Chanel dựng đền thờ Ai Cập giữa sàn diễn ở New York

Nhà mốt Pháp mang đến nét văn hóa của người Ai Cập cổ đại trong bộ sưu tập Pre-fall 2019.

Chanel dung den tho Ai Cap giua san dien o New York hinh anh 1
Ngày 5/12, Chanel đã tổ chức show diễn Pre-fall 2019 tại kinh đô thời trang New York. Nhà mốt Pháp tái dựng hình ảnh ngôi đền cổ Dendur ở Sackler trong khuôn viên của Viện bảo tàng nghệ thuật Metropolitan. Các người mẫu sải bước trong những trang phục lấy cảm hứng từ nền văn hóa Ai Cập cổ đại.
Chanel dung den tho Ai Cap giua san dien o New York hinh anh 2
Tượng nhân sư Giza thu nhỏ được đặt tại góc cuối của ngôi đền cổ Dendur. Đây là biểu tượng của tín ngưỡng tôn thờ mặt trời từ người Ai Cập cổ đại.
Chanel dung den tho Ai Cap giua san dien o New York hinh anh 3
Sắc vàng tượng trưng cho thần mặt trời, xuất hiện trên trang phục và trang sức của người Ai cập. Tông màu trở thành gam chủ đạo của nhà mốt Chanel trong show diễn năm nay. Những chiếc váy làm từ vải lanh mỏng thường được người Ai Cập sử dụng, được biến tấu khác biệt khi mix với áo khoác vải tweed đặc trưng của Chanel.
Chanel dung den tho Ai Cap giua san dien o New York hinh anh 4
Nền văn hóa Ai cập cổ đại còn được thể hiện thông qua kiểu trang điểm của người mẫu với đôi mắt Horus. Vị thần tượng trưng cho sự uyên bác, bảo vệ con người trước những điều tà ác trong cuộc sống.
Chanel dung den tho Ai Cap giua san dien o New York hinh anh 5
Những chiếc áo khoác vài tweed biến tấu với phần cổ to kết hợp hoa tai bản dài, khiến khán giả gợi nhớ đến hình ảnh của những Nữ hoàng Ai Cập.
Chanel dung den tho Ai Cap giua san dien o New York hinh anh 6
Giám đốc sáng tạo Karl Lagerfeld mang đến tinh thần Ai cập, thông qua mẫu túi xách lấy cảm hứng về Kim tự tháp.
Chanel dung den tho Ai Cap giua san dien o New York hinh anh 7
Vẻ đẹp mạnh mẽ của người phụ nữ hiện đại được nhà mốt Pháp thể hiện thông qua chiếc áo khoác vai ngang cùng quần da in vân cá sấu. Những người Ai Cập cổ đại tôn thờ Sobek, một vị thần đầu cá sấu liên quan sự màu mỡ của đất đai, bảo vệ sức mạnh của những vị Pharaong.
Chanel dung den tho Ai Cap giua san dien o New York hinh anh 8
Với bộ sưu tập Pre-fall, áo len luôn là món đồ không thể thiếu của Chanel. Tuy nhiên, items được biến tấu khác biệt bằng việc đan móc những sợi chỉ ánh vàng lấp lánh.
Chanel dung den tho Ai Cap giua san dien o New York hinh anh 9
Chanel còn thể hiện nét văn hóa của Ai Cập, thông qua họa tiết bọ hung in trên áo khoác lụa tay lửng. Người Ai Cập cổ đại cho rằng bọ hung là đại diện của thần mặt trời Khepri, biểu tượng của sự hồi sinh. Loài vật này được khắc họa trên đồ vật, hay đặt trên xác ướp để chống lại ma quỷ.
Chanel dung den tho Ai Cap giua san dien o New York hinh anh 10
Pharrell Williams diện set đồ nổi bật trên sàn diễn Chanel Pre-fall 2019. Chiếc áo vải len đan xen chỉ vàng lấp lánh, kết hợp cùng vòng cổ màu sắc lấy cảm hứng từ áo khoác của những vị vua Ai cập.

Thiên Minh / Ảnh: Getty Images, Vogue

Biệt thự Sài Gòn khiến gia chủ thích hơn ở khách sạn 5 sao

Trong khuôn viên ngôi nhà bề ngoài khác lạ có đầy đủ hồ bơi, thư viện, rạp chiếu phim.

Biệt thự Sài Gòn khiến gia chủ thích hơn ở khách sạn 5 sao

Đây là một công trình do kiến trúc sư Trần Lê Quốc Bình cùng các đồng nghiệp tại QBI Corp thiết kế và thi công, vừa mới hoàn thiện trong năm 2018 tại quận 2.

Biệt thự Sài Gòn khiến gia chủ thích hơn ở khách sạn 5 sao

Công trình là một ví dụ cho thấy thiết kế hướng đến người sử dụng chứ không nhằm thể hiện dấu ấn của kiến trúc sư. Chủ đầu tư là doanh nhân thành đạt, yêu cầu của họ về ngôi nhà rất rõ ràng. Đó là làm sao khi về nhà, họ phải thấy sướng hơn khi ở khách sạn, resort.

Biệt thự Sài Gòn khiến gia chủ thích hơn ở khách sạn 5 sao

Hai vợ chồng có sự khác biệt nhất định trong quan niệm về nhà ở, kiến trúc. Chồng thích sự độc đáo, mới lạ, còn vợ lại đề cao sự thực tế. Phần kiến trúc và ngoại thất đã đáp ứng mong muốn của người chồng, còn nội thất nhằm thỏa mãn những yêu cầu công năng mà người vợ đề ra.

Biệt thự Sài Gòn khiến gia chủ thích hơn ở khách sạn 5 sao

Kiến trúc mặt tiền ngôi nhà lấy ý tưởng từ những thửa ruộng bậc thang, sử dụng những đường cắt xéo và hình khối mạnh. Lam gỗ tạo điểm nhấn, đồng thời tăng đối lưu khí cho không gian bên trong.

Biệt thự Sài Gòn khiến gia chủ thích hơn ở khách sạn 5 sao

Thảm cỏ, cây xanh được chăm chút kỹ lưỡng, tạo góc nhìn đẹp từ bên trong nhà cũng như từ phía láng giềng nhìn sang

Biệt thự Sài Gòn khiến gia chủ thích hơn ở khách sạn 5 sao

Yếu tố mặt nước trong cảnh quan là hai hồ bơi và hồ cá, được chia ra bởi một mảng xanh tự nhiên một cách có ý đồ, cũng là sự dung hòa và đáp ứng nhu cầu khác biệt của cả hai vợ chồng.

Biệt thự Sài Gòn khiến gia chủ thích hơn ở khách sạn 5 sao

Phòng khách liên thông bếp. Hệ thống thang máy giúp việc di chuyển trong nhà đơn giản. Từ cả hai vị trí bàn khách và bàn ăn đều có thể nhìn ra hồ bơi.

Biệt thự Sài Gòn khiến gia chủ thích hơn ở khách sạn 5 sao

Gian bếp rộng, hình chữ L giúp gia chủ có thể thoải mái thể hiện tay nghề nấu nướng. Vật liệu ốp tường sáng bóng, dễ vệ sinh, đáp ứng yêu cầu sạch sẽ của người vợ.

Biệt thự Sài Gòn khiến gia chủ thích hơn ở khách sạn 5 sao

Phòng ngủ của con.

Biệt thự Sài Gòn khiến gia chủ thích hơn ở khách sạn 5 sao

Phòng ngủ bố mẹ, phía bên ngoài có một bàn làm việc nhỏ.

Biệt thự Sài Gòn khiến gia chủ thích hơn ở khách sạn 5 sao

Khu vực thay đồ nằm sát phòng tắm chính.

Biệt thự Sài Gòn khiến gia chủ thích hơn ở khách sạn 5 sao

Nhà tắm chính với bồn tắm lớn có cửa sổ được làm bằng kính ghép màu. Trong ngôi nhà có tất cả 7 nhà vệ sinh và nhà tắm.

Biệt thự Sài Gòn khiến gia chủ thích hơn ở khách sạn 5 sao

Rạp chiếu phim ngay trong nhà với màn hình tivi rộng và hai chiếc ghế sofa lớn.

Bản vẽ mặt đứng ngôi nhà 4 tầng.

Thái Bình / Ảnh: Quang Trần

Một mình nhà khoa học Trung Quốc thì không thể chỉnh sửa gen người, phía sau ông ấy là sự hỗ trợ của 2 công ty Mỹ

Một công ty nói rằng He Jiankui đã vi phạm điều khoản, một công ty không trả lời báo giới.

Vào năm 2015, một ủy ban 12 người – bao gồm cả hai nhà đồng phát minh ra công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR là Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier – đã cùng nhau tổ chức một Hội nghị thượng đỉnh quốc tế đầu tiên bàn về vấn đề chỉnh sửa gen người.

Trong hội nghị này, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã cùng đồng thuận trước một tuyên bố chung về trách nhiệm của mình, khi họ đang thực hiện các nghiên cứu thúc đẩy khoa học thay đổi vĩnh viễn DNA của loài người Homo sapiens.

Cùng với nhiều tiến bộ khác đang nảy sinh tự do bên trong chiếc tháp ngà sinh học, mối quan tâm khi đó là đâu đó trên thế giới sẽ có một nhà khoa học nào đó, chỉ cần là người có một chút chuyên môn về CRISPR, đã có thể tự khởi xướng và tiến hành một thí nghiệm chỉnh sửa gen người, để tạo ra những đứa bé “được thiết kế“.

Một mình nhà khoa học Trung Quốc thì không thể chỉnh sửa gen người, phía sau ông ấy là sự hỗ trợ của 2 công ty Mỹ - Ảnh 1.

He Jiankui (giữa) nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã tạo ra 2 đứa trẻ chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới

Và cũng không cần phải chờ đợi quá lâu, chỉ 3 năm sau, mối lo ngại của cộng đồng khoa học đã trở thành hiện thực. Tuần trước, một nhà khoa học người Trung Quốc tên là He Jiankui tuyên bố ông đã thực hiện một thí nghiệm đầu tiên như vậy.

Trong đó, He Jiankui nói mình đã sử dụng CRISPR để chỉnh sửa gen phôi thai và đưa phôi này vào tử cung một người phụ nữ. Kết quả, 2 đứa trẻ đầu tiên trên thế giới được chỉnh sửa gen đã ra đời.

Tin tức ngay lập tức bị lên án bởi gần như tất cả các nhà khoa học trên thế giới. Chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh điều tra, gọi đó là một sự vi phạm nghiêm trọng cả đạo đức và luật pháp, “cả hai đều gây sốc và không thể chấp nhận được“.

Nhưng sự việc không chỉ dừng lại ở biên giới Trung Quốc. Sự thật thì He Jiankui không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực CRISPR. Bởi vậy, ông ấy không thể tự mình làm tất cả để chỉnh sửa gen phôi thai người.

Hóa ra, trong suốt 6 năm nay, có 2 công ty công nghệ sinh học của Mỹ đã liên tục phát triển để đơn giản hóa, giảm giá thành và thời gian nhưng tăng độ chính xác của CRISPR. Hai công ty này đã giúp một nhà khoa học “nghiệp dư” cũng có thể chỉnh sửa gen người và tạo ra những đứa trẻ CRISPR. Và đó cũng là một sự thật nguy hiểm.

Một mình nhà khoa học Trung Quốc thì không thể chỉnh sửa gen người, phía sau ông ấy là sự hỗ trợ của 2 công ty Mỹ - Ảnh 2.

Việc chỉnh sửa gen đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, đến nỗi một nhà khoa học được coi là “nghiệp dư” như He Jiankui cũng có thể làm được

Theo biểu mẫu chấp thuận tự nguyện mà He Jiankui đưa cho các cặp vợ chồng tình nguyện viên, nhóm của ông tuyên bố sẽ sử dụng các vật liệu CRISPR được mua từ 2 công ty công nghệ sinh học của Mỹ.

Một công ty là Thermo Fisher Scientific có trụ sở tại Massachusetts, nhà cung cấp Cas9 – protein của vi khuẩn có khả năng bám vào DNA và cắt nó ra làm đôi. Công ty thứ hai là Synthego, một start-up ở khu vực vịnh San Francisco, cung cấp hướng dẫn tổng hợp RNA.

Nếu coi việc chỉnh sửa gen như cắt một miếng thịt, Thermo Fisher sẽ là nhà sản xuất dao và Synthego cung cấp những hướng dẫn sử dụng con dao đó. Hai công ty này đã giúp mọi đầu bếp nghiệp dư có thể tự mình nấu những món ăn phức tạp.

Vậy là, trong khi He Jiankui có thể đã dành ra 2 năm qua cho các nghiên cứu bí mật của mình, ông ấy đã không làm việc đơn độc. Các công ty CRISPR của Mỹ, nhiều trong số đó được thành lập hoặc tư vấn bởi các nhà khoa học lớn trong lĩnh vực di truyền, cũng đã nỗ lực khiến cho công việc chỉnh sửa gen ngày càng dễ dàng hơn.

Điều họ làm là biến CRISPR thành một công cụ giá rẻ, dễ tiếp cận, ngay cả với một nhà khoa học có ít kiến thức chuyên môn. Và giờ đây, họ đang phải học một bài học sau việc dân chủ hóa công nghệ đột phá ấy.

Một mình nhà khoa học Trung Quốc thì không thể chỉnh sửa gen người, phía sau ông ấy là sự hỗ trợ của 2 công ty Mỹ - Ảnh 3.

Synthego, đơn vị cung cấp những kit hướng dẫn tổng hợp RNA để thực hiện chỉnh sửa gen CRISPR

Paul Dabrowski, người đồng sáng lập Synthego năm 2012 với anh trai của mình Michael, nói: “Điều khó khăn là khi vật liệu rời khỏi tay chúng tôi để đến tay những người khác, không có cách nào kiểm soát được nó“.

Trở lại những năm 2012, khi Doudna và Charpentier, cùng với nhà tiên phong chỉnh sửa gen người Feng Zhang, vừa giới thiệu với thế giới về CRISPR – một công cụ cho phép thao tác trên gen nhanh hơn và dễ dàng hơn bao giờ hết – nhiều nhà công nghệ của Thung lũng Silicon như Dabrowskis (trước đó từng là kỹ sư tên lửa tại SpaceX) đã nhìn thấy một tương lai trong đó loài người có thể dùng những ống pipet để đánh máy lại bộ gen của mình. Họ ngay lập tức nắm lấy cơ hội ấy.

Dabrowskis thành lập Synthego và bắt đầu khởi động một Định luật Moore trong lĩnh vực chỉnh sửa gen — nguyên tắc ở đây là thu nhỏ, tự động hóa và song song hóa. Bằng cách tạo ra một số phần mềm mượt mà và thiết kế sử dụng trí thông minh nhân tạo, Synthego đã cung cấp được các lệnh hướng dẫn cấu trúc CRISPR nhắm vào bất kỳ gen nào của con người, chỉ với vài cú nhấp chuột, vài trăm USD và thời gian bằng với việc chờ lái xe giao hàng FedEx xuất hiện trước cửa nhà bạn.

Đầu năm nay, nhà khoa học Doudna cũng đã gia nhập hội đồng tư vấn của Synthego. Bà mô tả đó là một công ty thiết yếu, và đã phát triển đến độ chín để “sẵn sàng chuyển đổi ngành công nghiệp chỉnh sửa gen, bằng cách làm cho CRISPR đơn giản hơn, nhanh hơn và có giá trị hơn đối với các nhà sáng tạo trước đây không thể nhận ra toàn bộ tiềm năng của nó“.

Tất nhiên, nhóm của He Jiankui có thể tìm kiếm các thành phần CRISPR từ các nhà cung cấp khác hoặc tự làm ra chúng từ đầu trong phòng thí nghiệm của mình tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Nam, ở Thâm Quyến. Nhưng để tham gia vào cuộc đua chỉnh sửa gen và tạo ra một cột mốc lịch sử, đối với He Jiankui, cả thời gian lẫn tiền bạc đều quan trọng.

Tại Hội nghị thượng đỉnh quốc tế lần thứ hai về chỉnh sửa gen người, được tổ chức tuần trước tại Hồng Kông, He Jiankui nói rằng bản thân ông đã chi trả chi phí khám chữa bệnh và chi phí thí nghiệm mà không có tài trợ từ các công ty hoặc trường đại học nơi ông công tác.

Thậm chí, He Jiankui còn không được coi là một chuyên gia CRISPR vì trước đây ông chỉ được đào tạo để trở thành nhà sinh lý học. Vì vậy, việc đặt hàng các thành phần chỉnh sửa gen CRISPR từ một công ty đảm bảo hiệu quả chỉnh sửa cao – công cáo báo chí của Synthego tuyên bố đưa “kết quả chỉnh sửa gen chất lượng cao vào tầm với của tất cả các nhà nghiên cứu CRISPR” – là rất quan trọng cho một người có tham vọng nhiều hơn kinh nghiệm như He Jiankui.

Một mình nhà khoa học Trung Quốc thì không thể chỉnh sửa gen người, phía sau ông ấy là sự hỗ trợ của 2 công ty Mỹ - Ảnh 4.

Synthego trong một hoạt động quảng bá dịch vụ của mình

Synthego thừa nhận rằng các hướng dẫn tổng hợp RNA của họ có thể đã được sử dụng trong thí nghiệm chỉnh sửa phôi người. Nhưng họ không hề bán nó ra cho mục đích đó. Cả nhãn cảnh báo trên sản phẩm và các điều khoản bán hàng của công ty đều tin một dòng chữ viết hoa:

“CHỈ SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU, KHÔNG SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH Y TẾ HAY ĐIỀU TRỊ CHO CẢ CON NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT”.

Sau thông tin về nghiên cứu chỉnh sửa gen người của Trung Quốc, Synthego cho biết họ đang đánh giá lại quy trình sàng lọc và đặt hàng của khách hàng.

Hiện tại, công ty này đang sử dụng hệ thống hai bước. Đầu tiên là xác thực email của trường đại học tự động, tiếp theo là đánh giá thủ công bản lý lịch và ấn phẩm khoa học của người mua, để xác định xem họ có lịch sử nghiên cứu hợp pháp hay không.

Mặc dù vậy, không có bước sàng lọc nào trong hệ thống phát hiện ra dự án của He Jiankui, bởi ông ấy thực sự công tác tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Nam và có một hồ sơ xuất bản khoa học khá dày – mặc dù chủ yếu là trong lĩnh vực có liên quan là giải trình tự đơn tế bào.

Dabrowski cho biết còn quá sớm để đưa ra được những biện pháp phòng ngừa trong tương lai mà công ty sẽ sử dụng. Nhưng ông ấy quan tâm đến việc vay mượn một số bài học từ các ngành công nghiệp khác dựa trên sự tin tưởng.

Trong cùng một cách, Lyft và Uber đã xây dựng được lòng tin giữa những người lái xe và người đi xe với phương án xếp hạng sao. Vì vậy, có khi nào nên có một hệ thống tín dụng minh bạch cho các nhà khoa học để cung cấp biện pháp sàng lọc bổ sung?

Tôi không biết đây có phải là cách giải quyết vấn đề được hay không”,Dabrowski nói. “Nhưng nếu được, nó sẽ đưa tất cả mọi nhà khoa học vào làm việc cùng nhau, bên trong một hệ sinh thái nghiên cứu cực lớn”.

Một mình nhà khoa học Trung Quốc thì không thể chỉnh sửa gen người, phía sau ông ấy là sự hỗ trợ của 2 công ty Mỹ - Ảnh 5.

Thermo Fisher, một nhà cung cấp protein Cas9, được sử dụng trong các thí nghiệm chỉnh sửa gen CRISPR

Hệ sinh thái đó cũng sẽ bao gồm cả các công ty khác nữa, ví dụ như Thermo Fisher, một nhà cung cấp công cụ chỉnh sửa gen hàng đầu thế giới đang nắm giữ giấy phép cho các bằng sáng chế CRISPR cơ bản từ Zhang, Doudna, và Charpentier.

Bên cạnh các protein, các bản hướng dẫn và công cụ thiết kế CRISPR, Thermo Fisher cũng cung cấp các khóa đào tạo thực hành và một loạt hội thảo miễn phí trên website có tên là “Làm chủ nghệ thuật chỉnh sửa CRISPR” bằng tiếng Anh, tiếng Quan thoại và tiếng Hàn. Hiện tại, công ty này không lên tiếng bình luận về nghiên cứu của He Jiankui.

Như vậy, với sự công nghiệp và bình dân hóa CRISPR như hiện nay, có thể kết luận rằng chỉ với một sự đồng thuận toàn cầu sẽ là không đủ để ngăn chặn một nhà khoa học “vô nhân tính” tiếp tục tạo ra những đứa trẻ CRISPR.

Khoa học, nếu để tự các nhà khoa học điều tiết với nhau, đã và sẽ còn thất bại trong việc ngăn chặn những sự việc tương tự. Bởi vậy, chúng ta nhất thiết sẽ cần đến sự tham gia và cả trách nhiệm từ phía ngành công nghiệp.

Tham khảo Wired

Bầm dập từ thương chiến, kinh tế TQ “một đi không trở lại” dưới thời nước Mỹ của ông Trump

Bầm dập từ thương chiến, kinh tế TQ "một đi không trở lại" dưới thời nước Mỹ của ông Trump

Ảnh minh họa: Getty/Reuters

Cuộc đối thoại giữa ông Trump và ông Tập đã đem lại hy vọng hòa bình cho cuộc thương chiến. Dù vậy, mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ không bao giờ trở lại như xưa

Dưới đây là bài bình luận của ông David J. Lynch – nhà phân tích từng có nhiều bài viết trên Financial Times, Bloomberg, USA Today và Washington Post – về hậu quả lâu dài của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung:

90 ngày “đình chiến”

Sau bữa tối tại kì thượng đỉnh G20 hôm 1/12 vừa qua, ông Trump đã đồng ý hủy bỏ dự định tăng thuế quan vào ngày 1/1/2019 để đổi lại việc Trung Quốc tiếp tục thu mua nông sản và các mặt hàng công nghiệp của Mỹ.

Hai bên cũng có những cuộc đối thoại ban đầu về “thay đổi cơ cấu” trong một số hoạt động của Trung Quốc, bao gồm chuyển giao công nghệ, đánh cắp bí mật thương mại và hàng rào phi thuế quan. Mục tiêu là để đạt được thỏa thuận đảm bảo 90 ngày.

Thị trường sẽ vui mừng, vì ít nhất viễn cảnh tồi tệ nhất đã được ngăn chặn. Nhưng tôi không nghĩ Phương Tây sẽ quay trở lại giao dịch bình thường với Trung Quốc. Có quá nhiều vị thần đã bay ra khỏi đèn (gợi nhắc tới thần đèn trong truyện cổ tích “Aladdin và cây đèn thần” – ND),” Fraser Howie – tác giả của một cuốn sách viết về sự vươn lên của kinh tế Trung Quốc – chia sẻ trong một đoạn email.

Trong hơn 25 năm qua, các nhà sản xuất Mỹ đã ngày càng phụ thuộc hơn vào lực lượng nhân công giá rẻ Trung Quốc để sản xuất iPhone, quần áo và những linh kiện công nghiệp, khiến nhiều nhân công Mỹ mất việc ngay tại những trung tâm công nghiệp lớn của Mỹ.

Đổi lại, theo số liệu từ tổ chức nghiên cứu kinh tế tài chính Rhodium Group, Trung Quốc đầu tư hơn 140 tỉ USD vào Mỹ từ năm 2000, tăng cường độ liên kết giữa hai nền kinh tế “khổng lồ”, chiếm tới khoảng 40% giá trị thị trường thế giới.

Bầm dập từ thương chiến, kinh tế TQ một đi không trở lại dưới thời nước Mỹ của ông Trump - Ảnh 1.

Ông Trump và ông Tập quyết định tạm dừng cuộc chiến tranh thương mại. Ảnh: Pablo Martinez Monsivais/AP

Nhưng gần một năm sau khi Mỹ phát động chiến tranh thương mại, việc tăng cường các thuế quan, thắt chặt đầu tư và kiểm soát xuất khẩu đã làm “chao đảo” các nhà đầu tư và chính phủ Trung Quốc.

Cấm vận liên tục đã buộc nhiều công ty phải suy nghĩ lại về hợp tác kinh doanh với các công ty Trung Quốc. Bắc Kinh bắt đầu có những nỗ lực tự tách Trung Quốc khỏi đối tác khó lường Mỹ.

“Cả hai bên đều có những chính sách không thể nào nhượng bộ cho bên còn lại được. Vậy nên trông chờ vào ngày mọi thứ trở lại như xưa là điều bất khả thi. Chúng ta đã tiến vào thế giới mới rồi,” Wendy Cutler – một nhà đàm phán thương mại của Mỹ – lên tiếng.

“Đòn đánh đau đớn” khiến Trung Quốc phải thay đổi

Rất nhiều điều đã thay đổi trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh sau gần 2 năm từ khi ông Trump bắt đầu áp dụng chính sách cải tổ thương mại “Nước Mỹ trên hết” – và những sự kiện xảy ra sẽ không dễ dàng gì bị đảo ngược trở lại.

Nhiều nhà phân tích nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ có những thay đổi về bản chất của hệ thống nền kinh tế do nhà nước điều hành. Nhưng kể cả nếu Bắc Kinh có quyết định làm như vậy thật, và những thuế quan của Mỹ được gỡ bỏ hoàn toàn, thì những trở ngại với hàng hóa và vốn vẫn sẽ tồn tại.

Ông Trump đã sử dụng thuế quan làm “vũ khí” nhiều hơn bất kì nhà lãnh đạo nào khác của nước Mỹ kể từ những năm 1930.

Bầm dập từ thương chiến, kinh tế TQ một đi không trở lại dưới thời nước Mỹ của ông Trump - Ảnh 2.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty

Không chỉ có vậy, ông Trump còn ra nhiều “đòn đau đớn” khác, bao gồm hạn chế đầu tư Trung Quốc tại Thung lũng Silicon, lên kế hoạch hạn chế xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao, xem xét lại visa du học và khoa học, cáo buộc Trung Quốc vì hành vi “xâm lược kinh tế”.

Việc ông Trump áp thuế lên 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc đã buộc Trung Quốc phải trả đũa bằng việc mua đậu nành từ Brazil thay vì từ Indiana hay Iowa.

Sau khi Mỹ cấm vận ZTE với lý do hãng này vi phạm trừng phạt của Mỹ với Iran và Triều Tiên, công ty khổng lồ với khoảng 75.000 nhân công đã đứng trước nguy cơ sụp đổ. Nhờ có cuộc đối thoại với ông Tập Cận Bình, ông Trump mới đồng ý trì hoãn “án tử” và cho phép các công ty Mỹ tiếp tục trao đổi hàng hóa với ZTE.

Tuy nhiên, vụ việc nói trên cùng quyết định hồi năm 2017 của ông Trump về việc bán thiết bị bán dẫn cho các thương lái người Trung Quốc đã khiến ông Tập phải lên kế hoạch để nền công nghệ Trung Quốc phát triển theo hướng “tự lực cánh sinh”, tăng cường các nguồn hàng nội địa cho sản phẩm công nghệ quan trọng.

Ông Tập đã tự mình quảng bá chủ trương này, với các chuyến đi khắp vùng công nghiệp hiện đại của Trung Quốc ở miền nam và vùng đông bắc.

“Quá trình giảm phụ thuộc vào Mỹ về nguồn đầu vào nông nghiệp và công nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng,” nhà ngoại giao Mỹ Charles W. Freeman Jr. cho hay. “Công ty Mỹ tại Trung Quốc sẽ đưa một số cơ sở sản xuất sang Việt Nam và những nền kinh tế đang phát triển khác”.

Mỹ sẽ không nương tay

Tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ đã bắt đầu soạn thảo các quy định để hạn chế xuất khẩu các hạng mục công nghệ cao, bao gồm robot, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử.

Được xem là tương tự như phương pháp hạn chế thỏa thuận thời Chiến Tranh Lạnh với các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, động thái nói trên sẽ giúp đảm bảo an ninh quốc gia và vị thế đi đầu trong công nghệ của Mỹ.

“Trong những cuộc đối thoại thương mại trước đây, Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ trả lời các đòi hỏi, trong đó bao gồm nới lỏng kiểm soát xuất khẩu và chế độ đầu tư cởi mở hơn. Mỹ đang đi ngược hướng với Trung Quốc, và không giống như thuế quan, những quy định này không phải là thứ có thể cho và nhận,” ông Cutler đánh giá.

Mỹ tăng cường kiểm soát xuất khẩu do lo ngại rằng Trung Quốc đang cố gắng mua hoặc đánh cắp công nghệ để “vượt mặt” Thung lũng Silicon. Bắt đầu từ năm 2015, kế hoạch “Made in China 2025” đã được Bắc Kinh áp dụng đối với 10 lĩnh vực công nghệ nhằm chiếm vị thế dẫn đầu về công nghệ của Mỹ.

Ông Craig Allen – Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Mỹ-Trung Quốc – nhận định: “Cộng đồng phát triển và cộng đồng công nghệ cao của Trung Quốc đang tiến bộ rất nhanh. Những nhóm này được tài trợ rất nhiều và đang lan rộng trên khắp thế giới. Rất nhiều thành viên của chúng tôi muốn tham gia, muốn làm việc và trở thành đối tác với các công ty Trung Quốc.”

Trong khi đó, William Overholt – một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Châu Á Đại học Harvard – lại cho rằng: “Vấn đề của ông Trump là ông ấy đã yêu cầu Trung Quốc thay đổi cấu trúc kinh tế để trở nên giống Mỹ hơn. Chính quyền ông Trump cũng xác định Trung Quốc là đối thủ về kinh tế và chính trị. Những yêu cầu đó là không thể đàm phán và mọi người đều biết vậy.”

Các doanh nghiệp lớn đã ca ngợi quyết định của ông Trump và ông Tập khi làm giảm bớt mối nguy hại từ mức thuế quan cao – nguyên nhân khiến giá cả tăng cao cho người tiêu dùng, làm hẹp biên lợi nhuận và làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

Matthew Shay – Chủ tịch Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia – cho biết ông hy vọng thỏa thuận này sẽ dẫn đến việc loại bỏ tất cả thuế quan của giữa Mỹ và Trung Quốc.

Dean Garfield – Chủ tịch Hội đồng Công nghiệp Công nghệ thông tin – cũng kêu gọi đảo ngược lại chiến tranh thương mại.

Một ngày nào đó, điều này có thể trở thành sự thật. Nhưng đối với Trung Quốc và Mỹ, sẽ không thể trở lại thế giới như trước khi ông Trump nhậm chức.

“Kể cả khi các thuế quan từ chiến tranh thương mại giảm bớt, thì môi trường kinh tế và chính trị cũng đã thay đổi theo hướng bất lợi cho Trung Quốc. Đảo ngược thời gian là chuyện không thể. Các vấn đề lớn trên thế giới được tạo ra bởi chính sách công nghiệp khó lường của Trung Quốc đang trở nên mất kiểm soát,” nhà đàm phán thương mại Claire Reade kết luận.

theo Thời đại

Những ẩn số sau vụ Canada bắt giữ Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei

Những ẩn số sau vụ Canada bắt giữ Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei

Bà Mạnh Vãn Chu. Ảnh: Huawei.

Vụ Canada bắt giữ Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei diễn ra vào thời điểm nhạy cảm trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã làm dấy lên nhiều nghi ngại.

Bà Mạch Vãn Chu – con gái nhà sáng lập Tập đoàn Huawei của Trung Quốc, ông Nhậm Chính Phi, bị bắt tại Vancouver, Canada hôm 1/12 và đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ. BBC bình luận, vụ bắt giữ này diễn ra vào thời điểm nhạy cảm trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc và không có lợi cho thỏa thuận ngừng áp thuế kéo dài 90 ngày đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Argentina.

Canada nói gì?

Bộ Tư pháp Canada đã xác nhận thời gian và địa điểm bà Mạch Vãn Chu, Giám đốc phụ trách mảng tài chính toàn cầu kiêm Phó chủ tịch tập đoàn Huawei bị bắt giữ đồng thời nêu rõ: “Bà Mạch Vãn Chu phải trình diện tại phiên tòa sơ thẩm ngày 7/12 và phía Mỹ đang tìm cách dẫn độ đối tượng này”.

Bộ Tư pháp Canada cho biết cơ quan này không thể cung cấp thêm thông tin bởi bà Mạch Vãn Chu đã đề nghị một lệnh cấm công khai thông tin vụ bắt giữ và yêu cầu đã được tòa án chấp nhận. Người phát ngôn của Bộ Tư pháp Mỹ đã từ chối bình luận thông tin này.

Điều gì ẩn sau vụ bắt giữ?

Truyền thông Mỹ cho biết, giới chức nước này đang điều tra Huawei – một trong những tập đoàn sản xuất thiết bị mạng viễn thông lớn nhất thế giới với cáo buộc tập đoàn này đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.

Báo cáo đăng tải trên tờ New York Times cho biết, Bộ Thương mại và Bộ Tài chính Mỹ đã kiện Huawei vì nghi ngờ tập đoàn này vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Iran và Triều Tiên.

Trước đó, các nghị sỹ Mỹ nhiều lần cáo buộc Huawei là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ với lý do công nghệ của tập đoàn có thể được sử dụng để phục vụ hoạt động do thám của chính phủ Trung Quốc. Phản ứng trước vụ bắt giữ, Thượng nghị sỹ Mỹ Ben Sasse cho rằng, Trung Quốc đang thực hiện những hành vi gây tổn hại lợi ích an ninh quốc gia Mỹ “thông qua các tổ chức tư nhân”.

Trung Quốc và Huawei phản ứng

Theo thông báo của tập đoàn Huawei, bà Mạch Vãn Chu đã bị bắt giữ khi đang quá cảnh giữa các chuyến bay tại Canada. Tập đoàn này cũng khẳng định đã tuân thủ tất cả các quy định và điều luật tại những nơi tiến hành hoạt động, trong đó có cả quy định kiểm soát xuất khẩu thiết bị viễn thông và lệnh trừng phạt, điều luật của Liên Hợp Quốc, Mỹ cùng Liên minh Châu Âu”.

Trong khi đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada ngay lập tức ra tuyên bố phản đối vụ việc trên. Tuyên bố nhấn mạnh, Canada đã thực hiện theo yêu cầu của Mỹ, bắt giữ một công dân Trung Quốc không vi phạm luật pháp của Mỹ hay của Canada”. “Phía Trung Quốc đã bày tỏ sự phản đối với Mỹ và Canada, hối thúc các nước này ngay lập tức sửa chữa hành vi sai lầm và trả tự do cho bà Mạch Vãn Chu”.

Tại sao Huawei là mối lo ngại với Mỹ và phương Tây?

Huawei là một trong những nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới. Thời gian gần đây, tập đoàn này đã vượt Apple trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, sau Samsung. Chính phủ một số nước phương Tây lo ngại Bắc Kinh sẽ tiếp cận được mạng viễn thông 5G và các mạng thông tin của họ khác nhờ Huawei, qua đó mở rộng hoạt động do thám.

Sự lo ngại về an ninh đã khiến tập đoàn BT Group của Anh gỡ bỏ thiết bị của Huawei ra khỏi mạng cung cấp dịch vụ 3G và 4G và cho biết sẽ áp dụng nguyên tắc này đối với cơ sở hạ tầng viễn thông 5G. New Zealand đã cấm sử dụng trang thiết bị của Huawei do lo ngại ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, sau khi Australia áp đặt lệnh cấm tương tự đối với tập đoàn này và tập đoàn công nghệ ZTE của Trung Quốc.

Mỹ đã thực hiện nhiều vụ kiện đối với các công ty công nghệ của Trung Quốc với cáo buộc xâm nhập hệ thống an ninh mạng hoặc vi phạm biện pháp trừng phạt đối với Iran. Hồi đầu năm 2018, Mỹ đã cấm các công ty nước này xuất khẩu trang thiết bị cho ZTE khiến ZTE bị ảnh hưởng nghiêm trọng hay áp đặt biện pháp hạn chế xuất khẩu linh kiện cho công ty sản xuất chip của Trung Quốc Fujian Jinhua./.

theo VOV

%d người thích bài này: