Phía sau tình yêu đôi khi là những lời dối trá

Đôi khi con người phải đi tìm sự an ủi trong những lời nói dối. Dường như hiện thực là một bức tranh ảm đạm mà ta chẳng thể đối diện.

Bernhard Schlink hiện là một ngôi sao sáng trên văn đàn Đức đương đại. Ông ra mắt tiểu thuyết đầu tiên khi đã ngoài năm mươi. Đó là sự khởi đầu khá muộn đối với một nhà văn. Nhưng ngay từ giây phút Người đọc xuất hiện, nó đã khiến cho độc giả phải choáng váng. Bằng thứ ngôn ngữ lớp lang, rành mạch nhưng không kém phần sắc lạnh Bernhard Schlink đã đi sâu vào khai phá những góc tối tăm của tâm hồn con người để phát hiện những bình diện mới của sự nhân văn.

Sau một vài tiểu thuyết được đánh giá cao như: Người đọc và Người đàn bà trên cầu thang, độc giả cũng như giới phê bình gọi coi Bernhard Schlink là một tiểu thuyết gia. Nhưng một con người tài năng và linh hoạt như ông, không bao giờ chịu trói buộc bản thân trong một thể loại nhất định. Bernhard Schlink cho ra mắt tập truyện ngắn đầu tay với nhan đề đầy lãng mạn: Những cuộc chạy trốn tình yêu. Dưới cái nhìn từng trải của một vị thẩm phán, liệu tình yêu mang hình hài ra sao?

Mùa hè dối trá là tập truyện ngắn tiếp theo của Bernhard Schlink. Tình yêu vẫn là chủ đề chính trong các sáng tác của nhà văn người Đức. Bernhard Schlink không mang đến cho bạn đọc những cuộc tình cuồng nhiệt và đầy say mê như cách mà các nhà văn trẻ vẫn làm. Tình yêu trong văn của ông mang một nhịp điệu chậm rãi và giàu suy tưởng. Với ông, ái tình chính là tấm gương để chúng ta soi lại chính mình.

Sự dối trá lẩn khuất dưới đôi cánh của thần tình yêu

Người ta luôn rỉ tai nhau rằng: “Sự dối trá là liều thuốc độc giết chết ái tình”. Thế nhưng, chẳng mấy kẻ đủ can đảm để khẳng định rằng mình luôn thành thật trong tình yêu. Là con người ai chẳng có bí mật, hay một góc khuất nào đó không thể để cho kẻ khác tùy tiện đào bới. Vì lẽ đó, lời nói dối mới xuất hiện dưới cánh cung của thần tình ái. Người ta nói dối bạn đời, nói dối người tình, và nói dối cả chính mình.

Phia sau tinh yeu doi khi la nhung loi doi tra hinh anh 1
Tập truyện ngắn Mùa hè dối trá đã được giới thiệu tại Hà Nội trong khuôn khổ “Những ngày văn học châu Âu” năm nay.

Cuối mùa nghỉ là một truyện ngắn mang âm hưởng khá nhẹ nhàng, xoay quanh hai nhân vật chính là Richard và Susan. Họ gặp nhau ở một vùng biển vắng vào cuối kỳ nghỉ. Cả hai đều đi một mình và đang thấy cô đơn. Sự rung động nảy nở như câu chuyện tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà. Richard bị nét đằm thắm cùng sự táo bạo rất đàn bà của Susan quyến rũ. Nhưng tình cảm ấy liệu có lâu bền khi cô và anh ở hai thế giới khác nhau.

Richard là một anh chàng nhạc công nghèo, còn Susan là một nữ thừa kế. Cô có công ty riêng, có khách sạn và căn hộ cao cấp còn anh chỉ có cây đàn. Giữa họ có một điểm chung duy nhất là tuổi thơ nhiều mất mát. Cả hai chia chia sẻ những câu chuyện cũ, những thứ tưởng chừng đã lùi vào quên lãng và Richard cho rằng đó là tình yêu. Kết thúc kì nghỉ, khi cả hai quay về với cuộc sống thường nhật, anh chàng nhạc công nghèo bắt đầu tỉnh mộng…

Chúng ta nên làm gì để chuẩn bị cho một cái chết hoàn hảo? Đó là điều mà Thomas nhân vật chính của Mùa hè cuối cùng đang trăn trở. Từ rất lâu, ông đã mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo. Một ngày kia, nếu khối ung nhọt ấy vỡ ra, ông sẽ chết. Vị giáo sư khả kính muốn được nhìn ngắm nụ cười của những người thân yêu trước khi rời xa thế giới này. Thế nên, ông sắp xếp một kì nghỉ để hai vợ chồng được gặp gỡ toàn thể con cháu. Sau đó, Thomas sẽ ra đi một cách lặng lẽ, như thể đang chìm trong giấc ngủ sâu.

Phia sau tinh yeu doi khi la nhung loi doi tra hinh anh 2
Nhà văn người Đức Bernhard Schlink.

Những ngày hè đáng quý ấy làm ông nhận ra nhiều điều. Hơn nữa cuộc đời Thomas đã sống quá vội. Ông chỉ biết đến nghiên cứu, luận án và việc giảng dạy. Thomas luôn làm tốt công việc của một giáo sư, sau đó mới đến nghĩa vụ của một người chồng. Ông để mặc vợ chăm sóc các con và cho rằng: nếu ông không ngoại tình thì chẳng có lỗi lầm nào trong cuộc hôn nhân ấy cả.

Vị giáo sư bắt đầu học lại cách yêu thương như một người chồng đúng nghĩa. Và ông thấy cuộc sống thật tuyệt, dường như ông đã tìm được hạnh phúc. Tiếc thay, tia nắng lại tắt ở cuối đường hầm. Khi vợ ông biết được sự thật về kế hoạch ông đã chuẩn cho cái chết của mình, bà gần như phát điên. Con cái của vị giáo sư cũng bỏ mặc người cha tội nghiệp. Hạnh phúc lại rời bỏ Thomas nhanh như một cơn gió mùa hè.

Bernhard Schlink và những thông điệp đằng sau lời nói dối

Những nhân vật là người già xuất hiện khá nhiều trong Mùa hè dối trá. Ngoài Thomas, ông già muốn tìm đến cái chết “viên mãn” còn có Nina bà lão ngoài tám mươi  với cuộc hành trình đi xuống miền nam để gặp lại tình đầu. Trong quá trình theo đuổi những mục đích rất riêng tư ấy, họ nhận ra mình đã sống trong dối trá quá lâu, nói dối bạn đời, nói dối người tình và dối trá với cả chính mình.

Khi thực tại làm người ta chán nản, họ tìm đến những lời nói dối để ve vuốt bản thân. Người Đức con một câu ngạn ngữ rất hay, đại ý rằng: Dưới tầng hầm nhà ai cũng có vài cái xác. Con người luôn có những bí mật muốn che đậy trước kẻ khác, dẫu đó là người thân. Đó là nguyên nhân để những lời nói dối xuất hiện trên đời. Nhưng để có được tình yêu, hãy học cách đối thoại và sẻ chia, dù cho điều đó khó khăn đến nhường nào.

Phia sau tinh yeu doi khi la nhung loi doi tra hinh anh 3
Các tác phẩm của Bernhard Schlink luôn thu hút các nhà làm phim. Một cảnh trong phim Tình địch được chuyển thể từ truyện ngắn Người khác của nhà văn Đức.

Dịch giả Lê Quang, người chuyển ngữ Mùa hè dối trá tâm sự: dịch các tác phẩm của Bernhard Schlink không phải là điều đơn giản. Bởi đằng sau các nhân vật, cốt truyện và tình huống còn là những câu chuyện về văn hóa.

Không phải ngẫu nhiên, mà những truyện ngắn trong cuốn sách này đều được đặt trong khung cảnh mùa hè, đó là một dụng ý rất thông minh của tác giả.

Ở các nước Tây Âu như Đức, mùa hè rất ngắn ngủi, những ngày hạ rực nắng chỉ tồn tại trong khoảng một tháng. Những lời nói dối cũng vậy, chúng thường hay “chết yểu”. Bởi thế, người Đức mới có câu ngạn ngữ: “Lời nói dối là một kẻ có đôi chân rất ngắn”. Khi chuyển ngữ một tác phẩm văn học, câu từ chưa hẳn đã là điều khiến các dịch giả băn khoăn. Thứ khiến họ đắn đo hơn cả là những ý niệm tồn tại giữa hai dòng chữ.

Sách hay / Thụy Anh /Zing

Ngôi nhà Việt Trì hứng nắng xuyên suốt 40 mét

Nhờ hai giếng trời lớn ở giữa ba khối nhà, nơi đây không cần bật bất kỳ ngọn đèn nào vào ban ngày và luôn thoáng mát dù giữa hè nắng nóng.

Ngôi nhà Việt Trì hứng nắng xuyên suốt 40 mét

Biệt thự có diện tích sàn tổng cộng 650 m2, được xây dựng trên miếng đất rộng 550 m2, tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Đây là nơi sinh sống của một đại gia đình ba thế hệ với 10 thành viên.

Ngôi nhà Việt Trì hứng nắng xuyên suốt 40 mét

Mặt trước khu đất hướng Đông Nam, tiếp giáp với trục đường giao thông lớn 45 m. Mặt sau hướng Tây Bắc, tiếp giáp với đường giao thông nội khu 12,5 m. Công trình có 3 mặt đón nắng trong ngày nên yêu cầu về cách nhiệt được ưu tiên hàng đầu.

Ngôi nhà Việt Trì hứng nắng xuyên suốt 40 mét

Dựa trên chiều dài khu đất gần 40 m, kiến trúc sư Hoàng Minh Tuệ cùng các đồng nghiệp tại Ray Architecture đã quyết định thiết kế ba khối công năng riêng biệt, nằm xen kẽ với hai giếng trời. Với tổng diện tích hơn 50 m2, hai giếng trời mang ánh sáng và gió tràn ngập khắp nhà dù gia chủ đóng cửa phía trước.

Ngôi nhà Việt Trì hứng nắng xuyên suốt 40 mét

Ngoài hai giếng trời, trong khuôn viên biệt thự còn có sân vườn phía trước, phía sau và hai bên cạnh nhà để từ bất cứ vị trí nào trong nhà cũng có thể nhìn thấy mảng xanh thiên nhiên.

Ngôi nhà Việt Trì hứng nắng xuyên suốt 40 mét

Tầng trệt là không gian dành cho các sinh hoạt chung. Từ cửa chính đi vào, đầu tiên là phòng khách, sau đó lần lượt là giếng trời thứ nhất, bếp và phòng ăn liên thông, giếng trời thứ hai và cuối cùng là gara để xe. Một lối đi bên hông nhà đưa xe vào đến gara mà không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung.

Ngôi nhà Việt Trì hứng nắng xuyên suốt 40 mét

Mảng tường đá ở phòng khách và phòng ăn vừa tạo hình ảnh kiến trúc vững chãi, vừa là một giải pháp cách nhiệt hữu hiệu.

Ngôi nhà Việt Trì hứng nắng xuyên suốt 40 mét

Các phòng đều có hệ cửa kính xếp gấp có thể mở tối đa khi cần kết nối không gian, tạo thành không gian có diện tích lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng của chủ nhà.

Ngôi nhà Việt Trì hứng nắng xuyên suốt 40 mét

Nhà có ba tầng. Tầng trên được thiết kế rộng hơn tầng dưới, tạo bóng đổ cho tầng phía dưới, che chắn trực tiếp cho các hệ cửa kính, giúp không gian trong phòng vẫn đủ ánh sáng mà không hề chói mắt.

Ngôi nhà Việt Trì hứng nắng xuyên suốt 40 mét

Với ý tưởng ngôi nhà chính là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của gia chủ, cầu thang từ tầng một lên tầng hai và từ tầng hai lên tầng ba được đặt ở hai vị trí khác nhau, khiến người đi lại trên cầu thang không có cảm giác bị nhàm chán, mà như trong tâm thế đi dạo.

Ngôi nhà Việt Trì hứng nắng xuyên suốt 40 mét

Hệ lam gỗ vừa có tác dụng chắn nắng vừa có tác dụng hạn chế tầm nhìn trực tiếp từ bên ngoài (đường lớn, nhà liền kề..) vào các không gian sinh hoạt, giúp cho công trình tuy “mở” tối đa nhưng vẫn đảm bảo yếu tố “đóng”, tạo sự riêng tư cho các hoạt động của gia đình.

Ngôi nhà Việt Trì hứng nắng xuyên suốt 40 mét

Toàn bộ phần mái công trình đều là mái bằng, phần lớn diện tích mái được thiết kế để trồng rau sạch. Đó chính là các lớp cấu tạo có tác dụng chống nóng trực tiếp cho các phòng phía dưới. Hệ nước thu được trên mái được gom vào một bể chứa, kết hợp với hệ nước lọc thải ra từ hồ cá koi sẽ được tái sử dụng thành nước tưới sân vườn.

Bài: Thái Bình / Ảnh: Hoàng Lê

Cuộc điện thoại lúc 3h sáng làm chấn động thủ đô Đan Mạch

Khoảng 3h sáng ngày 13/11/1953, tổng đài của đội phòng cháy chữa cháy thủ đô Copenhagen, Đan Mạch nhận được một cuộc điện thoại. Người lính cứu hỏa 22 tuổi tên là Erich đã tiếp nhận cuộc gọi: “Vâng, đây là đội phòng cháy chữa cháy”. Đầu dây bên kia không có ai trả lời nhưng Erich nghe thấy tiếng thở dốc nặng nề.

Không lâu sau đó, một giọng nói gấp gáp vang lên: “Cứu với, cứu tôi với… Tôi không đứng dậy được, tôi đang bị chảy máu”.

“Đừng hoảng hốt, thưa bà”, Erich đáp lại, “Bà đang ở đâu, chúng tôi sẽ lập tức tới ngay?”

“Tôi không biết nữa”.

“Có phải bà đang ở nhà không?”

“Vâng, tôi nghĩ là tôi đang ở nhà”.

“Nhà bà ở đâu, đường nào vậy ạ?”

“Tôi không biết, đầu tôi choáng quá, tôi đang bị chảy máu”.

“Bà ít nhất cần nói cho tôi biết tên bà là gì?”

“Tôi không nhớ, tôi nghĩ là tôi bị đập vào đầu”.

“Xin đừng gác máy”. Erich vừa nói vừa nhấc chiếc điện thoại khác để gọi đến công ty, một người đàn ông lớn tuổi nghe máy.

“Xin hãy giúp tôi tìm ra người đang sử dụng số điện thoại này, bà ấy đang gọi đến  đội phòng cháy chữa cháy”.

“Không, tôi không thể, tôi chỉ là bảo vệ gác đêm thôi, tôi không biết những việc này. Hơn nữa hôm nay là thứ bảy nên cũng không có ai ở đây cả”.

Erich cúp máy và nghĩ ra một ý tưởng khác, anh hỏi người phụ nữ: “Làm cách nào mà bà có số điện thoại của đội phòng cháy chữa cháy ạ?”

Người phụ nữ trả lời yếu ớt: “Số này đã được lưu trên điện thoại, lúc bị ngã tôi kéo điện thoại và nó đã gọi đến”.

Erich nói tiếp: “Vậy bà nhìn xem trên điện thoại có số điện thoại của nhà bà hay không?”

“Không có, không có dãy số nào khác, xin các anh hãy đến đây nhanh lên!”. Giọng người phụ nữ càng lúc càng yếu đi.

Erich vội vàng hỏi: “Xin bà hãy nói cho tôi biết bà có thể nhìn thấy vật gì?”

“Tôi… tôi nhìn thấy cửa sổ. Ngoài cửa sổ có đèn đường”

Lúc này, Erich đã có một chút manh mối: Nhà của người phụ nữ hướng ra đường cái, hơn nữa chắc chắn ở lầu không cao, vì có thể nhìn thấy đèn đường.

“Cửa sổ như thế nào, có phải hình vuông không ạ?”

“Không, là hình chữ nhật”.

Căn cứ và hình dạng cửa sổ, Erich đoán người phụ nữ có thể đang sống ở một khu nhà cổ.

“Đèn nhà bà có bật không?” – Đây là câu hỏi cuối cùng của người lính cứu hỏa Erich.

“Vâng, có bật”. 

Erich muốn hỏi thêm nhiều manh mối hơn nữa nhưng đầu bên kia đã không còn trả lời, điện thoại chưa bị cúp.

Erich biết rằng phải lập tức hành động. Nhưng chỉ dựa vào những manh mối đó, anh có thể làm gì đây? Anh gọi cho đội trưởng, trình bày lại vụ việc.

Vị đội trưởng nghe xong liền nói: “Không có cách nào cả, không thể tìm được người phụ nữ này…”.

Erich nghe vậy nhưng vẫn không muốn bỏ cuộc. Nhiệm vụ hàng đầu của người lính cứu hỏa là “Cứu người”, anh đã được dạy như thế.

Vào thời điểm này, Eric đã đưa ra một ý tưởng táo báo và không do dự bày tỏ suy nghĩ của mình với thủ trưởng. Đội trưởng nghe xong giật mình kinh ngạc: “Cậu làm như vậy thì dân chúng lại nghĩ là đang nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân đấy”.

“Tôi khẩn cầu ngài”, Erich nói, “Chúng ta phải mau chóng hành động, nếu bỏ qua cơ hội cứu người này, thì hết thảy đều phí công vô ích”.

Đầu dây bên kia im lặng một lúc, sau đó đội trưởng nói: “Được, chúng ta hãy làm như vậy, tôi chạy qua ngay”.

10 phút sau, 20 chiếc xe cứu hỏa hú còi báo động inh ỏi trong thành phố, mỗi xe một khu vực, chạy khắp các nẻo đường.

(Ảnh minh họa/Scott Barbour/Staff/Getty Images)

Tiếp theo, Erich cẩn thận lắng nghe đầu dây bên phía người phụ nữ, anh vẫn nghe thấy tiếng thở dốc của bà.

Sau đó, vị đội trưởng hỏi anh đã nghe thấy tiếng còi xe cứu hỏa chưa? “Tôi đã nghe thấy”, Erich trả lời.

Vị đội trưởng ra lệnh: “Xe số 2, tắt còi báo động”. Lần này Erich trả lời: “Tôi vẫn còn nghe thấy tiếng còi xe”.

Cho đến chiếc xe thứ 12, Erich hô lên: “Tôi không nghe thấy nữa rồi”.

“Xe số 12, mở còi báo động”. 

“Tôi đã nghe thấy tiếng còi xe, nhưng càng chạy càng xa”. 

“Xe số 12, quay đầu lại” – đội trưởng ra lệnh.

Ngay sau đó, Erich reo lên: “Đang tới gần rồi, âm thanh nghe ngày càng chói tai, chắc hẳn sắp tới con đường phía nhà người phụ nữ rồi”.

Vị đội trưởng hỏi: “Xe số 12, các bạn có nhìn thấy một cột đèn đường không?”

“Có hơn trăm đèn đường, mọi người đang ngó ra cửa sổ xem xảy ra chuyện gì”.

“Hãy dùng loa”, vị đội trưởng ra lệnh.

Erich nghe thấy tiếng loa: “Thưa quý ông quý bà, chúng tôi đang tìm kiếm một người phụ nữ đang trong tình trạng nguy kịch, chúng tôi chỉ biết bà ấy đang ở trong một căn nhà có đèn sáng, vậy nên mong các vị hãy tắt đèn nhà mình đi”. Sau khi nghe hiệu lệnh, người dân lập tức tắt hết đèn.

Chỉ trong chốc lát, tất cả căn nhà đều tối, chỉ trừ một cửa sổ…

唯一亮着的窗户。(shutterstock)
(Ảnh minh họa/Shutterstock)

Không lâu sau đó, Erich nghe thấy tiếng nhân viên cứu hỏa đi vào trong phòng, một người nói qua bộ đàm: “Người phụ nữ này đã mất ý thức, nhưng mạch vẫn đập. Chúng tôi lập tức đưa bà ấy đến bệnh viện, tôi tin rằng sẽ cứu được bà ấy”.

Helen Thornda – đây là tên của người phụ nữ đã được cứu sống. Bà tỉnh lại và hồi phục trí nhớ của mình vài tuần sau đó.

Sự kiên trì nỗ lực của người lính cứu hỏa trẻ tuổi Erich đã cứu sống được một sinh mạng. Sự việc này đã chứng minh một vấn đề: “Nếu bạn thực sự muốn làm một điều gì đó, bạn nhất định sẽ tìm ra cách. Ngược lại, nếu bạn muốn từ bỏ một điều gì đó, bạn sẽ tìm ra rất nhiều lý do để thuyết phục mình. Làm hay không là do bạn lựa chọn!”

Bạch Vân (sưu tầm và biên dịch) / Trithucvn

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Chiến tranh Thương mại Mỹ – Trung hay cuộc đấu của riêng ông Trump với ông Tập Cận Bình

Cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều chọn cách không nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước.

Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung hay cuộc đấu của riêng ông Trump với ông Tập Cận Bình - Ảnh 1.

“Cuộc đấu tay đôi” giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc có thể khiến cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo dài ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Nó không còn là cuộc đối đầu giữa một siêu cường đang trỗi dậy với một siêu cường nhiều năm lãnh đạo kinh tế toàn cầu. Nó đã trở thành cuộc đấu cân não giữa hai người đàn ông quyền lực nhất thế giới mà mỗi người trong số họ đều có những lợi ích chính trị không thể nhượng bộ. Điều này làm sâu sắc thêm những xung đột hơn là nhanh chóng xoa dịu nó.

Cả ông Trump và ông Tập đều cho mình là kẻ mạnh. Thực sự, họ rất mạnh. Họ có thể tạo ra những làn sóng chấn động khắp thị trường tài chính toàn cầu với những quyết sách của mình. Những dòng thông điệp của ông Trump hay những sách lược kinh tế của Trung Quốc đã khẳng định điều đó.

Cả ông Trump và ông Tập đều rất coi trọng thể diện quốc gia trong thời điểm quan trọng giữa mối quan hệ Mỹ – Trung. Thời khắc này được mô tả là lịch sử bởi sự thách thức quyền lực mà siêu cường mới nổi dành cho một siêu cường đã tồn tại suốt nhiều năm qua. Đó là cuộc cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết.

Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung hay cuộc đấu của riêng ông Trump với ông Tập Cận Bình - Ảnh 2.
Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung hay cuộc đấu của riêng ông Trump với ông Tập Cận Bình - Ảnh 3.

Việc Trung Quốc đột ngột muốn đảo ngược quá trình đàm phán khi thỏa thuận thương mại gần như đã đạt được cho thấy khoảng cách giữa đôi bên đang ngày càng xa. Việc nâng thuế khiến mối quan hệ giữa hai nước trở nên phức tạp hơn, đe dọa tương lai các cuộc đàm phán thương mại.

Với ông Trump, việc Trung Quốc dung túng cho trộm cắp tài sản sở hữu trí tuệ và hỗ trợ không công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước là điều không thể chấp nhận được. Ông Trump muốn Trung Quốc sửa luật để đảm bảo sự thay đổi. Ông Trump nghĩ rằng sức mạnh của kinh tế Mỹ sẽ mang cho ông những lợi thế trước Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Tập lại cho rằng những đòi hỏi của Mỹ là một sự xâm phạm với chủ quyền của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng không muốn phá vỡ hệ thống thương mại toàn cầu hiện có, vốn mang lại cho Trung Quốc nhiều cú đột phá tăng trưởng trong 20 năm qua.

Cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus nhận định: “Bắc Kinh cảm thấy không cần phải nhượng bộ. Thêm vào đó, giữ thể diện là vấn đề lớn ở Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình không muốn tỏ ra lùi bước. Tôi không nghĩ người Mỹ hiểu được điều đó”.

Với những gì đang có, cuộc gặp dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6 giữa ông Trump và ông Tập có thể sẽ không thay đổi được gì. Cái người ta cần bây giờ là việc Mỹ – Trung Quốc thu hẹp khoảng cách để các nhà lãnh đạo có thể tìm được tiếng nói chung.

Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung hay cuộc đấu của riêng ông Trump với ông Tập Cận Bình - Ảnh 4.

Một trong những lý do tại sao tranh chấp thương mại có thể kéo dài là vì ông Trump dường như thực sự tin rằng ông đang chiến thắng. Bị thuyết phụ bởi tính ưu việt của nền kinh tế Mỹ mạnh, có thể chịu đựng được những cú sụt giảm trên thị trường chứng khoán, thuế quan là công cụ ưa thích mà ông Trump liên tục sử dụng.

Suốt nhiều thập kỷ qua, ông Trump giữ một niềm tin sâu sắc về mối đe dọa kinh tế từ Trung Quốc. Ông trùm tài phiệt bất động sản New York nhiều lần ủng hộ các biện pháp bảo hộ trước Trung Quốc. Với niềm tin đó, ông Trump sẵn sàng đánh cược bằng sức khỏe của nền kinh tế Mỹ – tài sản chính trị tốt nhất ­­ông ấy có được trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020.

Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung hay cuộc đấu của riêng ông Trump với ông Tập Cận Bình - Ảnh 5.
Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung hay cuộc đấu của riêng ông Trump với ông Tập Cận Bình - Ảnh 6.

Ở vị trí hiện có, ông Trump sẽ không thể từ bỏ mà không mất mặt. Lúc này, khi những tác động của chiến tranh thương mại chưa được cảm nhận rõ, ông Trump có thể tin rằng ông sẽ có nhiều lợi thế về chính trị trước một “chiến thắng” với Trung Quốc. Ông cũng đang tranh thủ thực hiện lời hứa mà ông đưa ra khi tranh cử năm 2016, tạo bước đệm lớn cho cuộc đua năm 2020.

Đối đầu thương mại với Trung Quốc cũng là cách ông Trump nhấn mạnh sự tương phản của mình với cựu Phó tổng thống Joe Biden, ứng cử viên hàng đầu cho cuộc đua vào Nhà Trắng của đảng Dân chủ vào năm 2020. Ông Biden từng phàn nàn rằng cách tiếp cận vấn đề thương mại của ông Trump là hoàn toàn sai lầm và không thực sự hiệu quả.

Tuy nhiên, ông Trump chưa thua ai trong vấn đề phản pháo những công kích. “Trung Quốc đang mơ rằng Joe Biden buồn ngủ hay bất cứ ai khác thắng cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020. Họ yêu thích việc xé toạc nước Mỹ”, ông Trump mỉa mai rằng ông Biden quá yếu mềm để có thể đánh bại ông Tập Cận bình. Tổng thống cũng rất thích sự tương phản giữa mình và ông Biden.

Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung hay cuộc đấu của riêng ông Trump với ông Tập Cận Bình - Ảnh 7.

Những khoản cược của ông Trump trong chính sách đối ngoại thường được thúc đẩy bởi mong muốn nâng cao vị thế của ông trong nước. CNN gần đây cho rằng ông Trump muốn xây dựng hình ảnh của mình như một nhà tạo lập các thỏa thuận siêu phàm. Kết quả từ các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc hay các đối tác khác sẽ minh chứng tốt nhất cho điều đó.

Tuy nhiên, rủi ro chính trị với Tổng thống Trump là một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài, bắt đầu làm xói mòn sự tăng trưởng của Mỹ cũng như tác động tới thị trường chứng khoán và dẫn tới những cú bán tháo. Nó sẽ làm mờ đi những yếu tố kinh tế mạnh mà ông Trump luôn tự hào và gọi là một kỷ nguyên thịnh vượng mới.

Cử tri có thể sẽ mệt mỏi khi phải trả thuế cho mọi đồ dùng họ mua, từ iPhone đến đồ chơi hay thực phẩm. Ông Trump đảm bảo người Trung Quốc sẽ phải trả tiền cho những khoản thuế đó nhưng rõ ràng không hoàn toàn như vậy. Người tiêu dùng Mỹ chắc chắn sẽ không thể vô can.

Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung hay cuộc đấu của riêng ông Trump với ông Tập Cận Bình - Ảnh 8.
Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung hay cuộc đấu của riêng ông Trump với ông Tập Cận Bình - Ảnh 9.

Ở chiều ngược lại, các nhà xuất khẩu Mỹ cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ việc đánh thuế đáp trả của Trung Quốc. Rick Helfenbein, Giám đốc điều hành của Hiệp hội May mặc và Giày dép Hoa Kỳ, cho biết ngành công nghiệp của ông rất hoang mang. “Chúng tôi có cảm giác như vừa mua vé cho chuyến tàu Titanic thứ 2. Sự khác biệt duy nhất là chúng tôi biết chính xác tảng băng trôi nằm ở đâu”, Helfenbein chia sẻ.

Ngoài ra, nông dân Mỹ cũng đang là người điêu đứng nhất trước các hoạt động đánh thuế đáp trả của Trung Quốc, đặc biệt là nông dân ở những bang miền trung tây nước Mỹ. Họ chính là những người có thể mang đến sự đột phá cho ông Trump trong cuộc đua năm 2020. Tuy nhiên, họ đang chịu thiệt vì chính sách thương mại của ông Trump.

Ở một diễn biến khác, đánh thuế hàng hóa Trung Quốc có thể gây ra những hiệu ứng dây chuyền. Nếu Trung Quốc chậm lại, nhiều nền kinh tế khác, bao gồm cả các thị trường xuất khẩu của Mỹ ở châu Á và châu Âu, cũng sẽ bị tổn tương. Nó sẽ ảnh hưởng tới việc làm và sự thịnh vượng của nước Mỹ, dù không phải là trực tiếp.

Diane Swonk, chuyên gia kinh tế trưởng của Grant Thornton, nhận định rằng: “Nếu Mỹ đánh thuế tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, suy thoái kinh tế sẽ trở thành nguy cơ rõ ràng”.

Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung hay cuộc đấu của riêng ông Trump với ông Tập Cận Bình - Ảnh 10.

Cuộc đối đầu đang hé lộ một sự tiến hóa địa chính trị quan trọng: Bắc Kinh không còn sợ Mỹ. Cuối tuần, Tổng thống Trump cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ hứng chịu “những tổn thất nặng nề” nếu không đạt được thỏa thuận thương mại. Đến sáng ngày hôn sau, Bắc Kinh trả lời bằng kế hoạch tăng thuế với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Mỹ.

Giống như ông Trump, ông Tập Cận Bình cũng có những áp lực chính trị của riêng mình.

Trung Quốc là một quốc gia đang rất tự hào với sự trỗi dậy của mình như một siêu cường của thế giới. Chính vì thế, ông Tập Cận Bình nói riêng và người Trung Quốc nói chung sẽ không cúi đầu chấp nhận sự bắt nạt của bất cứ nhà lãnh đạo phương Tây nào chứ đừng nói đến một Tổng thống có tiếng hiếu chiến như ông Trump.

Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung hay cuộc đấu của riêng ông Trump với ông Tập Cận Bình - Ảnh 11.
Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung hay cuộc đấu của riêng ông Trump với ông Tập Cận Bình - Ảnh 12.

Trong các bài xã luận gần đây, niềm tự hào của người Trung Quốc liên tiếp được các cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc đề cập. Những bài báo cũng cáo buộc Mỹ đã đánh giá sai ý chí, sức mạnh và khả năng của người Trung Quốc. Họ cũng gọi việc tăng thuế của ông Trump là “quyết định mạo hiểm và thiếu kiên nhẫn”.

Cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus cho rằng Mỹ đã đánh giá thấp quy mô, sức mạnh và đòn bẩy của người Trung Quốc. Bắc Kinh đang chơi một trò chơi dài hơi hơn rất nhiều so với Washington và Trung Quốc có đủ khả năng để hấp thụ những nỗi đau từ một cuộc chiến thương mại với Mỹ, dù họ cũng chẳng lấy gì làm thoải mái.

Cả ông Tập Cận Bình và ông Trump đều biết đối phương có nhiều thứ để mất. Câu hỏi lúc này là một vấn đề ngoại giao hóc búa và lâu đời: Liệu họ có đạt được một kết quả mà cả đôi bên đều có thể tuyên bố thắng lợi?.

Bài:Linh Anh Thiết kế: Hương Xuân / trithuctre

Kinh tế Trung Quốc sẽ thăng hoa hay sụp đổ: Câu trả lời bất ngờ nhìn từ tòa nhà lớn nhất thế giới

Kinh tế Trung Quốc sẽ thăng hoa hay sụp đổ: Câu trả lời bất ngờ nhìn từ tòa nhà lớn nhất thế giới

Kinh tế Trung Quốc đang bước vào một quá trình đấu tranh mãnh liệt, một cuộc chạy đua giữa tiềm năng khổng lồ và những vết rạn nứt đang xuất hiện ngay tại nền móng.

Công trình thế kỷ

Tòa nhà lớn nhất thế giới có một khởi đầu không mấy hoan hỉ. Năm 2013, ngay trước ngày khánh thành, Deng Hong, người xây dựng tổ hợp mua sắm và văn phòng hiện đại này, biến mất.

Suốt mấy năm trước đó, Deng được báo chí ca ngợi vì đã biến những cánh đồng thành các khách sạn và trung tâm hội nghị tráng lệ. Vị tỷ phú được mệnh danh là “vua hội nghị” có dáng điệu bảnh bao, luôn ngậm xì gà và biết cách làm hài lòng các vị quan chức. Deng thường xuyên nhận được những hợp đồng béo bở, trong đó có dự án trung tâm thương mại ở ngoại ô Thành Đô, thành phố 14 triệu dân nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc. Theo dự kiến, New Century Global Centre sẽ là công trình khiến Deng tự hào nhất, là tòa nhà lớn nhất thế giới với diện tích mặt sàn tương đương 246 sân bóng đá tiêu chuẩn, lớn gấp 3 lần Lầu Năm Góc hay 8 lần bảo tàng Louvres.

Tuy nhiên ngay trước khi công trình này mở cửa, Deng bị cuốn vào một vụ điều tra tham nhũng. Cuối cùng New Century Global Centre lại trở thành biểu tượng cho những dự án hoang phí, cho mô hình kinh tế bị phụ thuộc quá nhiều vào nợ của Trung Quốc. Bên trong New Century Global Centre là 1 công viên nước khổng lồ với bãi biển nhân tạo, sân trượt băng, rạp chiếu phim 15 màn hình, khách sạn 1.000 phòng, 2 trung tâm thương mại siêu lớn nhưng ở đây hoàn toàn vắng bóng người.

Ngày nay, khi đã gần 6 năm trôi qua, câu chuyện về New Century Global Centre lại mang đến những ý nghĩa hoàn toàn mới. Cuối cùng thì tòa nhà này lại không hoàn toàn là một thảm họa. Dưới nắng nóng mùa hè, công viên nước chật ních người. Trung tâm mua sắm cũng sống lại nhờ sự nổi lên của tầng lớp trung lưu. Và tòa nhà văn phòng hiện là nơi làm việc của 30.000 người ở đủ mọi ngành nghề, từ lập trình viên đến chăm sóc thú cưng.

Deng đã ra tù và quay trở lại với công việc kinh doanh. Nhưng ông không còn là chủ của New Century Global Centre nữa mà hiện là một người làm công ăn lương tại đây. New Century Global Centre đã được một cơ quan nhà nước mua lại. Tuy nhiên một lần nữa giao dịch này lại đang bị điều tra vì nghi ngờ có gian lận tài chính. Mây đen lại một lần nữa phủ bóng lên công trình đang hồi sinh mãnh liệt.

Những cuộc thảo luận về tương lai kinh tế Trung Quốc cũng thường đảo chiều chóng vánh như thế. Một mặt, nó được coi là một cường quốc kinh tế đang phát triển như vũ bão, khó có thể bị ngăn cản trên con đường trở thành nền kinh tế thống trị thế giới trong phần còn lại của thế kỷ 21. Mặt khác, có không ít lập luận cho rằng kinh tế Trung Quốc khó tránh khỏi kịch bản sụp đổ.

Và tình cờ cuộc chiến thương mại nóng bóng với Mỹ lại đạt được sứ mệnh mang hai quan điểm này đến với nhau: phản ánh được nỗi lo sợ rằng phải kiềm chế được Trung Quốc trước khi nước này trở nên quá mạnh, đồng thời cũng để lộ những điểm yếu trong nền kinh tế Trung Quốc.

Tuy nhiên, những câu chuyện xoay quanh New Century Global Centre – từ quá trình xây dựng đến ngày khánh thành và cuộc chuyển mình của công trình này – cho thấy một tương lai hoàn toàn khác. Kinh tế Trung Quốc sẽ không thành công vang dội, cũng không thất bại thảm hại mà sẽ bước vào một quá trình đấu tranh mãnh liệt, một cuộc chạy đua giữa tiềm năng khổng lồ và những vết rạn nứt đang xuất hiện ngay tại nền móng. Mỹ chỉ là vai phụ trong “vở kịch” này, và người Trung Quốc đang tự viết nên lịch sử của họ.

Những người nông dân mất đất

Xung quanh New Century Global Centre hiện là những con đường rộng thênh thang và các tòa nhà cao chót vót. Tuy nhiên trước đây đó là cánh đồng của Huang Fenyu, một người phụ nữ mập mạp năm nay đã ngoài 50 tuổi, và hàng trăm người dân của ngôi làng Yumin. Họ là những người nông dân quanh năm sống theo nhịp điệu của nhà nông: cấy lúa vào mùa xuân và thu hoạch hoa màu vào mùa thu.

Năm 2005, nhịp điệu ấy bỗng nhiên bị gián đoạn. Các quan chức Thành Đô di dời người dân làng Yumin đến khu tái định cư cách đó ít phút lái xe. Mỗi người nhận được 35m2 mặt sàn và khoảng 8.000 nhân dân tệ (tương đương 2 năm thu nhập). Ngôi làng với những con đường đất nhỏ hẹp, ruộng lúa và những ngôi nhà gỗ một tầng đơn sơ hoàn toàn biến mất. Sau khi san ủi, nơi đây trở thành khu đất rộng 80 hecta. Tháng 9/2008, khu đất được bán cho công ty của Deng với giá 480 triệu nhân dân tệ.

Bà Huang hiện làm bảo vệ cho 1 ngân hàng ở gần đó. Bà biết rằng số tiền đền bù mình nhận được là quá bèo bọt: một lần bà tới New Century Global Centre ăn tối và bữa tối đó đáng giá tới 2 ngày lương. Tuy nhiên bà không cảm thấy quá đau khổ. Nơi ở mới có đường ống nước tốt hơn và những bức tường vững chãi hơn. Bà cũng cho rằng thế hệ con cháu của mình sẽ được hưởng lợi khi nền kinh tế địa phương tốt lên.

Niềm lạc quan của bà Huang là thứ thường thấy trong xã hội Trung Quốc hiện đại. Mặc dù nằm cách nơi bà Huang đang sống tới 5km, tòa nhà mới lớn đến nỗi trông như ở ngay gần, và ánh đèn sáng rực vào buổi đêm mang đến vẻ sống động cho cả vùng.

Trên khắp Trung Quốc có rất nhiều cuộc chuyển mình từ những cánh đồng thẳng cánh cò bay thành các công trình xây dựng hiện đại như ở làng Yumin. Đó cũng là câu trả lời căn bản nhất cho câu hỏi làm thế nào kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh đến vậy.

(Còn tiếp)

Thu Hương / Theo Trí thức trẻ/Economis