Tỷ phú giàu nhất thế giới: “Chúng ta phải rời Trái Đất”

ỷ phú giàu nhất thế giới, nhà sáng lập và giám đốc điều hành Amazon, ông Jeff Bezos, vừa nói rằng loài người cần rời Trái Đất và lên Mặt Trăng sống, tờ news.com.au đưa tin.

Nhà sáng lập và giám đốc điều hành Amazon, ông Jeff Bezos

“Chúng ta phải quay trở lại mặt trăng, và lần này, để ở lại”, Bezos nói.

Phát biểu tại Hội nghị Phát triển Không gian ở Los Angeles cuối tuần qua, Bezos cho biết để bảo vệ Trái Đất và cho phép nhân loại tiếp tục phát triển, loài người cần phải chuyển phần lớn hoạt động công nghiệp lên Mặt Trăng hoặc thậm chí, các tiểu hành tinh.

Vị tỷ phú 54 tuổi nói rằng việc chuyển các ngành công nghiệp nặng ra không gian của hệ Mặt Trời là cách duy nhất để đảm bảo hành tinh của chúng ta có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng và sức ép từ dân số đang ngày càng tăng.

“Chúng ta sẽ phải rời khỏi hành tinh này”, tờ Geek Wire trích lời Bezos. “Chúng ta sẽ rời đi, và điều này sẽ làm cho hành tinh tốt hơn. Chúng ta đến và đi, và những ai muốn ở lại sẽ ở lại”.

Bezos tin rằng quá trình rời đi này sẽ xảy ra trong “kiếp sống này” vì loài người có ít sự lựa chọn khác để thay thế.

“Không có nhiều sự lựa chọn thay thế”, ông nói, thêm rằng nếu không có các khu định cư trên không gian, nhân loại “sẽ phải ngừng phát triển” vì môi trường và những hạn chế khác.

“Đó không phải là tương lai tôi muốn dành cho cháu hay chắt của tôi”, Bezos nói.

Bezos nói loài người cần lên Mặt Trăng sống

Giám đốc điều hành Amazon cũng hy vọng chính phủ Mỹ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực xây dựng môi trường sống trong không gian.

Tuy nhiên, Bezos thêm rằng công ty tên lửa của ông, Blue Origin, sẽ tiếp tục nhiệm vụ của nó ngay cả khi không nhận được tài trợ từ NASA.

Việc này sẽ không được thực hiện chỉ bởi một công ty hay chỉ NASA mà bởi “hàng ngàn công ty hợp tác với nhau trong nhiều thập kỷ”, Bezos nói.

Giám đốc điều hành công ty SpaceX, Elon Musk, từng vạch ra ý tưởng đưa con người đến Sao Hỏa. Nhưng Bezos cho rằng Mặt Trăng là lựa chọn tốt hơn cho một cơ sở ban đầu.

Bezos nhận định Mặt Trăng có vị trí thuận tiện hơn và có thể đến được chỉ trong vài ngày với tên lửa chuẩn.

Ông chỉ ra rằng trong thập kỷ qua, các nhà khoa học đã phát hiện sự tồn tại của nước đóng băng trên Mặt Trăng, về lý thuyết có thể được biến thành khí hydro và oxy, sử dụng làm nước uống, khí thở và nhiên liệu cho các tên lửa tái sử dụng.

“Cứ như thể ai đó đã thiết lập những điều này cho chúng ta”, Bezos nói.

ThoibaoToday

5 cách ăn uống “hủy hoại” xương nhanh chóng: Nếu kéo dài thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng

5 cách ăn uống "hủy hoại" xương nhanh chóng: Nếu kéo dài thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng

Xương là bộ phận quan trọng giúp cơ thể hoạt động linh hoạt. Nhưng nhiều người chưa quan tâm đủ dẫn đến những hậu quả nặng nề. Xương yếu, loãng và giòn sẽ làm giảm chất lượng sống.

Bảo vệ sức khỏe của xương và phòng ngừa loãng xương là một trong những việc quan trọng hàng đầu trong cuộc đời của mỗi người. Khung xương là điểm tựa then chốt của cơ thể, tầm ảnh hưởng của xương đối với sức khỏe là không thể thay thế.

Việc bổ sung canxi cũng đã trở thành một chủ đề mà chúng ta thảo luận sôi nổi hàng ngày. Trong đó, ăn nhiều thực phẩm bổ sung canxi là một cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của xương.

Bên cạnh đó, mỗi người cần lưu ý đến việc tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho xương, làm loãng xương và giòn xương xuất hiện phổ biến trong danh sách những món ăn, đồ uống phổ biến hàng ngày.

5 cách ăn uống hủy hoại xương nhanh chóng: Nếu kéo dài thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng - Ảnh 1.

Theo phó giáo sư Phạm Chí Hồng, Khoa Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, sau đây là danh sách những thực phẩm phá hủy xương nguy hiểm nhất, bạn nên nhanh chóng xếp vào “đổ đen” để hạn chế ăn chúng càng sớm càng tốt.

1. Những loại đồ uống pha sẵn kèm theo đường, đặc biệt là nước ngọt có ga

Chúng ta đều biết, trong những khuyến cáo về danh sách những thực phẩm thiếu lành mạnh, nước ngọt có ga luôn có tên trong bảng này. Thực tế cho thấy, từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ thích uống nước ngọt đều có thể bị hỏng răng, gãy vỡ hoặc mòn khuyết răng.

Không những thế, uống nhiều nước ngọt có ga còn làm cho mức độ xương giảm đi đáng kể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh và công bố điều này.

2. Thực phẩm giàu natri (muối, món ăn mặn)

Chúng ta cần lưu ý thêm rằng, những thực phẩm có chứa muối và các món ăn có gia vị mặn, baking soda… nếu sử dụng vượt quá mức cho phép, sẽ làm tăng sự bài tiết canxi niệu.

3. Uống quá nhiều rượu

Trong thực tế, việc uống rượu diễn ra khá phổ biến, nhiều người uống thường xuyên dẫn đến nghiện rượu. Nhóm hay uống rượu cần lưu ý rằng, uống quá nhiều sẽ làm giảm sự hấp thụ và sử dụng canxi. Đây cũng là yếu tố liên quan trực tiếp đến sức khỏe của xương.

4. Chế độ ăn uống nhiều thịt, ít tinh bột (Protein cao/Carbohydrate thấp)

Những người duy trì chế độ ăn có hàm lượng protein cao trong khi ăn quá ít carbohydrate trong thời gian lâu dài, nếu không ăn bổ sung nhiều rau xanh sẽ làm tăng lượng ketone trong máu, dẫn đến làm tăng sự thất thoát canxi trong xương, lâu dần sẽ thúc đẩy quá trình loãng xương.

5. Ăn kiêng

Một số chị em phụ nữ vì mong muốn giảm cân giữ dáng nên đã theo đuổi chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Thậm chí nhiều chị em không chịu hoặc không dám ăn gì. Cách ăn kiêng kiểu “bóp mồm bóp miệng” quá mức không chỉ gây ra việc thiếu hụt chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, mà dinh dưỡng cần cho xương cũng không đủ.

Không những thế, việc ăn kiêng còn làm giảm khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa, lâu dần sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của xương, loãng xương là điều không tránh khỏi.

5 cách ăn uống hủy hoại xương nhanh chóng: Nếu kéo dài thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng - Ảnh 2.

*Theo Health39

Lãnh đạo Ninh Bình nói gì về dự án Sào Khê đội vốn 36 lần?

“Ban đầu tỉnh chưa nhìn ra những tiềm năng du lịch của dự án mà chỉ xem xét ở khía cạnh nông nghiệp”, bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh nói như vậy với Tuổi Trẻ.

Một khúc sông Sào Khê (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) nằm trong dự án nạo vét, bảo tồn cảnh quan bị đội vốn – Ảnh: NAM TRẦN

Sau khi câu chuyện dự án nạo vét sông Sào Khê đội vốn từ 72 tỉ đồng lên tới gần 2.600 tỉ đồng trở thành đề tài tranh luận gay gắt tại diễn đàn Quốc hội ngày 28-5, Tuổi Trẻ đã tìm gặp lãnh đạo tỉnh Ninh Bình để nghe ý kiến người trong cuộc.

“Dự án được đồng thuận”

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh cho biết dự án Sào Khê được đồng thuận từ trung ương.

“Dự án được Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ xem xét từ những năm 2012-2013 rồi. Nếu nhìn vào hiệu quả, chúng ta có thể thấy rất rõ là có được một Ninh Bình như ngày hôm nay là do dự án Sào Khê góp phần rất lớn”, bà Thanh nhấn mạnh.

Còn ông Bùi Văn Phương – phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH Ninh Bình – thì nhắc lại các thông tin đã đưa ra trong cuộc tranh luận với các đại biểu Nguyễn Anh Trí, Trương Trọng Nghĩa:

“Dự án Sào Khê được bắt đầu từ năm 2001, mục tiêu ban đầu là nạo vét để phục vụ nông nghiệp. Nhưng trong quá trình làm, các cơ quan chức năng tại Ninh Bình nhận thấy dòng sông Sào Khê chảy qua khu vực cố đô Hoa Lư, bến sông Sào Khê ngày xưa là nơi vua Lý Công Uẩn dời kinh đô Hoa Lư ra Thăng Long, việc triển khai dự án lại diễn ra dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội nên tỉnh chuyển mục tiêu đầu tư”.

Ông Phương cho rằng sông Sào Khê chảy qua lõi di sản thế giới Tràng An và Ninh Bình. Đây là vùng trọng điểm du lịch, nên dự án được điều chỉnh theo hướng vừa phục vụ nông nghiệp, vừa tôn tạo cố đô Hoa Lư, tạo nền tảng để Tràng An được công nhận di sản thế giới và phục vụ giao thông thủy, du lịch.

Về khoản chi phí điều chỉnh từ 72 tỉ đồng ở mức ban đầu lên con số gần 2.600 tỉ đồng, ông Phương lý giải là có rất nhiều khoản được tỉnh cho xã hội hóa. Doanh nghiệp tham gia đóng góp vào dự án sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về sau của tỉnh. Hiệu quả của dự án Sào Khê là tạo ra cảnh quan của Tràng An thu hút nhiều du khách thập phương.

Ông Phương còn nói nhìn con số khi điều chỉnh đúng là thay đổi rất lớn, nhưng không có phát sinh tiêu cực mà bản chất của việc đội vốn là do thay đổi mục tiêu, từ đơn mục tiêu qua đa mục tiêu, phạm vi lớn hơn.

“Chúng ta nên lập luận theo hướng là thay đổi vốn nhưng hiệu quả đem lại cũng lớn hơn”, ông Phương nhấn mạnh. Ông Phương cho biết ông “chưa để ý” đến việc thanh tra, kiểm toán có phát hiện sai phạm trong việc quản lý điều hành.

17 năm vẫn ngổn ngang

Sau 4 lần phê duyệt, điều chỉnh, dự án nạo vét, xây kè và bảo vệ cảnh quan sông Sào Khê đã đội vốn 36 lần từ 72 tỉ đồng lên tới 2.595 tỉ đồng. Nhưng trên thực tế, qua 17 năm triển khai, dự án vẫn còn ngổn ngang, chưa biết đến khi nào hoàn thành…

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, hiện dự án còn nhiều hạng mục chưa thể thực hiện, có nhiều đoạn sông chưa được nạo vét và làm tường kè, 7 tuyến đường phòng hộ và 4 cầu chưa xây, cống tiêu còn 24/36 cái chưa thực hiện…

Theo ghi nhận, cho tới hiện nay tại dự án chỉ có vài xe máy xúc, xe tải thi công lèo tèo, nhiều công trình bị bỏ dở, nhiều nơi nhánh sông bị chia cắt, hai bên bờ vẫn chưa được kè, đường phòng hộ thì gạch đá, đất, cỏ mọc um tùm…

Người dân xã Trường Yên – nơi sông Sào Khê chảy qua – cho biết: “Mấy ngày qua, khi có thông tin trên báo chí thì thấy một vài xe về đây nạo vét, chở đất. Gần 20 năm, cầu làm xong bỏ hoang, không có đường lên, bờ sông ngổn ngang cỏ dại”.

Cây cầu nằm trong hạng mục dự án nạo vét cảnh quan sông Sào Khê bị bỏ dỡ – Ảnh: NAM TRẦN


4 lần đội vốn
 

Kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho thấy ngày 28-6-2001, UBND tỉnh Ninh Bình có quyết định phê duyệt dự án nạo vét, kè đá 2 bờ sông Sào Khê (gọi tắt là dự án Sào Khê) với tổng mức đầu tư ban đầu là 72 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Ngày 23-5-2003, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt lại dự án (lần thứ nhất), nâng mức đầu tư lên 189 tỉ đồng. Chủ đầu tư dự án là Ban quản lý dự án thủy lợi Ninh Bình (hiện là Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp – phát triển nông thôn), doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường trúng thầu xây lắp.

Ngày 22-4-2005, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt lại dự án (lần thứ hai), điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 399,695 tỉ đồng, do nguồn vốn từ trung ương hỗ trợ, thời gian thực hiện từ năm 2005-2007. Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường được cho phép tiếp tục thực hiện các hạng mục bổ sung công trình của dự án.

Đến ngày 2-12-2009, UBND tỉnh Ninh Bình lại ban hành quyết định phê duyệt dự án Sào Khê với tổng mức đầu tư 2.595 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương. Công ty tư vấn Đại học Xây dựng Hà Nội tư vấn lập dự án.

Trong đó, chi phí xây dựng là 1.566 tỉ đồng, giải phóng mặt bằng 526 tỉ đồng, chi phí dự phòng 432 tỉ đồng, chi phí khác 70 tỉ đồng… Dự án với 4 hạng mục lớn gồm phần thủy lợi, công trình cầu, công trình kiến trúc văn hóa và đường giao thông.

Đồ họa: TẤN ĐẠT

Ưu ái nhà thầu 

Theo kết luận của TTCP, UBND tỉnh Ninh Bình không có báo cáo kết quả thẩm định dự án Sào Khê khi ban hành quyết định phê duyệt và phê duyệt lại dự án. Khi điều chỉnh thay đổi tổng mức đầu tư, chủ đầu tư không báo cáo người ra quyết định đầu tư và không có kết quả thẩm định lại các nội dung thay đổi của dự án.

Điều này là chưa phù hợp với nghị định về điều chỉnh dự án đầu tư, trái với nghị định về điều chỉnh tổng mức đầu tư.

TTCP cho rằng năng lực của tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công – tổng dự toán còn nhiều hạn chế dẫn tới sai sót về dự toán, khối lượng. Nhiều hạng mục tăng dự toán do áp dụng sai đơn giá, sai lỗi số học, sai khối lượng giữa bản vẽ thi công.

Kết luận còn chỉ rõ UBND tỉnh Ninh Bình có quyết định chỉ định thầu chưa đúng, không tuân thủ quy định đối với các gói thầu tư vấn thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát, tư vấn bảo hiểm công trình.

Về gói thầu xây lắp, UBND tỉnh Ninh Bình đồng ý cho doanh nghiệp Xuân Trường tiếp tục thực hiện khối lượng điều chỉnh bổ sung phần xây lắp dự án (1.566 tỉ đồng) mà không có hồ sơ đề xuất của nhà thầu, không có báo cáo thẩm tra và phê duyệt để chứng minh khả năng đáp ứng được thi công dự án.

Từ năm 2004-2009, chủ đầu tư tạm ứng cho doanh nghiệp Xuân Trường 6 lần với tổng số tiền 683,7 tỉ đồng. Đến tháng 6-2010, chủ đầu tư tiếp tục cho doanh nghiệp Xuân Trường tạm ứng thêm 508 tỉ đồng khi chủ đầu tư chưa căn cứ vào kế hoạch, tiến độ thi công, không thẩm tra mục đích tạm ứng và giám sát việc sử dụng vốn tạm ứng theo quy định. Đến thời điểm thanh tra, số dư tạm ứng còn 400,7 tỉ đồng.

Trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án, hội đồng giải phóng mặt bằng và chủ đầu tư chưa thực hiện đúng theo nghị định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Dự án nạo vét sông Sào Khê (Ninh Bình) đội vốn từ 72 tỉ lên 2.600 tỉ đồng, bị đại biểu Nguyễn Anh Trí gọi là “bột nở”, khơi mào cho một cuộc tranh luận tại Quốc hội chiều nay 28-5.

ĐBQH: Việc bán tài sản Nhà nước như ‘kền kền ăn xác chết’

“Tệ hại hơn, khi DNNN thua lỗ, phải bán tài sản máy móc thiết bị thì đây lại là một cơ hội làm ăn béo bở cho một nhóm người mà người ta dùng hình ảnh như “kền kền ăn xác chết”, ông Cường ví von.

Hoang Van Cuong
Đại biểu Hoàng Văn Cường trong phiên thảo luận tại Quốc hội sáng ngày 28/5. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Sáng 28/5, Quốc hội thảo luận về tính hiệu quả của các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đề cập đến 3 dạng hình thức làm thất thoát tài sản Nhà nước:

‘Phép thần thông biến hóa giữa lỗ và lãi’

Hình thức thứ nhất được ông Cường chỉ ra là việc quản lý kinh doanh tại DNNN kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ, mất vốn mà nguyên nhân là xuất phát từ động cơ cá nhân nên người quản lý đã đầu tư vào những hoạt động không hiệu quả nhằm chỉ để thu lợi ích cá nhân.

Đơn cử như việc đầu tư máy móc không hiệu quả để hưởng lợi, hoặc đầu tư vào lĩnh vực không hiệu quả nhưng lại được chia phần tại các lĩnh vực đầu tư này, hay như việc cố tình nâng khoản giá trị đầu tư lớn để được hưởng phần trăm từ đó.

“Đó là những hoạt động cố tình dùng những thủ đoạn để hợp pháp hóa việc rút tiền từ DNNN”, đại biểu Cường nhấn mạnh.

Vấn đề nữa là dù các DNNN lỗ là điều ai cũng thấy rõ nhưng lại chưa có ai đứng ra chịu trách nhiệm, chưa có ai bị mất chức hay xử lý đi tù vì quản lý yếu kém dẫn đến việc thua lỗ.

Bên cạnh đó, không có DNNN nào báo cáo một cách đầy đủ lúc nào lỗ, lúc nào lãi. Thậm chí có DNNN khi cần báo cáo để tăng chức, tăng quỹ lương hoặc để xin vốn thì báo lãi, nhưng khi liên quan đến báo cáo thuế, tài chính thì DNNN lại báo cáo lỗ.

“Và người ta nói rằng báo cáo tài chính của các DNNN như một phép ‘thần thông biến hóa’ giữa lỗ và lãi”, ông Cường ví von.

Một nghịch lý khác được đại biểu đến từ Hà Nội cho biết mặc dù những DNNN lỗ nhưng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp vẫn được hưởng mức lương cao chứ không phải hưởng mức thấp.

Nguyên nhân, theo ông Cường, là do cơ chế trả lương cho DNNN là khi doanh nghiệp làm ăn có lãi thì được xác định mức lương theo mức lãi, tuy nhiên, khi lỗ không được tăng lương nhưng cũng không bị giảm lương. Chính vì yếu tố này là động lực lôi kéo các quản lý doanh nghiệp này không muốn cổ phần hóa DNNN.

“Một điều kỳ lạ là tất cả các vấn đề xảy ra về thất thoát vốn, thua lỗ tại các DNNN thì ai cũng biết nhưng chúng ta có cả bộ máy về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát lại không phát hiện ra vấn đề này”, đại biểu Cường nói.

Tình trạng ‘mua cao bán thấp’

Hình thức thứ hai được đại biểu Hà Nội chỉ ra là việc mua bán tài sản làm thất thoát tài sản và tiền vốn.

Ông Cường chỉ ra việc mua bán tài sản, hàng hóa doanh nghiệp xảy ra theo công thức “mua thì giá cao, bán thì giá thấp.”

“Vấn đề đặt ra là chúng ta có một cơ chế, tổ chức định giá, đấu giá độc lập nhưng tại sao vẫn để xảy ra tình trạng mua đắt bán rẻ?”, ông Cường đặt câu hỏi.

Dẫn báo cáo giám sát cũng chỉ ra rằng “việc định giá và đấu thầu chẳng qua chỉ là hình thức.”

Bên cạnh đó, ông Cường cho rằng điều kỳ lạ ở chỗ mức giá định giá của cơ quan tư vấn  thường rất sát với mức giá được đem ra đấu giá tài sản, đồng thời việc lựa chọn các tổ chức định giá, đấu giá lại chưa được khách quan, thường được lựa chọn “tương đối trùng lặp”.

Ngoài ra, những người tham gia vào đấu giá tài sản Nhà nước cũng lại lặp đi lặp lại, có một nhóm người chuyên tham gia vào lĩnh vực này.

Tệ hại hơn, ông Cường cho biết khi DNNN thua lỗ, phải bán tài sản máy móc thiết bị thì đây lại là một cơ hội làm ăn béo bở cho một nhóm người, như hình ảnh “kền kền ăn xác chết”, ông Cường ví von.

Do vậy ông Cường kiến nghị cần có thanh tra, kiểm tra toàn diện các vụ việc bán tài sản Nhà nước không loại trừ các tổ chức định giá, đấu giá để quy trách nhiệm cho những đơn vị này đã tiếp tay cho việc làm thất thoát tài sản Nhà nước.

Phù phép đất công thành đất tư

Dạng thức làm thất thoát tài sản Nhà nước thứ ba được ông Cường chỉ ra là việc định giá doanh nghiệp thấp khi cổ phần hóa DNNN.

“Việc thất thoát tài sản Nhà nước còn liên quan phổ biến đến việc chuyển đất công thành đất tư không thông qua đấu giá công khai mà thông qua chỉ định giá trực tiếp với mức giá thường thấp hơn giá trị thực”, đại biểu từ Hà Nội nhận định.

Ông Cường cho rằng ngoài trách nhiệm của các tổ chức thực hiện cổ phần hóa để xảy ra hiện tượng nêu trên, còn có trách nhiệm của các UBNND, cơ quan quản lý  đất đai ở các tỉnh trong việc xác định giá trị đất không theo quy định của Luật đất đai.

Nói đến những bất cập liên quan đến quản lý đất đai, ông Cường cho biết có đến 95% các khiếu kiện đều liên quan đến đất đai, khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người, các dự án đầu tư kéo dài, khiếu kiện giải phóng mặt bằng, chi phí cao đầu tư xây dựng những con đường có giá đắt nhất hành tinh… cũng chẳng qua là liên quan đến đất đai.

“Nguyên nhân cơ bản là chính sách đất đai đang đi ngược lại nguyên lý cơ bản về kinh tế đất trong cơ chế thị trường. Chúng ta đã không thành công, chưa muốn nói là thất bại trong quản lý kinh tế về đất đai nên đã xảy ra tình trạng rất hỗn loạn nêu trên”, ông nhận định.

Chẳng hạn, trong dự thảo Luật Đặc khu kinh tế đặc biệt vẫn đề xuất chính sách miễn tiền sử dụng đất cho các dự án có mục đích sử dụng đất từ 10-30 năm.

“Đây chính là chính sách đang đi ngược lại quy luật cung – cầu về đất đai, có thể sẽ không thu hút tốt các nhà đầu tư mà còn làm thất bại quá trình cạnh tranh lành mạnh ở các đặc khu” – ông Cường e ngại.

Tường Văn (ghi)/Trithucvn

Tin tức thế giới

Chính phủ Trump sẽ áp thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc

Hôm thứ Ba (29/5), Nhà Trắng đã thông báo Mỹ sẽ đánh thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc.

U.S. President Donald Trump, left, and Xi Jinping, China's president, shake hands during a news conference at the Great Hall of the People in Beijing, China, on Thursday, Nov. 9, 2017. The one year anniversary of U.S. President Donald Trump's inauguration falls on Saturday, January 20, 2018. Our editors select the best archive images looking back over Trumps first year in office. Photographer: Qilai Shen/Bloomberg via Getty Images

Ông Trump ban đầu đe dọa sẽ áp thuế lên 150 tỷ USD hàng Trung Quốc, sau nhiều cuộc đàm phán cuối cùng quyết định sẽ đánh thuế lên 50 tỷ USD hàng Trung Quốc.

Theo Epoch Times, mức thuế này sẽ áp dụng đối với các sản phẩm “chứa hàm lượng công nghệ đáng kể ngành trong công nghiệp”. Chính phủ Trump đã thu thập ý kiến đóng góp từ người tiêu dùng trong vài tháng qua về các hạng mục sản phẩm đánh thuế tiềm năng và danh sách cuối cùng sẽ được thông báo vào ngày 15/6.

Từ nay trở đi, chúng tôi hy vọng các quan hệ thương mại sẽ công bằng và đối ứng”, Tổng thống Donald Trump nói trong một phát biểu gần đây.

Thông báo đánh thuế hàng hóa Trung Quốc nêu trên đến khá bất ngờ khi đầu tháng này Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã nói rằng việc áp thuế sẽ được đình chỉ khi các nhà đàm phán Mỹ đang tiếp tục tiến hành các cuộc thương thảo với những người đồng cấp Trung Quốc.

Nhà Trắng ban đầu đã đề xuất đánh thuế lên 150 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Việc giảm xuống chỉ đánh thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa là dấu hiệu về cách tiếp cận đàm phán điển hình của ông Trump: đòi hỏi nhiều hơn điều có thể đạt được và sau đó đạt được thỏa thuận tốt hơn so với hầu hết những gì có thể.

Ông Trump từ lâu đã nói rằng Trung Quốc đã lợi dụng Mỹ với các thực tiễn thương mại không công bằng, bao gồm trợ cấp công nghiệp và các rào cản thương mại không hợp lệ. Chế độ Bắc Kinh cũng tham gia vào hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ tràn lan. Ông Trump đang sử dụng các cuộc đàm phán thương mại để bù đắp những tổn thất mà Mỹ gặp phải.

Đại diện Thượng mại Mỹ cũng sẽ tiếp tục giải quyết tranh chấp với Trung Quốc thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhà Trắng cho biết tranh chấp này được đưa ra từ tháng Ba vì “các yêu cầu cấp phép công nghệ phân biệt đối xử của Bắc Kinh”.

Trước đó, vào tháng Hai, chính phủ Trump đã thắng kiện Trung Quốc tại WTO liên quan tới hàng gia cầm của Mỹ xuất sang Trung Quốc. Kết quả là, Trung Quốc đã phải chấm dứt “đánh thuế chống phá giá và thuế trợ cấp không công bằng” lên các sản phẩm gia cầm của Mỹ.

Theo Nhà Trắng, Mỹ cũng đang chuẩn bị thực thi các hạn chế đầu tư và kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế công dân và các công ty Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ. Danh sách các hạn chế này sẽ được thông báo vào ngày 30/6.

Liên quan đến vấn đề công nghệ Mỹ, tuần trước ông Trump nói rằng ông đã đạt được thỏa thuận với ông Tập Cận Bình để cho phép công ty viễn thông Trung Quốc ZTE tiếp tục mua linh kiện của Mỹ và khôi phục sản xuất.

Hãng tin Breitbart cho biết theo thỏa thuận Mỹ-Trung vừa đạt được, ZTE sẽ nộp phạt cho Mỹ 1,3 tỷ USD; thay thế đội ngũ quản lý, ban điều hành hiện tại; đề xuất đảm bảo an ninh; và mua nhiều các linh kiện mà công ty này cần từ các doanh nghiệp Mỹ.

Đổi lại, Bộ Thương mại Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm 7 năm ZTE mua các sản phẩm của Mỹ, theo New York Times dẫn nguồn từ một quan chức Mỹ giấu tên.

Tổng thống Trump đã xác nhận thông tin liên quan tới ZTE trong một tweet ông đăng vào tối thứ Sáu (25/5) khi phê bình Thượng nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer và chính phủ tiền nhiệm về các thỏa thuận của họ với ZTE.

Thượng nghị sĩ Schumer và Chính phủ Obama đã để công ty điện thoại ZTE phát triển mạnh mẽ mà không kiểm soát an ninh. Tôi đã đóng cửa công ty đó sau đó để cho họ hoạt động trở lại với bảo đảm mức độ bảo mật cao, thay đổi quản lý và ban quản trị, phải mua các linh kiện của Mỹ và trả tiền phạt 1,3 tỷ USD”, ông Trump viết.

=========================

Kim Jong-un có thể lừa Moon Jea-in, chỉ nói thật với Tập Cận Bình

Truyền thông Nhật Bản phân tích chỉ ra, trong cuộc nói chuyện riêng với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in hồi cuối tháng 4, ông Kim Jong-un có thể sử dụng thủ đoạn lừa bịp, còn trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi đầu tháng 5, do có nhân viên phiên dịch tại hiện trường ghi chép, khiến cho cuộc nói chuyện có thể tương đối thật thà hơn.Kim Jong-unNgày 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in và lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã có cuộc nói chuyện riêng (Ảnh: Getty Images)

Ngày 27/4, tại “Nhà Hòa bình” Bàn Môn Điếm bên phía Hàn Quốc, hai nước Hàn – Triều đã tiến hành hội đàm, trong cuộc hội đàm, ông Kim Jong-un và ông Moon Jea-in cùng di dạo ngoài trời, và nói chuyện riêng khoảng 30 phút. Còn trong Hội đàm thượng đỉnh với ông Tập Cận Bình tại Đại Liên hôm 7 – 8/5, ông Kim Jong-un cũng đi dạo cùng ông Tập Cận Bình.

Đối với 2 lần đi tản bộ nói trên, ngày 22/5, tờ Tin tức Kinh tế Nhật bản (Nihon Keizai Shimbun) đưa tin chỉ ra, quan chức tình báo Nhật, Mỹ, châu Âu nhất trí cho rằng, nội dung hội đàm Trung – Triều chân thực hơn. Ngoài ra, đối với ông Kim Jong-un mà nói, trước lúc diễn ra cuộc gặp cấp cao với ông Trump vào tháng sau, việc không bị bất cứ nước nào nhìn thấu ý đồ thực sự là việc vô cùng quan trọng.

Bản tin phân tích cho biết, ông Kim Jong-un là người đầu tiên lựa chọn “tản bộ ngoài trời”, đây là một mắt xích trong chính sách chống nghe lén của Bắc Triều Tiên. Nếu lựa chọn “tản bộ trong nhà”, rất khó để ngăn chặn nội bộ có người có ý kiến phản đối, sẽ đem nội dung nói chuyện tiết lộ cho Mỹ. Còn ở ngoài trời, hai người đi riêng cùng nhau, thì có thể xóa bỏ những rủi ro nói trên ở mức độ nào đó.

Bên cạnh đó, dù bị vệ tinh trinh sát của các nước chụp được hình ảnh, cũng không cách nào đọc được lời nói qua cử động môi để thu thập được nội dung nói chuyện.

Một mặt khác, trong cuộc hội đàm Trung – Triều tại Đại Liên, do có nhân viên phiên dịch đứng tại hiện trường ghi chép, cũng khiến cho nội dung cuộc hội đàm trở nên chuẩn xác hơn.

Bản tin nói, trong hội đàm Hàn – Triều, do hai vị nguyên thủ có cùng ngôn ngữ, nên khi tản bộ chỉ có duy nhất 2 người. Còn trong hội đàm Trung – Triều, cần phải có phiên dịch đi theo.

Có nhân sĩ ngoại giao Nhật – Mỹ chỉ ra, liệu có cần đến phiên dịch hay không, “ý nghĩa cuộc nói chuyện hoàn toàn khác nhau”. Nếu có phiên dịch của 2 nước, vậy thì sẽ có người căn cứ vào nội dụng phiên dịch nghe được để viết ra nội dung hội đàm. Nếu chỉ có 2 nguyên thủ nói chuyện với nhau, mà không có bất cứ ghi chép gì, thì sẽ dễ có sai biệt trong nội dung hội đàm, không có cách nào để chứng minh, thậm chí có tình huống đơn phương nói dối để lừa đối phương.

Theo nhân sĩ ngoại giao Nhật- Mỹ tiết lộ, Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho rằng, “phát ngôn của ông Kim Jong-un được ông Moon Jea-in truyền đạt lại, chưa hẳn đều là lời thật lòng”.

Bên cạnh đó, từ tình hình phát sinh sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều, và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un gặp mặt ông Tập Cận Bình hồi đầu tháng 5, cùng việc ông Kim Jong-un “trở mặt” hôm 16/5 có thể thấy, việc Bắc Triều Tiên đơn phương hủy bỏ Hội nghị cấp cao Hàn – Triều, càng cho thấy không ngoại trừ khả năng Kim Jong-un có thể hủy bỏ cuộc gặp “Kim – Trump” tại Singapore vào tháng sau.

Bản tin chỉ ra, từ hàng loạt những thay đổi của ông Kim Jong-un có thể thấy sách lược đang ẩn dấu mà lại giảo hoạt của ông Kim Jong-un.