Ảnh “nóng” về bộ lạc đặc biệt nhất thế giới trong rừng Amazon

Cảnh tượng phụ nữ tắm tiên với rùa, ăn tê tê, săn thú bằng cung tên là những hình ảnh hiếm hoi ghi lại cuộc sống của “bộ tộc đang bị đe dọa nhất thế giới” trong rừng Amazon.

Phụ nữ bộ lạc Awa tắm tiên với rùa.

Hiện bộ lạc Awa chỉ còn 80 người sinh sống sâu trong khu rừng Maranhão ở Brazil, dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tồn tại và hoàn toàn tách biệt với cuộc sống hiện đại.

Từ nhiều thế kỷ đến nay, người Awa vẫn sử dụng cung tên để săn tê tê và thu thập mật ong, hạt babassu làm thức ăn.

Chỉ còn khoảng 80 người ở bộ lạc Awa sinh sống.

Các bức ảnh mới nhất về cuộc sống của người Awa được đăng tải trên tạp chí National Geographic tháng 10.2018. cho thấy thợ săn Awa với chiến lợi phẩm là một con nai sau lưng, nhóm phụ nữ và trẻ em tắm tiên trên sông với rùa…

Một thợ săn cùng chiến lợi phẩm là con nai sau lưng

Cũng giống như những cánh rừng, người Awa bị đe dọa bởi những kẻ phá rừng, khai mỏ và buôn bán ma túy nên buộc phải di chuyển liên tục vì những mối đe dọa từ bên ngoài.

Chân dung một cư dân của bộ lạc Awa

Ước tính 75% cánh rừng Maranhão đã bị tàn phá lấy gỗ quý, khiến cho tộc người Awa không còn nhiều nơi để sinh tồn. Sự tồn tại của người Awa đã thúc giục giới chức trách phải bảo vệ khu rừng, nhưng lâm tặc và bọn tội phạm vẫn không ngừng vào rừng khai thác gỗ bất hợp pháp.

Theo Phương Đăng  / Dân Việt

Ai là chủ đầu tư dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái hơn 11 nghìn tỷ?

Ai là chủ đầu tư dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái hơn 11 nghìn tỷ?

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chính thức đồng ý công khai Hợp đồng dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.

Theo đó, tên dự án sẽ là: Dự án đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT). Do liên danh 3 đơn vị gồm: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Long Vân; Công ty CP Mặt trời Vân Đồn; Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Công Thành góp vốn đầu tư, thành lập doanh nghiệp dự án mang tên Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Vân Đồn, tổng vốn đầu tư 11.119,625 tỷ đồng.

Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái triển khai trên diện tích 456,2ha thuộc địa bàn các huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và TP Móng Cái. Trong đó điểm đầu tại Km70+108 (xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn), điểm cuối tại Km150+339 (giao với đường tỉnh 335, trùng với điểm cuối Dự án cầu Bắc Luân II, TP Móng Cái).

Tổng chiều dài xây dựng tuyến là 80,2km, đường cao tốc 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h theo tiêu chuẩn TCVN 5729-2012.

Thời gian kinh doanh, khai thác theo phương án tài chính tại thời điểm đàm phán: 18,56 năm. Thời gian thực tế sẽ được xác định từ thời điểm dự án hoàn thành, được quyết toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật và điều chỉnh theo quy định của hợp đồng dự án.

Giá phí sử dụng dịch vụ sẽ từ 1.500-6.000 đồng/km tùy loại phương tiện. Mức tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ cho các năm tiếp theo (sau 3 năm đầu) là 18%/3 năm. Mức tăng này là tạm tính và sẽ được điều chỉnh theo quy định của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP, Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT và các văn bản khác có liên quan.

Hiện liên danh nhà đầu tư đang khẩn trương hoàn thiện thủ tục pháp lý, dự kiến khởi công dự án trong năm 2018.

Nhằm đảm bảo tốt nhất về mặt bằng cho quá trình triển khai dự án, ngay từ tháng 7/2017, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định số 2787/QĐ-UBND phê duyệt Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án.

Trong đó, giao cho UBND huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và TP Móng Cái làm chủ đầu tư đối với công tác GPMB theo phạm vi chiếm dụng của dự án trên địa bàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh làm chủ đầu tư công tác rà phá bom mìn, vật nổ.

Theo tổng hợp của các địa phương, có khoảng 527ha diện tích đất sẽ thu hồi phục vụ dự án; tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 1.681 hộ; có 326 hộ phải tái định cư và 320 ngôi mộ phải di chuyển. Tổng chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 1.400 tỷ đồng.

Để chuẩn bị GPMB dự án, Sở Giao thông Vận tải đã bàn giao tuyến cho các địa phương Tiên Yên, Móng Cái, Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn. Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, ngoài việc góp phần phát triển giao thông, dự án còn mở rộng liên kết kinh tế vùng Quảng Ninh – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Nguyên Minh / Theo Trí thức tre

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu giữ chức Chủ tịch nước

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu giữ chức Chủ tịch nước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Hội nghị TƯ 8 giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6.

Chiều 3/10, Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, trong ngày làm việc thứ 2 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bàn về công tác nhân sự.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV.

Cũng tại phiên họp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung hai Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII là ông Võ Thái Nguyên và ông Trần Đức Thắng.

Trước đó, vào buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường, thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội

Ông có học hàm Giáo sư, học vị Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành xây dựng Đảng), Cử nhân Ngữ văn.

Ông là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII. Uỷ viên Bộ Chính trị khoá VIII, IX, X, XI, XII.

Trong quá trình công tác ông từng đảm nhận các chức vụ như: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Chủ tịch Quốc hội; Tổng Bí thư Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam.