Cải tạo ngôi nhà 25m2 tốn 100 triệu đồng tại TP HCM

Ngôi nhà nằm tại quận 8 TP HCM, là nhà ở kết hợp xưởng vẽ của một họa sĩ độc thân.

Cải tạo ngôi nhà 25m2 tốn 100 triệu đồng tại TP HCM

Ngôi nhà rộng 25m2 nằm trong một xóm lao động thuộc quận 8, TP HCM. Trước khi được cải tạo, ngôi nhà giống những phòng trọ rẻ tiền phổ biến trong thành phố: Kết cấu chính là khung thép, tường mượn của các nhà bên cạnh. Nhà không có hầm phân kỹ thuật mà xả trực tiếp ra môi trường xung quanh. Phần mái che chủ yếu là khung chịu lực bằng thép. Sàn gác lửng bằng ván ép đã mục nát.

Cải tạo ngôi nhà 25m2 tốn 100 triệu đồng tại TP HCM

Chủ nhà là một họa sĩ độc thân và không dư dả về tài chính. Khi nhận công trình, kiến trúc sư Trương Nam Thuận và Nguyễn Việt Tuấn (công ty Thiên Nam Anh) cố gắng tiết kiệm tối đa cho gia chủ. Kết quả, tất cả chi phí, bao gồm cả nhân công, nguyên vật liệu và đồ dùng trong nhà (như tủ lạnh, giường…) chỉ tiêu tốn tổng cộng 100 triệu.

Cải tạo ngôi nhà 25m2 tốn 100 triệu đồng tại TP HCM

Ngôi nhà mới vẫn là một trệt và gác lửng. Các kiến trúc sư tận dụng lại khung thép tái chế làm khung nhà. Gỗ pallet cũ được sử dụng làm tường, sàn gác lửng và mái nhà. Nguồn vật liệu này hầu hết được mua lại ở tình trạng đã qua sử dụng, sau đó được tẩm hóa chất và sấy khô để chống mối mọt cũng như cháy nổ.

Cải tạo ngôi nhà 25m2 tốn 100 triệu đồng tại TP HCM

Chất liệu gạch bông được lấy cảm hứng từ hình ảnh của Sài Gòn xưa, với các viên gạch được xếp lặp đi lặp lại từ sàn cho đến tường, từ sàn cho đến khối nhà khu vệ sinh, từ sàn cho đến các không gian bếp tạo nên một thực thể gần gũi, mở rộng.

Cải tạo ngôi nhà 25m2 tốn 100 triệu đồng tại TP HCM

Không gian mở thông tầng vừa là nơi tiếp khách, sinh hoạt, vừa là nơi thực hành việc vẽ tranh, sáng tác, cũng là nơi để nghỉ ngơi thường xuyên. Gác lửng là nơi để bàn thờ Phật và nghỉ ngơi ban đêm.

Cải tạo ngôi nhà 25m2 tốn 100 triệu đồng tại TP HCM

Thiết kế nhằm tối ưu hóa các không gian sử dụng cho nhu cầu hàng ngày, trên cơ sở hợp thành các khối tiện ích như tủ lạnh, máy giặt và khu phơi thành một nơi khép kín. Cầu thang vừa dùng để di chuyển và cũng là chỗ nghỉ ngơi, đọc sách phía dưới,

Cải tạo ngôi nhà 25m2 tốn 100 triệu đồng tại TP HCM

Khu vực bếp kết hợp với khu vực vệ sinh cá nhân. Chỗ này luôn thông thoáng nhờ có giếng trời nhỏ. Giữa mái nhà và trần nhà có những khe gió và ánh sáng, cho phép không gian trong nhà luôn có sự đối lưu không khí.

Thái Bình / Ảnh: Trương Nam Thuận

Bàn về thói ưa nói xấu sau lưng của người Việt

Chẳng riêng gì chỉ người Việt mới có thói nói xấu. Thế nhưng, để đến mức phổ biến, có thể dễ dàng bắt gặp thì nó cũng là nét đặc trưng trong tính cách người Việt. Đó là một tính xấu và cần phải loại bỏ trong đời sống xã hội. Có thế mới mong xã hội phát triển, hiện đại.

Nói xấu vì không muốn ai hơn mình

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TPHCM, nói xấu là hậu quả của tính cộng đồng. Người Việt trồng lúa nước nên sinh sống thành những làng xã. Ở đó, họ quen biết nhau, quan tâm đến nhau, chia sẻ với nhau, hướng về nhau, từ đó tạo ra tính cộng đồng, cộng cảm. Cũng trong cộng đồng ấy, mỗi người có một vị trí nhất định nên không ai muốn mất vị trí ấy, từ đó đẻ ra bệnh sĩ diện. Cũng vì sĩ diện, không muốn ai hơn mình mà sinh ra nói xấu nhau.

Ông Thêm bổ sung: Chẳng bao giờ người ta lại đi nói xấu một người kém mình cả. Với người kém mình, người Việt luôn có xu hướng giúp đỡ họ. Ngược lại, với những người ngang bằng mình mà đang có xu hướng vượt lên hoặc những người cao hơn mình ở một phương diện nào đó thì người Việt có khuynh hướng nói xấu nhằm cào bằng họ xuống ngang hàng với mình, dìm người ta xuống vì không muốn họ hơn mình. Vì thế, cứ thấy ai hơn mình là tập trung vào “đánh hội đồng”. Chẳng thế mà Nguyễn Du đã thốt lên: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”.

Vì sao chỉ nói xấu sau lưng?

Thừa nhận người Việt không muốn người khác hơn mình nên nói xấu, thế nhưng GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng, việc nói xấu ấy chỉ diễn ra sau lưng, nghĩa là người bị nói xấu không hề nghe được.

Lý giải điều này, ông Thêm cho rằng, đó là do văn hóa Việt là nền văn hóa trọng tình, trọng sự hòa hiếu nên thường tránh đối đầu trực tiếp. Nói xấu trước mặt, xúc phạm trực tiếp đến thể diện người khác sẽ khiến người ta “mất mặt”, gây thù chuốc oán là điều người Việt luôn né tránh. Vì vậy, việc nói xấu luôn chỉ diễn ra sau lưng để người bị nói xấu không nghe thấy, thay vì nói thẳng.

Thậm chí, nhiều khi dù ghét, dù không thích người nào đó, nhưng người Việt thường có xu hướng không thể hiện rõ mà còn khen, kể cả tâng bốc dù thực sự lời tâng bốc ấy là không có cơ sở, cao quá so với những gì người ta có. Nhiều khi, lời khen đó còn mang tính nịnh nọt.

Càng khen quá lời càng dễ nói xấu sau lưng

Cũng theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, việc khen trước mặt thường là xã giao, là đãi bôi. Khi nghe lời khen không đúng với sự thực thì người được khen rất dễ nhận biết. Do vậy nên cảnh giác.

Còn khi lời khen của một người không chỉ là xã giao, đãi bôi, mà khen quá lời, tâng bốc, mang tính nịnh nọt thì khả năng nói xấu sau lưng của người đó càng lớn. Bởi khi một người khen quá lời thì thường là có mưu đồ gì đó. Có thể là sự cầu cạnh, lợi dụng, tôi khen anh vì anh có quyền lực, anh sẽ ưu ái cho tôi, tôi sẽ được việc… Người không ưa xu nịnh thì sẽ gạt đi những lời khen không có thật ấy. Nhưng thực tế, người thích xu nịnh, thích được khen trong xã hội cũng không ít. Khi nào mà sự lợi dụng ấy không còn nữa hoặc không được như mong muốn thì người ta sẽ “trở về với thực tại”, sẽ quay ra nói xấu người mà trước đó họ đã tâng bốc.

“Sự nói xấu, suy cho cùng là cái nhìn thiển cận. Bởi khi đó, người ta sẽ chỉ chằm chằm nhìn vào mặt xấu của người khác, cố tình lờ đi mặt tốt của nhau. Đáng tiếc là trong một xã hội trọng tình thì sự thiếu khách quan ấy lại khá phổ biến”, ông Thêm cho biết.

Người nào hay nói xấu?

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, những nền văn hóa âm tính dễ mắc tật nói xấu hơn những nền văn hóa dương tính. Những nhóm người âm tính dễ mắc tật nói xấu hơn những nhóm người dương tính. Xét về giới thì phụ nữ nói xấu nhau nhiều hơn nam giới. Xét về công việc thì người làm những công việc nhàn hạ, rỗi rãi nói xấu nhau nhiều hơn người phải lao động chân tay vất vả.

Lại vì muốn nói xấu thì phải có người cùng tung hứng nên người làm công việc tiếp xúc với nhau nhiều dễ mắc tật nói xấu hơn người làm những công việc đơn độc. Bởi vậy, theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, “dân công chức văn phòng mắc tật nói xấu cao hơn những người làm các công việc khác, vì thời gian nhàn hạ nhiều, lại do quản lý lỏng lẻo nên họ có nhiều cơ hội để ngồi túm năm tụm ba buôn chuyện. Còn những người lao động chân tay, càng vất vả thì người ta càng ít nói xấu vì thời gian nghỉ ngơi còn hạn hẹp. Điều đó lý giải vì sao những người lao động chân tay thường bộc trực, có sao nói vậy, thậm chí nhiều khi người ta nói “vỗ mặt” nhưng nói xong thì thôi chứ không mấy để bụng”.

Chữa nói xấu bằng cách nào?

Ông Thêm khẳng định: “Nói xấu là một tật xấu hoàn toàn có thể sửa được. Muốn vậy, “người ta phải có mong muốn trở thành những người trung thực, thẳng thắn, không ưa xu nịnh, tôn trọng sự thật, bảo vệ sự thật. Không gì khác hơn là phải đẩy mạnh công tác giáo dục”.

Tuy nhiên, cũng theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm thì giảm bớt tính nói xấu là việc làm “quá khó” hiện nay. Bởi do quản lý xã hội buông lỏng cùng với thời buổi kinh tế thị trường, con người chạy theo giá trị vật chất quá mức, đạo đức xã hội xuống cấp, nhiều quy định, đòi hỏi không phù hợp với thực tế nên nhiều khi bắt buộc người ta phải nói dối. Đó là lý do vì sao không dám nói thẳng khuyết điểm trước mặt mà chỉ nói sau lưng, rồi có thời gian để ngồi nói xấu nhau ngay trong giờ làm việc.

Cũng vì cơ chế thị trường phải cạnh tranh nhau nên không hiếm chuyện để hạ uy tín đối thủ của mình, người ta phao tin thất thiệt khiến cho đối thủ bị ảnh hưởng, thậm chí là phá sản. “Chuyện đó bây giờ không hiếm nữa rồi và cách thức cũng rất tinh vi”, theo ông Thêm.

Theo KIẾN THỨC

Yêu thương và những góc tăm tối trong mỗi con người

Nhiều người cho rằng khi viết về cái ác cũng như cái xấu, khó có ai vượt qua được Dostoyevsky.

Fyodor Dostoyevsky mãi là “tượng đài lớn” trường tồn cùng nền văn học hiện đại. Hơn một thế kỷ, người ta vẫn say sưa đọc những tác phẩm của ông và đau đáu nghĩ về chính mình. Ngẫm ngợi về thân phận con người trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, khi bị thế lực vô hình của đồng tiền bủa vây. Lúc đó, ta chợt nhận ra rằng: nếu đã lăn lộn với cuộc đời, mà vẫn giữ được tấm lòng lương thiện, đến phút cuối cùng ấy mới là điều khiến người ta ngưỡng mộ.

Năm 1849, tòa án của Nga đã tuyên bố tử hình văn hào nổi tiếng này. Ông may mắn thoát chết vì được Sa Hoàng ân xá vào phút chót. Trong suốt gần 20 năm sau đó, Fyodor Dostoyevsky trải qua muôn vàn cơ cực: phải lao động khổ sai tại biên giới gần Mông Cổ, cha và vợ đều qua đời do bạo bệnh, phải trốn chạy khỏi nước Nga vì bị nghi ngờ tham gia vào các âm mưu phản động.

Yeu thuong va nhung goc tam toi trong moi con nguoi hinh anh 1
Tập truyện ngắn Những đêm trắng.

Những biến động ấy trở thành “điểm đứt gãy” trong cuộc đời Fyodor Dostoyevsky. Từ đây, ông suy ngẫm nhiều hơn về cuộc sống và bản chất của con người. Tập truyện ngắn Những đêm trắng là tác phẩm đánh dấu “bước ngoặt” trong sáng tác của đại văn hào, dường như ông trầm tư và ngẫm ngợi nhiều hơn.

Nỗi buồn của kẻ mải miết đi tìm tình yêu

Với  truyện ngắn Những đêm trắng, văn hào người Nga đưa người đọc đến đô thành Saint Petersburg hoa lệ. Ở nơi đó có một chàng viên chức nghèo luôn mơ mộng về những điều lãng mạn. Chàng buồn cho những ngôi nhà cũ bị người ta phá bỏ, hay ngang nhiên khoác lên mình nó một màu sơn mới kệch cỡm. Chàng cứ ở yên trong thế giới của chính mình, để gặm nhấm nỗi cô đơn.

Đến một ngày, chàng đi dạo trên phố và vô tình gặp nàng Nastenka với gương mặt hiền lành pha nét buồn phảng phất. Vẻ rụt rè của chàng trai nhút nhát khiến cô gái vừa buồn cười, vừa thương hại.

Yeu thuong va nhung goc tam toi trong moi con nguoi hinh anh 2
Trong tình yêu cần phải có sự cảm thông và thấu hiểu, nó sẽ trở thành chất keo gắn bó hai con người xa lạ. Tranh: Chez le pere Lathuille của họa sĩ Edouard Manet.

Nastenka đã đưa chàng viên chức bước ra khỏi “vỏ ốc” của sự cô độc. Hai người bước vào thế giới của nhau và bắt đầu lắng nghe đối phương. Cô gái trẻ kể cho người bạn mới quen về tuổi thơ nổi loạn của mình. Khi ấy, cô luôn tìm cách thoát khỏi tầm kiểm soát của người bà tội nghiệp. Khó khăn ập đến khiến hai bà cháu phải cho thuê căn phòng còn trống trong nhà để trang trải. Những người khách trọ cứ thế đến rồi đi. Nhưng không phải sự ra đi nào cũng là mãi mãi.

Có chàng trai trẻ đã gieo vào lòng Nastenka tình yêu đầu đời. Nàng nhớ về anh ta, sau đó bật khóc. Và rồi, cô gái với vẻ ngoài dịu dàng ấy lại gieo vào tim anh viên chức nghèo những yêu thương. Chàng cứ ngỡ nàng cũng yêu mình. Khi kẻ khờ ấy, đang lâng lâng trong hạnh phúc, thì “người tình trong mộng” của Nastenka trở về. Nàng đến bên tình yêu mà mình đã ngóng đợi bao lâu nay, còn chàng viên chức lại trở về với “ốc đảo” của riêng mình.

Liều thuốc độc đến từ cuộc hôn nhân không tình yêu

Truyện ngắn Cô gái nhu mì bắt đầu bằng một vụ tự sát. Đêm hôm đó, là những thời khắc cuối cùng ông chủ tiệm cầm đồ được ở bên cạnh người vợ trẻ của mình. Nàng đang nằm trong quan tài, ngày mai người ta sẽ đưa nàng đi. Những hồi ức của thuở ban đầu, chợt sống lại trong lòng người đàn ông đang đau khổ. Vợ của ông chủ tiệm cầm đồ vốn là một cô gái tỉnh lẻ, vì hoàn cảnh xô đẩy nên lưu lạc đến Saint Petersburg. Khi ấy, nàng chỉ mới 16 tuổi, phải sống nhờ vào sự cưu mang của những người dì độc địa.

Họ bắt nàng làm việc như kẻ ở, nhưng lại luôn coi đứa cháu gái là thứ “ăn bám”. Kết hôn với ông chủ tiệm cầm đồ là cứu cánh duy nhất, để cô gái đáng thương thoát khỏi cuộc sống khốn khổ. Lúc đó, chồng tương lai của nàng đã bước vào tuổi bốn mươi. Ông ta xem cô vợ trẻ của mình như một thứ đồ trang sức, làm hào nhoáng thêm cho cuộc đời sung túc của người đàn ông thành thị.

Yeu thuong va nhung goc tam toi trong moi con nguoi hinh anh 3
Đại văn hào Nga Fyodor Dostoyevsky.

Cuộc hôn nhân đó giống như một sự ban ơn, một sự cứu rỗi đối với cô gái tội nghiệp. Thoát khỏi cảnh sống bức bối ở nhà các dì, nàng lại phải chịu sự ngột ngạt khi sống cùng người chồng độc đoán. Mỗi tháng, nàng chỉ được đi xem kịch có một lần, muốn làm điều gì cũng phải lựa ý chồng. Với ông chủ tiệm cầm đồ, chỉ cần lo cho vợ một cuộc sống sung túc thì đã là quá đủ. Khi biết mình không thể sống cùng các dì, nàng kết hôn như một cách chạy trốn. Để rồi, nàng tìm đến cái chết để chạy trốn cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

Suốt mấy chục năm cầm bút Fyodor Dostoyevsky luôn trăn trở và mong mỏi thấu hiểu con người. Điều đó được thể hiện rõ nét qua hàng loạt các tác phẩm của đại văn hào như: Tội ác và trừng phạt, Anh em nhà Karamazov, Lũ người quỷ ám hay Chàng ngốc. Nhiều người cho rằng: khi viết về cái ác cũng như cái xấu, khó có ai vượt qua được Dostoyevsky. Ông viết về những mặt trái trong tâm hồn con người để tiếc thương cho những số phận bị cướp đi quyền được sống một cuộc đời bình yên và hiền lành.

Tập truyện Những đêm trắng chính là “cuộc đối thoại” giữa tình yêu và những mặt trái bên trong con người. Yêu thương là một quá trình tranh đấu, ở đó con người vượt qua sự ích kỷ của bản thân để học cách thấu hiểu và yêu thương người khác. Những kẻ cô đơn luôn mong mỏi tìm được tình yêu. Nhưng thật đáng tiếc, những thứ na ná tình yêu lại kéo họ xuống hố sâu tuyệt vọng.

@Zing – Sách hay

Thanh niên 30 tuổi còn ‘ăn bám’ bố mẹ, sống nhờ trợ cấp thất nghiệp, trở thành triệu phú ‘cha đẻ’ của tựa game PUBG tỷ đô

Thanh niên 30 tuổi còn ‘ăn bám’ bố mẹ, sống nhờ trợ cấp thất nghiệp, trở thành triệu phú ‘cha đẻ’ của tựa game PUBG tỷ đô

Chỉ mới vài năm trước, Brendan Greene chỉ kiếm được 300 USD/tháng nhờ nghề nhiếp ảnh còn giờ đây anh sở hữu khối tài sản trị giá hàng trăm triệu USD.

Sáu năm trước, Brendan Greene 37 tuổi, đã ly dị và chỉ kiếm được 300 USD/tháng. Còn ở thời điểm hiện tại, anh đã trở thành người tạo ra tựa game nổi tiếng toàn cầu PlayerUnknown’s Battlegrounds (PUBG) mang lại doanh thu ước tính 1 tỷ USD trong năm 2018.

Từ một người sống dựa vào trợ cấp thất nghiệp…

Năm 2013, Greene bị mắc kẹt ở Brazil sau khi cưới một người phụ nữ và chuyển đến quốc gia này sinh sống rồi ly dị. Không một xu dính túi, anh phải dành dụm tiền từ việc thiết kế web và chụp ảnh đám cưới để mua vé máy bay trở về Ireland.

Điều đó đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí ăn uống và giao lưu bạn bè. Vì vậy, Greene đã chơi nhiều game khác nhau để giải trí.

Không lâu sau, khi đã chán chơi game, anh bắt đầu khám phá ra mod game – thuật ngữ thường được sử dụng với loại game bắn súng góc nhìn thứ nhất, game nhập vai hay game chiến thuật theo thời gian thực.

Công việc chủ yếu của mod game là chỉnh sửa mã nguồn gốc để tạo thành phiên bản mới của một trò chơi sẵn có. Mod game có thể đơn thuần là thêm vật dụng, vũ khí, nhân vật hoặc cốt truyện mới hay phức tạp hơn là các kiểu chơi của game.

Greene cho biết lúc đó anh là một nhà thiết kế web bán thời gian và có đủ kiến thức cơ bản để tự mod game. Cảm hứng của anh đến từ bộ phim khoa học viễn tưởng kinh điển của Nhật “Battle Royale” trong đó các học sinh trung học bị bỏ rơi trên một hòn đảo, được cung cấp vũ khí và phải chiến đấu đến chết.

Thanh niên 30 tuổi còn ‘ăn bám’ bố mẹ, sống nhờ trợ cấp thất nghiệp, trở thành triệu phú ‘cha đẻ’ của tựa game PUBG tỷ đô - Ảnh 1.

Chân dung Brendan Greene.

Đến năm 2014, Greene cuối cùng cũng tiết kiệm đủ tiền để quay lại Ireland nhưng anh đã gặp khó khăn khi tìm việc gần quê nhà Kildare. Anh thậm chí còn phải chuyển đến sống cùng cha mẹ và sống dựa vào tiền trợ cấp thất nghiệp. Anh nhận 180 Euro mỗi tuần (tương đương 202 USD dựa trên tỷ giá hiện tại) từ chính phủ và dùng số tiền này để duy trì server trực tuyến của mình.

Cha mẹ của Greene tỏ ra lo lắng về việc anh rất tập trung vào việc mod game miễn phí và băn khoăn rằng liệu anh có kiếm được tiền từ sở thích này không. Greene trả lời: “Có thể một ngày nào đó con sẽ tạo ra trò chơi của riêng mình nhưng chưa phải bây giờ”. Thời điểm đó, sản phẩm của anh chỉ gây chú ý với cộng đồng nhỏ game thủ trên mạng.

… đến “cha đẻ” của tựa game tỷ USD PUBG đình đám

May mắn thay sau đó, Greene đã lọt vào mắt xanh của một nhà phát triển trò chơi tại Sony Online Entertainment (nay là Daybreak Game Company). Cuối năm 2014, sau 6 tháng sống cùng cha mẹ và nhận trợ cấp thất nghiệp, Greene đã nhận được lời mời hợp tác từ nhà phát triển Sony. Công ty yêu cầu anh làm cố vấn cho một trò chơi tên là H1Z1 để họ cấp phép cho khái niệm “battle royale” của anh để sử dụng trong trò chơi.

Điều đó dẫn tới một hợp đồng cố vấn 2 năm với Sony. Tuy không tiết lộ thù lao nhưng Greene nói rằng số tiền đó đủ để anh có cuộc sống tốt hơn và không phải dựa vào trợ cấp chính phủ.

Năm 2016, công ty game Bluehole của Hàn Quốc (nay là Krafton Game Union) đã liên hệ với Greene về việc phát triển tựa game battle royale của riêng mình (sau này là PUBG). Hơn nửa năm kể từ khi ra mắt, PUBG đã bán được 13 triệu bản và làm rung chuyển thị trường game máy tính đồng thời vượt mặt “ông lớn” Dota 2 về số lượng người chơi. Sau khoảng 6 tháng, tựa game này đã có 3 triệu người chơi trực tuyến cùng lúc – gấp ba số lượng dự kiến của Bluehole. Các kỹ sư của công ty đã phải tái cấu hình máy chủ để phục vụ nhu cầu của nhiều người chơi hơn.

Greene hiện là Giám đốc của các dự án đặc biệt tại PUBG Corporation và trò chơi này đã bán được hơn 50 triệu bản trong khi phiên bản di động có 200 triệu lượt tải xuống.

Thanh niên 30 tuổi còn ‘ăn bám’ bố mẹ, sống nhờ trợ cấp thất nghiệp, trở thành triệu phú ‘cha đẻ’ của tựa game PUBG tỷ đô - Ảnh 2.

PUBG đã trở thành một tựa game ăn khách trên thế giới chỉ sau vài tháng ra mắt.

Giờ đây, chỉ vài năm sau khi phải sống nhờ trợ cấp thất nghiệp, Greene đã có một cuộc sống hoàn toàn khác với khối tàn sản hàng trăm triệu USD. Hiện anh sống ở Amsterdam, Hà Lan, đạp xe đi làm mỗi sáng và thường xuyên đi du lịch để quảng bá trò chơi của mình.

Greene làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều hầu hết các ngày. “Cha đẻ” của PUBG chia sẻ: “Thành công của trò chơi giúp tôi có một cuộc sống thoải mái. Tôi có thể chu cấp cho gia đình và cô con gái 13 tuổi của mình một cách đầy đủ”.

Theo Gia Vũ Tri Thức Tre

Tại sao Trung Quốc đang nổi lên như cường quốc công nghệ?

Tại sao Trung Quốc đang nổi lên như cường quốc công nghệ?

Cần nhớ rằng Mỹ đã trở thành cường quốc công nghệ và và công nghệ trên thế giới vào đầu thế kỷ 20 bởi quy mô thị trường lớn của nước này.

Ngành ô tô Trung Quốc đang chuyển mình mạnh mẽ. Các nhà hoạch định chính sách tại Bắc Kinh đã phải thừa nhận rằng nỗ lực xây dựng các công ty ô tô lớn của họ đã thất bại. Không giống Nhật hay Hàn Quốc, Trung Quốc không thể xây dựng nổi được hãng ô tô nào có khả năng bán xe ở nước ngoài.

Thay cho việc chờ đợi các công ty nội địa phát triển nhằm theo kịp đối thủ toàn cầu, Bắc Kinh đang nghĩ đến bước tiếp theo. Chính phủ Trung Quốc đã tự phát triển thị trường lớn nhất dành cho xe điện thông qua nhiều chính sách hỗ trợ cho người tiêu dùng, hạn ngạch sản xuất cho các hãng xe, cho phép lái xe mua xe điện lập tức có biển số. Kết quả, thị trường xe điện Trung Quốc phát triển như vũ bão.

Ngay cả nếu phần lớn thiết bị vận tải điện sản xuất tại Trung Quốc đại lục vẫn chỉ có chất lượng kém, tốc độ gia nhập thị trường của các hãng xe mới và tần suất hoạt động của nhóm công ty này không khỏi giúp cho Trung Quốc sẽ có vị thế tốt trong ngành.

Ví dụ, công ty Byton trụ sở tại Nam Kinh Trung Quốc được đồng sáng lập bởi một cựu kỹ sư BMW đến từ Đức, người từng nói đến quy mô thị trường và hỗ trợ chính sách như những lý do để cần phải mở công ty tại Trung Quốc. Một thị trường quy mô lớn không chỉ thu hút doanh nhân háo hức muốn phát triển công nghệ, mà cũng khuyến khích cho hoạt động đầu tư vốn phát triển và khuyến khích tạo ra chuỗi cung ứng.

Tất nhiên việc có sẵn lượng khách hàng lớn có thể khiến cho doanh nghiệp lười biếng. Các doanh nghiệp Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ và có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu bởi họ thừa hiểu họ không thể trông đợi vào thị trường nội địa quy mô nhỏ bé, họ cần phải xuất khẩu nhanh chóng và cạnh tranh với các đối thủ. Cho đến nay, các thương hiệu Trung Quốc chưa có được sự hiện diện tương tự trên thế giới.

Khi mà người tiêu dùng Trung Quốc trở nên giàu có hơn và trở nên chọn lọc hơn, họ cũng yêu cầu chất lượng cao hơn. Cũng cần nhớ rằng Mỹ đã trở thành cường quốc công nghệ và và công nghiệp trên thế giới vào đầu thế kỷ 20 bởi quy mô thị trường lớn của nước này.

Tiềm năng phát triển của ngành công nghệ Trung Quốc cần phải được xem xét trong bối cảnh tình hình đang có nhiều thay đổi. Một chính sách có định hướng của chính phủ từng thất bại trong quá khứ sẽ có thể có nhiều cơ hội thành công hơn ở thời điểm hiện tại. Quy mô của thị trường Trung Quốc sẽ giúp mang đến nhiều cơ hội hơn các biện pháp chúng ta đang áp dụng ở hiện tại.

theo Bizlive