Phần bị bỏ đi trên thân lợn kỳ thực lại là “kho báu” dinh dưỡng: Ăn một ít, lợi nhiều vô kể

Phần bị bỏ đi trên thân lợn kỳ thực lại là "kho báu" dinh dưỡng: Ăn một ít, lợi nhiều vô kể

Theo Giáo sư Đỗ Hoa, ăn thực phẩm đúng cách còn tốt hơn việc uống thuốc. Đây là món ăn tuyệt vời bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng tuần của mình để nhận về những lợi ích sức khỏe.

Bì lợn không đáng để vứt bỏ, nó là một “kho báu” dinh dưỡng

Có một câu nói nổi tiếng trong Đông y rằng, thuốc và thực phẩm là cùng một nguồn gốc, ý nói rằng, thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tật và chăm sóc sức khỏe. Nếu sử dụng thực phẩm đúng cách, cũng quan trọng như việc dùng thuốc để chữa bệnh.

Một trong những thực phẩm được đánh giá cao trong việc điều trị bệnh huyết áp cao, mỡ máu cao và đường trong máu cao, đồng thời có tác dụng làm mềm mạch máu, làm sạch máu chính là món bì lợn (da heo).

Thông thường, nhiều người có suy nghĩ rằng, phàm là những thứ trên thân lợn đều chứa nhiều mỡ và chất béo, sợ rằng nếu ăn vào sẽ làm tăng nguy cơ cholesterol cao, mỡ máu cao và các bệnh tương tự. Vì thế, hầu hết da lợn sẽ bị người bán thịt hoặc người nội trợ vứt bỏ trong khi chế biến các món ăn.

Trên thực tế, làm như vậy là chúng ta đang vứt đi một vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao, mỡ máu và đường trong máu cao rất quý giá.

Một chuyên gia châm cứu nổi tiếng sống tại Mỹ, đồng thời là giáo viên thỉnh giảng Viện y học Trung y Quảng Tây (TQ), giáo sư Đỗ Hoa trong một lần phát biểu tham luận tại hội nghị đã từng nói, trong rất nhiều món ăn hàng ngày trong thực đơn, bì lợn là một món ăn tốt cho sức khỏe.

Nếu như chú trọng đến cách chế biến, số lượng nên ăn, bì lợn có thể mang lại tác dụng điều trị bệnh “tam cao” rất tốt.

Phần bị bỏ đi trên thân lợn kỳ thực lại là kho báu dinh dưỡng: Ăn một ít, lợi nhiều vô kể - Ảnh 1.

Tại sao bì lợn có thể điều trị được huyết áp cao, mỡ máu cao và đường trong máu cao?

Theo giáo sư Đỗ Hoa, sở dĩ bì lợn có thể mang lại tác dụng này chính là nhờ vào một chất quan trọng nhất trong đó: Chất keo protein gốc (khi ăn có cảm giác dính, nhầy).

Các nhà khoa học châu Âu và Mỹ phát hiện ra rằng trong bì lợn chứa một loại protein gốc, còn gọi là elastin: Một dạng sợi đàn hồi chủ yếu ở các dây chằng và các thành mạch máu, nó có thể tăng cường độ đàn hồi mạch máu, làm loãng máu, điều trị bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch vành và huyết áp cao.

Phần bị bỏ đi trên thân lợn kỳ thực lại là kho báu dinh dưỡng: Ăn một ít, lợi nhiều vô kể - Ảnh 2.

Thường xuyên ăn bì lợn liệu có dễ bị mỡ máu hay không?

Câu trả lời dành cho bạn là không những không làm tăng mỡ máu mà thậm chí còn giúp làm giảm mỡ máu.

Bì lợn không phải là mỡ lợn, mặc dù bì lợn là một phần trên thân con lợn, chứa hàm lượng protein cao hơn thịt lợn 2,5 lần, hàm lượng carbohydrate cao hơn 4 lần so với thịt lợn, nhưng hàm lượng chất béo chỉ bằng một nửa so với thịt lợn. Nếu cạo bỏ lớp chất béo bám ở bên trong lớp da (mỡ dưới da), hàm lượng chất béo cũng sẽ giảm.

Ngoài ra, vì da lợn chứa rất nhiều collagen, nó có thể làm chậm quá trình lão hóa tế bào của cơ thể. Đặc biệt là đối với những người có các triệu chứng bệnh như âm hư, nóng trong, xuất hiện đau họng, sốt tắc mạch thì ăn bì lợn sẽ có tác dụng rất tốt.

Sau khi các chuyên gia tiến hành thử nghiệm lâm sàng cho thấy: Món ăn có chứa bì lợn có tác dụng từ âm tốt, có thể làm mềm mạch máu, pha loãng máu.

Phần bị bỏ đi trên thân lợn kỳ thực lại là kho báu dinh dưỡng: Ăn một ít, lợi nhiều vô kể - Ảnh 3.

Những lợi ích của bì lợn đối với sức khỏe

1, Hoạt huyết bổ máu

Theo Đông y, bì lợn có vị ngọt tính mát mẻ, có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, bổ máu, ích tinh, giữ ẩm cho da, làm cho tóc sáng bóng.

2, Bổ sung vitamin

Bì lợn là một nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp bạn bổ sung vitamin B12. Người nào bị thiếu hụt vitamin B12 thì cơ thể sẽ có vấn đề, ảnh hưởng đến các khuyết tật về tinh thần và tâm lý, chẳng hạn như phản ứng chậm, biểu hiện với vẻ bề ngoài ngây ngô, đần độn, suy giảm trí nhớ và các triệu chứng khác.

3, Chăm sóc sắc đẹp

Một hàm lượng lớn Collagen trong bì lợn cũng có tác dụng cụ thể trong việc làm đẹp da. Bì lợn có thể thúc đẩy các tế bào da hấp thụ và lưu trữ nước để ngăn ngừa nếp nhăn gây da khô. Ăn một lượng vừa phải món đặc biệt này có thể giúp cho làn da căng mịn và trơn bóng.

4, Cải thiện khả năng miễn dịch

Bì lợn là món ăn giàu protein, chất béo và hàm lượng carbohydrate, có thể bổ sung chất dinh dưỡng và cải thiện khả năng miễn dịch.

5, Phòng chống lão hóa

Thường xuyên tiêu thụ một lượng bì lợn hoặc móng lợn có tác dụng trì hoãn lão hóa, giúp bạn duy trì vẻ thanh xuân, tươi trẻ lâu hơn.

6, Giúp gân và xương chắc khỏe

Bì lợn rất giàu collagen – đây là chất không thể thiếu cho sức khỏe của xương, thúc đẩy việc mọc tóc và móng. Nếu bạn muốn có một sức khỏe tốt và vẻ bề ngoài xinh đẹp, trong thực đơn hàng tuần của bạn không thể thiếu món bì lợn rẻ tiền này.

*Theo Health/TT

Bạn sẽ làm gì nếu thời gian quay trở lại?

Nếu bây giờ tôi còn trẻ, tôi không chắc tôi sẽ đương đầu như thế nào nữa. 

Image result for if I were a young woman now
(Ảnh schoolmum.net)

Với tất cả mọi thứ mà các bạn đang có, cơ hội rồi công nghệ, lẽ ra đây là một thế giới tràn đầy hạnh phúc.

Nhưng tôi sợ rằng thay vào đó là một thế giới đầy áp lực.

Áp lực để trở thành một bà mẹ hoàn hảo, một người vợ vẹn toàn, một người bạn hoàn hảo.

Working, Business Women, Female, Work, Business Woman
(Ảnh: pixabay.com)

Áp lực phải thành công, trở thành ông chủ, người đứng đầu.

Nếu tôi được quay ngược về quá khứ lần nữa, tôi sẽ không bao giờ tạo ra các list phải làm gì.

Tôi sẽ dành thời gian cho bản thân để thưởng thức những điều mà giờ tôi mới hiểu được nó là điều quan trọng nhất.

Tôi sẽ dành trọn vẹn những chiếc hôn chúc ngủ ngon thay vì than vãn việc phải dậy sớm vào buổi sáng.

Love, Child, Family, Mother, Momma, Parent
(Ảnh: pixabay.com)

Tôi sẽ dành thời gian để âu yếm đứa con nhỏ bé trước lúc chúng lớn.

Happiness, Kids, Mom, Sye, Photographing Children
(Ảnh: pixabay.com)

Tôi sẽ dành thêm 5 phút để thỏa sức nhảy múa khi mà đôi chân tôi vẫn đủ khỏe để trụ vững. 

Ballet, Dance, Ballerina, Scene, Dancer, Romance, Girl
(Ảnh: pixabay.com)

Chỉ cần là chính mình mà thôi. Từ quan trọng nhất là ‘trở nên’. Trở nên lạc lối trong một phút giây nào đó, trở nên yên bình trong thế giới, trở nên tử tế với chính bản thân mình, trở nên tử tế với mọi người. Có thể buông bỏ những điều vớ vẩn, và trở nên tự hào vì đã dám làm như vậy. 

Tin tôi đi, nếu tôi là một cô gái trẻ ngay bây giờ, tôi sẽ dành nhiều thời gian để ‘trở lên’, chứ không phải là ‘làm nên’.

Trong đoạn video, chúng ta thấy cấu trúc nổi bật được sử dụng là Câu điều kiện loại 2: giả thiết cho hành động không có thật ở hiện tại.

Thiện Nhân / Daikynguyen

Cuộc đời từ đỉnh cao xuống vực sâu của Chủ tịch Interpol Trung Quốc

Cuộc đời từ đỉnh cao xuống vực sâu của Chủ tịch Interpol Trung Quốc

Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Mạnh Hoành Vĩ (trái) trong cuộc họp của Đại hội đồng Interpol ở Bắc Kinh. Ảnh: Kyodo

Mạnh Hoành Vĩ – Chủ tịch Interpol người Trung Quốc đầu tiên – khi ở đỉnh cao từng được ca ngợi là người mang đến sự công nhận cho Bắc Kinh, nhưng đang rơi xuống vực sâu khi bị bắt điều tra tội hối lộ.

Ở đỉnh cao sự nghiệp chính trị, ông Mạnh Hoành Vĩ được báo chí Trung Quốc “tâng lên mây xanh”, mô tả ông là minh chứng cho sự “công nhận đầy đủ” của cộng đồng quốc tế về năng lực thực thi pháp luật của Trung Quốc và một quốc gia dựa trên luật pháp.

Chưa đầy 1 năm sau khi giữ chức Chủ tịch Interpol , ông Mạnh Hoành Vĩ đã tổ chức hội nghị toàn cầu của Đại hội đồng Interpol ở Bắc Kinh – lần thứ 2 trong lịch sử Trung Quốc.

Tại lễ khai mạc, ông Mạnh được trao đặc quyền hiếm hoi ngồi cạnh người đàn ông quyền lực nhất Trung Quốc là Chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhằm bày tỏ sự ủng hộ với ông Mạnh và cả Interpol, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có bài phát biểu đề dẫn quan trọng, cam kết tăng cường sự hỗ trợ của Trung Quốc cho cơ quan này và giúp nâng cao hình ảnh của Trung Quốc.

Một năm sau đó, ông Mạnh Hoành Vĩ, cũng là Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, một lần nữa lại “khuấy đảo” ánh đèn sân khấu toàn cầu, nhưng lần này với một lý do rất khác. Người đàn ông 64 tuổi được vợ báo cáo mất tích sau khi từ Pháp trở về Trung Quốc.

Và cũng chỉ 2 ngày sau, thông tin ông Mạnh bị cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc bắt giữ đã lan truyền trên khắp thế giới.

Giới chức Trung Quốc không tiết lộ ông Mạnh làm gì sai trái, nhưng tuyên bố của Bộ Công an Trung Quốc cáo buộc ông này tội nhận hối lộ.

Ông Mạnh Hoành Vĩ – cựu quan chức công an kỳ cựu, người đã có hàng chục năm làm việc trong lĩnh vực thực thi pháp luật – nắm giữ một loạt vị trí quan trọng, bao gồm trong các lĩnh vực nhạy cảm chính trị như chống khủng bố và bảo vệ bờ biển.

Mặc dù kinh qua các các chức vụ như Phó Chủ tịch Ủy ban Kiểm soát ma túy quốc gia (NNCC), Giám đốc cơ quan chống khủng bố quốc gia, Tổng Cục trưởng lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc… song sơ yếu lý lịch công khai của ông Mạnh trên Internet Trung Quốc chỉ ngắn ngọn rằng ông tốt nghiệp ngành luật của Đại học danh tiếng Bắc Kinh, là người gốc Hắc Long Giang, bắt đầu làm việc vào năm 1972 và trở thành Thứ trưởng Công an năm 2004.

Sơ yếu lý lịch của ông Mạnh trên trang web của Interpol chi tiết hơn, chẳng hạn có chi tiết 40 năm kinh nghiệm trong ngành công an và xét xử hình sự, giám sát các vấn đề liên quan đến thể chế pháp lý, chống khủng bố, kiểm soát biên giới, nhập cư và hợp tác quốc tế…

Tháng 3.2013, Trung Quốc cải tổ chính phủ, hợp nhất 4 tổ chức chấp pháp biển Trung Quốc gồm Cục Hải giám, Cục Ngư chính, Cảnh sát biển, và Cục Phòng chống buôn lậu biển thuộc Tổng cục Hải quan thành tổ chức mới có tên “Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc”. Ông Hoành được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng đầu tiên của cơ quan này.

Tháng 11.2016, ông Mạnh Hoành Vĩ chính thức trở thành Chủ tịch Interpol quốc tế, trong khi vẫn kiêm nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Công an và Cục trưởng Interpol Trung Quốc.

Đến tháng 4.2018, theo trang web chính thức của Bộ Công an Trung Quốc, ông Mạnh không còn là Ủy viên Đảng ủy Bộ Công an nước này.

Theo tờ SCMP, sự biến mất đột ngột của ông Mạnh Hoành Vĩ, việc ông này từ chức và bị bắt giữ, làm dấy lên những lo ngại về vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế hàng đầu.

Cú “ngã ngựa” kịch tính của ông Mạnh Hoành Vĩ được nhiều nhà phân tích nhìn nhận như một lời cảnh tỉnh rằng đôi khi Trung Quốc có thể đặt chính trị trong nước lên trên hình ảnh của nước này trên toàn cầu và theo đuổi vai trò lãnh đạo trong các cơ quan quốc tế.

Theo Laodong

Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á

Nguồn: Joseph S. Nye, “China, Japan, and Trump’s America”, Project Syndicate, 04/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Vấn đề chiến lược quan trọng nhất ở Đông Á là sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc. Một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc sẽ tìm kiếm một hình thức bá quyền ở Đông Á làm dẫn đến xung đột. Không giống như châu Âu, Đông Á vẫn chưa bao giờ chấp nhận những gì đã xảy ra trong những năm 1930, và những chia rẽ Chiến tranh Lạnh sau đó đã hạn chế sự hòa giải.

Bây giờ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc và các cuộc đàm phán với Nhật Bản nhằm mục đích giảm thặng dư thương mại của Nhật với Hoa Kỳ. Dù các thông báo gần đây về đàm phán song phương đã trì hoãn đe dọa của Trump rằng sẽ đánh thuế lên sản phẩm ô tô của Nhật Bản, các nhà phê bình lo ngại Trump có thể đẩy Nhật Bản xích lại gần hơn với Trung Quốc, khi chủ tịch Tập Cận Bình đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Shinzo Abe vào cuối tháng này.

Cán cân quyền lực giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã thay đổi đáng kể trong những thập niên gần đây. Vào năm 2010, tổng GDP của Trung Quốc đã vượt Nhật Bản (mặc dù vẫn thua xa Nhật nếu tính theo bình quân đầu người). Thật khó để nhớ rằng hơn hai thập niên trước, nhiều người Mỹ sợ bị vượt qua bởi Nhật Bản, chứ không phải Trung Quốc. Các cuốn sách đã dự đoán một khối Thái Bình Dương do Nhật dẫn đầu sẽ loại trừ Hoa Kỳ, và thậm chí cả một cuộc chiến tranh cuối cùng với người Nhật. Thay vào đó, trong thời kỳ chính quyền Tổng thống Bill Clinton, Hoa Kỳ đã tái khẳng định liên minh an ninh với Nhật Bản trong lúc chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc, đồng thời ủng hộ việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Vào đầu những năm 1990, nhiều nhà quan sát tin rằng liên minh Mỹ – Nhật sẽ bị loại bỏ như một phế tích của Chiến tranh Lạnh. Căng thẳng thương mại tăng cao. Thượng nghị sĩ Paul Tsongas vận động tranh cử tổng thống năm 1992 với khẩu hiệu, “Chiến tranh Lạnh đã kết thúc và Nhật Bản đã thắng.” Chính quyền Clinton bắt đầu với với việc công kích Nhật Bản, nhưng sau một quá trình đàm phán kéo dài hai năm, Clinton và Thủ tướng Ryutaro Hashimoto đã ban hành một tuyên bố vào năm 1996 rằng liên minh Mỹ – Nhật là nền tảng cho sự ổn định ở Đông Á thời hậu Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, có một mức độ bất ổn sâu sắc hơn, và mặc dù hiếm khi được thể hiện công khai, nó liên quan đến sự lo lắng của Nhật Bản rằng họ sẽ bị gạt ra bên lề khi Mỹ quay sang Trung Quốc. Khi tôi tham gia đàm phán việc tái khẳng định liên minh vào giữa những năm 1990, các đối tác Nhật Bản của tôi, ngồi phía bên kia chiếc bàn cắm đầy quốc kỳ, hiếm khi thảo luận chính thức vấn đề Trung Quốc. Nhưng sau đó, khi ăn uống, họ sẽ hỏi liệu nước Mỹ có chuyển trọng tâm từ Nhật Bản sang Trung Quốc khi Trung Quốc gia tăng sức mạnh hay không.

Những lo lắng như vậy không đáng ngạc nhiên: khi năng lực quốc phòng của hai đồng minh không đối xứng, thì bên phụ thuộc càng phải lo lắng nhiều hơn về quan hệ song phương. Trong những năm qua, một số người Nhật Bản đã lập luận rằng Nhật Bản nên trở thành một quốc gia “bình thường” với đầy đủ năng lực quân sự. Một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng Nhật Bản nên bỏ qua các nguyên tắc chống hạt nhân và nên phát triển vũ khí hạt nhân. Nhưng các biện pháp như vậy sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn là những gì chúng có thể giải quyết. Ngay cả khi Nhật Bản từng bước trở thành một quốc gia “bình thường” (bất kể thuật ngữ đó ngụ ý gì), thì nó vẫn không có sức mạnh ngang với Hoa Kỳ hay Trung Quốc.

Ngày nay, Nhật Bản có một loạt những lo lắng mới về sự bỏ rơi của Mỹ. Các chính sách bảo hộ và định hướng “Nước Mỹ trước tiên” của Trump đặt ra một rủi ro mới cho liên minh. Sự rút lui của Trump khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là một đòn đau cho Nhật Bản. Dù Abe đã khéo léo chiều theo cái tôi của Trump để làm giảm mâu thuẫn, sự khác biệt rất lớn vẫn còn. Việc áp thuế lên thép và nhôm của chính quyền Trump dựa vào các lý do an ninh quốc gia đã gây ngạc nhiên cho Abe và thúc đẩy sự bất bình ở Nhật.

Chính quyền Trump cũng đề xuất rằng các đồng minh của Mỹ ở châu Á nên làm nhiều hơn để tự bảo vệ mình và công khai chất vấn giá trị của việc triển khai các lực lượng Mỹ ở các nước này. Một số nhà phân tích tự hỏi liệu các hành động của Trump có buộc Nhật Bản phải tự phòng hộ rủi ro và dịch lại gần Trung Quốc hay không. Nhưng điều đó khó xảy ra ở giai đoạn này. Dù các lựa chọn như vậy vẫn có thể được xem xét, nhưng chúng sẽ còn hạn chế do những lo ngại của Nhật Bản về sự thống trị của Trung Quốc. Liên minh với Mỹ vẫn là lựa chọn tốt nhất – trừ khi Trump đi quá xa.

Cho đến nay, liên minh Mỹ – Nhật vẫn rất mạnh mẽ. Abe đã chủ động tiếp xúc sớm với Trump khi Trump mới đắc cử, gặp ông lần đầu tiên tại Trump Tower ở New York và sau đó là trong chuyến thăm tới Washington, DC, và Mar-a-Lago, nơi ở của Trump ở Florida. Mối quan hệ Abe-Trump cho phép Lầu Năm Góc duy trì sự hợp tác chặt chẽ về các vấn đề an ninh. Bắc Triều Tiên đã giúp tập trung sự chú ý của liên minh và tạo cơ hội cho Trump đảm bảo với Nhật Bản rằng Hoa Kỳ luôn đứng sau Nhật Bản “100%”.

Cả Abe và Trump đều ủng hộ chiến lược “áp lực tối đa” chống lại Triều Tiên, phối hợp tích cực để tạo sự ủng hộ của quốc tế đối với các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Trong khi đó, Nhật Bản đã công bố một khoản đầu tư lớn vào hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và hợp tác với Mỹ nhằm cùng phát triển hệ thống này. Mặt khác, sự đảo ngược thái độ đáng ngạc nhiên của Trump đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sau hội nghị thượng đỉnh song phương vào tháng 6 đã khiến Nhật Bản lo ngại về một thỏa thuận của Mỹ chỉ tập trung vào tên lửa liên lục địa mà bỏ qua các tên lửa tầm trung vốn có thể uy hiếp Nhật Bản.

Luận điệu của Trump về chia sẻ gánh nặng cũng đã làm dấy lên lo ngại. Dù chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản thấp hơn 1% GDP, nhưng Tokyo đã đóng góp đáng kể trong vai trò nước chủ nhà. Theo ước tính của Bộ Quốc phòng Mỹ, chính phủ Nhật Bản chi trả khoảng 75% chi phí hỗ trợ lực lượng Mỹ đóng tại Nhật Bản. Chỉ riêng năm nay, chính phủ Nhật đã dự chi 197 tỷ yên (1,7 tỷ đô la) để chia sẻ chi phí, 226 tỷ yên (2 tỷ đô la Mỹ) để tái điều chỉnh lực lượng Hoa Kỳ, và 266 tỷ yên (2,3 tỷ đô la) nhằm hỗ trợ cộng đồng dưới nhiều hình thức, bên cạnh các chi phí khác liên quan đến liên minh.

Đúng như chính quyền Clinton đã thừa nhận một phần tư thế kỷ trước, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tạo ra thế kiềng ba chân ở Đông Á. Nếu Mỹ và Nhật Bản duy trì liên minh, hai nước có thể định hình môi trường mà Trung Quốc phải đối mặt và giúp kiểm soát quyền lực ngày càng tăng của Bắc Kinh. Nhưng điều đó sẽ phụ thuộc vào việc chính quyền Trump có duy trì thành công liên minh Mỹ-Nhật hay không.

Joseph S.Nye, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, hiện là Giáo sư Đại học Havard. Ông là tác giả của cuốn Is the American Century Over?

Copyright: Project Syndicate 2018 / Nghiencuuquocte

%d người thích bài này: