Sống và Chết
Điều gì đã khiến một anh chàng chấp nhận để 805 nhà đầu tư mua cổ phiếu và toàn quyền quyết định cuộc đời mình?
10 năm trước, Mike Merrill đang đứng trước ngã rẽ sự nghiệp. Phải làm gì đây? Anh chàng 30 tuổi khi ấy đã làm điều mà bất kỳ doanh nhân giàu khát vọng nào cũng làm: chia bản thân thành 100.000 cổ phiếu với trị giá 1 đô/cổ và để những người mua trên internet có một phần vốn góp vào cuộc đời mình.
Kể từ đó tới nay, anh đã bán được 11.823 cổ phiếu bản thân mình cho 805 nhà đầu tư trên khắp thế giới.
Những vị cổ đông này – phần lớn là những người hoàn toàn xa lạ – sẽ có tiếng nói trong tất cả các quyết định lớn của Merrill: anh nên ngủ bao nhiêu tiếng mỗi đêm, anh nên hẹn hò ai, hay anh có nên phẫu thuật triệt sản hay không?
Anh chỉ chào bán cổ phiếu thành các đợt nhỏ, và để thị trường tự quyết định giá trị của mình. Trong suốt 9 năm, giá một cổ phiếu Mike Merrill đã dao động từ 0,99$ đến 18$ tùy theo cung cầu. Một số nhà đầu tư từ những ngày đầu (bao gồm cả anh trai của Mike) đã chốt lời, số khác vẫn giữ lại để đầu tư dài hạn.
Đổi lại việc bán cổ phiếu của chính mình, Merrill có một “ban cố vấn cá nhân” riêng, giúp giảm thiểu sự do dự của anh.
Nhưng cuộc sống của một người “được giao dịch đại chúng” sẽ ra sao? Và trong kỷ nguyên của chủ nghĩa cá nhân thời đại số, thì tại sao lại có ai sẵn sàng rao bán quyền tự do của mình?
Câu chuyện bắt đầu, từ một nơi vô cùng hoang vu…
Chính xác thì, câu chuyện bắt đầu ở Coldfoot, Alaska với dân số chỉ là 10 người.
Merrill dành cả thời niên thiếu của mình đi lang thang quanh các đồng băng rộng lớn ở thị trấn nhỏ bé Yukon-Koyukuk, nơi các trạm dừng xe tải và những con nai sừng tấm là những thứ đáng xem nhất. Được giáo dục tại nhà bởi người cha quân nhân theo đạo Cơ đốc và người mẹ làm việc trong đội cứu hộ, nên Merrill đã sớm gia nhập quân đội. Nhưng sau 3 năm, người tự cho là “kẻ chống độc tài” này đã bị quân đội sa thải.
Giữa lúc có chút “khủng hoảng về nhận thức bản thân,” anh theo chân một người bạn xuống Portland, Oregon và chật vật làm một số công việc phi kỹ thuật trong lĩnh vực phần mềm.
Một đêm mùa đông, khi đang rầu rĩ than vãn về những quyết định sai lầm trong cuộc đời mình, Merrill nảy ra một ý tưởng xuất chúng: nếu mình để người khác kiểm soát cuộc đời mình thì thế nào?
Điều đầu tiên Merrill làm là xác định xem bản thân mình đáng giá bao nhiêu.
“Vào lúc đó tôi có 1 công việc vào ban ngày,” anh nói với tờ The Hustle. “Vậy nên tôi tính toán giá trị của mình dựa trên thời gian rảnh rỗi mà tôi có (các buổi tối và cuối tuần) rồi tính ra tổng thời gian, cho toàn bộ phần còn lại của cuộc đời mình, có lẽ đâu đó khoảng 100.000 đô la.”
Merrill quyết định chia bản thân thành 100.000 cổ phiếu, mỗi cái có giá 1 đôla. Sau đó, giống như các công ty khác anh, anh bắt phải “thu hút sự chú ý và nhu cầu” của khách hàng.
Ngày 26/1/2008, Merrill phát hành lần đầu cho công chúng cổ phiếu của mình – và trong 10 ngày đầu tiên, 12 người bạn của anh mua 929 cổ phiếu. Mặc dù vẫn còn tới 99,1% cổ phần của chính mình, anh quyết định hủy quyền ra quyết định với các cổ phiếu của mình và nhượng toàn bộ quyền ấy sang cho các nhà đầu tư mới.
Anh xây dựng trang web KmikeyM.com để mọi người có thể bầu ‘Có’ hay ‘Không’ cho các quyết định lớn của anh, và những dự án mà anh nên theo đuổi.
Đầu tiên, những thứ Merrill đưa lên để hỏi ý kiến khá tầm thường, như việc liệu anh có nên đầu tư 79,63 đôla vào một trang trại nuôi gà ở Rwanda hay không (đồng ý, rất dễ dàng), hay để râu vào mùa đông (bị từ chối). Nhưng không lâu sau đó, mọi thứ bắt đầu trở nên phức tạp hơn.
“Liệu tôi có nên đi triệt sản không?”
Tới cuối năm đầu tiên “lên sàn” của mình, Merrill lập kế hoạch cưới người bạn gái sau 5 năm quen biết. Khi các cổ đông nghe phong thanh được tin này, họ đã nổi giận.
“Tôi nhận được thư điện tử từ mọi người nói rằng, ‘Chúng ta nên bàn bạc với nhau về chuyện này – nó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của anh!’” Anh nói. “Tôi nghĩ, được rồi, thế này cũng có lý. Và kể từ đó, tôi để họ quyết định thêm những chuyện trong cuộc sống cá nhân của tôi.”
“Tôi nghĩ, ‘Tuyệt thật, mình chẳng phải lo nghĩ gì nữa rồi!” Merrill nhớ lại.
Những tháng sau đó, Merrill đưa một loạt các lựa chọn quan trọng lên để mọi người quyết định: Liệu có nên áp dụng một chế độ ngủ ngắn hay không (chấp thuận), trở thành một Đảng viên Cộng hòa (chấp thuận) hay chuyển sang chế độ ăn chay (chấp thuận).
Một buổi chiều năm 2009, câu chuyện của anh xuất hiện trên Hacker News (một diễn đàn nổi tiếng do công ty ươm mầm khởi nghiệp công nghệ Y Combinator dẫn dắt), nó nhận được sư chú ý của giám đốc thiết kế phần mềm tên Gordon Shephard tại San Franciso. Người đàn ông này cảm thấy thú vị tới nỗi ông ấy đã mua số cổ phiếu trị giá 6.400 USD của Merril từ những nhà đầu tư khác, nâng giá cổ phiếu lên 11,75 đô la.
Khi nhu cầu tăng lên, anh ruột của Merill – một nhà đầu tư từ những ngày đầu với giá 1 đô một cổ – đã quyết định chốt lời, và dành số tiền để mua một máy rửa chén mới cho căn bếp của mình.
Merril nhận thấy khi anh càng để cho nhà đầu tư can dự vào những chuyện riêng tư nhất của mình, thì sự quan tâm của họ càng tăng cao. Vậy nên anh đã quyết định chơi tất tay.
“Tôi nên hẹn hò với ai?”
Khi mối quan hệ cũ của Merrill tan vỡ năm 2012, anh một lần nữa hỏi xin ý kiến của các cổ đông – lần này là trong lĩnh vực tình cảm.
“Dưới điều kiện bình thường, không ai sẽ than phiền khi người khác mua hoa hay ra ngoài ăn tối và xem phim,” anh viết trong một bức thư gửi các nhà đầu tư. “Nhưng là một cá nhân đại chúng với trách nhiệm làm việc cho các cổ đông, nên tình huống của tôi khá đặc biệt. Một mối quan hệ có thể sẽ ảnh hưởng tới cả hiệu suất và kết quả làm việc của tôi.”
Trong một nghị quyết có tên “Cổ đông kiểm soát các mối quan hệ tình ái,” Merrill hỏi các nhà đầu tư của mình liệu họ có muốn kiểm soát toàn bộ quá trình hẹn hò của anh hay không. Nó đã được nhiệt thành phê chuẩn với tỷ lệ 86%.
“Chúng ta đều từng ở trong tình cảnh người bạn của mình bắt đầu hẹn hò với ai đó và bạn cực lực muốn phản đối, nhưng không thể nói gì,” Merrill nói. “Bằng hữu không thể thực sự mang đến cho bạn những lời khuyên khách quan – nhưng các cổ đông thì sao? Họ có thể.”
Merrill tiến hành một loạt các buổi hẹn hò khác nhau, cập nhật cho các nhà đầu tư từng lần cụ thể rồi chờ đợi phản hồi của họ trên một diễn đàn riêng. Merrill nhanh chóng phải lòng cô gái 28 tuổi Marijike Dixon – và sau khi xin được sự chấp thuận của các cổ đông, anh đã đưa ra một “hợp đồng hẹn hò” kéo dài 3 tháng với cô ấy.
Trò vui này nhanh chóng gây được sự chú ý với truyền thông: Năm 2013, câu chuyện của Merrill được đăng tải trên Wired, The Atlantic và Today Show, hấp dẫn thêm một làn sóng khổng lồ những nhà đầu tư mới.
Chỉ trong vòng 1 tháng, số lượng cổ động của Merrill đã tăng gấp 4 lần, từ 120 lên hơn 500 người. Qua một đêm, giá cổ phiếu của anh phi mã lên 18 đô/cổ, nâng giá trị thị trường lên 1,2 triệu đô la.
Đột nhiên, những người hoàn toàn xa lạ thi nhau kiểm soát cuộc đời của anh.
Những điều kỳ lạ
Cơn sóng những nhà đầu tư mới đã thay đổi chóng mặt cách Merrill nghĩ về thử nghiệm của mình.
“Đầu tiên, mọi người muốn đầu tư vào Mike Merrill,” anh nói, “Sau đó, người ta trở nên hứng thú với ý tưởng và sự khác lạ hơn là cuộc sống của tôi. Đó là một cảm giác kỳ lạ, mất thiện cảm, nhưng cũng đầy phấn khích – nó bắt đầu trở nên rất khó kiểm soát.”
Vì có cả người lạ và người quen (những nhà đầu tư đầu tiên) là cổ đông, nên Merrill nhận ra anh phải tiêu trừ khả năng xảy ra “giao dịch nội gián:” Chính là bạn bè của anh, những người anh vẫn chuyện trò hàng ngày và biết nhiều về cuộc sống của anh hơn những nhà đầu tư khác. Để giải quyết chuyện này, anh bắt đầu công khai đăng nhiều thông tin và cập nhật về cuộc sống của mình hơn.
Theo Merrill, những người không quen biết là những nhà đầu tư tốt hơn so với bạn bè của anh. “Tôi thấy họ khách quan hơn,” anh nói. “Khi người ta biết anh quá rõ, họ sẽ bầu cho lựa chọn mà họ nghĩ là anh muốn, và đôi khi đó không phải là điều tốt nhất cho lợi ích của anh.”
Các cổ đông thường xuyên đồng lòng bầu cho Merrill đối mặt với những rủi ro, như việc rời công việc bàn giấy trong 10 năm, tái cơ cấu lại tình hình tài chính, và chuyển tới một căn nhà nhỏ.
Nói chung, họ thường có xu hướng nói “Có” hơn là “Không”: Trong 134 lần bầu bán cho tới thời điểm này, 93 lần đề xuất (69%) được phê chuẩn, và chỉ 41 (31%) là bị phủ quyết.
“Họ thúc tôi làm những việc mà tôi có thể không làm,” anh nói. “Và thường thì, sự tình hóa ra lại tiến triển tới hoàn cảnh tốt đẹp nhất.”
Giá trị thị trường của Merrill
Giống như các thị trường khác, giá cổ phiếu Merrill phụ thuộc vào cung cầu thị trường, vốn dao động theo biên độ lớn tùy thuộc vào mức độ nổi tiếng của anh. Trong những năm gầy đây, sự quan tâm đã bắt đầu giảm xuống, và giá cổ phiếu của Merrill – một thời từng cao tới 18 đôla – nay giảm xuống còn khoảng 6,11 đô.
Còn đối với nhà đầu tư, với rất nhiều người đã mua với giá 1 đô/cổ, đây vẫn là một món hời lớn.
Merrill, trái lại, không thu lời từ những nỗ lực của mình. Trong quãng thời gian 10 năm tiến hành cổ phần chính mình, anh giữ phần tiền bán cổ phiếu trong tài khoản ngân hàng riêng không động đến.
Tới nay, anh vẫn đang đăng các lựa chọn trong cuộc sống của mình lên cho các cổ đông quyết định, mặc dù sức nặng của những lựa chọn ấy đã dần dần không còn như trước: (gần đây, ý định mua một túi đeo hông đã bị phủ quyết).
“Tôi có một ban cố vấn hết sức mạnh mẽ, những người có thể cho tôi lời khuyên hay câu trả lời về bất kỳ thứ gì,” anh nói. “Thật sự thì, ai mà không muốn như thế chứ?”
Theo The Hustle
Quốc Hùng biên dịch
Chúng ta thường có xu hướng mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn trong cuộc sống. Đôi khi, những sai lầm xuất phát từ chính bản thân mỗi người là nguyên do khiến cuộc sống của họ bế tắc, tù túng không lối thoát.
Cuộc sống có không ít cạm bẫy mà nhiều khi chính chúng ta tự đẩy mình xuống dưới. Vì sao bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, không hài lòng với cuộc sống? Tại sao bạn luôn cảm thấy ai đó ngoài kia còn có cuộc sống tốt hơn mình? Có thể nói nguyên nhân chủ yếu là bởi bạn đã rơi vào 3 “cạm bẫy” này:
Cái bẫy của tham vọng
Mong muốn, tham vọng là cái hố khó có thể lấp đầy trong mỗi người. Có nhiều người không thể dừng bước khi đối diện với tham vọng của bản thân. Khi không có tiền, trong lòng chỉ muốn có thể kiếm đủ tiền để tiêu xài là đủ, khi chưa có nhà thì mơ ước có một không gian nhỏ của riêng mình là đủ.
Nhưng đến khi đã có trong tay một số tiền tài nhất định, thì lại muốn có được càng nhiều hơn càng tốt. Khi đã sở hữu một ngôi nhà đàng hoàng rồi, thì lại cố gắng nhiều hơn nữa để có xe sang, biệt thự. Đó chính là biểu hiện bên ngoài của tham vọng, lòng tham không đáy của con người.
Khi một người không thể cảm thấy đủ, thỏa mãn với những gì mình đang có thì họ đã rơi vào chiếc bẫy của tham vọng. Mặc dù cảm thấy mệt mỏi khi theo đuổi không ngừng nghỉ những điều lớn lao hơn, tốt đẹp hơn nhưng họ vẫn không có cách nào dừng lại được. Mỗi ngày đều mong muốn có nhiều hơn nhưng lại không thể nào có được, vì thế nên họ suốt ngày than ngắn, thở dài, đau khổ không dứt.
Cái bẫy ganh đua so sánh
Trong cuộc sống này, hiếm ai có thể sống mà không so sánh bản thân với người khác. Người có ít tiền thì so sánh với kẻ không có tiền để tìm kiếm cảm giác thỏa mãn, hơn người “giả vờ”. Người có tiền lại so sánh mình với những kẻ giàu có, sang trọng, từ đó lại than thân trách phận, sống trong thất vọng, buồn bã.
Nhiều người cố đánh giá cuộc đời của mình bằng cách nhìn vào cuộc đời của người khác. Công việc của anh ấy trả lương cao hơn tôi. Bạn trai của cô ấy tốt hơn bạn trai của tôi. Con của họ thông minh hơn con của tôi. Thật là kỳ lạ!
Những người đó không biết rằng, ngọn núi này cao sẽ có ngọn núi khác cao hơn, mỗi người có một cuộc sống khác nhau, việc ganh đua, so sánh chẳng thể khiến ai đó tốt hơn hay giày có hơn. Ghen tỵ, so sánh mà không đạt được sự thắng lợi sẽ khiến cho họ mệt mỏi, mất cân bằng và cảm thấy dường như cuộc sống của mình thua kém người khác.
Chiếc bẫy của sự so sánh, ganh đua khiến cho bạn không phút giây nào được sống thanh thản với chính cuộc sống của mình. Bởi vì tâm trí luôn bận tìm kiếm những điểm người khác hơn mình, kém mình. Hãy nhớ rằng, mỗi người đều có một cuộc sống riêng và đó là kết quả của sự nỗ lực của mỗi cá nhân. Thay vì lãng phí thời gian để bực dọc bởi những thành tựu của người khác, chi bằng hãy tự vun đắp, xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho chính mình.
Cái bẫy tự cao
Nhiều người thích tự cho rằng bản thân mình đúng, là chuẩn mực của mọi người khác. Họ cảm thấy mình là một nhân vật hoàn mỹ, vô cùng tuyệt vời. Những đến khi thực tế chứng minh cho họ thấy những điểm khuyết thiếu, chưa hoàn hảo thì họ trở nên thất vọng, bất mãn.
Nhiều người dựa vào chuyện mình từng học tại một trường đại học danh tiếng, thì tự cho rằng bản thân là một nhân tài nên đặt ra những yêu cầu rất cao khi tìm kiếm công việc, tùy tiện nhảy việc khi cảm thấy không vừa lòng. Một chuyên gia nhân sự từng phân tích, nhiều người nhảy việc vì lí do muốn thể hiện giá trị cá nhân của họ tại nơi làm việc. Tuy nhiên, họ không nhận ra rằng, một cá nhân dù có giỏi đến đâu cũng không thể tạo ra giá trị lớn nếu như không thuộc về một tập thể.
Khi không xác định rõ ràng được mục tiêu của mình, phân tích những lợi thế, triển vọng của bản thân thì những quyết định vội vã sẽ khiến họ phải trả giá đắt.
Tuy nhiên, những người mắc vào cái bẫy của sự tự cao sẽ không thể nhận ra được sự sai lầm trong quan niệm của bản thân. Họ tìm cách đổ lỗi cho ngoại cảnh, rồi dằn vặt, tức giận khi không đạt được kết quả như ý. Nếu không thể thoát ra khỏi chiếc bẫy tự cao, cuộc sống của họ sẽ bị vây kín bởi sự mệt mỏi, bất mãn không cách nào hóa giải được.
Ba loại bẫy này thực sự là “hố sâu” trong cuộc sống, nhiều người mắc phải những lại không hề hay biết. Chỉ khi chúng ta có thể nhận ra chính xác nhu cầu của bản thân, nhận thức được trình độ, vị trí của chính mình, loại trừ những tham vọng quá mức thì mới có thể tìm thấy sự vui vẻ, thoải mái cho cuộc sống của mình.
Hãy vứt bỏ những bó buộc không cần thiết, ngừng so sánh, tiến về phía trước một cách từ tốn và sống thật tốt cuộc sống của chính mình. Đó mới là cách lựa chọn tốt nhất cho mỗi người. Khoan dung là gốc rễ của việc làm người, khi tâm an, mọi sự đều an.
![]() |
Cựu Phó Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Tài |
Huy Đức / (FB Truong Huy San)
Huawei có vai trò sống còn trong việc phát triển mạng 5G của Trung Quốc. Ảnh: Nikkei.
Huawei có vai trò chủ chốt trong sáng kiến hiện đại hóa công nghiệp Made in China 2025, mục tiêu mà các diều hâu ở Nhà Trắng nhắm đến.
Kỷ niệm thương đau với Bắc Kinh
Reuters đưa tin, Giám đốc tài chính (CFO) Mạnh Vãn Châu của Huawei bị bắt để nhằm điều tra cáo buộc công ty này đã sử dụng hệ thống ngân hàng toàn cầu để vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.
Mạnh Vãn Châu, con gái của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, và nhậm chức CFO từ năm 2011. Là một nhân vật có tiếng tăm trong công ty, Mạnh Vãn Châu được xem là người kế nghiệp cha trong tương lai.
Vụ bắt giữ này được truyền thông Trung Quốc mô tả là một vụ “bắt cóc”, “phá vỡ bầu không khí hòa giải đã được xây dựng trong cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần trước”.
Lĩnh vực công nghệ ngay lập tức bị đẩy ra tuyến đầu trong cuộc đàm phán kéo dài 90 ngày giữa 2 nước.
Với Bắc Kinh, vụ việc này nhắc lại lệnh trừng phạt không mấy dễ chịu của Mỹ đối với ZTE hồi tháng 4.
Nhà sản xuất thiết bị viễn thông bị cấm làm ăn với các nhà cung cấp Mỹ, cấm tiếp cận các loại chip điện tử và thành phần quan trọng, đẩy công ty đến bờ vực phá sản.
Tình trạng này chỉ được giải quyết vào tháng 7 sau một cú điện đàm trực tiếp giữa ông Tập Cận Bình và người đồng cấp phía Mỹ.
“Trái tim” của Made in China 2025
Hậu quả của lệnh cấm tương tự với Huawei có thể còn khắc nghiệt hơn. Huawei là công ty tư nhân có lợi nhuận lớn nhất của Trung Quốc, với lượng bán gấp 5 lần ZTE và là nhà xuất khẩu lớn nhất của nội địa.
Huawei dẫn đầu thế giới trong các ứng dụng có bằng sáng chế thế giới vào năm ngoái, theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ nhì thế giới, chỉ sau Samsung Electronics.
Tuy nhiên, việc nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi từng phục vụ trong quân đội là nguyên nhân gây ra quan ngại ở nhiều quốc gia. Ông Nhậm được cho là quản lý công nghệ truyền thông trong quân đội trước khi thành lập công ty vào năm 1987.
Huawei có vai trò chủ chốt trong sáng kiến hiện đại hóa công nghiệp Made in China 2025, mục tiêu mà các diều hâu ở Nhà Trắng nhắm đến.
Công ty này có vị trí trung tâm trong nỗ lực ứng dụng dịch vụ không dây thế hệ thứ 5 (5G). Hệ thống 5G có vai trò sống còn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ ô tô tự lái và Washington xem kế hoạch này của Bắc Kinh là một mối đe dọa.
Một ủy ban cố vấn Quốc hội Mỹ tháng trước cảnh báo, Bắc Kinh có thể thu thập các thông tin của Mỹ dễ dàng hơn nếu nước này đi đầu thiết lập được tiêu chuẩn không dây quốc tế.
Để cho Huawei nổi lên sẽ tiếp tục củng cố chiến lược quân sự của Trung Quốc và để ngỏ khả năng tấn công mạng, ủy ban này cho hay.
Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ cũng đang tiến hành các bước để chặn việc cung cấp các thiết bị truyền thông và camera giám sát cho các cơ quan chính phủ Mỹ từ 5 công ty công nghệ của Trung Quốc là Huawei, ZTE, Hangzhou Hikvision Digital Technology, Dahua Technology và Hytera Communications.
Bước thứ 2, Washington sẽ cấm các công ty trên khắp thế giới kinh doanh với các cơ quan chính phủ Mỹ nếu họ sử dụng các sản phẩm từ 5 công ty trên của Trung Quốc. Chính sách này sẽ có hiệu lực vào ngày 13/8/2020.
Kế hoạch Made in China 2025 của Bắc Kinh bắt nguồn từ mối lo ngại về việc tiếp tục phụ thuộc vào nguồn nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao. Trung Quốc hiện mua khoảng 70% chất bán dẫn từ các thị trường như Mỹ và Đài Loan.
Nếu Huawei bị chặn đường tiếp cận với các nhà cung cấp linh kiện ở nước ngoài, công ty này có thể buộc phải ngừng sản xuất, hứng chịu một đòn chí tử.
Tuy nhiên, Huawei có quan hệ kinh doanh mật thiết với các công ty Mỹ. Nhập khẩu bán dẫn của công ty này gấp khoảng 6 lần so với ZTE, bao gồm 1,8 tỷ USD từ Qualcomm và 700 triệu USD từ Intel. Nếu chính quyền Trump áp đặt lệnh cấm kiểu ZTE đối với Huawei, các công ty Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Kế hoạch Made in China 2025 được công bố vào năm 2015 với mục tiêu biến Trung Quốc thành siêu cường quốc chế tạo trên thế giới.
Kế hoạch này bao gồm toàn bộ những lĩnh vực như: Robot, tự động hóa, công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ, phương tiện sử dụng năng lượng thay thế (xe điện), vận chuyển cao cấp, thiết bị đường sắt tiên tiến, thiết bị điện và vật liệu mới (năng lượng mặt trời), phần mềm và công nghệ thông tin thế hệ mới, thiết bị viễn thông cũng như các máy móc nông nghiệp.
Trung Quốc còn có chiến lược phát triển riêng cho trí tuệ nhân tạo được phát hành vào năm 2017, mục tiêu biến Trung Quốc trở thành trung tâm đột phá công nghệ AI của thế giới vào năm 2030.
Những kế hoạch này rất táo bạo vì chúng không nhắm đến việc đưa các nhà sản xuất nội địa thống trị thị trường trong nước, mà chúng nhắm tới việc đưa Trung Quốc thống trị toàn thế giới.
Theo tri thưc trẻ
Hôm thứ Sáu (7/12), tại buổi điều trần trước tòa về việc bảo lãnh Giám đốc Tài chính Tập đoàn Huawei, Luật sư Hoàng gia Canada cho biết, bà Mạnh Vãn Châu (Wanzhou Meng) bị Mỹ truy nã vì liên quan đến tội lừa đảo.
Mạnh Vãn Châu liên quan đến lừa đảo, chính phủ Mỹ phát lệnh truy nã
Công tố viên người Canada John Gibb-Carsley nói với thẩm phán trong phiên tòa bảo lãnh bà Mạnh Vãn Châu tại ngoại hôm thứ Sáu rằng bà bị cáo buộc tội lừa đảo, do bà đã lừa dối nhiều ngân hàng về việc Huawei và Công ty Skycom Hồng Kông (được cho là làm ăn với Iran) không có mối quan hệ nào, nhằm né tránh trừng phạt của Mỹ đối với Iran từ năm 2009 đến năm 2014.
Tại tòa, Công tố viên John Gibb-Carsley cho biết, phía Mỹ cáo buộc bà Mạnh che giấu mối quan hệ giữa Huawei và Skycom, bà cần phải được dẫn độ đến Mỹ, để tiến hành tố tụng theo luật pháp Mỹ. Ngoài ra, trước khi Mỹ dẫn độ, Canada không được thả bà.
Sau khi bà Mạnh bị bắt, theo các quy định liên quan, bà đã yêu cầu “lệnh cấm đưa tin” (tức không được công khai thông tin ra bên ngoài), hôm thứ Sáu, lệnh cấm này đã được xóa bỏ trước khi diễn ra phiên điều trần tại tòa.
Ngày 1/12, bà Mạnh Vãn Châu bị bắt tại Sân bay Vancouver (Canada) khi đang chờ chuyển chuyến bay, Canada thực thi lệnh bắt giữ này là theo yêu cầu của chính phủ Mỹ. Công tố viên Canada nói, Mỹ yêu cầu dẫn độ bà Mạnh tới Mỹ vì liên quan đến tội lừa đảo.
Tờ The Globe and Mail tại Canada cho biết, tại tòa hôm thứ Sáu, bà Mạnh mặc bộ quần áo tù nhân màu xanh, không bị còng tay. Một phiên dịch viên ngồi cùng bà tại vị trí bị cáo.
Ngày 22/8, Mỹ phát đi lệnh bắt đối với bà Mạnh, tỉnh British Columbia (Canada) cũng đã phát lệnh bắt giữ cấp tỉnh đối với bà hôm 30/11.
Tại phiên tòa bảo lãnh, để ngăn cản bà được bảo lãnh, phía Viện kiểm soát Canada nói với quan tòa rằng, bà Mạnh có động cơ chạy trốn, bà và Vancouver không có bất cứ mối liên hệ nào có ý nghĩa, do bà có rất nhiều tiền nên dù tiền bảo lãnh có nhiều đi nữa thì đối với bà cũng không đáng kể gì. Phía kiểm soát nhắc tới việc bố của bà Mạnh đang có tài sản lên tới 3,2 tỷ USD (Đô la Mỹ).
John Gibb-Carsley còn nói, bảo lãnh tại ngoại là dựa vào “tín nhiệm”, bà Mạnh không có tư cách được bảo lãnh, bởi vì bà có “mô thức không thành thực trên diện rộng” (extensive pattern of dishonesty). Ngoài ra, công tố viên còn đặc biệt nhắc nhở quan tòa, Trung Quốc và Canada, Mỹ đều không hề có hiệp ước dẫn độ.
Phía Viện kiểm sát Canada bổ sung thêm, bà Mạnh thường xuyên ra nước ngoài, trong thời gian từ năm 2014 đến 2016, bà thường xuyên ra vào Mỹ, tuy nhiên, từ tháng 4 năm nay, sau khi biết được thông tin phía Mỹ triển khai điều tra đối với Huawei, bà đã né tránh đến Mỹ, lần cuối cùng bà vào và ra khỏi Mỹ là tháng 3/2017.
John Gibb-Carsley cho hay, bà Mạnh bị cáo buộc nhiều tội danh, một khi bị chế định, mỗi tội danh bị cáo buộc có thể phải chịu hình phạt tù cao nhất là 30 năm, do đó, nếu bà Mạnh được bảo lãnh, có thể có khả năng bà sẽ chạy trốn.
Tại tòa, phía Viện kiểm sát Canada đã đưa ra chứng cứ chứng minh Công ty Skycom Hồng Kông vẫn chịu sự kiểm soát của Huawei, ví dụ như một nhân viên của Skycom sử dụng hòm thư điện tử của Huawei (có đuôi @huawei.com), có nhiều tài khoản của Skycom được nhân viên của Huawei kiểm soát, có một số nhân viên của Skycom nói mình là nhân viên của Huawei.
Phía Viện kiểm sát Canada nói, giám sát điện tử mặc dù có thể giảm khả năng bà Mạnh chạy trốn, nhưng không thể nào hoàn toàn ngăn chặn được.
Tuy nhiên, tại tòa, Luật sư của bà Mạnh là David Martin cho biết, năm 2009, Huawei bán hàng cho Skycom, đồng thời cũng đưa ra nhiều lý do chứng minh bà Mạnh không có động cơ chạy trốn, trong đó có cả việc bà Mạnh và chồng bà mua tài sản tại Canada năm 2009, từ năm 2009-2012, con trai bà từng học tập tại Canada, cho đến việc bà có bệnh cao huyết áp và các bệnh khác, do đó không thể giam giữ bà lâu.
Luật sư David Martin nói, bà Mạnh đồng ý giao nộp tất cả hộ chiếu, bao gồm cả hộ chiếu còn thời hạn và đã hết hạn. Hiện tại bà Mạnh có 2 hộ chiếu, trong đó có hộ chiếu Hồng Kông đã bị tịch thu trong cùng ngày bà bị bắt, một cuốn hộ chiếu khác là hộ chiếu Trung Quốc hiện đang được gửi tới Canada.
Phía Viện kiểm sát Canada so sánh vụ án của bà Mạnh Vãn Châu với vụ án của Su Bin. Năm 2014, tỉnh British Columbia đã bắt một công dân Trung Quốc tên Su Bin vì đánh cắp bí mật quân sự của Mỹ, khi đó tòa án tỉnh British Columbia đã từ chối cho Su Bin được bảo lãnh.
Theo CBC đưa tin, Thủ tướng Canada Justin Trudeau chia sẻ với báo giới hôm 6/12 rằng, ông đã nhận dược thông báo về hành động bắt giữ trước vài ngày khi bà Mạnh bị bắt, khi đó ông không liên lạc với chính phủ Bắc Kinh hoặc Đại sứ Trung Quốc tại Canada về vụ việc này.
Mối quan hệ giữa Mạnh Vãn Châu và Bắc Kinh
Bà Mạnh Vãn Châu (tên tiếng Anh là Cathy hoặc Sabrina) không chỉ là Giám đốc Tài chính của Huawei, mà còn là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và là con gái của người sáng lập Tập đoàn Huawei.
CEO của Huawei đồng thời là người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi từng là người của quân đội Trung Quốc, phụ trách xây dựng mạng lưới thông tin trong quân đội.
Huawei và chính quyền Trung Quốc có mối quan hệ mật thiết, nhiều năm qua mối quan hệ này đã khiến cho tình báo nhiều nước phải chú ý, đồng thời cũng có nhiều lo lắng rằng liệu chính quyền Trung Quốc có thông qua các thiết bị của Huawei để tiến hành hoạt động gián điệp hay không.
Cựu Cục trưởng Cục Tình báo an ninh Canada Ward Elcock chia sẻ với CBC rằng, “Huawei về cơ bản là được chính quyền Trung Quốc kiểm soát.”
Trong Liên minh 5 mắt (Five Eyes), Mỹ và Úc đều đã cấm sử dụng thiết bị của Huawei, chính phủ New Zealand cũng đã cấm công ty viễn thông của mình sử dụng công nghệ 5G của Huawei. Tập đoàn Viễn thông Anh Quốc (BT Group) cũng đã dỡ bỏ thiết bị 3G, 4G của Huawei trong mạng di động của họ trong tháng 12 này. Trong tương lai mạng 5G của Anh Quốc cũng không sử dụng công nghệ của Huawei.
Michael Hayden – Cựu Cục trưởng Cục Tình báo Trung ương Mỹ trả lời phỏng vấn của tờ Australian Financial Review cho biết, các bằng chứng cho thấy Huawei đang giúp đỡ chính phủ Bắc Kinh tiến hành hoạt động gián điệp.
Truyền thông Úc gần đây cũng xuất bản một bài viết nói, quan chức Úc đã nhận được một bản báo cáo liên quan đến việc chính phủ Trung Quốc sử dụng Huawei để “xâm nhập vào mạng internet của nước khác”.
Theo “Luật tình báo quốc gia” (National Intelligence Law) của Trung Quốc, các cơ quan và tổ chức của Trung Quốc phải ủng hộ, giúp đỡ và phối hợp trong công tác tình báo quốc gia.
Quan chức cấp cao của 6 cơ quan tình báo lớn của Mỹ, trong đó có Cục Tình báo Trung ương, Cục Điều tra Liên bang và Cục An ninh nội địa đều đưa ra cảnh báo không nên sử dụng các sản phẩm của Huawei.
Huệ Anh / Trithucvn