẻ. Ban đầu thương vụ này đi kèm với nhiều điều kiện khắt khe: Deng phải xây cả trung tâm nghệ thuật và công viên cây xanh, trong khi khu văn phòng và trung tâm mua sắm không hề có trong kế hoạch. Nhưng cuối cùng công trình chỉ có 1 tòa nhà trơ trọi.

Tất nhiên các quan chức Thành Đô biết điều này, bởi ủy ban thành phố nằm ở ngay bên kia đường. Nhưng Deng là người có quan hệ thân thiết với giới quan chức. Bí thư thành ủy Thành Đô khi đó, ông Li Chuncheng, sau này đã bị bỏ tù vì tội tham nhũng và là một trong số hàng chục cán bộ cấp cao “ngã ngựa” trong chiến dịch chống tham nhũng mà Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng sau khi nhậm chức năm 2013.

Đặc trưng thứ ba là nợ. Deng mua khu đất năm 2008, 1 cột mốc đáng nhớ với kinh tế Trung Quốc. Lo lắng về những tác động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, Bắc Kinh đã triển khai 1 gói kích thích khổng lồ. Các quan chức địa phương ráo riết vay nợ và thâu tóm rất nhiều đất đai để phát triển. Cơn sốt xây dựng bùng lên trên khắp Trung Quốc.

New Century Global Centre là một trong rất nhiều dự án mọc lên ở Trung Quốc trong thời kỳ đó. Một số tỏ ra hữu dụng, ví dụ như mạng lưới đường sắt cao tốc. Nhưng có không ít đã trở thành những dự án ma không thể thu hút cư dân đến sinh sống. Nợ của Trung Quốc đã tăng từ mức 150% GDP năm 2008 lên hơn 250% GDP ở thời điểm hiện tại.

Ở nơi khác, sự phát triển không bền vững như vậy sẽ gây ra hệ lụy, ví dụ như khủng hoảng ngân hàng càn quét phương Tây cách đây 1 thập kỷ hay giảm phát đeo đuổi Nhật Bản trong suốt những năm 1990. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là đến nay cả 3 nhân tố nói trên vẫn đem lại những lợi ích nhất định.

Kiểm soát đất đai giúp Chính phủ có đòn bẩy để thúc đẩy đầu tư. Để tăng giá đất, các địa phương bắt buộc phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ đường cao tốc đến mạng lưới điện. Xét theo góc độ nào đó thì nợ tăng cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống tài chính đang hoạt động hiệu quả, dẫn dắt dòng tiền tiết kiệm sang các kênh đầu tư. Nhiều nước phát triển vẫn có mức nợ tương đương Trung Quốc.

Tuy nhiên, thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt ở thời điểm hiện tại là phải chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng khác bởi cả 3 trụ cột kể trên đều đã tới hạn. Đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn, và nguồn cung nhà ở đã lớn hơn nhu cầu của người dân. Tham nhũng đã trở thành vấn nạn và ngày càng có nhiều vụ vỡ nợ xuất hiện.

Tất nhiên công cuộc chuyển đổi chẳng bao giờ dễ dàng. Các địa phương khó có thể tìm được nguồn thu dễ dàng và béo bở như đất đai. Chiến dịch chống tham nhũng đã triệt tiêu động lực của các quan chức địa phương. Nỗ lực giảm nợ khiến tăng trưởng chậm lại.

Động lực từ tiêu dùng

New Century Global Centre lại chính là nơi mà Trung Quốc có thể tìm thấy manh mối câu trả lời. Tại đây, tương lai của ngành bán lẻ là rất tươi sáng. Từ lối vào chính, đập vào mắt khách tham quan là sàn nhà lát đá hoa cương bóng lộn và những cầu thang mạ vàng. Đi thẳng sẽ tới công viên nước rộng lớn, nơi đón hàng trăm lượt khách mỗi ngày với điện thoại di động được để trong túi nhựa treo lủng lẳng trên cổ.

Zhang Meng, nhân viên sale của 1 công ty truyền thông, thường dẫn cậu con trai 4 tuổi tới đây chơi vào cuối tuần. Anh được coi là dư dả nhưng còn xa mới được gọi là giàu có. Khi công viên nước bắt đầu bán vé năm ở mức 104 USD/người lớn, anh ngay lập tức mua vé để đưa vợ con tới đây mỗi tháng 2 lần. Họ đi dạo quanh trung tâm thương mại, đi bơi và sau đó ăn tối ngay tại đây. Người giàu trí tưởng tượng có thể so sánh không khí trong New Global Centre giống như Coney Island những năm 1950, cộng thêm những thiết bị điện tử hiện đại và mái vòm bằng kính khổng lồ ở trên đầu.

Khung cảnh này phản ánh chính xác sự nổi lên của tiêu dùng. Kinh tế Trung Quốc vẫn thường bị miêu tả là thiếu cân bằng, với đầu tư chiếm gần một nửa GDP, cao hơn gấp đôi tỷ lệ ở các nước phát triển. Trong khi đó tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 1/3, bằng một nửa ở nước phát triển. Tuy nhiên, theo Arthur Kroeber, nhà sáng lập của hãng nghiên cứu Dragonomics, những con số này không phản ánh được 1 điều quan trọng: tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong GDP không phải vì người dân Trung Quốc không đi mua sắm mà bởi vì đầu tư của nước này quá lớn.

Mô hình tăng trưởng cũ đã tới hạn, đâu là động lực mới của kinh tế Trung Quốc? - Ảnh 1.

Không thể phủ nhận tiêu dùng đang bùng nổ ở Trung Quốc. Từ năm 1990 đến 2017, mức chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu người đã tăng gần 8 lần (sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát), cao gấp đôi so với mức tăng của Ấn Độ. Trung Quốc là thị trường lớn nhất của nhiều mặt hàng, từ xe hơi, smartphone, hàng xa xỉ đến bia.

Vấn đề của Trung Quốc không phải là hướng về tiêu dùng mà là liệu làn sóng bùng nổ này có thể duy trì được lâu hay không. Trong những tháng gần đây, đã có nhiều giấy mực tiêu tốn cho ý tưởng Trung Quốc đang cắt giảm tiêu dùng. Số xe hơi bán ra đã giảm mạnh trong năm 2018, nhưng một phần là bởi ưu đãi thuế bị xóa bỏ. Rõ ràng là người tiêu dùng Trung Quốc không thể chống lại quy luật tự nhiên: nếu nền kinh tế đứng bên bờ suy thoái, chi tiêu của hộ gia đình không thể không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên nhìn rộng hơn thì doanh số bán lẻ vẫn tăng trưởng tốt và môi trường kinh tế vĩ mô có nhiều thuận lợi. Lực lượng lao động bắt đầu thu hẹp, đẩy tiền lương tăng lên. Chi tiêu hộ gia đình chạm đáy 36% GDP vào năm 2010. Năm nay chỉ tiêu này được dự báo sẽ đạt 40%.

Thu nhập bình quân đầu người đã chạm 5.000 USD tại các thành phố lớn – mức mà tại các nước khác sẽ giúp chi tiêu cất cánh. Sự thực là New Century Global Centre được xây dựng ở Thành Đô cũng thể hiện xu hướng này. Nằm sâu trong đất liền, Thành Đô nghèo hơn các thành phố duyên hải nhưng trong thập kỷ vừa qua nền kinh tế Thành Đô đã tăng trưởng gấp 4 lần.

Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc được ước tính nằm trong khoảng từ 100 đến 600 triệu người tùy theo cách định nghĩa. Dù con số chính xác là bao nhiêu thì điều quan trọng là nó sẽ tăng lên trong tương lai. Kể cả trong thời đại thương mại điện tử, mọi người vẫn thích đến với các trung tâm thương mại như New Global Centre. Bên cạnh những thứ thường thấy như cửa hàng quần áo hay trang sức, ở đó còn có khu vui chơi cho trẻ em, các trò chơi thực tế ảo, quán cafe cosplay và nhà hàng ngoài trời trên tầng thượng.

Thu Hương

Theo Trí thức trẻ/Economist