Cái đêm em ở với chồng-Thơ Đồng Đức Bốn

bb

I
Cái đêm em ở với chồng
Để ai hoá đá bên sông đợi đò
Cái đêm hôm ấy gió mùa
Tơ nhện giăng đến cổng chùa thì tan

II
Cái đêm lành lạnh gió mùa
Em trong chăn ấm có đùa với ai

Ngang trời tiếng vạc mảnh mai
Chém trăng đã đứt thành hai mảnh rồi
Mảnh nào em để cho tôi
Khi buồn chỉ đặt ngang môi làm kèn

Cuộc sống xa hoa tột bậc của Từ Hy Thái Hậu: Ăn 120 sơn hào hải vị mỗi bữa, có riêng một tuyến đường sắt đi lại trong cung

Từ vị thế của một phi tần chốn cấm cung, Từ Hy Thái Hậu đã dần dần chạm tay đến đỉnh cao quyền lực và cai trị nhà Thanh trong suốt gần 50 năm. Dù đã 109 năm trôi qua kể từ ngày bà mất, nhiều tranh cãi vẫn nổ ra xung quanh cuộc đời người đàn bà quyền lực này.

Sinh ngày 29/11/1835, từ nhỏ Từ Hy đã được tuyển vào làm cung nữ hầu hạ Hoàng đế Hàm Phong. Năm 1856, bà sinh hạ một hoàng tử, đặt tên là Đồng Trị, người sau này kế vị ngai vàng. Kể từ đây, cuộc sống của Từ Hy ngập trong nhung lụa, khác hẳn với đời sống kham khổ mà quần chúng thời đó đang phải chịu đựng.
Cuộc sống xa hoa tột bậc của Từ Hy Thái Hậu: Ăn 120 sơn hào hải vị mỗi bữa, có riêng một tuyến đường sắt đi lại trong cung - Ảnh 1.

Từ Hy Thái Hậu, người đã qua đời cách đây đúng 109 năm

Các nhà nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước có những tranh luận rất khác biệt về đóng góp của Từ Hy Thái Hậu đối với Trung Quốc. Một số người cho rằng, Từ Hy là một con người tàn bạo và độc đoán. Những quyết sách sai lầm của bà đã góp phần khép lại lịch sử phong kiến hàng nghìn năm văn hiến của Trung Quốc. Tuy vậy, phải thừa nhận rằng, nhiều thay đổi và cải cách dưới thời Từ Hy Thái Hậu là vô cùng cần thiết vào thời điểm đó.

Vậy thực chất cuộc sống quyền quý đằng sau cánh cửa Tử Cấm Thành của Từ Hy Thái Hậu có gì đặc biệt?

Cuộc sống xa hoa tột bậc của Từ Hy Thái Hậu: Ăn 120 sơn hào hải vị mỗi bữa, có riêng một tuyến đường sắt đi lại trong cung - Ảnh 2.

Ảnh biếm họa Từ Hy Thái Hậu trên bìa tạp chí “Le Rire” của Pháp, đăng ngày 14/07/1900

Từ Hy Thái Hậu rất sành điệu trong việc lựa chọn trang phục

Lúc còn trị vì, Từ Hy Thái Hậu được biết đến với gu thời trang đặc biệt và rất yêu thích việc đứng trước máy chụp hình. Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh hiện vẫn còn lưu giữ hơn 100 tấm ảnh tư liệu quý giá về Từ Hy Thái Hậu trong gần 30 bộ y phục rực rỡ và xa hoa.

Cuộc sống xa hoa tột bậc của Từ Hy Thái Hậu: Ăn 120 sơn hào hải vị mỗi bữa, có riêng một tuyến đường sắt đi lại trong cung - Ảnh 3.

Chân dung Từ Hy Thái Hậu, được cho là chụp vào năm 1903, với kiểu tóc búi hai bên đầu – một kiểu tóc vô cùng thịnh hành của phụ nữ dưới thời nhà Thanh.

Chất liệu những bộ y phục này phần lớn được làm từ lụa và được thêu thêm những viên ngọc trai thượng hạng, bên cạnh các món trang sức không thể thiếu như vòng ngọc, chuỗi hạt hay trâm cài tóc được làm hoàn toàn bằng vàng.

Có thể nói, quá trình làm tóc cho Từ Hy cũng tiêu tốn không ít thời gian. Bức ảnh dưới đây chính là toàn bộ 25 dụng cụ cần thiết để tạo nên kiểu tóc búi 2 bên cho bà, cũng như với các phi tần khác trong cung.

Cuộc sống xa hoa tột bậc của Từ Hy Thái Hậu: Ăn 120 sơn hào hải vị mỗi bữa, có riêng một tuyến đường sắt đi lại trong cung - Ảnh 4.

Một bộ dụng cụ tạo kiểu tóc được sử dụng trong cung điện nhà Thanh, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh.

Đường ray tàu hỏa ngay trong hoàng cung dành riêng cho Từ Hy Thái Hậu

Nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của Thái Hậu trong việc phát triển mạng lưới đường sắt ở Trung Quốc, Lý Hồng Giang, một đại thần trong triều đình nhà Thanh, đồng thời là một nhà ngoại giao kiệt xuất, đã đề ra ý tưởng xây dựng một đường ray đặc biệt dành riêng cho Từ Hy, chạy dọc xung quanh Tây Hoa Môn, một trong những Vườn thượng uyển nổi tiếng dành cho vua chúa nhà Thanh, tọa lạc ở phía Tây của Tử Cấm Thành.

Nằm giữa vườn uyển Bắc Hải Trung Nam Hải, đây là nơi Từ Hy Thái Hậu thường lui tới kể từ năm 1888.

Cuộc sống xa hoa tột bậc của Từ Hy Thái Hậu: Ăn 120 sơn hào hải vị mỗi bữa, có riêng một tuyến đường sắt đi lại trong cung - Ảnh 5.

Ảnh chụp toa tàu hỏa của Tuyến đường sắt Tử Quang Các

Được coi là tuyến đường sắt đầu tiên ở Trung Quốc dành cho hoàng gia, việc thi công bắt đầu được tiến hành vào năm 1886 và kết thúc vào năm 1888. Tổng chiều dài quãng đường là khoảng 1510 mét, nối Nghi Loan Điện, vườn uyển Trung Nam Hải – nơi ở của Từ Hy – với Tĩnh Tâm Trai, vườn uyển Bắc Hải – nơi Thái Hậu thường lui tới để dùng bữa.

Trong suốt chuyến đi, điểm dừng chân nghỉ ngơi sẽ được bố trí tại Tử Quang Các, đây cũng chính là tên gọi chính thức cho tuyến đường sắt đảm nhiệm việc vận hành chuyến tàu này.

Cuộc sống xa hoa tột bậc của Từ Hy Thái Hậu: Ăn 120 sơn hào hải vị mỗi bữa, có riêng một tuyến đường sắt đi lại trong cung - Ảnh 6.

Bản đồ minh họa chi tiết sơ đồ tuyến đường sắt Tử Quang Các được xây dựng ở phía tây Tử Cấm Thành.

Để thể hiện quyền uy của mình, Từ Hy yêu cầu các toa tàu phải được trang trí với từng màu sắc rèm cửa khác nhau sao cho phù hợp với địa vị của hành khách ngồi trên đó, chẳng hạn với toa tàu chở Thái Hậu và Hoàng đế Quang Tự, rèm cửa sẽ có màu vàng, đối với các thành viên hoàng tộc thì màu đỏ sẽ được sử dụng. Cuối cùng là màu xanh dương dành cho quan đại thần của triều đình.

Đáng tiếc, toàn bộ tuyến đường sắt này đã bị Liên minh 8 nước phương Tây phá hủy vào năm 1900 trong cuộc chiến tranh thuốc phiện.

Mỗi bữa ăn của “Đại lão Phật gia” thường bao gồm 120 món sơn hào hải vị

Không chỉ có Ngự Thiện Phòng, nơi phục vụ các món ăn dành cho cung tần mĩ nữ của Hoàng đế, Từ Hy Thái Hậu còn cho phép thành lập một cơ quan có tên là “Bào Tây” ngay trong nội cung, mục đích là để chăm lo bữa ăn cho riêng mình Thái Hậu.

Được chia làm 5 khu chính, mỗi bộ phận trong Bào Tây lại phục vụ một danh mục riêng, cụ thể gồm có khu chuyên về món thịt, khu đồ chay, khu chuyên về các món cơm-bún-miến, khu đồ ăn vặt và khu chuyên về các món bánh ngọt.

Cuộc sống xa hoa tột bậc của Từ Hy Thái Hậu: Ăn 120 sơn hào hải vị mỗi bữa, có riêng một tuyến đường sắt đi lại trong cung - Ảnh 7.

Một bữa ăn hoàn chỉnh của Từ Hy Thái Hậu đã được phục dựng lại và được trưng bày tại Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh.

Theo thống kê, mỗi đầu bếp làm việc ở Bào Tây có thể chế biến được hơn 400 kiểu bánh ngọt, 4000 món ăn khác nhau, thậm chí có những món thuộc hàng cao lương mĩ vị, có thể kể đến như tổ chim yến, vây cá mập hay tay gấu.

Nhiều giai thoại còn kể rằng, Từ Hy thậm chí đã từng thưởng thức gần 150.000 quả táo trong vòng 1 năm. Tuy vậy, đây hoàn toàn chỉ là lời đồn vô căn cứ. Thay vì thưởng thức chúng, Thái Hậu chỉ chọn những quả táo thơm ngon nhất để ngửi lấy mùi hương. Những quả táo sau khi không còn tươi nữa sẽ lập tức bị đem bỏ và thay thế bởi những quả mới hơn.

Cuộc sống xa hoa tột bậc của Từ Hy Thái Hậu: Ăn 120 sơn hào hải vị mỗi bữa, có riêng một tuyến đường sắt đi lại trong cung - Ảnh 8.

Từ Hy Thái Hậu cũng rất yêu thích các món lẩu. Nồi lẩu được dùng trong hoàng cung thường được làm bằng chất liệu gốm, sứ tráng men, hợp kim bạc đồng có hoặc không có mạ vàng.

Chó cưng của Từ Hy Thái Hậu cũng có nô tài hầu hạ riêng

Nuôi chó trong cấm cung là một thú vui phổ biến của giới hoàng tộc nhà Thanh. Theo cuốn “Nén nhang Hoàng tộc” của Der Ling, một tì nữ của Từ Hy Thái Hậu và là con gái của một quý tộc Mãn Châu, Từ Hy có hơn 20 loài chó cảnh khác nhau, trong số đó, chú chó sư tử được bà yêu mến hơn cả.

Thay vì nhốt trong cũi, bà thường cho chó sống trong một căn nhà dựng bằng tre nứa, bên ngoài có 4 thái giám túc trực và chăm sóc thường xuyên.

Ngoài ra, chúng cũng được mặc những bộ quần áo được thiết kế riêng, được dệt bằng vải satin và thêu hình bông hoa cúc, hoa hải đường bằng chỉ lụa vàng.

Cuộc sống xa hoa tột bậc của Từ Hy Thái Hậu: Ăn 120 sơn hào hải vị mỗi bữa, có riêng một tuyến đường sắt đi lại trong cung - Ảnh 9.

Một mẫu áo dành cho chó cưng giai đoạn cuối triều đại nhà Thanh.

Từ Hy được mai táng và chôn cất cùng với số châu báu trị giá 1,2 triệu lạng bạc

Cuộc sống xa hoa tột bậc của Từ Hy Thái Hậu: Ăn 120 sơn hào hải vị mỗi bữa, có riêng một tuyến đường sắt đi lại trong cung - Ảnh 10.

Con thuyền “vàng mã” dùng để đưa tiễn Từ Hy Thái Hậu

Từ Hy Thái Hậu qua đời tại Nghi Loan Điện vào ngày 15/11/1908, chỉ một ngày sau khi hoàng đế Quang Tự băng hà. Đám tang của bà được tổ chức linh đình trong suốt cả năm. Theo ghi chép của hoàng gia nhà Thanh vào thời điểm đó, Từ Hy Thái Hậu được chôn cất cùng với vô số vàng bạc châu báu cũng như các vật phẩm quý giá khác, trị giá lên đến 1,2 triệu lạng bạc.

Để đưa tiễn Thái Hậu về suối vàng và nguyện ước cho bà có được cuộc sống tốt hơn ở kiếp sau, người ta thậm chí còn cho hỏa thiêu một con thuyền “vàng mã” cỡ lớn ở Đông Môn Tử Cấm Thành vào ngày 30/08/1909. Con thuyền có chiều dài là 72m, rộng 7m và được làm từ gỗ thượng hạng, trang trí bằng các họa tiết từ lụa cao cấp. Trên thuyền được chất rất nhiều mô hình giấy tượng trưng cho các tòa tháp, đình, phòng ốc cũng như nhiều hình nhân người hầu trong bộ quần áo thật.

Sau lễ tang, thi thể bà được an táng tại khu Thanh Đông Lăng nhưng đã bị quân đội của lãnh chúa Tôn Điện Anh cướp bóc và phá hoại vào năm 1928.

Cuộc sống xa hoa tột bậc của Từ Hy Thái Hậu: Ăn 120 sơn hào hải vị mỗi bữa, có riêng một tuyến đường sắt đi lại trong cung - Ảnh 11.

Trên thuyền người ta để nhiều hình nhân người hầu trong bộ quần áo thật.

Nguồn: South China Morning Post

Đà Lạt vừa có ngôi làng thu nhỏ châu Âu mới

Đà Lạt quả là vùng đất luôn khiến người khác phải bất ngờ. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã tường tận mọi ngóc ngách của thành phố này thì đùng, sẽ có một nơi nào đó mới toanh xuất hiện và làm bạn lại “cuồng chân” muốn lên đường khám phá thêm nữa!

Mới đây nhất, giới trẻ đã được dịp phát sốt trước sự xuất hiện của một địa điểm mới toanh và cực kì chất vừa xuất hiện trên Đà Lạt . Đó chính là ngôi làng theo phong cách châu Âu nằm ngay bên hồ Tuyền Lâm nổi tiếng của thành phố sương mù.

Đà Lạt vừa có ngôi làng thu nhỏ châu Âu mới cực hợp để ghé thăm mùa đông này! - Ảnh 1.
Đà Lạt vừa có ngôi làng thu nhỏ châu Âu mới cực hợp để ghé thăm mùa đông này! - Ảnh 2.

Ngôi làng châu Âu mới nổi tại Đà Lạt (Ảnh: Check-in Vietnam)

Từ những góc trên cao, khung cảnh nơi đây thực sự không khác gì những thước phim điện ảnh mà chúng ta vẫn thường được thấy trên màn ảnh rộng. Một bên là núi đồi xanh mượt, một bên là rừng thông hùng vĩ, xa xa là mặt hồ yên ả và ngay khu vực chính giữa là hàng loạt những căn biệt thự với mái ngói cao trắng muốt.

Đà Lạt vừa có ngôi làng thu nhỏ châu Âu mới cực hợp để ghé thăm mùa đông này! - Ảnh 3.
Đà Lạt vừa có ngôi làng thu nhỏ châu Âu mới cực hợp để ghé thăm mùa đông này! - Ảnh 4.
Đà Lạt vừa có ngôi làng thu nhỏ châu Âu mới cực hợp để ghé thăm mùa đông này! - Ảnh 5.

Khung cảnh lãng mạn và thơ mộng hệt như phim điện ảnh! (Ảnh: Check-in Vietnam)

Được biết ngôi làng này toạ lạc tại một resort ở khu du lịch hồ Tuyền Lâm. Đây là khu nghỉ dưỡng cao cấp với không gian lãng mạn và được mô phỏng theo hình ảnh của những vùng quê yên tĩnh, thanh bình.

Đà Lạt vừa có ngôi làng thu nhỏ châu Âu mới cực hợp để ghé thăm mùa đông này! - Ảnh 6.

Ảnh: @chiakiindalat.

Đà Lạt vừa có ngôi làng thu nhỏ châu Âu mới cực hợp để ghé thăm mùa đông này! - Ảnh 7.

Ảnh @chiakiindalat.

Đà Lạt vừa có ngôi làng thu nhỏ châu Âu mới cực hợp để ghé thăm mùa đông này! - Ảnh 8.

Ảnh @chiakiindalat.

Dù là sáng sớm hay chiều tối, dù là đứng trên cao hay ở dưới, lúc nào bạn cũng đều có thể săn những khoảnh khắc đẹp tại đây. Bất kì người trẻ nào từng một lần đặt chân đến ngôi làng này đều chia sẻ rằng họ không khỏi choáng ngợp trước tính thẩm mỹ cũng như sự tỉ mỉ, chỉnh chu của địa điểm này.

Đà Lạt vừa có ngôi làng thu nhỏ châu Âu mới cực hợp để ghé thăm mùa đông này! - Ảnh 9.

Ảnh: @jennyriccikahn.

Đà Lạt vừa có ngôi làng thu nhỏ châu Âu mới cực hợp để ghé thăm mùa đông này! - Ảnh 10.

Ảnh: Trần Nguyễn Tố Uyên.

Tuy mới đi vào hoạt động một thời gian ngắn nhưng ngôi làng này đã được giới trẻ check-in liên tục. Giờ đã gần hết tháng 10 và chuẩn bị bước sang tháng 11, chính là thời điểm tuyệt vời nhất trong năm để đi Đà Lạt chứ còn gì nữa. Trước khi đến đây nhớ tham khảo giá để có sự lựa chọn phù hợp nhất với túi tiền nhé!

Theo Tai Tria / Helino

Bạch Thái Bưởi, vị doanh nhân khí phách Việt

Hình ảnh VinFast như muốn nói cho những nước phát triển biết rằng Việt Nam hôm nay có thể làm được điều gì như thể gợi lại bóng hình của một vị tiền nhân của hơn 80 năm về trước, người đã dành trọn cuộc đời để tạo nên niềm tự hào Việt. Ông là Bạch Thái Bưởi.

“Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”

Năm 1909, một cuộc cạnh tranh đã trở thành chuyện truyền kỳ được kể lại, giữa một bên là vị doanh nhân người Việt: Bạch Thái Bưởi và bên kia là liên minh Tây – Tàu quyết tâm bóp chết vị doanh nhân người Việt dám phá bĩnh thế độc quyền trong vận tải thủy của người Pháp và người Hoa.

Thời điểm ấy, doanh nhân Bạch Thái Bưởi vừa rời bỏ công việc “thầu chợ” và “cầm đồ” để thuê 3 chiếc tàu vừa hết hạn hợp đồng với nhà nước của một người Pháp, sau đó cho mở 2 tuyến Nam Định – Hà Nội và Nam Định – Bến Thủy (Nghệ An).

Liên minh Tây – Tàu quyết đánh bật kẻ không biết trời cao đất dày này bằng việc “đua vốn”. Họ cho hạ giá vé gấp 2 lần. Bạch Thái Bưởi không khoan nhượng, lại hạ thêm một giá nữa. Liên minh Tây – Tàu liền hạ 3 lần.

Cứ thế, giá vé tuyến Hà Nội – Nam Định từ 40 xu ban đầu kéo xuống còn 5 xu. Khỏi nói cũng biết là cả hai bên đều lỗ chổng vó. Liên minh Tây – Tàu có vốn mạnh và quyết tâm tiêu diệt Bạch Thái Bưởi.

Trong tình thế đó, Bạch Thái Bưởi đã tung ra thứ vũ khí cuối cùng, một thứ mà liên minh Tây – Tàu vĩnh viễn không bao giờ có được: ông là người Việt Nam và kinh doanh trên đất nước Việt Nam.

Đất nước ta khi đó mang thân phận của một nước thuộc địa nhưng dân ta vẫn kiên cường, mang một lòng tương thân tương ái, một tinh thần dân tộc từ tiếng trống Mê Linh. Và Bạch Thái Bưởi đã cho đổi tên các con tàu của mình thành Lạc Hồng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi…

Ông diễn thuyết về lòng tự hào dân tộc, nói lên khí phách người Việt Nam, nói lên niềm khao khát được chấn hưng công nghiệp, làm giàu cho đất nước Việt Nam. Ngoài ra, ông còn cho treo một cái ống trên tàu, hòng nhắn gửi một nhà từ thiện nào đó giúp đỡ bằng cách bỏ tiền vào, để ông giảm lỗ, để có thêm tiền mà cạnh tranh với ngoại bang. Kết quả?

Người dân nước Việt bỏ tàu của Pháp, của Hoa, mà ùn ùn đi tàu của Bạch Thái Bưởi. Đoàn tàu của ông lớn mạnh dần khi mua ngược lại những con tàu phá sản của người Hoa, đồng thời còn mua một xưởng đóng và sửa chữa tàu.

Đến năm 1919, doanh nghiệp Bạch Thái Bưởi đóng con tàu Bình Chuẩn huyền thoại với chiều dài 42 mét, cao 3,6 mét, tải trọng 600 tấn và công suất đạt 450 mã lực. Đó là con tàu hiện đại đầu tiên hoàn toàn do người nước Nam làm ra.

Chuyến tàu đi từ Hải Phòng xuống Sài Gòn trong sự chào đón của người miền Nam, như biểu trưng của sự đoàn kết dân tộc và rằng nước ta có thể làm được những gì?

Khải Định chính yếu chép lại lời của vua Khải Định nói với quần thần ngày hôm ấy: “Nước ta vốn dĩ của ít, thợ vụng, nếu không có Bưởi dám bỏ tiền ra thì đâu có việc cho Phúc thi thố (Phúc là Nguyễn Văn Phúc – đốc công của xưởng tàu), mà không có tài khéo của Phúc thì tiền của Bưởi cũng bỏ phí mà thôi. Hai người này đã nêu cao tấm gương về sự tiến bộ, văn minh cho người nước ta mai sau soi vào”.

Kế đó, vua phong thưởng cho Bạch Thái Bưởi và đốc công xưởng tàu Nguyễn Văn Phúc.

Bạch Thái Bưởi được ghi nhận là vị doanh nhân Việt Nam đã đánh bật liên minh Tây – Tàu ở cái nơi mà ngỡ rằng sẽ không có chỗ cho người Việt chen chân vào.

Nhưng không chỉ có thế, bằng tinh thần đó, ông đã tạo nên một trào lưu đến hôm nay vẫn còn ở lại: “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

Chiến thắng của ông trước liên minh Tây – Tàu tạo thành niềm khích lệ lớn cho lớp doanh nhân đời đầu của Việt Nam trong thế kỷ 20. Chiến lược “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” cũng thành công rực rỡ ở các mảng sản xuất, kinh doanh với cảnh người Việt chen chúc mua hàng Việt dù chất lượng có thể kém đi đôi chút so với hàng Tây, hàng Tàu.

Nhưng, đó là thứ cảm giác của sự dựng xây một khí phách Việt trong giai đoạn đất nước điêu tàn, đang chịu sự xâm lấn của ngoại bang.

“Tôi muốn làm cho Hà Nội đẹp như Paris”

Bạch Thái Bưởi đặt tên cho hãng tàu là “Giang hải lâu thuyền Bạch Thái Công ty”. Ở thời điểm đỉnh cao nhất, công ty có 40 con tàu, 20 chiếc sà lan, phát triển kinh doanh ở Hong Kong, Nhật Bản, Singapore…

Hằng năm chạy khoảng 5.000 chuyến, vận chuyển 1,5 triệu lượt hành khách và 15 vạn tấn hàng hóa. Điều đã đưa Bạch Thái Bưởi trở thành một trong bốn người giàu nhất Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Tuy nhiên, chuyện về ông đẹp không phải vì khối tài sản khổng lồ, cũng không phải là cách giương cao ngọn cờ Việt Nam ở thương trường thế giới mà là ở khí phách Việt Nam.

Lễ hạ thủy tàu Bình Chuẩn, con tàu do người Việt thiết kế, thi công.. Ảnh: L.G.

Có một giai thoại được kể lại như sau. Trong cuộc họp của Hội đồng Kinh tế lý tài, Bạch Thái Bưởi đã đứng ra bênh vực cho quyền lợi của người dân bị trị.

Thống sứ Bắc Kỳ khi đó là Rene Robin đã đập bàn: “Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi”. Bạch Thái Bưởi đáp lại: “Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin”.

Sau đó, ông nói tiếp: “Tôi kinh doanh trên đất nước tôi, xung quanh tôi là đồng bào tôi, chẳng lẽ đồng bào tôi không ủng hộ tôi hay sao?”.

Điều này được chứng minh qua việc Bạch Thái Bưởi lao vào đầu tư mỏ. Chúng ta đều biết rằng Pháp luôn xem các thuộc địa là nơi khai thác về nguyên vật liệu, khoáng sản để đưa về mẫu quốc. Điều này dẫn đến các chủ mỏ than đều nằm cả trong tay thực dân Pháp.

Nếu Bạch Thái Bưởi xông vào mặt trận này thì chẳng khác gì “trứng chọi đá”. Vậy nhưng “Nực cười châu chấu đá xe/ Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.

Vào năm 1928, khi Bạch Thái Bưởi dốc hết vốn liếng mua 2 mỏ than của người Pháp thì ông lại thắng lớn. Điều ấn tượng hơn ở chỗ, ông biến luôn người Tây, và công nghệ Tây phục vụ ngược lại cho chính mình. Ông đã thực hiện một chuyện không có tiền lệ.

Lần đầu tiên có một doanh nhân của nước Việt Nam thuộc địa khi đó, đã sang tận “mẫu quốc” Pháp để thuê kỹ sư người Pháp, người Ba Lan, các sinh viên giỏi của Đại học Hầm mỏ… về quản lý cho mỏ than của ông.

Bạch Thái Bưởi để lại một bài học lớn cho đời sau về những suy nghĩ lớn, tầm nhìn xa, sẽ tạo nên các hành động lớn và kết quả không thể ngờ đến. Người giỏi không phải là người đi soi mói, phán xét và suốt đời bới lông tìm vết. Người giỏi là người dám dấn thân.

Ước vọng ngày đó của Bạch Thái Bưởi là muốn công ty của mình giống như tập đoàn Mitsubishi ở Nhật Bản, tức là kinh doanh đa ngành, đa nghề. Từ kinh doanh hàng hải, sang khai thác mỏ đến các lĩnh vực khác như in ấn, dệt may, thậm chí là dự án xây dựng đường ray xe lửa cũng được đặt lên bàn làm việc của ông.

Bởi người đàn ông này mang một suy nghĩ lớn về khát vọng “Tôi muốn làm cho Hà Nội cũng tươi đẹp như Paris”. Bởi vậy, ông là doanh nhân hoạt động tích cực trong các vấn đề xã hội, ông cho xây cổng làng, tôn tạo đình chùa quê hương, giữ gìn bản sắc Việt.

Ông mở tờ “Khai hóa nhật báo” như là người bạn đường của các doanh nghiệp người Việt. Ông còn là một trong những sáng lập viên của hội “Khai trí tiến đức”, là hiệp hội do các nhà văn hóa lập ra vào đầu thế kỷ 20, điểm đến của những người trí thức quan trọng nhất đương thời về chấn hưng nước Việt.

Tấm lòng của Bạch Thái Bưởi là tấm lòng vì nước, vì dân. Ông thường thu nhận những người ăn xin, người nghèo trong vùng vào làm việc trong mỏ. Ông chăm sóc đời sống công nhân qua việc thăm hỏi, đám cưới, ma chay, con cái học tốt thì giúp đỡ tiền bạc. Vào năm mà Huế bị trận lũ lớn, nhân dân lầm than, Bạch Thái Bưởi đã lập tức cho 2 tàu chở đầy gạo vào Huế cứu đói cho dân. Nhờ việc làm đó mà ông đươc vua Bảo Đại tặng sắc phong.

Cái chết dang dở, chí nghìn thu

Khi bao nhiêu dự định còn đang trên đà phát triển thì Bạch Thái Bưởi ra đi đột ngột vào ngày 22-7-1932 vì một cơn đau tim. Ông đã xuất hiện trong giai đoạn người dân vẫn còn bỡ ngỡ với những kỹ nghệ phương Tây, bên cạnh sự bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp.

Nhưng, lại trở thành một doanh nhân người Việt với khối tài sản khổng lồ và được kính nể, cùng với đó là tinh thần dân tộc bất khuất.

Bạch Thái Bưởi giống như một bậc đại trượng phu trên thương trường, người luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho người Việt giữa sự o ép của người Pháp. Mọi thứ tuy dang dở, nhưng tấm gương đã thành nghìn thu cho bao nhiêu doanh nhân của đời sau noi theo.

Dũng Phan / Anninhthegioi

Sau khi Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật khai trừ Đảng.Một loạt trí thức ra khỏi Đảng.

GIÁO SƯ CHU HẢO

UB Kiểm tra TƯ kết luận: Ông Chu Hảo đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vi phạm, khuyết điểm của ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác

động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.

TÔI TỰ RA KHỎI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 

Giáo sư Mạc văn Trang.

Tôi vào Đảng Lao động Việt Nam ngày 01/4/1964, đến nay đã 54 năm 6 tháng. Thế hệ chúng tôi vào Đảng vì khát khao Lý tưởng giành độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, sẵn sàng hy sinh bản thân mình vì lý tưởng đó. Đến nay vẫn như vậy.
Từ năm 2000, tôi mới nhận rõ Đảng đã biến chất hoàn toàn, đảng viên ngày càng tha hóa, xã hội ngày càng xuống cấp, con người tồi tệ đi… Và không thể nào cứu chữa được theo những cách vẫn làm như từ trước, mà phải chuyển thành cơ chế đa đảng, tam quyền phân lập, xây dựng xã hội dân sự, hòa nhập vào thế giới văn minh, thì xã hội, con người mới tốt trở lại, đất nước mới phát triển bền vững…
Tôi rời bỏ Đảng vì thất vọng với những gì Đảng đã và đang làm, bất chấp bao ý kiến đóng góp tâm huyết và trí tuệ của những người như Chu Hảo; bất chấp những tiếng kêu thảm thiết của biết bao người dân bị cướp bóc, đàn áp, bất công một cách oan ức, thảm khốc…

NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TUYÊN BỐ RA KHỎI ĐẢNG CSVN

NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC

Tôi vào Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) từ năm 1956, đến nay đã 62 năm. Thế hệ chúng tôi tự nguyện gia nhập Đảng vì yêu nước, hăng hái tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tôi đã có mặt suốt cả hai cuộc kháng chiến, đều ở chiến trường miền Nam.
Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, “tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy.
Tôi vẫn tin ở tương lai của đất nước, nhất là ở lớp trẻ, vì không có lực lượng vô luân nào có thể ngăn trở dân tộc này quyết định vận mệnh của mình.  BỐ RA KHỎI ĐẢNG CSVN

 

Doanh nhân TQ: Bốn nguyên nhân khiến chống tham nhũng tất yếu thất bại

Trong vòng 5 năm trở lại đây, nhà cầm quyền đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hừng hực khí thế chống tham nhũng gây chú ý trong nước và quốc tế. Thực tế, dù hiện nay vẫn tiếp tục có quan tham “ngã ngựa” nhưng dấu hiệu cho thấy có bước ngoặt kể từ sau Đại hội 19 ĐCSTQ, cho thấy xu hướng chống tham nhũng đã lặng lẽ thay đổi. Có người trong giới kinh doanh quan hệ thân thiết với giới quan to chính trị Trung Nam Hải đã đưa ra 4 nguyên nhân chính khiến chống tham nhũng của ĐCSTQ tất yếu thất bại.tham nhũng

Có nhận định, hầu hết các quan chức ĐCSTQ đều sa đọa, từ trách nhiệm xã hội đến đạo đức cá nhân (Ảnh: Getty Images)

Doanh nhân Trung Quốc chỉ ra nguyên nhân gây sốc

Ngày 22/10, trang “Thế kỷ mới” (NewCenturyNet) công bố bài viết của nhà lãnh đạo phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989 là Vương Đức Bang (Wang Debang) chia sẻ quan điểm của một chủ doanh nghiệp thân quen của tác giả mà hiện nay thường xuyên là thượng khách của giới quan to Trung Nam Hải.

Ông Vương Đức Bang cho biết, trong một dịp tiệc tùng mọi người sôi nổi bàn về đề tài chống tham nhũng, ông chủ này đã lên tiếng như dội gáo nước lạnh khiến mọi người kinh hoảng, cho rằng chống tham nhũng là một cuộc chiến thất bại! Nhà doanh nghiệp này phân tích bốn lý do chính, như sau:

Thứ nhất, về tài nguyên, phần lớn các nguồn tài nguyên tại Trung Quốc nằm trong tay những kẻ bị gọi là tham nhũng hủ bại, dù có Hoàng đế như ngày xưa cũng không thể trảm hết hoặc cho thay thế họ, thậm chí có thể nói những người chống tham nhũng cũng phải dựa vào các nguồn lực của kẻ tham nhũng, nếu không cũng bó tay chịu trận;

Thứ hai, về đội ngũ, trong hệ thống quan liêu hiện tại của Trung Quốc, cùng với quá trình xây dựng kinh tế thị trường vài thập kỷ qua thì liệu còn tìm được ai trong sạch? Cho dù có một vài người trong sạch thì liệu những người này có thể thay đổi Trung Quốc? Do đó, bất kể tóm ai trong đội ngũ cán bộ hiện nay cũng dễ dàng bới ra những liên hệ chặt chẽ giữa quyền lực và tiền bạc trong quá khứ kẻ đó.

Thứ ba, xã hội này dựa vào tranh đấu để nắm quyền lực, cho dù thế hệ Đỏ có bao nhiêu mâu thuẫn chia rẽ thì cũng có quan điểm chung: quyền lực quốc gia của một tập đoàn, tham nhũng là vấn đề nội bộ của tập đoàn này, không liên quan gì đến đông đảo người dân thường, và quyền lực tuyệt đối không được chia sẻ với mọi người dân thường;

Thứ tư, trong bầu không khí xã hội Trung Quốc ngày nay, mặc dù giới quyền quý khiến đa số dân chúng thù ghét, nhưng mặt khác dân chúng cũng ao ước được vậy. Đa số mọi người vẫn xem giới quyền quý có tài năng, vươn lên giới quyền quý là mục tiêu theo đuổi của mọi người. Vì vậy nền tảng xã hội để giới quyền quý tiếp tục cai trị vẫn mạnh mẽ.

Ông chủ này kết luận, chống tham nhũng tại Trung Quốc ngày nay sẽ không thể kéo dài, không thể đi sâu, càng không thể thay đổi được thể chế này. Trung Quốc chống tham nhũng chỉ là trị phần ngọn mà không trị được phần gốc. Vì vậy dù chống tham nhũng khốc liệt thế nào cũng chỉ có tính tạm thời, giống như một cơn gió mạnh, sau đó mọi thứ vẫn như cũ.

Vương Đức Bang: Thế lực tham nhũng ngày càng mạnh mẽ

Ông Vương Đức Bang bùi ngùi nhận định rằng, ông chủ này có thể đưa ra lý luận vĩ mô như vậy, bởi vì ông ta thường xuyên qua lại với giới quan chức cấp cao ở Bắc Kinh và chính quyền nhiều tỉnh, thường nghe được những chia sẻ riêng tư của họ về tình hình chính trị. Có thể nói ông chủ này đã nói rõ quan điểm chung của một số lượng lớn các quan chức và dân kinh doanh Trung Quốc.

Ông Vương Đức Bang cho rằng việc chống tham nhũng cho đến nay, nhiều dấu hiệu cho thấy, đội ngũ quan liêu bây giờ đã không còn hoảng sợ như ban đầu mà bình tĩnh đối diện. Bây giờ khi các quan chức bàn về vấn đề ai đang bị điều tra cũng không còn lo lắng như trước. Điều này cho thấy các quan chức không còn sợ hãi chuyện chống tham nhũng, mọi người đã trở nên quen với chuyện này. Điều này phản ánh cơn bão chống tham nhũng của Trung Quốc dường như ngày càng cạn kiệt và suy yếu.

Ông cho rằng hiện nay phe lo lắng có khi lại đảo ngược không phải là phe tham nhũng mà là phe chống tham nhũng. Bởi vì các thế lực tham nhũng hùng mạnh đoàn kết nhau, làm cho bất kỳ chính sách nào liên quan đến cải cách cơ bản sẽ không thể làm được. Theo ông, trong bối cảnh này, có ba thay đổi quan trọng dù muốn nhưng không thể làm được.

Thứ nhất, không bao giờ xúc tiến được bất kỳ cải cách chính trị nào hữu ích thực sự cho quyền lợi dân chúng;

Thứ hai, không thể thu hút được những người trong sạch bên ngoài hệ thống vào hệ thống, hoặc nếu vào thì những người này cũng cô lập, hoặc bị hại chết;

Thứ ba, nhà cầm quyền kiên quyết ngăn chặn những cá nhân có lý tưởng cải cách để đảm bảo đất nước không xảy ra biến động lớn, để việc thực hiện những chính sách tuân theo ý chí của nhóm cầm quyền.

Vương Đức Bang kết luận rằng, dưới bức tranh chống tham nhũng như vậy, thế lực thông đồng quyền lực và tư bản vẫn sẽ chi phối Trung Quốc, và hệ thống chính trị Cộng sản Trung Quốc vẫn sẽ chỉ đại diện cho thế lực quyền quý thống trị.

Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy đều là tội phạm

Kể từ Đại hội 18 ĐCSTQ đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, hơn 254 quan chức từ cấp phó Bộ trở lên (bao gồm phó của Quân đội) bị “ngã ngựa”. Bên cạnh thực tế 67 quan chức cấp phó Quân “ngã ngựa” nhưng chưa công khai, có đến 30 quan tham nhũng trên 100 triệu Nhân dân Tệ. Những quan tham nhũng này là từ cấp thôn bản đến cấp chủ quan một bộ phận thuộc trung ương.

Tiêu biểu như tại Ban Thường vụ tỉnh ủy Hà Bắc khóa trước, bắt đầu từ  tháng 11/2011 do ông Chu Bản Thuận đứng đầu cho đến 31/7 năm nay khi ông Phó Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Hà Bắc là Ngải Văn Lễ (Ái Wenli) bị điều tra thì toàn bộ đã bị xử lý hết.

Bào Đồng, người từng là thư ký của cố lãnh đạo Triệu Tử Dương vào ngày 02/8 đã trả lời Đài Á châu Tự do (RFA) rằng, toàn ban lãnh đạo của các Tỉnh ủy trong thể chế ĐCSTQ đều là tội phạm. Ông cũng cho biết ông “không ngạc nhiên” về chuyện này. Bởi vì thực tế trong Đảng toàn tội phạm, đây là điều hiếm ai không biết, nhưng “cảm giác của tôi là sợ hãi”.

Chính quyền tiếp tục hủ lạn cho đến khi sụp đổ

Lại Tiểu Dân (Lai Xiaomin), cựu chủ tịch của Công ty Quản lý Tài sản Huarong Trung Quốc bị “ngã ngựa” vào tháng Tư năm nay, vào ngày 15/10 bị khai trừ Đảng và loại khỏi bộ máy công chức. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, vụ án này gây sốc, không chỉ vì tìm thấy gần 3 tấn tiền mặt của ông ta mà còn phát hiện 300 triệu tiền gửi ngân hàng trong tài khoản của mẹ ông ta.

Học giả Trung Quốc Đặng Luật Văn (Deng Yuwen) đã viết bài trên  BBC chỉ ra, năm ngoái Lại Tiểu Dân đã từng giải thích nguyên nhân Huarong phát triển được nhanh chóng là do công tác xây dựng Đảng. Thật bất ngờ, viên chức tham nhũng lớn nhất Trung Quốc lại là đây, cho thấy sự thất bại của phong trào chống tham nhũng.

Thời báo Tài chính (Financial Times) tại Anh có nhận định, hành động chống tham nhũng của Bắc Kinh dường như không đạt được các mục tiêu mong đợi. Một nghiên cứu cho thấy chính quyền trung ương còn tham nhũng nhiều hơn chính quyền địa phương. Khả năng các quan chức ĐCSTQ bị trừng phạt nặng vì tham nhũng vẫn không đáng kể. Hầu hết các quan chức liên quan chỉ bị cảnh cáo hoặc ghi lỗi.

Đáng kể là “huấn luyện viên trưởng tham nhũng” Giang Trạch Dân đại diện cho giới quyền quý hủ bại của ĐCSTQ lại không bị phong trào chống tham nhũng chạm vào. Ngoài ra hàng loạt quan tham gây vô số scandal mà dân chúng đều biết như Hàn Chính (Han Zheng), Quách Thanh Côn (Guo Shengkun), Lý Hồng Trung (Li Hongzhong), Cát Bính Hiên (Ji Bingxuan), Trần Nhuận Nhi (Chan Yuner), Nguyễn Thành Phát (Yuan Chengfa), Phó Chính Hoa (Fuzheng Hua) vẫn được thăng chức.

Tình trạng tham nhũng, hành vi bừa bãi, hay đơn giản là biếng nhác không làm việc của bộ máy quan liêu ĐCSTQ chỉ ngày càng gia tăng. Những vụ án quan tham đã “ngã ngựa” dường như không khiến những quan tham khác khiếp sợ. Truyền thông nhà nước cũng cho biết, thậm chí những quan tham nhũng còn rút được những bài học kinh nghiệm từ các quan “ngã ngựa” để tìm cách tránh thoát bị truy cứu.

Theo báo cáo điều tra của cơ quan giám sát chống tham nhũng “Minh bạch Quốc tế” công bố tháng 3/2017, có 73% số người Trung Quốc được hỏi cho rằng, mặc dù cơ quan chức năng đẩy mạnh chống tham nhũng nhưng tham nhũng của ĐCSTQ lại trở nên nghiêm trọng hơn.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cũng đã dẫn nhận định của học giả cho rằng, ở Trung Quốc có văn hóa tham nhũng, tham nhũng đã trở thành triệu chứng phổ biến trong xã hội Trung Quốc, loại văn hóa tham nhũng này nở rộ hơn vào năm 2002 khi cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đưa ra chính sách “Ba đại diện” cho phép giới nhà giàu mới nổi tham gia chính trị, cách làm này khiến loại văn hóa tham nhũng có môi trường thuận lợi phát triển tràn lan. Các nhà chức trách không thể điều tra tất cả các quan tham nhũng, và vấn đề này không thể giải quyết được bằng một lệnh hành chính hoặc một chiến dịch chống tham nhũng.

Vụ việc mới nhất gây nhiều nghi ngờ là sự kiện ông Trịnh Hiểu Tùng (Zheng Xiaosong) Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Macau nhảy lầu chết tại một nơi cư trú ở Macau vào ngày 20/10. Giới chức Trung Quốc nhanh chóng giải thích rằng quan chức này bị trầm cảm, nhưng nhiều người nghi ngờ quan này tự sát vì dính líu đến tham nhũng. Trên tờ Vision Times tại Mỹ, nhà bình luận Trịnh Trung Nguyên (Zheng Zhongyuan) cho biết, tất cả do thể chế, tính Đảng của ĐCSTQ đã định trước nạn tham nhũng và bạo ngược của hệ thống này không thể sửa chữa được, chính quyền đang trên đà thoái hóa không thể cứu vãn cho đến khi sụp đổ.

Trí Đạt / Trithucvn