Day: 02/12/2018
Hình ảnh quý giá về 36 phố phường Hà Nội một thế kỷ trước
Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình, tạo nên 36 phố phường Hà Nội rất độc đáo…
Phố Cờ Đen, nay là Phố Mã Mây
Phố Hàng Hòm.
Phố Hàng Hòm.
Múa rồng trên phố Hàng Quạt.
Phố Sinh Từ.
Phố Lò Rèn.
Phố Hàng Tre.
Chợ Đồng Xuân
Phố Hàng Nón.
Phố Hàng Đồng.
Phố Hàng Đồng.
Tháp nước Hàng Đậu.
Phố Hàng Thiếc.
Phố Quảng Đông, tức Phố Hàng Ngang.
Gia đình người Hoa trên phố Hàng Ngang.
Phố Hàng Mắm.
Phố Hàng Đào với đường ray xe điện chạy qua.
Phố Hàng Đào.
Đầu phố Hàng Đào, nhìn từ phía đài phun nước bờ hồ.
Phố Hàng Chén.
Phố Hàng Buồm.
Phố Hàng Bạc.
Phố Hàng Bạc.
Phố Hàng Bè.
Phố Hàng Trống.
Ô Quan Chưởng ở phố Hàng Chiếu.
Bến tre nứa bên sông Hồng.
Chợ tre nứa Hà Nội.
Cửa Đông thành Hà Nội.
Theo KIẾN THỨC
Donald Trump – Khắc tinh Trung Hoa mộng
Có lẽ con đường tiến đến “Giấc mộng Trung Hoa” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sớm về đích, nếu không bị một quả núi chắn ngang: Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cho đến nay, vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ gần như đã “phong tỏa” mọi con đường dẫn đến giấc mộng Trung Hoa của ông Tập, từ thương mại, kế hoạch Made in China 2025, sáng kiến Vành đai – Con đường cho đến hành vi tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông.
Đến thời điểm này, Mỹ đã áp đặt ba vòng thuế quan với hàng nhập khẩu Trung Quốc với tổng trị giá 250 tỷ USD. Ông Trump từng đe dọa đánh thuế lên hầu như tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc, với tổng giá trị khoảng 500 tỷ USD.
Cuộc chiến thương mại ông Trump đang tiến hành cũng là một đòn đánh vào kế hoạch Made in China 2025 của Trung Quốc.
Made in China 2025 đặc biệt chú trọng nâng cấp ngành sản xuất của Trung Quốc trong 10 lĩnh vực chiến lược. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, thay vì bỏ tiền của, công sức và thời gian để nghiên cứu và phát triển, Bắc Kinh bị cáo buộc đã tìm cách “đánh cắp công nghệ” của các nước khác, thông qua tin tặc, gián điệp, thôn tính công ty và chèn ép các công ty đầu tư vào Trung Quốc.
Trong báo cáo của Đại diện Thương mại Mỹ ngày 22/3, có đến hơn 100 lần cụm từ “Made in China 2025” được nhắc tới. Điều này cho thấy, quan ngại lớn nhất của Tổng thống Trump với Trung Quốc không phải thâm hụt thương mại, mà chính là kế hoạch Made in China 2025.

Về Biển Đông, ông Trump liên tiếp có những hành động cụ thể thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại đó như ký thông qua hoạt động tự do hàng hải nguyên cả năm, thay vì từng lần như thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Gần đây, ông thậm chí đã điều “pháo đài bay” B-52 bay sát các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc như một phần của “các hoạt động được lên lịch thường xuyên và được thiết kế để nâng cao khả năng phối hợp qua lại với các đối tác và đồng minh của chúng tôi trong khu vực”, theo lời Trung tá Dave Eastburn, phát ngôn viên Lầu Năm Góc.
Vào tháng 5, Mỹ đã làm Trung Quốc ê mặt khi không cho Bắc Kinh tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), vì “Trung Quốc tiếp tục các hoạt động quân sự hóa Biển Đông gây thêm rắc rối và làm mất ổn định khu vực”, theo lời của ông Christopher Logan, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ.
Quy tụ Nội các chống Trung
Kể từ khi tuyên bố áp dụng biện pháp về thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc hồi tháng 3, ông Trump đã bắt tay vào điều chỉnh lớn trong ban lãnh đạo Nhà Trắng, quy tụ đội ngũ toàn những người thông thạo về Trung Quốc. Có vẻ ông Trump đã chuẩn bị rất kỹ cho việc tiến hành một loạt biện pháp để “ra đòn” với Bắc Kinh nhằm giải quyết triệt để điều mà ông gọi là “mối đe dọa Trung Quốc”.
Từ tháng 3, ông Trump bắt đầu ra tay điều chỉnh lớn về nhân sự Nhà Trắng. Cố vấn kinh tế hàng đầu Gary Cohn xin từ chức do phản đối chính sách thu thuế đối với thép và nhôm, lập tức được ông Trump chấp thuận và thay thế bởi Larry Kudlow – một nhà bình luận nổi tiếng của kênh truyền hình CNBC. Sau khi được bổ nhiệm, ông Larry Kudlow đã nhiều lần chỉ trích hành vi mậu dịch không công bằng của Trung Quốc và kiên quyết ủng hộ chính sách đối với Trung Quốc của ông Trump.
Hầu như cùng lúc, cả hai chức vụ quan trọng hàng đầu là Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia cũng đổi chủ. Hai ông Rex Wayne Tillerson và Herbert Raymond McMaster có lập trường ôn hòa đã bị Tổng thống Donald Trump thay thế bởi Mike Pompeo và John Robert Bolton – những người có lập trường cứng rắn với Trung Quốc.
Sau khi cải tổ, vòng trung tâm quyền lực xung quanh Tổng thống Donald Trump gồm toàn những nhân vật bị Bắc Kinh coi là “diều hâu” đối với họ, gồm Ngoại trưởng Mike Pompeo, Cố vấn an ninh quốc gia John Robert Bolton, Chủ nhiệm Ủy ban mậu dịch Nhà Trắng Peter Navarro. Đại diện Thương mại Mỹ Robert Emmet Lighthizer và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Louis Ross…
Chỉ sau chưa đầy 2 năm cầm quyền, ông Trump đã khiến Trung Quốc phải nhiều phen điêu đứng. Ông đã thực sự nổi lên như một tượng đài đại diện cho nguyện vọng của người dân thế giới chống lại sự bá quyền của Trung Quốc cả trong kinh tế, chính trị và tín ngưỡng.
Daikynguyen
Phép thắng lợi tinh thần của Thủ tướng
JB Nguyễn Hữu Vinh

Thủ tướng và bệnh hoang tưởng?
Ngày 27/11, hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “ Việt Nam là trung tâm đồ gỗ và nội thất của thế giới “.
Sau đó, phát biểu tại lễ khai mạc ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest) tối 29/11 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nói rằng: “Đã đến lúc phải đi ra chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam”.
Những câu nói này, lại góp phần dày thêm trong bộ sưu tập những câu nói “để đời” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong thời gian chưa lâu kể từ khi ngồi ghế Thủ tướng – Những câu nói có tác dụng gây cười nghiêng ngả trong xã hội.
Kiểm lại quá trình phá biểu của Nguyễn Xuân Phúc, nhiều nhà báo, mạng xã hội đã tổng kết nhiều câu nói của ông, những câu nói mà khi người ta nghe, hết thảy đều ngạc nhiên không thể hiểu ông ta đang nói nhằm mục đích gì?
Để ru ngủ ư? Xưa rồi, ngày nay thông tin toàn cầu đã phổ cập khắp nơi, làm sao có thể ru ngủ người dân bằng những câu nói ngớ ngẩn?
Nhằm “chỉ đạo, gợi hứng” như một số báo chí cộng sản đang nịnh hót tô vẽ bưng bô chăng? Hoàn toàn không, chẳng có thể có sự chỉ đạo nào vượt ra khỏi thực tế cuộc sống, chẳng có điều gì có thể “gợi” khi mà không thể nào có “hứng”.
Nhiều người cố gắng tìm hiểu xem nguyên nhân nào những câu nói của Thủ tướng Chính phủ lại trở thành những câu chuyện hài cho muôn nhà?
Đặc điểm chung của những câu nói từ miệng Thủ tướng, là những câu nói sáo ngữ, hoàn toàn xa rời thực tế, lủng củng và dẫm đạp logic, đối chọi lẫn nhau không chỉ từ ngữ mà cả ý tứ.
Kèm theo đó, người ta phát hiện ra căn bệnh hoang tưởng thâm căn cố đế hoặc chứng “tự sướng” – nói theo ngôn ngữ dân gian hiện đại.
Đến bất cứ tỉnh, thành, địa phương nào, Thủ tướng cũng đều gào lên rằng nơi đây, tỉnh này phải là đầu tàu của cả nước, chỗ kia phải là “Trung tâm” hoặc “thủ phủ” của thế giới…
Người ta tính sơ sơ những bài phát biểu của Thủ tướng, thì con tàu Việt Nam ít nhất phải có 6 cái đầu là Vĩnh Phúc, Bình Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Long An và Cần Thơ… Và thực tế thì với nạn cát cứ một phương như hiện nay, thì Thủ tướng nói còn thiếu, bởi cả nước phải có 64 đầu tàu ở mỗi tỉnh, thành… mới đủ.
Cũng tương tự, cho đến nay Thủ tướng hứa rằng Việt Nam sẽ là thủ phủ của tôm, của đồ gỗ, của đồ điện tử và của… nông nghiệp cho toàn thế giới.
Nghe những lời phát biểu của ông Thủ tướng với những từ ngữ ông ta dùng, người ta có cảm giác ông ta thiếu khả năng về ngôn ngữ. Không đòi hỏi khả năng sáng tạo mà khả năng sử dụng của ông ta cũng rất yếu kém. Do vậy học được từ nào nghe lạ tai, ông ta bám vào đó như một thành ngữ quen thuộc mà không thể bỏ ra khỏi đầu óc, rồi cứ thế phun ra bất cứ nơi nào, địa điểm nào.
Điều này cũng không lạ, trước đây, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng đã một thời nổi tiếng với căn bệnh của con vẹt khi bất cứ đến đâu, ông ta cung chém tay như thật: Cần phải tỉm hiểu xem “Nuôi con gì? Trồng cây gì?”. Đến mức người dân đã ngao ngán trả lời: Thời dại Cộng sản tham nhũng hối lộ này thì tốt nhất chỉ nuôi con cave, trồng cây thuốc phiện là hiệu quả nhất, thưa Tổng bí Thư.
Thế nhưng, nghĩ vậy chắc chưa đủ và chưa đúng. Bởi cha ông ta vẫn dặn: “Cháu lú thì có chú nó khôn”. Chẳng lẽ một quan chức cộng sản cỡ bộ trưởng còn có cả bầy thư ký, mà Thủ tướng hết viện nọ, bộ kia, ban này ban nọ giúp việc lại để ông ta thiếu ngôn từ?
“Phép thắng lợi tinh thần”
Cách đây gần 100 năm, năm 1922, nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc cho ra đời tập truyện vừa “A Q chính truyện”. Tác phẩm này được coi là một kiệt tác văn học của Trung Quốc thời hiện đại.
Câu chuyện kể lại những hoạt động trong cuộc đời của nhân vật A Q, một anh chàng thuộc tầng lớp bần nông ít học và không nghề nghiệp. A Q nổi tiếng vì phép thắng lợi tinh thần”.
Nhà văn Lỗ Tấn đã khéo nêu bật được tính cách của những kẻ sử dụng “phép thắng lợi tinh thần” nhằm giải quyết những bế tắc, thất bại trong thực tế cuộc sống của chính mình.
Lần lượt tìm hiểu về nội dung “Phép thắng lợi tinh thần” mà Lỗ Tấn đã nêu ra qua nhân vật AQ, chúng ta không khỏi bàng hoàng về sự sao chép đến chuẩn mực như thế ở chế độ chính trị Cộng sản Việt Nam ngày nay.
Chẳng hạn, về xuất xứ nguồn gốc của AQ, Lỗ Tấn viết: “AQ không những tên, họ, quê quán đều mập mờ, cho đến “hành trạng” trước kia ra sao cũng không rõ ràng nốt”.
Thì quá đúng, hầu hết xuất xứ, tiểu sử của các nhân vật lãnh đạo Cộng sản Việt Nam kể từ Hồ Chí Minh cho đến các lãnh đạo ngày nay, đó là điều hết sức mập mờ và “hành trạng” cũng đều mập mờ nốt.
Chỉ có điều khác ở chỗ, với AQ, khi cãi lộn với ai, thì y mới trừng ngược mắt lên mà rằng: “Nhà tao xưa kia có bề có thế bằng mấy mày kia! Thứ mày thấm vào đâu!”
À, dù sao thì AQ còn tự hào được với bề thế nhà hắn. Còn lãnh đạo của Việt Nam thì khi cãi nhau, ra tòa đâu dám khoe bề thế mà chỉ thưa tòa rằng ngày xưa nhà tôi chỉ buôn chổi đót, chạy xe ôm, trồng cây cảnh mà bây giờ tài sản khủng khiếp như vậy đấy.
Thậm chí nhiều cán bộ lãnh đạo, tướng tá như Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh từng giữ chức nọ ngành kia mà chỉ cho đến khi ra tòa, dân mới ngã ngửa ra rằng hắn không hề biết một chút gì dù là a,b,c trong lĩnh vực được giao phụ trách.
Thậm chí, trước Quốc hội Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội. Thượng tướng Võ Trọng Việt từng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vẫn hồn nhiên đọc “Phê tê bốc” và đòi “chở đám mây điện tử” từ Hongkong về Việt Nam.
Chính vì thế, mới đây, quốc hội đã đưa dự thảo bàn bạc rằng thông tin về thân thế các lãnh đạo cũng sẽ là “bí mật quốc gia” đấy thôi.
Một đặc điểm nữa của “Phép thắng lợi tinh thần” của AQ là sự khiếp nhược, hèn hạ trước kẻ mạnh, nhưng chèn ép và hà hiếp những kẻ yếu, kém may mắn hơn mình.
Ai cũng biết chính phủ của Thủ tướng hèn hạ ra sao trước giặc ngoại xâm. Hàng loạt các cuộc biểu tình yêu nước bị đàn áp dã man, sự khiếp nhược khi bọn bành trướng xâm lược lãnh thổ và bắt bớ, tù đày những người cất tiếng nói vì Tổ Quốc, vì dân tộc đã thể hiện điều này. Thậm chí, có một thời, ngay cả cái tên Hoàng Sa – Trường Sa, Biển đảo… cũng đều bị coi là “phản động” nếu ai đó trót lỡ miệng nói ra.
Quan sát những hiện tượng này, người ta nhớ đến đoạn sau đây của nhà văn Lỗ Tấn: “Mặc dù đám sẹo đó cũng là vật sở hữu của y, nhưng xem trong ý tứ y thì hình như y cũng chẳng cho là quý báu gì, bởi vì y kiêng tuyệt không dùng đến tiếng “sẹo” và tất cả những tiếng âm gần giống âm “sẹo”. Về sau cứ mở rộng phạm vi dần, tiếng “sáng”, tiếng “rạng” cũng kiêng, rồi tiếng “đèn”, tiếng “đuốc” cũng kiêng tuốt”.
Chẳng cứ người nào, bất kỳ vô tình hay hữu ý mà phạm phải huý là A Q nổi giận, cái đám sẹo đỏ ửng lên, y nhìn để đánh giá đối thủ rồi kẻ ít mồm ít miệng là y chửi, kẻ sức yếu là y đánh. Nhưng chẳng biết thế quái nào, A Q thường vẫn thua nhiều hơn là được. Do đó y thay đổi dần dần chính sách, về sau chỉ lườm kẻ thù bằng một cặp mắt giận dữ nữa mà thôi”.
Nhìn những vụ án trả thù người yêu nước cách đẫm máu và sự quỵ lụy hèn hạ của chính phủ Việt Nam trước Trung Quốc xâm lược, người ta có thể nghĩ rằng những chi tiết đó, Lỗ Tấn đã từng viết cho chính phủ Việt Nam từ trăm năm trước.
Bởi ở đó, người ta thấy hình ảnh AQ khi bị đánh te tua thì tự an ủi: “chúng đang đánh bố của chúng”. Nhưng khi bị đánh tiếp thì:
“AQ hai tay cố giữ lấy cái đuôi sam, nghếch đầu lên nói:
– Đánh con sâu ! Được chưa ! Tớ là sâu ! Chưa thả ra à!”
“Phép thắng lợi tinh thần” là một sự tự an ủi bản thân, tự huyễn hoặc bản thân, tự thôi miên bản thân để giúp bản thân dễ dàng chấp nhận, bỏ qua cái thất bại.
Những thực tế cuộc sống người dân từ Thủ Thiêm cho đến mọi miền Tổ Quốc đang trở thành dân oan, những cảnh người dân cơ cực kéo nhau hàng ngàn hàng vạn người đi ra nước ngoài làm nô lệ. Lẽ ra đó là những nỗi nhục không che mặt vào đâu được, lại đã và đang trở thành niềm tự hào của chính phủ và Thủ tướng, ông cho rằng việc xuất khẩu lao động tới 135.000 người là “Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là Bộ hiện thân lòng nhân văn của một chính phủ phục vụ nhân dân”.
Thế rồi, khi nghe Thủ tướng chính phủ đến các địa phương và phát biểu những “giấc mơ” của mình, không chỉ có một cảm giác về một Thủ tướng hoang tưởng, mà người ta thấy rõ rằng cái “Phép thắng lợi tinh thần” đã được sử dụng nhuần nhuyễn đến mức nào.
Đã gần 100 năm trôi qua, quan sát tình hình chính trị hiện đại ở Việt Nam, người ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy một điều thú vị: Con cháu AQ không bị tiêu tán, trái lại đã phát triển rất rộng rãi sang tận Việt Nam, thậm chí đã trở thành những người lãnh đạo đất nước như Tổng Bí Thư, Thủ tướng chính phủ…
Tham khảo:
– Việt Nam phải là thủ phủ tôm của thế giới
– Thanh Hoá là một Việt Nam thu nhỏ
– Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước
– Khánh Hoà là hình mẫu của một chính quyền đối thoại
– Nghệ An phải là vùng đất khởi nghiệp và thu hút nhân tài
– Hà Tĩnh, Thanh Hoá là cực tăng trưởng mới
– Bắc Ninh phải là thủ phủ sản xuất điện tử sáng tạo của châu Á và thế giới
– Tây Nguyên là cô gái đẹp đang ngủ quên
– Quảng Nam phải trở thành một tỉnh giàu có toàn diện
– Bình Dương phải trở thành đầu tàu kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước
– Bình Phước phải là thủ phủ của nông nghiệp công nghiệp cao
– Cao Bằng phải là một hình mẫu vượt khó vươn lên thoát nghèo
– Ninh Bình phải được xây dựng thành một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế
– Bình Thuận phải trở thành trung tâm năng lượng sạch của Việt Nam
– Hà Nội phải là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo
– Thành phố Hồ Chí Minh phải là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông
– Đà Nẵng phải là thành phố độc đáo, độc nhất vô nhị trên toàn thế giới
– Đà Nẵng phải phát triển như Singapore và Hong Kong
– Hải Phòng phải là đầu tàu quan trọng của cả nước
– Ninh Thuận là Tây Á thu nhỏ của Việt Nam
– Đồng bằng sông Cửu Long phải là nền nông nghiệp thông minh
– Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước
– Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành một đầu tàu kinh tế
– Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước
– Cần Thơ phải là đầu tàu phát triển của vùng
– Phú Yên như cô gái đẹp ngủ quên”
G20: Vì sao Trump và Tập sẽ không đi tới thỏa thuận nào?
Khi hai nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới gặp nhau trong tuần này, cuộc chiến thương mại căng thẳng của họ là cơ sở để họ làm lành hoặc cách xa nhau hơn.
Donald Trump và Tập Cận Bình đã có một mối quan hệ gập ghềnh. Năm ngoái, Tổng thống Trump dường như là người xuống thang và Bắc Kinh ở thế “cửa trên”. Tổng thống Trump thậm chí không đổ lỗi cho Trung Quốc gây ra thặng dư mậu dịch – nói rằng đó là lỗi của các chính quyền Mỹ trước đó.
Đổi lại, Trung Quốc cho biết sẽ làm giảm rào thâm nhập thị trường đối với một số ngành, và các nhà đầu tư trên khắp thế giới thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng trong suốt năm 2018, mối quan hệ của họ rạn nứt nhanh chóng. Thuế quan trả đũa được nói trên twitter làm gia tăng một cuộc chiến thương mại đe dọa khả năng làm cho tất cả chúng ta nghèo đi.
Cuộc chiến thương mại sẽ là tâm điểm khi họ gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina.
![]() |
Chính quyền của ông Trump nói rằng Trung Quốc đã lợi dụng sự hào phóng của Hoa Kỳ và phải thay đổi điều đó. |
Trung Quốc muốn kiểm soát
Hoa Kỳ có mối quan ngại chính đáng về tiếp cận thị trường ở Trung Quốc, theo Viện Brookings. Nhưng thuế quan không phải lúc nào cũng là vấn đề.
Trên thực tế, Bắc Kinh đã giảm thuế và trong một số lĩnh vực, thuế suất còn thấp hơn các thị trường mới nổi khác.
Cái mà Trung Quốc cần phải thay đổi là làm sao chính phủ có thể giảm hạn chế sự tiếp cận của các công ty nước ngoài đối với người tiêu dùng.
Có những hạn chế trực tiếp đầu tư vào các lĩnh vực từ xe hơi, dịch vụ tài chính và viễn thông. Điều đó khiến các công ty nước ngoài khó đầu tư vào Trung Quốc, và họ khó bán hàng hóa cho khách hàng Trung Quốc mà không phải tham gia một dạng công ty liên doanh nào đó.
Đó là lúc mà các chủ đề chuyển giao công nghệ và các vấn đề sở hữu trí tuệ được đưa ra. Trung Quốc sẽ cần phải từ bỏ các quy định liên doanh của mình để xoa dịu Hoa Kỳ, và thật khó để nhìn thấy họ sẽ làm điều đó bởi điều mà Bắc Kinh khao khát nhất chính là kiểm soát.
Nếu Bắc Kinh cho phép các công ty nước ngoài đưa ra các điều kiện để đầu tư, về cơ bản nó sẽ thay đổi cách hoạt động của Trung Quốc. Trong một thời đại mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã kiểm soát nhiều hơn đối với nền kinh tế, chứ không bớt kiểm soát, điều đó là rất khó xảy ra.
Mất mặt đến thế là cùng
Tổng thống Trump làm những việc mà Trung Quốc khó còn chỗ nào để giữ thể hiện. Ông đã liên tục nói rằng ông sẽ áp thêm thuế quan với Bắc Kinh nếu họ không có hành động thỏa đáng, ngay cả khi việc áp thuế này có nguy cơ làm tổn hại tới các lá phiếu cử tri của chính ông.
Tại tất cả cuộc họp quốc tế lớn, Washington đã và đang nhắc nhở cộng đồng toàn cầu rằng Bắc Kinh có lỗi trong mối quan hệ này.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Apec gần đây, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence xúc phạm Sáng kiến Vành đai và Con đường – một phần quan trọng của chính sách kinh tế và nước ngoài của Trung Quốc – nói rằng sáng kiến này sẽ dẫn đến thực trạng các quốc gia chết trong nợ nần.
Ông cũng nói Hoa Kỳ đã cho đi nhiều hơn cái gọi là “vành đai thắt chặt hoặc đường một chiều”. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết các dự án của Trung Quốc thường trông vậy mà không phải vậy.
Và ngay cả trước thềm của cuộc họp G20, Larry Kudlow, giám đốc của Hội đồng Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, đã chỉ ra rằng sẽ không có thỏa thuận nào trừ khi “các vấn đề về đánh cắp tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ bắt buộc và thuế quan và hàng rào phi thuế quan” được giải quyết.
Đó kể như là mọi thứ đã giúp đưa nền kinh tế Trung Quốc đến được vị thế hôm nay. Trung Quốc sẽ không muốn có thỏa thuận nào mà lại không có gì bù lại.
![]() |
Hơn cả một cuộc chiến thương mại
Quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ chiến lược, kinh tế và chính trị quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Trong nhiều thập niên, quan hệ đối tác này đã mang lại kết quả.
Nhưng trong những năm gần đây – và đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Tập lên nắm quyền – Trung Quốc đã tự khẳng định mình trên trường quốc tế. Đôi khi điều này là do khoảng trống do Hoa Kỳ bỏ bễ tại châu Á do Washington phải bận rộn với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và các vấn đề nội địa của họ.
Trung Quốc đã thế vào vai trò cứu tinh tài chính, và có một cảm giác oán giận chính đáng tại Bắc Kinh rằng họ không nhận được sự công nhận xứng đáng.
Nhưng sau đó Trung Quốc cũng đã khởi động Sáng kiến Vành đai Con đường – ban đầu được định ra như một cách để tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nhưng ngày càng được xem là chủ nghĩa thực dân kinh tế của Trung Quốc.
Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng khiến nhiều người ở Washington lo ngại về mục đích thực sự của Trung Quốc trong khu vực là gì.
Vì vậy, cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh không chỉ đơn giản là về thương mại. Đó là một cách để chính quyền Trump cố gắng giữ cho Trung Quốc ngồi một chỗ, một nỗi sợ hãi mà nhiều người ở Bắc Kinh có, và đó là lý do tại sao hai bên khó có thể đạt được một thỏa thuận.
Và ngay cả khi Tổng thống Trump nói rằng ông có quan hệ cá nhân tuyệt vời với Chủ tịch Tập, chính quyền của ông nói rằng Trung Quốc đã lợi dụng sự hào phóng của Hoa Kỳ và phải thay đổi điều đó.
Vì vậy, đó là một bước tiến hai bước lùi. Trong bất kỳ đàm phán nào cả hai bên đều cần phải rời bàn thương lượng với cảm giác như họ đã đạt được điều gì đó, nếu không một thỏa thuận sẽ không thể tồn tại.
Đó là lý do tại sao rất nhiều người đang trông đợi vào ngày quan trọng nhất của thế giới, và tại sao gần như thượng đỉnh G20 sẽ không thể kết thúc với bất cứ điều gì ngoài một nụ hôn khách sáo, và có lẽ có cả lời tạm biệt lạnh lẽo và đắng lòng.
Karishma Vaswani
Phóng viên kinh doanh châu Á BBC / (BBC)