5 tín hiệu lớn cho thấy Mỹ có thể khai hỏa toàn diện nhắm vào Trung Quốc

Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đã dần lan sang các lĩnh vực khác, trước khi diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã triển khai tư thế đối kháng toàn diện đối với chính quyền Trung Quốc. Có truyền thông Hồng Kông cho biết, ông Trump dường như đang ghép lại mảnh ghép cuối cùng của bức bản đồ “chiến tranh lạnh mới”, và tin rằng rất nhanh sẽ có cuộc tấn công mới đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong đó có 5 tín hiệu lớn đáng chú ý. 

Tổng thống Trump phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (Ảnh: Getty Images)

Tờ Nhật báo Kinh tế Hồng Kông (HKET) hôm 4/10 đưa tin, từ đầu năm 2018, Mỹ đã liên tiếp đưa ra các biện pháp để kiềm chế chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuy nhiên vẫn thể hiện tư thế sẵn sàng đối thoại. Sau đó, cùng với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra vào tháng Mười Một của Mỹ, thái độ của Mỹ trong 2 tuần qua đã có thay đổi rõ ràng.  

Bản tin cho biết, ông Trump dường như đang ghép những mảnh ghép cuối cùng của bức bản đồ “chiến tranh lạnh mới” đối với Trung Quốc, quan hệ Mỹ – Trung cũng vì thế mà nhanh chóng xấu đi.

Bản tin phân tích về lịch sử cuộc đọ sức giữa Mỹ và Nga trong quá khứ, và đã quy nạp lại thành điều kiện xảy ra chiến tranh lạnh: Sự đối kháng về chính trị và ý thức hình thái, ngăn cách về kinh tế và đối đầu quân sự cũng như cuộc đua về trang bị quân sự.

Về vấn đề này trong một đến hai tuần qua, hàng loạt những động thái cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc, từ cô lập ĐCSTQ trong chiến tranh thương mại, đến công khai tuyên bố đối kháng với chủ nghĩa xã hội, và mới đây nhất là tin đồn dự định diễn tập quân sự ở Biển Đông và vùng biển Đài Loan. Phân tích cho rằng, 5 tín hiệu lớn dự đoán ông Trump có lẽ đã đi con đường của cố Tổng thống Ronald Reagan năm xưa triển khai cuộc chiến tranh lạnh nhắm vào ĐCSTQ.

1. Mỹ – Canada đạt được thỏa thuận tự do mậu dịch mới, cô lập ĐCSTQ

Đầu tiên là Mỹ và Canada đạt được thỏa thuận mới về tự do thương mại, điều này có nghĩa là 3 nước Mỹ – Canada – Mexico sẽ ký “Hiệp định Mỹ – Mexico – Canada” (gọi tắt là USMCA), hiệp định này sẽ xóa bỏ khả năng bùng nổ chiến tranh thương mại ở Bắc Mỹ, phục hưng lại ngành chế tạo của Mỹ. Đồng thời hiệp định này cũng hạn chế nước thành viên giao thương với “quốc gia có nền kinh tế phi thị trường”.

Ngày 1/10, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết, Canada và Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại, điều này đã gửi một thông tin quan trọng cho phía Trung Quốc, cho thấy Bắc Mỹ trong vấn đề thương mại đã cùng đứng về một trận tuyến với Mỹ. Sau khi Mỹ và Canada đạt được thỏa thuận, ông Trump sẽ càng tự tin để gây áp lực cho Trung Quốc. Chỉ cần sau khi đạt được thỏa thuận tự do thương mại với Nhật Bản, sẽ tạo thành môi trường cô lập lớn đối với Trung Quốc.

Do đó, đây được xem như một tín hiệu rõ ràng, trong vấn đề kinh tế, Mỹ muốn thoát khỏi liên hệ với chính quyền Trung Quốc, và tiến thêm một bước nữa để cô lập ĐCSTQ.

2. Tranh chấp trong vấn đề quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng tăng

Tàu khu trục USS Decatur của Mỹ đã đến quần đảo Trường Sa hôm 30/9, khi tiến hành tuần tra với mục đích bảo vệ nguyên tắc tự do hàng hải thì bị tàu chiến của Trung Quốc xua đuổi, dường như suýt va chạm khiến tàu Mỹ bắt buộc phải lựa chọn biện pháp hành động khẩn cấp để tránh va vào nhau.

Cùng với chiến lược đối kháng Trung – Mỹ ngày càng leo thang, Đài CNN tại Mỹ đưa tin, quân đội Mỹ đang có kế hoạch vào tháng 11 tới sẽ tiến hành hành diễn tập quân sự tại khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Biển Đông và biển Đài Loan giáp với Trung Quốc; phía Mỹ hy vọng dùng một cuộc diễn tập quân sự mang “cấp toàn cầu” để cảnh báo Trung Quốc và thể hiện năng lực sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào của quân đội Mỹ.

Một khi cuộc diễn tập này thực sự diễn ra, sẽ có một ý nghĩa tượng trưng cực kỳ mạnh, Mỹ sẽ triển hiện quân lực của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và đối đầu với quân lực của ĐCSTQ, kiềm chế ĐCSTQ có ý đồ gây ảnh hưởng quân sự trong khu vực.

3. Trump kêu gọi đối kháng với chủ nghĩa xã hội tại Liên Hiệp Quốc

Hôm 25/9, tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Mỹ Trump đã phát biểu chỉ trích xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản mang đến khổ nạn cho con người và kêu gọi các nước kiềm chế.

Ông Trump lấy Venezuela làm ví dụ, “Trước đó không lâu, Venezuela còn là một trong những quốc gia giàu có trên thế giới. Hiện nay, chủ nghĩa xã hội đã khiến quốc gia giàu nguồn tài nguyên dầu mỏ này phá sản, đồng thời khiến cho người dân của họ phải rơi vào bần cùng.”

Ông nói, dường như tất cả các nước chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa cộng sản đều trải qua, nó đem đến khổ nạn, tham nhũng và thối nát. Sự khát vọng quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, xâm lược và áp bức. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều cần chống lại chủ nghĩa xã hội và những khổ nạn mà nó mang đến cho mỗi người.

Do ĐCSTQ là quốc gia chủ nghĩa xã hội lớn nhất thế giới. Bề mặt ông Trump dường như chỉ là đang chỉ trích Venezuela, nhưng cũng giống như đang nhắm vào ĐCSTQ.

 4. Mỹ phát động “chiến tranh tài chính”, trừng phạt quan chức cấp cao của ĐCSTQ

 Ngày 20/9, Mỹ tuyên bố trừng phạt Bộ Phát triển Trang bị vũ khí Quân ủy Trung ương ĐCSTQ và Bộ trưởng của bộ này là ông Lý Thượng Phúc. Lý do là Trung Quốc đã mua vũ khí của Nga, trừng phạt này khiến ĐCSTQ mạnh mẽ phản đối và lập tức triệu hồi Tổng tư lệnh hải quân Trung Quốc đang thăm Mỹ về nước.

Mỹ lựa chọn trừng phạt tài chính nhắm vào Trung Quốc được coi là đánh vào trúng điểm yếu của ĐCSTQ. 

Cuộc chiến tài chính, nhỏ là từ việc đóng băng tài sản tại Mỹ của quan chức cấp cao ĐCSTQ và doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, lớn là cấm chính phủ các nước, doanh nghiệp hoặc các nhân có làm ăn qua lại với Trung Quốc, thậm chí là cấm Trung Quốc sử dụng đồng Đô la Mỹ để tiến hành các giao dịch ngoại hối.

Còn một khi Mỹ hạn chế các nước khác giao dịch với Trung Quốc, sẽ khiến cho càng nhiều tham quan, tầng lớp quyền quý cắt đứt nguồn tham ô và thu nhập, lúc đó, rất có thể sẽ là sự xung kích lớn đối với chính quyền ĐCSTQ.

Đặc điểm của cuộc chiến tài chính là lực “sát thương” lớn, nhắm chuẩn và dễ dàng chiến thắng, ĐCSTQ dường như cũng ý thức được điểm này, không những hủy bỏ vòng thứ 2 của Đối thoại Ngoại giao An ninh tổ chức tại Bắc Kinh vốn dự tính sẽ diễn ra vào giữa tháng 10, mà còn lập tức triệu hồi Tổng Tư lệnh Hải quân đang thăm Mỹ, hành động này phản ánh quan hệ Trung – Mỹ đang xấu đi nhanh chóng.

5. Quan chức cấp cao của Mỹ liên tiếp chỉ trích ĐCSTQ

Ngày 4/10, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã có bài phát biểu công khai dài 40 phút tại Thủ đô Washington, ông phê bình ĐCSTQ can dự vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ và có ý đồ chính trị trên toàn cầu. Trong phát biểu của mình, ông Mike Pence cũng phê bình các chính sách trong nước và quốc tế của ĐCSTQ, chỉ trích chính quyền Trung Quốc chế định ra các chính sách hoàn chỉnh để xâm phạm lợi ích của các quốc gia khác.

Những lời phát biểu trước đó của các quan chức cấp cao trong chính phủ Trump cũng đã lột tả được hành vi không đúng đắn của ĐCSTQ, trong đó có việc can dự vào bầu cử Mỹ, ảnh hưởng đến tự do học thuật của Mỹ, ngăn chặn tự do ngôn luận, v.v; trong đó, ám chỉ Trung Quốc đang đe dọa đến thể chế dân chủ của Mỹ.

Ngày 30/9, Đại sứ Mỹ trú tại Trung Quốc là ông Terry E. Branstad đã đăng một bài chuyên đề trên tờ Des Moines Register tại Bang Iowa, ông dùng những ngôn từ mạnh mẽ hiếm thấy để phê bình Trung Quốc “lợi dụng tự do ngôn luận quý giá và truyền thống tự do báo chí của Mỹ” để tấn công Tổng thống Trump, “lừa dối” nông dân Mỹ.

Trong quá khứ, ông Terry E. Branstad không chỉ là người thuộc phái ôn hòa đối với Trung Quốc, mà còn là người bạn Mỹ có giao tình trên 30 năm với ông Tập Cận Bình.

Hiện tại, ngay cả ông Terry E. Branstad với thái độ ôn hòa cũng chuyển sang cứng rắn, điều này cho thấy tiếng nói ôn hòa trong Nhà Trắng đi tác dụng bôi trơn cho quan hệ Trung – Mỹ, và quan hệ Trung – Mỹ lại trở lên xấu hơn.

Những chỉ trích của ông Branstad bắt nguồn từ sự việc ngày 2/10, tờ China Daily bỏ tiền ra đăng 4 bài quảng cáo trên tờ Des Moines Register, chỉ trích về hành động chiến tranh thương mại của Mỹ.

Rất nhiều những tín hiệu nói trên cho thấy, ông Trump có thể sẽ tiến thêm bước nữa gây áp lực cho ĐCSTQ, một đợt xung đột nữa trong quan hệ Trung – Mỹ khó có thể nghịch chuyển được, mà còn lan sang các lĩnh vực khác.

Huệ Anh / Trithucvn

Trường FPT với kiến trúc xanh và không gian như một khu resort sang xịn mịn cùng hàng loạt góc sống ảo đẹp không góc chết. Và ký túc xá sinh viên thì được trang hoàng chả khác gì khách sạn luôn.

Nằm ở Hòa Lạc, các trung tâm thành phố khoảng 30km, Trường Đại học FPT như 1 khu resort đích thực khi kiến trúc xịn sò, quang cảnh tuyệt đẹp và đặc biệt là siêu yên tĩnh. Nếu như sinh viên các trường bị ám ảnh bởi cuộc sống ở những khu ký túc xá cũ đầy tối tăm, chật hẹp thì sinh viên FPT lại rất tự hào và hãnh diện vì cuộc sống sinh viên nơi đây sướng hơn cả ở khách sạn.
Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 1.

FPT có 6 khối nhà KTX (tương ứng 6 DOM): A, B, C,D, E, F

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 2.

Mỗi tòa ký túc xá gồm 5-6 tầng

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 3.

Khuôn viên xung quanh rất nhiều cây xanh, thảm cỏ

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 4.

Một chú mèo dễ thương sống cùng sinh viên trong ký túc xá

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 5.

Cuộc sống của sinh viên ở đây yên bình, tĩnh lặng vì cách khá xa trung tâm thành phố

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 6.
Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 7.

Khu canteen siêu rộng, siêu đẹp, siêu sạch sẽ. Lên hình càng ảo hơn với những chiếc ghế sắc màu

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 8.

Giá mỗi bữa ăn cũng chỉ dao động từ 20 đến 30k, rất phù hợp với túi tiền sinh viên

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 9.

Siêu thị ngay dưới chân ký túc xá, sinh viên muốn mua bất cứ thứ gì cũng có

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 10.

Phòng tập gym đầy tiện nghi

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 11.

Phòng tập cho sinh viên nhưng cũng khá xịn sò đấy chứ. Tầm 5-6h chiều là rất đông sinh viên đến đây để tập gym

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 12.

Mỗi tầng của các tòa ký túc xá đều có những khu vực cho sinh viên ngồi tán gẫu, tâm sự hay học bài như thế này

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 13.

Bề ngoài sạch đẹp đã đành, bên trong cũng vô cùng ngăn nắp, gọn gàng

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 14.

Các phòng đều có sẵn tủ cho sinh viên để đồ

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 15.

Mỗi phòng sẽ ở từ 4 đến 8 người tùy diện tích

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 16.

Có cả điều hòa trong phòng nhé. Một điểm cộng hoàn hảo đúng không?

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 17.

Dù là phòng con gái hay con trai đều phải sach gọn vì các thầy cô quản lý túc trực 24/24 luôn, bẩn 1 tý là bị nhắc ngay

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 18.

Chăn ga gối nệm trong phòng cũng được sinh viên đồng bộ như thế này

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 19.

Máy bán nước tự động ngay trong ký túc xá, chẳng cần đi đâu xa cũng có đủ loại nước giải khát

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 20.

Tuy được xây dựng khá lâu nhưng các tòa ký túc xá vẫn còn mới và đẹp

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 21.

Phía sau các tòa nhà là cầu thang sắt giúp sinh viên các tầng trên dễ dàng leo xuống đất khi có hỏa hoạn xảy ra.

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 22.

Phòng của bác bảo vệ ngay dưới tầng 1

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 23.

Mỗi khu ký túc xá còn có phòng khám, có vấn đề gì sức khỏe là các bạn sinh viên được tư vấn nhiệt tình, thăm khám kỹ lưỡng

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 24.

Bàn ghế, tường trong ký túc xá đều mang màu da cam, màu đặc trưng của FPT

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 25.

Sân bóng đá siêu rộng

NƯỚC CỜ CUỐI TRONG ĐẤU PHÁP: BỐ GIÀ TRUMP CÓ DÁM RA LỆNH TẤN CÔNG QUÂN SỰ TRUNG QUỐC HAY KHÔNG?

Trần đình Thu

Cho đến giờ này, quan sát những việc làm liên quan đến đối ngoại của Trump trong thời gian qua, chúng ta nhận thấy điều này: Trump chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung quốc một cách cẩn thận và tỷ mỉ đến từng chi tiết từ lâu lắm. Nguyên tắc chung là mọi mũi tên bắn ra dù chĩa về đâu, bay về hướng nào thì cuối cùng đích đến vẫn là Trung quốc.

Trong vòng hơn một năm rưỡi ngồi ghế tổng thống, Trump không hề động đến Trung quốc mà chỉ làm những việc loanh quanh. Nhưng những việc loanh quanh ấy bây giờ nhìn lại đều có ý nghĩa dọn dẹp cho một cuộc chiến tranh lớn: Chiến tranh với Trung quốc.

Thoạt đầu là những bước đi ngoại giao thân thiện với Nga. Vào lúc ấy không ai nghĩ rằng bước đi ấy là tranh thủ kéo Nga về phía Mỹ để sau này Mỹ đối đầu với Trung quốc thì không gặp cản ngại từ Nga. Nhưng khi ấy phía Đảng Dân Chủ Mỹ nhảy chồm chồm lên vì không hiểu Trump. Nhiều người nghĩ Trump không biết làm tổng thống chứ không phải là Trump đang có những nước cờ độc.

Sau khi thân thiện với Nga xong, Trump bắt đầu chuyển qua Triều Tiên. Nước cờ Triều Tiên đi sau nước cờ Nga đúng là quá tuyệt. Chúng ta thử hình dung nếu nước cờ Triều Tiên đi trước nước cờ Nga thì sao? Thật là không ổn chút nào vì Nga vẫn thân cận với Triều Tiên. Cho nên phải đi nước cờ Nga trước, thì nước cờ Triều Tiên mới thắng.

Nhưng cả 2 nước cờ Nga và Triều Tiên ấy cũng để phục vụ cho nước cờ lớn: nước cờ Trung quốc. Ngay sau khi Kim Jong Uh tỏ rõ thiện chí với Mỹ, Trump không bỏ phí một phút giây nào, lập tức tiến hành những bước đi đầu tiên trong nước cờ đấu với Trung quốc.

Vừa đấu với Trung quốc, Bố Già Trump đi tiếp những nước cờ tưởng như không liên quan gì đến Trung quốc nhưng thật ra là rất liên quan. Đó là nước cờ với Iran. Trước đó để lót đường Trump cũng đã đi một hai nước nhỏ với Iran, nay Trump đi thêm những nước cương quyết hơn. Tuy vậy Trump không có ý đấu với Iran vì Iran chẳng là cái đinh gì với Mỹ. Trump đấu với Iran là gián tiếp đấu với ông kẹ Trung quốc mà thôi. Vì vậy chúng ta thấy Trump chẳng kéo binh hùng tướng mạnh gì với Iran cả mà chỉ đơn giản cấm vận dầu mỏ Iran. Nước cờ này Trump chặn yết hầu Trung quốc trong vấn đề nhiên liệu cho nền kinh tế. Hiện nay giao dịch dầu mỏ giữa Mỹ và Trung quốc đã ngừng, Iran có bán dầu cho Trung quốc không? Nếu Iran quyết bán và Trung quốc quyết mua thì sao? Tôi cho rằng đây chính là cái bẫy chiến tranh.

Cũng như thế, khi Trump yêu cầu hủy bỏ NAFTA để đàm phán lại, nhiều người nhảy choi choi lên bảo là Trump chơi luôn cả những đồng minh thân thiết là Canada và Mexico. Có người bảo Trump có vấn đề tâm thần. Nhưng khi NAFTA mới được ký lại, chả có gì thay đổi nhiều ngoài việc yêu cầu các đối tác không được chơi với Trung quốc, mọi người mới ngã ngửa ra. Có nhiều thiên tài bị những “người trần mắt thịt” đánh giá là tâm thần như thế đấy.

Bây giờ thì Trump đang đi những nước cờ chính nhắm vào Trung quốc, công khai thách thức Trung quốc cả về mặt quân sự. Biển Đông đang có sóng lăn tăn, khi nào thì có sóng lớn? Mọi người bảo Trump có dám ra lệnh tấn công Trung quốc bằng vũ khí hay không?

Nhiều người lập luận, thời đại bây giờ đối thoại thay cho đối đầu, chiến tranh quân sự ít dùng lắm. Vâng, đúng là ít dùng thật nhưng không phải là không dùng. Khi cần thì vẫn phải dùng. Vấn đề là khi nào thì dùng và dùng thế nào.

Và hẳn có người sẽ muốn vặn tôi, nói vậy thì sao Trump không bùm Bắc Hàn? Ồ, câu hỏi này rất hay nhưng bùm Bắc Hàn không phải là khôn ngoan. Bùm Trung quốc mới là đấu pháp tuyệt diệu. Trong một trận chiến, người ta có thể dùng kế ly gián để tách dần những chiến binh nhỏ ra khỏi đối thủ mạnh nhất rồi vận dụng toàn bộ nội công kết liễu đối thủ mạnh này.
Đó mới chính là dùng đấu pháp tuyệt.

Nhưng chiến tranh cũng có thể không xảy ra nếu Tập Cận Bình đầu hàng trước khi Trump dốc toàn bộ binh lực để kết liễu.

@Tễu Blog