3 câu đố của công chúa Turandot trong tập truyện cổ “Ngàn lẻ một ngày”

3 câu đố của công chúa Turandot trong tập truyện cổ ‘Ngàn lẻ một ngày’
(Ảnh: Franco Zeffirelli)

Câu chuyện về nàng Turandot nằm trong bộ sưu tập truyện Ba Tư cổ “Les Mille et un jours” (“Ngàn lẻ một ngày”) nhưng đó không phải là bộ “Ngàn lẻ một đêm” nổi tiếng. Mặc dù “Ngàn lẻ một ngày” kém phổ biến hơn, nhưng điều đó cũng không thể làm lu mờ sự hấp dẫn của Turandot, nhất là khi nó được thiên tài soạn nhạc Giacomo Puccini chuyển thể thành một vở Opera 3 màn.

Câu chuyện diễn ra như sau:

Màn 1

Một viên quan Trung Quốc bước ra đọc thông cáo mới: “Bất cứ ai muốn cưới nàng Turandot làm vợ phải trả lời được ba câu đố của nàng. Nếu thất bại thì người đó sẽ bị chặt đầu”. Chính vì thế, kẻ cầu hôn thất bại là hoàng tử Ba Tư sẽ bị xử trảm vào thời khắc trăng lên.

Nghe được thông cáo đó, đám đông lập tức trở nên nhốn nháo, và đội cận vệ hoàng gia đã phải duy trì trật tự. Một ông già mù bị đẩy ngã, và người hầu của ông, nàng Liu, phải kêu lên cầu cứu. Một chàng thanh niên trẻ trong đám đông nghe thấy Liu, và cũng nhận ra người cha mất tích của mình: Timur, nhà vua bị phế truất của xứ Tartary.

Mừng rỡ, hoàng tử chạy tới đoàn tụ với cha, nhưng yêu cầu cha đừng gọi tên mình vì sợ sẽ rơi vào tay người Trung Quốc, những kẻ đã xâm chiếm và chinh phục xứ Tartary. Timur kể với con trai rằng, trong số tất cả những người hầu, thì chỉ có Liu là còn trung thành đi theo ông. Khi hoàng tử hỏi Liu nguyên nhân, cô trả lời rằng, đó là vì một lần hoàng tử đã mỉm cười với cô.

3 câu đố của công chúa Turandot trong tập truyện cổ ‘Ngàn lẻ một ngày’
(Ảnh: Franco Zeffirelli)

Khi mặt trăng lên, đám đông đang khóc thương bắt đầu trở nên im lặng. Hoàng tử Ba Tư bị dẫn ra pháp trường. Vị hoàng tử đẹp đến nỗi tất cả đám đông đều thương tiếc chàng, và yêu cầu Turandot miễn tội chết (“O giovinetto!”). Công chúa Turandot hiện ra, với một cử chỉ dứt khoát, yêu cầu buổi hành hình tiếp tục. Lúc này, người chưa từng diện kiến Turandot, hoàng tử xứ Tartary, lập tức cảm thấy yêu người phụ nữ đó, và gọi tên Turandot ba lần, ngay khi tiếng kêu cuối cùng của hoàng tử Ba Tư xấu số vang lên. Đám đông thét lên sợ hãi.

Kinh ngạc trước vẻ đẹp của nàng Turandot, hoàng tử xứ Tartary đã không kiềm nổi mà vọt đến chuẩn bị đánh chiếc cồng ba lần – biểu hiện của việc muốn giải ba câu đố của công chúa để cưới nàng làm vợ. Tuy nhiên chàng bị ngăn cản bởi sự xuất hiện của tam công (ba vị quan đương triều) là Ping, Pang và Pong. Họ khuyên can chàng trở về. Trong khi đó, Timur hết lòng can ngăn con. Còn nàng Liu thì vội vã kêu lên “Thưa ngài, xin hãy lắng nghe!. Những lời nói của Liu đã làm hoàng tử cảm động, nhưng chàng vẫn quyết tâm dấn thân vào thử thách. Tam công cố gắng khuyên can hoàng tử một lần nữa trong vô ích…

Chàng gọi tên nàng Turandot ba lần, và ba lần, Liu, Timur và tam công kêu lên “Cái chết!”. Đám đông thì nhất loạt nói “Chúng tôi đã đào xong mộ chàng!”. Hoàng tử xứ Tartary chạy tới đánh vào chiếc cồng ba tiếng, và từ trên ban công, nàng Turandot hiện ra, chấp nhận thử thách.

Màn 2

Cảnh 1: Hoàng cung, trước khi mặt trời mọc

Ping, Pang và Pong với cương vị là tam công, phải thực hiện tất cả các nghi thức hoàng gia cần thiết. Họ chuẩn bị cho cả một lễ cưới và một lễ tang… Trong thời khắc đó, Ping chợt cảm thấy nhớ quê nhà của mình , nơi những cây tre bao quanh một chiếc hồ nhỏ. Pong thì nhớ lại những khu rừng mà ông đã đi qua, còn Pang hồi tưởng lại vườn cây xưa cũ. Tam công chia sẻ những hồi ức tươi đẹp khác xa với chốn cung đình, nhưng rồi lại giật mình với hiện thực khủng khiếp: họ sẽ phải đưa một chàng trai tới cái chết. Khi những tiếng kèn vang lên, tam công chuẩn bị đón tiếp hoàng đế…

3 câu đố của công chúa Turandot trong tập truyện cổ ‘Ngàn lẻ một ngày’
(Ảnh: Franco Zeffirelli)

Cảnh 2: Hoàng cung, mặt trời mọc

Hoàng đế Altoum xuất hiện và ngồi trên ngai vàng. Mệt mỏi vì sự lạnh lùng đến tàn nhẫn của con gái, ngài yêu cầu hoàng tử xứ Tartary rút khỏi thử thách nghiệt ngã này, nhưng chàng không dao động. Turandot xuất hiện, và giải thích cho những hành động của mình. Theo đó, tổ mẫu của nàng, công chúa Lo-u-Ling, đã từng cai trị đất nước trong yên bình, chống lại sự độc đoán của đàn ông, cho tới khi bà bị cưỡng bức và giết hại bởi một hoàng tử láng giềng. Turandot nói rằng nàng là hiện thân của công chúa Lo-u-Ling, và thề rằng sẽ không để bất cứ một ai sở hữu nàng.

3 câu đố của công chúa Turandot trong tập truyện cổ ‘Ngàn lẻ một ngày’
(Ảnh: Franco Zeffirelli)

Bản thân Turandot cũng yêu cầu hoàng tử rút lui, nhưng một lần nữa, chàng từ chối. Vậy là, Turandot bắt đầu với câu hỏi thứ nhất: “Cái gì sinh ra hàng đêm và chết mỗi khi bình minh tới?” Hoàng tử trả lời – “Hy vọng. Turandot bình thản hỏi câu thứ hai: “Cái gì lấp lánh ánh đỏ và ấm áp như lửa, nhưng lại không phải là lửa?” Hoàng tử nghĩ rồi trả lời – “Máu”. Lúc này, nàng Turandot bắt đầu cảm thấy căng thẳng. Đám đông hò reo cổ vũ, khiến nàng càng thêm tức giận. Turandot đưa ra câu hỏi thứ ba: “Điều giá băng gì làm cho ngươi rực cháy, và ngọn lửa rực cháy đó lại làm ngươi băng giá hơn?”. Và trong khi hoàng tử đang suy nghĩ, nàng chế nhạo chàng: “Thứ băng gì làm cho ngươi rực cháy?… Tuy nhiên, chính hành động đó lại vô tình gợi ý cho chàng, hoàng tử trả lời dõng dạc: “Đó là Turandot!”

Toàn bộ đám đông cất tiếng ca ngợi chàng, còn Turandot thì quỳ xuống cầu xin cha đừng gả mình cho hoàng tử. Tuy nhiên, hoàng đế nhấn mạnh rằng lời thề nguyền phải được thực hiện, và trách nhiệm của Turandot là phải cưới chàng trai. Tuyệt vọng, Turandot kêu lên với hoàng tử: “Ngươi sẽ chiếm đoạt ta bằng vũ lực sao?. Hoàng tử nhẹ nhàng dừng Turandot lại, và nói với nàng rằng, chàng cũng sẽ đưa cho nàng một câu đố: “Em không biết tên của ta. Hãy gọi tên của ta trước khi trời sáng, và khi bình minh ló rạng, ta sẽ cam lòng chịu chết.” Turandot chấp nhận, còn hoàng đế nói với chàng trai dũng cảm rằng, ngài rất muốn gọi chàng là “con” khi bình minh tới.

Màn 3

Cảnh 1: Khu vườn hoàng gia

Sứ giả truyền lệnh của công chúa Turandot: “Đêm nay, không ai được ngủ! Nếu không, cái chết sẽ chờ đợi họ vào lúc bình minh, nếu công chúa không thể biết được tên của chàng trai nọ.”

Tam công xuất hiện và nói chuyện với hoàng tử, hứa sẽ cho chàng tiền bạc và gái đẹp nếu chàng từ bỏ Turandot, nhưng hoàng tử từ chối. Một nhóm binh lính tới, dẫn theo Timur và Liu. Có người đã nhìn thấy họ nói chuyện với hoàng tử, nên họ hẳn phải biết tên chàng. Turandot xuất hiện, yêu cầu Timur và Liu phải nói, trong khi hoàng tử giả vờ không hề quen biết họ.

3 câu đố của công chúa Turandot trong tập truyện cổ ‘Ngàn lẻ một ngày’
(Ảnh: Franco Zeffirelli)

Sau khi binh lính đánh đập quốc vương già bị phế truất Timur, Liu đã tự nhận thay ngài rằng chỉ cô mới biết được tên hoàng tử, nhưng cô sẽ không bao giờ tiết lộ nó. Liu bị tra tấn tàn nhẫn, nhưng cô nhất quyết không hé răng. Turandot rất ngạc nhiên và hỏi Liu rằng, từ đâu mà cô có được sức mạnh đó. Liu trả lời: “Công chúa à, tình yêu!”

Turandot yêu cầu Ping tiếp tục tra tấn Liu, trong khi Liu nói với công chúa rằng: “Nàng, người bị băng giá bao phủ”, rồi nàng cũng sẽ biết được tình yêu. Nói rồi, Liu giật lấy một con dao và tự tử. Trong khi cô ngã về phía hoàng tử, đám đông kêu khóc Liu. Ông lão Timur đau đớn thống khổ cảnh báo rằng chư Thần sẽ không tha thứ cho việc này. Mọi người tản đi, chìm vào nỗi sợ hãi và xấu hổ…

3 câu đố của công chúa Turandot trong tập truyện cổ ‘Ngàn lẻ một ngày’
(Ảnh: Franco Zeffirelli)

Khi chỉ còn lại hoàng tử và Turandot, chàng nhẹ nhàng tới gần nàng, than trách nàng đã quá tàn nhẫn. Hoàng tử kéo Turandot vào lòng và hôn nàng, mặc cho sự kháng cự của công chúa. Hoàng tử thuyết phục Turandot yêu mình… Lúc đầu, công chúa rất phẫn nộ, nhưng rồi nàng thừa nhận rằng mình vừa yêu, vừa ghét chàng. Nàng nói rằng chàng đừng nên yêu cầu gì nữa và hãy ra đi, mang theo bí mật về thân thế của mình. Tuy nhiên, hoàng tử lại cho nàng biết được tên chàng: “Calaf, con trai của Timur”. Chàng đặt mạng sống của mình vào tay Turandot…

Cảnh 2: Hoàng cung, bình minh

Turandot và Calaf tới ra mắt hoàng đế. Nàng nói với vua cha rằng nàng đã biết tên của chàng: “Đó là… tình yêu!” Đám đông òa lên sung sướng, và chúc mừng hạnh phúc của họ (“O sole! Vita! Eternità)

3 câu đố của công chúa Turandot trong tập truyện cổ ‘Ngàn lẻ một ngày’
(Ảnh: Franco Zeffirelli)

Nhà soạn nhạc người Italia Giacomo Puccini mất vào năm 1924 ở tuổi 65, trong khi còn đang viết dở vở Opera Turandot. Gần một thế kỷ sau khi ông qua đời, những tác phẩm của Puccini vẫn còn nguyên sức hút trên sân khấu. Khúc Nessun Dorma trong vở Turandot còn được một số nhà nghiên cứu coi là khúc nhạc nổi tiếng nhất và hình mẫu của âm nhạc thế kỷ XX.

Ông tổ ngành hàng không: Xem nhẹ danh lợi mới bay được cao

Không màng danh lợi.
Anh em nhà Wright. (Ảnh: Wikipedia)

Wilbur Wright và Orville Wright là con của giám mục Milton Wright. Họ được sinh ra tại một nông trường nhỏ gần Millville, bang Indiana, Mỹ. Con đường giáo dục và sự nghiệp của hai anh em họ giống nhau tới mức mặc dù Orville sống lâu hơn Wilbur 36 năm song họ luôn được nhắc đến cùng nhau.

Cả hai anh em đều học tới bậc trung học song không lấy được bằng tốt nghiệp. Nguyên nhân là vì Wilbur đã bỏ lỡ lễ phát bằng do gia đình chuyển nơi ở và Orville nghiên cứu các môn học đặc biệt chứ không phải giáo trình bình thường ở năm trung học.

Về sau này hai anh em họ đã miệt mài sáng chế động cơ máy bay và chuyến bay đầu tiên trong lịch sử nhân loại được thực hiện vào ngày 17/12/1903 tại đồi Kill Devil, Kitty Hawk, bang Bắc Carolina, Mỹ. Mỗi người họ đã thực hiện hai chuyến bay vào ngày hôm đó. Sau khi cuộc thử nghiệm này thành công, Wilbur Wright và Orville Wright đã trở thành những người nổi tiếng trên toàn thế giới.

Mặc dù đã trở thành những nhân vật nổi tiếng thế giới nhưng cả hai anh em họ lại không đem “thanh danh, tiếng tăm” đặt ở trong lòng. Trái lại, họ một mực lặng lẽ làm việc, không viết bất kỳ cuốn tự truyện nào. Đặc biệt, họ cũng không tham gia vào những buổi yến tiệc vô ý nghĩa, không quan trọng nào. Ngoài ra, họ cũng không tiếp đón phóng viên thời sự, lên truyền hình gặp gỡ…

Có một lần, một vị phóng viên đã đề nghị ông Wilbur Wright phát biểu, chia sẻ đôi lời về quan điểm này của hai anh em họ. Ông Wilbur khiêm tốn nói: “Thưa ngài! Như ngài biết đấy, chim anh vũ yêu thích cất tiếng hót vang, nhưng nó lại không thể bay được cao.”

Câu nói của ông Wilbur thực sự có tính triết lý. Nếu một người luôn khiêm tốn, có thể xem nhẹ danh lợi một chút thì trong lòng sẽ luôn tường hòa, bình yên và nhẹ nhõm. Lấy tâm thái đạm bạc để xử thế, dùng đơn giản để đối phó với hết thảy phức tạp thì người ấy đã đạt đến cảnh giới nhân sinh tiêu sái rồi.

Không màng danh lợi
Trái: Orville Wright. Phải: Wilbur Wright. (Ảnh: Wikipedia)

Còn một câu chuyện ngắn kể về người em Orville Wright như thế này:

Một lần, Orville Wright đang dùng bữa cùng với chị gái. Lúc ăn đến giữa bữa thì Orville không ăn nữa và tiện tay kéo một dải ruy băng đỏ ở trong túi lên lau miệng. Chị gái ông nhìn thấy liền hỏi: “Khăn tay ở đâu mà đẹp thế?”

Orville Wright dường như không để tâm lắm, nói: “À! Đây là huy chương vẻ vang mà Chính phủ Pháp đã tặng cho em. Vừa rồi dùng bữa xong, trên miệng có dính dầu mỡ nhưng không có khăn tay để dùng, nên em lấy dùng tạm.”

Khi có thể nhìn thấu hết thảy, hiểu rằng danh lợi trong cuộc đời chỉ như mây khói, thì cuộc đời sẽ trở nên nhẹ nhàng, tâm tình cũng như dòng suối nhỏ trong vắt chảy trong khe núi… trong suốt mà tràn đầy sức sống.

An Hòa / Trithucvn

HOA KỲ VÀ THẾ TRẬN CỜ VÂY ĐỐI VỚI TRUNG CỘNG

BBC

Cuộc chiến cờ Vây của Hoa Kỳ đang lôi kéo các đồng minh và đối tác nhằm cô lập Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự, theo một ý kiến từ Hoa Kỳ.

Bài diễn văn hôm 04/10 của Phó Tổng thống Mike Pence khiến một số người ở Trung Quốc coi như ‘lời tuyên chiến’ từ Chính phủ Trump nhắm vào Trung Quốc từ thương mại, công nghệ tới quân sự và ý thức hệ.

BBC phỏng vấn tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida về các diễn biến mới nhất liên quan đến quan hệ Mỹ – Trung và vấn đề hướng đi của Việt Nam.

Câu hỏi đầu tiên là nhìn từ Hoa Kỳ, đây là vấn đề hai ông Trump-Pence muốn hướng tới ử tri Mỹ trước bầu cử giữa kỳ, hay thực sự nhắm vào Trung Quốc, và nếu đó là ý định của họ thì có lý do gì về chiến lược?

TS Phạm Đỗ Chí: Không chỉ bài diễn văn của Phó Tổng thống Mike Pence ngày 4/10 (tại Viện Hudson), mà bài diễn văn “nảy lửa” ngay trước đó của chính Tổng thống Donald Trump tại phiên họp khoáng đại thường niên của Liên Hiệp Quốc đã nêu lên những vấn đề tệ hại của các quốc gia theo đường lối Xã hội Chủ nghĩa trên toàn cầu, và kêu gọi các quốc gia đang phát triển nên tránh xa CNXH, đã lần nữa làm nổi bật sự trở lại của cuộc ‘Chiến Tranh Lạnh Mới’.

Ông Trump đã cho khởi xướng chiến lược này ngay từ thời gian tranh cử của ông trong nội bộ Đảng Cộng hòa nhất là từ giữa năm 2016, gói ghém đơn giản trong khẩu hiệu làm Mỹ Đứng Đầu Trở Lại (“Make America Great Again”) hay sau này trong 21 tháng đã làm Tổng thống, ông luôn dùng lời kêu gọi Nước Mỹ trên hết (“America First”) như nguyên tắc cốt lõi cho các chính sách quốc gia hệ trọng.

Rõ ràng đó là chiến lược chỉ đạo của cặp ứng cử viên Trump-Pence nay thành hiện thực trong cương vị lãnh đạo, nhằm củng cố vai trò lãnh đạo của cường quốc số một thế giới, tương phản hẳn với ngoại giao mềm ca cựu Tổng thống Barack Obama đi xin lỗi khắp thế giới về vai trò sai lầm của Mỹ khi tỏ ra là lãnh đạo thế giới, là cảnh sát viên lo duy trì trật tự thế giới và đôi khi gây nhiều điều tai hại cho an ninh thế giới…

Vẻ mềm mỏng của ông Obama được vài nước tỏ ra yêu thích như cuộc đón tiếp nồng nhiệt ở Việt Nam nói là “ông bình dân gần gũi”, nhưng ngược lại bị Trung Quốc coi khinh ra mặt với các nghi thức tiếp đón ông nhạt nhẽo lúc đến thăm Trung Quốc và “không đúng tầm nghi lễ đáng dành cho một nguyên thủ Hoa Kỳ”, theo một số tờ báo bên Mỹ chê ông.

Hiện nay thì khác, chiến lược của ông Trump có thể coi như “một viên đá nhắm hai con chim”, vừa nhấn mạnh vị thế của Mỹ trên thế giới trong cuộc thương chiến hiện tại với Trung Quốc, vừa nhắm cả vào cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vào tháng 11 sắp tới, cho cử tri Mỹ thấy “oai lực” của Đảng Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của một nguyên thủ có lập trường và ý thức hệ chính trị rõ ràng, với một lịch trình chính sách (policy agenda) cụ thể được thực hiện đúng theo như tuyên bố lúc tranh cử.

BBC:Nói đến chiến tranh thương mại, bước tiếp theo của Mỹ là gì, và các sáng kiến về chính sách họ được tính toán trong bối cảnh giá dầu, giá vàng, USD cũng biến động như thế nào, ông có thể giải thích rõ hơn? 

 
TS Phạm Đỗ Chí: Chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã đi vào giai đoạn 2 sau khi khởi xướng cuộc chiến tài chính tiền tệ đã làm tiền Trung Quốc (NDT) giảm đi 8% và thị trường chứng khoán TQ giảm quanh mức 25% từ tháng 4/18, song hành với việc áp thêm thuế mới 10% trên 200 tỷ đô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bước tiếp được nhiều giới dự báo là Mỹ sẽ áp thuế cao hơn là 25% trên 200 tỷ đô hàng nói trên, và Tổng thống Trump còn tuyên bố sẵn sàng áp thuế vào khối 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, theo thống kê nhập khẩu năm 2017.

Nếu được tung ra thực hiện, đây sẽ là đòn quyết liệt nhất của Mỹ, phụ trợ thêm thế cờ Vây toàn diện đang dần được Mỹ xiết chặt với TQ, ngoài các nước cờ nhấn mạnh ý thức hệ, (về chủ nghĩa xã hội), phong tỏa công nghệ, chính trị và quân sự.

Cần chú ý thêm vài biến động trong nền kinh tế thế giới hay thị trường tài chính quốc tế có thể đang xảy ra do chiến lược trên đây của Mỹ, hay như hậu quả liên hệ sắp tới.

Giá dầu có thể được giữ ở mức cao hiện tại hay lên hơn nữa với hỗ trợ của Mỹ để giúp Nga phục hối và củng cố nền kinh tế đang yếu kém do sự cô lập hóa của Âu châu có Mỹ hỗ trợ một phần (sau vụ Crimea), và phần khác để hỗ trợ Saudi Ả Rập và khối OPEC nhằm cô lập Iran là chính sách mới ở Trung Đông của Mỹ do Tổng thống Trump đề ra, tương phản với chính sách của cựu Tổng thống Obama.

Song hành với giá dầu cao, có những dấu hiệu cho thấy giá vàng có thể đảo ngược bắt đầu khuynh hướng tăng (uptrend), lần đầu từ nhiều năm nay đã sụt giảm sau khi đạt đỉnh cao trên 1900$/ounce vào năm 2009. Nguyên do là mức lạm phát có thể tăng trên 2% ở Mỹ khiến đồng USD có thể bắt đầu suy yếu sau khi đạt đỉnh cao từ vài năm nay, nhất là trong những tháng đầu năm 2018. Bản quyền hình ảnh JACK GUEZ Image caption Tàu khu trục USS Decatur (DDG-73)

Giới đầu tư hay nhất là đầu cơ quốc tế cũng có thể bị kích động bởi dân chúng Trung Quốc đang chạy tẩu tán ra khỏi tiền Nhân dân tệ mua USD, Euro, tiền yen và nay là vàng (nơi giữa tài sản quen thuộc của dân Á đông) mà giá đã xuống quá thấp so với giá dầu đang lên cao. Hhiện tượng này giống như lúc giá vàng bắt đầu tăng lên các năm 2004-2005.

BBC: Tờ The Economist ở Anh vừa chạy headline nói về The Next Recession(Suy thoái lần sau) trên thế giớivà cho là chính phủ Trung Quốc đang gặp khó khăn, phá giá đồng Nhân dân tệ cũng khó, mà để giá tiền này cao thì xuất khẩu tiếp tục bị Trump đánh vào bằng thuế quan(tariffs), theo ông vấn đề có đúng thế không? Và cả sự phong tỏa công nghệ với Trung Quốc nữa, ảnh hưởng sẽ ra sao?

TS Phạm Đỗ Chí: Khá nhiều kinh tế gia nổi tiếng đều cũng đang lên tiếng như báo The Economist về nguy cơ “The Next Recession” thế giới khó thể tránh, bắt đầu bằng đầu tầu Mỹ, sau khi sự phục hồi rồi tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã kéo dài từ 2009. Trong sự nghiệp một nhà kinh tế, tôi luôn cố tránh tiên đoán về trồi sụt của chu kỳ kinh tế hay kinh doanh (economic or business cycle) của Mỹ dựa trên dự báo của vài nhà kinh tế nổi tiếng hay dùng các mô hình kinh toán (econometric models).

Trái lại ‘nhà tiên tri’ về kinh tế mà tôi tin tưởng suốt vài chục năm qua là thị trường chứng khoán Mỹ, thường đi trước diễn tiến của nền “kinh tế thực” (the real economy) khoảng 6-9 tháng. Tôi vẫn đợi thêm diễn tiến của chỉ số DJ Index và S&P 500 ra sao trong vài tháng nữa để suy đoán suy thoái kinh tế Mỹ sắp diễn ra chưa và sẽ nặng hay nhẹ?

Nhưng tôi đồng ý với quan điểm trên của báo The Economist là Trung Quốc đang bị Mỹ kẹp chặt, với thuế quan tiếp tục áp dụng mạnh mẽ và lan tỏa, kèm thêm sự chặn đứng việc mua hay ăn cắp công nghệ của TQ với các hãng Mỹ. Thí dụ tê liệt mới đây của hãng ZTE của TQ là rất rõ ràng. Mỹ đang kèm theo sự phong tỏa tương tự với hãng Huawei.

TQ khó mà ngăn chặn sự phá giá của đồng CNY (NDT), do ảnh hưởng tâm lý “tẩu tán tài sản” của dân chúng, và nhất là các hãng xưởng muốn chạy ra khỏi Trung Quốc để đầu tư sang các nước khác. Tiền CNY đã mất giá 8-9% sau hai đợt đầu của cuộc thương chiến; nếu Mỹ đánh tiếp thuế quan 25% lên 200 tỷ hàng nhập Trung Quốc trước cuối năm, tiền CNY có thể mất giá thêm 10% theo nhiều dự đoán. Và nếu áp thuế lên cả 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, tiền CNY sẽ xuống dốc không phanh?

Về chiến lược thương mại tiền tệ này của Mỹ với Trung Quốc, có thể ví như Mỹ không cần can thiệp bằng sức mạnh quân sự vào Trung Quốc, nhưng thực sự đang gửi cả 100 sư đoàn ‘quân biết nói tiếng Hoa’ vào lãnh thổ TQ: đó chính là những người dân Trung hoa tháo chạy bằng tiền CNY để mua đô la Mỹ, euro, yen… như đã thấy, và sắp sửa tới đây có lẽ là vàng nếu USD có dấu hiệu suy yếu kéo dài?

BBC:Về chính trị và quân sự, chính quyền Trump hiện có bài gì đối với Trung Quốc và việc gây sức ép với Bắc Kinh có được đồng thuận của lưỡng đảng trong Quốc Hội không? Nước nào là đồng minh của Mỹ trong trận cờ này?

TS Phạm Đỗ Chí: Như đã đề cập bên trên, Donald Trump chủ trương ‘gần Nga xa Trung Quốc’, trái ngược hẳn với thời 1971-72 lúc Tổng thống Richard Nixon cùng ‘đạo diễn’ Henry Kissinger tìm cách giãn xa Moscow và chạy sang Bắc Kinh, ve vãn mở cửa thị trường khổng lồ của Trung Quốc cho hàng Mỹ và cũng nhờ họ giúp một tay để rút chạy ra khỏi Chiến tranh Việt Nam, kể cả bằng cách hy sinh bỏ rơi hẳn ‘đồng minh một lúc’ là VNCH.

Việc giúp giữ giá dầu thế giới ở mức cao như nói trên là để ‘giúp Nga đánh Hoa’ vì kinh tế Trung Quốc luôn cần nhập khẩu một khối lượng dầu lớn để tăng trưởng.

Nhưng quan trọng nhất về nước cờ chính trị để chống Trung Quốc của Tổng thống Trump là các tuyên bố ngạo mạn gần đây của Trung Quốc là họ sẽ tiến dần đến vị trí cường quốc số một thế giới thay Mỹ, và “mọi thứ sẽ làm ở Trung Hoa vào năm 2025”.

Các tuyên bố này và âm mưu thống lĩnh khu vực từ trước đây của Trung Quốc nay đã lộ ra trên tầm mức thế giới, và viễn ảnh “một anh châu Á thắng thế người Âu Mỹ và thống lĩnh thế giới” là không thể chấp nhận được với Tây Phương, và đã đánh thức toàn Âu châu với niềm tự hào văn hóa truyền thống , cũng như làm nước Mỹ chợt tỉnh dậy sau nhiều năm lầm lỗi do chính sách sai lầm thiên về Trung Quốc của Nixon-Kissinger và các chính sách mềm yếu của thời Obama với Trung Quốc.

Tuy có nhiều khác biệt giữa các ứng cử viên hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ, nhất là trước cuộc bầu cử gay go giữa kỳ tới đây, nhưng chính sách chống Trung Quốc có vẻ đang được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ, phản ánh dư luận quần chúng yểm trợ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, do những bất công quá rõ từ nhiều năm trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc, nhất là với Mỹ.

Bất chấp những ve vãn hay ngay cả mua chuộc của Trung Quốc, liên minh thương mại quốc tế mà họ muốn thành lập để chống Mỹ đã thất bại nặng nề. Ngược lại, một liên minh mới gồm Canada, Mexico, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc đang thành hình chống lại chính sách thương mại của TQ.

Trong bản hiệp định mới giữa Hoa Kỳ và Canada với Mexico, thay cho NAFTA và có lợi cho Mỹ hơn trước, đã có thỏa thuận quan trọng (Mỹ đạt được) là bất cứ thành viên nào cũng không có quyền thỏa thuận một hiệp định thương mại tự do với một nền kinh tế phi thị trường, mà hàm ý chính là Trung Quốc vì nước này vẫn chưa được thế giới hay tổ chức WTO coi là nền kinh tế thị trường.

Trong hiệp định sắp đạt thỏa thuận với EU và Nhật Bản, cũng chấp nhận nhiều “nhường nhịn” với Mỹ, một điều kiện tương tự đề phòng Trung Quốc cũng sẽ được đặt ra.

Sau cùng về quân sự, rõ ràng là bản Luật mới về quân sự mà QH Mỹ vừa thông qua, với ngân sách lớn cho các can thiệp tương lai của Mỹ, cùng với các quyết định quân sự quan trọng cùng lúc của Mỹ trong vòng một tuần lễ (23-30/9/18), gồm: cho máy bay B-52 thị sát vùng Biển Đông; tập trận Thủy quân lục chiến ngoài khơi; và nhất là cho tàu Decatur tiến vào vùng di chuyển hàng hải tự do để “nắn gân Trung Quốc” và bị chính chiến hạm Lan Châu cắt mặt cách 41m, gây phản ứng dọa nạt mạnh mẽ của Ngũ Giác Đài, đã là xác định hùng hồn và mạnh mẽ mà theo tôi có thể khiến Việt Nam có phần yên tâm hơn về sự cương quyết can thiệp của Mỹ ở Biển Đông.

Hoa Kỳ trong tương lai muốn bắt buộc Trung Quốc tôn trọng luật di chuyển hàng hải tự do trong vùng, phủ nhận và ngăn chặn ‘Đường Lưỡi Bò’ ở Biển Đông. Tin mới nhất cho hay Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật cho phép Mỹ cắt đứt Đường Lưỡi Bò đó của Trung Quốc ở Biển Đông. May mắn chăng là VN có thể ở vào thế Bất chiến tự nhiên thành?

BBC:Cuối cùng, Việt Nam cần chọn cách đi gì khi cuộc xung khắc Mỹ- Trung đang tăng đà? Các chính sách lớn của Việt Nam có gì đúng, sai? 

TS Phạm Đỗ Chí: Đây là một đề tài lớn và quan trọng cần đề cập trong một bài bình luận riêng biệt. Nhưng một cách tóm tắt, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn trong cuộc thương chiến Mỹ -Trung Quốc hiện tại bằng cách thay thế cho nhiều hàng nhập từ Trung Quốc vào Mỹ.

Nhưng nói thế, không có nghĩa là Việt Nam nên để các hãng Trung Quốc tràn vào Việt Nam để thay nhãn ‘Made in China’ bằng ‘mác Việt Nam giả’ để xuất sang Mỹ. Qua các tiếp xúc riêng ở Hoa Kỳ, tôi có thể khẳng định là các giới chức Mỹ rất cảnh tỉnh với ‘âm mưu’ này của Trung Quốc, và giống như trường hợp thép nhập từ Việt Nam, họ có thể sẵn sàng áp thuế rất cao đến 25% với các mặt hàng Việt Nam hay ngay cả chặn hẳn hàng ‘mác giả Việt Nam thay mác Trung Quốc’ lúc vào cửa khẩu Mỹ.

Trong tinh thần này, Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 12/10/18 cho phép tiền CNY (NDT) vào bảy tỉnh biên giới (và sau này có thể lan tràn khắp VN), là một quyết định chính sách sai lầm cần rút lại ngay, trước khi có tác động làm hàng Trung Quốc tràn thêm ồ ạt vào Việt Nam, và làm lũng đoạn chính sách tiền tệ, ngoài vấn đề nghiêm trọng là vi hiến và xâm phạm chủ quyền quốc gia.

Con đường rõ ràng để đi là cải cách thể chế, tăng cường tính thị trường của nền kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân trong sản xuất và lập các thương hiệu, chuỗi sản xuất mới và riêng biệt.

Nhìn xa hơn, với chính sách mới của Mỹ khuyến khích phát triển khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn về cả chính trị và kinh tế thương mại bằng cách tham gia một lên minh mới với vài nước chính ở Đông Nam Á (không nhất thiết phải là ASEAN– vì khối này có Lào và Campuchia đã nghiêng hẳn về TQ), cùng Ấn Độ, Úc và New Zealand để phát triển ngoại giao và thương mại vùng, đặt thế đứng vững chãi nhằm tăng cường thương mại bền vững với Mỹ.

Không loại trừ trường hợp Mỹ có thể đề nghị tái lập TPP với vài điều kiện mới, để cô lập Trung Quốc thêm nữa ngoài vòng mua bán bùng nổ của châu Á với Bắc Mỹ và khối EU.

Trong việc cần tạo thế cân bằng chính trị giữa hai sức mạnh khổng lồ Trung-Mỹ, hay nôm na thường gọi là thế “đu dây” của Việt Nam, sẽ là lỗi lầm nghiêm trọng nếu Việt Nam ngả về Trung Quốc vì nỗi sợ truyền thống hay do nhu cầu ngắn hạn, tình huống trong nội bộ.

Đó có thể là thế “Chẳng Đặng Đừng” duy nhất của Việt Nam mà đa số người dân đang có vẻ ủng hộ mạnh mẽ, mong muốn đất nước tiến tới, cho một tương lai độc lập phú cường.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung thực tế là cuộc đụng độ về ý thức hệ

U.S. President Donald Trump, left, and Xi Jinping, China's president, shake hands during a news conference at the Great Hall of the People in Beijing, China, on Thursday, Nov. 9, 2017. Donald Trump and Vladimir Putin will meet in Helsinki, Finland, on July 16 for their first bilateral summit as the leaders seek to reverse a downward spiral in relations that has been exacerbated by findings that Russia meddled in U.S. elections. Our editors select a set of archive images of U.S. President Donald Trump ahead of the summit meeting. Photographer: Qilai Shen/Bloomberg via Getty Images

Theo ông Zhang Lin, mặc dù mất cân bằng thương mại giữa hai quốc gia tiếp tục gây sự chú ý, nhưng thực tế điều đó không có nhiều ý nghĩa đối với cả Trung Quốc và Mỹ. Đối với Trung Quốc, vai trò đóng góp của xuất khẩu ròng vào tăng trưởng kinh tế nước này đã không còn quá trọng yếu kể từ năm 2008. Đối với Mỹ, thâm hụt thương mại là điều chắc chắn xảy ra khi mà họ tiêu dùng 30% tổng sản phẩm thế giới, nhưng chỉ sản xuất được 13%.

Với nhận định nêu trên, ông Zhang Lin cho rằng cả Washington và Bắc Kinh hiện nay đều nên xác định rõ rằng: cuộc tranh chấp này chắc chắn sẽ vượt xa vấn đề thương mại.

Washington đã nêu rõ chính sách về Trung Quốc của mình khi Phó Tổng thống Mike Pence có bài phát biểu tại Viện Hudson hôm 4/10, theo đó, Mỹ đã mở cửa để Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 và đã giúp nước này đạt được sự thịnh vượng nhờ thương mại. Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối đi theo con đường mà Washington đã từng hy vọng Bắc Kinh sẽ đi theo.

Cũng trong năm 2001, đã xảy ra vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ. Sự kiện này gây chấn động nước Mỹ và thế giới và đã dẫn tới việc sau đó chính phủ của Tổng thống George W. Bush thay đổi các ưu tiên chính sách và lập trường chính sách về Trung Quốc. Tại hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo của tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương diễn ra ở Thượng Hải vào cùng năm đó, Bắc Kinh đã hoàn toàn ủng hộ chính sách chống khủng bố của Mỹ.

Nếu không có vụ khủng bố 11/9, ông Bush sẽ có nhiều thời gian và nguồn lực hơn để gây áp lực lên Trung Quốc nhằm “chuyển hóa” nước này theo định hướng mà Mỹ mong muốn. Nhưng vào thời điểm đó, Washington đã xem Bắc Kinh là bạn, không phải kẻ thù.

Sau đó tới cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, gây tổn hại không chỉ cho nền kinh tế Mỹ mà còn làm xói mòn niềm tin vào hệ thống dân chủ tự do/ thương mại tự do – những giá trị được biết đến là Bộ quy tắc Washington (Washington Consensus).

Trong thời điểm đó, Trung Quốc cho thấy con đường đi của họ với gói kích thích quy mô lớn. Sự can thiệp của nhà nước đã được nhân rộng trên toàn thế giới và mẫu hình Trung Quốc – được hiểu là quyền lực nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chính và xu hướng chính trị và xã hội phi tự do, đột nhiên trở nên hấp dẫn – tạo thành cái gọi là Bộ quy tắc Bắc Kinh (Beijing Consensus).

Nhưng theo đánh giá của ông Zhang Lin, bức tranh thực tế tại Trung Quốc không có nhiều màu hồng như thế giới nhìn từ bên ngoài. Gói kích thích của chính phủ làm giàu cho các doanh nghiệp nhà nước và các chính quyền địa phương trên cơ sở gây tổn hại tới lợi ích của khối tư nhân, làm méo mó cấu trúc kinh tế của đất nước này và gieo mầm cho các vấn đề rắc rối trên con đường phát triển.

Tiến trình thân thiện với thị trường và thay đổi theo hướng tự do tại Trung Quốc do cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình thực hiện vào cuối những năm 1970, tới thời điểm sau 2008 đã bị đình trệ và trong một số trường hợp còn bị đảo ngược. Những nhóm lợi ích tại Trung Quốc vốn được vỗ béo nhờ mô hình kinh tế nhà nước, đã phản kháng tự do hóa kinh tế và cải cách chính trị, và điều này cũng khiến Trung Quốc thực thi chính sách đối ngoại quyết đoán hơn.

Xem lại lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng Mỹ đồng ý Trung Quốc tăng trưởng kinh tế, nhưng không phải theo mẫu hình của Trung Quốc, trong đó thiếu sự bảo vệ tài sản tư nhân hoặc bầu cử tự do. Mỹ hiện nay đang thấy mối nguy hiểm khi để mẫu hình đó thắng thế và đang dàn dựng một cuộc chiến tranh lạnh để bảo vệ những giá trị cốt lõi Mỹ, ông Zhang Lin nhận định.

Mỹ dựa vào các giá trị cốt lõi của hệ thống dân chủ tự do/thương mại tự do để định ra đâu là kẻ thù, đâu là đồng minh và hình thành các liên minh dựa trên những giá trị đó. Điều này giải thích tại sao Mỹ đã ký mới các thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc và Thỏa thuận Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) thay thế cho NAFTA cũ, và đang đàm phán các thỏa thuận thương mại khác với Liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản.

Không khó để nhận ra việc Mỹ đang cố gắng hình thành mặt trận thương mại thống nhất với các đồng minh dân chủ tự do của mình để chống lại Trung Quốc. Điều này là rõ ràng khi nhìn vào Điều 32.10 trong USMCA, trong đó cho phép Washington gần như có quyền phủ quyết bất ký hiệp định thương mại tự do nào của các thành viên USMCA với bất kỳ quốc gia “phi thị trường” nào. Phía Mỹ cũng công khai khẳng định sẽ nhân rộng điều khoản mà họi gọi là “thuốc độc” này trong các thỏa thuận thương mại với các đồng minh khác, trước mắt là EU và Nhật Bản.

Đánh giá công bằng Trung Quốc thực sự là thương nhân lớn nhất về hàng hóa trên toàn cầu và đang là đối tác thương mại lớn nhất của hơn 120 nước khắp thế giới, do đó rất khó để các đồng minh của Mỹ chấm dứt giao thương với Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Washington quyết tâm lao vào cuộc “cạnh tranh” với Trung Quốc có thể dẫn tới một sự thay đổi cơ bản.

Ông Zhang Lin cho rằng đối với các đồng minh của Mỹ và nhiều nước khác, Mỹ vẫn là đối tác quan trọng của họ về cả mặt kinh tế và chính trị hơn Trung Quốc. Tổng mức nhập khẩu của Mỹ từ EU, Nhật Bản và Canada cao gấp đôi mức nhập từ Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài tại Mỹ cũng cao gấp 4 lần đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc. Nếu một ngày nào đó các nước phải lựa chọn một trong hai bên, nhiều nước sẽ chọn Washington thay vì chọn Bắc Kinh.

Đánh giá của ông Zhang Lin là tương đồng với nhận định của ông Dương Hiến Hồng (Yang Sen-hong) Chủ tịch Liên đoàn bảo vệ Nhân quyền tại Trung Quốc của Đài Loan. Trong một hội thảo tổ chức gần đây về vấn đề xung đột Mỹ – Trung, ông Dương Hiến Hồng cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung không chỉ là một cuộc chiến thương mại mà còn là cuộc chiến về những giá trị phổ quát. Trung Quốc phải nhượng bộ vì họ đang đương đầu với các giá trị phổ quát của thế giới: tự do, dân chủ và nhân quyền.

Cho tới nay, sự cạnh tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chưa phải là một cuộc chiến tranh lạnh, chia thế giới thành hai chiến tuyến như thời thế giới hai cực Mỹ – Liên Xô. Nhưng ông Zhang Lin dự báo rằng điều này là có nguy cơ xảy ra trong tương lai.

Nhà bình luận kinh tế chính trị độc lập này thậm chí cho rằng xung đột ý thức hệ Mỹ – Trung có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh nóng trên Biển Đông nếu Mỹ quyết tâm kiềm chế và cô lập Trung Quốc bằng mọi giá và khi đó thế giới sẽ lại chia thành hai chiến tuyến rõ ràng.

Tân Bình / Trithucvn