Bên trong dinh thự Thanh Hóa có nội thất mạ vàng

Bên trong ‘Dinh thự Xuân Trường’, tất cả chi tiết đều được mạ vàng công nghiệp, nhưng không gian ‘dễ thở’ vì đón nhiều ánh sáng tự nhiên

Bên trong dinh thự Thanh Hóa có nội thất mạ vàng

“Dinh thự Xuân Trường” của ông Trịnh Đình Xuân – một doanh nhân trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng – vừa được hoàn thành cuối năm 2018. Công trình ở Yên Định, Thanh Hóa này được đánh giá cao trong giới kiến trúc bởi sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại. Ảnh: Nhà to.

Bên trong dinh thự Thanh Hóa có nội thất mạ vàng

Lấy ý tưởng từ thời kỳ Phục hưng vào thế kỷ 14 đến 17 ở châu Âu, nhưng gia chủ vẫn lồng ghép bức tượng Nữ thần Tự do của Mỹ để tạo điểm nhấn. Tổng diện tích đất 1.100 m2, phần nhà ở 560 m2. Còn lại là lối đi chứa được 10 ôtô và khoảnh vườn nằm ngay trước mặt tòa nhà.

Bên trong dinh thự Thanh Hóa có nội thất mạ vàng

Bố cục cân đối, tối giản là phong cách dễ dàng nhận ra ở tòa dinh thự của ông Xuân. Hệ thống thang bộ thông hai tầng tuy bề thế nhưng không chiếm nhiều diện tích. Trong ngôi nhà, điều gia chủ quan tâm nhất là hệ thống ánh sáng. Với thiết bị nhà thông minh, hệ thống gần 1.000 đèn led chỉ tự động bật khi có người trong nhà nên rất tiết kiệm điện.

Bên trong dinh thự Thanh Hóa có nội thất mạ vàng

Không chỉ lấy ánh sáng từ đèn điện, ông Xuân còn chủ động lấy ánh nắng tự nhiên làm nhà sáng bừng lên mỗi buổi bình minh. Rải rác khắp căn nhà là hàng trăm ô kính 3 lớp, ô cửa sổ… Mái vòm được các nghệ nhân vẽ tay với những gam màu ấm nóng, khiến ngôi nhà luôn ấm áp. Ảnh: Dương Anh Lai.

Bên trong dinh thự Thanh Hóa có nội thất mạ vàng

Ở trung tâm lan can là lớp kính xuyên sáng – một chi tiết xuất hiện nhiều ở các công trình nhà tân cổ điển. Chim công được vẽ ở đây thể hiện sự chung thủy, tình cảm vợ chồng bền chặt, không bao giờ chia lìa. Khi mở cửa nhà, đây là vị trí nổi bật nhất, khiến gia chủ cảm thấy giảm stress sau những lần đi làm về mệt mỏi.

Bên trong dinh thự Thanh Hóa có nội thất mạ vàng

Hầu như tất cả chi tiết trong nhà đều được gia chủ mạ vàng công nghiệp và chế tác từ gỗ lim, trắc đúc nguyên khối, như bàn ăn, bàn khách, tủ tivi, cầu thang, lọ đựng tăm, lọ đựng hoa… Khu vực trung tâm tòa nhà là nơi ông Xuân thường hay ngồi để nghe nhạc từ máy phát đĩa cổ, ngắm nhìn khoảnh vườn rộng 200 m2 trước nhà.

Bên trong dinh thự Thanh Hóa có nội thất mạ vàng

Phòng bếp là nơi có nhiều cửa sổ nhất, hầu như gia chủ không cần phải bật điện khi vào bếp nấu ăn. Cũng như các phòng khác trong nhà, phòng bếp cũng được lắp điều hòa âm trần và có thêm hệ thống hút khói, khử mùi thông minh.

“Vì vợ tôi rất đam mê nấu ăn, nên tôi muốn mỗi khi bà ấy vào bếp luôn cảm thấy thoải mái nhất”, ông Xuân chia sẻ.

Bên trong dinh thự Thanh Hóa có nội thất mạ vàng

Theo ông Xuân, vì nhà ít người nên chỉ có 2 tầng, 2 phòng ngủ, mỗi phòng khoảng 50 m2. Trần nhà không dùng thạch cao, chỉ dùng nhựa picomat để chống lại khí hậu nồm, nóng ẩm và hiện tượng ẩm mốc. Thay vì dùng nền đá như bên ngoài, phòng ngủ được lát sàn gỗ để mùa đông căn phòng không bị mất nhiệt.

Tổng công trình được ông Trịnh Đình Xuân đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Sắp tới, gia chủ còn có ý định mở rộng thêm diện tích này.

Trọng Nghĩa / VNExpress

Cổ nhân đã dạy thì không sai: 40 tuổi không so sánh 3 thứ, 50 tuổi không tin tưởng 3 người, đừng đợi qua nửa đời người mới thấu hiểu!

Cổ nhân đã dạy thì không sai: 40 tuổi không so sánh 3 thứ, 50 tuổi không tin tưởng 3 người, đừng đợi qua nửa đời người mới thấu hiểu!

Đừng đợi tới 40 – 50 tuổi, càng sớm thông tỏ và hiểu thấu bài học sau, người ta càng sớm nhận ra giá trị thực của cuộc sống, tận hưởng bất chấp giàu – nghèo.

Người xưa đã nói: “Nhân sinh ngắn ngủi chỉ vài chục năm”. Giờ đây, tuy khoa học công nghệ phát triển đã nâng cao trình độ y học và tuổi thọ trung bình của mỗi người, chúng ta vẫn không thể nói trước được điều gì một khi đặt chân vào ngưỡng tuổi trung niên. Tuổi già chưa tới nhưng sức khỏe vẫn có thể tàn. Chất lượng cuộc sống cao nhưng tinh thần và giá trị đời thường đang ngày càng thiếu hụt.

Ở ngưỡng tuổi 40, 50 đầy quan trọng ấy, những ai may mắn thì đã định hình được nhiều thứ cơ bản xung quanh, có thể là hoàn cảnh gia đình hoặc công danh sự nghiệp. Với những người còn chưa đạt được gì trong tay, đó cũng là độ tuổi quá khó khăn để mất đi tất cả, làm lại từ đầu. Do đó, người ta lại càng phải đặc biệt cẩn trọng hơn khi đưa ra bất cứ một quyết định gì.

Cổ nhân đã dạy một câu rằng: “Tứ thập tuế tam bất bỉ, ngũ thập tuế tam bất thân”, có thể hiểu như sau: Ở tuổi 40 không nên so sánh 3 thứ của mình với người khác, ở tuổi 50 không nên tin tưởng 3 kiểu người này. Đây chính là lời cảnh báo quý giá, được đúc kết từ kinh nghiệm đối nhân xử thế từ xa xưa khiến chúng ta phải nể phục. Chỉ khi nào làm được điều này, chúng ta có thể tận hưởng tuổi trung niên vui vẻ, thoải mái và an yên với những giá trị sống đích thực.

Bốn mươi tuổi, không so sánh 3 thứ

Thứ nhất, không so bì giàu có

Ở ngưỡng tuổi này, cho dù bạn rất giàu hay rất nghèo thì so bì vật chất cũng không đem lại khác biệt hay lợi ích gì. Nửa đời người bôn ba vì tiền bạc sự nghiệp đã khiến chúng ta mệt nhoài, đến bây giờ, tất cả những gì chúng ta cần chỉ là những người bạn chân thành, những tri âm tri kỷ thấu hiểu lòng nhau.

Nếu bạn giàu có và liên tục khoe khoang về tài sản của mình, so bì gia cảnh người này với người khác hoặc tỏ ý coi thường, bạn bè xung quanh sẽ dần cảm thấy không thoải mái và khó chịu mỗi lần tiếp xúc. Dần dần, họ chẳng còn muốn giao thiệp với bạn mà trở nên xa lánh, khiến bạn đánh mất những người tâm giao tri kỷ thật sự.

Trong trường hợp ngược lại, dù nghèo khó đến mấy bạn cũng không cần quá bận tâm về điều kiện vật chất của mình bởi vì càng so sánh nhiều, chúng ta sẽ càng nản lòng thoái chí, đánh mất sự nhiệt tình khi đối mặt công việc hoặc vội vàng kiếm tìm vật chất mà bỏ qua giá trị thực của cuộc sống.

Cổ nhân đã dạy thì không bao giờ sai: 40 tuổi không so sánh 3 thứ, 50 tuổi không tin tưởng 3 người - Ảnh 1.

Thứ hai, không so bì con cái

Ở vào độ tuổi 40, con cái chúng ta đang dần bước vào các cánh cửa trường học. Người ta quen miệng kể lể về điểm số, thành tích của con mình trên lớp, rồi đem ra so sánh với mọi người xung quanh mà không nhận ra điều đó sẽ đẩy đối phương vào cảnh xấu hổ.

Thói quen so sánh con cái còn đem lại một mối nguy hiểm tiềm tàng là khiến con trẻ cũng học tính so bì, ganh đua, giành giật với bạn bè xung quanh. Kẻ thắng dần trở nên kiêu ngạo, tỏ vẻ coi thường người khác, còn kẻ thua phải chịu sỉ nhục, đánh mất lòng tự trọng, sau đó không còn nhiệt tình và chăm chỉ học hành nữa. Ở bất cứ độ tuổi nào đi nữa, kiêu ngạo hay tự ti đều là những hiểm họa trí mạng ngăn cản con đường phát triển năng lực bản thân của mỗi người.

Thứ ba, không so bì xuất thân

Xuất thân hay gia cảnh chỉ quan trọng khi chúng ta còn non trẻ, chưa thể tự lực cánh sinh và sống dựa vào cha mẹ. Sau này, ai rồi cũng trưởng thành, khôn lớn và tự chứng minh với người đời năng lực của bản thân mình. Chúng ta dựa vào tài năng chân chính để tiến thân trong sự nghiệp, bất cứ thành quả nào đạt được cũng đáng để tự hào và ngẩng cao đầu, không quan trọng xuất thân và gia cảnh bố mẹ ra sao.

Dù sinh ra trong vàng bạc châu báu mà không biết cách trân trọng và đủ năng lực kiếm tiền, sớm muộn gì cũng trở thành tay trắng. Ngược lại, cho dù sinh ra một nghèo hai trắng, chỉ cần có tài năng và làm việc chăm chỉ, ai rồi cũng có thể tự xây dựng một gia tài cho riêng mình.

Năm mươi tuổi, không tin tưởng 3 loại người

Đầu tiên, những kẻ tham tài

Không chỉ hạn chế tin tưởng, giao phó những nhiệm vụ quan trọng, chúng ta cũng nên hạn chế tiếp xúc và tránh xa những kẻ tham lam, quá trọng vật chất nếu có thể.

Ở tuổi 50, về cơ bản, đa số chúng ta đã gặt hái được một điểm dừng chân vững chắc và ổn định trong sự nghiệp. Vào thời điểm này, chắc hẳn sẽ có không ít người tham tài xuất hiện bên cạnh, cố gắng xun xoe và nịnh nọt bên tai. Mục đích không gì ngoài việc tìm cách bòn rút, tranh thủ một số lợi lộc từ trong tay chúng ta. Nếu tin tưởng và thân thiết với những kẻ này, sớm muộn gì chúng ta cũng bị liên lụy, bị hành động bất nghĩa của họ đẩy vào tình thế bất lợi, đánh mất tiền bạc hoặc thậm chí là cả danh vọng và sự nghiệp.

Cổ nhân đã dạy thì không bao giờ sai: 40 tuổi không so sánh 3 thứ, 50 tuổi không tin tưởng 3 người - Ảnh 2.

Thứ hai, những kẻ bạc tình bạc nghĩa

Một trong những bất hạnh của đời người là gieo lòng tin nhầm chỗ, nhất là với người thân ruột thịt, với người vợ người chồng kết tóc xe duyên từ thuở nghèo khó hay với bạn bè thân thiết hàng chục năm tình nghĩa… Đến những người thân thiết như thế, họ cũng có thể phản bội thì tốt nhất chúng ta đừng bao giờ đặt niềm tin vào con người bản tính bạc tình bạc nghĩa như vậy.

Thứ ba, những kẻ tiểu nhân

Tuýp người này có phần giống với tuýp người tham tài vì cả hai đều chăm chăm mong muốn nhận được lợi lộc từ bạn nên cố gắng làm thân, tâng bốc bằng những lời hoa mỹ có cánh. Tuy nhiên, kiểu người này còn đáng sợ hơn ở chỗ, một khi bạn hết giá trị lợi dụng, họ sẵn sàng bỏ đá xuống giếng và đâm dao sau lưng, khiến bạn không thể không đề phòng.

Nghĩ gì khi cô Đoàn Thị Hương trở về được đón tiếp như một anh hùng

Khi kẻ bán nước được tôn vinh như danh nhân. Khi kẻ ngu muội được tôn thờ như một thiên tài. Khi kẻ giết người được tôn sùng như một anh hùng. Khi những tay du đãng hè phố trở thành thần tượng của giới trẻ. Xã hội đó sẽ chẳng còn luật pháp, thể chế đó chẳng còn cần hiến pháp bởi mọi giá trị của xã hội đã bị đảo lộn, mọi đạo lý đã bị chà đạp và những quy tắc đạo đức chỉ còn là miếng giẻ rách.

_____

Đỗ Duy Ngọc / Tiếng Dân

Xã hội hôm nay mọi giá trị đều bị đảo lộn. Đạo lý, đạo đức nháo nhào chẳng còn biết đâu là giá trị thật của cuộc sống. Kẻ bán nước được tôn sùng như thánh nhân. Tên trùm xã hội đen cho vay nặng lãi, đâm thuê chém mướn thành thần tượng của tuổi trẻ. Kẻ giết người được tung hô như một anh hùng.

Những người còn chút lương tri, còn chịu suy nghĩ, ngơ ngác trước những biến đổi khôn lường của một xã hội bát nháo, những lối sống ngàn đời truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, trở thành nếp nhà của một gia đình, đến kỷ cương của một xã hội, giềng mối của một quốc gia chỉ trong một thời gian ngắn bị đảo lộn tất cả, thay đổi tất cả để lộ ra một đống đổ nát không còn cách cứu vãn. Chúng ta đang ngộ nhận về mọi giá trị và từ đó tạo ra một loại người ảo tưởng về giá trị của mình.

Cô Đoàn Thị Hương tuy đã bị kết án và được tha trước thời hạn, nhưng cô ấy vẫn là kẻ có tội. Ca ngợi hoặc tôn vinh kẻ phạm tội là hành động nghịch lý và ngu muội. Cô ấy dù cố ý hay vô tình cũng là kẻ tham gia một vụ giết người. Kẻ bị giết không có thù hận với đất nước này, cô ấy giết một người không phải là kẻ thù của dân tộc thì hà cớ gì tung hê cô ấy như là một anh hùng lúc trở về.

Đoàn Thị Hương về đến sân bay Nội Bài tối ngày 3/5/2019. Ảnh: Reuters

Cô ấy được tha tội chết vì lòng nhân đạo, nhờ sự can thiệp của các luật sư, của ngành ngoại giao xứ Việt chứ không phải vì cô ấy vô tội. Xét cho cùng, cô ấy có tham gia tác động vào cái chết của nạn nhân. Chúng ta cám ơn toà án, cám ơn những người bênh vực cô ấy thoát tội tử hình nhưng chúng ta không thể tôn vinh cô ấy được. Chúng ta mừng cho cô ấy thoát chết trở về với gia đình, với quê hương nhưng không thể đề cao cô ấy như một chiến binh trở về sau chiến thắng.

Báo chí, truyền thông đã làm một việc vô lý như một trò hề khi xúm vào để biến thành một hiện tượng truyền thông, biến cô ấy thành anh hùng và trở thành một tấm gương như Khả Bảnh, Dương Minh Tuyền để tuổi trẻ làm theo. Hiện tượng này đặc biệt nguy hiểm ở chỗ, các học sinh thần tượng những nhân vật này có thể nói là một trong những nguyên nhân khiến bạo lực học đường gia tăng. Không chỉ có bạo lực, những hành vi vi phạm pháp luật sẽ được cổ vũ và coi trọng như hành vi anh hùng. Từ đó các vụ án nghiêm trọng sẽ tăng lên tác động đến xã hội không nhỏ.

Từ một cô gái bỏ nhà đi hoang, trôi giạt qua xứ người rồi phạm tội giết người, được tha tội trở về lại được các viên chức nhà nước, liên đoàn luật sư, báo chí tiếp đón như một diễn viên tầm cỡ thế giới. Một đoàn học sinh giỏi đi thi quốc tế mang về một đống huy chương lúc về nước lơ thơ người ra đón, báo chí cũng không thèm đưa tin. Hay là những học sinh giỏi này không giá trị bằng một cô gái phiêu bạt phạm tội. Tởm lợm cho báo chí hiện nay. Chính báo chí tiếp tay cho sự lẫn lộn mọi giá trị hiện nay. Họ cũng là thủ phạm khiến cho xã hội càng ngày càng sa đoạ, đạo đức xuống dốc. Loạn hết cả rồi.

Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, rất nhiều công dân Việt đang bị tù đày, bị bóc lột, bị ức hiếp nhưng tiếng kêu cứu của họ lạc vào vô vọng và họ chịu nỗi đau cho qua một kiếp người. Không có lãnh đạo nào, tổ chức nào, luật sư nào đoái hoài đến thân phân và kiếp tha hương của họ thì hà cớ gì ca ngợi một kẻ giết người vừa thoát tội.

Khi kẻ bán nước được tôn vinh như danh nhân. Khi kẻ ngu muội được tôn thờ như một thiên tài. Khi kẻ giết người được tôn sùng như một anh hùng. Khi những tay du đãng hè phố trở thành thần tượng của giới trẻ. Xã hội đó sẽ chẳng còn luật pháp, thể chế đó chẳng còn cần hiến pháp bởi mọi giá trị của xã hội đã bị đảo lộn, mọi đạo lý đã bị chà đạp và những quy tắc đạo đức chỉ còn là miếng giẻ rách.

Đoàn Thị Hương tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Phạm Hải/ 2Sa

Quốc tang Lê Đức Anh: Những chi tiết lạ

Vị trí của các nhân vật chóp bu trong danh sách ban lễ tang của ông Lê Đức Anh đã gây sự chú ý. Hai người phụ nữ thay đổi vị trí là bà Tòng Thị Phóng, ở vị trí số 5, thay vì thứ 9 trong quốc tang ông Trần Đại Quang năm ngoái. Bà Phóng ở vị trí ngay sau ông Trần Quốc Vượng (thứ 4) và ngay trước ông Phạm Minh Chính (thứ 6).

Người thứ hai là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, đã bị đẩy xuống vị trí thứ 24, thay vì vị trí thứ 17, do bà không còn nắm “quyền Chủ tịch nước” như trước. Mời xem clip của Zing:

Thêm một chi tiết đáng chú ý: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân bị ông Trương Hòa Bình đọc nhầm chức vụ thành “Chủ tịch nước” CHXHCNVN. Mời xem clip của Zing ở trên, phút thứ 9’48, chức bà Ngân bị đọc nhầm, làm cho ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết không nhịn được cười.

Chi tiết mà nhiều người quan tâm nhất là sự vắng mặt của Trưởng ban lễ tang Nguyễn Phú Trọng. Nhà báo Đỗ Cao Cường thắc mắc: “Không hiểu sao đám ma nguyên chủ tịch nước mà trưởng ban tổ chức lại đi vắng, hay là lại đi chữa bệnh? Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm, các nguyên thủ đi viếng đám ma cười không nhặt được mồm, dân chúng thì thi nhau thả nút ha ha khiến báo Tuổi trẻ cứ đăng lên lại gỡ xuống. Chỉ có mấy anh dân phòng chuyên đàn áp người biểu tình vì cây xanh là đội mưa chia buồn“.

Mọi người cũng thắc mắc khi thấy ông Lê Mạnh Hà, con trai ông Lê Đức Anh mang khăn tang màu đen, thay vì màu trắng như tục lệ xưa nay. Nhà báo Tường An đặt câu hỏi: “Phong tục người Việt Nam trước giờ vẫn mang vành khăn tang trắng khi có người thân qua đời. Từ lúc nào người cộng sản đổi khăn đen thay cho trắng trong tang lễ???

Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh, mang khăn tang màu đen tại tang lễ. Nguồn: Hà Linh/ DNPL

Về câu nói của Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh: Gia tài ba để lại thật quý giá, LS Đặng Đình Mạnh bình luận, “công chúng có thể tin rằng ông Lê Mạnh Hà đã nói rất thật. Chỉ nội tòa dinh thự tọa lạc tại đường Pasteur với giá cho thuê gần 500 triệu đồng/tháng, thì công chúng đã có thể ước lượng ra giá trị tài sản mà ông tướng để lại cho con cháu đồ sộ và quý giá đến mức nào ...”

Trang Thời Báo đặt câu hỏi: Vì sao Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không thể dự Lễ tang Lê Đức Anh? Theo bài viết, sáng 3/5/2019, một cán bộ Trung ương CSVN đã tiết lộ: “Ông Nguyễn Phú Trọng vẫn được tiếp tục điều trị phục hồi chức năng, sức khỏe của ông ổn định hơn. Biện pháp đang dùng là châm cứu sau đột quỵ, tuy nhiên tới đêm 2.5 ông vẫn bị méo mồm, nhìn hơi xấu nếu xuất hiện, nên đã phải hủy bỏ kế hoạch làm Trưởng ban Tang lễ cho cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh”.

Ảnh chụp Thường trực Ban Bí thư CSVN Trần Quốc Vượng trong đoàn lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Quốc tang Lê Đức Anh. Photo Courtesy

Mặc dù chương trình quốc tang được thông báo kéo dài đến hết ngày 4/5/2019, nhưng hầu hết các sự kiện quan trọng nhất đều diễn ra trong ngày 3/5, từ lễ viếng, lễ truy điệu đến lễ an táng đều vắng bóng “Trưởng ban lễ tang” là Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Khâu quan trọng nhất là đọc điếu văn thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm thay. Đã mang danh “Trưởng ban lễ tang” thì chuyện đọc điếu văn không nên để ai thay thế. Cho nên, ông Trọng đã xác nhận hai chuyện: Sức khỏe ông có vấn đề nghiêm trọng và cuộc tranh đua giữa những người kế vị ông đang diễn ra.

Báo chí “lề đảng” thì hầu như không đề cập đến sự vắng mặt của ông Trọng, chỉ báo Dân Việt có dòng tin về chuyện Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi vòng hoa viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng và Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng không thèm đính chính phát ngôn trước đó của họ, rằng ông Trọng sẽ sớm trở lại làm việc.

______

Mời đọc thêm: Quốc tang Đại tướng Lê Đức Anh — TBT Nguyễn Phú Trọng chỉ ‘gửi vòng hoa viếng’ Đại tướng Lê Đức Anh (BBC). – Ông Nguyễn Phú Trọng không xuất hiện trong tang lễ ông Lê Đức Anh — ‘Trọng bệnh’ và tương quan quyền lực ở Ba Đình (NV). – Không thấy Nguyễn Phú Trọng tại quốc tang Lê Đức Anh — Nguyễn Phú Trọng ‘mất tích’ trong đám tang Lê Đức Anh, điều gì đang xảy ra? (VOA). – Nguyễn Phú Trọng vẫn ‘biệt tăm’ sau đám tang Lê Đức Anh (NV).

Báo “lề đảng”: Toàn cảnh lễ viếng, lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh (QH). – Đất Mẹ Thủ Đức đón Đại tướng Lê Đức Anh (VNN). – Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội thăm nơi an nghỉ cuối cùng của đại tướng Lê Đức Anh (TN). – Hình ảnh lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh (TTXVN). – Báo chí Trung Đông đưa tin lễ tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (VOV). – Đại tướng Lê Đức Anh không cho Liên Xô đưa vũ khí hạt nhân vào Cam Ranh (DV).

Dân Việt

Hơn 10 triệu người Triều Tiên đang thiếu đói

Thời tiết khắc nghiệt được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng tại Triều Tiên trong thời điểm hiện tại.

Người dân Bắc Triều Tiên (Ảnh: Pixabay)

Ngày 3/5, Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố khảo sát đánh giá về tình hình lương thực tại Triều Tiên được thực hiện từ ngày 29/3 đến 12/4.

Khảo sát do Chương trình lương thực thế giới và Tổ chức Lương thực và nông nghiệp LHQ phối hợp thực hiện.

Báo cáo cho thấy đất nước này vừa gặp tình trạng mất mùa tồi tệ nhất trong một thập kỷ sau các đợt khô hạn, nắng nóng và lũ lụt, khiến hơn 10 triệu người Triều Tiên đang bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng và không đủ lương thực cho đến vụ thu hoạch tiếp theo.

Ngoài ra, Triều Tiên đã cắt giảm khẩu phần lương thực tính theo đầu người xuống còn 300g/ngày. Một số gia đình chỉ có thể ăn thức ăn có chất đạm (như thịt, hải sản, trứng, sữa, đậu và các loại hạt) một vài lần trong năm.

Ngoài lý do thời tiết, nhiều kênh truyền thông trên thế giới cho rằng sức ép từ các lệnh trừng phạt của LHQ và của Mỹ cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực và năng lượng.

Tuy nhiên, đáp trả tại Diễn đàn Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh cuối tháng 4 vừa rồi, Bộ trưởng kinh tế Triều Tiên Kim Yong-jae đã cứng rắn khẳng định Bình Nhưỡng hầu như không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến các chương trình hạt nhân hiện nay.

“Hãy để bọn họ áp đặt trừng phạt trong 100 năm hoặc 1.000 năm nếu họ muốn. Chúng tôi chẳng quan tâm và gần như không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt”,Bộ trưởng Kim Yong-jae tuyên bố.

Trước đây, Triều Tiên từng trải qua một nạn đói vào giữa những năm 1990 làm khoảng 3 triệu người chết.

Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên sẽ là chủ đề chính tại cuộc thảo luận cấp chuyên viên giữa Mỹ và Hàn Quốc trong tháng 5 này.

Bảo Minh / Trithucvn

Du học sinh và giới chức miền Nam ở nước ngoài sau 30 Tháng Tư

Hình ảnh tị nạn đã gợi lại cảm xúc và hồi tưởng cho nhiều người. (Hình: Bùi Văn Phú)

Hình ảnh tị nạn đã gợi lại cảm xúc và hồi tưởng cho nhiều người. (Hình: Bùi Văn Phú)

Sự sụp đổ của miền Nam dù được tiên đoán từ khi người Mỹ rút quân về nước và giảm viện trợ, nhưng khi xảy ra, nó đến nhanh chóng bất ngờ, gây hoang mang cho một số công dân miền Nam lúc bấy giờ đang công tác hoặc du học, hay du lịch ở nước ngoài. Họ cảm nhận như thế nào về những diễn biến dồn dập ở trong nước? Điều gì xảy đến với họ sau ngày 30/4/1975, khi bỗng nhiên sự nghiệp bị cắt ngang, học bổng không còn bởi vì qua đêm, họ trở thành những người vô tổ quốc? VOA-Việt ngữ trò chuyện với một cựu nghiên cứu sinh ở Pháp và một nhà cựu ngoại giao từng đại diện cho Việt Nam Cộng Hoà tại Liên Hiệp Quốc.

Biến cố 30 Tháng Tư đã đảo lộn cuộc sống của nhiều người dân miền Nam lúc bấy giờ đang sinh sống hoặc học tập ở hải ngoại. Từ xa nhìn về quê hương và theo dõi tin tức tường thuật về những diễn tiến dồn dập ở trong nước trong những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà, họ càng hoang mang, một phần xót xa cho đất nước, một phần lo lắng cho những người thân còn kẹt lại và cho chính bản thân, từ nay bơ vơ trên xứ người.

Một sinh viên ưu tú được học bổng Colombo du học ở Canada, nhưng vào thời gian ấy đang nghiên cứu để hoàn tất luận án tiến sĩ ở Đại học Poitiers bên Pháp, ông Nguyễn Duy Vinh, kể lại tình hình lúc bấy giờ:

“Ngày 30 Tháng Tư là ngày mà hầu hết sinh viên đi từ miền Nam mà tôi quen biết ở thành phố Poitiers mọi người đều buồn, và rất lo lắng bởi vì mình có thân nhân ở Việt Nam và không biết tình trạng sẽ chấm dứt như thế nào?”

Tiến sĩ Duy Vinh nói những điều kinh hoàng xảy ra tại Campuchia khi quân Khmer Đỏ do Pol Pot lãnh đạo chiếm được Nam Vang khoảng 1 tháng trước ngày 30/4, càng làm tăng nỗi lo âu và sợ hãi của những sinh viên miền Nam xa xứ.

“Cuộc thanh trừng đẫm máu diễn ra thì các đài truyền hình ở Pháp đều cho thấy như vậy. Sinh viên đi từ miền Nam nhìn thấy những hình ảnh đó thì cũng sợ là nguy cơ tương tự sẽ xảy đến cho miền Nam Việt Nam. Lúc đó là lúc gây cấn và buồn bực, lo lắng nhất của sinh viên du học.”

Tâm trạng của những sinh viên sống xa nhà vào những ngày cuối cùng trước khi Saigon thất thủ, theo ông là vừa đau buồn, vừa bồn chồn lo lắng cho những người thân còn kẹt lại. Ít có ai từng du học ở các nước Âu Châu vào thời gian đó quên được cuộc biểu tình của sinh viên miền Nam ở Paris vào ngày 27/4/1975. Khoảng 300 sinh viên từ Paris và nhiều thành phố khác chít khăn tang, mang cờ Việt Nam Cộng Hoà, lặng lẽ tuần hành trên các đường phố ở Paris, mang theo những biểu ngữ làm bằng vải đen kẻ đòng chữ trắng: “Vinh Danh Các Chiến Sĩ Đã Nằm Xuống Cho Tự Do”, “Miền Nam Tự Do Bất Diệt”, “ Ngày Đại Tang” vv…

Tiến sĩ Nguyễn Duy Vinh kể rằng sinh viên ở Poitiers cũng thu xếp một chuyến xe lên Paris tham dự biểu tình. Ông Vinh thuật lại không khí cuộc biểu tình và tâm trạng của những người tham dự:

“Không khí lúc đó họ về kể lại thì trang nghiêm, trang nghiêm mà im lặng. Không có la hét, đi như một đám tang vậy. Họ cũng hô khẩu hiệu nhưng mà không phải là một cuộc biểu tình chống đối rầm rộ. Họ đi tuần hành một đoạn dài để cho người Pháp nhìn thấy là có sự chống đối rõ ràng.”

Bà Alice Swann, một nhà ngoại giao từng đại diện cho Việt Nam Cộng Hoà tại Rome, Ý, và sau này, tại Geneve, Thụy sĩ, nói rằng trong giới ngoại giao thì biến cố 30/4 không gây ngạc nhiên, bởi vì đó là điều tất yếu từ khi hiệp định Paris được ký kết:

“Biến cố 30/4 không phải là một sự ngạc nhiên đối với tôi, bởi vì tôi đã biết là miền Nam sẽ bại. Đây chỉ còn là vấn đề thời gian. Nhưng tôi biết có rất nhiều người miền Nam yêu nước, họ đã hy sinh rất nhiều, trong việc làm, trong cuộc sống của họ để chiến đấu cho Việt Nam Cộng hòa. Điều làm cho tôi rất buồn là nhiều người đã hy sinh mạng sống một cách vô ích… Rồi sau đó tôi lo lắng về những gì sẽ xảy đến cho miền Nam, cho gia đình và cho bạn bè, đó là những gì tôi cảm thấy vào lúc đó.”

Đại sứ VNCH tại Thụy Sĩ Lê Văn Lợi, và bà Alice Swann (thứ nhì bên trái)
Đại sứ VNCH tại Thụy Sĩ Lê Văn Lợi, và bà Alice Swann (thứ nhì bên trái)

Bà Swann cho biết là sau 30 Tháng Tư 1975, nhờ uy tín của mình, Đại sứ VNCH tại Thụy Sĩ Lê Văn Lợi đã được chính quyền nước sở tại và Liên Hiệp Quốc cho phép mở cửa sứ quán cho tới tháng Sáu năm 1975, để giúp các công dân miền Nam, trong đó có nhiều sinh viên du học, làm giấy tờ và xin việc làm để tự lo liệu cho bản thân:

“Ông vẫn tiếp tục làm việc và trong hai tháng đó đã giúp được nhiều người Việt cư ngụ tại Thụy Sĩ gồm du học sinh và du khách bị kẹt tại, không thể làm gì cả. Đại sứ Lợi giúp họ, về giấy tờ, xin quy chế tị nạn tại Thụy sĩ, và sau khi họ được chấp nhận cho tị nạn, giúp họ tìm việc làm bởi vì ông quen biết rộng, có thể xin việc cho nhiều người tại Liên Hiệp Quốc chẳng hạn.”

Tiến sĩ Vinh nói hơn 4 thập niên sau, mỗi dịp 30/4 ông lại sống lại tâm trạng của một sinh viên miền Nam vào ‘Tháng Tư Đen’:

“Tâm trạng thì nó vẫn luôn luôn xao xuyến, tiếc tiếc và ân hận là đã để xảy ra tình trạng như vậy. Oán hận thì nó cũng qua đi, nhưng ân hận thì đúng hơn, hối tiếc những chuyện mình có thể làm được mà mình không làm.”

Ông bày tỏ cảm kích đối với quê hương thứ hai của ông vì đã tôn trọng sự khổ đau của người tị nạn Việt Nam khi cho thông qua đạo luật công nhận 30/4 là ngày “Hành trình tìm tự do”. Ông nói:

“Những buổi lễ ấy vô cùng xúc động. Năm nay cũng có một buổi thượng kỳ vào ngày 30/4 như mọi năm. Ở Canada có đạo luật S-219 do Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải vận động, được chấp thuận để trở thành một ngày lễ của Canada gọi là “Hành trình tìm Tự do”. Mặc dù đó không phải là ngày nghỉ, nhưng mà thấy người ta rất là tôn trọng sự khổ đau của người dân tị nạn Việt Nam, thành ra mình cũng vô cùng may mắn và hạnh phúc được ở trên xứ sở này.”

Tiến sĩ Vinh nói sau hơn 4 thập niên, lẽ ra những sự đau khổ ấy đã phải được xoa dịu nếu như Hà nội chủ động và thành thật muốn hòa hợp hòa giải.

“Có bao nhiêu gia đình đã bị mất mát, cái khổ đau này chính ra nó phải được hàn gắn qua một sự hòa hợp hòa giải thành thật của nhà nước Việt Nam, nhưng họ đã không làm được điều đó. Ngày nay mà họ vẫn chưa tìm cách chữa những tội ác đã gây ra, như đưa bao nhiêu người vào trại cải tạo. Họ triệt hạ luôn cả hệ thống kinh tế miền Nam. Ngày nay nhìn lại tình trạng quê hương thì thấy nó quá bi đát, nào là tham nhũng, nào là mất đất mất đảo vào tay Trung Cộng, dòng Cửu Long ngày càng cạn đi, Biển Đông thì cạn kiệt.”

Ông bày tỏ lo lắng cho tương lai của Việt Nam, trong khi sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng bắt rễ trên cả nước Việt Nam. “Họ đánh cá vô tội vạ, làm hại những rặng san hô dưới đáy biển, phá hoại hệ thống sinh thái dưới Biển Đông. Ở trong nước thì đạo đức cũng tụt hậu, giáo dục ngày càng thoái hóa thì mình thấy là họ không đưa được Việt Nam về một hướng tốt, đối với tôi ngày 30/4 lại càng phải nói thêm nữa. Đây không phải là để báo thù mà để ghi lại một trang lịch sử mà con cháu không thể quên được.”

Tiến sĩ Vinh nói ngày 30/4 là để tưởng niệm những người đã khuất, theo ông hành động này không phải là níu kéo quá khứ mà dịp này phải tưởng nhớ những người đã khuất với lòng thành kính như trong ngày giỗ của cha mẹ, ông bà. Ông nói cộng đồng người Việt, con cháu người Việt có nghĩa vụ phải nhớ bởi vì “quên tức là có lỗi với tổ tiên”.

Theo Hoài Hương / VOA