Nước gừng nóng có thể chữa 12 loại bệnh, ai cũng nên lưu lại dùng khi cần

[Bài thuốc quý] Nước gừng nóng có thể chữa 12 loại bệnh, ai cũng nên lưu lại dùng khi cần

Đông y có nhiều bài thuốc vô cùng hữu ích nhưng lâu nay chúng ta đang bỏ quên hoặc chưa tận dụng hết giá trị tuyệt vời của nó. Đây là cách dùng nước gừng chữa 12 bệnh bạn nên biết.

Gừng là một loại thực phẩm quen thuộc trong bếp của mỗi gia đình, nó không chỉ là một gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn mà còn là một vị thuốc quý trong Đông y.

Theo các tài liệu Đông y Trung Hoa, nhiều người biết đến bài thuốc nổi tiếng khi đau bụng kinh thì uống nước gừng đường nâu. Trên thực tế, tác dụng của nước gừng nóng không dừng lại ở đó.

Các tài liệu Đông y ghi chép rằng, gừng còn có thể giúp điều trị 12 loại bệnh phổ biến khác trong đời sống hàng ngày mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải ở một thời điểm nào đó như loét miệng, sâu răng, đau nửa đầu và say rượu.

Thỉnh thoảng, bạn có thể lại bị một căn bệnh nhỏ nào đó tấn công gây khó chịu, trong nhiều trường hợp phổ biến, đừng vội dùng thuốc điều trị mà hãy thử dùng nước gừng nóng, nhiều tình trạng bệnh đơn giản có thể được giải quyết, chữa khỏi.

[Bài thuốc quý] Nước gừng nóng có thể chữa 12 loại bệnh, ai cũng nên lưu lại dùng khi cần - Ảnh 1.

12 chứng bệnh phổ biến có thể dùng nước gừng nóng để điều trị

1. Loét miệng:

Sử dụng nước gừng nóng để thay thế trà, uống khoảng 2 – 3 lần/ngày, thường là uống khoảng 6 – 9 lần, bạn sẽ có cảm giác bề mặt vết loét có thể khô lại và biến mất, tình trạng da miệng sẽ dần hồi phục.

2. Sâu răng:

Trong trường hợp bạn bị sâu răng tấn công, nếu phát hiện sớm, hãy cố gắng súc miệng bằng nước gừng nóng mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Nếu tình trạng cần phải xử lý nhanh chóng thì có thể uống nhiều lần trong ngày thay cho trà.

Phương pháp này không chỉ có hiệu quả trong việc bảo vệ răng, mà còn có thể giúp bạn ngăn ngừa và điều trị sâu răng.

[Bài thuốc quý] Nước gừng nóng có thể chữa 12 loại bệnh, ai cũng nên lưu lại dùng khi cần - Ảnh 2.

3. Đau nửa đầu:

Khi cơn đau nửa đầu tấn công, bạn có thể ngâm hai bàn tay của mình vào nước gừng nóng, ngâm trong khoảng 15 phút, cơn đau sẽ giảm bớt hoặc thậm chí biến mất.

4. Say rượu:

Dùng nước gừng nóng để uống thay trà có thể giúp cơ thể tăng tốc độ lưu thông máu và tiêu hóa, phân giải và loại bỏ rượu. Bạn cũng có thể thêm một lượng mật ong thích hợp vào nước gừng nóng để giảm bớt hoặc loại bỏ cơn say nhanh chóng hơn.

5. Viêm nha chu:

Khi phát hiện bạn bị bệnh viêm nha chu, đau vùng chân răng, điều đầu tiên bạn nên làm là hãy sử dụng nước gừng nóng để uống thay thế trà vào mỗi buổi sáng và buổi tối.

Nếu cổ họng bị ngứa, hãy dùng nước gừng nóng và một chút muối để uống như trà, chỉ cần thực hiện đều đặn 2 – 3 lần một ngày là tình trạng sưng viêm sẽ giảm nhẹ.

[Bài thuốc quý] Nước gừng nóng có thể chữa 12 loại bệnh, ai cũng nên lưu lại dùng khi cần - Ảnh 3.

6. Mụn trứng cá trên mặt:

Nhiều người bị nổi mụn trứng cá khá nhiều trên mặt, đặc biệt là thanh thiếu niên. Trong trường hợp này, bạn có thể thử áp dụng bài thuốc từ nước gừng bằng cách rửa mặt bằng nước gừng nóng mỗi ngày vào sáng và tối, kiên trì trong khoảng 60 ngày, mụn sẽ biến mất.

Phương pháp này cũng có tác dụng trị liệu nhất định đối với tàn nhang và da khô.

7. Gàu:

Bị bị gầu gây ngứa và mất thẩm mĩ, đặc biệt ở nhóm người có làn da khô và xuất hiện nhiều hơn trong mùa đông. Trong trường hợp này, hãy nhẹ nhàng làm ẩm tóc rồi dùng nước gừng xòa đều lên đầu, sau đó gội đầu bằng nước gừng nóng, xả lại thật sạch để ngăn ngừa gàu.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên gội đầu bằng nước gừng nóng, cũng có tác dụng trị liệu nhất định đối với chứng hói đầu.

8. Huyết áp cao:

Khi có các triệu chứng huyết áp cao xuất hiện, bạn có thể ngâm chân bằng nước gừng nóng trong khoảng 15 phút. Nước gừng nóng làm ướt chân, ngâm như vậy có thể khiến các mạch máu giãn ra và khiến huyết áp hạ dần xuống đến mức cân bằng.

[Bài thuốc quý] Nước gừng nóng có thể chữa 12 loại bệnh, ai cũng nên lưu lại dùng khi cần - Ảnh 4.

9. Đau lưng eo và vai:

Đầu tiên, sau khi xuất hiện các triệu chứng đau, bạn có thể thêm một chút muối và giấm vào nước gừng nóng, sau đó sử dụng một chiếc khăn ngâm trong nước và áp (đắp) nó vào khu vực bị đau, thực hiện nhiều lần.

Phương pháp này có thể làm cho các cơ thay đổi từ từ từ, chúng được thư giãn, giảm căng thẳng và thư giãn, thả lỏng các cơ, việc này có thể làm giảm đau rất nhiều.

10. Bệnh giun đũa:

Trước khi đi ngủ mỗi ngày, rửa hậu môn và vùng xung quanh bằng nước gừng nóng, sau đó uống 1 – 2 cốc nước gừng nóng trong khoảng 10 ngày để loại bỏ chứng giun đũa.

11. Mùi hôi chân:

Mùi hôi chân có thể khiến bạn mất tự tin, làm phiền những người xung quanh. Nếu bị triệu chứng này, bạn nên áp dụng bài thuốc chữa hôi chân bằng cách sau đây.

Nhúng ngâm chân vào nước gừng nóng, thêm một chút muối và giấm khi ngâm. Duy trì việc ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, sau đó có thể bôi chút phấn rôm lên chân, mùi hôi có thể được nhanh chóng loại bỏ.

[Bài thuốc quý] Nước gừng nóng có thể chữa 12 loại bệnh, ai cũng nên lưu lại dùng khi cần - Ảnh 5.

12. Đau đầu, cảm lạnh:

Ngâm chân trong nước gừng nóng, để mực nước cao ở mức có thể được làm ngập xương mắt cá chân. Khi ngâm, thêm muối và giấm vào nước gừng nóng, và thêm nước nóng liên tục, ngâm cho đến khi chân có màu hồng đỏ. Phương pháp này có tác dụng đáng kể đối với các chứng bệnh phát sinh do cảm lạnh, đau đầu và ho.

Trên đây là 12 bài thuốc quý từ nước gừng nóng, bạn có thể lưu lại và chia sẻ cho bạn bè, rất hữu ích nếu một ngày nào đó không may bị các chứng bệnh thông thường đó tấn công bạn.

*Theo Health/39 / Trithuctre

Lợi ích và tác hại của cà phê, tổng hợp từ những nghiên cứu mới nhất

Hai nghiên cứu lớn công bố trên tạp chí Annals of Internal Medicine năm 2017 cho thấy những người uống cà phê có tỷ lệ tử vong sớm vì mọi nguyên nhân thấp hơn người không uống.

Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa tiêu thụ cà phê và sức khỏe, cùng nguy cơ tử vong trên nhiều nhóm chủng tộc khác nhau sau khi đã loại trừ những nhiễu số khác biệt.

Theo sau đó, một nghiên cứu năm 2018 của Viện Ung thư, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ và Trường Y Feinberg, Đại học Northwestern quan sát thấy những người thường xuyên uống cà phê sẽ sống lâu hơn người không uống. Và những người uống nhiều cà phê sống lâu hơn người uống ít cà phê.

Cùng trong nghiên cứu này, các nhà khoa học thống kê được những con số liên quan đến lợi ích của việc uống cà phê bao gồm: giảm nguy cơ ung thư 20%, nguy cơ tiểu đường type 2 giảm 20%, nguy cơ mắc Parkinson giảm 30%, nguy cơ mắc bệnh tim giảm 5%.

Vậy cụ thể, uống cà phê sẽ mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe, và liệu cà phê có tác hại nào bạn cần lưu ý hay không? Hãy cùng tìm hiểu thêm từ các nghiên cứu cập nhật nhất về lợi ích của cà phê:

1. Cà phê, caffeine và bệnh tim mạch

Lợi ích và tác hại của cà phê, tổng hợp từ những nghiên cứu mới nhất - Ảnh 1.

Có một số nghiên cứu cho thấy caffeine là một chất làm tăng huyết áp. Nhưng nó lại làm giảm tỷ lệ mắc bệnh mạch vành, suy tim và rung tâm nhĩ . Có thể các tính chất có lợi của cà phê đã bù lại được tác động tiêu cực nhẹ của nó.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy cà phê có tác dụng làm giảm cholesterol xấu tích tụ trong mạch máu cũng như các dấu hiệu viêm trong cơ thể.

2. Tai biến mạch máu não và đột quỵ

Lợi ích và tác hại của cà phê, tổng hợp từ những nghiên cứu mới nhất - Ảnh 2.

Những lợi ích của cà phê với mạch máu được duy trì vượt qua hàng rào máu não. Một nghiên cứu tổng hợp cho thấy uống 6 cốc cà phê mỗi ngày giúp giảm 17% nguy cơ đột quỵ. Trong một tập hợp những người phụ nữ Thụy Điển, con số còn lên đến 22-25% .

Một phân tích lớn khác cho thấy uống từ 1-3 cốc cà phê mỗi ngày có tác dụng phòng ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ trong toàn bộ dân số. Một nghiên cứu của Nhật Bản cũng chỉ ra phẩn thưởng cho những ai duy trì thói quen uống cà phê được 13 năm là 20% giảm xuống trong nguy cơ đột quỵ.

3. Bệnh tiểu đường

Lợi ích và tác hại của cà phê, tổng hợp từ những nghiên cứu mới nhất - Ảnh 3.

Cà phê dường như có một tác động rất tích cực đến việc ngăn chặn gia tăng đường huyết, mỡ máu và chất béo tổng thể trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã liên kết thói quen uống cà phê với khả năng chuyển hóa glucose, hiệu ứng tiết inlusin và nguy cơ thấp hơn mắc bệnh tiểu đường .

Các chuyên gia cho rằng tương quan nghịch đảo của việc uống cà phê với bệnh tiểu đường đến từ đặc tính chống viêm của thức uống này và cơ chế chống oxy hóa của axit chlorogen có trong cà phê.

4. Ung thư

Lợi ích và tác hại của cà phê, tổng hợp từ những nghiên cứu mới nhất - Ảnh 4.

Các nghiên cứu trước đây liên kết lượng cà phê tiêu thụ mỗi ngày với việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Theo đó, uống hơn 2,5 tách cà phê mỗi ngày sẽ giảm được nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng , hơn 3 tách cà phê mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế bào đáy , hơn 4 tách cà phê mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung , ung thư vùng đầu cổ , hơn 5 tách mỗi ngày giảm nguy cơ ung thư vú, hơn 6 tách mỗi ngày giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt .

5. Trí não

Lợi ích và tác hại của cà phê, tổng hợp từ những nghiên cứu mới nhất - Ảnh 5.

Ngoài việc giúp não bộ tỉnh táo và tập trung hơn trong ngắn hạn, uống cà phê dường như cũng mang lại lợi ích lâu dài cho não bộ.

Một nghiên cứu báo cáo rằng những bệnh nhân suy giảm nhận thức ở mức độ nhẹ có thể phục hồi bằng cách uống từ 3-5 cốc cà phê mỗi ngày . Một nghiên cứu khác cho thấy caffeine có tác dụng tăng cường trí nhớ.

Nghiên cứu trên chuột chỉ ra caffeine có tác dụng ức chế tiết amyloid-beta, một protein có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Cà phê từ lâu cũng được cho là có tác dụng phòng bệnh Parkison .

6. Trầm cảm

Lợi ích và tác hại của cà phê, tổng hợp từ những nghiên cứu mới nhất - Ảnh 6.

Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ cà phê có tác dụng tăng cường sức khỏe tâm thần và chống trầm cảm.

Trong một nghiên cứu, những người phụ nữ uống từ 2-3 tách cà phê mỗi ngày đã giảm được 15% nguy cơ mắc trầm cảm so với những người chỉ uống 1 tách mỗi tuần. Những người uống từ 4 cốc mỗi ngày trở lên giảm được 20% nguy cơ đó.

Tác dụng ngắn hạn của cà phê với tâm trạng có thể đến từ hoạt động của serotonin và dopamine. Tác dụng lâu dài có thể liên quan đến đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của cà phê.

7. Bệnh gan

Lợi ích và tác hại của cà phê, tổng hợp từ những nghiên cứu mới nhất - Ảnh 7.

Uống cà phê có thể bảo vệ lá gan của bạn khỏi bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan C và giảm nguy cơ ung thư gan. Những người có gen di truyền mắc bệnh gan không uống cà phê nhiều khả năng sẽ bị bệnh hơn là những người có uống.

8. Và đó chưa phải tất cả

Lợi ích và tác hại của cà phê, tổng hợp từ những nghiên cứu mới nhất - Ảnh 8.

Một số nghiên cứu cho thấy uống cà phê có thể làm giảm hội chứng khô mắt, giảm nguy cơ bệnh gout, chống nhiễm trùng, thậm chí có khả năng bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn kháng kháng sinh MRSA .

9. Những rủi ro

Lợi ích và tác hại của cà phê, tổng hợp từ những nghiên cứu mới nhất - Ảnh 9.

Như bạn nghi ngờ không có một loại siêu thực phẩm nào hoàn hảo, cà phê cũng có một số tác hại nhất định. Ngoài việc làm tăng huyết áp, cà phê có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng lo lắng, khiến bạn bồn chồn, mất ngủ và có khả năng khiến bạn mắc bệnh tăng nhãn áp.

Có những tranh cãi xung quanh mức caffeine quá liều. Theo đó, uống từ 6 ly trở lên có thể khiến bạn phải chịu đựng nhiều tác dụng phụ như bồn chồn, tăng nhịp tim, buồn nôn, lo lắng…

Tuy nhiên, liều caffeine gây chết người lên tới 10 gam và đó là điều gần như không tưởng, bạn phải uống 100 tách cà phê mới đặt mình vào nguy cơ tử vong.

Tham khảo Medscape

Sau Son – Tuấn sẽ bắt ai?

Image result for tất thành cang images

Ảnh : Tất Thành Cang,

Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son bị bắt vào tháng 2 năm 2019 không chỉ là vụ bắt quan tham, mà còn bằng vào đó để đánh giá và phân tích về sự thay đổi trong quan điểm và hành động của Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch ‘đốt lò’.

Không chỉ giới quan sát chính trị mà nhiều người dân Việt đang xoay vần một câu hỏi: sau Son và Tuấn sẽ đến lượt kẻ nào?

Những kẻ ‘ăn đất’

Cái tên đang hiện ra nhiều nhất trong suy đoán của dư luận là Tất Thành Cang – kẻ tưởng như đã phải tra tay vào còng tại Hội nghị trung ương 9 vào tháng 12 năm 2019.

Khi đó, nhiều thông tin không chính thức cho biết Tất Thành Cang đang bị điều tra về vụ ‘ăn đất’ Nhà Bè và vụ ‘nuốt’ hơn 1000 tỷ đồng cho mỗi km đường của 4 tuyến đường ở Thủ Thiêm. Cả hai vụ này đều được cho là có bằng chứng cụ thể. Những bằng chứng này đã hiện ra trên mặt một số tờ báo nhà nước trong suốt mấy tháng kể từ lúc Cang bị ‘lên máu’ mà phải vào điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Nhưng nhiều nguồn tin còn cho biết cơ quan điều tra của Bộ Công an đã nắm được đến mức chi tiết từng phi vụ làm ăn của Tất Thành Cang với các ‘đối tác’.

Tuy nhiên Hội nghị trung ương 9 đã chỉ cách chức trung ương ủy viên đối với Cang, còn cho tới nay y vẫn còn giữ được ghế thành ủy viên ở trong Thành ủy TP.HCM – một hiện tượng chính trị mà đã tạo nên một mối ngạc nhiên lớn trong dư luận, đặc biệt trong giới cán bộ lão thành và những người vẫn đang nuôi hy vọng vào một công cuộc ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’ của nhân vật được xưng tụng là ‘Minh quân’ – Nguyễn Phú Trọng.

Sau vụ bắt Son – Tuấn, dư luận xã hội và người dân, đặc biệt là khối dân oan đất đai lên đến hàng trăm ngàn người Việt Nam – đang nhìn vào quan điểm và thái độ xử lý Tất Thành Cang của Nguyễn Phú Trọng cùng Bộ Chính trị của ông ta như một phép thử quan trọng về thực chất của chiến dịch ‘đốt lò’ là gì, hay chỉ là ‘chống tham nhũng một bên’ và ‘đầu voi đuôi chuột’.

Với quá nhiều sai phạm của một ‘đảng viên gương mẫu’ và chuyên đi răn dạy ‘học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’ và nhiều vi phạm pháp luật như Tất Thành Cang, quan chức này phải bị khởi tố, tống giam, truy tố và và nhận một bản án tù thích đáng.

Nhưng liệu Cang có ‘thoát’?

Thành ủy TP.HCM bao che cho ‘lũ người quỷ ám’?

Nếu nhìn vào những động thái ở Thành ủy TP.HCM, cơ hội tham sống sợ chết của Tất Thành Cang không phải là không có. Thành ủy TP.HCM trước đó hầu như đã chẳng làm gì để xử lý Tất Thành Cang.

Chỉ đến tháng 11 năm 2018 khi sắp diễn ra Hội nghị trung ương 9, nhân vật nổi tiếng bởi thói quen ‘tự bó miệng’ là Nguyễn Thiện Nhân mới lần đầu tiên phải thẽ thọt về ‘Bộ Chính trị sẽ quyết định mức kỷ luật đồng chí Tất Thành Cang vào tháng Mười Hai năm 2018’.

Trước đây, Nguyễn Thiện Nhân đã hứa như đinh đóng cột trước công luận và người dân Thủ Thiêm là đến tháng Mười Một năm 2018 sẽ xử lý kỷ luật Tất Thành Cang. Song khi tháng Mười Một đã trôi qua, Thành ủy TP.HCM vẫn bình chân như vại trong cảnh nước mắt Thủ Thiêm đã cạn khô, chỉ còn vẳng lại những lời chửi rủa và động tác ném giày vào mặt quan chức.

Về Sài Gòn làm ‘vua’ đã được một năm rưỡi, nhưng năng lực của một bí thư thành ủy như Nguyễn Thiện Nhân chỉ được chứng tỏ bởi thái độ nhu nhược, co thủ và để cho ‘lũ người quỷ ám’ (tên một tác phẩm của đại văn hào Nga Dostoievsky) như Tất Thành Cang, Nguyễn Thị Quyết Tâm lộng hành và qua mặt.

Không những không làm được bất cứ điều gì giúp cho dân oan Thủ Thiêm ngoài những hứa hẹn có cánh và ý đồ chỉ muốn đẩy dân oan vào khu tái định cư để khỏi đi khiếu kiện tố cáo, Nguyễn Thiện Nhân còn trực tiếp chỉ đạo vụ chính quyền quận Tân Bình giải tỏa như một hình thức cướp đất tại Vườn Rau Lộc Hưng, thậm chí còn cả gan chỉ đạo di dời lư hương trước tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở trung tâm Sài Gòn.

Sắp ‘đóng hòm’?

Thế cờ ‘Nam tiến’ trong chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng nhắm vào Thành ủy TP.HCM trong ít nhất năm 2019 là không thể nghi ngờ, khi vào nửa cuối năm 2018 và đặc biệt vào thời ‘hậu Trần Đại Quang’, Trọng và Ủy ban Kiểm tra trung ương của ông ta đã có khá nhiều động thái ‘rung cây dọa khỉ’ tại thành phố này. Khá nhiều người thân của ‘bố già’ Lê Thanh Hải như vợ, con trai, em trai đã bước đầu bị ‘siết’. Những thủ hạ đắc lực một thời của Lê Thanh Hải như Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Thành Tài đều đã phải ‘nhập kho’…

Bởi vụ bắt Nguyễn Bắc Son và đặc biệt là Trương Minh Tuấn xảy ra chỉ hai tuần sau tết nguyên đán 2019, có thể cho rằng Nguyễn Phú Trọng đang muốn khởi đầu năm nay với tốc độ ‘đốt lò’ mạnh hơn và nóng hơn khoảng thời gian đầu năm 2018. Theo đó, số phận Tất Thành Cang và nhóm Lê Thanh Hải có thể sẽ được ‘chung quyết’ không bao lâu sau cuộc gặp Trump – Kim tại Hà Nội.

Nếu Nguyễn Bắc Son đã về hưu từ ít năm qua và được xem là không có mối quan hệ ‘đặc biệt’ với Nguyễn Phú Trọng, thì Trương Minh Tuấn – kẻ đang thọ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương – lại được xem là ‘gà’ của ‘Tổng chủ’ cho đến tận gần đây. Một khi Trọng đã phải ‘trảm’ Tuấn thì chẳng có lý do gì để ông ta nương tay với những kẻ khác.

Vụ tống giam hai người được xem là là ‘phe ta’ – Nguyễn Bắc Son và đặc biệt là Trương Minh Tuấn – đã phát đi tín hiệu về một sự thay đổi đáng kể trong quan điểm và hành động của Nguyễn Phú Trọng trong thời gian qua, có thể từ thái độ trù trừ và nương tay với ‘phe ta’ sang quyết đoán và quyết liệt hơn. Sự thay đổi này nhiều khả năng xuất hiện từ sức ép của một số cựu thần và tướng lĩnh lão thành – giới mà ông Trọng dành cho nhiều tình cảm về ý chủ nghĩa ý thức hệ cộng sản và nhiệm vụ bảo vệ đảng và do đó thường tham khảo ý kiến. Muốn được ‘lưu truyền sử xanh’ thì không còn cách nào khác, ‘bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ phải hành xử quyết liệt với chính đàn em mà ông ta đã từng dung dưỡng.

Mặt khác muốn chiếm được tình cảm của người dân Nam Bộ – một nhiệm vụ chính trị rất lớn mà từ năm 2016 đến nay có nhiều biểu hiện cho thấy cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang, dù đã về hưu, vẫn có những hoạt động ‘dân vận’ và đóng một vai trò khá quan trọng bên cạnh tổng bí thư để nắm tình hình diễn biến tư tưởng và tâm lý của giới quan chức miền Nam – Nguyễn Phú Trọng không thể không tận dụng vụ khiếu kiện của nhiều ngàn dân oan ở khu đô thị mới Thủ Thiêm cùng nhiều dấu hiệu và bằng chứng khó chối cãi của nhóm lợi ích ‘ăn đất’ Lê Thanh Hải. Không thể nghi ngờ rằng nếu được điều tra làm rõ và xử lý đến nơi đến chốn trách nhiệm hình sự của những quan chức vi phạm, vụ Thủ Thiêm sẽ mang lại một điểm son chính trị khó tả cho Nguyễn Phú Trọng, nhất là nếu ‘Minh Quân’ còn giữ tâm thế ngồi thêm một nhiệm kỳ nữa tại đại hội 13 vào năm 2021.

Cuối tháng 2 năm 2019, cái ghế phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM của Tất Thành Cang đã chính thức được Bộ Chính trị điều động cho một quan chức khác: Trần Lưu Quang – cựu Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh. Thêm một dấu hiệu cho thấy hồ sơ của Cang sắp ‘đóng hòm’.

Số phận Tất Thành Cang chỉ còn là vấn đề thời gian. Cú ‘cẩu đầu trảm’ sẽ giáng lên Cang vào một thời điểm có lẽ không còn xa nữa, và thình lình như cái cách mà Đinh La Thăng và Trương Minh Tuấn đã phải hứng chịu.

  • 16x9 Image

    Phạm Chí Dũng

    Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh ‘Anh hùng thông tin’.

Quanh việc VietJet mua 100 máy bay Boeing của Mỹ

Hàng không, Việt Nam, Mỹ, Boeing, VietJet, Bamboo Airways hình ảnhSAUL LOEB
Tổng thống Donald Trump gặp CEO VietJet Nguyễn Thị Phương Thảo hôm 27/2 tại Phủ Chủ tịch nhân sự kiện hãng này mua 100 máy bay Boeing

Hai hãng hàng không Việt Nam VietjJt và Bamboo Airways mới đây đã k‎ý hợp đồng mua hơn 100 máy bay của hãng Boeing trị giá hơn 15 tỷ đôla. Trong đó riêng Vietjet mua 100 chiếc.

Thương vụ diễn ra trong thời điểm Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai được tổ chức tại Việt Nam từ 27-28/2.

Reuters bình luận rằng lễ ký kết diễn ra khi Trump đang ở Việt Nam sẽ góp phần thắt chặt quan hệ kinh tế và quân sự giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam.

Bài báo trên Reuters cũng cho hay VietJet – một hãng hàng không tư nhân – thường nhân dịp các Tổng thống Mỹ tới Việt Nam là ‘trưng’ ra các đơn hàng ‘khủng’ mua máy bay của Hoa Kỳ.

Hãng này trước đây đã ký hợp đồng mua 100 máy bay Boeing 737 MAX thân hẹp khi cựu Tổng thống Mỹ Obama sang Việt Nam, bài báo trên Reuters cho hay.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO của VietJet Air nói với Reuters là bốn máy bay trong 100 chiếc nói trên sẽ được trao cho Việt Nam vào cuối năm nay.

Lần này, khi Tổng thống Trump sang Việt Nam, VietJet ký hợp đồng sẽ mua thêm 100 máy bay Boeing 737 MAX trị giá gần 13 tỷ đô la. Thương vụ này đã được thỏa thuận vào năm ngoái tại the Farnborough Airshow.

Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ, trong quyết định cho phép các hãng hàng không Việt Nam bay đến Mỹ lần đầu tiên, và mã hóa với các hãng hàng không Hoa Kỳ, tuyên bố tuần trước rằng Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn hàng không quốc tế.

VietJet cho biết họ đã lên kế hoạch mua các máy bay thân rộng để mở đường bay đến các thành phố có cộng đồng người Việt lớn ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như ở California.

Ngoài VietJet, hãng hàng không Bamboo của ông chủ Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cũng ký hợp đồng mua 10 máy bay Boeing 737 thân rộng, và đang đàm phán để mua 25 máy bay Boeing 737 thân hẹp, theo Reuters.

“Thương vụ này là một phần trong chiến lược của chúng tôi nhằm mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế, bao gồm cả việc bay đến Hoa Kỳ và Châu Âu”, ông Quyết nói với Reuters.

Bamboo Airways dự kiến mở đường bay quốc tế vào quý hai năm nay tới Japan, South Korea, Thái Lan và Singapore, và đường bay thẳng tới Mỹ vào cuối năm nay.

Năm ngoái, Bamboo Airways cũng đã đặt hàng 20 máy bay thân rộng Boeing 787 trị giá 5,6 tỷ đôla theo giá niêm yết.

Còn quá sớm?

Hàng không, Việt Nam, Mỹ, Boeing, VietJet, Bamboo Airwayshình ảnhGETTY IMAGES

Nhưng một nguồn tin giấu tên nói với Reuters là quá sớm để VietJet đặt hàng máy bay thân rộng.

Một nguồn tin khác thì cho hay 100 máy bay Boeing 737 MAX nói trên đã nằm trong sổ đặt hàng của hãng Boeing với tên người mua ‘không xác định’.

Hãng Boeing cũng nói thương vụ mới nhất của VietJet đưa tổng số đơn hàng mua Boeing của hãng này lên tới 200 chiếc, bao gồm 80 chiếc thuộc mẫu 737 MAX 10 mới nhất của hãng.

VietJet đưa vào vận hành 385 chuyến bay mỗi ngày trong nội địa Việt Nam và tới các nước như Japan, Hong Kong, South Korea, Taiwan, Singapore, China, Thailand, Myanmar and Malaysia.

Tuy nhiên, các nhà phân tích ngành công nghiệp đã đặt câu hỏi liệu Boeing có giao tất cả các máy bay theo đơn đặt hàng khi mà ngành công nghiệp đã đạt đến đỉnh cao của giai đoạn tăng trưởng mở rộng.

Nhà Trắng ước tính tổng số tiền của thương vụ này khoảng 21 triệu đô la.

Các thương vụ này sẽ giúp hơn 83.000 việc làm ở Mỹ và mang lại sự an toàn, tin tưởng cho các hành khách quốc tế và Việt Nam, phát ngôn viên Nhà Trắng cho hay.

Tại Thượng đỉnh Trump-Kim diễn ra vừa qua tại Việt Nam, ông Trump đã nhắc đến thương vụ mua Boeing của VietJet tại bữa ăn trưa, theo Reuters.

“Chúng tôi đánh giá rất việc quý vị đã [góp phần] làm giảm thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ, điều rất nhức nhối trước khi tôi đến đây, và hiện nay chúng tôi hạn chế nó bằng những đơn đặt hàng lớn như đơn hàng mà quý vị đã đưa ra hôm nay,” ông Trump nói.

Vì sao mua nhiều thế?

Hàng không, Việt Nam, Mỹ, Boeing, VietJet, Bamboo Airwayshình ảnhMANAN VATSYAYANA

Nhiều phân tích từ các cây bút trên mạng xã hội thu hút quan tâm của đọc giả khi tìm cách lý giải vì sao lại có thương vụ lớn như vậy vào thời điểm này.

Một trong các bài viết nói trên là của Facebooker Nguyễn Giang Nam thu hút hơn 3000 lượt likes và hàng ngàn lượt shares.

Lý giải vì sao ông Quyết và bà Thảo được cho là “không thể có chừng ấy tiền” “để mua đống máy bay đó”, ông Nam viết:

“Trong hàng không có một nghiệp vụ được dùng khá phổ biến, đó là nghiệp vụ “sale and leaseback”. Hãng hàng không mua máy bay của hãng sản xuất (Boeing và Airbus) rồi bán lại cho các hãng cho thuê máy bay với cam kết thuê lại chính các máy bay đó. Các hãng hàng không khi mua đạt số lượng thì sẽ luôn được Boeing, Airbus chiết khấu. Nếu số lượng đủ lớn và đúng dòng máy bay đang bán chậm thì mức chiết khấu khá cao. Giống như mua điện thoại Samsung giá niêm yết sẽ được tặng quà hoặc thối lại tiền.”

“Tuy nhiên các hãng hàng không không thể kiếm được một số tiền lớn để mua máy bay. Thế nên các hãng này mới phải làm thêm nghiệp vụ “bán đi rồi thuê lại”. Bán toàn bộ số máy bay vừa đặt mua cho một hãng chuyên cho thuê máy bay với giá niêm yết, xong ký hợp đồng thuê lại. Khi đó hãng hàng không “lời” ngay một số tiền hoa hồng đáng kể. Nếu mua nhiều thì “tiền lời” có thể lên đến cả tỉ đôla.”

“Sẽ có bạn thắc mắc vậy thì mua càng nhiều, càng lời. Mấy hãng hàng không sao không mua luôn 1000 chiếc cho lời nhiều? Thực tế cái lời đó là lời giả. Bản chất chính là lấy lợi nhuận của tương lai ra mà ăn trong hiện tại…”

“Điều này lý giải tại sao VietJet và Bamboo Airways liên tục mua máy bay với số lượng khủng. VietJet đã đặt mua tổng cộng 250 máy bay trong khi hiện tại chỉ đang vận hành tổng cộng 64 máy bay. Bamboo ký mua 44 chiếc trong khi chỉ đang vận hành 6 chiếc.

Đặc biệt Bamboo Airways mua khá nhiều Boeing 787 là loại máy bay to bay đường dài, thường chỉ có hãng lớn, bay tuyến xa, nhu cầu lớn mới khai thác, trong khi Bamboo Airways thậm chí còn chưa được phép bay quốc tế. Lý do là vì dòng máy bay này tỉ lệ chiết khấu hoa hồng cao hơn mấy dòng máy bay kia. Và FLC có lẽ đang trong giai đoạn thiếu hụt vốn trầm trọng nên phải dùng Bamboo Airways để giải quyết nhu cầu vốn trước mắt”.

Triệu Tử Dương – Những câu chuyện khi bị giam lỏng

LTS: Chúng tôi có nhận được tài liệu “Triệu Tử Dương – Những câu chuyện khi bị giam lỏng” do TS Nguyễn Quang A gửi tới. TS Nguyễn Quang A viết:

“Tôi đọc xong Hồi Ký của Triệu Tử Dương (2009) thấy quá hay. Không rõ có ai dịch ra tiếng Việt chưa? Tôi hỏi các bậc am tưởng về chính trị và chữ TQ đều bảo chưa đọc. Tôi nghĩ không lẽ cuốn hay như vậy mà không dịch ra tiếng Việt (không xuất bản được thì chí ít cho giới lãnh đạo đọc) nên nhờ người tìm hiểu xe, Viện Trung Quốc có dịch không?

Tôi vui khi nghe nói có dịch từ lâu rồi, nhưng không được in [không rõ các vị trong danh mục email này có ai đọc được bản dịch chưa?]. Bưng bít thông tin là một tội lớn đối với dân tộc!

May tôi kiếm được bản mềm, hoá ra không phải hồi ký của Triệu Tử Dương mà tôi đã đọc bản tiếng Anh, mà là cuốn “Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng” do bạn già của ông là Tôn Phượng Minh ghi chép (cho đến vài tuần trước khi Tử Dương mất). Nó bổ sung cho Hồi ký của TTD (dường như hoàn tất trước năm 2000), như thế những ghi chép trước cũng nhất quán với Hồi Ký, nhưng còn thêm được khoảng 4 năm nữa.

Nhất quyết phải dịch Hồi Ký Triệu Tử Dương, nhưng đợi đến khi có bản tiếng Việt, tôi trân trọng đề nghị quý vị đọc cuốn của Tôn Phượng Minh và gửi cho càng nhiều người đọc càng tốt (nhất là các vị lãnh đạo hiện nay và các vị có tiềm năng trở thành lãnh đạo).

Rất cảm ơn.

Nguyễn Quang A

***

Trích: Sau khi Tử Dương bị giam lỏng, tôi đã trực tiếp gặp ông ba lần. Hai lần tại nhà riêng của ông, một lần là tại phòng bệnh ông nằm.

Hai lần gặp Tử Dương tại nhà riêng, một lần tôi đi một mình, một lần tôi cùng đi với Tôn Phượng Minh. Chúng tôi thảo luận rất nhiều vấn đề.

Nhớ khi đó, tôi từng đề nghị Tử Dương viết hồi ký, viết ra những sự việc quan trọng đã trải qua, nhất là sự kiện “4 tháng 6” để lưu lại lịch sử chân thực cho đời sau. Ông là người trong cuộc của rất nhiều sự kiện lịch sử đương đại Trung Quốc. Nếu ông không nói ra, có thể thế hệ sau sẽ không hiểu rõ những sự kiện lịch sử quan trọng này. Tử Dương nói, sẽ suy nghĩ về đề nghị của tôi. Sau đó, ông nhờ riêng Tôn Phượng Minh nói với tôi, để tôi yên tâm, chí ít thì ông cũng lưu được những tài liệu có liên quan đến sự kiện “ngày 4 tháng 6” (4), sẽ nói lại cho thế hệ sau đúng sự thực về những sự việc mà ông đã trải qua, đã biết có liên quan đến sự kiện “ngày 4 tháng 6”.

Vẫn nhớ khi đó, Tử Dương đã canh cánh trong lòng việc Ngô Giang viết sai về mình. Trong cuốn “Con đường mười năm – Những năm tháng cùng ở với Hồ Diệu Bang”, Ngô có nói năm 1984 Tử Dương đã gửi một bức thư cho Đặng Tiểu Bình và Trần Vân. Nội dung bức thư là tố cáo tội của Hồ Diệu Bang. Tử Dương nói với tôi, đúng là lúc đó có gửi thư cho Đặng Tiểu Bình và Trần Vân, nhưng nội dung thư lại bàn đến việc khác, chứ không phải là tố cáo tội Hồ Diệu Bang. Rất may là còn giữ lại được bản thảo gốc của bức thư, xin gửi anh một bản phôtô. Tử Dương còn nói, mình đang ở vào tình trạng bị giam lỏng, không thể đứng lên để nói rõ sự tình, phân tích thật giả, chỉ hy vọng Ngô Giang nên có một bài thuyết minh cải chính; thế nhưng Ngô Giang mặc kệ, khiến Tử Dương vô cùng đau buồn. Nghe những thuyết minh của Tử Dương, đọc nguyên văn bức thư của ông, tôi cảm thấy những điều ông nói là rất thực.

Hôm gặp Tử Dương ở phòng bệnh tôi đi cùng với vợ tôi. Nhờ vợ tôi kiên trì, chúng tôi đứng một hồi lâu trước cửa phòng, mới được cho vào thăm. Sau khi gặp mặt, tôi đại diện nhiều đồng chí cũ hỏi thăm Tử Dương, mong đồng chí chú ý điều dưỡng hơn. Trong khi nói chuyện, chúng tôi đề cập đến hai cuốn sách, một cuốn có tên “Lý tưởng, niềm tin, sự theo đuổi” của Tôn Phượng Minh, một cuốn là “Cuộc đấu tranh chính trị trong những năm tháng cải cách của Trung Quốc” của Dương Kế Thằng. Cả hai cuốn sách đều nói đến Tử Dương và đường lối cải cách Trung Quốc do ông đề xuất cùng những đối xử bất công mà ông phải chịu.

Tử Dương rất quan tâm đến cảnh ngộ của hai tác giả, chỉ lo hai tác giả vì nói thay mình mà bị liên lụy. Tôi nói với Tử Dương, lãnh đạo đơn vị của hai tác giả này đều đã tìm họ nói chuyện, thẩm tra truy hỏi vì sao lại ra hai cuốn sách đó; thế nhưng trước mắt họ vẫn sinh hoạt bình thường. Tử Dương nói: “Thế thì tôi yên tâm”.

Đây là lần gặp mặt cuối cùng của tôi với Triệu Tử Dương. Hơn mười ngày sau ông từ trần. Có lẽ tôi là một lão đồng chí mà ông gặp mặt cuối cùng.

***

Sách dài 504 trang, hơn 239.000 từ. Kính mời quý độc giả bấm vào link đọc tiếp: Triệu Tử Dương – Những câu chuyện khi bị giam lỏng

Theo Tiếng Dân