Vì sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung tưởng chừng đã đến đích mà còn đổ bể?

Vì sao đàm phán thương mại Mỹ - Trung tưởng chừng đã đến đích mà còn đổ bể?

“Trung Quốc đang ở vị thế đàm phán tốt hơn. Họ không cần phải vội vàng. Nếu hai bên chưa đạt được thỏa thuận, Mỹ sẽ mất nhiều hơn là Trung Quốc”.

Tại buổi họp kín với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz tuần trước, khi được hỏi cơ hội để Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại tại Washington là bao nhiêu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trả lời “50 – 50”.

Đến sáng nay, có vẻ câu trả lời này không còn đúng nữa. Dòng tweet đe dọa tăng thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Trump đã khiến Bắc Kinh nổi giận. Nhiều khả năng Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ hủy chuyến đi tới Washington – chuyến đi cho đến hôm qua vẫn được kỳ vọng sẽ đem đến một thỏa thuận thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo Financial Times, lãnh đạo của các doanh nghiệp nhà nước có kế hoạch tham dự đoàn đàm phán của ông Lưu đã nhanh chóng thay đổi kế hoạch đi công tác của mình. Các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung bởi họ là khách hàng chính mua các sản phẩm nông nghiệp và năng lượng mà Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc sẵn lòng để các doanh nghiệp nhà nước tăng nhập khẩu hàng Mỹ để cắt giảm thặng dư thương mại với Mỹ, phía Mỹ cho biết các nhà đàm phán Trung Quốc vẫn còn cứng nhắc về chính sách công nghiệp, trong đó có một số vấn đề như bảo vệ bí mật thương mại.

Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer muốn cắt giảm các loại thuế quan đánh vào hàng hóa Trung Quốc một cách từ từ. Tuy nhiên phía Trung Quốc cho rằng cả hai bên nên ngay lập tức bãi bỏ các loại thuế có tính trừng phạt kể từ khi cuộc chiến thương mại nổ ra mùa hè năm ngoái.

Wang Yong, chuyên gia thương mại quốc tế tại ĐH Peking, nhận định những bất đồng này là hoàn toàn dễ hiểu khi hai bên đang chạy đua tới thỏa thuận cuối cùng. “Phía Trung Quốc đã bắt đầu xem xét lại thỏa thuận để đi đến kết luận sau cùng, do đó họ sẽ muốn đàm phán lại một số vấn đề. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai bên là ông Trump khăng khăng muốn giữ lại một số loại thuế và đó là điều mà Trung Quốc rất khó chấp nhận”.

Giới phân tích cũng cho rằng đà tăng trưởng kinh tế tốt hơn dự báo và đặc điểm nền chính trị Trung Quốc sẽ giúp Bắc Kinh tự tin hơn. Trong khi đó động thái của ông Trump phải chịu sức ép nhất định từ các cử tri.

“Trung Quốc đang ở vị thế đàm phán tốt hơn. Họ không cần phải vội vàng. Nếu hai bên chưa đạt được thỏa thuận, Mỹ sẽ mất nhiều hơn là Trung Quốc”, giáo sư Wang nói.

Theo chuyên gia Arthur Kroeber của hãng nghiên cứu Gavekal, Trung Quốc khó có thể vứt bỏ mô hình phát triển kinh tế để đổi lấy thỏa thuận thương mại với Mỹ. Trong khi đó Tổng thống Trump đang đối mặt với lựa chọn khó khăn: tăng thuế – điều gần như chắc chắn sẽ khiến thị trường tài chính lao dốc – hoặc tìm một cách khác để chứng tỏ lời đe dọa của mình có hiệu lực và buộc Trung Quốc phải nhượng bộ.

Trong suốt vài tuần gần đây, người nông dân Mỹ, thị trường tài chính và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã ở trong trạng thái tràn đầy hi vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Hi vọng được thắp lên bởi những phát biểu lạc quan của Tổng thống Trump, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow.

Theo James Zimmerman, người từng đứng đầu Phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc và hiện là chuyên gia tại công ty luật Perkions Coie, những lời đe dọa bất ngờ vừa qua của ông Trump cho thấy Tổng thống Mỹ “hoàn toàn hiểu sai về cách đàm phán với Trung Quốc”.

Tháng 9 năm ngoái, điều tương tự cũng đã xảy ra khi ông Lưu Hạc hủy chuyến đi quan trọng tới Washington sau khi ông Trump đột ngột đe dọa tăng thuế. Phía Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố họ sẽ không bao giờ bước đến bàn đàm phán “với một con dao kề vào cổ”.

Thu Hương / Theo Trí thức trẻ/FT

Những ai sẽ vào ‘tứ trụ’ tại Đại hội Đảng 2021?

Tác giả: Trương Xuân Danh

Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức Năm năm một lần, nó được ví như một ngọn hải đăng của hệ thống chính trị một Đảng tại Việt Nam. Mỗi lần Đại hội, Đảng lại nỗ lực “trình làng” một thế hệ lãnh đạo mới chất lượng mang đậm hàm ý “đổi mới”. Kể từ những ngày đầu năm trước Đại Hội cho đến những Hội nghị Trung ương cuối cùng trước khi “chốt” các nhân vật ở tầng cao nhất, chủ đề nhân sự luôn sôi động, thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Có thể còn quá sớm để đưa ra các nhận định hay dự đoán về giàn lãnh đạo chủ chốt mới tại Đại hội Đảng XIII, (dự kiến diễn ra vào tháng 1/2021). Nhưng ngay từ bây giờ chúng ta có thể dựa trên các dữ liệu “cứng” như các quy định “thành văn” được Đảng ban hành về lựa chọn nhân sự, cấu trúc hệ thống lựa chọn từ trên xuống theo truyền thống vẫn còn ổn định, và cuối cùng là các quy ước “bất thành văn” để đưa ra những phân tích, phán đoán cơ bản.

Không thể phủ nhận rằng các Đại hội kể từ hai thập niên trở lại đây sự dân chủ trong Đảng đã được gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt đối với vấn đề chuẩn bị nhân sự chủ chốt cho mỗi kì Đại hội. Các quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn về các vị trí nhân sự chủ chốt của Đảng được ban hành chi tiết. Các thông tin về nhân sự chủ chốt, quy trình bỏ phiếu đều được công khai tối đa. Đó sẽ là những yếu tố quan trọng để các phân tích và phán đoán trở nên chất lượng hơn.

Bộ Chính trị và ba nhóm thế hệ

Bộ chính trị Đại hội khóa XII có 19 người nhưng hiện nay chỉ còn 16 Ủy viên làm việc. Theo các quy định về độ tuổi, chúng tôi tạm thời chia làm ba nhóm.
Nhóm thứ Nhất là những người quá tuổi tái cử Ủy viên Bộ Chính trị theo quy định, và phải rời vị trí sau Đại hội XIII (trên 65 tuổi vào ngày bầu cử Đại hội), tạm gọi là nhóm “Bộ Tám” bao gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước và 7 người sinh vào những năm 1953, 1954, 1955. Cụ thể, nhóm này gồm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (SN 1944), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (SN 1954), bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội (SN 1954), ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban bí thư, (SN 1953), bà Tòng Thị Phóng, phó Chủ tịch thường trực Quốc hội (SN 1954), ông Trương Hòa Bình Phó Thủ tướng thường trực (SN 1955), ông Ngô Xuân Lịch Bộ trưởng Quốc phòng (1954), và ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư TP HCM (SN 1953).

Như vậy “Bộ Tám” về nguyên tắc sẽ không tái cử Đại hội khóa XIII (chiếm 50% số lượng Ủy viên Bộ chính trị hiện nay) tương đối phù hợp với nguyên tắc kế cận.

Nhóm thứ Hai gồm Sáu Ủy viên Bộ Chính trị, là nhóm theo quy định được cơ cấu tái cử, (dưới 65 tuổi vào ngày bầu cử Đại hội XIII) sinh vào các năm 1957, 1958, 1959 tạm gọi là nhóm “Bộ Sáu”. Cụ thể bao gồm, ông Phạm Minh Chính, trưởng ban Tổ chức TƯ (SN 1958), bà Trương Thị Mai, trưởng ban Dân vận (SN 1958), ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao (SN 1959), ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ (SN 1957), ông Tô Lâm Bộ trưởng Công an (SN 1957), ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Hà Nội (SN 1959).

Nhóm thứ Ba là nhóm sinh từ năm 1961 trở về sau, tạm gọi là “Nhóm 2026”, tức là nhóm không những tái cử ở nhiệm kì Đại hội XIII, mà còn đủ tuổi để tái cử vào nhiệm kì Đại hội XIV (2026), bao gồm hai ông là Võ Văn Thưởng trưởng ban Tuyên giáo TƯ (SN 1970) và ông Nguyễn Văn Bình, (SN 1961) trưởng ban Kinh tế TƯ.

Ai sẽ là Tổng Bí thư?

Trong trường hợp Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không tái cử Đại hội XIII, chúng ta bắt đầu tiến hành “diễn dịch” của Quy định 90-QĐ/TW về “Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lí” được ban hành ngày 4.8.2017. Đoạn quy định chức danh Tổng Bí thư ngoài các tiêu chí chung có một điều kiện đặc biệt, ứng cử viên phải “có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư”. Trong các phiên họp của Ban chấp hành TƯ hiện nay ngoài Tổng Bí thư chỉ có Ba chức danh là Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, và Thường trực Ban bí thư được phép ngồi Chủ tọa và điều hành phiên họp.

Trong lịch sử và theo truyền thống kể từ thời Tổng bí thư Lê Duẩn tại Đại hội VI (1986), các nhân vật phải nắm giữ vị trí từ Thường trực ban bí thư trở lên cho đến các vị trí cao nhất mới có khả năng kế cận trở thành Tổng bí Thư.
Cụ thể ở đây, tại Đại hội VI (1986) là ông Nguyễn Văn Linh, trước đó ông là Thường trực Ban bí thư, Đại hội VII (1991) ông Đỗ Mười, trước đó là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Thủ tướng hiện nay), Đại hội VIII (1996) ông Đỗ Mười tiếp tục tái cử. Tại Hội nghị TƯ tháng 12/1997, Ban Chấp hành T.Ư đã bầu ông Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư, ông Lê Khả Phiêu lúc đó là Thường Vụ Bộ chính trị, một trong bốn vị trí cao nhất, sau Tổng bí thư Đỗ Mười. Đại hội IX (2001), là ông Nông Đức Mạnh, trước đó ông là Chủ tịch Quốc hội, Đại hội X (2006) ông Nông Đức Mạnh tiếp tục tái cử. Đại hội XI (2011) là ông Nguyễn Phú Trọng, ông lúc đó là Chủ tịch Quốc hội, Đại hội XII (2016), ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tái cử.

Với Quy định về chức danh Tổng Bí thư, và theo lịch sử lựa chọn các vị trí quyền lực nhất từ trên xuống được “truyền thống hóa” kể từ thời Tổng bí thư Lê Duẩn, thì hiện nay các ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, và ông Trần Quốc Vượng hiện sẽ có nhiều lợi thế.

Tuy nhiên trong ba người, thì bà Nguyễn Thị Kim Ngân có vẻ như không được truyền thống hay lịch sử “ưu ái”, vì trong lịch sử cũng như theo truyền thống Đảng chưa có Tổng bí thư nào là nữ. Ngoài ra Tổng bí thư qua tất cả các thời kì cũng đều là người miền Trung và miền Bắc.

Xét trên nhưng quy ước bất thành văn đó thì hiện nay mọi cặp mắt đang đổ dồn về bộ đôi hai ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng.

Với các tiêu chí, “đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định), cho thấy việc quy định ứng cử viên Tổng Bí thư phải “đi địa phương” hay tham gia trọn một nhiệm kì Bộ Chính trị đã không còn “cứng” như trước.

Nhóm “Tứ trụ” và ẩn số “miền Nam”

Việc Đảng chưa có chủ tương nhất thể hóa hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, nên đến Đại hội XIII, khả năng cao chúng ta lại chứng kiến sự quay lại của cấu trúc bốn chức danh chủ chốt (thường gọi là “Tứ trụ”).
Vậy những ai có khả năng tiến đến những chiếc ghế còn lại trong “Tứ trụ” bao gồm Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.

Quy định 90-QĐ/TW đối với chức danh Chủ tịch Nước đều có các tiêu chí chung cụ thể bao gồm uy tín (được hiểu là không bị các kỉ luật về Đảng, hoạc mức độ tín nhiệm cao trong Bộ chính trị đã được bỏ phiếu), năng lực nổi trội, lĩnh vực công tác. Nếu “áp” các tiêu chí chung cho nhóm “Bộ Sáu”, và “nhóm 2026” thì cả 8 vị trí tái của Bộ chính trị đều có cơ hội ngang nhau. Tuy nhiên theo tiêu chí của chức danh này là “kinh qua và nổi trội trong các lĩnh vực công tác an ninh, đối ngoại, tư pháp..,” thì ba ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, ông Tô Lâm Bộ Trưởng Công an, và ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức TƯ sẽ có lợi thế hơn.

Đối với chức danh Thủ tướng, ngoài các tiêu chí chung, theo lịch sử và truyền thống tất cả các Thủ tướng hay Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (trước đây) kể từ thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng đều trưởng thành từ Phó Thủ tướng. Đó là các ông Phạm Hùng, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phúc. Điều này thể hiện tiêu chí cho việc chọn lựa nhân sự Thủ tướng đặt yếu tố “kinh nghiệm trong điều hành bộ máy Hành pháp” lên hàng đầu.

Như vậy các lợi thế sẽ thuộc về các Phó thủ tướng hiện nay, ông Trương Hòa Bình, ông Phạm Bình Minh, và ông Vương Đình Huệ. Hai ông Trịnh Đình Dũng và ông Vũ Đức Đam không tham gia Bộ Chính trị.

Trong Ba Phó thủ tướng thì ông Trương Hòa Bình sinh năm 1955 thì hiện nay không đủ tiêu chuẩn tuổi để tái cử Bộ Chính trị, và về lĩnh vực phụ trách ông cũng chuyên trách về mảng nội chính, tư pháp. Ông Phạm Bình Minh chủ yếu phụ trách lĩnh vực đối ngoại. Ông Vương Đình Huệ, nếu xét về tiêu chí thứ ba trong quy định chức danh Thủ tướng là cần “có khả năng hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế – xã hội đất nước; kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế,” thì có vẻ như là người có nhiều lợi thế nhất.
Cuối cùng là chức danh Chủ tịch Quốc hội, cả hai nhóm “Bộ Sáu” và “nhóm 2026” gồm Tám Ủy viên Bộ Chính trị có thể tái cử đều có cơ hội như nhau để tiến đến chức danh đứng đầu cơ quan Lập pháp này. Tuy nhiên nếu theo tiêu chí của chức danh Chủ tịch Quốc hội như “có năng lực nổi trội, toàn diện trong các lĩnh vực công tác, xây dựng pháp luật, giám sát thực thi pháp luật…” thì bà Trương Thị Mai (SN 1958), Trưởng ban Dân Vận hiện nay đang có lợi thế hơn cả.

Bà Mai, từng là Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề của Xã hội của Quốc hội, và cũng là Ủy viên Thường vụ Quốc hội hai khóa liền từ 2007-2016.
Bà Mai hiện cũng là một trong Ba người có thâm niên tham gia Ban chấp hành TƯ chính thức lâu nhất (Ba khóa, từ Đại hội X, 2006) trong số “bộ Tám tái cử” cùng với hai người còn lại là ông Hoàng Trung Hải tham gia ban chấp hành TƯ Bốn khóa, từ Đại hội IX (2001) ông Vương Đình Huệ từ Đại hội X (2006).

Bà là đại biểu Quốc hội có thâm niên cao nhất trong nhóm “Bộ Tám” Ủy viên Bộ Chính trị có khả năng tái cử hiện nay. Nếu không có gì thay đổi Bà sẽ tham gia làm Đại biểu Quốc hội ít nhất trọn 24 năm (kể từ năm 1997 cho đến Đại hội 2021) là người tham gia sinh hoạt nghị trường hơn hai thập kỉ liên tục.

Cuối cùng cần nói thêm một truyền thống “bất thành văn” có tính chất vùng miền khó có thể bỏ qua đó là kể từ sau năm 1975, Bốn vị trí cao nhất chưa bao giờ vắng mặt một nhân vật đến từ Miền Nam. Bộ Chính trị khóa XII hiện nay có Bốn nhân vật đến từ Miền Nam bao gồm bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Bến Tre), ông Nguyễn Thiện Nhân (Trà Vinh), ông Trương Hòa Bình (Long An), ông Võ Văn Thưởng (Vĩnh Long).

Tuy nhiên trong Bốn nhân vật trên theo quy định bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Nguyễn Thiện Nhân và ông Trương Hòa Bình đã quá tuổi tái cử Bộ Chính trị. Nhân vật miền Nam theo quy định đủ tuổi tái cử là ông Võ Văn Thưởng (SN 1970), Trưởng ban Tuyên giáo TƯ trưởng thành khá trẻ, ông sinh năm 1970. Vì vậy việc “Tứ trụ” khóa XIII có “cơ cấu cứng” một nhân vật đến từ Miền Nam hay không vẫn còn là một ẩn số lớn.

Nhóm “ngoài Tứ Trụ”

Theo nguyên tắc đến hết Khóa này số lượng Ủy viên Bộ Chính trị vẫn có thể được bổ sung để đạt trở lại con số 19 như Đại hội XII đã bầu. Nếu số lượng Ủy viên Bộ Chính trị trở lại con số 19 thì các vị trị “Tứ trụ” được dự kiến cho Đại hội XIII như phân tích ở trên theo chúng tôi không bị ảnh hưởng. Nó chỉ ảnh hưởng đối với vị trí của nhóm ở dưới, nhóm “Bộ Tám” tái cử.

Đối với vị trí Thường trực Ban Bí thư, cơ hội cũng chia đều cho nhóm “Bộ Tám” Ủy viên Bộ chính trị tái cử. Tuy nhiên các nhân vật đang điều hành công tác Đảng hiện nay được chú ý hơn bao gồm các ông Phạm Minh Chính, bà Trương Thị Mai, ông Võ Văn Thưởng và ông Nguyễn Văn Bình.

Vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, nếu ông Ngô Xuân Lịch không tái cử, theo truyền thống kế cận sẽ là một nhân vật đến từ lực lượng vũ trang là Bộ Quốc phòng. Hiện nay trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư chỉ có ông Lương Cường (SN 1957) Bí thư TƯ Đảng, công tác tại Bộ Quốc phòng, ông là Đại tướng, và là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Những người ủng hộ ông đương nhiên là muốn một kịch bản lặp lại như ở Đại hội XI, lúc đó ông Ngô Xuân Lịch cũng là Bí thư TƯ Đảng và là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Vị trí Bộ trưởng Ngoại giao nếu ông Phạm Bình Minh rời đi để tiến đến một vị trí cao hơn sau hai nhiệm kì chúng ta sẽ có Tân bộ trưởng Ngoại giao. Nhân vật này theo truyền thống Bộ trưởng sẽ là người từ Bộ này, người hoạt động ngoại giao chuyên nghiệp. Duy nhất trong quá khứ tại Đại hội X (2006), Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm từ Chính phủ sang kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, do lúc đó Bộ này khủng hoảng nhân sự (chỉ bầu được một Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương, đó là Thứ trưởng Phạm Bình Minh). Bộ Ngoại giao hiện có hai thứ trưởng là Bùi Thanh Sơn và Lê Hoài Trung đều là Trung ương Ủy viên.

Các vị trí còn lại như các Trưởng các ban Đảng bao gồm, Tổ chức, Tuyên giáo, Dân vận, Kinh tế, các Bộ trưởng Công an, Bí thứ Hà Nội, TP HCM theo chúng tôi vẫn còn là ẩn số cho đến khi cấu trúc các vị trí chủ chốt bên trên ổn định.

Theo nguyên tắc việc cơ cấu các Ủy viên Bộ chính trị để bầu tại Đại hội thường nhắm vào các chức danh cụ thể, ngược lại các chức danh đó phải được cơ cấu “cứng” là Ủy viên Bộ chính trị nắm. Như vậy hai Bí thư TƯ Đảng hiện nay là ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lí luận TƯ, và ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ hiện nay đang có nhiều lợi thế để “ngồi vào” chiếc ghế Ủy viên Bộ chính trị kế tiếp. Vì thường hai vị trí này theo truyền thống đều được cơ cấu “cứng” phải là Ủy viên Bộ Chính trị nắm.

“Khoảng trống 6X”

Trong số 23 Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư hiện nay, chỉ có ba nhân vật sinh ở thế hệ 6X đó là ông Nguyễn Văn Bình Ủy viên Bộ Chính trị (1961), ông Trần Cẩm Tú, Bí thư TƯ Đảng (1961), và ông Trần Thanh Mẫn Bí thư TƯ Đảng (1962).

Điều đặc biệt lưu ý đó là hiện trong Bộ Chính trị chỉ có một nhân vật duy nhất ở thế hệ 6X đó là ông Nguyễn Văn Bình sinh năm 1961, điều đó cho thấy đang có một khoảng trống thế hệ cho nhóm lãnh đạo thế hệ 6X, hay sự thiếu vắng những lãnh đạo chủ chốt thế hệ 6X.

Điều đó dẫn đến việc Đại hội XIV (2026) một thế hệ lãnh đạo “6X,7X” nhiệm kì Bộ Chính trị Ban Bí thư Khóa này nếu được tái cử chỉ còn Bốn nhân vật là các ông Võ Văn Thưởng, Nguyễn Văn Bình, Trần Cẩm Tú và Trần Thanh Mẫn. Đó là một tỉ lệ kế cận 6X khá khiêm tốn.

Do vậy chúng tôi nhận định tại Đại hội XIII chủ yếu sẽ là sự bổ sung “thế hệ tuổi từ giữa cho đến cuối 6X” cho Bộ Chính trị và Ban Bí thư để đảm bảo vững chắc nguyên tắc kế thừa các thế hệ lãnh đạo.

Theo như phân tích trên đây cùng với truyền thống thâm niên và kế thừa lãnh đạo nếu không có gì thay đổi, các ông Võ Văn Thưởng, Nguyễn Văn Bình, ông Trần Cẩm Tú, và Trần Thanh Mẫn, sẽ tiến đến những vị trị cao nhất trong hệ thống quyền lực tại Đại hội XIV (2026).

Nguồn: Facebook Trương Xuân Danh

Khám phá hai nhà thủy tạ đẹp mê mẩn của vua Tự Đức

Nằm bên hồ Lưu Khiêm của lăng vua Tự Đức ở Huế, Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ là hai công trình kiến trúc hiếm hoi có hình thức nhà tạ (nhà được dựng trên mặt nước) còn được bào tồn ở Cố đô Huế ngày nay.

Cả hai nhà tạ này cùng được xây dựng vào năm 1864, dưới triều Tự Đức. Xung Khiêm Tạ (trái) nằm ở phía Bắc hồ Lưu Khiêm, còn Dũ Khiêm Tạ (phải) nằm ở phía Tây, cùng có hướng nhìn quay ra mặt hồ.

Xung Khiêm Tạ bao gồm hai bộ phận Chính doanh và Tiền doanh được nối với nhau bằng một thừa lưu.

Tiền doanh là một công trình được dựng trên mặt nước với hệ thống trên 16 cột chính và 18 trụ đỡ được cố định dưới đáy hồ.

Chính doanh là không gian sinh hoạt chính, có phần nền nằm trên mặt đất, kết cấu như một ngôi nhà rường có 6 gian bằng gỗ.

Không gian bên trong Chính doanh bên trong Xung Khiêm Tạ.

Các kết cấu gỗ được chạm khắc tinh xảo những mô-típ nghệ thuật cung đình Huế.

Nội thất khu vực này được trang trí bằng những bức tranh sơn mài tinh tế.

Từ nhà Tiền doanh của Xung Khiêm Tạ nhìn ra hồ Lưu Khiêm.

Hướng nhìn ra Dũ Khiêm Tạ và khu lăng tẩm.

Hai đầu mái được Xung Khiêm Tạ trang trí bằng mô tuýp cá chép.

Từ sân trước lăng có một cầu đá ba nhịp dẫn vào Xung Khiêm Tạ.

Dũ Khiêm Tạ nằm cách Xung Khiêm Tạ chừng 50 mét, có quy mô nhỏ hơn nhiều lần.

Công trình này được chế tác theo hệ khung gỗ truyền thống của Huế: cột – kèo – xuyên – trến, là một tổ hợp bao gồm ba gian nhà được ghép với nhau theo trục dọc của công trình, với ba cao độ chênh lệch nhau.

Không gian bên trong Dũ Khiêm Tạ.

Từ Dũ Khiêm Tạ nhìn ra Xung Khiêm Tạ.

Cùng chung một hình thức nhà tạ nhưng Dũ Khiêm Tạ và Xung Khiêm Tạ có chức năng không giống nhau.

Xung Khiêm Tạ là nơi nhà vua nghỉ ngơi, hóng mát, làm thơ, thưởng thức nghệ thuật.

Dũ Khiêm Tạ là một bến thuyền dành cho nhà vua khi ngao du thưởng cảnh ở hồ Lưu Khiêm.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, hai nhà tạ của lăng vua Tự Đức mang một tỷ lệ kiến trúc hoàn hảo, hòa hợp với cảnh trí trữ tình ở hồ Lưu Khiêm.

Không chỉ là những điểm nhấn của lăng vua Tự Đức, Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ còn có thể được coi là những công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ đã xuống cấp trầm trọng. Từ năm 2013 – 2015, hai nhà tạ này đã được trùng tu để trả lại vẻ đẹp vốn có, qua đó góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của lăng Tự Đức và cả Quần thể di tích Cố đô Huế. Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.

Theo KIẾN THỨC

Không phải tình dục hay tình yêu làm nên cuộc hôn nhân bền vững, chuyên gia tâm lý chỉ ra điều mấu chốt để kết hôn không bị ‘té ngửa’

‘Yêu thì khó biết rõ sự thật về nhau lắm, tại gặp nhau toàn lúc thơm lúc đẹp, lúc rộng rãi, ở chung mới lòi ra bao điều chán chường chả thấy văn thơ nhạc họa nào dám tả’, chị Giao Giao viết.

Chúng ta thường yêu là cưới mà ít có sự chuẩn bị nào thực sự tích cực cho một cuộc hôn nhân bền lâu, hạnh phúc.

Điều đó đã dẫn đến bao nhiêu người vỡ mộng về cuộc sống chung đôi. Lúc yêu thì đẹp đẽ thế, lúc chung sống sao lại khác thế này… Vậy điều gì đã biến hôn nhân thành “chiếc toilet” như thế?

Chuyên gia tâm lý Giao Giao trong một bài viết gần đây đã chỉ ra điều mấu chốt mà một cặp đôi cần chuẩn bị để bước vào hôn nhân mà không ngơ ngác, ngạc nhiên hoặc chỉ có thể dùng 2 từ để định nghĩa về nó… THẤT VỌNG.

Bài viết thực sự cần thiết cho những ai trước khi muốn cưới và sắp trở thành cô dâu, chú rể. Sau pháo bông hạnh phúc là những gì không thể tưởng tượng nổi bạn có thể đối mặt. Muốn thế chỉ có một cách…

Không phải tình dục hay tình yêu làm nên cuộc hôn nhân bền vững, chuyên gia tâm lý chỉ ra điều mấu chốt để kết hôn không bị té ngửa - Ảnh 1.

Chuyên gia tâm lý Giao Giao (Nguyễn Thị Thu Giao) người phụ nữ truyền cảm hứng sống cho phái đẹp. (Photo: Như Huy)

Chuyên gia tâm lý Giao Giao viết:

“Yêu nhau say đắm rồi có chung sống được với nhau không? Ai bảo có ngay lập tức là nguy hiểm đấy nhé.

Yêu nhau quá đừng vội cưới nhau và tưởng tượng ra cuộc đời hạnh phúc nhé. Cứ thử chung sống mà xem, 3-6 tháng ở chung là biết ta có cùng lối sống hay không. Có nên cưới nhau không. Chính lối sống mới là điều quan trọng nhất để chung sống hoà bình chứ không phải tình dục hay tình yêu!

Sau đây là 10 lý do vỡ mộng phổ biến, chỉ cần ba tháng hôn nhân là vỡ mộng tan tành:

1. Người sạch, ngăn nắp không thể chịu được người dơ bừa bộn. Người bừa bộn, tạm chịu đựng người sạch, họ chả thấy quan trọng gì phải sạch sẽ. Bẩn và hôi là nguyên nhân gây ra lãnh cảm hàng đầu với nữ giới.

2. Người rộng lượng thảo tính, không thể chấp nhận nổi người keo, căn cơ tính toán. Người keo cũng không thể chịu được người thảo. Vì ở cạnh người thảo họ thấy họ thật keo kiệt.

3. Người tự do cởi mở, không thể chịu nổi người bảo thủ độc đoán hay ghen tuông nghi ngờ. Và ngược lại, họ không hề thuộc về nhau.

4. Người yêu cái đẹp, thích du lịch, thích nhà đẹp thích hưởng thụ không thể chịu được người chỉ kiếm tiền không tiêu. Không đầu tư cho phong cách sống.

5. Người dễ tính vui vẻ không thể hạnh phúc với người cau có gắt gỏng khó tính. Người khó tính thì chịu được người dễ tính. Khó tính cũng gây mất vị giác và cảm hứng yêu đương khi sống chung.

6. Người ân cần chu đáo hay lo xa không thể chịu được người vô tâm vô trách nhiệm. Người vô tâm thấy áp lực khi bị quan tâm hay khi bị quá yêu. Họ chỉ muốn được yên thân.

7. Người lịch sự, có văn hoá, nhẹ nhàng không thể chịu được người suồng sã, bỗ bã to tiếng. Người suồng sã cũng thấy khó chịu ít hoà hợp khi chung sống với người lịch sự.

8. Người chung thủy không thể chịu được người lăng nhăng hay yêu vặt. Người yêu vặt ai họ cũng yêu như nhau.

9. Người chăm việc ghét người lười việc, người lười việc rất thích người chăm.

10. Người thẳng thắn chân thành ghét người quanh co giả dối phức tạp. Người phức tạp cực yêu người thẳng thắn.

Không phải tình dục hay tình yêu làm nên cuộc hôn nhân bền vững, chuyên gia tâm lý chỉ ra điều mấu chốt để kết hôn không bị té ngửa - Ảnh 2.

Yêu thì khó biết rõ sự thật về nhau lắm, tại gặp nhau toàn lúc thơm lúc đẹp, lúc rộng rãi, ở chung mới lòi ra bao điều chán chường chả thấy văn thơ nhạc họa nào dám tả – Ảnh minh họa.

Yêu thì khó biết rõ sự thật về nhau lắm, tại gặp nhau toàn lúc thơm lúc đẹp, lúc rộng rãi, ở chung mới lòi ra bao điều chán chường chả thấy văn thơ nhạc họa nào dám tả.

Anh người yêu đẹp như soái ca, thật ra hai ngày mới đánh răng một lần, 6 tháng không dọn phòng. Ít ngày mới tắm, quần áo bẩn không giặt, keo ơi là keo.

Cô người yêu xinh như mộng, ngọt như chè, thật ra lười ơi là lười, ẩu ơi là ẩu, dốt ơi là dốt, ngơ ngác không biết việc gì, cư xử kém cỏi và hay ghen tuông.

Cho ở với nhau đi, nhận ra nhau thật ra là ai đã, đừng vội cưới.

Nhớ đấy. Không chịu được sung sướng nữa thì hãy cưới, hình phạt tàn nhẫn nhất cho các cặp tình nhân là cưới nhau ở chung với nhau đấy.

Bạn có biết điều gì quan trọng nhất để chung sống hạnh phúc được lâu bền không?”.

Bài viết này nhanh chóng đã nhận được vô số lượt like, share vì tính thực tế và hữu dụng mà chuyên gia Giao Giao đã vạch ra. Nếu trước đây người ta cho rằng sống thử là việc không nên, thì ngày nay điều này đã khiến quan điểm nhiều người thay đổi.

Chị Giao Giao đã cho chúng ta biết về sự thực của hôn nhân như thế này: “Anh người yêu đẹp như soái ca, thật ra hai ngày mới đánh răng một lần, 6 tháng không dọn phòng. 

Ít ngày mới tắm, quần áo bẩn không giặt, keo ơi là keo” hoặc “Cô người yêu xinh như mộng, ngọt như chè, thật ra lười ơi là lười, ẩu ơi là ẩu, dốt ơi là dốt, ngơ ngác không biết việc gì, cư xử kém cỏi và hay ghen tuông”.

Bởi thế chỉ có một cách là: “Cho ở với nhau đi, nhận ra nhau thật ra là ai đã, đừng vội cưới”.

Dù Giao Giao chỉ ra rằng: “Không chịu được sung sướng nữa thì hãy cưới, hình phạt tàn nhẫn nhất cho các cặp tình nhân là cưới nhau ở chung với nhau đấy”.

Thế nhưng, đó cũng chỉ là một cách để chuyên gia cho chúng ta lời khuyên.

Hãy sống thử với nhau trước đi, xem có hợp nhau không đã, có thể sửa mình với nhau cho… vừa vặn không đã.

Để hôn nhân không phải là một thử thách chung sống mà là một sự hòa hợp nâng đỡ và mang lại cho nhau thêm nhiều hạnh phúc.

theo HELINO

Chìm đắm trong Instagram, không thích nhậu và đồ ăn đóng hộp, đây là nhóm người tiêu dùng quyền lực nhất thế giới đang khiến các công ty phải đau đầu tìm cách chiều chuộng

Chìm đắm trong Instagram, không thích nhậu và đồ ăn đóng hộp, đây là nhóm người tiêu dùng quyền lực nhất thế giới đang khiến các công ty phải đau đầu tìm cách chiều chuộng

Năm 2019, thế hệ Z đang thay thế thế hệ Y trở thành mối bận tâm lớn nhất của các nhà đầu tư.

Nhóm những người sinh sau năm 1996 đã trở thành lực lượng người tiêu dùng lớn nhất trên toàn cầu. Dù nhiều người thuộc thế hệ này có thể vẫn còn đang đi học, thế hệ Z được cho là có sức chi tiêu lên tới 143 tỷ USD chỉ riêng ở Mỹ. Do đó các nhà đầu tư đang háo hức tìm hiểu cách họ mua sắm, ăn uống cũng như giải trí để có thể tìm ra những công ty sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ những tác động mà thế hệ Z mang lại.

Lâu nay thị hiếu của những người tiêu dùng trẻ tuổi vẫn nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư bởi những cơ hội mới mà họ đem lại, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, những suy nghĩ cũ như hãy đầu tư vào các cổ phiếu ngành bia, truyền hình hay thực phẩm rác (junk food) không còn đúng nữa. Thế hệ Z – những người trong độ tuổi từ 7 đến 22 – được sinh ra sau khi mạng internet trở nên phổ biến và lớn lên ở thế giới mà cần sa được chấp nhận hợp pháp ở một số nước. Họ có thể mua mọi thứ ship đến tận cửa nhà chỉ sau 1 cái vuốt ngón tay trên thiết bị di động và ưa chuộng Snapchat cùng với Instagram – nơi ý kiến của các KOL có sức mạnh rất lớn.

Bloomberg chỉ ra một số đặc điểm của thế hệ Z mà các nhà đầu tư nên chú ý.

1. Họ dễ bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội

Trong khi thế hệ Y tốt nghiệp đại học trước thời điểm Facebook hoặc thậm chí là điện thoại di động trở nên phổ biến, thế hệ Z chìm đắm trong Instagram và các nền tảng khác. 52% cho biết trước tiên họ sẽ tìm hiểu về sản phẩm mới thông qua mạng xã hội, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 10% ở thế hệ Y và cao gấp đôi so với tỷ lệ ở thế hệ X. Điều dó có nghĩa là những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ Z.

Kylie Jenner, 21 tuổi, là cái tên hot trên Instagram và hiện được coi là tỷ phú tự thân trẻ tuổi nhất thế giới. Những bài viết trên Instagram là đòn bẩy đằng sau thương hiệu mỹ phẩm Ulta Beauty trị giá cả trăm triệu USD mà Jenner cho ra mắt năm ngoái và cổ phiếu của công ty này đã tăng hơn 40% kể từ đầu năm đến nay. Chỉ 1 bài viết trên Twitter hồi tháng 2/2018 của cô đã thổi bay 1,3 tỷ USD giá trị vốn hóa của Snapchat.

Bloomberg đã xây dựng danh mục giả định gồm cổ phiếu của các công ty gần gũi nhất với thế hệ Z. Quý ETF này đã tăng trưởng 15% kể từ khi ra đời năm 2018, vượt trội so với diễn biến của chỉ số S&P 500 trong cùng kỳ. Các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất bao gồm Electronic Arts, Nike, Adidas, Coca-Cola, T-Mobile và Under Armour dựa trên các mối quan hệ hợp tác của những công ty này với các nhân vật có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội như Cristiano Ronaldo, Selena Gomez, Ariana Grande và “The Rock”.

2. Thú tiêu khiển của thế hệ Z hoàn toàn khác biệt

Thế hệ Z sợ tình trạng vật vờ sau những trận say xỉn. Ngược lại, họ thích cảm giác sảng khoái khi thức dậy vào cuối tuần và ra ngoài chụp ảnh tự sướng. Ở Mỹ, doanh thu bán bia đã sụt giảm mạnh vì người dân cắt giảm đồ uống có cồn. Trong khi AB InBev và Molson Coors Brewing phải đón tin xấu, cổ phiếu cần sa lại lên ngôi khi một số bang của Mỹ và Canada hợp pháp hóa cần sa.

3. Họ không cần phải tới cửa hàng

Thế hệ Z có thể là thế hệ đầu tiên thật sự tin tưởng vào việc mua thực phẩm qua mạng. Chỉ 83% cho biết họ chuộng mua thực phẩm tại cửa hàng vật lý hơn là mua trực tuyến, so với tỷ lệ 95% ở thế hệ X và 87% ở thế hệ Y. Amazon là một trong những thương hiệu được thế hệ Z ưa thích.

Kể từ khi Amazon thông báo mua lại Whole Foods cách đây gần 2 năm, Kroger và Walmart đã chi hàng tỷ USD đầu tư vào công nghệ và giữ giá ở mức thấp để sẵn sàng “chiến đấu” với “cuộc xâm lăng” của ông lớn công nghệ này.

4. Họ lựa chọn thương hiệu một cách cẩn thận

Sự trỗi dậy của thế hệ Z có thể là tin xấu cho Gap và Macy’s – các thương hiệu bán lẻ thời trang truyền thống vốn đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi làn sóng chuyển sang mua sắm quần áo trực tuyến. Theo báo cáo Resale Report năm 2019 của Thredup, thế hệ Z cũng ưa chuộng đồ secondhand – dòng sản phẩm được dự báo sẽ lấn át thời trang nhanh trong tương lai gần. Xu hướng này xuất phát từ việc thế hệ Z đặc biệt quan tâm đến các vấn đề môi trường và đạo đức kinh doanh.

Thế hệ Z thực sự muốn các công ty lên tiếng về những vấn đề to tát, với 40% cho biết họ sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm nếu như công ty đó khuyến khích bình đẳng giới hay ủng hộ các sáng kiến chống phân biệt chủng tộc.

5. Thói quen ăn uống khác biệt của thế hệ Z

Thế hệ Z có xu hướng tránh ăn thịt nhiều hơn so với các thế hệ trước và điều này tác động mạnh đến các chuỗi đồ ăn nhanh và thực phẩm đóng gói. Ví dụ mới nhất là Burger King vừa thông báo thử nghiệm bánh burger dùng thịt làm từ thực vật giống như phiên bản chay của chiếc bánh kẹp Whooper nổi tiếng.

Vài năm trước, thế hệ Y được cho là đang “giết chết” các chuỗi fast-food truyền thống vì họ ưa thích những thương hiệu có mức độ tiện lợi tương đương nhưng cam kết sử dụng nguyên liệu sạch hơn và có chất lượng cao hơn như Chipotle Mexican Grill và Panera Bread. Đúng là sở thích ăn uống của giới trẻ đã thay đổi, nhưng những cái tên cũ như McDonald’s và Burger King vẫn thống trị thị trường. Doanh thu của McDonald’s mới đây đã phục hồi trở lại và vừa đầu tư 300 triệu USD vào 1 công ty công nghệ mà hãng cho là sẽ giúp tăng doanh thu từ các sản phẩm bán cho các khách hàng mua trực tiếp trên xe. Có vẻ như giới trẻ ngày nay vẫn ưa thích món gà rán.

Tuy nhiên các nhà sản xuất thực phẩm đóng gói mới là nhóm bị tác động nhiều hơn. Kraft Heinz và Campbell Soup – những cái tên từng thống trị các kệ hàng trong nhiều thập kỷ – đã gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây vì thị hiếu của giới trẻ thay đổi và họ không còn ưa chuộng đồ ăn liền như anh chị và cha mẹ của họ.

Thu Hương /Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Con đường sự nghiệp của Đô đốc Nguyễn Văn Hiến vừa bị đề nghị xem xét kỷ luật

Con đường sự nghiệp của Đô đốc Nguyễn Văn Hiến vừa bị đề nghị xem xét kỷ luật

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến. Ảnh: Báo điện tử Đảng CSVN.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến là người thứ 2 được thăng quân hàm Đô đốc Hải quân và ông từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân.

Tại kỳ họp thứ 35 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa diễn ra tại Hà Nội đã kết luận về những vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng kết luận, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến , nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, trong thời gian giữ cương vị Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân chủng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng và trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ vi phạm của Ban thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân và các cán bộ lãnh đạo đã gây thiệt hại lớn về tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và quân đội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.

Theo thông tin từ Trang thông tin đại biểu Quốc hội các khóa, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến sinh ngày 15/10/1954. Quê xã Gia Tân, Gia Viễn, Ninh Bình. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI. Đại biểu Quốc hội khóa XII.

Ông là người thứ hai trong Hải quân Việt Nam được thăng quân hàm Đô đốc Hải quân sau cố Đô đốc Giáp Văn Cương, nguyên Tư lệnh Hải quân.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến từng theo học Trường Sĩ quan Tên lửa đối hải Baku (Azecbaijan). Sau khi về nước, ông công tác tại Quân chủng Hải quân.

Năm 1998, ông Hiến được bổ nhiệm làm Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.

Năm 2000, ông Hiến được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, thăng quân hàm Chuẩn Đô đốc.

Năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân chủng Hải quân, thăng quân hàm Phó Đô đốc.

Năm 2009, ông Hiến bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân.

Năm 2011, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến được Chủ tịch nước thăng quân hàm Đô đốc và giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Ủy viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.

Tháng 8 năm 2015, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến thôi kiêm nhiệm Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Chức vụ này, được bàn giao cho Chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam (hiện nay, ông Nam là Phó Đô đốc).

Năm 2016, ông Hiến thôi giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Hiện ông đã nghỉ hưu.

Theo Hoàng Đan / Trí Thức Trẻ

Anh Ba Sàm: Ngày về của ‘một tù nhân bận rộn’

Anh Ba Sàm hình ảnhLE THI MINH THUY
Bìa cuốn sách Anh Ba Sàm của Nhà xuất bản Trẻ Hà Nội năm 2016. Cuốn sách được tái bản, bổ sung năm 2019, ngay trước khi ông Vinh được thả tự do

Trước ngày blogger Nguyễn Hữu Vinh được trả tự do, gia đình ông chia sẻ với BBC rằng ông “đã làm việc không ngừng nghỉ trong suốt thời gian ngồi tù để đòi quyền lợi cho tù nhân”.

Cựu thiếu tá công an, nhà báo độc lập, blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh, còn gọi là Anh Ba Sàm, dự kiến sẽ được trả tự do hôm 5/5 sau 5 năm tù giam với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

“Anh Vinh nói thời gian ngồi tù với anh là một trải nghiệm, một trường học. Anh ấy ngồi tù mà lúc nào cũng kêu bận,” bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Nguyễn Hữu Vinh, chia sẻ với BBC hôm 2/5.

“Anh ấy vẫn tiếp tục con đường ‘khai dân trí’ đã lựa chọn. Chỉ có điều lần này là ở trong tù.”

‘Một tù nhân bận rộn’

“Có ai đi tù mà lại bận như thế không? Lúc nào gặp, anh ấy cũng nói ‘bận quá’, ‘không đủ thời gian’. Trong 60 phút gặp mỗi lần tôi vào tù thăm anh ấy, chúng tôi gần như không bao giờ có thời gian để nói điều gì riêng tư,” bà Minh Hà nói.

Theo bà Minh Hà, trong suốt 5 năm ngồi tù, ông Hữu Vinh giành thời gian đọc sách, nghiên cứu tài liệu, đồng thời viết kiến nghị để đòi quyền lợi cho tù nhân, và giúp những người bạn tù hiểu họ có quyền gì.

Đã có một số kiến nghị của ông Vinh được trại giam giải quyết, cải thiện đáng kể đời sống người tù.

Anh Ba Sàm hình ảnhFB THI MINH HA LE

“Anh ấy chưa bao giờ ngơi nghỉ. Trước phiên phúc thẩm, tôi nhớ anh ấy đã đưa ra hơn 60 kiến nghị viết trong thời gian tạm giam. Từ đó đến nay tôi không thể nhớ và cũng chưa có thời gian tổng kết anh Vinh đã đưa thêm bao nhiêu kiến nghị nữa.”

“Riêng trong năm 2017, anh Vinh gửi đi 21 kiến nghị thì có 16 cái được giải quyết. Trong đó có những quyền vô cùng quan trọng như quyền được tiếp xúc với văn bản pháp luật, quyền được có tủ sách, được mua văn phòng phẩm bằng tiền lưu trú.”

“Anh ấy chỉ đau đáu là khi ra tù rồi, họ còn tiếp tục thực hiện các quyền đó cho tù nhân hay không. Và các tù nhân có biết quyền của mình để đấu tranh hay không.”

Gần ngày mãn hạn tù, ông Vinh “chạy đua với thời gian” để kịp hoàn thành những việc còn dang dở.

Trở về để khai dân trí theo cách ‘mềm mại’ hơn

Anh Ba Sàm
Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh là một trong những blogger được nhiều người biết đến trên truyền thông mạng xã hội ở Việt Nam

Trong lần thăm chồng gần đây nhất hôm 19/4, bà Hà nói khi chia tay, ông Vinh giơ hai bàn tay nắm chặt lên cao, ý nói “Chúng ta sẽ chiến thắng”.

Bà Hà kể trong suốt những năm tháng qua ông Vinh làm việc không ngưng nghỉ dù khi tự do hay tù tội. Nên điều bà mong muốn sau khi ông ra tù là được nghỉ ngơi. Sau đó có thời gian để cập nhật tin tức, tình hình thời sự trong nước và quốc tế.

“Muốn khai dân trí thì phải nắm được thông tin. Thời gian ngồi tù các thông tin bên ngoài anh Vinh có được rất hạn chế. Tôi mong anh sẽ lấy lại sức khỏe và có có thời gian đọc sách, xem tin tức.”

“Tuy nhiên tôi nghĩ rằng sau này, tiếp tục con đường khai dân trí nhưng anh Vinh sẽ thực hiện theo cách ‘mềm mại’ hơn, bởi vì anh ấy luôn là một người rất cẩn trọng.”

Trước thời điểm bị bắt năm 2014, ông Nguyễn Hữu Vinh là chủ blog Ba Sàm có lượng truy cập lên tới 200.000 lượt mỗi ngày vào thời kỳ cao điểm, cao hơn nhiều so với nhiều tờ báo chí lúc đó. Ông cũng mở hai trang blog là diendanxahoidansu.wordpress.com (blog “DÂN QUYỀN”) và blog chepsuviet.wordpress.com (blog “CHÉP SỬ VIỆT”).

Ông Vinh đã đăng tải hàng nghìn bài báo, bài bình luận về các vấn đề chính trị, xã hội, tư liệu lịch sử của Việt Nam và quốc tế, thu hút cộng đồng độc giả đọc và bình luận sôi nổi dưới mỗi bài viết.

Cáo trạng năm 2016 nói một số bài viết trên các trang này có “nội dung sai sự thật, không có căn cứ; tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân”.

Không chỉ viết báo, ông Vinh còn có nhiều hoạt động dân chủ khác, trong đó nổi bật là việc ông cùng một nhóm nhân sỹ trí thức ký bản kiến nghị yêu cầu sửa Hiến pháp 1992 vào năm 2003.

Anh Ba Sàmhình ảnhLE THI MINH THUY
Bà Lê Thị Minh Hà, ông Nguyễn Quang A và nghị sĩ, thành viên Ủy Ban Nhân Quyền thuộc Quốc Hội Đức, ông Martin Patzel, trước phiên tòa xử ông Nguyễn Hữu Vinh năm 2016

Năm 2016, khi cuốn sách song ngữ ‘Anh Ba Sàm’ – từng được coi là ‘xuất bản phẩm hiếm có của phong trào dân chủ Việt Nam’ được bán trên Amazon, bà Hà từng chia sẻ: “Chồng tôi, nếu có phạm tội gì, thì chỉ là tội yêu nước, yêu tự do, và mong muốn đất nước Việt Nam dân chủ hóa, người dân Việt Nam có quyền tự do.”

Trước phiên tòa xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh năm 2016, nhạc sỹ Tuấn Khanh, tác giả của nhiều bài chính luận trên mạng xã hội từng bình luận rằng “Vụ bắt giữ blogger Nguyễn Hữu Vinh có thể ‘uẩn khúc’ và nhà cầm quyền bối rối trước những người bị bắt… Trường hợp của ông Vinh sẽ dẫn đến chuyện người ta tiến đến phải chấp nhận những tiếng nói phản biện, minh bạch hơn trong xã hội này.”

Hành trình đấu tranh đòi tự do cho Anh Ba Sàm

Hai vợ chồng ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Lê Thị Minh Hà từng là bạn học ở trường Sỹ quan An ninh, sau khi kết hôn, cả hai cùng làm trong ngành an an ninh.

“Nhưng tôi từng không thể hiểu hết lý tưởng của anh ấy. Tôi từng chỉ muốn có một gia đình yên ổn, bình thường. Trong khi anh Vinh lại có những suy nghĩ khác, và chúng tôi từng không thể chia sẻ với nhau,” bà Hà kể lại.

Anh Ba Sàm hình ảnhANHBASAM.WORDPRESS.COM
Trang blog Anhbasam đã đưa nhiều thông tin bị nhà nước cho là “bi quan một chiều”

“Trước đây, tôi không hiểu tại sao lại cần có một tờ báo độc lập để làm gì? Trong những ngày hỗ trợ anh Vinh trong trại giam, tôi phần nào hiểu anh ấy và công việc của anh ấy.”

Để đồng hành với chồng trong suốt những năm ông Vinh bị giam, bà Hà đã từ Đức – nơi bà ở phần lớn thời gian để chữa bệnh – trở về Việt Nam giúp chồng.

“Đây là cuộc đấu tranh pháp lý nên đòi hỏi phải am hiểu pháp luật để khi cần làm việc với chính quyền hay kêu gọi trợ giúp từ quốc tế, mình phải biết để viện dẫn chính xác và thuyết phục. Do đó, tôi đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu phát luật. Bản thân tôi cũng là người được đào tạo trong ngành công an, từng sống ở nước ngoài nhiều năm, nên tôi đặc biệt tôn trọng luật pháp.”

“Ban đầu, tôi không hiểu hết những việc anh Vinh làm nên khi anh bị bắt, tôi rất băn khoăn. Tôi không biết mình có thực sự muốn dấn thân vào việc này không, nếu như anh ấy vi phạm pháp luật. Nhưng càng nghiên cứu hồ sơ vụ việc của anh, tôi càng bị thuyết phục rằng anh không làm gì sai,” bà Hà chia sẻ.

Để hỗ trợ chồng, Hà đã trở thành ‘nhà báo’, thành một ‘chuyên gia’ về luật, đặc biệt trong vấn đề nhân quyền. Để chuẩn bị cho cuộc gặp hàng tháng với chồng trong tù, ngoài đồ ăn, sách báo, bà Hà thường tổng hợp và chọn ra các thông tin trong nước và quốc tế nổi bật nhất để thuật lại cho ông Vinh.

“Tôi bao giờ cũng nói trước. Lần lượt điểm các tin, các sự kiện diễn ra thời gian qua để anh ấy nắm được. Sau đó anh ấy sẽ hỏi tôi nếu cần thiết. Rồi đến lượt anh ấy đọc lại cho tôi những điều muốn truyền đạt. Có thể là đọc một bài thơ anh sáng tác. Hoặc các kiến nghị, giải pháp…. Tôi ghi chép liên tục rồi về nhà gõ lại trên máy tính. Cứ như thế suốt mấy năm nay.”

Bên cạnh đó, bà Minh Hà cũng đi vận động tại nhiều nước và gặp gỡ đại diện Liên Hiệp Quốc trong việc kêu gọi chính quyền Việt Nam thả ông Nguyễn Hữu Vinh.

Chỉ muốn đón Anh Ba Sàm ‘trong yên lặng’

Anh Ba Sàmhình ảnhLUAT KHOA

Bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Nguyễn Hữu Vinh nói với BBC hôm 2/5 rằng trước đó một cán bộ trại giam tên Lượng nói với bà và ông Vinh rằng nếu chỉ có gia đình đi đón thì trại giam sẽ thả ông Vinh ở cổng Trại 5, còn nếu có người đi theo mang băng rôn, biểu ngữ thì trại giam sẽ “thả ông Vinh ở một giữa đường vắng một cách bất ngờ.”

Sự việc này, theo bà Hà, đã khiến ông Vinh và cả gia đình lúc đó hết sức lo lắng.

“Là người được đào tạo chính quy tại Đại học An ninh Nhân dân và đã tìm hiểu kỹ lưỡng pháp luật hiện hành, tôi cho rằng sau khi chấp hành xong bản án thì ông Vinh phải được trả tự do ngay tại cổng trại giam. Nơi đó, trên mảnh đất tự do, ông Vinh có quyền tiếp xúc với các công dân khác đang thực hiện các quyền hiến định…,” bà Hà viết trong đơn gửi các cấp liên quan về vụ việc.

Bà Hà nói bà đã làm tất cả mọi thứ có thể làm được để hỗ trợ chồng nên hiện giờ, khi chỉ còn vài ngày nữa ông Vinh được tự do, bà thấy mạnh mẽ, bình tâm.

“Chúng tôi chỉ muốn đón anh trong yên lặng. Nhưng tôi không thể ngăn được nếu bạn bè, những người muốn ủng hộ anh Vinh muốn đến để chào đón anh,” bà Hà nói với BBC.

Anh Ba Sàm là ai?

Anh Ba Sàm hình ảnhGETTY IMAGES
Phiên tòa xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy

Ông Nguyễn Hữu Vinh sinh ngày 15/9/1956.

Cha ông Vinh là ông Nguyễn Hữu Khiếu, nguyên Giám đốc Công an Liên khu 4, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô.

1979: Ông Vinh tốt nghiệp Trường Sỹ quan An ninh, cùng khóa với Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.

1984: Ông Vinh được luân chuyển sang Ban Việt kiều Trung ương sau khi làm việc tại Tổng cục An ninh trong 5 năm

1996 – 1998:Ông Vinh học luật tại Đại học Luật Hà Nội và tiếng Anh tại Đại học Mở Hà Nội.

2000: Ông Vinh chính thức rời khỏi ngành công an và mở dịch vụ thám tử tư, được coi là dịch vụ độc nhất ở Việt Nam lúc bấy giờ

09/09/2007: Ông Vinh mở trang blog Ba Sàm

05/2014: Ông Vinh bị bắt và bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ luật Hình sự 1999.

05/05/2014: Ông Vinh và cộng sự là bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt khẩn cấp theo Điều 258, Bộ luật Hình sự.

23/03/2016: Ông Vinh bị tòa tuyên án 5 năm tù giam.

9 sự thật về sự giàu có tột cùng của CEO Amazon, Jeff Bezos

9 sự thật nổ não về sự giàu có tột cùng của CEO Amazon, Jeff Bezos

Jeff Bezos là người giàu nhất hành tinh. Với tổng giá trị ước tính lên đến 121 tỷ USD, CEO Amazon hơn người giàu thứ 2 là Bill Gates đến 16 tỷ USD.

Thậm chí sau khi ly hôn vợ là MacKenzie Bezos (và phải chia gia sản), CEO Amazon vẫn tiếp tục chiếm giữ vị trí người giàu nhất thế giới. Vợ cũ của ông sẽ giữ 4% cổ phần tại Amazon với giá trị gần 35,7 tỷ USD, trở thành người phụ nữ giàu thứ 3 thế giới.

Dù lương hàng năm của Jeff Bezos chỉ 81.840 USD, hầu hết sự giàu có của ông lại đến từ cổ phần trong Amazon. Người đàn ông giàu nhất thế giới này làm ra 2.489 USD mỗi giây, tức cao gấp đôi số tiền một công nhân bình thường ở Mỹ làm được mỗi tuần.

Dưới đây là 9 sự thật nổ não cho thấy sự giàu có tột cùng của Jeff Bezos.

9 sự thật nổ não về sự giàu có tột cùng của CEO Amazon, Jeff Bezos - Ảnh 1.

1. Tài sản của Bezos có giá trị 121 tỷ USD dù chỉ được trả lương mỗi năm 81.840 USD – thậm chí còn thấp hơn mức lương của đại đa số người Mỹ.

Tất nhiên, một phần khá lớn trong sự giàu có của Bezos gắn liền với cổ phiếu của Amazon, không phải lương của ông.

2. Bezos làm ra 2.489 USD mỗi giây – hơn gấp đôi số tiền một công nhân Mỹ làm ra mỗi tuần.

Con số này tương đương 149.353 USD mỗi phút. Điều đó có nghĩa là chỉ trong 1 phút, CEO Amazon kiếm được hơn gấp 3 lần một công nhân trung bình ở Mỹ kiếm được trong 1 năm: khoảng 47.000 USD.

3. Sau khi ly hôn MacKenzie Bezos và từ bỏ 25% cổ phần Amazon sở hữu bởi cả hai người, Jeff Bezos vẫn giữ vị trí người giàu nhất thế giới.

9 sự thật nổ não về sự giàu có tột cùng của CEO Amazon, Jeff Bezos - Ảnh 2.

Trong khi đó, MacKenzie Bezos sẽ trở thành người phụ nữ giàu thứ 3 thế giới, sau người thừa kế L’Oreal là Francoise Bettencourt Meyers và người thừa kế Walmart là Alice Walton.

MacKenzie, từng là một trong những nhân viên đầu tiên của Amazon, hiện có giá trị tài sản ước tính 38,9 tỷ USD.

4. Với 121 tỷ USD của mình, tài sản của Bezos có giá trị ròng tương đương 30% số tiền học bổng của top 100 trường đại học Mỹ.

Ba trường đại học giàu nhất nước Mỹ vào năm ngoái dựa trên số tiền học bổng của họ là Đại học Harvard (38,3 tỷ USD), hệ thống Đại học Texas (30,9 tỷ USD) và Đại học Yale (29,4 tỷ USD).

Tài sản của Bezos lớn hơn tổng số tiền tài trợ của 3 trường đại học nêu trên gộp lại – chính xác là hơn tới 22 tỷ USD.

5. Bezos giàu đến mức nếu một người trung bình tại Mỹ tiêu 1 USD sẽ tương đương với Bezos tiêu 1,2 triệu USD.

Giá trị ròng trung bình của một hộ gia đình trung bình ở Mỹ là 97.300 USD. Lấy 121 tỷ USD chia cho 97.300 USD sẽ cho ra kết quả 1,2 triệu USD.

6. CEO Amazon giàu hơn Hoàng gia Anh đến gần 38%.

Hoàng gia Anh có giá trị tài sản ước tính 88 tỷ USD vào năm 2017.

7. Tài sản Bezos có giá trị gần tương đương với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn Angola.

Khoảng một nửa GDP của Angola (121 tỷ USD) đến từ sản xuất dầu mỏ, vốn chiếm hơn 90% số mặt hàng xuất khẩu của quốc gia này.

8. Giá trị tài sản ròng của Bezos lớn hơn tổng số GDP của Iceland, Afghanistan và Costa Rica gộp lại.

GDP của Iceland vào khoảng 31,6 tỷ USD, của Afghanistan là 22,9 tỷ USD, và Costa Rica là 64,9 tỷ USD.

9. Theo cơ quan An ninh Xã hội Mỹ (SSA), một người đàn ông trung bình tại Mỹ với bằng cử nhân sẽ kiếm được khoảng 2,2 triệu USD trong suốt cuộc đời. Bezos kiếm được chừng đó tiền chỉ trong chưa đầy… 15 phút.

9 sự thật nổ não về sự giàu có tột cùng của CEO Amazon, Jeff Bezos - Ảnh 3.

Theo SSA, một người phụ nữ trung bình tại Mỹ với bằng cử nhân sẽ kiếm được 1,3 triệu USD trong suốt cuộc đời.

Trong khi đó, Bezos, cũng có bằng cử nhân Đại học Princeton, kiếm được 149.353 USD mỗi phút.

Tham khảo: Business Insider