Hoàng đế Bảo Đại ở Paris năm 1932

Những hình ảnh hiếm có về hoàng đế Bảo Đại trong chuyến thăm Paris năm 1932 được nhiếp ảnh gia Pháp ghi lại.

Dân Paris ngắm hoàng đế Bảo Đại ở nhà ga thành phố khi chuyến tàu hỏa chở ông vừa đến. Trong ảnh, Bảo Đại là người khoanh tay ở ô cửa sổ bên phải toa tàu.

Bảo Đại quan sát người dân Paris từ cửa sổ toa tàu.

Vua Bảo Đại và Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ở điện Elysee, Paris.

Một bức ảnh chân dung Bảo Đại ở Paris năm 1932.

Trong chuyến công du năm 1932, hoàng đế Bảo Đại cũng ghé thăm Ai Cập. Trong ảnh, Bảo Đại (người thứ 2 từ trái sang) và người em họ Vĩnh Cẩn (ngoài cùng bên phải) chụp ảnh kỷ niệm tại Cairo, thủ đô Ai Cập.

Theo KIẾN THỨC

BÀI VIẾT HAY NHẤT, QUANH ĐÁM TANG ÔNG TRẦN ĐẠI QUANG

Lời dẫn của Tễu Blog: Những ngày quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã khép lại. Có hàng trăm bài báo, hàng vạn stt viết về đám tang, về người quá cố. Tuy không thọ, nhưng ông Trần Đại Quang cũng đã đạt tới đỉnh cao của một kiếp nhân sinh: Học hàm: Giáo sư. Học vị: Tiến sĩ. Võ: Đại tướng. Văn: Chủ tịch nước. Ông bà có hai đứa con trai nối dõi tông đường, và cả hai đều chưa có điều tiếng gì. Tiền của và Danh vọng đều tuyệt đỉnh.

Báo chí nhà nước, mỗi khi có quốc tang thì đều có những bài ca tụng người quá cố lên tận trời xanh. Kêu thuê khóc mướn đã nhiều. Và không có bài nào đáng kể. 

Khác với đám tang ông Võ Văn Kiệt và ông Phan Văn Khải, đám tang ông Trần Đại Quang không có một bài nào của giới nhân sĩ trí thức tinh hoa. 

Riêng bài viết sau đây của Ký giả Hồng Lam có thể xem là bài hay nhất về ông Trần Đại Quang. Nếu đúng như bài này, thì cả ông Trần Đại Quang và Ký giả Hồng Lam đều là những người có ứng xử đáng trọng, tất nhiên, chỉ riêng trong khoảnh khắc quan hệ được kể đến trong bài viết.

Khép lại những ngày quốc tang, mặc cho thiên hạ luận công định tội đối với người quá cố, Tễu Blog đăng tải bài này, xem như một cơn mưa nhẹ rắc trên nấm mồ Cố chủ tịch nước Trần Đại Quang và mong ông yên nghỉ thanh thản nơi quê cha đất tổ.

.

Chút ân tình tiễn một người anh

Nguyễn Hồng Lam
27-9-2018

(Gửi theo anh Trần Đại Quang, ngày anh về với cát bụi ở quê nhà).
.

Tết Dương lịch 2011, nhân gọi chúc năm mới nhau, một ông anh làm trên Trung ương nhắn: “Nếu có số điện thoại lạ gọi đến, em nhớ cầm máy và nói chuyện lễ độ chút nhé. Có chuyện quan trọng đấy”. Tôi nghe và cười: “Dạ! Thường dân gọi đến cũng quan trọng. Anh đừng lo, em có phải vua quan gì đâu mà dám không lễ độ”.

Nhưng cũng phải hai tuần sau, cuộc gọi lạ mới đến. Giọng từ tốn, ấm: “Anh Trần Đại Quang đây. Anh có việc muốn gặp em. Mọi việc anh X (ông anh gọi tôi từ trước – NV) sẽ sắp xếp. Em ra Hà Nội nhé.”

Lúc đó, ông vẫn đang đeo quân hàm Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an. Cuộc gọi nhận được khi ĐH Đảng XI đang diễn ra. Chưa ai công bố, song cả nước đều biết, chỉ ít bữa nữa thôi, sau Đại hội, ông sẽ là UV BCT, Bộ trưởng, sẽ đổi quân hàm sang Đại tướng. Tôi ngạc nhiên lắm. Không hiểu ở cương vị đó, sao ông lại phải mất thì giờ điện thoại trực tiếp cho một người lính vô danh chưa từng có quan hệ gì riêng như mình. Tuy nhiên, tôi không thắc mắc, chỉ trả lời như nghe lệnh: “Dạ, em sẽ có có mặt. Em có phải báo cáo xin phép cơ quan không ạ?”. Anh Quang trả lời: “Tùy em. Anh gặp em vì việc riêng. Nhưng nếu muốn, em cứ xin phép”.

Gần như cùng lúc, một code vé máy bay được gửi vào tin nhắn điện thoại của tôi. Không phân vân, tôi báo cáo anh Hữu Ước, Tổng Biên tập: “Em xin phép đi Hà Nội, anh Trần Đại Quang gọi. Tiện thể, anh cho em đi lang thang ngoài đó thêm chục ngày”. Anh Ước không hỏi lý do, chỉ bảo: “Kệ mày, cứ đi, chán thì về. Nhưng phải lo đủ công việc bài vở cho anh đấy”.

Theo vé, tôi đến cửa làm thủ tục số 2, sân bay Tân Sơn Nhất và ngạc nhiên, nguyên dãy thủ tục đó không làm việc. Sợi xích hàng rào chắn ngang, bên trong không một ai. Đúng lúc đó, có một cậu nam nhân viên tiến lại, rất lễ phép: “Dạ, cho cháu hỏi chú tên gì ạ”. Tôi xưng tên, em chìa vé chuẩn bị sẵn ra luôn: “Vé chú đây ạ. Để con đưa chú đi”.

Sắp hàng ra máy bay, tôi ngạc nhiên lần nữa. Cô nhân viên xinh đẹp lễ phép: “Thưa chú, chú vui lòng cho con mượn vé. Chú chờ con chút, không phải sắp hàng đâu ạ.”

Vào máy bay, tôi lại băn khoăn vì được xếp ghế VIP, cô tiếp viên mang champagne mời tận nơi, nhất mực “chú có cần gì cứ gọi để con phục vụ ạ”. Đi máy bay suốt mấy chục năm, tôi chưa bao giờ thấy Hàng không Việt Nam chu đáo với mình như thế. Định bảo với em gái tiếp viên, nếu có thể, chỉ cần gọi bằng anh, đừng gọi chú là được. Nghĩ sao lại thôi, cho qua.

Xe riêng đến tận sân bay đón, chở tôi về nhà khách Tây Hồ của TW Đảng. Tất cả những người tôi gặp trong suốt chuyến đi, không hiểu sao đều lễ phép thế. Ai cũng chào hỏi đàng hoàng và không ai chịu để cho tôi tự xách hành lý. Có nặng gì đâu, chỉ một ba lô đựng mấy bộ đồ và chiếc máy tính.

Sáng hôm sau, ông anh của tôi xuất hiện như đã hẹn. Anh bảo: “Em viết báo cũng hơn 15 năm, rất tốt rồi. Nhưng giờ, cái em cần là làm báo chứ không chỉ viết báo. Ai làm việc cũng cần có người đỡ đầu hoặc trợ giúp. Anh Trần Đại Quang mời em tối nay về nhà ăn cơm bàn chuyện. Chỉ có anh Quang, anh và em thôi. Em biết đấy, ngày mai bế mạc Đại hội, anh ấy có trọng trách mới rồi”.

Mọi chuyện khá dễ hiểu: Tân Bộ Trưởng Trần Đại Quang muốn tôi làm thư ký báo chí cho ông. Nếu đồng ý, tôi có thể nhận nhiệm vụ ngay. Một cơ hội tiến thân không hể nhỏ. Vị trí, chức vụ, quyền lợi…mọi thứ của tôi sẽ tăng vượt bậc. Giả sử sau này thôi không làm thư ký báo chí cho ông nữa, tôi có thể quay lại tờ báo cũ dễ dàng, tất nhiên sẽ là với vị trí cao hơn hẳn hiện tại. Mọi lo lắng, băn khoăn của tôi là không cần thiết, bởi hồ sơ cá nhân, năng lực, tính cách, bước đường học hành, làm việc của tôi đều đã được cân nhắc trước, rất kỹ. Tôi là người được chọn, không phải ứng viên. Ông anh tiến dẫn bảo: “Anh Quang nói em không cần lo. Em sẽ làm rất tốt”.

Cả ngàn câu hỏi trong đầu, tôi tự trả lời chỉ sau khoảng vài phút suy nghĩ. “Ước một tôi hiền chúa thánh minh”, đời mình đã không có “tôi” tất nhiên cũng không thích hợp để phải nhận ai làm “chúa”. “Chúa” của tôi chỉ có thể là công việc, không thể là một người phàm, dù người phàm đó mang quân hàm Đại tướng, Ủy viên BCT. Làm thư ký cho ông, tôi có thể được thêm nhiều thứ nhưng chắc chắn sẽ mất một thứ, chính là sự tự do tương đối mà tôi đang có. Tôi chỉ thích đi và viết. Được làm cái mình thích, với tôi chính là hạnh phúc. Thêm nữa, tôi không ngại va chạm, nhưng lại không thích hợp với giao đãi trịnh trọng. Với chuyện viết, tôi chỉ có thể viết theo ý mình, đăng hay không còn tùy, nhưng không thể viết theo ý người khác muốn…

Mọi suy nghĩ, tôi trình bày hết với anh X. Tôi bảo: “Nếu nhận lời, em e là không giúp thủ trưởng được nhiều như ý. Và với tính khí tự do, nóng nảy của em, rất có thể sẽ gây tổn hại cho công việc. Điều này không có lợi cho cả công việc lẫn vị thế của anh ấy. Nếu có thể, cho phép em được từ chối”.

Nhân tiện, tôi cảm ơn và xin được từ chối luôn bữa cơm chiều. Đã không còn gì về chuyện công việc, tôi nghĩ một người lính không nên ngồi chung bàn với một Đại tướng. Thay vào đó, từ chiều đến khuya, tôi ra bờ Hồ Tây ngồi uống bia với một lô lốc giang hồ cơ nhỡ. Cữ này do họa sĩ giang hồ Nghia Tran Do mời. Gã bảo: “Cứ uống tẹt ga. Tao có phần hùn ở nhà hàng bia này mà”. Phần hùn, như tôi biết là cái logo do lão vẽ, được in trên bảng hiệu và bên thành những chiếc ly dùng trong quán.

Bữa bia hôm đó còn có một cô giáo dạy tôi môn khảo cổ hồi đại học nhưng luôn xưng với tôi bằng chị, buồn mồm thì gọi tôi bằng mày, bằng em, có khi bằng ông. Tình cờ, tôi gặp cô cùng chuyến bay ra. Biết chuyện, chị Hậu Kc Nguyễn nói: “Ông từ chối là đúng. Tướng ông không làm quan báo được đâu. Đi xách cặp cho người khác càng không. Xin phép lặn đi cho trong nước”. Tôi cười: “Dạ, em từ chối rồi!”.

Tưởng vậy là thôi, không ngờ, Tết năm đó, tôi vẫn nhận được tin nhắn của anh Trần Đại Quang chúc Tết bố mẹ mình. Phân vân lắm, nhưng tôi, vì bụi giang hồ chưa phủ hết lễ độ, vẫn nhắn tin chúc Tết trở lại. Và chỉ thế thôi.

Ba năm sau, tháng 3-2014, tôi tham gia trại viết Văn của Hội Nhà văn về đề tài An ninh Tổ quốc và Bình yên cuộc sống tại Đà Lạt. Bộ trưởng Trần Đại Quang có đến thăm, phát biểu cảm ơn và úy lạo trại viết. Đi qua tôi, ông có khẽ gật đầu chào riêng. Trước bữa tiệc do ông chiêu đãi các nhà văn, bất ngờ anh Hà, Thiếu tướng, trợ lý của ông đến gặp tôi và bảo: “Anh Quang mời em lên phòng, anh ấy gặp em chút”. Không có gì to tát cả, chỉ là dù đã mấy năm, ông vẫn chưa quên gã cầm bút vô danh và ngang ngạnh là tôi.

Ông bảo: “Vậy cũng tốt rồi. Ở đâu mà làm tốt vai trò, làm việc hết mình thì cũng cần, cũng hữu ích cả. Nếu có khó khăn hay nguyện vọng gì khác, em cứ gọi điện thoại cho anh. Số máy em có rồi đấy”. Cái bắt tay rất chặt và ấm áp, chân tình. Tôi cảm động, bởi đó là cái bắt tay của một người anh lớn tuổi với người em, không hề là cái bắt tay xã giao chiếu cố của thủ trưởng đầu ngành giành cho lính. Ông còn muốn gửi “món quà cho vợ con”. Tuy nhiên, là trại viên, đã có quà ông tặng chung toàn trại với tư cách Đại tướng Bộ trưởng, tôi xin phép không nhận quà riêng nữa.

Từ đó về sau, tôi không có thêm tiếp xúc nào riêng với ông. Nhưng năm nào tôi cũng nhắn tin chúc Tết ông trước, và ngay lập tức nhận lại tin chúc của ông. Anh X thì thỉnh thoảng tôi có gặp. Anh cũng lên cao lắm rồi nhưng vẫn thở dài: “Tiếc quá, phải chi hồi đó em chịu nhận lời…”. Thật tình, nghe anh nói tôi cũng không biết anh tiếc là tiếc cho ai. Về phía mình, tôi nghĩ không đúng chỗ thì chẳng nên ngồi, có gì phải tiếc. Đời tôi tự do thế còn gì.

Riêng tư, ân nghĩa không có gì nhiều. Nhưng, tôi tự biết trong con người mình luôn tồn tại hai tính cách. Để dấn thân, hành xử khi va chạm, tôi là một gã tập tễnh giang hồ. Để sống và ngẩng mặt, tôi luôn tự coi mình là một gã học trò giữa cuộc đời. Gã học trò học dốt thi mãi không đỗ là Trần Tế Xương thành Nam Định, bất đắc chí còn ngẩng mặt chửi um trời đất, huống nữa là tôi. Ít hay nhiều, gã giang hồ là tôi cũng luôn cố gắng học đòi sống như kẻ sĩ. Với kẻ sĩ, chỉ một cử chỉ ân tình thôi đã trả suốt đời không hết. Huống nữa, với anh Trần Đại Quang, tôi đã nhận được nhiều hơn rất nhiều những quan tâm, dẫu đã từ chối thì vẫn cứ đẫm ân tình.

Bữa nay anh về với đất. Đúng sai trong đời, lịch sử xét. Tung hô, ca ngợi hay thị phi đều bỏ lại. Tôi không được, không thể, cũng không chắc đã nên ra dự đám tang anh. Tôi nghĩ, chuyện ân tình, tin cậy, ưu ái tôi từng nhận được từ anh, dẫu chưa từng thổ lộ cùng ai thì cũng chẳng phải bí mật gì, chẳng có thể ảnh hưởng đến ai nữa mà phải giấu. Thôi thì cũng ghi ra đây, xin được coi như nén hương của đứa em ở xa kính tiễn anh yên nghỉ. Coi như em làm kẻ chỉ muốn đến cùng anh sau mùa hoa nở, mong anh không lấy thế làm giận hay buồn.

Anh nghỉ ngơi thanh thản, anh Trần Đại Quang nhé!

Theo Tễu Blog

Sự tức giận như ngọn lửa thiêu cháy hết mọi điều tốt đẹp

Aristotle từng nói: “Bất cứ ai cũng sẽ tức giận, người ta rất dễ phát hỏa; nhưng muốn giận đúng người, đúng lúc, đúng cách thì chẳng hề dễ dàng.” Quả thực,  khi đang tức giận, rất khó để có thể kiềm chế được sự kích động.

Khi bị người khác khiêu khích, chúng ta tự nhiên sẽ muốn đáp trả lại và công kích đối phương. Có người hết lần này đến lần khác phạm lỗi khiến bạn không nhịn được nữa mà phát hỏa. Lúc đáp trả ấy, có thể bạn sẽ có cảm giác thoải mái, nhưng sau đó thì sao? Liệu bạn có hối hận không? Liệu có được kết quả trọn vẹn không? Liệu có giải quyết được vấn đề chăng? Liệu mối quan hệ với người khác có tốt hơn hay ngược lại?

(Ảnh: bigstockphoto.com)

Kết quả của sự tức giận luôn đáng sợ hơn nguyên nhân

Từng có một người phụ nữ viết thư cho tác giả Dale Carnegien vì câu chuyện về Tổng thống Lincoln mà ông nói trên đài, rất nhiều mốc thời gian được nhắc đến trong thư đều sai.

Người phụ nữ ấy rất thần tượng Lincoln, vì vậy nên đã viết một lá thư đầy tức giận: “Nếu ông không biết cả tiểu sử cơ bản nhất của ngài Lincoln thì đừng lên đài, đây là một sự sỉ nhục đối với ngài Lincoln. Nếu ông không đọc đủ tài liệu, tốt nhất hãy tìm kiếm trước khi bắt đầu nói.”

Khi đó, Dale Carnegien đã rất nổi tiếng rồi, ông từng viết rất nhiều quyển sách bán chạy. Ông cảm thấy mình bị xúc phạm nên vô cùng tức giận, lập tức gửi một lá thư với giọng văn tương tự để đáp trả. Khi viết xong thư, ông đang định nhờ nhân viên chuyển thư đi thì phát hiện đã quá giờ làm và không còn ai ở lại. Ông để lá thư trên bàn, dự định sáng mai sẽ gửi đi.

Đến sáng, khi chuẩn bị gấp lá thư vào phong bì, ông đọc lại, nghĩ thầm: “Mình tức giận quá mức rồi, người phụ nữ kia đâu có viết như thế này, cô ta không đáng để mình tức giận như vậy.” Hơn nữa, xét về mặt nào đó, những gì cô ta nói cũng có lý. Do đó, ông xé lá thư đó đi và lại viết một lá thư hoàn toàn khác.

Trong thư không hề có sự tức giận, mà ngược lại ông còn cảm ơn người phụ nữ kia đã giúp ông biết điều gì không đúng. Sau đó, ông lại nghĩ: “Nếu trong vòng 12 tiếng mà có thể thay đổi nhiều đến thế, vậy sao mình không đợi vài ngày nữa, trước tiên khoan vội gửi lá thư này đi.”

Ông đã làm một cuộc thí nghiệm, ông lại để lá thư lên bàn, đến tối đọc lại, ông lại muốn sửa vài chữ trong thư. Đến ngày thứ 7, nó đã biến thành một lá thư tràn đầy sự hòa ái.

Dale Carnegien cho biết: “Sau này, thực tế đã chứng minh người phụ nữ đó rất tốt. Cô ấy là một trong những người bạn tốt nhất của tôi. Nếu khi đó người làm vẫn chưa tan sở hết, lá thư ban đầu được gửi thì sự việc sẽ ra sao? Hẳn là tôi sẽ có thêm một kẻ thù.”

Đừng xem sự tức giận là đương nhiên, bạn có thể làm nó tan biến

Trong “Kinh Do Thái” có viết: “Con người ta sẽ phạm sai lầm khi tức giận.” Kinh Tân Ước “Philemon” cũng có nói: “Con người đều điên cuồng khi tức giận.” Dù nguyên nhân là gì, khi bạn tức giận, không kiểm soát lời nói, có thể sẽ gây tổn thương cho người khác, hủy hoại tình bạn, thậm chí làm những việc khiến bản thân hối hận cả đời.

Theo thống kê, đa số các vụ tai nạn giao thông xảy ra đều do tức giận, kích động. Hôn nhân tan vỡ cũng do tranh cãi không ngừng. Những người dễ tức giận chết sớm hơn cả hút thuốc, uống rượu, cao huyết áp, cholesterol cao. Kết quả của sự tức giận luôn đáng sợ hơn nguyên nhân của nó. Nếu bạn vào nhà tù hỏi thử thì hơn phân nửa số họ đều sẽ nói với bạn rằng: “Nếu khi đó tôi không kích động đến thế thì bây giờ cũng sẽ không bị ngồi tù rồi.”

Những hành động khi tức giận đều dẫn đến hậu quả khôn lường. Vì vậy, tuyệt đối đừng kích động. Trước tiên hãy bình tĩnh lại, thử đợi một khoảng thời gian xem thử ngày hôm sau có cảm giác thế nào. Đến khi bạn nhìn lại, tin rằng bạn sẽ tự nói với mình rằng: “Mình rất vui vì hôm qua không nổi nóng, không quyết định bất cứ điều gì.” Cảm giác này tốt hơn sự tức giận gấp trăm ngàn lần.

Cái gọi là “khôn ngoan” chính là tiếng nói trong lòng khi bạn bình tĩnh, vui vẻ. Hãy nhớ kỹ, tuy nổi nóng thoải mái hơn giữ trong lòng, nhưng bình tĩnh mới là thượng sách. Đừng xem sự tức giận là lẽ dĩ nhiên thì trong lòng bạn mới có lý do để làm nó tan biến.

(Hình ảnh: kompassnadel.de)

Ba cách bình ổn tâm trạng

1. Tự hỏi mình việc này có thật sự quan trọng vậy không? Một khi bạn suy nghĩ một cách lý trí thì sẽ phán đoán được liệu mình có “làm lớn chuyện” hay không.

2. Việc này có cần phải tức giận vậy không? Nổi giận có tác dụng chăng? Đặt ra những câu hỏi này và tự trả lời có thể giúp bạn giảm cơn tức giận hoặc trực tiếp làm nó tiêu tan.

3. Hiện tại còn có những việc ý nghĩa nào khác mình cần phải làm hơn? Bạn có thể ra ngoài chạy vài vòng, chơi bóng rổ, quét dọn nhà cửa, trồng rau hay cây cỏ, hoặc biến tức giận thành sức lực, làm một số công việc nào đó để hạ hỏa khí.

Yến Nhi / Trithucvn

Hà Nội có thêm dự án chung cư cao cấp King Palace ra mắt thị trường

Ngày 29/9, dự án King Palace do Công ty CP Bất động sản Hoa Anh Đào làm chủ đầu tư đã chính thức ra mắt thị trường.

Tổ hợp căn hộ cao cấp King Palace sở hữu vị trí tại số 108 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội đối diện khu đô thị Royal City. Đây là trục đường xuyên tâm có vai trò quan trọng bậc nhất của Thủ đô khi đi qua nhiều quận nội thành và nối dài đến các tỉnh phía Bắc, Tây Bắc…

Dự án cao 36 tầng, là một trong những tòa nhà cao nhất trên trục đường Nguyễn Trãi. King Palace gồm 2 tòa tháp, trong đó, tháp A là 410 căn hộ cao cấp để bán, nằm từ tầng 5 đến tầng 36, dự kiến bắt đầu mở bán từ ngày 29/9/2018. Các căn hộ có diện tích từ 80–259 m2, tương ứng với 2, 3, 5 hoặc 6 phòng ngủ.

Hà Nội có thêm dự án chung cư cao cấp King Palace ra mắt thị trường - Ảnh 1.

King Palace tọa lạc tại số 108 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Về tiện ích, King Palace được đầu tư trang bị chuỗi hơn 20 tiện ích nội khu từ Thương mại – dịch vụ cho đến hệ thống phòng tập Gym, bể bơi ngoài trời trên tầng thượng, trường mầm non quốc tế Maple Bear Canadian Kindergarten, 03 tầng hầm đỗ xe, hệ thống phòng cháy chữa cháy được trang bị đến từng căn hộ; hệ thống quản lý và vận hành tòa nhà thông minh BMS…

Trong lễ mở bán diễn ra sáng ngày 29/9 tại Hà Nội, gần 1/4 số lượng căn hộ hạng sang của dự án King Palace đã sớm tìm được chủ nhân. Trong số các căn hộ được đặt mua ngay trong sự kiện ra mắt và mở bán của King Palace, có tới 65 căn được cộng đồng người Hàn Quốc đang sinh sống, làm việc và đầu tư tại Việt Nam đặt “lệnh mua”

Tuấn Minh / Theo Trí thức trẻ

1000 đại học tốt nhất thế giới – Việt Nam 0: 1 Iraq

Hôm trước đang rửa bát trong bếp tôi giật mình nghe BBC World Service đưa tin Iraq nay đã có đại học lọt vào danh sách 1000 trường hàng đầu thế giới theo một đánh giá của Anh. Một đất nước trong mười mấy năm vừa rồi trải qua hết chiến tranh lại tới khủng bố và xung đột sắc tộc mà vẫn cố gắng để có điểm sáng trong giáo dục thì thật đáng khâm phục.

Logo của Đại Học Baghdad.

Đại học Baghdad mới chỉ đứng cùng một loạt các đại học khác như Asia University của Đài Loan, Học Viện Công nghệ Bandung của Indonesia ở thang bậc đồng loạt từ 800-1000 của bảng xếp hạng đại học thế giới Times Higher Education. Tuyệt nhiên không có đại học nào của Việt Nam nằm trong danh sách xếp hạng dựa theo các đánh giá về việc giảng dạy, nghiên cứu, truyền đạt kiến thức, tầm nhìn quốc tế và các tiêu chí khác.

Đương nhiên hệ thống giáo dục ở Iraq vẫn còn trong cơn khủng hoảng vì Liên Hiệp Quốc ước tính 84% các đại học của nước này đã bị “đốt, cướp phá hay phá huỷ” trong cuộc chiến Iraq do Hoa Kỳ và đồng minh gây ra hồi năm 2003, theo The Guardian. Tờ này cũng nói ít nhất 10 trường đại học đã bị phá huỷ khi nhóm tự xưng Nhà nước Hồi giáo tràn qua vùng tây bắc Iraq hồi năm 2014 kéo theo tình trạng hai phần ba trẻ em ở khu vực này thất học trong hai năm sau đó. Những điều này càng cho thấy ý nghĩa của chuyện Đại học Baghdad với gần 67.000 sinh viên lọt vào top 1.000, một điều Việt Nam không làm được sau 32 năm Đổi Mới mà lâu nay còn có tên ‘đổi mãi mà không mới’.

Trong khi đó nước cộng sản láng giềng Trung Quốc đã lần đầu tiên trở thành quốc gia có nhiều đại học tốt nhất ở châu Á theo Times Higher Education. Đại học Thanh Hoa đã thế chỗ Đại học Quốc gia Singapore ở vị trí 22 trong bảng xếp hạng. Cả thảy Trung Quốc có tới 72 trường trong bảng xếp hạng mới nhất, tăng thêm chín trường so với năm ngoái. Họ cũng có sáu trường nằm trong top 100 trong đó ngoài Đại học Thanh Hoa còn có Đại học Bắc Kinh, Đại học Hong Kong, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong và Đại học Trung Hoa Hong Kong. Đại học Triết Giang cũng chỉ vừa nằm ngoài 100 trường tốt nhất khi đứng thứ 101, cao hơn 76 bậc so với năm ngoái.

Cả thảy 86 nước có tên trong danh sách xếp hạng 1.258 trường đại học hàng đầu trên thế giới và 25 nước có đại học có tên trong nhóm 200 trường hàng đầu.

Trong số các nước ASEAN mà Việt Nam là thành viên, Thái Lan có 14 trường lọt vào bảng xếp hạng, Malaysia có 11 trường, Indonesia có năm trường và Singapore có hai trường.
Các trường đứng từ thứ 1-5 trong bảng xếp hạng là Đại học Oxford (Anh), Đại học Cambridge (Anh), Đại học Standord (Hoa Kỳ), Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) và Viện Công nghệ California (Hoa Kỳ).

Trở lại với Trung Quốc, dù người ta dự đoán có thể chỉ trong vòng 10 năm nữa, số tác giả được trích dẫn của nước này sẽ ngang ngửa với Hoa Kỳ, không phải không có than phiền từ gần nửa triệu sinh viên quốc tế (con số của chính quyền Trung Quốc đưa ra) đang theo học ở nước này.

Vẫn Times Higher Education hồi đầu tháng Chín dẫn nghiên cứu của một phó giáo sư Trung Quốc mà theo đó sinh viên quốc tế ở Trung Quốc cho rằng các giảng viên thường áp đảo quá trình dạy và học và giảng viên Trung Quốc cũng không khuyến khích học viên đặt câu hỏi. Điều này cũng dẫn tới tình trạng sinh viên Trung Quốc ra nước ngoài khá dè dặt. Một giảng viên từng dạy nhiều sinh viên Trung Quốc ở Anh nói với tôi dạy họ rất mệt vì họ nhường hết phần nói cho giảng viên thay vì tham gia thảo luận hay ít nhất là đặt câu hỏi. Nhiều sinh viên cũng luôn đeo trên cổ nỗi sợ tới mức không dám chọn những đề tài gây tranh cãi ở Trung Quốc để viết bài hay làm luận án dù họ đã sang tận Anh. Điều này thì họ khá giống với một số sinh viên Việt Nam.

Nguyễn Hùng / Blog VOA

TT Trump tuyên bố chấm dứt tình bạn với ông Tập: Quan hệ Mỹ-Trung sẽ tuột dốc không phanh?

TT Trump tuyên bố chấm dứt tình bạn với ông Tập: Quan hệ Mỹ-Trung sẽ tuột dốc không phanh?
Ảnh minh họa: CNN

Ông Chen cho rằng, cuộc chiến thương mại “không phải là mục đích cuối cùng của Trump, mà là một phương tiện để tiến tới một kết cục chiến lược lớn lao hơn”

Không còn là bạn?

Cho tới cách đây 3 ngày, tình bạn hay được nhắc đến của Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn còn là điểm sáng duy nhất trong mối quan hệ đang đi xuống một cách chóng vánh giữa Mỹ và Trung Quốc. Vậy mà giờ đây, ngay cả điều đó cũng không còn.

Sau khi ca ngợi mối quan hệ cá nhân với ông Tập suốt 18 tháng kể từ lần đầu gặp gỡ, Tổng thống Mỹ đã nói với các phóng viên rằng có thể tình bạn của họ đã kết thúc.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau buổi họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, ông Trump tuyên bố, ông có bằng chứng cho thấy Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ.

TT Trump tuyên bố chấm dứt tình bạn với ông Tập: Quan hệ Mỹ-Trung sẽ tuột dốc không phanh? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ phát biểu tại Liên Hợp Quốc. Ảnh: Reuters

Đằng sau những lời cáo buộc, các quan chức Trung Quốc nhận thấy những điệu bộ ngắn hạn phục vụ cho bầu cử kết hợp với những tính toán dài hạn nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Theo một quan chức Trung Quốc, đó là chiến lược bầu cử của ông Trump nhằm chuyển hướng tập trung và khuấy động sự phản đối Trung Quốc.

Nếu không có sự thay đổi hay thỏa hiệp trong giọng điệu của ông Trump hoặc ông Tập thì mối quan hệ Mỹ – Trung có vẻ sẽ tuột dốc.

Mới tuần này, khi các vấn đề trong nước chồng chất ở Mỹ, chính quyền ông Trump lại ra quyết định chưa từng có, cấm vận một cơ quan quốc phòng của Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh từ chối cho phép tàu chiến Mỹ cập cảng Hong Kong vào tháng sau.

Những căng thẳng mới nổi xuất hiện trên gần như mọi mặt trận trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump, từ thương mại cho tới an ninh mạng và những điểm nóng địa chính trị như Đài Loan và Biển Đông.

“Bài phát biểu của ông Trump tại Liên Hợp Quốc cách đây vài ngày rõ ràng đã báo hiệu cho sự khởi phát chính thức của một cuộc Chiến tranh Lạnh dựa trên giá trị nhằm vào Trung Quốc”, Chen Zhiwu, giáo sư kinh tế thuộc Đại học Hong Kong, đồng thời là cựu cố vấn trong chính phủ Trung Quốc nhận định.

Ông Chen cho rằng, cuộc chiến thương mại “không phải là mục đích cuối cùng của Trump, nhưng là một phương tiện để tiến tới một kết cục chiến lược lớn lao hơn”.

Mối quan hệ không chắc chắn

Có lẽ những chuyện ấy đều không đáng ngạc nhiên. Ngay từ đầu “tình bạn” giữa ông Trump và ông Tập đã là một mối quan hệ không chắc chắn.

Ông Trump nhậm chức hồi năm ngoái sau khi dành rất nhiều đất trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình để chỉ trích Trung Quốc tước đoạt việc làm của người Mỹ và đe dọa sử dụng chính sách Một Trung Quốc, coi Đài Loan là con bài mặc cả để có được những điều khoản tốt hơn về thương mại.

Hai người thiết lập một mối quan hệ không chắc chắn sau khi gặp gỡ tại Mar-a-Lago hồi tháng 4 năm ngoái mặc dù gần như không có thay đổi gì trong bản chất những lời chỉ trích của ông Trump.

TT Trump tuyên bố chấm dứt tình bạn với ông Tập: Quan hệ Mỹ-Trung sẽ tuột dốc không phanh? - Ảnh 2.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago tháng 4/2017. Ảnh: Reuters

Không phải chỉ có một mình Trump khiến quan hệ hai bên xấu đi: Sự tự tin của ông Tập trên trường quốc tế đã gây ra nhiều luồng chỉ trích nhằm vào Trung Quốc.

Mùa thu năm ngoái, ông Tập khoe rằng, Trung Quốc “đang đứng cao và vững chắc ở phương Đông của thế giới” và công khai đề cập tới cái mà ông ta gọi là “thành công” trong quá trình bồi đắp đảo trái phép trên Biển Đông.

Ông Tập theo đuổi một hệ thống chính sách công nghiệp cởi mở và tham vọng hơn những người tiền nhiệm, vốn được biết tới với tên gọi “Made in China 2025”, và có những bước đi mạnh mẽ nhằm hiện đại hóa quân đội.

Những động thái ấy đã khiến giới chức Lầu Năm Góc coi Trung Quốc là một đối tượng cạnh tranh chiến lược. Chính sách thương mại của Trung Quốc cũng dẫn tới việc các nghị sĩ, các nhóm công nghiệp và các tổ chức phi chính phủ của Mỹ gây sức ép, muốn Washington trở nên cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Những dấu hiệu

Cả hai nước đều đã có những biện pháp nhằm tách bạch bản thân với phía bên kia.

Chính quyền Trung Quốc cấm truyền thông trong nước tham khảo các chương trình tìm kiếm tài năng nước ngoài sau khi một người chơi bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ hồi tháng trước. Trung Quốc cũng lên kế hoạch cấm phát các chương trình truyền hình nước ngoài trong các khung giờ vàng.

Cựu giám đốc điều hành của George, Eric Schmidt, gần đây có nói: Mạng internet sẽ “phân đôi” trong vòng 10 năm, với 1 phiên bản theo kiểu Mỹ và 1 theo kiểu Trung Quốc.

Một viễn cảnh cạnh tranh dài hạn và công khai giữa Mỹ với Trung Quốc đang dẫn tới những động thái tái cơ cấu trên thị trường và chính trị toàn cầu.

Đối thủ dài hạn của Trung Quốc, Nhật Bản, bắt gặp những nụ cười và lời chúc từ lãnh đạo Trung Quốc khi Bắc Kinh tìm cách tránh bị cô lập ở châu Á, trong khi Liên minh châu Âu và Trung Quốc ký kết thông cáo chung đầu tiên trong suốt 3 năm tại một hội nghị vào tháng 7

Chắc chắn, vẫn có thể có những cách để tránh tình trạng leo thang đi xa hơn. Phần nhiều phụ thuộc vào cuộc đối thoại giữa ông Trump và ông Tập khi họ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 11.

Mặc dù phát ngôn gần đây của ông Trump khiến người ta nghi ngờ về khả năng thành công, nhưng nhà lãnh đạo Mỹ có xu hướng hay đổi ý và cuộc gặp đầu tiên của ông với ông Tập cũng diễn tiến tốt đẹp dù đã được dự đoán là khó khăn.

Dấu hiệu gần nhất sẽ là cách ông Trump phản ứng trước quyết định áp thuế trả đũa mới đây của Bắc Kinh.

“Mỹ đã công kích Trung Quốc vì can thiệp vào chính trị nhưng vẫn chưa tuyên bố bắt đầu quá trình áp thuế tiếp theo mặc dù Tổng thống Mỹ nói rằng động thái ấy có thể được thúc đẩy bởi hành động của Trung Quốc”, Derek Scissors, nhà kinh tế học tại China Beige Book nhận định, “Một diễn biến nào đó khác – tiến tới hòa giải hoặc xung đột – sẽ xảy ra”.

Theo Thoidai

Chuyện tình cổ tích của chàng kỹ sư Úc từ bỏ xe phân khối lớn để “lái” xe lăn cho người vợ khuyết tật ở Hà Nội

Vân hỏi rất nhiều lần, và lần nào Neil cũng đáp: “Anh mong cuộc sống có niềm vui, anh chỉ muốn làm cho em vui. Mỗi ngày em vui là anh vui. Có 2 thứ anh rất thích: một là xe phân khối lớn, 2 là đồng hồ. Và em thấy đấy, anh đã từ bỏ phân khối lớn để về Việt Nam lái xe lăn giúp em”.

Chúng tôi hẹn gặp vợ chồng Vân vào một chiều thứ 6 cuối tuần thư thái. Đúng ngày Hà Nội trở mình chính thức sang thu, tiết trời dịu nhẹ và quá đỗi yên bình. Vân di chuyển trên chiếc xe lăn, còn Neil Bowden Laurence (người Úc gốc Anh) – chồng Vân, bế theo một đứa bé. Như một thói quen, Vân nhờ chủ quán chuẩn bị cho mình một ấm trà đãi khách.

Mở đầu câu chuyện, Vân cười: “Chuyện tình của vợ chồng mình chắc mọi người cũng nghe nhiều rồi, chẳng có gì để kể thêm đâu”. 

– “Nhưng tụi mình đâu chỉ muốn nghe Vân kể về anh Neil, hơn hết, đó là cuộc sống, nghị lực và kèm theo cả những ước mơ của Vân” – chúng tôi đáp.

– “Vân là một cô gái khuyết tật, và…”

Chuyện tình cổ tích của chàng kỹ sư Úc từ bỏ xe phân khối lớn để lái xe lăn cho người vợ khuyết tật ở Hà Nội - Ảnh 1.

Anh Neil Bowden Laurence và chị Nguyễn Thị Vân.

Bố mẹ chỉ mong cả nhà chết cùng nhau

Vân tên đầy đủ là Nguyễn Thị Vân, là một trong số 7,2 triệu người khuyết tật tại Việt Nam. Cô không mấy xa lạ với cộng đồng người khuyết tật vì là người đồng sáng lập trung tâm Nghị lực sống. Cuối năm 2012, cô tiếp quản trung tâm sau khi anh trai là Hiệp sỹ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng qua đời.

Vân có thân hình nhỏ nhắn, nếu không muốn nói là ngày càng teo tóp. Khi mới sinh ra, Vân như bao trẻ em khác. Cơ thể phát triển bình thường, chẳng ai nghĩ cô là một đứa trẻ khuyết tật. Nhưng càng lớn, chân tay Vân nhỏ dần, cơ thể co lại và đến một thời điểm, mọi hoạt động của cô gắn liền với chiếc xe lăn.

Tụi con nít trong xóm hay gọi Vân là “người ngoài hành tinh”, còn những kẻ khác lại tò mò đến mức thô thiển. Bố mẹ đều mong, rằng cả nhà sẽ chết cùng nhau, hoặc họ phải chết sau Vân và anh trai. Bởi nếu họ chết trước, sẽ không còn ai chăm sóc những đứa trẻ đáng thương này.

Chuyện tình cổ tích của chàng kỹ sư Úc từ bỏ xe phân khối lớn để lái xe lăn cho người vợ khuyết tật ở Hà Nội - Ảnh 2.

Đối với nhiều người khuyết tật Việt Nam, cái tên Nguyễn Thị Vân (CTHĐQT trung tâm Nghị Lực Sống) đã không còn xa lạ gì.

Cho tới bây giờ, chưa bao giờ Vân có thể tự bước đi trên chính đôi chân của mình. Có thể hôm nay bạn nhìn tôi thế này, nhưng biết đâu mấy năm sau, cơ thể tôi sẽ lại nhỏ hơn. Chẳng ai biết trước được tương lai cả”. Vân dừng câu, nhấp môi tách trà rồi nói tiếp, “Ngày xưa tôi còn nghĩ mình chết đi cho rồi, có những giai đoạn trong cuộc đời quá khủng khiếp. Đi đâu tôi cũng gặp khó khăn, bị người đời coi khinh. Tại sao tôi nỗ lực nhiều nhưng rồi kết cục lại phải chịu như thế, có quá bất công với tôi không?”.

Vân từng chứng kiến cảnh người khuyết tật ngồi trước đền chùa xin tiền. Trong một thoáng chốc, cô đã lo sợ về điều này, về tương lai của bản thân và cả cộng đồng người yếu thế. Sau những mặc cảm và sự tư ti, Vân quen với sự tổn thương đến nỗi chấp nhận nó và mặc kệ.

“Giờ tôi trưởng thành hơn, tôi thấy những khó khăn trước đây đều nhỏ bé và bình thường. Sau những cú sốc lớn, tôi tự học cách tự đứng lên và tiếp tục”. 

Đấy cũng chính là một trong những lý do Vân đồng sáng lập Trung tâm Nghị lực sống cùng anh trai mình. “Nghị lực sống” chính thức được thành lập từ năm 2003, là mái nhà chung của cộng đồng nguời khuyết tật. Với niềm tin có thể tạo việc làm, cơ hội, bình đẳng cho người yếu thế, Vân và anh trai nghĩ rằng công nghệ thông tin cho họ – vốn là những người không có cơ hội hoà nhập, có thể kết nối xung quanh.

Chuyện tình cổ tích của chàng kỹ sư Úc từ bỏ xe phân khối lớn để "lái" xe lăn cho người vợ khuyết tật ở Hà Nội - Ảnh 3.
Chuyện tình cổ tích của chàng kỹ sư Úc từ bỏ xe phân khối lớn để "lái" xe lăn cho người vợ khuyết tật ở Hà Nội - Ảnh 3.
Chuyện tình cổ tích của chàng kỹ sư Úc từ bỏ xe phân khối lớn để "lái" xe lăn cho người vợ khuyết tật ở Hà Nội - Ảnh 3.

“Ngày xưa tôi còn nghĩ mình chết đi cho rồi, có những giai đoạn trong cuộc đời quá khủng khiếp” – Vân nói.

2 năm 8 tháng trước, khi bắt đầu với mở một doanh nghiệp xã hội trực thuộc Nghị lực sống, nơi 60% thành viên là người khuyết tật, mọi người đều nói Vân bị điên. Cả cuộc đời Vân khi đó gói gọn trong 5.000 USD, nhưng cô dám đánh cược, dù đã có những lúc bản thân cô nghĩ mình thật sự nguy kịch.

“Tôi tin vào bản thân mình. Bạn thấy không, giờ tôi rất thành công”, Vân hào hứng.

“3 tháng nữa anh sẽ quay lại Việt Nam thăm Vân nhé!”

Bên cạnh Nghị lực sống và công ty nhỏ của mình, Vân có anh Neil Bowden Laurence. Chính Neil là người cho Vân những suy nghĩ khác, những dự định mới mà trước đây cô gái nhỏ nhắn chưa bao giờ dám nghĩ tới. Vân chưa từng nghĩ mình sẽ có một căn nhà, một tổ ấm hay đơn giản là một người bạn đời, cho đến khi cô quen Neil.

“Tụi mình quen nhau rất đơn giản, không có gì”. Vân cười, nhớ lại cách đây 2 năm mình đã quen người đàn ông nước ngoài này như thế nào.

Đúng như Vân nói, họ quen nhau đơn giản, kỳ thực chỉ qua những cú like và comment trên facebook. “Mình không biết từ đâu anh ấy có facebook mình, rồi chăm chỉ like và comment dưới những bài mình viết. Cũng như mọi người thôi, có lúc mình trả lời, có lúc không. Đến một lúc khá rảnh rỗi không biết làm gì nên mình bắt đầu mở ra tìm hiểu những người hay like và comment”.

Phát hiện có người đàn ông ngoại quốc “thầm thương trộm nhớ mình”, Vân nhắn tin trả lời. Cũng như những người bạn bình thường hay quan tâm mình, Vân viết cho Neil: “Cảm ơn anh đã gửi lời mời kết bạn và hay comment, like những status của em”.

Với Vân, đấy chỉ là sự bắt đầu kết nối giữa 2 con người xa lạ, không hơn không kém.

Một hôm khác, Vân ngồi ở quán cà phê thân thuộc và đăng lên facebook một lời mời: “Vân đang uống trà một mình, có ai rảnh qua uống trà cùng nói chuyện!”.

“Anh qua uống trà với em được không?” – tài khoản của Neil để lại câu trả lời dưới status của Vân.

Vân trả lời xã giao: “Ok, anh qua đây ngày nào em cũng pha trà cho anh uống”. Và kỳ thực khi trả lời Neil như thế, Vân đơn giản chỉ nghĩ đó là một cái gì đó xã giao, chứ không phải là một lời mời nghiêm túc.

Chuyện tình cổ tích của chàng kỹ sư Úc từ bỏ xe phân khối lớn để lái xe lăn cho người vợ khuyết tật ở Hà Nội - Ảnh 4.

“Anh qua uống trà với em đuợc không?” – Chàng kỹ sư Úc bắt đầu mối quan hệ với người vợ của mình bằng một câu hỏi đơn giản như thế.

Mọi chuyện sẽ khép lại ở câu bông đùa vu vơ thế, nếu không phải 3 tuần sau, Neil có mặt tại Việt Nam, ngay trước toà chung cư Vân đang sống cùng những người bạn.

“Anh sắp đến nhà Vân rồi!” – Neil gọi điện cho Vân ngay khi vừa xuống sân bay.

“Hết hồn! Lúc đấy mình rất bất ngờ và ngạc nhiên. Khi xuống tới nhà thấy anh ấy với chiếc balo đứng ngay dưới cổng” – Vân kể.

– “Nếu anh cảm thấy có thể ở lại cùng em và những người bạn, anh hãy ở lại!”

Neil đáp gọn: “Ok anh ở!”. Thật tuyệt vời là chẳng có cảnh người con gái đuổi Neil đi nơi khác, và sẵn sàng mở cửa đón tiếp anh. Đó cũng chưa hẳn là yêu, Vân thú thực và cảm nhận, tất cả mới chỉ bắt đầu cho một tình bạn, chỉ là tình bạn.

Trong suốt 3 tuần ở tại Việt Nam, Neil hầu như không có kế hoạch đi chơi. Vân có một chút nghi ngại và hoang mang, bởi rõ ràng những cái gì nhanh chóng như thế đều không chắc chắn. Vân hỏi lại Neil thêm một lần nữa: “Anh không đi chơi với các bạn à?”.

Neil trả lời rõ ràng, “Anh không, anh qua thăm em chứ anh có đi đâu đâu”.

Chuyện tình cổ tích của chàng kỹ sư Úc từ bỏ xe phân khối lớn để lái xe lăn cho người vợ khuyết tật ở Hà Nội - Ảnh 5.

Neil gắn với Vân như hình với bóng. Cô xuống nhà uống trà đá anh cũng đi theo, cô đi lên anh cũng đi lên. Và thậm chí Vân đi làm, Neil cũng xin đi theo. Vân chợt nghĩ,“Sao lại có người đàn ông lạ vậy ta? Để thử hết 3 tuần xem như nào…”. 

Chẳng có gì thay đổi. Neil không đi đâu và gặp bất cứ ai.

Kết thúc 3 tuần tại Việt Nam, Neil quay lại Úc với lời hứa: “3 tháng nữa anh sẽ quay lại Việt Nam thăm Vân nhé!”.

Đúng 3 tháng sau, Neil quyết định xin nghỉ việc tại Úc và sang Việt Nam định cư. Cả 2 sống thử suốt một năm. Quãng thời gian này, Neil gần như làm mọi chuyện cho Vân, chăm sóc cô từ A đến Z. Vân bắt đầu tò mò về người đàn ông này nhiều hơn. Có chút gì đấy gần gũi, Vân nghĩ mình đã thương anh ấy mất rồi.

Sau một năm sống chung, Vân và Neil đăng ký kết hôn và chính thức trở thành vợ chồng hợp pháp. Cả 2 không tổ chức đám cưới, vì với họ, đó cũng là một hình thức và không hề cảm nhận niềm hạnh phúc trong đó.

“Mình nghĩ khi nào thu xếp đủ thời gian, mình sẽ rủ khoảng 20 bạn thân, bay đến một nơi nào đó có bãi biển đẹp, có một bữa tiệc nho nhỏ, có vài đêm với nhau cùng nói chuyện. Mình thích như thế hơn”.

Chuyện tình cổ tích của chàng kỹ sư Úc từ bỏ xe phân khối lớn để "lái" xe lăn cho người vợ khuyết tật ở Hà Nội - Ảnh 6.
Chuyện tình cổ tích của chàng kỹ sư Úc từ bỏ xe phân khối lớn để "lái" xe lăn cho người vợ khuyết tật ở Hà Nội - Ảnh 6.
Chuyện tình cổ tích của chàng kỹ sư Úc từ bỏ xe phân khối lớn để "lái" xe lăn cho người vợ khuyết tật ở Hà Nội - Ảnh 6.

Cả hai đã bên nhau suốt 2 năm qua, đăng ký kết hôn và mơ về một tiệc cưới nhỏ ấm áp trong tương lai.

Nhớ lại quyết định mà người ngoài nhìn vào có phần “điên dại” của Neil, rằng anh từ bỏ một công việc quá tốt tại Úc chỉ vì một cô gái Việt Nam xa lạ, liệu khi đấy có ai cấm cản Neil? Vân khẽ tâm sự, cả cô và Neil đều là những người độc lập. Vân thừa biết chồng mình là một người tự quyết định được cuộc sống nên cô mới chọn anh. Nếu mất thời gian đi thuyết phục mọi người, có lẽ sẽ muộn màng và phải đến hết đời mất.

“Mình sống thực tế và Neil cũng vậy. Mình nghĩ người đàn ông này đủ trưởng thành để biết cái gì nên cái gì không nên. Neil biết anh ấy đang lựa chọn cái gì, những lựa chọn của Neil không ai tác động được. Anh ấy yêu ai, làm việc ở đâu, sống như thế nào là do anh ấy quyết. Với gia đình, tất cả chỉ mang tính chất thông báo. Rất may, cả gia đình đều ủng hộ Neil sang Việt Nam sống với mình, bởi họ thấy chị thú vị.

Neil là một người đàn ông đặc biệt. Mình vẫn hay đùa, anh là một trường hợp thích thú để mình phải tìm hiểu”.

Chuyện tình cổ tích của chàng kỹ sư Úc từ bỏ xe phân khối lớn để lái xe lăn cho người vợ khuyết tật ở Hà Nội - Ảnh 7.

“Anh đã từ bỏ phân khối lớn để về Việt Nam lái xe lăn giúp em, là kì tích phải không?”

Nghe đến chuyện của Vân và Neil, người ngoài nhìn vào đều rất ngạc nhiên. Tuy nhiên với Vân, đó lại là một điều bình thường, không có gì đặc biệt. “Tụi mình sống chung 1 năm rồi đi đến kết hôn. Mình muốn mọi người nhìn vào như một cuộc sống, một tổ ấm bình thường khác”. 

– “Nhưng liệu anh chị có nghĩ tới việc sẽ có một đứa con?”.

– “Nói thật là không. Điều này không phải sai hay đúng, nhưng tụi mình không nặng nề chuyện con cái. Nếu thực sự mình muốn một đứa con nhưng không thể sinh, mình hoàn toàn có thể nhận con nuôi. Mặc dù bạn bè nói nhiều lắm, sinh con đi, nếu không được có thể nhờ người mang thai hộ, sử dụng công nghệ để có một em bé là dòng máu của mình. Nhưng mình không thích như thế…”.

Nhiều người từng hỏi vợ chồng Vân, liệt đi bên Vân, anh có ngại hay tự ti với những người khác không, cả chuyện con cái và tình dục nữa. Vân nói, cô xin phép không trả lời. Còn riêng Neil, anh đáp: “Nếu họ quan tâm như thế, thì đấy là việc của anh! Anh không lấy vợ để chăm sóc hay quan tâm lúc anh về già. Từ trước giờ anh vẫn tự chăm sóc mình, anh không quen em chỉ vì nhu cầu một đứa con hay cần ai đó chăm sóc. Như thế chả phải anh chọn sai người rồi sao”.

Chuyện tình cổ tích của chàng kỹ sư Úc từ bỏ xe phân khối lớn để lái xe lăn cho người vợ khuyết tật ở Hà Nội - Ảnh 8.
Chuyện tình cổ tích của chàng kỹ sư Úc từ bỏ xe phân khối lớn để lái xe lăn cho người vợ khuyết tật ở Hà Nội - Ảnh 9.

Neil bế đứa cháu gái bên nhà vợ. Hai vợ chồng Vân vẫn chưa nghĩ đến chuyện có một đứa con.

Trong mắt bố mẹ, Vân là đứa con gái tuy vẻ ngoài nhỏ bé nhưng đủ trưởng thành để giải quyết mọi vấn đề. Trước quyết định cưới Neil, bố Vân chỉ nói một điều: “Con hãy xem đây là sự ngẫu hứng. Nếu sau này có ra sao cũng đừng thất vọng về nó”.

– “Ba yên tâm, con gái của ba biết phải làm gì. Sau này nếu có tan vỡ, yên tâm không có gì làm con chết được”.

Vân là người yêu cuộc sống, trước đây có bao nhiêu tiền nếu không đi shopping, Vân sẽ lại đi du lịch. Cơ bản có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu. Vân từng chiến đấu với cuộc đời này một mình, đôi khi cái cô có duy nhất là sự can đảm. Nhưng từ khi có Neil là điểm tựa vững chắc, Vân không còn áp lực nữa và mong muốn xây dựng một tổ ấm, một gia đình đúng nghĩa. Hơn nữa, cô mong mình có sức khoẻ thật tốt và cơ thể xin đừng teo tóp thêm.

“Hoá ra kết hôn không phải là nấm mồ của tình yêu. Từ khi có Neil, mình có kế hoạch dài hơi hơn. Mình có ý định mua một mảnh đất nhỏ, có căn nhà nhỏ, có vườn. Mình từng hỏi, nếu xây nhà mình sẽ ở với ai. À giờ mình đã có câu trả lời: mình sẽ ở cùng Neil – chồng mình”.

Chuyện tình cổ tích của chàng kỹ sư Úc từ bỏ xe phân khối lớn để "lái" xe lăn cho người vợ khuyết tật ở Hà Nội - Ảnh 10.
Chuyện tình cổ tích của chàng kỹ sư Úc từ bỏ xe phân khối lớn để "lái" xe lăn cho người vợ khuyết tật ở Hà Nội - Ảnh 10.

Sống chung với nhau, đương nhiên Vân có những thói quen Neil không thích và ngược lại, Vân cũng không chấp nhận được một số tính cách của Neil. Nhưng cả 2 hiểu rằng, mình đang không cố để thay đổi đối phương theo cách của riêng mình. Bên trong Vân và cả Neil, đều có không gian riêng, sự tự do riêng. Đến với nhau, cách tốt nhất để duy trì hạnh phúc là sự cảm thông và sẻ chia.

Khi 2 người ngồi cạnh nhau, Vân hay hỏi chồng: “Anh mong ước điều gì trong cuộc sống này?”

Vân hỏi rất nhiều lần, và lần nào Neil cũng đáp: “Anh mong cuộc sống có niềm vui, anh chỉ muốn làm cho em vui. Mỗi ngày em vui là anh vui. Có 2 thứ anh rất thích: một là xe phân khối lớn, 2 là đồng hồ. Và em thấy đấy, anh đã từ bỏ phân khối lớn để về Việt Nam lái xe lăn giúp em. Là một kì tích phải không?”. 

Theo Trithuctre

Sau cái chết của Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải làm gì để cứu vãn?

Người ta sẽ để Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch giữ chức Chủ tịch Nước thay cho ông Quang và đưa Tướng Lương Cường, một tướng “quan văn” tay chân thân tín của Tổng Trọng, một phần tử thân Tầu tuyệt đối sẽ ngồi ghế Bộ trưởng Quốc phòng để cứu vãn?

Ông Trọng cũng “yếu” lắm rồi?
Không khi nghi kỵ và hận thù bao trùm Lễ Quốc tang của Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang, đó là nhận xét của đa số những ai xem tường thuật trực tiếp của Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam hay những hình ảnh của buổi lễ này.
Không chỉ là nét mặt hờn căm của vợ, con ông Trần Đại Quang, mà kể cả nét mặt của các cựu tứ trụ như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng nhìn Tổng Bí thư, người ta không thấy gì ngoài nỗi uất hận và căm thù. Kể cả đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lúc đứng cạnh ông Trọng mà tỏ ra như người dưng, không hề quen biết.
Những đôi mắt mang hình viên đạn
Đó chính là những lý do giải thích cho tấm hình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc ghi sổ tang, trong hàng rào dày đặc của những cảnh vệ che chắn, với vẻ mặt gian ác, khiếp nhược của một kẻ tội đồ lúc bị bắt quả tang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc ghi sổ tang, trong hàng rào dày đặc của những cảnh vệ che chắn
Vẻ mặt gian ác, khiếp nhược của kẻ tội đồ
Có lẽ trong một trạng thái tinh thần hoảng loạn, sợ bị ám sát trong một lễ tang của một kẻ từng là trùm mật vụ khét tiếng  Trần Đại Quang, nên không thể vô tình mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đi qua quan tài thi hài cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, thì hai tay bắt ấn không khác gì thầy phủ thủy. Đó là hành động của người đang có cảm thấy sợ sệt, mất bình tĩnh hay tinh thần bấn loạn vì điều gì đấy. Theo nhà báo Đinh Bá Truyền thì , “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đi qua thi hài cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang thì hai tay bắt ấn. Theo Phật giáo Mật tông thì ông Trọng đang bắt Ấn Kim Cương Quyền, hay còn gọi là Kim Cương Nội Phọc Quyền. Ấn này giúp trừ tà, ổn định tinh thần và bảo vệ bản thân”.
Vẫn theo nhà báo Đinh Bá Truyền đặt câu hỏi, “Cụ Tổng sợ lây con virus độc, lạ và không có thuốc chữa từ Trần Đại Quang hay còn sợ điều gì âm linh nữa mà kết Ấn Kim Cương Quyền cho vững tâm đây?”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đi qua quan tài thi hài cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hai tay bắt ấn không khác gì thầy phủ thủy.
Cái chết đau đớn do nhiễm độc bởi những thứ “virus là và độc” chưa có thuốc chữa của hàng loạt lãnh đạo cao cấp trong bộ máy đảng và nhà nước, trong vài ba năm trở lại đây. Đáng chú ý những nhân vật một khi là mối đe dọa chiếc ghế Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng, như Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang… thì đều bị loại và nhận cái chết tức tưởi như thế.
Các nguyên hay đương kim lãnh đạo cao cấp đều còn nhớ rất rõ, tại Hội nghị Trung ương 15 – Khóa 11, ngày 11/1/2016, tức là chỉ trước ngày khai mạc Đại Hội Đảng CSVN lần thứ XII có 2 ngày. Tại hội nghị này, thỏa thuận giữa các phe phái trong đảng đã thống nhất,  ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm tổng bí thư 2/3 nhiệm kỳ khóa 12, sau đó “chuyển tiếp” cho ông Trần Đại Quang là nốt cho đến đại hội XIII. Nói thế để thấy cái chết của Chủ tịch Quang là rất đúng quy trình và rất đúng hẹn.
Dù rằng, ông Trần Đại Quang có những đóng góp rất lớn trong công tác đảm bảo sự an nguy cho chế độ cũng như đối ngoại. Đặc biệt là trong việc thúc đẩy trong việc cải thiện quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, từ thù thành bạn khá thân thiết. Đó chính là lý do không phải ngẫu nhiên, Tổng thống Donald Trump đã đánh giá rằng, “Tôi rất buồn khi biết tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần. Ông là một người bạn tuyệt vời của Hoa Kỳ”.
Tuy vậy với Trần Đại Quang thì, công chỉ một và tội thì còn hơn mười.
Trong tình trạng bệnh tình hết sức xấu vì bện ung thư máu, nhưng chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Trọng không hiểu vô tình hay hữu ý đều nhằm vào các đàn em cũng như các đệ tử thân tín của Chủ tịch Quang. Từ người đồng hương Hà – Nam – Ninh Đinh La Thăng được đích thân ông Trần Đại Quang lobby giành cho chiếc ghế Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TP. HCM. Hay đàn em Nguyễn Xuân Anh, cựu Bí thư Đà Nẵng. Rồi đến Vũ Nhôm, Út trọc Đinh Ngọc Hệ cũng như các vụ bắt hàng loạt tướng công an v.v… Tất cả những động thái đó không ngoài mục đích đánh quỵ Trần Đại Quang, một mối nguy cơ lớn nhất đối với chiếc ghế Tổng Bí thư của ông Trọng.
Thực ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quyết chí để Chủ tịch Quang chết trong nhục nhã, chứ không muốn để chết trong đau đớn. Việc khởi tố Cựu Phó chủ tịch TP.HCM Nguyễn Hữu Tín liên quan Vũ ‘nhôm’ là đòn tâm lý quá nặng nề, vượt quá mức chịu đựng của ông Chủ tịch Nước. Và ông Trần Đại Quang đã dành cho mình một cái chết, để bảo toàn danh dự cho cá nhân và gia đình. Rất có thể là Chủ tịch Quang đã quyên sinh. Việc Chủ tịch Nước Trần Đại Quang vẫn làm việc với cường độ rất cao và thường xuyên xuất hiện trước ống kính của báo chí trong những ngày cuối đời, là minh chứng. Trong lúc thì người ta cho rằng ông Quang bị xuất huyết não và đột quỵ (!?)
Giữa lúc Bắc kinh đang chìm đắm trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung quốc, quan hệ Việt Nam – Trung quốc cũng xấu đi chưa từng thấy từng ngày. Hoàn toàn là vô tình, khi ngày 25/9/2018 Tổng thông Hoa kỳ Donald Trump khẳng định rằng, “Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp. Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người”. Phát biểu này xuất hiện không chỉ được tuyệt đại đa số người dân ở Việt Nam đồng tình, mà còn cả rất, rất nhiều những đảng viên cộng sản có lương tri và còn “tử tế” cũng ủng hộ. Chỉ có ông Trọng là không bao giờ nghĩ như thế và bảo vệ “chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản” của ông và một số đồng chí đến lúc chết
Người ta sẽ để Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch giữ chức Chủ tịch Nước thay cho ông Quang và đưa Tướng Lương Cường, một tướng “quan văn” tay chân thân tín của Tổng Trọng, một phần tử thân Tầu tuyệt đối sẽ ngồi ghế Bộ trưởng Quốc phòng để cứu vãn.
Tại thời điểm hiện nay, bàn đến chuyện “nhất thể hóa”, Tổng Bí thư kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Nước thì quả là quá “tâm tư”. Bài tới đây xin sẽ bàn kỹ đến chuyện này.
Ngày 27 tháng 09 năm 2018
© Kami

* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
(Blog RFA)

 

6 câu chuyện nhỏ khiến những ai đang uể oải nhận ra bản thân quá hững hờ với cuộc sống: Hạnh phúc, thành công không xa xôi, nó đến từ sự tin tưởng bên trong chính mỗi người

Nếu bạn đang trải qua một ngày mệt mỏi và chán nản mà không biết làm gì để cảm thấy khá khẩm hơn, hãy thử đọc 6 câu chuyện dưới đây. Chúng có thể giúp bạn có thêm cảm hứng yêu đời, tin vào những điều tích cực hơn trong cuộc sống.

  1. Mỗi người có một câu chuyện cuộc đời riêng

Trên chuyến tàu hỏa, một chàng trai 24 tuổi nhìn qua cửa sổ và hét lên phấn khích: “Cha ơi, nhìn cây cối đang tụt lại phía sau kìa!”. Người cha mỉm cười trìu mến trong khi cặp vợ chồng trẻ ngồi đối diện nhìn họ với sự thương hại.

Một lúc sau, chàng trai lại kêu lên: “Cha ơi, những đám mây đang chạy đua với chúng ta kìa!”.

Cặp vợ chồng không thể cưỡng lại nữa và nói nhỏ với người cha: “Sao ông không đưa cậu ấy đi chữa trị vậy?”. Người cha từ tốn với một nụ cười trên môi: “Có chứ, và chúng tôi vừa trở về từ bệnh viện đây. Con trai tôi bị mù bẩm sinh, và hôm nay là ngày đầu tiên nó được nhìn thế giới với chính đôi mắt của mình”.

Bài học: Mỗi người trên thế giới đều có một câu chuyện riêng. Khi chưa biết ngọn ngành thì đừng nên phán xét bất kỳ ai. Sự thật về họ có thể làm bạn phải ngạc nhiên đấy.

  1. Câu chuyện về Đại táHarland Sanders và món gà rán KFC

Từng có một người đàn ông trung niên khốn khổ, sống trong một căn nhà nhỏ, lái một chiếc xe cà tàng và sống dựa vào 99 USD trợ cấp an sinh xã hội mỗi tháng. Ở tuổi 65, ông nhận ra mình không thể tiếp tục cuộc sống này nữa, rằng mọi thứ phải thay đổi. Ông đã tìm lại những điều mình có thể làm và nhận ra hầu như những người bạn của ông đều thích món gà mà ông chế biến. Và ông quyết định đây sẽ là thứ giúp thay đổi cuộc đời mình.

Sau rất nhiều năm sống uể oải, ông rời khỏi Kentucky và đi khắp nước Mỹ để bán công thức chế biến gà của riêng mình. Ông cho các chủ nhà hàng sử dụng công thức của mình miễn phí, chỉ để đổi lại một tỷ lệ rất nhỏ của lợi nhuận. Nghe thì dễ dàng nhưng thực tế, ông đã bị từ chối hơn 1.000 lần.

May mắn, ông đã không bỏ cuộc, bởi ông biết công thức của mình là thứ rất đặc biệt. Sau khi bị từ chối lần thứ 1.009, ông đã nhận được sự đồng ý đầu tiên. Với thành công này, Đại tá Hartland Sanders đã làm một cuộc “cách mạng” thay đổi cách ăn thịt gà của người Mỹ. Kentucky Fried Chicken, thường được gọi là KFC, được sinh ra từ đó.

Bài học: Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Đừng bao giờ từ bỏ và hãy luôn giữ vững niềm tin vào bản thân. Thành công sẽ đến với những người kiên trì đến cùng.

  1. Giá trị của mỗi người

Một diễn giả nổi tiếng bắt đầu cuộc nói chuyện của mình bằng cách giơ lên một tờ tiền trị giá 50 USD và hỏi đám đông dưới kia là những ai muốn có tờ tiền này. Tất nhiên, gần 200 người tham dự đồng loạt giơ tay.

Ông nói rằng, ông sẽ đưa nó cho một người bất kỳ trong hội trường, nhưng trước đó hãy để ông làm một điều. Sau khi nhận được sự đồng ý từ đám đông, ông thả tờ tiền xuống đất và giẫm đi giẫm lại lên nó. Tờ tiền 50USD tất nhiên đã trở nên nhàu nát và bẩn thỉu, nhưng khi ông hỏi lại những ai vẫn muốn có nó, 200 cánh tay vẫn được đưa lên.

“Các bạn thân mến, tôi vừa mới chỉ cho bạn một bài học vô cùng quan trọng. Cho dù tôi đã làm gì với tờ tiền này, các bạn vẫn muốn có nó bởi nó không hề mất đi giá trị. Nó vẫn là 50 USD. Cũng giống như những khó khăn và vùi dập mà cuộc sống này có thể đổ ập lên bạn. Chúng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy bản thân vô giá trị hay vô dụng. Nhưng đừng bao giờ để suy nghĩ đó xâm chiếm. Dù việc gì xảy ra, bạn luôn phải biết mình vẫn có những giá trị riêng của bản thân. Đừng bao giờ quên điều đó!”.

  1. Ngân hàng đặc biệt

Hãy thử tượng tượng bạn có một tài khoản ngân hàng và mỗi ngày nó được tự động nạp vào 86.400 USD. Tuy nhiên, tài khoản này không giữ nguyên mà nó sẽ bị hao hụt dần, vào cuối ngày nó sẽ trừ đi số tiền bạn không chi tiêu đến. Bạn sẽ làm gì? Để những đồng đô la đó phí hoài?

Tất cả chúng ta đều có một ngân hàng như vậy. Tên của nó là Thời gian. Mỗi buổi sáng, nó nạp vào cho bạn 86.400 giây. Mỗi đêm, nó trừ đi khi bạn không sử dụng đến. Nó không cộng dồn từ ngày này sang ngày khác, không cho phép thấu chi để bạn mượn bù từ ngày này cho ngày khác. Mỗi ngày, tài khoản đó lại bắt đầu lại từ đầu và bạn sẽ không thể lấy lại nếu đã bị mất đi.

Bài học: Quản lý thời gian là một bài học không hề đơn giản, nó cũng giống cách bạn quản lý chi tiêu trong cuộc sống. Chẳng bao giờ là thiếu thời gian để làm điều gì đó, chỉ có điều bạn sẽ sắp xếp như thế nào và đặt mức độ ưu tiên cho nó ra sao thôi.

  1. Địa điểm phù hợp

Một cặp mẹ con lạc đà đang nằm nghỉ ngơi dưới tán cây. Lạc đà con hỏi lạc đà mẹ: “Tại sao chúng ta lại có những cái bướu hả mẹ?”.

Lạc đà mẹ mất một chút thời gian suy nghĩ rồi trả lời: “Chúng ta là động vật sa mạc, vì thế chúng ta cần những cục bướu để lưu trữ chất béo phòng trường hợp không có thức ăn con ạ”.

Lạc đà con lại hỏi: “Vậy tại sao chân chúng ta dài và bàn chân lại tròn hả mẹ?”

Lạc đà mẹ trả lời: “Chúng giúp ta đi bộ trong sa mạc dễ dàng hơn con ạ”.

Lạc đà con ngừng lại một chút và lại hỏi: “Thế sao lông mi của chúng ta lại dài thế ạ? Đôi khi nó cản trở tầm nhìn của con…”.

Lạc đà mẹ trả lời: “Hàng lông mi dài và dày này sẽ giúp bảo vệ đôi mắt con khỏi gió cát sa mạc”

Chú lạc đà con trầm ngâm rồi nói: “Con hiểu rồi. Vậy những cục bướu sẽ giúp lưu trữ dinh dưỡng khi chúng ta ở sa mạc, đôi chân dài để đi qua sa mạc và lông mi dày để bảo vệ đôi mắt khỏi cát sa mạc… Vậy thì sao chúng ta lại đang ở sở thú vậy mẹ?”

Bài học: Tạo hóa đã cho lạc đà những đặc điểm để có thể chống chọi với bão cát sa mạc, rong ruổi đến những miền đất. Nhưng khi ở trong sở thú, những điều đặc biệt mà nó có cũng trở nên vô dùng. Với con người cũng vậy, những kỹ năng và khả năng chỉ thực sự hữu ích nếu bạn ở đúng nơi và đúng thời điểm. Nếu không, đó chỉ là một sự lãng phí.

  1. Bài học ở trường

Có một nhóm 4 sinh viên tụ tập và tiệc tùng thâu đêm. Họ quên mất rằng ngày mai có một bài kiểm tra quan trọng và bỏ bẵng việc học hành. Sáng hôm sau họ bàn bạc với nhau và quyết định một kế hoạch để thoát khỏi việc kiểm tra khi chưa có chữ nào trong đầu.

Họ tự bôi dầu mỡ và bụi bẩn lên người và nói với Hiệu trưởng rằng mình có đi đến một đám cưới tối qua nhưng giữa đường xe bị nổ lốp và họ phải vất vả đẩy xe về nhà, không kịp ôn bài. Hiệu trưởng cảm thông và đồng ý cho họ kiểm tra lại vào 3 ngày sau.

3 ngày sau họ tự tin đến trường bởi đã học hành rất kỹ. Từng người đưa đưa vào các phòng thi khác nhau và ở đó họ thấy bài kiểm tra chỉ với 2 câu hỏi:

  1. Tên của bạn (1 điểm)
  2. Lốp xe nào bị nổ (99 điểm)

Bài học: Bất cứ ai cũng đều phải chịu trách nhiệm cho lời nói và hành động của bản thân. Sự dối trá sẽ phải trả giá, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Dám chịu trách nhiệm là yếu tố quan trọng để trưởng thành và gây dựng sự tin tưởng cho bản thân. Những thành công và điều tốt đẹp diễn ra trong cuộc đời bạn, phần lớn đều bắt nguồn từ sự tin tưởng.

Hà Lê / Theo InfoNet/Tổng hợp

Mỹ sẽ “phản công toàn diện” và triển khai “vũ khí tài chính” với TQ?

Có quan chức Nhà Trắng đã tiết lộ rằng Mỹ đang chuẩn bị sẵn sàng khởi động biện pháp trừng phạt đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) toàn diện trên quy mô lớn, đây sẽ là “cuộc chiến trừng phạt” chưa từng có. Về vấn đề này, một học giả Trung Quốc đại lục nhận định, biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào giới quan chức ĐCSTQ còn khiến giới quan chức lo ngại hơn cuộc chiến thương mại, nhiều khả năng ĐCSTQ có thể bị Mỹ xếp vào danh sách nước thù địch.

vận chuyển hàng hóa
Có học giả Trung Quốc Đại lục đã cho biết, Mỹ đang triển khai kế hoạch trừng phạt đối với cả cá nhân quan chức cấp cao ĐCSTQ, động thái còn căng hơn cả cuộc chiến tranh thương mại (Ảnh minh họa từ pxhere)

Mỹ sẽ áp dụng biện pháp “phản công toàn diện”?

Làn sóng thứ ba của các cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ đã bắt đầu, chiến tuyến lần này có thể mở rộng hơn. Trang tin Axios tại Mỹ trích dẫn hai nguồn tin giấu tên từ quan chức Nhà Trắng cho biết, phía Mỹ thu thập được một số lượng lớn chứng cứ về tấn công mạng, can dự bầu cử, trộm cắp tài sản trí tuệ của ĐCSTQ, qua đó sẽ có hành động đáp trả. Thông tin cũng chỉ ra, Tổng thống Trump đã bật đèn xanh cho kế hoạch toàn diện này với sự vào cuộc của cả cơ quan an ninh quốc gia, bộ quốc phòng, ngân khố, và thương mại của Mỹ, sớm nhất là trong vòng vài tuần kế hoạch sẽ được thực thi.

Thời báo Kinh tế Hồng Kông có nhận định, nếu thông tin này là đúng, có nghĩa là Mỹ sẽ khởi động một cuộc chiến trừng phạt toàn diện chống lại ĐCSTQ.

Nếu Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt tài chính thì tình hình rất nghiêm trọng, khi đó sẽ xảy ra vấn đề đóng băng tài sản của quan chức cấp cao ĐCSTQ cũng như tài sản doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ tại Mỹ; cấm các chính phủ, tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân các chuyên gia làm ăn với Trung Quốc; và thậm chí ngăn cấm Trung Quốc sử dụng các giao dịch ngoại hối bằng Đô la Mỹ…

Thông tin cho rằng, một khi Mỹ dùng “vũ khí hạt nhân tài chính” này, hoạt động thương mại quốc tế của ĐCSTQ sẽ sụp đổ trước. Tại Trung Quốc, 70% doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài có đầu tư nước ngoài, khi các doanh nghiệp tài trợ nước ngoài này rời bỏ Trung Quốc, các doanh nghiệp địa phương của Trung Quốc nằm trong dây chuyền sản xuất sẽ bị ảnh hưởng. Khi nguồn tài sản khổng lồ chảy ra khỏi Trung Quốc như vậy thì hệ thống tài chính của ĐCSTQ sẽ sụp đổ.

Một trong những dấu hiệu là vào ngày 20/9, Bộ Ngoại giao Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với ông Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), Chủ nhiệm Bộ Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương ĐCSTQ với lý do mua quân bị của Nga, đây chính là tín hiệu cho thấy Mỹ đã có biện pháp trừng phạt tài chính nhắm vào cá nhân quan chức Trung Quốc.

“Vũ khí tài chính” sẽ kéo theo đối đầu quân sự?

Ông Hạ Giang Binh (He Jiangbin), nhà kinh tế Trung Quốc Đại lục cho biết, biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại các quan chức cấp cao ĐCSTQ là dấu hiệu về cuộc chiến tài chính đang chính thức mở ra, và khả năng của một màn đối đầu quân sự cũng đã chính thức bắt đầu.

Trước đó, ông Hạ Giang Binh đã viết một bài báo trên tờ Apple Daily của Hồng Kông cảnh báo rằng, các lệnh trừng phạt tài chính còn đáng sợ hơn chiến tranh thương mại, và Mỹ cũng đã sẵn sàng trong vấn đề này. Đặc trưng của nó là tính hủy diệt mạnh và độ chính xác cao, có thể giảm thiểu “chi phí tác chiến” của Mỹ.

Mỹ có tiếng nói tuyệt đối trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới, còn hệ thống thanh toán quốc tế cũng dùng đồng Đô la Mỹ làm trung tâm. Bộ Tài chính Mỹ được trao quyền để thực hiện biện pháp trừng phạt đối với các nước độc tài chống lại loài người, gây thảm sát hàng loạt, thành lập các trại tập trung, diệt chủng và đàn áp tôn giáo, chà đạp lên nhân quyền. Một khi lệnh chế tài được triển khai, các quốc gia và tổ chức này về cơ bản không thể thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu, kết quả là sự sụp đổ trong hoạt động thương mại nước ngoài.

Hiện tại, các quốc gia đã bị các quỹ tài chính của Mỹ trừng phạt bao gồm Venezuela, Nga, Iran, Iraq và Yemen. Nhìn qua những dấu hiệu hiện nay cho thấy có khả năng Mỹ sẽ áp dụng hành động tương tự đối với ĐCSTQ.

Ông Hạ Giang Binh cũng chỉ ra rằng, Nga đã bị Mỹ xếp vào nước thù địch vì cáo buộc can thiệp vào các cuộc bầu cử tại Mỹ. Hiện nay, ĐCSTQ cũng đang bước chân theo Nga.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đều nhận định rằng ĐCSTQ đã có ý đồ can thiệp vào các cuộc bầu cử của Mỹ.

Ngày 23/9, tờ China Daily bản tiếng Anh của ĐCSTQ đã đăng 4 trang quảng cáo trên tờ báo lớn nhất của bang Iowa là The Des Moines Register, theo đó có ghi rõ “do China Daily trả phí và viết”, nội dung những trang này nhằm chỉ trích Tổng thống Mỹ Trump và các cử tri quan trọng của đảng Cộng hòa tại bang Iowa rằng “Trump đã làm hại những người trồng đậu tương của bang này”.

Nhiều nhận định cho rằng đây là một “tội chứng” quan trọng phơi bày ĐCSTQ can thiệp vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ.

Ngày 26/9, tại Diễn đàn về không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do Tổng thống Trump chủ trì, Trump đã bất ngờ cảnh cáo ĐCSTQ không được can thiệp vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Trump nói: “Chúng tôi phát hiện Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử sắp tới của chúng tôi vào tháng Mười Một, nhằm chống lại chính phủ của tôi. Họ không muốn tôi, hoặc chúng ta, giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử, bởi vì tôi là Tổng thống đầu tiên gây thách thức về thương mại đối với Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông Hạ Giang Binh cho rằng, trong tình hình căng thẳng hiện nay, hoàn toàn có khả năng Mỹ sẽ chính thức liệt ĐCSTQ vào danh sách nước thù địch, sẽ có lệnh cấm vận thương mại, và biện pháp trừng phạt tài chính toàn diện cũng sẽ được áp dụng. Trong hoàn cảnh của Nga, nước Nga còn có nguồn tài nguyên dầu và lương thực dồi dào, nhưng Trung Quốc thì thiếu thốn hơn!

Thanh Vân / Trithucvn