Những thành phố trả lương cao nhất thế giới

Nhà băng lớn nhất Đức – Deutsche Bank vừa công bố báo cáo “Mapping the world’s prices”, nghiên cứu chi tiết giá hàng hóa và dịch vụ tại các thành phố lớn và quyền lực nhất thế giới. Để tìm ra giá cả sinh hoạt toàn cầu, ngân hàng này tìm hiểu mọi thứ, từ giá một bao thuốc lá đến tiền thuê trung bình một căn hộ hai phòng ngủ.

Một trong các yếu tố Deutsche Bank nghiên cứu là người lao động kiếm được trung bình bao nhiêu tiền mỗi tháng. Con số này là chỉ báo khá hữu ích về sự giàu có của một thành phố.

Nhìn chung, những người sống tại các thành phố có chi phí sinh hoạt cao thường cũng có mức lương cao hơn. Những cái tên top đầu là các trung tâm tài chính lớn như London, New York, hay Frankfurt. Mức lương tại Frankfurt đã tăng hơn 200 USD một tháng trong năm qua, khi các ngân hàng tìm cách chuyển nhân viên khỏi London sau Brexit.

Dưới đây là danh sách 10 thành phố người lao động được trả lương cao nhất thế giới. Các vị trí dẫn đầu gần như không đổi so với năm ngoái.

Những thành phố trả lương cao nhất thế giới

10. Frankfurt
Quốc gia: Đức
Lương trung bình tháng: 3.389 USD

Những thành phố trả lương cao nhất thế giới

9. Dubai
Quốc gia: Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE)
Lương trung bình tháng: 3.447 USD

Những thành phố trả lương cao nhất thế giới

8. Copenhagen
Quốc gia: Đan Mạch
Lương trung bình tháng: 3.462 USD

Những thành phố trả lương cao nhất thế giới

7. Chicago
Quốc gia: Mỹ
Lương trung bình tháng: 3.650 USD

Những thành phố trả lương cao nhất thế giới

6. Oslo
Quốc gia: Na Uy
Lương trung bình tháng: 3.664 USD

Những thành phố trả lương cao nhất thế giới

5. Boston
Quốc gia: Mỹ
Lương trung bình tháng: 3.740 USD

Những thành phố trả lương cao nhất thế giới

4. Sydney
Quốc gia: Australia
Lương trung bình tháng: 3.914 USD

Những thành phố trả lương cao nhất thế giới

3. New York City
Quốc gia: Mỹ
Lương trung bình tháng: 4.115 USD

Những thành phố trả lương cao nhất thế giới

2. San Francisco
Quốc gia: Mỹ
Lương trung bình tháng: 4.974 USD

Những thành phố trả lương cao nhất thế giới

1. Zurich
Quốc gia: Thụy Sĩ
Lương trung bình tháng: 5.764 USD

Hà Thu (theo BI )

Người dân Thụy Sĩ từ chối nhận 2.500 USD một tháng

Chính sách thu nhập cơ bản nhằm thay thế các khoản phúc lợi xã hội vừa được người dân nước này bỏ phiếu không tán thành.

77% người Thụy Sĩ bỏ phiếu hôm qua đã phủ quyết chính sách cấp cho mỗi người dân 2.500 franc Thụy Sĩ (2.520 USD) mỗi tháng sau thuế, bất chấp tình trạng công việc và tài sản. Ý tưởng này đang là chủ đề nóng trên thế giới. Nhưng Thụy Sĩ là quốc gia đầu tiên thực sự bỏ phiếu về chính sách này.

Ý tưởng trên là của một nhóm học giả. Họ khẳng định mọi người sẽ vẫn muốn đi làm và tìm việc, kể cả khi nhận được khoản tiền này. Tuy nhiên, các đảng phái chính trị tại Thụy Sĩ đều không mấy hào hứng với nó.

Chính phủ Thụy Sĩ cho rằng họ sẽ phải tốn 25 tỷ franc mỗi năm để trả cho chính sách này. Họ có thể phải áp loại thuế mới, hoặc giảm chi, khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng. Giới chức còn lo ngại “người dân sẽ ít chịu đi làm” nếu chính sách này được áp dụng.

Người Thụy Sĩ tranh cãi vấn đề này từ năm 2013, khi một cuộc trưng cầu dân ý về ý tưởng này thu được hơn 100.000 chữ ký. Thu nhập cơ bản sẽ không bị đánh thuế, và sẽ thay thế nhiều loại phúc lợi xã hội.

Trước đó, Phần lan cũng cân nhắc bỏ phúc lợi xã hội. Thay vào đó, họ sẽ trả người dân 10.000 USD mỗi năm. Đầu năm tới, nước này sẽ thử nghiệm cấp cho 10.000 người 550 euro mỗi tháng trong vòng 2 năm.

Bang Ontario (Canada) gần đây cũng thông báo ý định này. Nhưng họ chưa công bố chính xác số tiền hoặc bao nhiêu người sẽ tham gia chương trình thử nghiệm. New Zealand cũng vậy.

Hà Thu (theo CNN)

Diễn văn “Đừng bao giờ bỏ cuộc” của Donald Trump tại Đại học Liberty

Hỡi các bạn cử nhân khóa 2017, hôm nay một chương trong cuộc đời các bạn đã kết thúc, nhưng các bạn cũng chuẩn bị bắt đầu một cuộc phiêu lưu lớn nhất đời mình. Các bạn hãy dừng một phút để nghĩ xem mình đã may mắn chừng nào khi được đứng ở đây, hôm nay, tại ngôi trường vĩ đại này. Các bạn được sống trong đất nước vĩ đại này, được ở bên những người thân yêu và quan tâm đến các bạn.

Rồi bạn hãy tự hỏi mình, các bạn sẽ trao trở lại đất nước này, và quả thực là thế giới những gì? Dấu chân các bạn sẽ hằn lại những gì trên dòng cát của lịch sử? Thế hệ người Mỹ tương lai sẽ nói gì về chúng ta, với khoảng thời gian ngắn ngủi chúng ta được sống trên trái đất này? Chúng ta có dám mạo hiểm? Chúng ta có dám vượt qua các kỳ vọng lớn lao? Chúng ta có thách thức các lối nghĩ cổ lậu và đối đầu với hệ thống mục nát? Tôi nghĩ rằng tôi đã dám làm như vậy, nhưng chúng ta đều sống theo cách mà mình lựa chọn, và đang làm điều đó.

Hay là chúng ta chỉ sống tạm bợ, ậm ờ với các lề thói lễ quy xưa cũ, chấp nhận bơi theo dòng dễ dàng và thỏa hiệp chỉ bởi vì đây là lựa chọn dễ hơn, là con đường mà ai cũng đã đi và ai cũng đã chấp nhận?

Các bạn hãy nhớ kỹ điều này: không có cái gì đáng giá trên đời này lại đến với ta một cách dễ dàng. Sống đúng theo các giá trị của mình có nghĩa là bạn phải sẵn sàng đối mặt với chỉ trích từ những người không đủ dũng cảm để làm những gì đúng đắn. Họ biết rõ điều gì là đúng đắn, nhưng họ không đủ can đảm, nghị lực và kiên trì để bước vào con đường đó. Đó được gọi là con đường ít người dám đi.

Tôi biết rằng mỗi người trong số các bạn sẽ trở thành những chiến binh chiến đấu cho chân lý, các bạn sẽ là những chiến binh cho đất nước và gia đình. Tôi biết các bạn sẽ làm điều đúng, chứ không phải điều dễ dàng, rằng các bạn sẽ sống đúng với bản thân, gia đình và tín ngưỡng của mình.

…..

Trái tim của các bạn, những trái tim của những người Mỹ trẻ, đã được khắc sẵn các giá trị của nghĩa vụ, hy sinh và cống hiến của bao đời cha anh. Bây giờ các bạn phải tiến ra thế giới rộng lớn, hãy biến ước mơ và hy vọng của mình thành hành động. Nước Mỹ đã luôn là mảnh đất của hy vọng bởi vì Mỹ là quốc gia của các tín đồ đích thực. Khi những người du hành đầu tiên tiến về Tân Thế Giới, khi đặt chân tới Plymouth, họ đã cầu nguyện. Khi các vị cha lập quốc của chúng ta viết bản Tuyên ngôn độc lập, họ đã nhắc đến Đáng tạo hóa 4 lần, bởi vì tại Mỹ, chúng ta không tôn thờ chính phủ, chúng ta tôn thờ Thượng Đế.

Đó là lý do tại sao các Tổng thống của chúng ta đặt tay lên cuốn Kinh thánh và nói “Xin Chúa giúp con” khi họ tuyên thệ nhậm chức. Đó là lý do tại sao trên đồng tiền của chúng ta tự hào tuyên bố “Chúng ta tin vào Chúa”. Và đó là lý do tại sao chúng ta đầy tự hào khi nói rằng nước Mỹ là một quốc gia dưới chân Thiên Chúa mỗi lần cử hành lễ Tuyên thệ Trung thành.

Câu chuyện của nước Mỹ là một cuộc phiêu lưu, bắt đầu bằng một niềm tin sâu sắc, những giấc mơ to lớn và một khởi đầu khiêm tốn. Đó cũng là câu chuyện của Đại học Liberty tại đây.

Nếu có một thông điệp mà các bạn ghi nhớ trong ngày hôm nay, thì đó là “Đừng bao giờ bỏ cuộc!” Sẽ có lúc trong cuộc đời mình, các bạn muốn bỏ cuộc, các bạn muốn về nhà, sà vào lòng mẹ và nói, con không làm được, con không thể. Nhưng đừng từ bỏ!

Các bạn sẽ thành công.

Nhưng tôi đã chứng kiến quá nhiều người xuất sắc đã bỏ cuộc. Họ đều là những người tài giỏi, họ đứng đầu lớp học, họ là những sinh viên giỏi nhất trong tất cả các lĩnh vực. Nhưng họ bỏ cuộc trước khó khăn của cuộc đời.

Tôi cũng được thấy những người không có những tài năng thiên bẩm như vậy, nhưng lại là những người thành công nhất, bởi vì họ không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ từ bỏ. Nên hãy nhớ điều này, đừng bao giờ ngừng chiến đấu cho điều mà bạn tin tưởng và cho những người đã tin vào các bạn.

Hãy vượt qua khổ nạn bằng nhân phẩm và lòng tự trọng. Hãy đòi hỏi những điều tốt nhất từ bản thân và đừng sợ thách thức các nhóm lợi ích hủ bại và cấu trúc quyền lực thối nát. Điều này nghe có quen không? Càng có nhiều người nói với các bạn rằng điều đó là không thể, việc này không thể làm được, các bạn càng cần giữ vững quyết tâm sắt đá để chứng tỏ rằng họ sai. Hãy thưởng thức cơ hội làm một người ngoài cuộc cô đơn khi có dịp. Không có bè lũ cũng không sao, những người ngoài cuộc mới là những người thay đổi thế giới và tạo ra sự khác biệt thực sự và lâu dài. Hãy giữ can đảm để là chính mình.

Quan trọng nhất, bạn phải làm những gì bạn yêu thích, nếu không bạn gần như chắc chắn sẽ không thể thành công.

Nước Mỹ sẽ tốt hơn khi người Mỹ biến niềm tin của mình thành hành động. Chừng nào tôi còn là Tổng thống của các bạn, không ai có thể ngăn cấm các bạn thực hành tín ngưỡng và truyền đi những gì từ trái tim các bạn.

Chúng ta sẽ luôn luôn đứng lên bảo vệ quyền được cầu nguyện của người Mỹ với Chúa và làm theo lời dạy của Ngài. Hôm nay, mỗi người trong số các bạn sẽ bắt đầu một chương mới trong cuộc đời. Khi bước ra khỏi ngôi trường này, cuộc đời các bạn sẽ được định nghĩa bằng tầm nhìn, lòng quả cảm và sự kiên gan bền trí của các bạn.

Bây giờ, đến lượt đôi vai của các bạn phải gánh vác nhiệm vụ bảo vệ tự do mà những người yêu nước đi trước đã mang về cho chúng ta bằng sự hy sinh to lớn. May mắn là các bạn đã được trang bị những công cụ cần thiết từ ngôi trường này để đưa ra những quyết định đúng đắn, để phục vụ Chúa, gia đình và đất nước. Trên con đường xây lên cuộc đời mình, các bạn cũng tái thiết quốc gia này. Các bạn sẽ trở thành những lãnh đạo của các cộng đồng, người phụ trách các tổ chức to lớn và là người bảo vệ tự do. Và các bạn sẽ trở thành những người cha, người mẹ, người ông, người bà tuyệt vời, cũng như người bạn hữu tốt đẹp.

Các bạn sẽ xây dựng một tương lai nơi mà chúng ta có can đảm để theo đuổi ước mơ bất chấp những kẻ than trách và hoài nghi có nói gì đi nữa. Các bạn sẽ có niềm tin để nói lên hy vọng từ trong tâm và bày tỏ tình yêu thương, thứ làm rung động tâm hồn. Các bạn sẽ thay thế hệ thống cũ đầy hỏng hóc này bằng một chính phủ đúng đắn trong nhiệm vụ phục vụ và bảo vệ nhân dân.

Chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng chúng ta có cùng một mái nhà và một định mệnh huy hoàng, bất kể màu da ta là nâu, đen hay trắng. Trong người chúng ta chảy cùng một dòng máu của những người yêu nước. Chúng ta đều chào lá cờ Mỹ vĩ đại, và chúng ta đều được tạo ra bởi Đấng tạo hóa toàn năng.

Và chừng nào nước Mỹ còn sống đúng với các giá trị của nó, trung thành với nhân dân và cống hiến với Đấng tạo hóa, những ngày tốt đẹp nhất của chúng ta còn ở phía trước.

Cầu Chúa ban phước lành cho các bạn, những cử nhân niên khóa 2017. Cầu Chúa ban phước lành cho nước Mỹ.

Xin cảm ơn!

Đức Trí chuyển ngữ

Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam từ thị trường tăng nhanh nhất thành giảm sâu nhất thế giới

Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam từ thị trường tăng nhanh nhất thành giảm sâu nhất thế giới

Chỉ trong vòng 2 tháng, chứng khoán Việt Nam từ một thị trường được giao dịch ở mức cao kỷ lục đã tụt xuống hàng ngũ của những “thị trường gấu”.

Mức giảm hơn 3,3% ngày 28/5 đẩy những mất mát của VN Index lên tới hơn 22% so với đỉnh trong tháng 4. Cú trượt dốc cũng khiến Chứng khoán Việt Nam, từ thị trường tốt nhất châu Á – Thái Bình Dương, tụt xuống thị trường giảm điểm mạnh nhất thế giới trong quý này.

Tyler Cheung, Giám đốc khối khách hàng định chế kiêm Trưởng phòng phân tích công ty Chứng khoán ACB, nhận định: “Tâm lý tiêu cực vẫn còn trên thị trường khi dòng tiền vẫn yếu. Tâm lý tiêu cực một phần tới từ việc khối ngoại liên tục bán ròng. Trong khi đó, không có nhiều tin tức tích cực hỗ trợ thị trường ở thời điểm hiện tại”.

Đà giảm khiến toàn bộ thành quả của năm 2018 bị thổi bay vào cuối tuần trước. VnIndex đã giảm 4,5% kể từ đầu năm đến nay trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rời bỏ thị trường.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần như suốt tháng, chỉ ngoại trừ hai ngày duy nhất. Khối lượng giao dịch trung bình giảm xuống còn khoảng 127 triệu cổ/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng Giêng 2017.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư nhìn thấy điểm sáng trong sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, coi đó là điều cần thiết sau suốt 5 quý tăng mạnh mẽ của VN Index.

P/E của chỉ số VnIndex hiện đang ở mức 15,3 lần, gần bằng với mức trung bình trong 3 năm là 14,5 lần. Chỉ số RSI (Relative Strength Indicator) – sức mạnh tương đối của VnIndex cho thấy các cổ phiếu Việt Nam đang ở trong tình trạng dư bán (oversold).

theo Trí thức trẻ

Thế lực nào đang giúp FLC thâu tóm phần lớn bờ biển Miền Trung?

Theo thông tin trong bài viết kèm theo đây, chính xác là FLC đã hoặc sắp có dự án tại 11/14 tỉnh ven biển miền trung: Tập đoàn FLC quyết tâm có dự án nghỉ dưỡng ở Bình Thuận.
Tập đoàn FLC có vốn điều lệ : 6.800 tỷ (tính tròn), kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua 28-5, thị giá cổ phiếu FLC chỉ còn 4.530 đ, vốn hóa trên TTCK là 3.093 tỷ. Theo báo cáo tài chính quý 1-2018, FLC vay và thuê tài chính ngắn hạn 1259 tỷ, vay và thuê tài chính dài hạn 2.894 tỷ.
Với quy mô và tiềm lực tài chính như vậy, không thể gọi FLC là một doanh nghiệp có tầm cỡ gì, nhưng họ đã triển khai hàng chục dự án, dự án nào cũng hàng ngàn tỷ đồng, họ còn ký hợp đồng ghi nhớ đặt mua 24 máy bay A321NEO của Airbus trị giá 3 tỷ đôla.
Việc mua máy bay, họ có thể áp dụng mô hình “lấy mỡ nó rán nó”, tức là nhượng lại cho bên thứ ba để lấy tiền chênh lệch, rồi thuê lại chính những chiếc máy bay đó như hãng hàng không khác đã làm. Vấn đề là ai đứng đằng sau hậu thuẫn tài chính cho thương vụ tỷ đô này thì chúng ta không thể hình dung được.
Chúng ta cũng không thể hình dung với tiềm lực tài chính nói trên, họ làm sao có thể triển khai được các dự án, trong đó có các dư án nghỉ dưỡng khổng lồ phủ gần khắp các vùng ven biển miền trung.
Chúng ta cũng không thể biết, với tiềm lực tài chính nói trên, các chính quyền địa phương căn cứ vào cái gì mà giao đất, bình quân mỗi tỉnh lên đến hàng ngàn héc-ta cho họ. Chưa thấy một doanh nghiệp nào được chính quyền địa phương ưu ái, sốt sắng, hồ hỡi một cách bất bình thường như đối với FLC, chỗ nào cũng “tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực UBND tỉnh” đồng thanh hưởng ứng.
Chúng ta không hề thấy sức mạnh tài chính của doanh nghiệp này có thể giúp gì cho “dân giàu, tỉnh mạnh”, chúng ta chỉ có thể hình dung đằng sau sự hồ hỡi sốt sắng kia là một sức mạnh chính trị đang chi phối nhiều chính quyền cấp tỉnh.
Hoàng Hải Vân / (FB Hoàng Hải Vân)

Tin tức Thế giới

Thế cuộc giằng co Mỹ – Trung đang khai triển trên mọi phương diện

China's President Xi Jinping (L) and US President Donald Trump attend a working session on the first day of the G20 summit in Hamburg, northern Germany, on July 7, 2017. Leaders of the world's top economies gather from July 7 to 8, 2017 in Germany for likely the stormiest G20 summit in years, with disagreements ranging from wars to climate change and global trade. / AFP PHOTO / Patrik STOLLARZ        (Photo credit should read PATRIK STOLLARZ/AFP/Getty Images)

Vấn đề quốc tế quan trọng nhất đối với chính phủ Trump hiện nay không phải là Bắc Triều Tiên hay Iran, mà là nhiều thách thức tổng hợp từ nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc (Ảnh: Getty Images)

Tờ Wall Street Journal tại Mỹ có phân tích cho rằng, từ các sự kiện trong thời gian qua cho thấy cuộc chiến giằng co giữa Mỹ và Trung Quốc đã khai triển toàn diện. Xung đột Trung – Mỹ hiện đã trở thành đặc điểm cốt lõi của cục diện thế giới hiện nay.

Thách thức mới nhất của Mỹ đến từ ​​nhà cầm quyền Trung Quốc là về quân sự. Tuần trước, Lầu Năm Góc đã hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham gia tập trận quân sự Vành đai Thái Bình Dương để phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc vi phạm cam kết, triển khai quân sự hóa quần đảo Trường Sa – Việt Nam.

Để bày tỏ sự không hài lòng, vào cuối tuần này Mỹ sẽ đưa hai tàu chiến vào quần đảo Hoàng Sa. Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc cho biết sẽ cho các tàu chiến của mình để “đuổi chúng đi”.

Về vấn đề Bắc Triều Tiên, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc dường như đang phá rối Hội đàm Trump – Kim. Sau hai chuyến thăm Trung Quốc, Kim Jong-un lại đổi giọng ngạo mạn và khiêu khích Mỹ. Có lý do để suy đoán rằng phía Trung Quốc cảnh báo Kim Jong-un không nên đi quá xa trong giao dịch với Mỹ.

Tuần trước, việc Bắc Triều Tiên kêu gào một cuộc đối đầu hạt nhân với Mỹ đã khiến Trump đáp lại bằng hủy bỏ Hội đàm Trump – Kim. Sau đó Bắc Triều Tiên phải thay đổi thái độ mềm mỏng như cũ, và Hội đàm Trump – Kim đã nối trở lại. Tuy nhiên, qua vấn đề này nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc đã gửi thông điệp: Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc không muốn bị gạt ra rìa trong cuộc giao dịch giữa Mỹ với Bắc Triều Tiên. Họ yêu cầu phải có một vị trí. Do đó, rất có thể sau Hội đàm Trump – Kim sẽ lại có đàm phán bốn bên, đó là Mỹ – Bắc Triều Tiên – Hàn Quốc – Trung Quốc.

Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc cũng gây nhiều thách thức đối với Mỹ trong lĩnh vực kinh tế. Sau khi ông Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Iran, nhiều công ty châu Âu đã rút khỏi Iran vì lo ngại bị cấm vận kinh tế. Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc lập tức lợi dụng cơ hội này để nhảy vào Iran.

Trên tất cả những thách thức này, thách thức nổi bật nhất là cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang diễn ra, kết quả như thế nào vẫn chưa thể biết được. Ban đầu chính quyền Trump đe dọa sẽ đánh thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, nhưng sau khi Cộng sản Trung Quốc hứa sẽ giảm thâm hụt thương mại thì vấn đề này đang tạm thời được dừng lại.

Một thách thức lớn hơn từ nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc là: không giống như Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc hiện nay không chỉ đơn giản là tìm cách giành giật lợi thế theo những quy định quốc tế hiện hành, mà vấn đề là họ tìm cách viết lại các quy tắc này để có lợi cho họ. Điều này định trước cuộc chiến Trung – Mỹ sẽ còn giằng co kéo dài.

========================

Trợ lý của Kim Jong-un đã tới Singapore chuẩn bị cho thượng đỉnh Trump-Kim

Ông Kim Jong-chol phụ trách đàm phán liên Triều dự kiến sẽ bay tới Mỹ vào thứ Tư (30/5). (Ảnh qua KCNA)

Theo NHK, quan chức cao cấp Bắc Hàn bay từ Bình Nhưỡng, quá cảnh qua Bắc Kinh tới Singapore vào tối thứ Hai (28/5) là ông Kim Chang-son, Chánh văn phòng của ông Kim Jong-un.

Cũng theo NHK, cùng thời điểm ông Chang tới Singapore, một nhóm các quan chức chính phủ Mỹ, trong đó có phó Chánh văn phòng Joe Hagin, đã rời Căn cứ Không Quân Yokota của Mỹ tại Nhật Bản để tới Singapore.

Nhà Trắng phát đi tuyên bố nói rằng đội “tiền trạm” của Mỹ đã bay tới Singapore để gặp các quan chức Bắc Hàn.

Theo một đoạn phim do Kênh truyền hình Nippon của Nhật Bản công bố, tại sân bay Bắc Kinh khi các phóng viên hỏi ông Kim Chang-son về việc có phải ông đang bay tới Singapore để đàm phán với Mỹ, quan chức Bắc Hàn này trả lời rằng ông “sẽ tới đó để chơi”.

Trong khi đó, Yonhap News của Hàn Quốc dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay ông Kim Yong-chol, quan chức cao cấp phụ trách các vấn đề liên Triều đã xếp lịch bay tới Mỹ vào thứ Tư (30/5) sau khi ông đã nói chuyện với các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh.

Hiện tại, ông Kim Yong-chol vẫn đang nằm trong danh sách đen chịu chế tài của Mỹ không được di trú tới đất nước cờ hoa. Việc ông Kim Jong-Chol sẽ tới Mỹ lần này cho thấy chính phủ Trump đã miễn trừ chế tài đối với vị quan chức cao cấp Bắc Hàn này.

Yonhap News thông tin thêm rằng quan chức Bộ Ngoại giao Bắc Hàn phụ trách các vấn đề liên quan tới Bắc Mỹ, Choe Kang-il cũng xuất hiện tại Cảng hàng không quốc tế Bắc Kinh cùng với ông Kim Yong-chol. Yonhap không nói rõ liệu bà Choe có đi cùng với ông Kim Yong-chol tới Mỹ hay không.

Cùng thời điểm với việc các cuộc đàm phán cấp thấp Mỹ – Bắc Hàn được xúc tiến để nối lại thượng đỉnh Trump-Kim, hôm thứ Hai (28/5), tờ Nhật báo Phố Wall thông tin rằng Nhà Trắng dù đã sẵn sàng thông báo các chế tài bổ sung lên Bắc Hàn vào thứ Ba 29/5 (giờ Mỹ), nhưng cuối cùng đã quyết định tạm dừng động thái này.

Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm thứ Hai (28/5) cũng đã có cuộc điện đàm thảo luận về Bắc Hàn và khẳng định họ sẽ gặp nhau trước thượng đỉnh Mỹ – Bắc Hàn đã dự kiến.

Theo Reuters, Nhà Trắng đã phát đi tuyên bố nói rằng trong cuộc điện đàm vừa qua, các ông Trump và Abe “đã khẳng định quyết tâm chung trong việc đạt được sự phá hủy hoàn toàn và vĩnh viễn các vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học và các chương trình tên lửa đạn đạo của Bắc Hàn”.