Cầu thang nằm ở khu vực thông tầng hình chiếc lá cũng là nơi ngồi chơi thư giãn cho cả nhà, nơi ngắm cảnh, đón nắng gió.
Ngôi nhà được xây 3 tầng trên miếng đất 5,25 x 16 m, hướng Tây Bắc, nằm trong một con hẻm rộng tại quận 2, TP HCM. Đây là nơi sinh sống của một gia đình trẻ gồm bốn thành viên.
Hai con còn nhỏ nên ngoài nhu cầu về một ngôi nhà thông thoáng, nhận đủ ánh sáng tự nhiên, chủ nhà muốn không gian có sự kết nối để dễ dàng quan sát các con vui chơi dù bản thân đang bận rộn làm việc hay nấu nướng.
Kiến trúc sư Lê Viết Hội và các đồng nghiệp tại 6717 Studio đã thiết kế một ngôi nhà lệch tầng và hai khoảng thông tầng ở cầu thang giữa nhà hay ban công phía trước, để các phòng dễ liên thông với nhau, đúng như tên gọi Nhà Liên thông.
Ngôi nhà cũng dễ dàng liên thông với tự nhiên nhờ vườn cây phía trước, phía sau nhà và cả ban công trên tầng, hay thông qua các ô ánh sáng với kích cỡ tự do được đặt ở trên mái và mặt tiền nhà.
Các ô vuông ở lớp tường mặt tiền nhà được bố cục phù hợp với tầm nhìn từ các phòng ngủ ở các tầng. Nhờ sử dụng biện pháp tường hai lớp mà các phòng trong nhà luôn mát mẻ.
Tầng trệt ngoài khoảng sân để xe, còn có một phòng khách, phòng ăn và bếp liên thông nhau. Không gian phòng khách được phân chia ước lệ với khu vực ăn uống và bếp bằng cách thay đổi cao độ trần.
Ở phòng khách, ngay dưới khu vực cầu thang có kê một chiếc phản gỗ, tạo chỗ chơi cho con nhỏ và nơi nghỉ trưa của gia đình.
Cầu thang nằm trọn trong khu vực thông tầng hình lá. Để không cản tầm nhìn cũng như giúp thông gió xuyên phòng, cầu thang sử dụng thang bản thép, phần bậc lát gỗ, tạo cảm giác nhẹ nhàng.
Bậc thang dài nối phòng ngủ bố mẹ với phòng ngủ con gái và không gian sinh hoạt chung của gia đình. Đây chính là nơi ưa thích nhất của chủ nhà và cả khách đến chơi…
Ngồi ở đây có thể dễ dàng quan sát các không gian khác trong nhà cũng như tận hưởng ánh sáng tự nhiên trong ban ngày, hay ngắm trăng khi trời tối, tận hưởng gió mát từ khe thông gió phía phòng ngủ lớn thổi ra.
Các con hiện vẫn ngủ cùng cha mẹ nhưng đã được thiết kế một phòng ngủ riêng. Phòng của con giống như một cái phản lớn, mở liên thông với không gian sinh hoạt chung qua hệ thống cửa trượt. Khi căn phòng cần riêng tư, hệ cửa sẽ được kéo kín.
Phòng ngủ lớn được che nắng hướng Tây Bắc bằng mảng tường trắng đục có ô vuông ở mặt tiền, vừa chống nắng nóng vừa tạo sự kín đáo. Cửa kính lớn kết nối phòng ngủ và ban công, tăng cảm giác rộng hơn cho phòng ngủ.
Toilet được đặt vị trí phía Tây cản nóng cho phòng ngủ chính. Ô cửa sổ lớn và lớp cây xanh phía trước tạo sự thông thoáng và kín đáo cho toilet.
Phòng ngủ dành cho khách nằm ở tầng ba cũng chính là không gian đa năng của gia đình. Ở phía Tây căn phòng có một khu vườn nhỏ, vừa cản nắng nóng, vừa tăng màu xanh cho công trình.
Ngày đi học, mình được nghe câu này “Nếu giỏi hơn ai đó chút xíu, họ sẽ ghen tỵ còn nếu giỏi hơn hẳn thì họ sẽ chuyển sang ngưỡng mộ.” Nhưng từ giai đoạn giỏi hơn chút xíu đến lúc giỏi hơn hẳn thì biết đến bao giờ? Vậy có nghĩa là trong thời gian đó sẽ luôn bị sống trong sự ghen tỵ của người khác?
Chiều nay ngồi đọc sách, có bài viết tựa đề là Cái chết của Chu Du, trong đó có mấy dòng viết như này:
“Đọc tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, ai cũng biết đến nhân vật Chu Du, vì ghen tỵ với tài năng của Khổng Minh mà hộc máu chết. Đó là cái chết vì đố kị, mang đậm màu sắc của văn hóa Trung Hoa. Các nước lân bang càng gần khoảng cách địa lý với Trung Quốc thì càng bị cái tính này nó lây lan…
Khi mạng xã hội ra đời, âm thầm theo dõi ngày đêm. Thấy anh bạn đăng lên tấm hình mới, hai đêm mất ngủ, ra sân đá thúng đụng nia, quánh mèo quánh chó, khiến chó mèo tàn tật hết trơn. Thấy cô bạn post status đi Mỹ du lịch với chồng, nói cái con nhỏ ăn trúng gì mà may mắn thế, liền mất ngủ ba đêm, nhìn ông chồng nghèo của mình khinh khi ra mắt. Không bấm Like, chỉ đọc.
Rồi một ngày anh bạn post trên đó nói vừa mất việc thì lòng vui mừng khôn xiết, lấy bia ra uống, lần đầu tiên bấm like. Rồi thấy cô bạn post status ly hôn, ôi trong lòng vui sướng biết bao, cho chừa, cái tội hôm bữa khoe đi Mỹ với chồng nha mậy, nhảy vô comment, ghi đại loại như: “Sao vậy bạn ơi, có cần gì thì mình giúp” mà trong lòng thì ngược lại, vui sướng, vừa tắm vừa hát vang..
Người châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nhóm người có chút ít tài năng không ai công nhận tài năng của nhau. Không chịu thừa nhận trên đời, có những con người, tạo hóa cho họ khả năng hơn, và dĩ nhiên họ sẽ thành công hơn. Nhà văn Trung Quốc ít ai đọc tác phẩm của người khác, chỉ say sưa đọc đi đọc lại văn mình. Nhà báo hay vài người biết viết lách cũng vậy, không ai đọc ai, nên đề tài viết ngày càng teo tóp, bó hẹp, tư tưởng càng ngày càng bảo thủ…”
Có lần 2 anh em ngồi nói chuyện, người anh kể với mình rằng anh đọc cuốn Năng đoạn kim cương, có một ý nói về con người, rằng nhiều khi họ không muốn người khác thành công. Ơ sao kì vậy? Rồi nhiều người có tài năng, dễ bị ghen ghét. Đành ra người xưa mới có câu “Ngu si hưởng thái bình”. Giống như con dao cùn, ai chả biết là để nó ở trong túi, nó sao đủ sức đâm rách túi, vì thế mà cứ yên ấm trong túi chẳng ai động vào. Nhưng con dao sắc lẹm, đặt vào túi ai cũng lo, ai cũng muốn loại bỏ ra ngoài.
Vậy nên, chả thế mà các cụ bảo “Đại trí giả ngu”, tính người đời vốn dĩ thích so sánh, thế nên khiêm nhường, che đậy vì thế mà ra đời. Làm người bình thường có cái hạnh phúc của người bình thường, bảo sao nhiều cao sĩ lại thích ẩn dật, sống với cái thú vui tao nhã.
Cũng chính câu chuyện đó mà nhiều người nói, có hạnh phúc thì đừng khoe. Ôi sao mệt thế? Hôm trước mình có đọc được câu: “Life isn’t fair, but still good.” Tạm dịch rằng cuộc sống vốn không công bằng, có lẽ có nhiều nghịch lý, đó là cuộc sống. Nhưng nó vẫn luôn tốt đẹp.
Câu hỏi lớn đặt ra! Thế làm sao để tránh được thói ghen tỵ của người đời? Ôi thì biết làm sao được, nhiều thứ ăn sâu vào văn hóa, thay đổi thì còn lâu, đành ra phải đổi từ mình trước. Học cách ghi nhận tài năng và hạnh phúc của người khác, học cách vui khi người khác vui. Không so sánh mình với bất kì ai, vì làm gì có cuộc sống của ai là giống nhau. Đó là những thứ có thể thay đổi về mặt tư duy.
Còn mặt khác, có thể đi theo nhiều trường phái khác nhau. Có những trường phái “Chân nhân bất lộ tướng”, lên mạng, vào facebook chẳng thấy gì cả ngoài cái ảnh đại diện. Có những trường phái nói không với mạng xã hội. Một số ít, lại thích với cái kiểu chỉ đọc, chỉ xem, không like, không comment, không viết stt. Đâu thì lại là phong cách “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ – Người khôn người đến chốn lao xao.” “Khôn mà hiểm độc là khôn dại – Dại mà hiền lành ấy dại khôn.”
Suy cho cùng, viết thì lan man lắm, nghĩ thì cũng lan man lắm. Chắc chỉ còn cách là mình đi con đường mình thì mình không lăn tăn, không hối hận với quyết định của mình, và đặc biệt là không bao giờ có nếu hay giá như. Hai là không bao giờ suy nghĩ và so sánh mình với người khác. Ba là làm được gì hữu ích cho đời thì cứ thế mà làm, không phải nghĩ ngợi. Bốn là “tìm nơi vắng vẻ”, tránh “chốn lao xao”, đi tìm cái hạnh phúc riêng của mình mà thăng hoa cho sướng, mình biết, mình vui, mình hạnh phúc, thế là đủ rồi; không cần khoe mẽ, vì người đời lại có tính hay khoe, đặc biệt là khoe những gì người khác không có.
Chiều thứ sáu, sau buổi trưa làm đầy ý nghĩa cho chị em ở Alpha và TGM HN, lại ngồi đau đầu vì 2 cái bài tập lớn Hình sự và Ngân hàng, sao mà mấy ngày cuối tuần phải nghiên cứu hết 2 mảng đó, thôi thì chỉ còn giải pháp là tuyệt chiêu tập trung. Rồi khóa học cuối tuần này, nhân ngày 20-10, tự nhiên có cơ hội trên trời xuống, tri ân ngày phụ nữ, tạo giá trị cho cộng đồng, có 5 suất đậc biệt lớp 5 – 12, nếu học tôi tài giỏi chỉ phải đóng có 3 triệu đồng (mà bình thường toàn 4 triệu tư). Đấy ai quyết thì cứ lấy đó làm hạnh phúc mà thay đổi, chứ sao so sánh hay ghen tỵ được. Vì đó là lựa chọn của mỗi người.
Nhiều khi, tự tìm khoảng lặng cho bản thân, miên man theo dự án nào đó, tìm hạnh phúc nơi riêng mình, có khi lại hay. Chắc lại áp dụng như năm nay mình làm, cứ 3 tháng dùng Facebook, sau đó lại bỏ Facebook 1 tháng, vừa là đóng mình khỏi cộng đồng mạng, trải nghiệm đời thật, vừa là dành chiêu tập trung cho một cái project của bản thân.
“Rượu nhạt uống mãi cũng say, lời hay nói mãi cũng nhàm”, thỉnh thoảng ta biến mất một thời gian đóng cửa facebook để mọi người đỡ thấy chán cái ông mèo suốt ngày viết mấy cái status lảm nhảm, linh tinh. Khi quay trở lại, hy vọng lợi hại gấp một phẩy hai để lại có cái mà viết, có thứ mà chia sẻ, có chuyện để cống hiến.
Bức điện ngoại giao từ Bắc Kinh tới Washington vào cuối ngày 3/5 gồm những thay đổi có tính hệ thống với gần 150 trang dự thảo thỏa thuận thương mại, động thái có thể xóa bỏ nỗ lực đàm phán nhiều tháng liền giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tài liệu gần 150 trang có lỗ hổng khi Trung Quốc thay đổi, làm xói mòn các yêu cầu then chốt từ Mỹ, Reuters dẫn các nguồn thạo tin nói.
Trong cả 7 chương của dự thảo, Trung Quốc đã xóa các cam kết về thay đổi luật pháp liên quan tài sản trí tuệ, bí mật thương mại, ép buộc chuyển giao công nghệ… – biện pháp nhằm giải quyết căn nguyên khiến Mỹ bắt đầu cuộc chiến thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó phản ứng trên Twitter, thông báo sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 10/5, dọa áp thêm thuế với 325 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
Việc loại bỏ những từ ngữ pháp lý mang tính ràng buộc trong dự thảo đã tác động trực tiếp đến ưu tiên hàng đầu của đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer. Ông Lighthizer coi việc thay đổi luật pháp Trung Quốc là quan trọng để xác thực những cam kết, sau nhiều năm Washington cho rằng Bắc Kinh chỉ “hứa suông”.
“Điều đó làm xói mòn kiến trúc lõi của thỏa thuận”, một nguồn thạo tin tại Washington nói.
Nhà Trắng, văn phòng đại diện thương mại Mỹ và Bộ Tài chính Mỹ chưa có bình luận.
Ảnh: Reuters.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm nay cho biết giải quyết bất đồng về thương mại là “một quá trình đàm phán” và Trung Quốc “không tránh né các vấn đề”. Ông Cảnh đề nghị chuyển các câu hỏi liên quan sang Bộ Thương mại Trung Quốc.
Một nguồn tin thuộc lĩnh vực tư nhân tiết lộ vòng đàm phán gần đây nhất diễn ra rất tệ bởi “Trung Quốc trở nên tham lam”.
“Trung Quốc rút lui trong hàng chục vấn đề… Đàm phán rất tệ và điều bất ngờ thực sự là phải tới ngày 5/5 ông Trump mới phản ứng. Trung Quốc dường như đang tính toán sai lầm”.
Nhà đầu tư và giới phân tích đặt câu hỏi liệu dòng tweet của ông Trump có phải chiến lược gây sức ép để Trung Quốc nhượng bộ thêm. Các nguồn tin nói việc điều chỉnh văn bản là nghiêm trọng và phản ứng từ ông Trump không phải chiến lược thương lượng.
Phía Trung Quốc nói họ không thể can thiệp vào luật pháp, gọi các thay đổi như yêu cầu là “rất lớn”, một nguồn tin nói.
Theo một quan chức Trung Quốc, sửa luật tại Trung Quốc đòi hỏi một quy trình riêng, không thể triển khai nhanh. Người này cho rằng những yêu cầu từ Mỹ đang ngày càng “khó nghe” và lộ trình hướng đến thỏa thuận ngày càng thu hẹp.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ tới Washington vào ngày 9/5, bắt đầu vòng đàm phán tiếp theo dài hai ngày.
Giới chức Mỹ hiện không có nhiều hy vọng về việc ông Lưu sẽ mang đến những đề nghị giúp tiến trình đàm phán quay lại lộ trình, hai nguồn tin cho biết. Để tránh leo thang căng thẳng, ông Lưu cần hủy bỏ những thay đổi của Trung Quốc và chấp nhận chỉnh sửa luật. Trung Quốc cũng cần nhượng bộ hơn đối với lập trường từ Mỹ.
Trung Quốc dường như chưa sẵn sàng cho cuộc chiến thương mại với Mỹ và việc đe dọa nâng thuế với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu để buộc Bắc Kinh đồng ý với thỏa thuận thương mại cho thấy ông Trump hiểu điều này.
Tưởng như sắp kết thúc, bóng ma chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lại một lần nữa được thổi bùng lên. Nó bắt nguồn từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump viết 2 đoạn tweet trên mạng xã hội, đe dọa nâng thuế từ 10% lên 25% với hơn 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc nếu Mỹ – Trung không đạt thỏa thuận thương mại vào cuối tuần này. Ông Trump đã chọn cách cược lớn và những gì đang diễn ra cho thấy Washington đang ở chiếu trên. Người ta cũng không nghi ngờ việc Trung Quốc nhượng bộ.
Nếu thỏa thuận được công bố, ông Trump chắc chắn sẽ đăng đàn và khoe chiến thắng. Nó là một phần quan trọng để chuẩn bị cho cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020. Người Mỹ có thể sẽ nhìn vào thành quả to lớn về thương mại mà quên đi, hoặc bỏ qua, những rắc rối cá nhân và chính sách của ông Trump trên cương vị Tổng thống. Tuy nhiên, với ông Tập Cận Bình, bất cứ thỏa thuận nào cũng đều chẳng có gì vẻ vang.
Ông Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch Trung Quốc khi đất nước này tiếp tục phát huy cái gọi là phép màu kinh tế. Ở thời điểm đó, Mỹ vẫn sa lầy vì hậu suy thoái kinh tế năm 2008-2009. Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập được triển khai khắp cả nước. “Giấc mộng Trung Hoa”, một tầm nhìn không mấy rõ ràng về sự thịnh vượng, sức mạnh và hạnh phúc, cũng được nhắc đến nhiều.
Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại là một thực tại khác. Nó được xem là thuốc thử liều cao đầu tiên với vai trò lãnh đạo của ông Tập Cận Bình. Ở thời điểm hiện tại, những gì Trung Quốc thể hiện nhìn có vẻ không tốt. Các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, dù với kết quả nào, cũng sẽ khó được gọi là sự thành công với người Trung Quốc.
Mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình được cho là có nhiều sóng gió nếu so với những nhà lãnh đạo khác trong vài thập niên trở lại đây. Suốt một thời gian dài, mối quan hệ với Mỹ luôn là điều được các nhà lãnh đạo Trung Quốc đề cao, chăm chút cải thiện và gặt hái được những lợi ích to lớn về mặt kinh tế và vị thế của đất nước.
Ngoại giao Bóng bàn là bước đi đầu tiên mà người Trung Quốc thực hiện năm 1971 để phá băng mối quan hệ với Mỹ. Cái họ nhận lại là sự ủng hộ của Tổng thống Nixon trong thời điểm căng thẳng Trung Quốc – Liên Xô dâng cao. Ông Đặng Tiểu Bình cũng dành nhiều thời gian và công sức nhằm cải thiện mối quan hệ với Mỹ. Ở chiều ngược lại, Tổng thống Jimmy Carter đã chính thức công nhận Trung Quốc thay vì Đài Loan như trước đây.
Trong những năm 1980, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đề cao vai trò của các chuyên gia kinh tế Mỹ và sẵn sàng lắng nghe lời khuyên từ họ. Sau đó, vốn và công nghệ Mỹ bắt đầu chảy vào Trung Quốc. Năm 1997, nhà lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân có chuyến thăm 8 ngày tới Mỹ với nhiều hoạt động. Sau đó, Tổng thống Bill Clinton trao cho Trung Quốc một cú huých mạnh mẽ để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001.
Giai đoạn 2003-2013, nhà lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã rất khéo léo trong sự cởi mở với Mỹ. Nhập khẩu hàng giá rẻ từ Trung Quốc đã mang lại thâm hụt thương mại với Mỹ. Văn hóa Trung Quốc bắt đầu bén rễ trong các trường học của Mỹ. Các nhà đầu tư mạo hiểm Trung Quốc tràn ngập Thung lũng Silicon trước khi lặng lẽ đưa tiền và công nghệ cao về nước.
Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình chọn đường lối cứng rắn trong quan hệ với Mỹ. Những lời hùng biện chống Mỹ xuất hiện nhiều trên các hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc. Bắc Kinh không giấu diếm tham vọng thách thức sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á thông qua loạt động thái mạnh mẽ với Đài Loan và Biển Đông. Thậm chí, Trung Quốc còn đưa tàu chiến tới vùng biển ngoài khơi Alaska của Mỹ.
Trung Quốc nói rằng hoạt động của tàu chiến chỉ là thực hiện quyền tự do hàng hải được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, đối với nhiều người, đây rõ ràng là một màn phô diễn uy lực. Mỹ, cường quốc quân sự lớn nhất thế giới, chắc chắn sẽ không hài lòng với những hành động như thế.
Bắc Kinh cũng nỗ lực triển khai các hoạt động chiêu mộ với người gốc Hoa trên khắp thế giới với kỳ vọng thành lập mạng lưới có thể xâm nhập vào những vùng cấm. Những nỗ lực này khiến nhiều người Mỹ cảnh giác và lo lắng. Trong năm 2017 và 2018, nhiều nhóm người có ảnh hưởng tán đồng với quan điểm của Chính quyền Trump khi coi Trung Quốc là mối đe dọa an ninh và kẻ thù số 1 của Mỹ.
Ông Tập Cận Bình dường như không biết tới sự biến đổi này. Ông cũng không có sự chuẩn bị khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm thẳng vào Trung Quốc với các biện pháp đánh thuế hàng nhập khẩu. Và không chỉ riêng Mỹ, nhiều quốc gia và nền kinh tế khác cũng muốn mạnh tay với Trung Quốc.
Sau Hội nghị Thượng đỉnh ở Brussels vào tháng trước, Trung Quốc đã chấp thuận cho các nước Liên minh châu Âu (EU) tiếp cận thị trường, cải thiện chuyển giao công nghệ và thảo luận về việc cắt giảm trợ cấp với các doanh nghiệp quốc doanh, những điều mà phía EU gọi là cạnh tranh không lành mạnh.
Mặc dù những nhượng bộ này được trình bày bằng các ngôn ngữ nhẹ nhàng trong tuyên bố chung, rõ ràng nó là trở ngại lớn với Trung Quốc và có thể dập tắt tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh.
Cuối thập niên 1950, nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông từng muốn thách thức sự lãnh đạo của Liên Xô trong phong trào Cộng sản Quốc tế và muốn lật đổ trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa đủ mạnh để làm điều đó. Việc Liên Xô dừng viện trợ, rút cố vấn khoa học và công nghệ về nước khiến Trung Quốc phải trả giá đắt.
Có thể, việc ông Tập Cận Bình muốn thách thức sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ là quá khó và quá sớm.
Lúc này, kinh tế Trung Quốc đang lâm vào cảnh suy yếu lâu dài mà không có những chính sách rõ ràng để hãm phanh. Năm 2018, GDP Trung Quốc yếu nhất trong 28 năm. Trong quý đầu tiên, Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 6,4%. Dù là mơ ước của nhiều nước phương Tây nhưng nó chẳng là gì so với kỷ lục 14,5% của năm 1993. Trong khi đó, Trung Quốc còn phải đối mặt nhiều vấn đề khác.
Từng là công xưởng của thế giới, với nguồn nhân công giá rẻ, giờ đây Trung Quốc đang từng bước phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động do dân số “chưa giàu đã già”. Cùng với đó, lực lượng lao động của Trung Quốc đang bị thu hẹp và nợ trên GDP đạt gần 300% trong quý đầu tiên của năm 2018.
Bị đè nặng bởi nhân khẩu học và nợ, Trung Quốc khó có thể tăng trưởng thông qua đầu tư và tiêu dùng tư nhân hơn nữa. Tệ hơn, sự dư thừa ở Trung Quốc, điển hình là các thành phố ma, khiến cho các biện pháp kích thích của chính phủ không mấy hiệu quả. Theo IMF, năm 2008, Trung Quốc cần 1.000 tỷ tệ tín dụng để tạo ra sản lượng kinh tế 1.000 tỷ tệ. Năm 2017, con số này là 3,5/1.
Trung Quốc chưa có nhiều biện pháp để giải quyết các vấn đề cấu trúc này.
Bằng chứng về các vấn đề nhân khẩu học ở Trung Quốc trở nên rõ ràng vào cuối những năm 2000 nhưng phải đến năm 2016, chính sách một con của Trung Quốc mới được thay thế. Nó quá ít và quá muộn. Số trẻ sơ sinh Trung Quốc tiếp tục giảm đáng kể hàng năm kể từ khi có chính sách mới. Năm 2018, số trẻ sơ sinh ở Trung Quốc xuống mức thấp nhất kể từ năm 1961, thời điểm nước này trải qua nạn đói khủng khiếp.
Một vấn đề nữa là danh tiếng của Trung Quốc bị tổn hại mạnh mẽ bởi các hoạt động không chuẩn mực của công dân và doanh nghiệp nước này, trong đó có trộm cắp tài sản sở hữu trí tuệ. Huawei, một công ty công nghệ cao hàng đầu của Trung Quốc, còn thưởng cho nhân viên khi có thành tích đặc biệt trong lĩnh vực này. Không ai ngoài người Trung Quốc cảm thấy hài lòng với điều đó.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vi phạm của Ban cán sự Đảng (BCSĐ) Bộ Giao thông – Vận tải đã gây thất thoát lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và ngành GTVT, gây bức xúc trong xã hội
Blogger Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh trong ngày ra tù hôm 05/5/2019, bên cạnh vợ của ông, bà Lê Thị Minh Hà
Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, người vừa mãn hạn năm năm tù giam và được trao trả tự do hôm 05/5/2019, nói với BBC News Tiếng Việt về dự định tương lai của ông, trong đó có công ty mà ông từng vận hành trước khi bị bắt.
Trả lời BBC qua điện thoại hôm 07/05 từ nhà riêng tại Hà Nội trong một phỏng vấn dài hơn mà dưới đây là trích lược, ông Nguyễn Hữu Vinh trước hết nói về tình hình sức khỏe của ông và cảm nghĩ khi đoàn tụ với gia đình:
“Sức khỏe của tôi trong ba hôm nay có thể nói là rất tốt so với khi mới bước chân ra khỏi trại. Cảm giác lớn nhất của tôi là tôi như từ một thế giới này bước sang một thế giới khác.”
Về những cản trở mà ông và gia đình gặp phải khi có khách tới thăm, ông nói:
“Chỉ có buổi chiều tôi về thì cản trở kinh khủng, tức là mọi người đến, đem lẵng hoa đến rất nhiều, nhưng gần như không ai vào được, chỉ có một vị đi xe ôm và cái nạng trên người nên hình như người ta nghĩ là thương binh, nên người ta không cản trở. Còn tất cả không vào được.
“Luật sư Trần Vũ Hải cũng không vào được, cãi nhau ầm ĩ cả lên và họ chốt khắp xung quanh khu nhà của chúng tôi. Khu này trở thành một khu náo loạn.”
Cách đối xử trong tù
“…Tôi có thể tóm tắt một điều là cái mà tràn ngập trong 5 năm đối với tôi và tràn ngập trong việc của tôi hàng ngày và suy nghĩ của tôi hàng ngày là những cái mà tôi tạm gọi, mà tôi nghĩ tôi phải dùng một từ vừa phải nhẹ nhàng là đầy những phong cách và cách làm mà tôi gọi là “ăn gian”.
hình ảnhGETTY IMAGESPhiên tòa xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy
“Tức là lách luật, phạm luật rồi vô nguyên tắc thì rất là nhiều, ở hai giai đoạn là hai năm rưỡi của các thủ tục tố tụng và hai năm rưỡi là các thủ tục mà gọi là thi hành án, tức là trại giam. Đầy rẫy những sự vô nguyên tắc và sai trái, kể cả nhân đạo cũng kém, kém so với những cái mà tiêu chuẩn bây giờ đáng nhẽ phải có và đương nhiên là so sánh với các nước khác trên thế giới.”
So sánh với các nhóm khác ở trong trại giam là các bạn tù thường phạm và nói về sự khác biệt trong việc được ứng xử bởi những người quản lý trại giam, ông Vinh cho biết:
“Cách dùng từ cho mười mấy người chúng tôi trong một khu riêng thì không biết cách dùng từ gì. Bởi vì chính những cán bộ trại và hình như hệ thống trại giam này, họ đều không có một ngôn ngữ nào, từ nào, cái tên nào để đặt cho một dạng phạm nhân của chúng tôi.
“Ở phân trại này có một khu riêng, chúng tôi có khoảng 15 người, thế còn ở toàn bộ trại ấy có mấy nghìn người đều là tù tội phạm hình sự, phạm các tội hình sự, kinh tế, còn trong số chúng tôi tạm gọi gần như là phạm tội về an ninh quốc gia, trong khung về an ninh quốc gia. Thì họ cũng không nói là khu [tội phạm] an ninh quốc gia, mà họ cũng không nói là khu chính trị, đương nhiên rồi, vì họ không bao giờ công nhận là tù chính trị.
“Thế nên khu của tôi, về phạm nhân tạm gọi là ‘an ninh quốc gia và chính trị‘ này có những cái hơn phạm nhân hình sự, nhưng có những cái kém hơn nhiều. Ví dụ như là hơn có thể là điều kiện chỗ ăn, chỗ ở rộng rãi hơn, riêng biệt hơn.
“Nhưng về tinh thần có những cái, tôi hình dung, bởi vì tôi không được chỗ của phạm nhân hình sự, nhưng tôi cố gắng tìm hiểu, và trước đây tôi cũng đã tìm hiểu rồi, có những cái soi và o ép là hơn hẳn phạm nhân hình sự. Tôi chỉ lấy một ví dụ có thể là đập vào mắt ngay, tức là một phòng của chúng tôi hai người thì có ba camera theo dõi, hai cái ở trong và một cái ở sân nhỏ ở ngoài. Tức là hai người được ba camera đó.
“Còn ở ngoài bên phạm nhân hình sự thì 70 người không có một cái camera nào. Thì đấy là một ví dụ thôi, nhưng mà đối với chúng tôi có thể quen rồi thì chúng tôi coi là bình thường, nhưng mà có thể người ở ngoài, rồi người ở các nước văn minh thì họ có thể lại suy nghĩ khác. Nhưng đơn giản một điều, làm cách đó tôi cho là chéo ngoe và ngược đời.
“Tức là phạm nhân hình sự rất hay xảy ra những chuyện đánh nhau rồi vi phạm đủ các thứ, cái đó là phải công nhận, bởi vì tính chất của tội phạm cũng dễ xảy ra chuyện ấy. Thì đáng nhẽ những phạm nhân đó là đối tượng cần phải theo dõi bằng camera giám sát nhiều hơn, thì ngược lại chúng tôi lại là những người bị theo dõi bằng phương tiện đó và không những thế khi mà chúng tôi ra sân chơi, sân nhỏ nhỏ chơi, thì lúc nào cũng phải có cán bộ, mặc dù chỉ có hơn mươi người.
“Còn phạm nhân hình sự 70 người, họ ra một sân của khuôn viên ở khu của họ ở thì không bao giờ cần phải có cán bộ cả. Họ khóa cửa ngoài và cán bộ ở ngoài thôi. Nó có những trái ngược như thế. Cái đó về phía hệ thống trại giam nên xem lại. Còn rất nhiều điều khác… nhưng tôi chỉ có thể lấy một ví dụ nho nhỏ như thế.”
‘Chỉ là cưỡi ngựa xem hoa’
Khi được hỏi về các cuộc thăm viếng trại giam của giới chức trong chính quyền ông Nguyễn Hữu Vinh nói:
“Trong luật thi hành án thì có nói là giám sát việc thi hành án có nào là Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ Quốc… không nói về mặt báo chí, nhưng chỉ trước khi tôi ra cách đây chỉ ít ngày thôi, với hai năm rưỡi thi hành án đó, tôi tích tụ lại và làm một cái đơn khiếu nại và khuyến nghị, gửi đến hai vị rất cao cấp trong hệ thống Đảng và nhà nước Việt Nam.
“Tôi nêu nhiều vấn đề, trong đó tôi đưa ra một hiện tượng là trong Luật thi hành án thì có hẳn một câu như thế – là các cơ quan này, tổ chức này giám sát, phối hợp với các hoạt động thi hành án, nhưng hai năm rưỡi và trước cả tôi nữa, những người ở trước, chưa bao giờ nhìn thấy người của Mặt trận, rồi Hội đồng Nhân dân, rồi Quốc hội gì cả. Không bao giờ thấy và không bao giờ nghe thấy ở ngoài có.
“Nhưng về phía ngành Công an, cơ quan quản lý trại giam, trước là Tổng Cục 8 còn bây giờ là Cục C10, thì cũng một năm một lần, có khi là hai lần các vị xuống, nhưng mà xuống tôi nói chính xác là cưỡi ngựa xem hoa. Tức là có lần là cấp đại tá trưởng phòng ở trên Tổng Cục xuống, và có một lần cao nhất, một ông thiếu tướng xuống và vào hẳn phòng tôi rồi hỏi thăm này khác, nhưng mà vị đó hỏi tôi là sống thế nào, tốt không, mọi thứ.
“Ở đây tốt không? Thì tôi cũng nói thẳng ra là có những cái tốt, khá lên, nhưng có nhiều cái là chưa tốt, thì vị đó tỏ ra là khó chịu, và cũng không hỏi là thế thì không tốt là cái gì? Tức là hỏi, thấy nói không vừa ý mình thì vị ấy thôi, khó chịu và đi luôn, không có hỏi tại sao tốt cái gì cả? Tất cả những chuyện xuống đây có tính chất kiểm tra thì thấy chỉ là làm rất là hình thức.
ảnhLE THI MINH THUYBà Lê Thị Minh Hà, ông Nguyễn Quang A và nghị sĩ, thành viên Ủy Ban Nhân Quyền thuộc Quốc Hội Đức, ông Martin Patzel, trước phiên tòa xử ông Nguyễn Hữu Vinh năm 2016
“Và trước khi những vị này xuống, họ thừa biết là tôi và gia đình tôi có hàng loạt những kiến nghị thay đổi, ít nhất là ở trong khuôn viên của chúng tôi có hàng loạt thay đổi. Những cuộc như thế đáng lẽ họ xuống họ phải hỏi, họ phải giải quyết được chuyện, tránh được chuyện là phạm nhân sợ không nói ra với trại, thì họ phải hỏi riêng chúng tôi. Ví dụ như thế. Nếu họ cần kiểm tra, thì họ không có cái chuyện ấy…”
Những chuyến thăm ‘đặc biệt’
Về khách thăm nước ngoài, quốc tế tới thăm ông khi ở trong tù, ông Nguyễn Hữu Vinh kể lại:
“Rất là may và rất là hiếm có, nó có một chuyện rất cảm động, nhưng mà lại rất khôi hài. Tức là có hai ông nghị sỹ Đức, sau này tôi mới được biết là hai ông nghị sỹ Đức cùng với đại diện của Sứ quán Đức và Bộ Ngoại giao đến trại này thăm, trong mục đích đặt ra thì có thăm trại rồi thăm tôi có rõ ràng trong những yêu cầu không, nhưng trong đó có mục là thăm tôi, nhưng mà không được phép.
“Thế và họ có gửi cho tôi một cái đồng hồ để tặng tôi, đồng hồ treo tường mà ông nghị sỹ Đức mua từ Đức, đem sang tận bên này để ông tặng tôi. Thế nhưng trong suốt hơn một năm trời nó đã diễn ra những chuyện rất kỳ quái và rất đáng xấu hổ trong hệ thống trại giam ở Việt Nam này, nhưng mà cụ thể là trong trại của chúng tôi. Ông ấy tặng tôi, nhưng cuối cùng trại lại nói là tặng cho giám thị trại, cho trại. Khi được thông báo, tôi hỏi thì họ cứ giấu giấu, diếm diếm, họ không nói gì với tôi là có người đến thăm và có người gửi đồng hồ cả.
“Đến lúc mà họ không giấu được, thì họ mới nói là tặng trại chứ không phải tặng tôi…và chuyện này nó rất là hài kịch và gia đình tôi đã đưa ra công luận rồi và một ngày nào đó tôi sẽ viết về chuyện này với một góc độ khác, mà tôi tin là mọi người nhìn trong chuyện này thì nó sẽ rất là thú vị.”
Ông Vinh cho biết thêm về các chuyến thăm của bạn bè trong ngành công an và an ninh:
“Có bốn đợt các bạn tôi vào thăm, cái này là một điều rất quý hóa. Tôi cũng phải nói mình là một người trong ngành công an mà ra khỏi ngành, dứt áo đi, gọi là một đi không trở lại và đến một ngày làm những việc mà ngành công an cho là – mà phải dùng từ là “thế lực thù địch”, đối đầu với mình, mà các bạn tôi, cả những người đương chức và cả những người đã về hưu và cương vị đều cao, từ cấp phòng cho đến cấp Tổng cục, thì họ vào thăm tôi tình cảm, rất là vui vẻ.
hình ảnhOTHERBà Lê Thị Minh Hà trong một lần đi vận động ở quốc tế cho chồng
“Hoàn toàn là chuyện bạn bè, chứ không có chuyện vào để giáo dục, khuyên bảo mà nói là “mày phải thế này, mày phải thế kia” và “phải cải tạo tốt” thì hoàn toàn không có, mà chuyện bạn bè rất vui, thì cái đó là một chuyện cảm động.
“Thế nhưng cũng có chuyện kỳ quái là mặc dù bạn tôi vào thăm và rất có cương vị như thế, và đến độ có đoàn mà trại còn phải đãi đằng rất là trọng thị, thế nhưng ngược lại Tết vừa rồi cán bộ Trại lại dọa cả tôi và vợ tôi là khi ra tù thì trước đấy phải nói với bạn bè như thế nào để khi mà ra tù đừng để có bạn bè đến đây băng rôn, khẩu hiệu này nọ, làm thế nọ, thế kia, (nếu) thế thì Trại sẽ đem tôi ra, quăng tôi ra đâu đó ngoài đường ngoài rừng, chứ không để ra ở cổng Trại.
“Tôi ngạc nhiên kinh khủng và tôi phải viết thư cho vợ tôi để nói với các bạn tôi là phải đưa lên mạng để cho các bạn tôi đọc được, các bạn học ở trong trường công an đấy, tôi phải nói là “họ làm điều ấy là sỉ nhục các bạn” và làm cho, ngoài tôi ra, tất cả những ai biết chuyện ấy người ta sẽ nghĩ, sẽ đánh dấu hỏi về tình cảm, việc đến thăm của các bạn. Tôi không muốn nói ra nhưng chắc ai cũng hiểu là “người ta sẽ nghi ngờ là các ông đến có phải là thăm bạn không, hay là các ông đến lại nhấm nháy với Trại là phải xử, hay phải rắn với thằng này chẳng hạn?”
“Bởi vì nó rất logic là họ đến thăm như thế mà Trại lại có kiểu xử rắn với tôi. Rõ ràng theo logic của người dân bình thường, người ta nghĩ rằng mấy ông công an này bạn bè cái gì, các ông đến thì giả vờ như thế thôi, chứ rồi các ông lại nhăm nhe với Trại là phải đừng có nhân nhượng với thằng cha này, ví dụ như thế. Nhưng mà tôi tin, tôi hiểu các bạn tôi và chúng tôi chơi với nhau sau khi ra trường hàng chục năm nay. Tôi tin các bạn tôi rất quý tôi.”
“Ngoài ra cũng có bốn, năm cuộc thăm rất đặc biệt, cái này lúc nào có dịp tôi sẽ nói kỹ, nhưng mà tôi tóm tắt là những cuộc thăm không bình thường, không nằm trong nguyên tắc gì cả. Và có những cuộc chẳng có màu sắc gì cả, mà nếu nói xã hội đen thì nó hơi quá, nhưng có những người vào đây, cán bộ nói tôi là ra làm việc nhưng mà ra thì có mấy ông trẻ, mặc thường phục.
“Rồi tôi hỏi, thì bảo là ở Bộ Công an, tôi hỏi Bộ Công an thì không giới thiệu tên, không giới thiệu đơn vị, không giới thiệu cấp chức gì cả, tôi hỏi cấp chức thì nói ỡm ờ, thế rồi tôi hỏi việc của các vị đến đây làm việc cái gì, thì nói là đến chơi, thăm tôi. Tôi lạ, tôi bảo không phải bạn bè gì cả, thăm gì, các vị muốn gì? Đại khái là rất là buồn cười và sau này tôi cũng phản ứng mạnh với Trại, tôi nói là yêu cầu cho tôi biết mấy vị đấy là ai và đến mục đích gì? Ví dụ thì nó có một cuộc như thế, còn có một số cuộc khác thì có thể sau đó họ rút kinh nghiệm, thì có hai cuộc, thì họ cũng đàng hoàng, có cấp chức này khác, nhưng cuối cùng cũng không hết chuyện không đàng hoàng…”
Bạn của bộ trưởng
Ông Nguyễn Hữu Vinh từng học ở trường Trường Sỹ quan An ninh và tốt nghiệp cùng khóa với đương kim Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Nay ông nói về quan hệ của ông Tô Lâm với ông trước và sau khi vào tù:
“Tôi rất khó để mà biết được đầy đủ và chính xác, tôi chỉ có một vài chi tiết nho nhỏ thông tin thì tôi cũng xin thưa với quý đài. Thứ nhất là tôi vẫn coi chuyện bạn bè vẫn là bạn bè. Cách khi tôi bị bắt khoảng mươi ngày, một tuần gì đấy, thì tôi với bạn Tô Lâm đã cùng nhau ngồi trong một bữa tiệc, một bữa liên hoan nho nhỏ của bọn chúng tôi để mừng một ông bạn lên Thiếu tướng. Thì bạn Tô Lâm cũng ngồi cạnh tôi và chúng tôi cũng nói chuyện vui vẻ.
“Thì cách ngày tôi bị bắt, ngày 5/5/2014, khoảng mươi ngày gì đó. Còn trước đấy nữa thì chúng tôi vẫn thường hay gặp nhau và có đàm đạo, và có nhiều chuyện nữa tôi không muốn nói ở đây. Nhưng sau đấy, khi tôi vào tù, thời gian tôi ở Trại B14, thì tôi cũng không có gì, vì thời gian đó hoàn toàn ngăn cách, giới hạn trong chuyện quyền của tôi được làm việc nọ, việc kia.
“Nhưng từ khi về Trại 5 thi hành án, thì tôi rất để ý việc thực hiện nghiêm túc hay không của Trại với pháp luật, thì tôi phát hiện nhiều cái rất dở của khâu thi hành án, kể cả văn bản pháp luật. Ví dụ một Thông tư từ đời ông Lê Hồng Anh, tiền nhiệm của ông Tô Lâm, có những câu rất là nguy hiểm trong một số nội dung, và trong những khâu thi hành án của Trại có nhiều vấn đề, thì tôi viết thư riêng cá nhân, bạn bè thôi. Tôi viết cho ông Lâm và tổng cộng trong mấy tháng, tôi viết ba thư và tôi chỉ hoàn toàn góp ý chuyện ấy.
“Và tôi thể hiện ngay trong ấy là tôi hoàn toàn không cần và không muốn có một sự gọi là chiếu cố, đãi ngộ gì với tôi, mà chỉ là công việc, chỉ là giúp cho ông ấy, góp cho ông ấy công việc. Ví dụ trong Thông tư 40 về Nội quy trại giam, câu đầu tiên của Nội quy trại giam, đọc vào là thấy chối kinh khủng.
“Tôi thấy đã nguy hiểm quá, nói yêu cầu là “Phạm nhân phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của cán bộ trại giam”. Thì tôi thắc mắc, tôi bảo thế mệnh lệnh trại giam trên cả các luật và thậm chí cả Hiến pháp à? Tuyệt đối mà! Và thứ hai là cán bộ gì? Cán bộ y tế, cán bộ căng-tin, cũng phải chấp hành hết à? Rồi cán bộ bảo “phải đánh thằng này, đánh thằng kia” thì cũng phải tuân thủ à?”
Ông Nguyễn Hữu Vinh nói tiếp:
“… Khi tôi về Trại 5 này thì một trong bốn tốp bạn tôi lên, thì có một người bạn cũng khá thân với tôi thì có nói, tôi xin phép được thuật nguyên văn, bảo là: “Hôm bà già mày mất, bọn tao đi viếng, thì bạn Lâm có gọi tao đến Văn phòng, vì đi công tác, có nhờ tao chuyển phong bì phúng viếng Cụ, thắp hương hộ. Thì tao cũng đã làm việc ấy rồi.”
hình ảnhLE THI MINH THUYBìa cuốn sách Anh Ba Sàm của Nhà xuất bản Trẻ Hà Nội năm 2016. Cuốn sách được tái bản, bổ sung năm 2019, ngay trước khi ông Vinh được thả tự do
“Tôi nói là thế thì gửi lời cảm ơn ông ấy. Đấy là trong thời gian chỉ sau khi tôi bị bắt mấy tháng thôi thì bà cụ mất. Thế còn khi tôi về Trại 5 mà thi hành án, sau khi tôi có những thư như thế, tôi nghĩ là trừ khả năng ở dưới họ giấu, họ không đưa cho ông ấy thì tôi không nói làm gì, nhưng nếu ông biết chuyện ấy thì ông nên có tối thiểu những sự hồi âm. Nó đúng với tính chất cải cách hành chính của Chính phủ.
“Bởi vì lâu nay nhân dân có đề đạt gì, các cơ quan nhà nước đều có hồi âm tối thiểu. Nhưng đây không có một hồi âm nào cả và khi mà tôi bắt đầu gửi cái thư đầu tiên thì rất là vất vả. Cán bộ Trại xét lên, xét xuống, tôi biết chắc gửi lên Tổng Cục để duyệt này nọ, rồi làm khó tôi, hỏi tôi có biết địa chỉ nhà hay biết địa chỉ cơ quan, tức là họ cứ làm như là họ không biết. Thế và quan trọng là sau khi gửi đi thì không thấy hồi âm.
“Nhưng tôi cũng phải nói công bằng là cũng không phải chỉ có thư cho ông Tô Lâm, sau đó tôi gửi một thư cho ông Trần Đại Quang. Cũng là theo cách thư riêng thân tình thôi. Bởi vì ông Trần Đại Quang cũng có một thời gian làm cùng một Cục với tôi và lúc đó ông Tô Lâm cũng thế, ba người cùng đơn vị. Thì tôi cũng góp ý với ông Quang tương tự như góp ý với ông Lâm.
“Tôi cũng phải nói thêm là trong những thư của tôi, tôi nhấn mạnh hai điều. Điều một là thực hi văn bản thi hành án rất có vấn đề và thứ hai nữa là vấn đề gọi là tù chính trị, thì họ phải lưu ý là dư luận ở ngoài quốc tế họ vẫn cứ hay tạm gọi là chĩa mũi dùi vào Việt Nam về vấn đề tù chính trị, thế nên phải có cách cư xử làm sao để đừng có tai tiếng hoặc là người ta thấy những cái nổi cộm những cái không bình thư trong cư xử đối với một số phạm nhân, những dạng phạm nhân mà tạm gọi là tù chính trị đấy.”
Dự định tương lai
Về dự định tương lai của mình, ông Nguyễn Hữu Vinh nói:
“Về chuyện mưu sinh của mình, tôi cũng tạm chưa nghĩ tới lắm, bởi vì riêng chuyện công ty tôi cũng phải choán thời gian một chút để nói về chuyện mưu sinh, bởi vì nó cũng lại rất liên quan đến chuyện tôi bị bắt. Công ty của tôi quá khác thường và 6 năm liền Bộ Công an tìm mọi cách để thu hồi giấy phép nhưng mà không được; cuối cùng sau 6 năm là phải chịu chấm dứt sức ép ấy. Thế nhưng họ cũng không ngừng.
Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh là một trong những blogger được nhiều người biết đến trên truyền thông mạng xã hội ở Việt Nam
“Một người bạn trong cùng một khóa (trường an ninh) nói riêng với tôi là: “Chúng tôi rất ủng hộ bạn ra kinh doanh như thế, nhưng tôi nói thật với bạn là công ty của bạn còn để cái tên như thế là còn mệt đấy.”
“Khi tôi bị bắt, thì trong suốt thời gian ấy công ty của tôi là ngừng luôn, đông cứng luôn và không hoạt động, nhưng chúng tôi vẫn nộp thuế không đáng kể, theo đúng luật.
“Cách đó nửa năm, gia đình tôi nói là Sở Kế hoạch và Đầu tư có gửi giấy dọa là sẽ thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tôi, thì tôi viết đơn mời luật sư vào để cùng tôi xử lý việc này. Thế mà suốt gần một năm, Trại không cho gửi cái đơn đó, chẳng có lý do gì hết.
“Bây giờ, nếu tôi muốn trở lại việc kinh doanh, bắt đầu rảnh, tôi sẽ khởi động lại, hoặc là lấy lại giấy phép, hoặc là làm thủ tục cho nó khỏi bị lấy giấy phép chẳng hạn. Rồi tôi sẽ giao cho ai đấy làm kinh doanh, cho tôi vẫn rảnh thời gian.
“Tôi sẽ đảm trách việc kinh doanh ít thôi, tôi không tốn thời gian nhiều, tôi không muốn làm và cũng không có khả năng để làm giàu, đủ tiền để sống và làm việc theo chí hướng của mình.
“Còn cái dự định thì nhiều lắm, trong tù nghĩ nhiều dự định, nhất là tất cả những gì tôi biết được trong 5 năm vừa qua và mình đã cố gắng những đấu tranh của mình, thì nó nhiều kinh khủng, đấy là cả một khối lượng công việc rất lớn rồi. Thế còn những việc khác, những việc thời sự, thì tôi vẫn rất muốn, bởi vì mục tiêu của tôi trước đây tôi càng ngày tôi thấy càng quá đúng và quá hợp với tôi.
“Bây giờ tôi cũng vẫn rất muốn, chỉ có cái là mình phải tìm hiểu, mình phải biết ở ngoài hiện nay, rồi tình thế xã hội trong nước, ngoài nước rồi vân vân. Các quy định pháp luật mới mình phải cố gắng tìm hiểu, cập nhật thật nhiều.
“Và gặp mọi người, để mọi người, nhiều người hiểu biết, có kiến thức và sáng kiến thì sẽ cùng với mình góp ý và sẽ tìm một cách làm nó hay hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn chẳng hạn. Thì tôi vẫn đang dự tính nhiều hướng, có thể hơi khác nhau tí thôi, nhưng xu hướng chung vẫn là như thế, không thay đổi,” blogger Anh Ba Sàm nói.