Những hình ảnh hiếm có về đấu xảo Hà Nội năm 1928 – một hội chợ triển lãm tầm vóc quốc tế, diễn ra với mục đích quảng bá các sản phẩm thương mại khu vực châu Á.
Lối vào nhà Đấu xảo trong thời gian diễn ra hội chợ đấu xảo Hà Nội tháng 11/1928. Hình thành từ năm 1902, nhà Đấu xảo là khu triển lãm – hội chợ cũ của Hà Nội, nay là Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội trên phố Trần Hưng Đạo.
Trục đường chính ở đấu xảo Hà Nội năm 1928. Đây là một hội chợ – triển lãm tầm vóc quốc tế, diễn ra với mục đích quảng bá các sản phẩm thương mại khu vực châu Á.
Bên ngoài khu trưng bày Nhật Bản ở đấu xảo Hà Nội 1928. Đấu xảo là một cách gọi tương đương với từ “triển lãm” ngày nay, được hiểu như một cuộc trưng bày có sự ganh đua về sự “tinh xảo” của các sản phẩm.
Nhà trưng bày An Nam.
Khu nhà Đông Ấn.
Cây cầu do công ty Kỹ thuật Bắc Kỳ xây dựng.
Gian trưng bày sản phẩm cơ khí.
Gian trưng bày sản phẩm cơ khí.
Khu giới thiệu sản phẩm của hãng xe hơi Pháp Citroën.
Nhà trưng bày của doanh nhân người Hoa Ly Seng Bao, người có cửa hàng bách hóa lớn ở 42 Hàng Bồ, Hà Nội.
Khu vực trưng bày của các doanh nhân Hà Nội, bên phải là nhà trưng bày của ông Ly Seng Bao.
Bên trong nhà trưng bày An Nam.
Gian giới thiệu du lịch An Nam.
Du khách tìm hiểu các thông tin ở gian giới thiệu du lịch An Nam.
Nông sản và đồ gốm sứ trong nhà trưng bày Campuchia.
Gian hàng vải, đồ dệt may ở nhà trưng bày Campuchia.
Bên trong nhà trưng bày Đông Ấn.
Quan Thống sứ Bắc Kỳ Robin cùng đoàn tùy tùng đứng phía trước gian hàng Nhật Bản.
Quan Thống sư Bắc Kỳ Robin cùng các quan chức Pháp chụp ảnh lưu niệm tại đấu xảo Hà Nội năm 1928.
Thực tế cho thấy, xã hội càng đông người, mối quan hệ càng tăng lên, con người ta càng dễ cảm thấy cô đơn và lạc lõng.
Cô đơn thực chất là một khái niệm trừu tượng. Bạn không nhất thiết phải ở giữa hoang đảo như Robinson Crusoe, mà ngay trong xã hội nhộn nhịp toàn người với người, sự cô đơn vẫn tồn tại.
Ai cũng có lúc thấy cô đơn. Dù được vây quanh bởi bạn bè, đồng nghiệp, trải nghiệm ấy vẫn hiển hiện. Mà thực tế cho thấy, xã hội càng đông người, mối quan hệ càng tăng lên, con người ta càng dễ cảm thấy cô đơn và lạc lõng.
Còn bạn, bạn có thấy cô đơn không, và mức cô đơn của bạn là như thế nào? Thực ra, khoa học có thể giúp bạn tính toán được điều đó.
Dưới đây là bài test để bạn tự mình kiểm tra sự cô đơn của bản thân. Bài test này gồm 10 câu hỏi, do giáo sư Daniel Russell và các cộng sự tại UCLA (ĐH California, Los Angeles) đưa ra vào năm 1978.
Phiên bản gốc của bài kiểm tra gồm 20 câu hỏi rất dài, nhưng Russell sau đó đã tạo ra một phiên bản ngắn hơn, dễ hiểu hơn dành cho tất cả mọi người, thay vì chỉ hướng đến các nhà nghiên cứu giàu học thức.
Hãy thử xem, bạn đang cô đơn đến đâu.
Bạn đang cô đơn đến mức độ nào?
*Hãy trả lời các câu hỏi bằng thang điểm từ 1 – 4. Trong đó 1 = không bao giờ; 2 = rất hiếm khi; 3 = thi thoảng; 4 = thường xuyên.
1. Tần suất bạn thấy không vui vì phải làm quá nhiều thứ một mình?
2. Tần suất bạn cảm thấy mình không có ai để trò chuyện?
3. Mức độ thường xuyên bạn cảm thấy không thể chịu được cảnh cô đơn một mình?
4. Bạn có thường xuyên cảm thấy không ai hiểu được mình?
5. Tần suất bạn thấy mình phải chờ đợi cuộc gọi, tin nhắn hoặc thông điệp từ ai đó?
6. Bạn có thường xuyên cảm thấy cô đơn đến cùng cực?
7. Bạn có hay cảm thấy mình như không thể tiếp cận và giao tiếp với những người xung quanh?
8. Tần suất bạn thấy mình thèm khát một người bạn đồng hành?
9. Tần suất bạn cảm thấy khó khăn khi kết bạn?
10. Bạn có hay cảm thấy mình bị người khác cho ra rìa, ở ngoài cuộc trong các câu chuyện?
Sau khi làm xong, hãy cộng điểm của các câu trả lời lại. Kết quả sẽ cho bạn biết tình trạng cô đơn của bản thân là như thế nào.
Kết quả:
1 – 19: Bạn không, hoặc rất hiếm khi cảm thấy cô đơn
20 – 24: Đây là phổ điểm trung bình của bài test. Bạn cô đơn ở mức chấp nhận được.
25 – 29: Mức độ cô đơn cao. Tần suất khá thường xuyên.
Trên 30: Tâm trạng của bạn rất tệ đấy, vì bạn thường xuyên cảm thấy cô đơn.
Làm sao để hết cô đơn?
Cần phải khẳng định rằng, sự cô đơn là một phần bình thường trong cuộc sống con người. Vào một thời điểm nhất định nào đó, chúng ta cảm thấy cô đơn, nhưng khi trạng thái này trở thành mãn tính sẽ rất dễ trở thành một dạng bệnh lý – cô độc.
Nếu cô đơn là trạng thái vật lý khi con người ở một mình thì cô độc lại là cảm giác mang tính tiêu cực và đau đớn. Những người “khỏe” về mặt tinh thần sẽ đối phó với nỗi cô đơn bằng cách giải quyết nó, còn người “không khỏe” lại tự nhấn chìm mình vào trạng thái này.
Vậy phải làm sao để hết cô đơn? Hãy đọc thêm tại ĐÂY , và bạn sẽ không thấy hối hận đâu.
Ông Nguyễn Thành Tài dân miền Nam hay gọi là Tư Huy, cựu P.CT thường trực UBND Tp.HCM, mấy ngày nay tự dưng… sống dậy ồn ào! Ai là người đứng sau vụ việc khiến ông 4 Huy đến giờ phải hối hận, thừa nhận sai sót khi giao khu đất vàng số 8 – 12 Lê Duẩn, trung tâm Quận I Tp.HCM mà không qua đấu thầu công khai!?
Ông Nguyễn Thành Tài
Để ý ha, trong kết luận của ông TTCP, chỉ rõ: “UBND TP ban hành quyết định giao đất và cho thuê đất với 2 khu đất số 8 và 12 Lê Duẩn cho Lavenue tại thời điểm Công ty này đã thay đổi cổ đông sáng lập; có 2/3 cổ đông là Công ty TNHH đầu tư Kinh Đô và Công ty TNHH Hoa Tháng Năm; chiếm cổ phần chi phối (80% vốn góp) không phải là tổ chức kinh tế đang được nhà nước cho thuê đất, trả tiền thuê đất hàng năm là không đúng đối tượng; vi phạm Nghị định số 121 của Chính phủ.”
Kinh Đô thì quá nổi tiếng rồi khỏi nói, còn Hoa Tháng Năm là con mẹ nào!?
Tp.HCM có một nữ…ma đầu từng làm mưa làm gió khuynh đảo nhiều quan chức và đại gia, được biết nhiều dưới biệt danh Hà Sen. Cô từng mở nhà hàng Sen Huế ở Nguyễn Huệ gần bên Fahasa, ngay trung tâm quận I. Hà Sen đẹp dạng lả lơi, đưa đẩy và xung quanh có vô số giai thoại!
Hà Sen nữ…ma đầu từng làm mưa làm gió khuynh đảo nhiều quan chức và đại gia
Kể vài chuyện nghe chơi nè!
Một ngày đẹp trời, Sen mời các đại gia Sài Gòn dự sinh nhật anh 4 Huy tại Nhà hàng Sen. Tới nơi, nhiều anh nhìn nhau ái ngại vì đa số quen biết và đều nằm trong danh sách nam nhân của Sen. Toàn bộ quà mừng anh 4 hôm đó, Sen gom hết 😉
Chuyện Sen với ông Bá Thanh cũng được dân BĐS Đà Thành lan truyền. Sen biết anh Bá thích giày nên đặt mua 1 đôi đắt tiền từ Ý về mang ra làm quà và mời anh đi ăn tối. Sau đó rủ ảnh đi nghe nhạc; và Sen đã lên sân khấu hát đúng bài hát mà anh Bá yêu thích. Bài hát Sen đã mất đến 3 tháng tập dợt chỉ để phục vụ cho đêm nay. Nhờ vậy, chuyện làm ăn của Sen ở Đà Nẵng được trót lọt.
Nổi tiếng nhất của Sen là mấy chuyện mà bây giờ mình gọi là thả thính 😉
Một lần, Sen nhắn tin đẩy đưa với anh 7 – lúc này mới mần Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP thôi, chưa lên Phó TT và đỉnh cao quyền lực bây giờ. Bị phu nhân anh 7 phát hiện bay vào tận Tp.HCM rủ thêm một đám chị em đến nhà hàng của Sen…ăn, coi mặt thử Sen là con nào. Vụ này ồn ào trong giới phu nhân quan chức một thời 😉
Nhưng ấn tượng nhất của Sen vẫn là thời ông 4 Huy. Sen được cho là người bảo kê hết các dự án. Anh 4 từng triệt đường kinh doanh của một doanh nhân nổi tiếng vào lĩnh vực truyền hình vì …đẹp trai phong độ hơn và được Sen yêu.
Không chỉ có quan chức, các đại gia Nhơn Novaland, Don Lam, Nguyên Kinh Đô…đều từng dính chưởng của…bạch phát ma nữ. Vụ này chắc anh Le Dinh Hung trong CLB Doanh Nhân SG rành nè 😉
Hoa Sen và anh Kinh Đô
Làm chính trị để đàn bà phiền lụy rất khó đi xa, lên cao. Với ông 4 Huy, đây cũng không phải là người đẹp duy nhất. Anh 4 còn có bạn gái ở văn phòng UBND, cả vợ và bạn gái đều kém nhan sắc với Sen và từng nổi khùng vì Sen. Ông 4 một thời còn cạ với Đỗ Thụy – HTV, sẵn sàng li dị vợ!
Chính vì Sen mà ông 4 Huy mới duyệt bán chỉ định khu đất vàng Lê Duẩn, sau đó Sen đã đem dự án này hợp tác với cha nội Nguyên – Kinh Đô. Thử google nhé, Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm hồ sơ ĐKKD đứng tên Lê Thị Thanh Thúy là em ấy và có…3 đứa …nhân viên ;x
—
Cho nên, Nguyễn Thành Tài phát biểu trên báo: “Tôi sai sót nhưng không tư túi vụ đất vàng”, tin là ổng không có nói ngoa. Cuộc sống về hưu của ông Tư Huy cũng khá giản dị, xuề xòa.
Cú này ông 4 Huy làm ảnh hưởng đến mấy lãnh đạo UBNDTP và cả chính phủ khi ấy. Ông Lê Thanh Hải lúc này là Bí thư TU, phải hiểu là thường thì Bí Thư cũng có bao giờ ký cọt gì, mấy ông nội bên UB ký hết. Nhưng tất nhiên, trách nhiệm là cũng liên đới!
Vụ đất vàng Lê Duẩn thanh tra kết luận từ 2015, đã xử lý và kiểm điểm trách nhiệm các kiểu rồi; tuy nhiên không …kỷ luật ai vì ko gây thiệt hại gì. Tại sao giờ bùng ra, lại là một câu chuyện khác, viết sau ;v
Hà Sen hiện vẫn ở Tp.HCM, mai danh ẩn tích và đã lấy chồng lần 2, một anh vẫn còn sinh viên rất trẻ. Sau khi đẻ đứa thứ 2 thì vẻ như bị sồ xề không còn mướt mát như xưa. Mới đây Hoa Sen có hợp tác với chị bạn mở một nhà hàng ở trên Đồng Khởi!
Túm quần lại, chết vì gái là chết rất…không thoải mái!
P/s: Hôm kia họp báo sau khi bắt được 2 thằng nghi phạm cuồng sát 2 hiệp sĩ đường phố, Tướng công an Phan Anh Minh vò cái đầu bạc trắng cho biết, tỷ lệ đối tượng là người nghiện ma túy dẫn đến xâm hại, cướp giật trên đường phố Tp.HCM có thể lên hơn 50%. Và, tướng Minh cũng nuối tiếc cái thời ông Nguyễn Minh Triết làm Bí thư Thành ủy (2000 – 2006), Tp.HCM từng có chính sách cai nghiện sau cai, thực hiện triệt để.
Tui từng viết về chương trình thu gom tập trung người nghiện đây!
Không phải là lần đầu tướng Minh than thở như vậy. Chương trình ba giảm (tội phạm, mại dâm và ma túy) của Tp.HCM, chỉ riêng 2001 – 2005 đã có 31.000 người nghiện được đưa vào trường, và triệt phá gần 2.500 băng nhóm tội phạm hình sự. Đó là giai đoạn ở Tp.HCM tình hình an ninh trật tự khá tốt!
Nói qua cũng phải nói lại, ông Nguyễn Thành Tài là người có nhiều công sức với chương trình 3 giảm, trước khi lên làm phó CTTT Ủy Ban!
Tp.HCM còn lắm chuyện hay, đón xem các kỳ sau 😉
Khu đất 8-12 Lê Duẩn, Q.1 nằm trước mặt UBND Q.1 và sát Diamond Plaza hiện công ty Lavenue đang tận dụng cho thuê làm bãi giữ xe máy, ô tô… Làm mất mỹ quan khu vực trung tâm kinh khủng.
Với ông 4 Huy là khi đi thị sát các trường tập trung người nghiện ma túy ở Đak R’Lấp 2003. Áo xanh… đẹp đẹp là tui đó, đừng ném đá nha mấy cha nội
Trương Thủ Thịnh (Shoucheng Zhang), một nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa, là Giáo sư Đại học Stanford, từng trúng tuyển vào chương trình thu hút nhân tài “Kế hoạch ngàn nhân tài” (Thousand Talents Program) của Chính phủ Trung Quốc đã nhảy lầu tự sát hôm 1/12, hưởng thọ 55 tuổi. Mặc dù người nhà cho biết ông tự sát vì mắc chứng trầm cảm, nhưng dư luận vẫn có nhiều đồn đoán về cái chết của ông. Bên cạnh đó, sự tổn thương đối với những người trúng tuyển “Kế hoạch ngàn nhân tài” của Trung Quốc cũng lại tiếp tục thu hút được sự chú ý của dư luận.
Trương Thủ Thịnh, một nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa, Giáo sư tại Đại học Stanford (Ảnh từ internet)
Năm 2009, ông Trương Thủ Thịnh được chọn vào “Kế hoạch ngàn nhân tài”, tức kế hoạch thu hút nhân tài gốc Hoa ở nước ngoài của chính quyền Trung Quốc, ông được Đại học Thanh Hoa đặc biệt tuyển dụng làm giảng viên, từ đó, ông bắt đầu phát triển sự nghiệp ở cả hai bên Trung Quốc và Mỹ. Năm 2013, ông và sinh viên của mình tại Đại học Stanford sáng lập Công ty Quỹ đầu tư mạo hiểm Danhua Capital, chuyên đầu tư vào thành quả công nghệ và đổi mới doanh nghiệp có ảnh hưởng tại Mỹ, lĩnh vực đầu tư gồm các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, big data, Blockchain, ứng dụng doanh nghiệp.
Hiện tại, Danhua Capital đầu tư vào một số doanh nghiệp khởi nghiệp có triển vọng tại Thung lũng Silicon, ví dụ như các công ty trong lĩnh vực robot, trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng, v.v.
Trung Quốc thường thông qua các kênh đầu tư để đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon. Danhua Capital được doanh nghiệp quốc hữu Trung Quốc ủng hộ là Tập đoàn Phát triển Trung Quan Thôn (Zhongguancun Development Group) đứng sau là chính quyền thành phố Bắc Kinh, nắm cổ phần của công ty trong một số lĩnh vực công nghệ nhạy cảm.
Hồi tháng 6 vừa qua, tại buổi điều trần “Kế hoạch ngàn nhân tài: Cuộc vận động của Trung Quốc nhằm xâm nhập và lợi dụng giới học thuật Mỹ”, quan chức Quốc phòng và Tình báo của Mỹ cho biết, năm 2008, Trung Quốc khởi động “Kế hoạch ngàn nhân tài”, thu hút nhân tài khoa học học tập tại Mỹ, đây là một phần quan trọng để Trung Quốc đuổi kịp Mỹ trong lĩnh vực công nghệ quân sự và thương mại, mục đích là thúc đẩy thông qua các thủ đoạn hợp pháp và phi pháp để dịch chuyển công nghệ Mỹ, quyền sở hữu trí tuệ và tri thức Mỹ đến Trung Quốc.
Trong bản “Báo cáo điều tra số 301” được cập nhật tháng 11 vừa qua của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, Danhua Capital được cho là một trong những công ty đầu tư được Trung Quốc lợi dụng việc đầu tư mạo hiểm để giúp đỡ Trung Quốc có được công nghệ mũi nhọn của Mỹ và quyền sở hữu trí tuệ liên quan.
Tiến sĩ Điền Viên (Tian Yuan) hiện cư trú tại Mỹ cho rằng, cái mà Trung Quốc gọi là “Kế hoạch ngàn nhân tài” là kết nối nhà khoa học gốc Hoa với chính phủ Trung Quốc, đương nhiên sẽ khiến cho Mỹ phải chú ý. Ông lấy Trung tâm Y học Tây Nam thuộc Đại học Texas làm ví dụ, Trung tâm Y học này có ít nhất 4 giáo sư gốc Hoa (được lựa chọn vào “Kế hoạch ngàn nhân tài”) bị điều tra, trong số 4 người này, người thì từ chức, người thì bị cho thôi việc.
Tiến sĩ Điền Viên nói: “Công ty của ông ấy (Trương Thủ Thịnh) bị Chính phủ Mỹ điều tra, thậm chí ‘Báo cáo 301’ của Chính phủ Mỹ trực tiếp nhắc đến quỹ đầu tư của ông ấy, nói quỹ đầu tư này là cứ điểm của Chính phủ Trung Quốc tại Thung lũng Silicon và Đại học Stanford, chuyên môn thu thập các công nghệ mà Trung Quốc muốn có.”
Ông nhấn mạnh, sự gặm nhấm “Kế hoạch ngàn nhân tài” của Trung Quốc đối với các nhà khoa học gốc Hoa đó là chỉ cần nằm trong danh sách của kế hoạch này, thì về cơ bản đều sẽ thành đối tượng bị điều tra đầu tiên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).
“Chỉ cần anh vào ‘Kế hoạch ngàn nhân tài này’, vậy thì anh sẽ phải đối mặt áp lực từ 2 phía. Một phía là áp lực của Chính phủ Mỹ, một nữa là áp lực của Chính phủ Trung Quốc, bởi họ (Trung Quốc) cho anh điều tốt, thì họ tuyệt đối sẽ không nói không cần anh báo đáp”, ông Điền Viên nói.
Nhà bình luận thời sự Trịnh Hạo Xương (Zheng Haochang) hiện trú tại Mỹ cho rằng, “Kế hoạch ngàn nhân tài” chính là một cái bẫy, một khi rơi vào bẫy thì rất khó thoát. Ông cảm thấy đáng tiếc đối với sự kiện Trương Thủ Thịnh tự tử. Ông nói, Trương Thủ Thịnh là một thiên tài trẻ, là người thích làm bất cứ điều gì mình thích làm, điều này có điểm tốt đối với tuy duy sáng tạo, nhưng mặt trái là khả năng đối kháng với áp lực tương đối yếu.
Trịnh Hạo Xương nói: “Khi Trương Thủ Thịnh được chọn vào ‘Kế hoạch ngàn nhân tài’, có thể ông ấy nghĩ rất đơn giản rằng ‘đây chẳng phải là báo đáp tổ quốc sao?’ Đối với đảng và quốc gia, có lẽ ông ấy không phân biệt rõ, do đó về cơ bản ông ấy không nghĩ rằng sau này nó sẽ thành cái bẫy mà ông không thoát được. Cũng bởi vì ông ấy thành danh rất sớm, cho nên gánh nặng cũng lớn, khi bị Chính phủ Mỹ điều tra, một người chưa bao giờ gặp sóng gió lớn như ông liền chịu không nổi, nên mới bị suy sụp.”
Năm 2008, Trung Quốc khởi động “Kế hoạch ngàn nhân tài”, thu hút nhóm sáng tạo, nhân tài khởi nghiệp và nhân tài quản lý cấp cao toàn diện cho các dự án phát triển công nghệ trọng điểm quốc gia, tuy nhiên kế hoạch này bị dư luận chỉ trích là dùng đánh cắp công nghệ tiên tiến và bí mật doanh nghiệp nước ngoài.
Tiến sĩ Chu Minh (Zhu Ming) – Nhà bình luận thời sự tại New York cho biết, “Kế hoạch ngàn nhân tài” là kế hoạch mà Trung Quốc dùng “chủ nghĩa yêu nước” cộng thêm việc dùng kim tiền để dụ dỗ người Hoa ở nước ngoài nhằm đánh cắp thông tin tình báo và công nghệ của phương Tây. Một khi xảy ra chuyện, chính quyền Trung Quốc sẽ tuyệt đối không bào chữa cho đương sự, ngược lại sẽ phủi sạch quan hệ. Ông nhấn mạnh, người Hoa nên học cách tự bảo vệ mình, tránh xa chính quyền Trung Quốc, không để bị lợi dụng nhằm tránh bị tổn thất.
Vừa bắt giữ quản lý cấp cao, vừa bắt tay nói hòa hoãn, mối quan hệ Mỹ – Trung đầy phức tạp khiến cho nhiều người cho rằng đôi bên tạm dừng chiến tranh thương mại hướng tới trạng thái hòa hoãn phải tròn mắt. Con gái của Nhậm Chính Phi – người sáng lập Doanh nghiệp công nghệ nổi tiếng quốc tế của Trung Quốc (Huawei) bị bắt giữ đã trở thành tiêu điểm chú ý của thế giới cũng như dư luận trong nước Trung Quốc. Ảnh từ Shutterstock
Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà Huawei đang đối mặt trong hơn 30 phát triển của mình. Không phải nói là con gái Nhậm Chính Phi bị bắt sẽ ra sao, mà là toàn thế giới đã bắt đầu ngăn chặn, hiện trạng hiện giờ của Huawei thậm chí còn nghiêm trọng hơn so với vụ việc Mỹ trừng phạt ZTE.
Ngày 6/12, từ trong nước Trung Quốc ra đến nước ngoài, thông tin Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Tài chính của Huawei Mạnh Vãn Châu bị bắt hôm 1/12 tại Canada đã khiến dư luận chấn động. Nhất là trong nước Trung Quốc, đây không khác gì là một tin sét đánh ngang tai. Bởi vì không ít người vẫn còn đang yên lặng trước đó không lâu, cũng tức là ngày 2/12, Trung – Mỹ đạt được thỏa thuận tạm dừng leo thang chiến tranh thương mại 90 ngày.
Vì sao Mạnh Vãn Châu bị bắt
Nguồn tin cho biết, Canada nhận được yêu cầu của Mỹ về việc bắt bà Mạnh Vãn Châu, nguyên nhân chủ yếu là liên quan đến vi phạm lệnh cấm nhập khẩu của Mỹ đối với Iran. Huawei đã nhanh chóng lên tiếng cho biết, công ty này hoạt động kinh doanh tuân thủ quy định pháp luật nước sở tại, bao gồm cả việc quản lý và lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ và Liên minh châu Âu, đồng thời không có bất cứ hành vi vi phạm nào, cũng không biết bà Mạnh bất cứ hành vi không đúng nào.
Huawei là công ty công nghệ nổi tiếng Trung Quốc và có mặt trên khắp thế giới, ngành viễn thông của Huawei có mặt tại hơn 100 quốc gia; về ngành sản xuất điện thoại của Huawei, được biết là đứng thứ 2 trên thế giới trong năm nay, chỉ đứng sau Samsung; Huawei cũng là công ty bí ẩn nổi tiếng nhất Trung Quốc, mặc dù kim ngạch tiêu thụ năm nay vượt quá 100 tỷ USD, nhưng liên quan đến việc công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán và vận hành nội bộ thì từ trước đến nay đều kín tiếng một cách lạ thường; người sáng lập Huawei là Nhậm Chính Phi, dường như tại Trung Quốc ai ai cũng biết, trong các sách học và quản lý thành công trong nhà sách, tràn ngập các loại về sự phát triển của Huawei.
Đương nhiên, đối với toàn thế giới mà nói, vấn đề bí ẩn của Huawei chủ yếu tập trung vào việc liệu công ty này có phải là đại diện cho lợi ích của chính phủ Trung Quốc? Đứng sau liệu có phải là lực lượng phá hoại sự vận hành bình thường của thị trường? Gen đỏ của Huawei liệu có phải đang xâm thực vào các doanh nghiệp và bí mật chính phủ của nhiều nước.
Ở bên ngoài Trung Quốc, nghi ngờ này thực ra đã có từ lâu, vài năm nay liên tiếp bị các cơ quan của Mỹ điều tra. Do đó, lần này bà Mạnh Vãn Châu bị bắt, nói một cách bình thường, thì các cơ quan đại diện của Mỹ đã nắm được chứng cứ thiết thực, nếu không sẽ tuyệt đối không hành sự một cách lỗ mãng.
Điều này rõ ràng đã cho thấy, về phương diện lệnh cấm xuất khẩu đối với Iran, cáo buộc mà Huawei phải đối mặt và nguồn vốn bất hợp pháp, sẽ vượt xa so với trường hợp của ZTE. Vụ việc của ZTE không liên quan tới bắt bớ, cuối cùng thì Trung – Mỹ vẫn có thể đàm phán thỏa hiệp, còn vụ việc của Huawei đã không chỉ đơn giản là riêng hành vi của doanh nghiệp, khả năng lớn là bị quan chức Mỹ nhìn ra được tội vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Sự kiện này hiện tại vẫn tiếp tục khiến cộng đồng quốc tế chú ý. Phía chính phủ Trung Quốc, trong đó có cả Đại sứ Trung Quốc ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và đến cả truyền thông nhà nước đều lên tiếng “kêu oan”. Nhưng về vấn đề trọng tâm như vi phạm lệnh cấm xuất khẩu lại ngậm miệng không nhắc đến, cũng như thế, đối với vấn đề quốc tịch của Mạnh Vãn Châu, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng né tránh không nói đến.
Quan hệ Trung Mỹ đã rõ ràng: Đây là cuộc chiến tranh trên mọi phương diện
Sự kiện Mạnh Vãn Châu bị bắt đã khiến cho xã hội Trung Quốc phải kinh ngạc, chính phủ Mỹ hay có thể nói là Tổng thống Trump còn có thể đùa với Trung Quốc như thế này ư? Đúng vậy, ngày 1/12, bà Mạnh bị bắt, nhưng nhiều ngày sau dư luận mới biết, trong khoảng thời gian đó, dù là phía công ty Huawei hay phía chính phủ Trung Quốc, không thể nào không nắm được tình hình. Hơn nữa, trong tình huống hai bên đều biết, đến ngày hôm sau (2/12) vẫn biểu hiện ra sự đối đãi tốt với ông Trump, 2 bên tạm dừng chiến tranh thương mại, anh cho tôi thời gian, tôi đáp ứng yêu cầu của anh.
Đến ngày 2/12, khi tuyên bố tạm dừng chiến tranh thương mại, tuyên bố của Trung Quốc và của Nhà Trắng lại mỗi người một kiểu. Trung Quốc không hề nhắc đến thời hạn 90 ngày và yêu cầu của phía Mỹ. Còn phía Nhà Trắng thì lại nói rõ chi tiết về vấn đề vì sao tạm dừng chiến tranh thương mại. Đồng thời còn nói, nếu không làm Mỹ hài lòng, sẽ không ngừng leo thang, nói một cách có lý có chứng cứ và đúng mực.
Do đó, sự kiện Mạnh Vãn Châu của Huawei bị bắt, bằng như khiến cho vấn đề thương mại mà hai nước ký kết hoàn toàn phơi bày ra. Sự kiện cho thấy những gì mà Trung Quốc nói chẳng qua đều là nói dối, là những lời lừa gạt. Về phía chính phủ Mỹ của ông Trump, muốn đùa thế nào thì đùa như thế.
Trên thực tế, từ đầu năm đến nay, vấn đề thương mại Trung – Mỹ từ lâu đã không đơn giản nằm ở vấn đề con số thương mại, mà liên quan đến cuộc đấu tranh ý thức hình thái trên mọi phương diện, trong đó có việc chính phủ Trung Quốc can dự vào kinh tế, doanh nghiệp, đánh cắp công nghệ nước ngoài, đánh cắp sở hữu trí tuệ và vấn đề mở cửa nền kinh tế.
Cũng tức là, khẩu hiệu của chiến tranh thương mại, đến nay đã biến thành chiến tranh liên quan đến công nghệ, doanh nghiệp và mọi phương diện. Hơn nữa, theo lời của ông Trump khi trả lời phỏng vấn của The Wall Street Journal gần đây nhất có nói, chỉ cần họ không đáp ứng thì sẽ tiếp tục chiến tranh thương mại.
Đánh rắn phải đập đầu, chiến lược của ông Trump đúng là khiến cho người ta phải khen ngợi, chuyên chú vào tấn công các doanh nghiệp có vấn đề như ZTE, Huawei. Nhưng thực tế, không có lửa thì sao có khói, ai bảo anh có vấn đề trước thì người ta mới để ý.
Trong đó có cả ZTE, về sau cũng phải bó tay chịu trận, không ai nói ZTE bị oan. Hiện tại Huawei cũng như thế, mặc dù hiện tại Mỹ chưa công bố chứng cứ chi tiết, nhưng theo cách làm của của quốc gia có nền dân chủ pháp trị, làm sao họ có thể đột nhiên bắt giữ một người mà không có chứng cứ gì? Bởi vì nếu bắt sai, sẽ phải trả một cái giá rất đắt, và tỉ lệ xảy ra việc này là cực nhỏ.
Kết quả cuối cùng của sự kiện Huawei, e là cần ít nhất 1 – 2 tháng để đàm phán, rất có thể kết cục sẽ là kinh tế vẫn là kinh tế, còn liên quan đến tội nghiêm trọng không ngoại trừ vẫn tiếp tục leo thang. Tóm lại, rất có thể sẽ nghiêm trọng hơn so với sự kiện ZTE bị trừng phạt. Bởi vì các cơ quan liên quan của Mỹ đã điều tra nhiều năm, chứ không phải là một sớm một chiều. Nhìn thì có vẻ đột nhiên nhưng lại không phải đột nhiên xảy ra.
Cùng với đó, điều đáng chú ý là mô hình doanh nghiệp công nghệ của Trung Quốc nắm giữ công nghệ cốt lõi mà đại biểu là Huawei, dù có phải là khoác chiếc áo tư bản chủ nghĩa hay không, nhưng đến hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu ngăn chặn Huawei, mới đây nhất là Anh Quốc, ngoài ra Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản và châu Âu cũng đã bắt đầu để mắt cảnh giác và cách ly khỏi Huawei.
Nói cách khác, một hoặc vài quản lý cấp cao của Huawei bị bắt không phải là điều đáng sợ, đối với công ty Huawei hoặc nhiều công ty Trung Quốc khác mà nói, rủi ro lớn nhất chính là toàn thế giới không chơi với họ nữa.
(Bài viết thể hiện quan điểm và lập trường của cá nhân tác giả)