Thay đổi cấu trúc nhà và thêm một gác lửng, căn hộ nhỏ ở Đài Loan đủ chỗ cho cặp vợ chồng nuôi mèo và chuẩn bị có con.
Căn hộ nằm trong một tòa chung cư tại Tam Trọng, Đài Bắc, Đài Loan. Năm 2017, sau khi tiếp nhận căn hộ cũ có tuổi đời gần 10 năm, cặp vợ chồng trẻ tìm đến nhà thiết kế, mong muốn biến không gian chật chội, tối tăm thành một nơi ở tràn ngập ánh sáng và có cảm giác rộng rãi.
KTS Annby Lin nhìn thấy ngay vấn đề tồn tại ở đây: có quá nhiều bức tường phân chia khiến căn nhà vốn đã nhỏ càng bị thu hẹp, các khu vực không có sự liên kết và thiếu chỗ để đồ. Cô quyết định thay đổi toàn bộ cấu trúc căn hộ để tối đa hóa diện tích sử dụng, tăng ánh sáng tự nhiên và thông gió.
Phòng ngủ nhỏ được chuyển đổi thành phòng khách. Bức tường ngăn cách với khu vực sinh hoạt chung trước đây được đập bỏ để có một không gian liên thông giữa phòng khách, phòng ăn và bếp. Nhờ thế, bước vào nhà, ta vẫn có cảm giác về một không gian thoáng rộng.
Chiếc TV thay vì treo tường đã được đặt xuống kệ, để dành không gian tường cho kệ sách, nơi xếp bộ sưu tầm đồ lưu niệm cũng như sách của người chồng.
Căn hộ được tăng thêm diện tích sử dụng bằng việc làm thêm một gác xép. Đây vừa là chỗ để đồ, vừa là chỗ ở cho mèo và có thể biến thành một phòng ngủ thứ hai khi họ sinh con.
Cầu thang được tích hợp với tủ đề đồ. Phía bên cạnh cầu thang là khu vực thay quần áo.
Ngôi nhà không còn các bức tường phân chia, thay vào đó là các cửa trượt linh hoạt, giúp không gian không còn cảm giác bí bách.
Ngôi nhà cũng sử dụng nhiều đồ nội thất thông minh khác, như giường ngủ tích hợp tủ đựng đồ.
Bàn ăn khi cần thiết có thể biến thành bàn làm việc.
Tông màu trắng chủ đạo khiến không gian sáng và có cảm giác rộng hơn.
Một ứng xử kém văn hóa là gửi vào xã hội một năng lượng xấu rồi lan ra theo cấp số nhân làm hủy hoại những ý tưởng suy nghĩ tốt đẹp.
Chứng kiến cảnh hàng trăm khách hàng “đồng loạt tấn công” gây vỡ trận siêu thị Auchan ở Hà Nội nhân ngày họ giảm giá để thanh lý khỏi thị trường Việt Nam, người quản lý chua chát nói: “Tôi và mọi người không biết nói gì ngoài hai từ xấu hổ”…
Cùng thời gian, những việc xảy ra được dư luận bàn tán nhiều cũng liên quan về văn hóa ứng xử: một người đẹp giới showbiz Việt xuất hiện tại LHP Cannes trong bộ cánh của Eva, theo nghĩa đen. Đành rằng thế giới thời hội nhập, quyền tự do cá nhân là bất khả xâm… nhưng có ai bất chấp văn hóa, bỏ qua tiêu chuẩn văn minh căn bản như cô?
Dù cô ấy đến Pháp dưới danh nghĩa cá nhân cũng không tránh bị hiệu ứng “một miếng giữa làng”. Cô ta là ai? Cô ấy đến từ đâu?… Hai chữ Việt Nam hiện ra trong ngữ cảnh như thế. Một người quen của tôi làm cho công ty Pháp kể, ngày hôm sau một tờ báo bên ấy đăng công khai những lời bình luận như: “lố bịch”, “làm mất giá trị cuộc thi”, “ai cho phép”,… Nghe cay đắng sao hai chữ “phẩm giá”!
Đang đi gặp trời mưa, tôi ghé vào quán cà phê gần một cổng trường cấp 2-3 nổi tiếng ở quận 1 thì gặp cảnh 3 ông phụ huynh chụm đầu khoe con đạt giải học sinh giỏi. Họ nói chuyện ầm ầm, hua chân múa tay bất chấp người xung quanh thể hiện thái độ khó chịu ra mặt. Có người chịu không nổi đã đứng dậy đi xuống tầng dưới hoặc bỏ về dẫu trời bên ngoài mưa đang to…
Cảnh tan hoang tại siêu thị Auchan đợt thanh lý giảm giá vừa qua
Bạn tôi nhà có con đạt giải thủ khoa học sinh giỏi thành phố, một đứa nữa đạt giải học sinh giỏi quốc gia nói, thi cử ở ta đạt giải nhất chưa hẳn là em giỏi nhất, tôi đồng ý. Những phụ huynh kia có con đạt giải trời gì chăng nữa mà ứng xử nơi đông người như thế, họ sẽ dạy con dựa trên nền tảng văn hóa nào?
Trên mạng đang lan truyền một clip người đi đường vào tìm chỗ núp khi trời chiều Sài Gòn nổi cơn mưa rào gió giật thì bị bảo vệ ra đuổi đi, người già, phụ nữ bồng con nhỏ cũng không tha. Chuyện xảy ra ở khu shopping mall nổi tiếng bậc nhất thành phố; Rồi thì hình ảnh một bà mẹ trẻ bê con vừa ị xong đặt lên bàn thay bỉm trong một nhà hàng sang trọng, nhiều người xung quanh đang dùng bữa, cũng đang được “share” rộng rãi…
May thay trong mớ hỗn độn vẫn còn điều nghĩa cử: trước cảnh người dân vào trốn nóng, ngồi nằm la liệt ngày Hà Nội như chảo rang thì người ở một siêu thị khu Long Biên dọn bàn ghế ra cho dân ngồi. Hai bức hình chụp lại cảnh trước và sau khi bàn ghế dọn ra, ngoài sự tươm tất chỉnh tề còn cho thấy đây là nơi văn hóa, tình người đang có mặt (1)!
Trước những tình huống thiên biến vạn hóa của cuộc sống có những hành động gần như bản năng không toan tính mà hiệu ứng văn minh nghĩa tình lan tỏa, là nhờ họ có bề dày văn hóa. Còn hô hào bao nhiêu, treo lên cho thiệt nhiều khẩu hiệu… nhưng đã là “hàng giả” thì khi ứng xử trước một tình huống thực tế bản chất sẽ bộc lộ, ngay cả khi được “quân sư” bởi chuyên gia… kết quả chưa chắc đã hay, có khi cũng rất bi hài!
Tạm mượn câu chuyện giao thông mà lý giải phần nào nguồn cơn về văn hóa ứng xử của dân mình. Một lần ngồi trên xe buýt, tôi chứng kiến chị phụ nữ chở con mặt đồng phục học sinh chạy xe máy cố giành đường để vượt lên trên, rơi vào cảnh đọ sức với bánh xe buýt trong gang tất khiến bác tài văng tục, tôi sởn gai ốc.
Bức tranh hỗn loạn của giao thông phần nào cho thấy những hỗn loạn trong ứng xử nơi công cộng của người Việt. Ảnh minh họa: Đoàn Bổng
Đấy không phải là chuyện hiếm về văn hóa giao thông ở nước ta. Khi tự mình lái xe tôi cũng gặp cảnh ô tô bị tạt đầu, bất thình lình lao ra của nhiều người, gồm những phụ nữ vốn tay lái yếu. Nhiều tai nạn thương tâm, những cái chết không toàn thây cũng không làm chùn chân họ!
Với bản năng làm mẹ chị phụ nữ kia sẽ chiến đấu cạn hơi nếu ai có hành vi đe dọa sự an toàn đứa con, nhưng khi chạy xe chị lại đặt sự an nguy con mình trong tay người khác… là do đâu? Phải chăng đất chật người đông, hạ tầng giao thông kém, luật lệ thì hên xui, buôn bán chiếm dụng vỉa hè, tràn xuống lòng đường, chạy xe thì phần thắng nghiêng về kẻ phạm luật… tạo ra cái thứ “văn minh” hổ lốn mạnh được yếu thua là nguyên nhân. Còn kết quả là: “theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018 nước ta có 24.970 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông”, tương đương trên 68 người chết/ngày (2).
Chưa kể, một ứng xử kém văn hóa là gửi vào xã hội một năng lượng xấu rồi lan ra theo cấp số nhân làm hủy hoại những ý tưởng suy nghĩ tốt đẹp của con người về cuộc sống, xã hội… Trong lúc các quan chức cán bộ ngành giao thông bận bịu trí não về câu chữ: “Trạm thu giá”, “Trạm thu phí”, “Trạm thu tiền”, vị trí đặt trạm BOT, đấu trí với giới bác tài ở các điểm nóng… thì thời gian tâm sức đâu nữa mà lo nghĩ về văn minh giao thông, cải tiến kỹ thuật, giảm thiểu tai nạn, thiệt hại cho nhân dân…
Văn hóa ứng xử của người Việt nơi công cộng nhiều lúc đã vượt quá giới hạn về danh dự, sĩ diện… và đất nước khó có thể “hóa Rồng” hay tiến lên Cách mạng 4.0… với một hạ tầng ý thức công dân như hiện nay. Những mảnh ghép tản mạn ráp lại thấy hiện ra cái phông văn hóa của xã hội, có người gọi là “tấm gương phản chiếu của thể chế”, còn nói theo từ ngữ đạo Phật là nhân như vậy, duyên như vậy thì quả như vậy, không thể sai khác…
Kiếm tiền bao nhiêu mà không có sức khỏe và tuổi thọ thì cũng khó có thể coi là thành công.
Khi mức sống của chúng ta đã dần được cải thiện, mọi người trở nên ngày càng chú ý hơn đến vấn đề tuổi thọ của chính mình. Ai cũng biết rằng, kể từ 30 tuổi trở đi, quá trình lão hóa đã bắt đầu diễn ra và đặc biệt ở tuổi 50, đây chính là cột mốc mà sức khỏe thay đổi rõ rệt nhất. Chính vì vậy, Khổng Tử mới nói rằng: “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh” có nghĩa là khi người ta tới 50 tuổi sẽ có thể thông hiểu mệnh trời ban, nhìn thấu cuộc sống của chính mình.
Tuổi thọ không bao giờ phụ thuộc vào may mắn mà phụ thuộc chủ yếu vào thói quen ăn uống và lối sống của chúng ta. Vậy, ba đặc điểm chung phổ biến nhất ở những người có tuổi thọ lâu dài và tâm trí thông tuệ khi về già sau đây sẽ là cơ sở quan trọng để chúng ta tham khảo cách giữ gìn sức khỏe của bản thân mình.
1. Nuôi dưỡng cảm giác trẻ trung, tránh xa sự già cỗi từ tinh thần
Với những người thường xuyên theo dõi tiểu thuyết kiếm hiệp Trung Quốc, chắc chắn không lạ gì vai diễn “lão ngoan đồng”, chỉ một người đã lớn tuổi, đầu tóc bạc phơ nhưng tâm trí lại hiếu động và dẻo dai như trẻ con. Trong thực tế cũng vậy, những người lớn tuổi sống thọ thường duy trì một tư duy trẻ trung. Theo ABCNews, các nhà nghiên cứu Đại học College London (Anh) đã phân tích đánh giá trên 6.500 người cao tuổi trong 8 năm và đưa ra kết luận rằng: Những đối tượng cảm thấy già hơn tuổi thật cũng có nguy cơ tử vong cao hơn đáng kể so với những người cảm thấy trẻ hơn tuổi thật của mình.
Giáo sư Andrew Steptoe, tác giả nghiên cứu cho biết niềm tin và sức khỏe có mối quan hệ chặt chẽ. Kết hợp duy trì lối sống lành mạnh, cân nặng hợp lý, tinh thần thoải mái, thái độ tích cực với quá trình lão hóa là chìa khóa để gia tăng tuổi thọ. Một suy nghĩ lành mạnh cho phép chúng ta dễ dàng vượt qua những cảm xúc tiêu cực và khó khăn bất trắc trong cuộc đời, từ đó giảm bớt áp lực căng thẳng, tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh tuổi già.
2. Thường xuyên tư duy và động não
Nghiên cứu y học cho thấy những người già không thường xuyên động não suy nghĩ dễ mắc các bệnh về thần kinh, tư duy và não bộ nhiều hơn bộ phận còn lại, ví dụ như bệnh thoái hóa não, teo não, suy giảm trí nhớ… Giống như cơ thể, não bộ cần luyện tập thường xuyên ngay từ khi bạn còn trẻ hoặc mới bước vào tuổi trung niên, đặc biệt là trong giai đoạn lão hóa, nguy cơ bạn bị sa sút trí tuệ sẽ tăng gấp đôi cứ mỗi 5 năm tuổi thọ.
Do đó, những người lớn tuổi thường nên kích thích não bộ bằng việc tham gia các hoạt động và trò chơi có thể giữ trí óc minh mẫn như đọc sách, chơi cờ vua, cờ tướng, trò ghép hình hoặc ghép tranh, các trò chơi giải đố Sudoku,… để rèn luyện trí não và khiến đầu óc họ linh hoạt hơn. Giống với việc tập luyện thể lực, bạn càng tập luyện cho não sớm thì càng tốt.
3. Chân tay hoạt động linh hoạt
Ở độ tuổi trung niên nói chung, cơ thể chúng ta không còn thuận tiện và nhẹ nhàng như trước, hành động sẽ tương đối cứng, lại rất dễ mắc các bệnh về xương, khớp. Nguyên nhân chính là do sự lão hóa của cơ thể cộng với các điều kiện môi trường, xã hội, văn hóa không thuận lợi như ô nhiễm môi trường, lao động nặng nhọc và thời tiết thay đổi thường xuyên… Từ đó, chuyển động của chân tay chúng ta trở nên kém linh hoạt.
Kể cả với một vận động viên điền kinh, thời kỳ đỉnh cao của anh ta cũng có giới hạn độ tuổi nhất định nữa là với một người bình thường. Nếu không duy trì tập thể dục thì chức năng thể chất rất dễ bị giảm sút.
Hiện nay có rất nhiều các biện pháp điều trị và dự phòng có hiệu quả các bệnh xương khớp ở người lớn tuổi. Đầu tiên đó là một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với chế độ thuốc men phù hợp với đặc điểm bệnh lý của mỗi cá nhân. Ngoài ra sự giúp đỡ động viên của gia đình và xã hội có vai trò rất quan trọng. Chính sự hoạt động trong các câu lạc bộ sức khỏe cũng góp phần củng cố thể chất và tinh thần.
Nếu có thể duy trì thói quen tập thể dục sau tuổi 50, chúng ta sẽ giữ thể chất cơ thể ở trạng thái tốt lâu dài hơn. Đối với những người có xu hướng khỏe mạnh và sống thọ, tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường thể lực, cải thiện khả năng miễn dịch và sức đề kháng, giảm khả năng xâm nhập của virus và vi khuẩn từ bên ngoài.
Chính vì vậy, cho dù thời gian không ngừng trôi đi, chúng ta không ngăn được các nếp nhăn dần xuất hiện thì vẫn có thể giữ vững một cơ thể khỏe mạnh, dồi dào sinh lực cùng tinh thần minh mẫn, trí tuệ nếu nỗ lực không ngừng. Thông qua thói quen tích cực tập thể dục, rèn luyện cơ thể, duy trì sự trẻ trung, nhiệt tình với cuộc sống và giữ tinh thần lạc quan, chúng ta sẽ có thêm cơ hội tiếp tục tận hưởng cuộc sống vui vầy bên gia đình.
Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ (Ảnh: AFP)
Lãnh đạo quân đội Mỹ ngày 29/5 nói chủ tịch Trung Quốc tập Cận Bình đã nuốt lời hứa không quân sự hóa ở biển Đông, và kêu gọi “hành động tạp thể” để buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm.
Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho biết ông không kêu gọi các bên hành động quân sự, nhưng nhấn mạnh cần phải tăng cường thực thi luật pháp quốc tế.
“Vào cuối năm 2016, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa với Tổng thống [Barack] Obama rằng họ (Trung Quốc) sẽ không quân sự hóa trên các đảo [ở biển Đông]. Vậy mà giờ đây chúng ta nhìn thấy những đường băng dài 10.000 foot (hơn 3km), các cơ sở tích trữ đạn dược, và các trang thiết bị phòng thủ tên lửa, phòng không được triển khai đều đặn,” ông Dunford nói trong bài phát biểu về an ninh và quốc phòng Mỹ tại Viện Brooking.
“Rõ ràng là họ đã từ bỏ cam kết đó (không quân sự hóa biển Đông).”
“Theo đánh giá của tôi, biển Đông không chỉ là những đống đá,” tướng Mỹ nói, đề cập các thực thể bị Trung Quốc áp đặt yêu sách chủ quyền phi lý, xâm chiếm và mở rộng trái phép để cho phép lưu trú các lực lượng quân sự cùng máy bay cỡ lớn.
“Những điều đang bị đe dọa ở biển Đông và những nơi có yêu sách chủ quyền như thế là các chuẩn mực, quy tắc quốc tế, luật pháp quốc tế và việc thực thi luật pháp,” ông nói. “Khi chúng ta bỏ qua những hành vi không tuân thủ quy định, quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế, thì chúng ta đã tạo ra một tiêu chuẩn mới.”
“Điều cần thực hiện… là hành động tập thể rõ ràng nhằm vào những bên vi phạm quy tắc và chuẩn mực quốc tế. Họ cần phải chịu trách nhiệm bằng cách nào đó, nhằm ngăn chặn những vi phạm trong tương lai.”
Cho đến nay, Washington dường như thất vọng bởi những nỗ lực đã đưa ra chưa thể ngăn chặn sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh trên biển Đông. Hải quân Mỹ tiến hành thường xuyên và định kỳ các cuộc tuần tra tự do hàng hải (FONOP) qua biển Đông, và tướng Dunford xác nhận hoạt động xây cất phi pháp của Trung Quốc trên các thực thể chiếm đóng đã bị chậm lại.
Tuy nhiên, ông nói, “Tôi cho rằng điều đó là bởi vì các đảo [nhân tạo] hiện đã được phát triển tới mức đủ khả năng quân sự theo yêu cầu mà Trung Quốc đặt ra”.
Trong tháng này, hai tàu khu trục USS Preble và USS Chung Hoon của Mỹ đã di chuyển vào vùng nước 12 hải lý của Đá Gạc Ma và Đá Ga Ven, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm thách thức yêu sách chủ quyền và hoạt động cải tạo, quân sự hóa trái phép của Bắc Kinh trên những thực thể này.
Trên hành trình đi tìm kiếm một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc dài đằng đẵng và chẳng hề dễ dàng, Mỹ chợt nhận ra sự thay đổi sâu sắc ở đất nước phía bên kia bàn đàm phán: nhận định về Trung Quốc mà Mỹ luôn cho là đúng trong suốt gần 50 năm trở lại đây giờ đã trở thành sai hoàn toàn.
Kể từ những năm 1970, khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa nền kinh tế, nhiều đời Tổng thống Mỹ đã luôn tâm niệm rằng Trung Quốc muốn nền kinh tế của họ giống với phương Tây và sau đó là trở thành 1 thành viên đầy đủ của hệ thống kinh tế quốc tế của Thế giới thứ nhất – cụm từ ám chỉ các quốc gia có ít rủi ro chính trị, đi theo mô hình nhà nước pháp quyền, có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ổn định và chất lượng cuộc sống ở mức cao. Vấn đề chỉ đơn giản là Trung Quốc sẽ thực hiện quá trình chuyển đổi như thế nào.
Nhưng theo các chuyên gia phân tích từ Âu đến Á mà tờ Wall Street Journal phỏng vấn, những gì diễn ra khi hai bên cùng ngồi vào bàn đàm phán để đi đến một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại đã kéo dài suốt 1 năm qua cho thấy quan điểm này không còn đúng nước. Sau khi nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc để vươn lên vị trí số 2 thế giới và khả năng vươn tầm ảnh hưởng ngày càng mở rộng, Trung Quốc dường như không còn cảm thấy họ bắt buộc phải áp dụng một cách máy móc những quy tắc vốn được chấp nhận rộng rãi trong hệ thống tài chính và thương mại mà phương Tây đang dẫn dắt.
Thay vào đó, Trung Quốc đã và đang phát triển một hệ thống thay thế, một mô hình mà nước này cho là sẽ bền vững hơn và ưu việt hơn.
“Trung Quốc không cho là họ đang phá vỡ hệ thống cũ mà thay vào đó họ coi mình là người kiến tạo 1 hệ thống mới”, giáo sư Keyu Jin của Trường kinh doanh London và cũng là người chuyên nghiên cứu về Trung Quốc nhận định. “Trung Quốc nhận thấy cái gọi là mô hình dân chủ tự do và hệ thống tài chính của phương Tây không hấp dẫn, không đủ sức thuyết phục họ và thậm chí còn đang trên đà đổ vỡ”.
Sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc, dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ đang được Trung Quốc triển khai bằng cách mạnh tay rót tiền vào một loạt quốc gia trải dài từ khu vực Đông Nam Á đến Ấn Độ Dương và Đông Phi, là bằng chứng rõ ràng nhất. Siêu dự án này có thể tạo ra một khối kinh tế hoàn toàn mới chịu ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc.
Theo giáo sư Jin, Trung Quốc và các quốc gia có liên quan đến dự án Vành đai con đường “sẽ sớm lớn hơn phần còn lại của thế giới”. Khi điều đó trở thành sự thực, câu hỏi là Trung Quốc sẽ hội nhập với thế giới hay các quốc gia sẽ nhập vào một hệ thống mới được dẫn dắt bởi Trung Quốc?
Tất nhiên còn có rất nhiều nguyên nhân khác, nhưng hiện thực mới mẻ này giúp giải thích tại sao nội các của ông Trump gặp nhiều khó khăn đến vậy khi cố gắng đạt được 1 thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Các nhà đàm phán Mỹ cố gắng buộc Trung Quốc phải thay đổi cả hệ thống, đặc biệt là giảm sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước và giảm việc Chính phủ “tịch thu” công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, những yếu tố này không còn là đặc trưng tạm thời của mô hình kinh tế Trung Quốc mà đã trở thành trụ cột của mô hình kinh tế mới. Trung Quốc dường như chỉ muốn tạm thời thay đổi xu hướng mua bán hàng hóa dịch vụ giữa hai nước để làm Mỹ hài lòng thay vì thực sự thay đổi mãi mãi hệ thống mà họ coi là tương lai của đất nước.
Điều này cũng không có nghĩa là hai bên không thể đạt được thỏa thuận trong ngắn hạn. Cách đây 1 tháng thị trường vẫn lạc quan tin rằng cuộc chiến sẽ sớm kết thúc sau khi có những dấu hiệu tốt đẹp từ cả hai phía. Tuy nhiên, theo như Michael Pillsbury, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc và hiện là cố vấn cho Tổng thống Trump, miêu tả thì hiện nay đàm phán thương mại đang rơi vào giai đoạn nguội lạnh.
Cả hai phía đều lo sợ về những hệ lụy đối với không chỉ kinh tế Mỹ Trung mà với cả toàn thế giới nếu như không thể đạt được thỏa thuận. Đoàn đàm phán của Trung Quốc cũng có nhiều nhà cải cách muốn tự do hóa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với niềm tin là các cải cách mang hơi hướng thị trường sẽ giúp tăng cường sức mạnh của nền kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, kể cả có 1 thỏa thuận thương mại xuất hiện trong vài tháng tới, đó chỉ là thời gian nghỉ giải lao trong cuộc đấu kéo dài và khó có thể tránh khỏi giữa Mỹ và Trung Quốc.
‘Chim công làng múa’ cùng chủ nhân sưu tập áo dài ‘Tình tang’ giới thiệu các thiết kế cách tân lạ mắt.
Linh Nga đắt show làm mẫu chụp ảnh áo dài. Diễn viên múa trông lạ lẫm khi mặc trang phục màu cam xuyên thấu, hai tay áo thiết kế phồng to.
Người đẹp tạo dáng như đóa hoa e ấp trước ống kính. Cô rất ấn tượng với cách xử lý vải và tạo hiệu ứng thị giác độc đáo cho trang phục của nhà thiết kế Thủy Nguyễn.
Linh Nga trẻ trung, gợi cảm khi giới thiệu thiết kế xẻ cổ sâu, đính hoa nổi tinh tế.
Áo dài được may bằng chất liệu mềm, mát, kiểu dáng không quá bó tạo cảm giác thoải mái khi mặc trong mùa nóng.
Thủy Nguyễn – chủ nhân sưu tập ‘Tình tang’ tự thể hiện một số thiết kế của mình.
‘Bà mẹ 4 con’ khoe vẻ đẹp nền nã khi diện trang phục truyền thống.
Thủy Nguyễn diễn tự nhiên, biểu cảm bên ‘chim công làng múa’ Linh Nga.
Bộ ảnh do chuyên gia trang điểm Quân Nguyễn, tạo mẫu tóc Pu Lê và giám đốc sáng tạo Nguyễn Hoàng Anh hỗ trợ thực hiện.
Bạn có chú ý và phát hiện sự biến đổi tinh tế trong cơ thể khi bản thân xuất hiện các trạng thái tâm lý như lo lắng, trầm cảm, tức giận, buồn chán… Ví dụ thường xuyên tức giận sẽ hôi miệng, căng thẳng lo lắng sẽ đau dạ dày, ung thư có liên quan đến sự oán giận lâu dài, thích phê bình người khác sẽ bị viêm khớp…
Các nghiên cứu trong Tây y đều chỉ ra rằng có hơn 200 bệnh liên quan đến cảm xúc và hơn 70% mọi người sẽ phải chịu “sự tấn công” của cảm xúc lên lục phủ ngũ tạng. Thực tế, trong thân mỗi người đều có một tấm bản đồ cảm xúc khác nhau. Làm thế nào để kiểm soát và ngăn chúng gây hại cho cơ thể. Có mối quan hệ mật thiết nào giữa cảm xúc và bệnh tật?
Khoảng 5.000 năm trước, trong Hoàng Đế Nội Kinh, tác phẩm nổi tiếng của nền y học cổ đại Trung Hoa đã đề cập đến 7 loại tình chí (thất tình) là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý. Cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề tu dưỡng tinh thần là quan trọng hàng đầu trong phép dưỡng sinh và phòng trị bệnh.
Theo quan điểm “Hình thần hợp nhất” của Đông y, hệ thống Tạng phủ trong nhân thể không chỉ đảm nhiệm các chức năng sinh lý, mà còn chi phối các hoạt động tình chí. Mỗi loại tình chí thông ứng với một Tạng nhất định: “Kinh” và “Hỷ” thông ứng với tạng Tâm; “nộ” ứng với tạng Can, “tư” ứng với tạng Tỳ; “bi” và “ưu” ứng với tạng Phế; “khủng” ứng với tạng Thận. Nói cách khác, tình chí là biểu hiện bên ngoài của hoạt động Tạng phủ; tựa như là chiếc “phong vũ biểu” (dụng cụ đo áp suất khí quyển, dự đoán về tình hình mưa gió), phản ánh tình trạng hoạt động của Tạng phủ bên trong cơ thể. Tạng phủ kiện toàn thì tinh thần sáng suốt, tâm trạng thoải mái. Và ngược lại, tình chí điều hòa, tâm trạng ổn định thì nội tạng cũng sẽ kiện toàn.
Một loại phong vũ biểu kiểu tàu hơi nước được sản xuất ở Pháp vào thế kỷ 19. (Ảnh: http://www.dpm.org.cn)
Cảm xúc là tín hiệu cảnh báo của cơ thể
‘Mệt quá’ là danh từ quen thuộc mọi người thường hay than phiền với nhau đôi khi không chỉ mệt thân còn cả mệt tâm. Theo các chuyên gia tâm lý, áp lực quá lớn sẽ gây rối loạn tâm tính, Một số người không nhận ra điều đó, nhưng thực sự đây là “tín hiệu báo động” mà cơ thể phát xuất ra.
Cảm xúc là tín hiệu cảnh báo sức khỏe của cơ thể. (Ảnh: health.ifeng.com)
Khi tâm trạng thay đổi, thường đi kèm với một loạt các biến đổi về sinh lý. Ví dụ, sợ hãi có thể làm đồng tử to hơn, khát nước, đổ mồ hôi và sắc mặt trắng bệch. Khi họ bị stress hoặc quá căng thẳng, sẽ ngày càng chán ghét ngoại hình của mình, sẽ cảm thấy cách ăn mặc, trang điểm của bản thân đều không vừa mắt. Sau đó tóc và cánh mũi sẽ xuất hiện dầu, bực dọc, đổ mồ hôi, và thậm chí quá trình bài tiết ở phần dưới cơ thể sẽ bất thường hoặc có mùi. Theo các chuyên gia khoa tâm thần, dù đó là cảm xúc tích cực hay tiêu cực, nếu không thể tự thoát ra trong thời gian dài, đều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cảm xúc khác nhau tương ứng với các bệnh khác nhau
Các chuyên gia tâm lý đều nhìn nhận, những cảm xúc khác nhau tương ứng với các loại bệnh khác nhau. Ví dụ, sợ hãi và lo lắng có thể gây đau bụng; phê bình và áy náy gây viêm khớp, trầm cảm dẫn đến hen suyễn, những người thường xuyên tức giận dễ bị hôi miệng và dễ bị sưng viêm, sợ hãi có thể gây ra choáng váng và đau bụng kinh.
Đường tiêu hóa được coi là cơ quan có thể biểu lộ cảm xúc rõ ràng nhất, mọi biến động tâm lý có thể không dự đoán được. Các bệnh lý về đường tiêu hóa đứng đầu trong tất cả các bệnh có liên quan tới tâm lý, như loét dạ dày – tá tràng, khoảng 10% số người trên toàn thế giới từng mắc bệnh này. Theo kinh nghiệm của một số người, khi hồi hộp và căng thẳng, sẽ bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy; khi bị căng thẳng, họ không thể ăn gì cả.
Các loại cảm xúc khác nhau có thể sinh ra các loại bệnh khác nhau (Ảnh: sohu.com)
Người làm nghề lái xe, cảnh sát, nhà báo, bác sĩ cấp cứu… có tỷ lệ mắc loét dạ dày lớn nhất. Tiếp theo là các bệnh về da. Có một số người, khi căng thẳng sẽ bị ngứa da đầu, khi cáu kỉnh sẽ làm gàu nhiều hơn, không ngủ được, rụng tóc nhiều và nổi mề đay thất thường. Mẩn ngứa và bệnh trĩ có thể là hậu quả của những cảm xúc tiêu cực lâu dài. Thứ ba là hệ thống nội tiết. Buồng trứng, tuyến vú của nữ giới và tuyến tiền liệt của nam dễ bị tổn thương nhất khi tâm trạng không tốt.
Một số lượng lớn các nghiên cứu y học lâm sàng đã chỉ ra rằng, các bệnh nhẹ như cảm lạnh, lớn như bệnh tim mạch vành và ung thư, có mối liên hệ chặt chẽ với cảm xúc. Những người có nhiều mâu thuẫn tâm lý, áp lực, thường cảm thấy bất an và không vui vẻ, khả năng miễn dịch thấp, thường dễ mắc cảm lạnh, khi lo lắng có thể bị đau họng. Những người hay lo lắng có thể bị đau đầu, huyết áp cao và dễ mắc bệnh tim mạch, khả năng mắc ung thư cao gấp 3 lần so với người bình thường.
7 cảm xúc tổn hại sức khỏe cần loại bỏ
1. Tức giận
Chúng ta thường nghe rằng “cả giận mất khôn” với hàm ý khi giận giữ mà làm việc gì, đều không sáng suốt, thậm chí để lại hậu quả nghiêm trọng, lỡ lời hoặc lỡ hành động sai. Mỗi khi tức giận, bản thân bạn đã tự gây ra một “trận động đất” cho cơ thể, trong đó có một tác động rất lớn trên cơ thể ngay lập tức, và thiệt hại vô cùng lớn và không thể phục hồi. Lý luận của Tây y nhận định mỗi cơn tức giận sẽ làm tăng nguy cơ sinh ra 20 loại bệnh tật khác nhau như: Tăng sản vú, suy nhược thần kinh, mất ngủ, nhồi máu não, đột quỵ, viêm loét dạ dày, cường tuyến giáp, mọc u, tức ngực, khó thở, ung thư phổi…
Khống chế cơn thịnh nộ: Theo các chuyên gia tư vấn tại trung tâm tư vấn tâm lý, khi muốn nổi giận hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng trước mặt xuất hiện từ “tức giận”. Trong tiếng Trung, “Giận dữ” trong tiếng trung ‘怒’ âm Hán Việt là Nộ, gồm hai bộ với ý chỉ nô lệ của trái tim. Đây chính là cách tự nhắc nhở bản thân đừng bao giờ là nô lệ cho cảm xúc. Tốt nhất không nên tức giận quá 3 phút và không đưa ra quyết định mù quáng vào lúc này. Theo tiến sĩ y học Mỹ – Jonathan Dogof MD, bổ sung lượng chất béo và protein thích hợp có thể hỗ trợ làm tâm trạng trở nên tĩnh lại, một muỗng bơ đậu phộng mỗi ngày là một lựa chọn tốt. Đồng thời, những thực phẩm như kiều mạch, gạo lứt cũng có thể kích thích sự tiết ra các amin phức hợp hỗ trợ giúp bạn bình tĩnh trở lại.
Trong tiếng Trung, “Giận dữ” trong tiếng trung ‘怒’ nghĩa là nô lệ của trái tim. (Ảnh: read01.com)
2. Buồn phiền
Theo Prevention, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Molecular Psychiatry nhận định “khi buồn chán, não giải phóng các chất hóa học tương tự thuốc phiện để bù đắp, khiến hoạt động của hệ miễn dịch bị cản trở, đẩy cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và hội chứng chuyển hóa. Kể cả khi buồn bã không phải trầm cảm, nó vẫn ức chế cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định”, Tiến sĩ John E. Mayer (Mỹ), nhà tâm lý học lâm sàng kiêm tác giả cuốn Family Fit cho biết.
Nỗi buồn càng kéo dài, các hormone gây stress như cortisol càng tăng. Kết quả là đường huyết, huyết áp, chất lượng giấc ngủ bị xáo trộn. Bạn cũng dễ đau đầu, đau cơ khớp. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống sẽ thay đổi. Nghiên cứu năm 2013 của tờ Plos One phát hiện tâm trạng xấu khiến bạn muốn ăn thực phẩm có vị đắng, ngọt hoặc chua . Điều này dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất và thừa cân, về lâu dài thậm chí gây ra huyết áp cao cùng bệnh tim. Tệ hơn, nỗi buồn của bạn còn kéo theo người thân lây tâm trạng, nhất là vợ/chồng, nghiên cứu năm 2014 đăng trên tạp chí Motivation and Emotion khẳng định.
Cách loại bỏ phiền muộn:Hãy học cách mỉm cười ngay cả khi đang thấy buồn phiền nhất. Loại “hành động tâm lý giả tạo” này tốt cho việc giải phóng các loại cảm xúc xấu. Hoặc sử dụng “phương pháp nhớ lại hạnh phúc”, suy nghĩ về những việc làm bạn thấy vui vẻ hạnh phúc trước đó, chuyển hướng sự tập chung. Tham gia các lớp học khí công, ngồi thiền, yoga để cân bằng trạng thái tâm lý giúp tinh thần hòa ái, từ bi.
Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, Tiến sĩ Jacob Tatebaum cho rằng, các loại ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu tryptophan như cá, thịt, đậu đen, hạt bí ngô có thể hỗ trợ giúp bạn thoát khỏi buồn phiền.
Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư….
(Ca dao cổ)
Một trong những phụ tùng rất đặc sắc của đàn bà Việt là cái yếm. Yếm là cái áo lót, là cái cooc xê (nịt vú) cổ của đàn bà Việt Nam. Chính vì yếm là vật để bao che cho một bộ phận đẹp nhất và gợi cảm nhất và lại là mặt tiền của cơ thể một người phụ nữ, nên yếm đã đi vào ca dao, đồng dao Việt Nam với những câu ca đẹp và thú vị lắm!
Yếm là phụ tùng để che hai bầu vú phụ nữ, được tạo ra bằng một tấm vải hình vuông, (4 cạnh), trong đó hai cạnh vuông góc ở trên được khoét hình vòng cung để vừa với cổ, tạo ra hai chiếc dây nhỏ xinh buộc lại sau cổ. Hai chiếc dây này dùng để treo cả cái yếm lên cổ (có nhẽ thế nên người ta gọi yếm là chiếc cầu treo cổ nhất, đồng thời cũng gọi là gióng treo thịt). Đầu hai góc còn lại cũng lại được xẻ ra thành hai sợi dây để buộc giữ cái yếm được sát vào cơ thể. Góc còn lại, buông xuống hoặc nhét vào trong dây thắt lưng.
Yếm mặc vừa mát, vì không chịt vào bầu vú chặt như cooc xê của Tây, và có độ thông thoáng không hề bịt kín. Yếm cũng cho người chủ của nó thoải mái trong công việc, cử động. Đúng như bác Hoàng Thanh viết: “Cái yếm đào ngày xưa và cái áo lót thời nay – coocxe của phụ nữ luôn luôn là một trong những thời trang của phái đẹp. Xưa người phụ nữ nghèo thì yếm vải sồi, nâu sồng, người phụ nữ giàu ở thành thị thì dùng loại đắt tiền. Nó dùng để che và nâng ngực của họ. Nó nâng vẻ đẹp của cơ thể phụ nữ lên đẹp hơn, hấp dẫn hơn bởi một thấp thoáng, mờ tỏ, thực hư, sương ảo, mềm mại nhưng rắn khỏe, tràn đầy sức sống và niềm kiêu hãnh… của họ. Chiếc áo ngực đóng một vai trò rât quan trọng không thể thiếu được trong hành trang của phụ nữ. Cái áo ngực đẹp là cái áo phải hội tụ những yếu tố làm tăng lên vẻ đẹp, hấp dẫn của cơ thể phụ nữ”.
Ít ai biết cái yếm có một lịch sử xa xưa lắm, và gắn bó với 1 người đàn bà đẹp trong lịch sử. Người đàn bà đó vô tình trong cơn giận, hay cơn xấu hổ đã tạo ra cái yếm hiện nay.
Tôi nghe được câu chuyện kể rằng: Trong một dạ tiệc ở trong cung, khi Đường Minh Hoàng và Dương Quý phi đang thưởng thức các vũ điệu và uống rượu thì An Lộc Sơn vì hơi quá chén mà ghẹo Dương Quý phi. An Lộc Sơn được vua Đường Minh Hoàng nhận làm con nuôi, và vì vậy, cũng là con nuôi của Dương Quý phi, mặc dù Dương Quý phi kém anh ta 16 tuổi. Hai người này, bên ngoài là mẹ – con, nhưng bên trong là tình nhân của nhau.
Khi nhạc nổi lên, các vũ nữ quay cuồng trong các vũ điệu Nghê thường hoan ca, An Lộc Sơn say la đà, mới thò tay bóp vú Dương Quý phi. Không may, nhũ hoa của Dương Quý phi bị xước, rớm máu. Quá bất ngờ và xấu hổ, nàng nhanh tay giật lấy chiếc khăn vuông thêu hoa trên tay vũ nữ đưa lên che ngực. Nàng dùng ngay những giải tua trên khăn thêu là dây buộc lên cổ. Cuộc vui vẫn tiếp diễn mà không hề bị xáo trộn. Nhưng cũng ngay lúc đó, tất cả các vũ nữ đều lấy một trong hai chiếc khăn thêu trên tay buộc lên cổ che cho khuôn ngực. Chính điều này khiến Dương Quý phi vô cùng bất ngờ và thú vị!
.
Từ đó, chiếc khăn vuông được khoét một góc để thành chiếc yếm trở thành một thời trang được ưa chuộng khắp nơi, từ trong cung ra đến dân gian, rồi lan rộng khắp trung nguyên và lan sang cả An Nam xa xôi.
Về sau, người Trung Hoa không còn dùng chiếc yếm nữa, nhưng nó được “hóa thạch ngoại biên” tại Việt Nam, vì loại nội y này phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Và nó trở thành món trang phục mang quốc túy quốc hồn của người Việt suốt chiều dài lịch sử.
Ông Nguyên Văn Thiệp (sinh năm 1953, quê làng La Phù, huyện Hoài Đức, HN) kể: “Lớp người già xưa ở quê mình thường hay hát “ví”. Thuở bé mình nghe bà thím của mình hát trong lúc bà ngồi khâu áo:
Cái yếm sinh ở nhà Đường
Vì An Lộc đụng vú nường Quý Phi
Mình nghe thấy thế, liền thắc mắc:
– Thím ơi, cái yếm là của Việt Nam, sao lại sinh ra ở Trung Quốc.
Bà thím trả lời:
– Thì tao thấy mọi người hát thế, thì tao cũng hát theo mà!”. (Hết trích).
Nhân đây cũng xin nói thêm, có thể Kimono của người Nhật hay Hanbook của người Hàn cũng là “hóa thạch ngoại biên” của Đường Tống chăng?
Rất mong được ý kiến của chư vị quân tử khắp nơi về câu chuyện cái yếm. Bác nào có tư liệu khác hoặc có ý kiến khác, tôi xin được lắng nghe, tiếp thu. Xin đa tạ!
——-
Tái bút: Địa điểm bán yếm lụa ở Thăng Long Hà Nội xưa là số nhà 38 Hàng Đào. Nay còn tấm bia đã khắc thời Tự Đức nói rõ về cửa hàng bán yếm này.
Trong 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc với kim ngạch đạt 29,6 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,6 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ.
(Ảnh: Pixabay.com)
Báo cáo của Tổng cục thống kê về tình hình kinh tế – xã hội 5 tháng đầu năm 2019 cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 202,02 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 100,74 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu đạt 101,28 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa tháng Năm ước tính nhập siêu tới 1,3 tỷ USD, tính chung 5 tháng nhập siêu 548 triệu USD.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 29,6 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, điện tử, máy tính và linh kiện tăng 82,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 27,8%; vải tăng 12,7%.
Các thị trường nhập khẩu lớn sau Trung Quốc là Hàn Quốc (đạt 19,2 tỷ USD, tăng 1,1%), ASEAN (đạt 13,9 tỷ USD, tăng 9,3%), Nhật Bản (đạt 7,4 tỷ USD, tăng 0,5%), Mỹ(đạt 5,8 tỷ USD, tăng 23,6%) và EU (đạt 5,7 tỷ USD, tăng 8,2%).
Đáng lưu ý, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các thị trường ASEAN, Nhật và EU tăng mạnh, lần lượt ở mức 601,4%; 380,1% và 396,3%.
Về thị trường xuất khẩu hàng hoá 5 tháng đầu năm 2019, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,6 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, điện thoại và linh kiện tăng 109,2%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 58,4%; hàng dệt may tăng 9,8%.
Sau Mỹ là các thị trường EU, Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Trong tỷ trọng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu cả nước, khu vực kinh tế trong nước đạt 30,33 tỷ USD, chiếm 30,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 70,41 tỷ USD, chiếm 69,9%.
Trong các mặt hàng xuất khẩu, điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 19,9 tỷ USD, chiếm 19,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu; tiếp sau đó là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 12,3 tỷ USD; hàng dệt may đạt 12,1 tỷ USD; giày dép đạt 7,1 tỷ USD.
Xem báo cáo Tình hình kinh tế – xã hội 5 tháng đầu năm 2019 của Tổng cục thống kê tại đây.
Ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm điện thoại Huawei, người Mỹ thực sự đã có một cơ hội để thoát khỏi mũi súng của Trung Quốc
Từ câu chuyện Huawei bị Mỹ trừng phạt năm 2019
Đã từ lâu Hoa Kỳ cáo buộc các Tập đoàn kinh tế viễn thông Trung Quốc là những “vòi bạch tuộc” của Quân giải phóng Trung Quốc (PLA) luồn sâu vào phương Tây nói chung và nước Mỹ nói riêng.
Trong một bài báo đăng hôm 20/4, tờ The Times dẫn nguồn CIA đã không ngần ngại khẳng định Huawei nhận được tài trợ từ PLA và Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.
Mặc dù cả CIA lẫn các quan chức Trung Quốc không có phản ứng về bài báo, tuy nhiên Huawei đã nói rằng đây là những cáo buộc vô căn cứ và nặc danh.
Thị phần điện thoại ở của thị trường Mỹ từ 4/2018 tới 4/2019 cho thấy điện thoại Trung Quốc vẫn chưa thống trị được nước này.
Cáo buộc được đưa ra tại thời điểm căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và giữa những lo ngại ở Hoa Kỳ rằng thiết bị của Huawei có thể được sử dụng để làm gián điệp.
Ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông mà Bộ Thương mại coi là rủi ro với an ninh quốc gia, trong đó có Huawei.
Ngày 20/5, Google đã đình chỉ giấy phép chia sẻ với Huawei. Việc này đồng nghĩa với những điện thoại sử dụng hệ điều hành Android của hãng điện thoại Trung Quốc không thể cập nhật hệ điều hành.
Như vậy là người Mỹ đang lo lắng sự an toàn trên mạng Internet và mạng lưới viễn thông của họ bị đe dọa bởi tình báo và quân đội Trung Quốc.
Cùng với việc bị ngưng chia sẻ bản cập nhật Google, Huawei và một số công ty khác bị cáo buộc sẽ không thể tiếp cận được hệ thống bảo mật của Android trong tương lai.
Câu hỏi đặt ra ở đây là ngoài việc gián điệp, người Trung Quốc có thể làm gì với những thông tin thu thập được từ các thiết bị di động?
Tới người đàn ông bị mắc kẹt tại Tân Cương năm 2018
Ngày 11/10/2018, tờ South China Morning Post đưa một tin ngắn về một “sự cố” được giải quyết chỉ bằng những chiếc điện thoại “Made in China”.
Một đàn ông 30 tuổi giấu tên và bạn của anh ta đã tự lái xe vượt qua sa mạc Taklimakan ở khu tự trị Tân Cương và quyết định dừng lại để ngắm cảnh.
Người đàn ông nói trên đi bộ và ngắm cảnh trong khu vực hoang dã, người bạn của anh ta ở lại trên xe và sau khoảng một giờ, người trong xe trở nên lo lắng cho sự an toàn của bạn mình và báo cho cảnh sát.
Cảnh sát từ triển khai các nhóm tìm kiếm nhưng sau khi không tìm ra tung tích người đàn ông họ đã điều tới một máy bay không người lái (UAV).
Một UAV vũ trang của Trung Quốc.
Người bị lạc không có thực phẩm, không có nước, và điện thoại di động không bắt được tín hiệu trên sa mạc, theo một quan chức cảnh sát. Sự việc kết thúc chỉ sau 1 giờ, khi người đàn ông được cho là đã “nhìn thấy máy bay không người lái” và được cảnh sát Trung Quốc giải cứu.
Vấn đề của câu chuyện nói trên là khả năng một người bị lạc được tìm thấy bằng máy bay không người lái là rất thấp, rõ ràng cảnh sát Trung Quốc đã có một công nghệ định vị nhất định trên những chiếc điện thoại mà ngay cả khi nó không kết nối.
Cái chết của Dudaev năm 1996 và câu hỏi về khả năng tấn công của Trung Quốc
Dzhokhar Musayevich Dudayev là Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Chechnya Ichkeria ly khai khỏi Nga năm 1991.
Dudayev là người đã lãnh đạo binh lính Chechnya chống lại Nga trong Chiến tranh Chechnya lần 1 (1994 – 1996). Năm 1995, khi Grozny thất thủ, Dudayev rời dinh Tổng thống, đưa lực lượng của mình di chuyển về vùng núi non hiểm trở miền phía nam tiếp tục chiến đấu.
Ngày 21/4/1996, khi sử dụng điện thoại vệ tinh INMARSAT, vị trí của ông này đã bị phát hiện bởi một máy bay trinh sát Nga và Dudayev đã bị giết bởi tên lửa có laser dẫn đường.
Hình ảnh được cho là khi tên lửa tiếp cận ông Dudayev năm 1996.
Phong trào ly khai Chechnya kể từ sau khi Dudayev thiệt mạng đã thay đổi theo hướng cực đoan hóa do thiếu người lãnh đạo và dẫn đến thất bại hoàn toàn sau Chiến tranh Chechnya lần 2 (1999-2009).
Cho tới hiện tại, người ta đã xác định loại tên lửa gây ra cái chết của Dudayev nhiều khả năng là tên lửa đạn đạo chiến thuật OTR-21 “Tochka” (Định danh NATO là SS-21 Scarab) đã có nâng cấp.
Vậy Trung Quốc liệu có thể dựa vào định vị của thiết bị di động và tấn công bằng tên lửa tương tự? Hiện tại Nga không xuất khẩu OTR-21 “Tochka” cho Trung Quốc và việc Trung Quốc tiếp cận hệ thống này từ Nga là điều không thể.
Một hệ thống OTR-21 “Tochka” của Ukraina.
Năm 2016, Trung Quốc tuyên bố họ đã tự sản xuất được phiên bản “nội địa hóa” của hệ thống OTR-21 “Tochka” đó là tên lửa Dongfeng 12 (DF-12). DF-12 dường như có những đặc điểm tương tự, và thậm chí trông bề ngoài rất giống với hệ thống tên lửa 9K720 Iskander của Nga.
Các tên lửa nói trên được sản xuất bằng công nghệ được Trung Quốc tiếp nhận từ Ukraine.
Hệ thống của Trung Quốc được cho là có phạm vi hiệu quả chính thức từ 100 đến 280 km, với phạm vi thực tế có thể lên tới 400 km.
Không giống như Iskander, các tên lửa này được dẫn đường bằng vệ tinh và quán tính với bệ phóng có hai ống phóng kép trên khung gầm xe tải 8×8.
Công nghệ dẫn đường bằng vệ tinh của Trung Quốc khác hẳn với các tên lửa của Nga (GLONASS) và Mỹ (GPS), nó sử dụng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu (BDS).
Trung Quốc đã phát triển và vận hành hệ thống định vị BDS kể từ năm 1994 (Ảnh BBC).
Các thương hiệu điện thoại Trung Quốc như Huawei, Xiaomi và OnePlus hiện đã tương thích với BDS, trong khi đó Apple đã không thêm hệ thống này vào dòng sản phẩm iPhone.
Dự kiến Trung Quốc sẽ phóng tới 35 vệ tinh trên quỹ đạo để phục vụ cho BDS vào năm 2020.
Việc “cấm” hàng loạt điện thoại Trung Quốc thâm nhập Mỹ được cho là một giải pháp tình thế nhưng rất ngoạn mục khi BDS được cài đặt trên điện thoại di động giá rẻ đang biến người Mỹ trở thành những mục tiêu di động nằm trước mũi súng của Trung Quốc.