Vẻ đẹp của nước Nga qua 11 thành phố đăng cai World Cup 2018

Các thành phố tổ chức các trận đấu World Cup 2018 đều nổi tiếng với các điểm du lịch hấp dẫn, mang đậm dấu ấn văn hóa đặc sắc của xứ sở Bạch Dương

1. Moscow

Vẻ đẹp của nước Nga qua 11 thành phố đăng cai World Cup 2018 - Ảnh 1.

Bảo tàng lịch sử quốc gia Nga, Nhà thờ St Basil ở Quảng trường Đỏ, Moscow. Ảnh: Getty Images.

Thủ đô Moscow là thành phố mang vẻ đẹp quyến rũ, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của nước Nga. Sân vận động Lizhniki là viên ngọc quý của văn hóa, thể thao Nga và được lựa chọn là nơi diễn ra các trận đấu World Cup 2018. Sân vận động này là một phần cơ sở vật chất được xây dựng để phục vụ Olympic 1980. Kể từ khi mở cửa, nó thường xuyên là nơi tổ chức các sự kiện thể thao quan trọng.

Du khách đến thành phố Moscow cũng có thể thưởng thức cảnh đẹp tại các địa điểm nổi bật như Điện Kremli, Quảng trường Đỏ và vô số viện bảo tàng, nhà hát…

2. St. Petersburg

Vẻ đẹp của nước Nga qua 11 thành phố đăng cai World Cup 2018 - Ảnh 2.

Ảnh: Telegraph.

Đây là một trong những thành phố lớn nhất nước Nga. Những du khách tới thành phố Saint Peterburg sẽ được chiêm ngưỡng những tòa nhà kiến trúc hiện đại xen kẽ với những khu nhà cổ kính. Du lịch Saint Petersburg rất phát triển với nhiều điểm đến hấp dẫn như Cung điện mùa đông, Cung điện mùa hè và những “đêm trắng” trong năm. Thành phố này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, thành phố du lịch hấp dẫn top 8 thế giới.

3. Kaliningrad

Vẻ đẹp của nước Nga qua 11 thành phố đăng cai World Cup 2018 - Ảnh 3.

Ảnh: Russiatrek.

Thành phố hải cảng, trung tâm hành chính của tỉnh Kaliningrad là thành phố “đậm chất châu Âu” nhất của Nga. Nơi đây có mùa hè thơ mộng trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 với nhiệt độ chỉ từ 20 – 25 độ C, mùa đông không quá lạnh và mùa thu nắng dịu dàng.

Du khách tới thành phố này sẽ được tham quan bảo tàng hổ phách duy nhất trên thế giới và Bảo tàng Thế giới Đại dương duy nhất ở Nga.

4. Nizhny Novgorod

Vẻ đẹp của nước Nga qua 11 thành phố đăng cai World Cup 2018 - Ảnh 4.

Nhà thờ Stroganov ở Nizhny Novgorod. Ảnh: Stock Photo.

Là thành phố lớn thứ 4 ở Nga, Nizhny Novgorod thu hút khách du lịch bởi kiến trúc độc đáo và thiên nhiên tươi đẹp. Từ năm 2015, thành phố đã bắt đầu xây dựng những sân vận động mới, những kiến trúc đặc biệt phục vụ cho World Cup 2018.

Những người hâm mộ World Cup có thể tham quan, khám phá những kiến trúc cổ, phòng trưng bày, bảo tàng nghệ thuật, văn hóa ở thành phố 800 năm tuổi này.

5. Kazan

Vẻ đẹp của nước Nga qua 11 thành phố đăng cai World Cup 2018 - Ảnh 5.

Ảnh: Russiatrek.

Đây là thành phố lớn thứ 6 và nơi được mệnh danh là “Thủ đô thể thao” của Nga. Điểm du lịch nổi bật nhất thành phố là Pháo đài Kazan Kremlin được xếp hạng di sản thế giới.

6. Samara

Vẻ đẹp của nước Nga qua 11 thành phố đăng cai World Cup 2018 - Ảnh 6.

Ảnh: Russiatrek.

Thành phố này nằm ơr vị trí giao nhau của con sông Vonga nổi tiếng và sống Samara. Vẻ đẹp của thành phố là điểm hấp dẫn đầu tiên thu hút các du khách. Ngoài việc theo dõi những trận cầu đỉnh cao, du khách đừng quên khám phá sông Volga trên những con thuyền đóng theo những kiểu dáng lạ như hình chiếc đàn guitar hay hình chiếc giày của nàng Bạch Tuyết.

Phía trước sông Samara là một trong những nơi vui chơi giải trí ưa thích của người dân địa phương. Sau khi tiểu thuyết gia Vasily Aksyonov thăm Samara, ông từng nhận xét: “Tôi không chắc chắn nơi nào ở phương Tây có thể tìm thấy một bờ nước dài và đẹp như thế, chỉ có thể chỉ xung quanh hồ Geneva”.

7. Saransk

Vẻ đẹp của nước Nga qua 11 thành phố đăng cai World Cup 2018 - Ảnh 7.

Ảnh: Russiatrek.

Thành phố Saransk nằm ở trung tâm của Nga, cách Moscow khoảng 620 km. Nhỏ hơn nhiều thành phố khác cùng tổ chức World Cup những nơi đây vẫn là một điểm đến hấp dẫn với người hâm mộ. Lịch sử của thành phố thể hiện qua kiến trúc cổ kính của nó với công trình nổi bật là Đại giáo đường Chiến binh thần thánh Feodor Ushakov – một trong những nhà thờ lớn nhất ở nước Nga. Về ẩm thực, Saransk có nhiều món ngon chế biến từ thịt băm và cá hấp dẫn du khách.

8. Volgograd

Vẻ đẹp của nước Nga qua 11 thành phố đăng cai World Cup 2018 - Ảnh 8.

Ảnh: Lonely Planet.

Đây là một thành phố lớn nằm ở hạ lưu sống Volga. Điểm tham quan nổi bật ở thành phố là Khu tưởng niệm đồi Mamaev, đại lội anh hùng hay bảo tàng lịch sử.

Sân vận động Volgograd Arena sẽ diễn ra 4 trận đấu vòng bảng gồm Saudi Arabia – Ai Cập bảng A, Nigeria – Iceland bảng D, Tunisia – Anh bảng G, Nhật Bản – Ba Lan bảng H.

9. Rostov

Vẻ đẹp của nước Nga qua 11 thành phố đăng cai World Cup 2018 - Ảnh 9.

Ảnh: Lonely Planet.

Thành phố năm trên sông Đông, và được coi là thủ đô phương Nam của nước Nga. Thành phố xinh đẹp được dòng sông Đông ngăn thành 2 khu. Bên hữu ngạn là quảng trường chính với Nhà hát kịch nghệ Maxim Gorky. bên ngạn là nơi có sân vận động lớn, có sức chưa tới 45.000 chỗ phục vụ World Cup 2018. Điểm du lịch thu hút nhất của thành phố là Nhà thơ đức Bà (1860 -1887) được thiết kế với Kinstantin Thon.

10. Sochi

Vẻ đẹp của nước Nga qua 11 thành phố đăng cai World Cup 2018 - Ảnh 10.

Ảnh: Lonely Planet.

Thành phố này thường được gọi bằng tên không chính thức “Thủ đô mùa hè của nước Nga”. Sochi được nhiều người biết đến sau khi tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2014.

Có lợi thế bờ biển đẹp, bãi biển đá cuội với thời tiết mùa hè nắng ấm dễ chịu, Sochi là thành phố du lịch biển hấp dẫn hơn 4 triệu du khách mỗi năm. Thành phố này là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên và có niềm đam mê với những môn thể thao như lướt sóng, lặn, câu cá, leo núi, tham quan hang động và thác nước.

11. Yekaterinburg

Vẻ đẹp của nước Nga qua 11 thành phố đăng cai World Cup 2018 - Ảnh 11.

Ảnh: Russiatrek.

Đây là một thành phố giáp ranh giữa 2 châu lục Á – Âu với những tòa nhà cổ kính, ấn tượng có từ thế kỷ 19. Nơi đây lưu giữ hơn 600 điểm di tích lịch sử và văn hóa của nước Nga.

Là một trong những thành phố lớn của Nga, Yekaterinburg thu hút khách du lịch chỉ kém Moscow và Saint Petersburg.

theo Privet-russia

Alexandre Yersin: Người ‘khai sinh’ Đà Lạt và tìm ra vi trùng dịch hạch

Cuộc đời nhà bác học Alexandre John Emeli Yersin như một huyền thoại, nhưng người dân Nha Trang vẫn gọi Yersin là “ông Năm” – rất gần gũi và thiện cảm.

Trên ngọn đồi lộng gió nằm cạnh quốc lộ 1 qua địa phận xã Suối Tân, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) có phần mộ một người nước ngoài đã an nghỉ 71 năm. Ông là người tìm ra cao nguyên Lang Bian – Đà Lạt, đưa cây cao su, canh ki na vào Đông Dương, rồi tìm ra vi trùng, điều chế huyết thanh chống bệnh dịch hạch, tìm ra độc tố bệnh bạch hầu, xây dựng các trại chăn nuôi thuộc Viện Pasteur Đông Dương, thành lập Viện Pasteur Nha Trang, Trường Y Đông Dương…

Ông là nhà bác học Alexandre John Emeli Yersin. Cuộc đời như một huyền thoại, nhưng người dân Nha Trang vẫn gọi Yersin là “ông Năm” – rất gần gũi và thiện cảm.

1.  Alexandre Yersin sinh ngày 22-9-1863 tại Aubone, tổng Vaud, hạt Lavaux, tỉnh Morges – Thụy Sĩ, và là con út trong gia đình 3 người con. Thân mẫu là hậu duệ những người Huguenot ở Cévennes đào thoát khỏi Pháp để sang Thụy Sĩ vì những lý do tôn giáo dưới thời Vua Louis XIV. Thân phụ là giáo viên khoa học tự nhiên tại những trường trung học ở Aubonne, Morges và đã có một số công trình nghiên cứu về côn trùng.

Ba tuần trước khi Yersin chào đời, thân phụ ông ra đi vì xuất huyết não. Từ đó mẹ ông mở trường dạy nữ công gia chánh ở Morges và nuôi dưỡng 3 người con.

Tốt nghiệp trung học Lausanne năm 1883, Yersin theo ngành Y trong Viện Hàn lâm Lausanne, sau đó tiếp tục học ở Marburg – Đức. Khi đến Pháp năm 1885 để nghiên cứu tại Hootel-Dieu – một bệnh viện lâu đời nhất ở Paris liên kết với Đại học Paris Descartes, Yersin may mắn gặp gỡ Louis Pasteur khi nhà khoa học nổi tiếng này đến thăm bệnh nhân bị chó dại cắn đang điều trị bằng vacine do Louis Pasteur phát minh. Lúc đó, Yersin làm việc tại Phòng thí nghiệm vi trùng của Pasteur ở phố Ulm – Paris, trực tiếp giúp việc bác sĩ Émili Roux.

Với luận án “Nghiên cứu về sự phát triển của bệnh lao bằng thực nghiệm”, Yersin nhận bằng Tiến sĩ y khoa năm 25 tuổi. Tiếp đó ông sang Berlin – Đức học lớp vi trùng học kỹ thuật rồi trở về Paris nhập quốc tịch Pháp để vào Viện Pasteur Paris hình thành ngày 1-1-1889 và cộng tác với Roux để khám phá độc tố bạch hầu do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae tạo ra.

Không được thụ giáo bên cạnh Pasteur lâu năm như nhiều người khác, nhưng Yersin luôn là học trò xuất sắc, hấp thụ tinh thần, phương pháp nghiên cứu theo Pasteur kết hợp tình thương nhân loại và đam mê nghề nghiệp.

Trong thư Yersin gửi mẹ – bà Fanny, dịp tết 1888, ông viết: “Ngài Pasteur đề cập đến công trình nghiên cứu rất quan trọng của ông Roux vừa thực hiện và công bố trong tập biên niên mới xuất bản của Viện Pasteur Paris. Thật vậy, công trình này chứng minh có thể chủng ngừa một số bệnh nhiễm trùng nặng, không phải bằng chính những vi khuẩn gây bệnh nữa, vì dù đã được làm yếu đi nhưng vi khuẩn này vẫn còn khả năng gây nguy hiểm, mà có thể ngăn ngừa với những độc tố do chúng tiết ra”.

2. Khát vọng thám hiểm những vùng đất mới thôi thúc Yersin rời Pháp sang Đông Dương tìm kiếm trải nghiệm ở vùng nhiệt đới còn nhiều tiềm ẩn. Yersin nói: “Tôi luôn mơ ước thám hiểm, khám phá nơi này nơi nọ. Khi ta còn trẻ chẳng có gì là không thể”.

Noel Bernard, nguyên Viện trưởng Viện Pasteur Sài Gòn thời bấy giờ đã viết về Yersin: “Ông không thể cưỡng lại cái khuynh hướng bẩm sinh, mặc dù ông biết rằng làm như vậy tức là làm cho phức tạp thêm cuộc đời của mình”.

Còn Pasteur viết trong nhật ký: “Bỗng chốc ý muốn cuồng nhiệt đi du lịch xa đến với Yersin, thế là không có gì có thể giữ ông lại bên cạnh chúng tôi”. Pasteur viết thư đề cử Yersin làm bác sĩ cho Công ty Vận tải hàng hải Message Maritimes, trực tiếp chăm sóc sức khỏe thủy thủ, hành khách tàu Volga vận hành bằng buồm và hơi nước theo hải trình Sài Gòn – Manila. Trong những chuyến đi, Yesrin tranh thủ thám du Philippines và Nam Kỳ, một năm sau ông chuyển sang tàu Saigon đi tuyến Sài Gòn – Hải Phòng khi chưa có đường bộ xuyên Việt.

Ngoài công việc chuyên môn, Yersin nhờ thuyền trưởng hướng dẫn ký họa địa hình, sử dụng kính lục phân, nghiên cứu trắc địa và tìm hiểu kiến thức toán học để quan sát thiên văn học. Nha Trang đầy nắng gió với vẻ đẹp hoang sơ của núi và biển đã cuốn hút Yersin. Trong bộ sưu tập H.H Mollaret, Yersin kể rằng: “Điểm dừng chân đầu tiên sau Sài Gòn là Nha Trang. Phải mất 28 giờ mới tới được. Chúng tôi phải neo cách bờ một dặm và chỉ đậu lại một giờ, do vậy không thể lên bờ được. Thật đáng tiếc vì vùng này có nhiều núi non và phong cảnh thì rất ngoạn mục…”.

Cùng lúc này người cháu ruột và là môn đệ của Pasteur tìm gặp Yersin vận động thành lập Viện Pasteur Australia, nhưng ông từ chối đến đô thị ở lục địa đang phát triển để đến với Nha Trang giữa tháng 7-1891. Yersin sinh sống trong căn nhà gỗ ở xóm Cồn nằm phía nam hạ lưu sông Cái, ở đó có phòng khám bệnh của ông – người Âu đầu tiên hành nghề y ở vùng đất này. Ông nhận tiền người giàu, miễn phí bệnh nhân nghèo và mở các cuộc thám du từ vùng biển đến miền núi.

Ở đâu Yersin cũng nhân ái với người nghèo; ông học ngôn ngữ và tìm hiểu tập tục người Việt. Nhiều đêm Yersin khao khát tìm đường bộ Nha Trang – Sài Gòn. Từ Sài Gòn ông đi ngựa ra Phan Rí, thuê người dẫn đường lên Di Linh nhưng không đi được nữa nên xuống Phan Thiết, lên thuyền về Nha Trang. Dẫu vậy ông vẫn quyết chí khám phá tiềm ẩn của đại ngàn Trường Sơn và cuộc sống những bộ tộc thiểu số.

Chuyến thám hiểm đầu tiên Yersin cùng 6 người khởi hành bằng ngựa và voi từ ngày 23-9-1892 để tìm kiếm con đường từ Nha Trang băng qua dãy Trường Sơn đến Mê Kông. Từ Nha Trang, đoàn thám hiểm ra Ninh Hòa, xuyên rừng, vượt dốc cao, suối sâu 3 tháng mới đến Stungtreng – Campuchia.

Tại đó, họ bán ngựa và voi, lên thuyền gỗ xuôi dòng Mê Kông về Phnôm Pênh rồi ra đảo Phú Quốc trước khi về cảng Sài Gòn. Những tấm bản đồ vẽ lại trong cuộc thám hiểm được Yersin mang về Pháp đối chiếu những ghi nhận của Cupet – người phụ trách Phái đoàn Auguste Pavie thám hiểm Đông Dương. Lúc này, Yersin lưu lại Pháp ba tháng học hỏi kiến thức địa lý ở Đài thiên văn Montsouris để tiếp tục thám hiểm bằng sự trợ giúp kinh phí do Pasteur vận động từ một hãng đường biển.

Theo ủy thác của Jean Marie de Lanessan – Toàn quyền Đông Dương, tháng 6-1893, Yersin dẫn đoàn thám hiểm con đường Sài Gòn – Di Linh để tìm hiểu đời sống dân tộc thiểu số, tài nguyên và tiềm năng đất đai. Trong chuyến đi này, Yersin khám phá vùng đất lý tưởng Lang Bian ở độ cao 1.500m so với mặt biển, để đến năm 1899 Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer xây dựng khu nghỉ dưỡng dành cho người Âu và sau này nơi đó trở thành Đà Lạt.

Trong bài “Khám phá cao nguyên Đà Lạt” trên báo Đông Dương năm 1942, Yersin cảm nhận: “Ngày 21-6-1893: Tôi xúc động sâu sắc khi vượt khỏi rừng thông đã đối diện một cao nguyên mênh mông, nhấp nhô, hoang vu, không cây cối, có dáng hình một vùng biển xao động mãnh liệt bởi một loạt sóng nhấp nhô màu xanh. Dãy núi Lang Bian đứng sừng sững phía chân trời Tây Bắc của cao nguyên làm cho phong cảnh tăng thêm vẻ hùng vĩ”.

Chuyến thám hiểm thứ ba dài ngày và đầy tham vọng nhất của Yersin cuối năm 1893. Khởi hành từ Biên Hòa lên Đà Lạt rồi sang Đăk Lăk, đoàn thám hiểm đến Attopeu – Lào mới xuôi về Đà Nẵng ngày 17-5-1894.

Giai đoạn 1890-1894, những vùng đất bên dãy Trường Sơn chưa khai khẩn, ngoài một vài bộ tộc thiểu số du canh du cư, hiếm có người khác đến đó. Thế nhưng Yersin – một thanh niên ngoại quốc chưa đến tuổi 30, bất đồng ngôn ngữ, chưa hiểu biết tập tục người dân bản địa, vẫn dấn thân vượt mọi hiểm nguy 3 tháng liền giữa rừng thiêng, nước độc và thú dữ đe dọa sinh mệnh. Giúp việc cho Yersin trong các cuộc thám hiểm có ông Nguyễn Văn Nuôi – sau này nấu bếp cho ông ở xóm Cồn – Nha Trang.

3. Cuộc thám hiểm thứ tư chưa thực hiện thì cuối tháng 5-1894 dịch hạch khởi phát phía Nam Trung Hoa và bùng phát mạnh ở Hồng Kông, khiến hàng loạt người tử vong nhưng không ai biết căn nguyên và phương pháp điều trị. Nhà cầm quyền thuộc địa Đông Dương cử Yersin đến Hồng Kông ngày 15-6-1894 khi một nửa dân số rời khỏi vùng lãnh thổ này vì 95% người bệnh dịch hạch tử vong.

Lúc đó Kitasato – Giáo sư sinh học người Nhật đã đến Hồng Kông mở phòng thí nghiệm trong Bệnh viện Kennedy Town, trong khi Yersin dựng phòng thí nghiệm “độc nhất vô nhị” bằng nhà lá, thiếu nhiều dụng cụ kỹ thuật. Phát hiện Giáo sư Kitasato chỉ xét nghiệm máu, khảo cứu tử thi, nhưng không xem xét hạch bệnh, Yersin tìm cách vào nhà xác lấy hạch tử thi đặt dưới kính hiển vi và đã tìm ra vi trùng dịch hạch sau 5 ngày đến Hồng Kông.

Từ nghiên cứu nêu trên và kết quả hỗ trợ xét nghiệm kiểm tra ở Viện Pasteur Paris, Yersin nhận định, vi khuẩn dịch hạch tồn tại trong đất, vật nhiễm bệnh trước tiên là chuột rồi gây bùng phát dịch khi có điều kiện.

Sau nhiều cuộc tranh luận về người tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch, giới khoa học thừa nhận Yersin công bố kết quả khám phá ngày 20-6-1894. Ông cũng là người đầu tiên chứng minh trực khuẩn ở chuột và người bệnh là một, để lý giải phương thức truyền bệnh. Khám phá của ông được Viện Hàn lâm khoa học Pháp đề cập trong bài báo “Bệnh dịch hạch ở Hồng Kông” (La Peste Bubonnique de Hong Kong) của Émile Duclaux.

Trở lại Viện Pasteur Paris năm 1895, Yersin tiếp tục nghiên cứu điều trị dịch hạch dựa trên nguyên tắc vi trùng học của Pasteur, đồng thời phối hợp Émile Roux, Albert Calmette và Armand Borel điều chế huyết thanh đặc hiệu chống dịch hạch.

Bằng những vấn đề có tính nguyên tắc đã được khẳng định từ công trình nghiên cứu trực khuẩn gây bệnh ở Hồng Kông và kết quả điều chế huyết thanh tại Viện Pasteur Paris, Yersin có ý tưởng lập phòng thí nghiệm thứ hai tại Đông Dương để điều chế huyết thanh bằng phương pháp gây miễn dịch cho ngựa, mà nơi ông lựa chọn là Nha Trang – vùng đất ông mến yêu sâu sắc.

27 năm sau ngày Yersin về cõi vĩnh hằng, tại Hội nghị sinh vật học thế giới lần thứ 10 năm 1970, các nhà khoa học đã cho vi khuẩn dịch hạch mang tên người khám phá ra nó: “Yersinia Pests”.

Chị Nguyễn Thị Lan – nguyên Giám đốc Trung tâm sinh học lâm sàng thuộc Viện Pasteur Nha Trang chia sẻ: “Không có những người như Yersin thì những năm cuối thế kỷ 19 trở về sau nhân loại còn phải đối mặt với những cái chết vì dịch hạch. Thế hệ hậu sinh đã và đang kế thừa nghiên cứu vệ sinh, dịch tễ, phòng chống dịch bệnh… tại cơ sở khoa học do ông sáng lập; luôn tưởng nhớ, cảm phục tài năng, trí tuệ và lòng nhân ái của Yersin”.

GS.TS khoa học Nguyễn Thị Thế Trâm, Chủ tịch Hội ái mộ Yersin – nguyên Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang, nói rằng: “Ông xứng đáng vinh danh công dân danh dự của Việt Nam”.

Theo PHAN THẾ HỮU TOÀN / AN NINH THẾ GIỚI

Ông lão 121 tuổi vẫn cảm thấy mình khỏe như U80: “Làm việc chính là chìa khóa để sống lâu”

Thức dậy vào lúc tờ mờ sáng, cho gà ăn rồi dùng bữa sáng là chìa khóa để sống lâu và sống khỏe, theo ông Manuel Garcia Hernandez 121 tuổi

 Manuel Garcia Hernandez, người Mê-hi-cô 121 tuổi mong muốn mình có thể sống tới 125 tuổi. Ông thường thức giấc lúc 5 giờ 30 phút sáng và bắt đầu một ngày với món bánh chuối kết hợp táo và yến mạch cùng với hai quả trứng gà. Theo ông, bí quyết để sống lâu là ngủ đủ, thức dậy sớm, ăn thực phẩm lành mạnh, uống vitamin và làm việc.

Theo thông tin trên giấy khai sinh, Manuel Garcia Hernandez sinh ngày 24 tháng 12 năm 1896. Ngoại trừ đôi mắt nhạy cảm với ánh nắng mặt trời khiến ông phải đeo kính đen thì sức khỏe ông lão vẫn bình thường. Ông Hernandez đi bộ nhanh đáng kinh ngạc, khả năng nhìn tương đối tốt vì ông từng phẫu thuật đục thủy tinh thể 3 năm trước và đầu óc vẫn rất minh mẫn.

Ông lão 121 tuổi vẫn cảm thấy mình khỏe như U80: Làm việc chính là chìa khóa để sống lâu - Ảnh 1.

Manuel Garcia Hernandez bị cụt một ngón tay trong một sự cố.

Hernandez chia sẻ: “Tôi vui vì được làm việc nhưng cũng cảm thấy mệt. Tôi đang cố gắng từng ngày bởi vì nếu tôi chỉ nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế suốt thì tôi sẽ bị bệnh. Tôi thấy mình vẫn trẻ khỏe như chỉ mới 80 tuổi”.

Trong suốt cuộc đời, Manuel Garcia Hernandez có hai điều nuối tiếc nhất là mất cha từ nhỏ và hiện tại không có khả năng để làm việc nhiều.

Nếu như thông tin trong giấy khai sinh và chứng minh thư là đúng thì ông không chỉ là người sống lâu nhất mà cũng là người lớn tuổi nhất. Theo kỷ lục Guinness ông lão 121 tuổi lớn hơn người giữ chức danh hiện tại Masazo Nonaka của Nhật Bản 8 tuổi sinh ngày 25 tháng 7 năm 1905. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ để tâm đến việc ghi danh chính thức tên mình vào kỷ lục Guinness vì ông cho rằng, tuổi tác chỉ là một con số.

Manuel Garcia sống cùng con gái Tomasa, 54 tuổi ở Ciudad Juarez, phía Bắc Mê-hi-cô. Thường ngày ông vẫn phụ giúp con gái cho gà ăn và chăm sóc chúng.

Ông lão 121 tuổi vẫn cảm thấy mình khỏe như U80: Làm việc chính là chìa khóa để sống lâu - Ảnh 2.

Tomasa chia sẻ: “Tôi cầu xin Chúa cho bố sống thêm nhiều năm nữa. Đôi lúc bố nói với tôi rằng, sức khỏe của ông đang dần yếu đi nhưng tôi không cảm thấy vậy. Ông vẫn sống và tôi hạnh phúc vì điều đó”.

Ngay từ năm 9 tuổi, Manuel Garcia Hernandez đã làm việc trên trang trại. Bố của ông, người sản xuất và bán bánh kẹo đã qua đời khi còn rất trẻ ở tuổi 35.

Ông sống đơn độc cho đến năm 45 tuổi thì mới bắt đầu kết hôn với người vợ quá cố khi bà mới chỉ 13 tuổi. Họ tổng cộng sinh thành 5 người con, 15 đứa cháu, và 6 đứa chắt. Vợ của ông Rosa Medino Medino đã qua đời cách đây 8 năm.

Con gái của ông – Tomasa và gia đình cô sống ngay bên cạnh. Người hàng xóm đã cho Manuel Garcia Hernandez nuôi gà nhờ ở bên trong sân nhà ông ấy. Hernandez nói rằng nuôi gà đã giúp ông tồn tại và mong muốn mình có thể làm việc nhiều hơn. “Tôi muốn được làm việc như trước kia, kiếm sống trên những cách đồng nhưng tôi không có khả năng đó nữa. Tôi rất buồn. Tôi đã làm việc rất chăm chỉ khi còn là một chàng trai trẻ”.

theo Daily Mail

Cận cảnh “hoang tàn” dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng

Cận cảnh "hoang tàn" dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng

Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định là dự án trọng điểm vùng nam đồng bằng sông Hồng với tổng vốn đầu tư lên tới 850 tỉ đồng. Công trình bệnh viện có quy mô 700 giường này được khởi công từ năm 2007, nhưng đến nay vẫn dang dở, loay hoay tìm giải pháp.

Sáng 26-5, trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Vũ Khắc Đông, Phó trưởng Ban quản lý dự án xây dựng các công trình trọng điểm tỉnh Nam Định, cho biết: “Nguyên nhân lớn nhất của việc chậm tiến độ là bởi thiếu vốn. Hiện tại, vốn từ ngân sách trung ương không còn cấp nữa nên tỉnh Nam Định đang xem xét kế hoạch tái thiết xây dựng lại. Trong tổng vốn 850 tỉ đồng theo dự định ban đầu thì đã chi ra 260 tỉ đồng cho các nhà thầu, nếu bây giờ để như thế thì quá lãng phí. Thời gian qua, các cơ quan ban ngành đã họp lại và quyết định xem xét xây dựng lại hoàn toàn theo ngân sách của tỉnh, hiện tỉnh đang xem xét lại toàn bộ để lên kế hoạch tái thiết công trình”.

Theo ghi nhận, hiện tại phần thô của dự án (DA) đã cơ bản được hoàn thành. Tuy nhiên, nhiều hạng mục do thời gian dài phơi sương phơi gió không được bảo trì nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều hạng mục công trình bị rong, rêu vây bủa, còn nhiều hạng mục khác cũng gần như bỏ hoang.

Trước đó, dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định có quy mô 700 giường được Chính phủ đồng ý về chủ trương vào tháng 10-2004. Ngày 27-2-2006, UBND tỉnh ra Quyết định số 577/2006/QĐ-UBND, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình này trên diện tích đất 9,3 ha thuộc địa bàn phường Lộc Hạ, TP Nam Định. Khi hoàn thành, đây sẽ là bệnh viện lớn và hiện đại bậc nhất vùng nam đồng bằng sông Hồng, với tổ hợp các cụm nhà cao tầng có sân đỗ cho máy bay trực thăng, phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân địa phương và các tỉnh lân cận.

Dự kiến, bệnh viện có hơn 1.000 cán bộ, nhân viên; có 34 khoa, phòng, trong đó có 1 khoa khám và điều trị ngoại trú; 22 khoa điều trị nội trú; 11 khoa nghiệp vụ kỹ thuật; bộ phận hành chính quản trị và hậu cần phục vụ.

Dự án do UBND tỉnh Nam Định làm chủ đầu tư, với tổng mức vốn 598 tỉ đồng, được thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đến tháng 11-2009, vốn đầu tư DA được điều chỉnh lên 850 tỷ đồng vì lý do thời gian thực hiện dài, giá nguyên vật liệu có nhiều thay đổi. Các bên trúng thầu là Công ty cổ phần Xây dựng 504-Vinaconex (Công ty 504) và Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC).

Theo quy hoạch, dự án bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định tọa lạc trên diện tích 9,3 ha, được thiết kế hiện đại, quy mô lớn nhất cụm các tỉnh đồng bằng sông Hồng, bao gồm tổ hợp nhiều khu nhà cao tầng, có sân đỗ trực thăng trên nóc…

Một số hình ảnh hoang tàn tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định sau hơn 10 năm khởi công:

Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 1.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 2.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 3.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 4.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 5.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 6.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 7.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 8.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 9.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 10.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 11.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 12.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 13.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 14.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 15.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 16.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 17.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 18.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 19.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 20.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 21.
Cận cảnh hoang tàn dự án bệnh viện 700 giường đầu tư 850 tỉ đồng - Ảnh 22.

Theo Huy Thanh / Người lao động

Việt Nam thâm hụt hơn 150 tỷ USD khi làm ăn với Trung Quốc

Chi hơn 250 tỷ USD để nhập khẩu hàng từ Trung Quốc nhưng ở chiều ngược lại Việt Nam chỉ xuất khẩu được trị giá hơn 100 tỷ USD, điều này dẫn đến thâm hụt thương mại nặng nề gần 150 tỷ USD giữa Việt Nam với Trung Quốc trong thời gian gần 6 năm qua. 

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, Việt Nam đã chi hơn 250 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu gấp 200% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Đáng chú ý, lượng nhập khẩu này vẫn gia tăng hàng năm.

Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc 6 năm gần đây, Việt Nam luôn ở trong tình trạng thâm hụt thương mại nặng nề, bình quân mỗi năm thâm hụt gần 30 tỷ USD.

Dẫn báo cáo về thực hiện Quyết định số 45/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của các cửa khẩu biên giới đất liền, Bộ Tài chính khẳng định: Việt Nam hiện có khoảng 24 cửa khẩu quốc tế 25 cửa khẩu song phương, 68 cửa khẩu phụ, 57 lối mở biên giới và 295 chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu phục vụ cho hoạt động thương mại biên giới.

Trong 3 nước láng giềng có chung đường biên giới và có quan hệ thương mại biên giới, xuất nhập khẩu, Trung Quốc đang là đối tác lớn nhất của Việt Nam.

Về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và Việt Nam từ năm 2013 đến hết quý I/2018 là 362 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về Việt Nam là hơn 250 tỷ USD bằng gần 70% tổng kim ngạch.

Xuất khẩu của Việt Nam sang sang Trung Quốc giai đoạn trên là 100 tỷ USD, chỉ chiếm 29% kim ngạch song phương hai nước. Nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Việt Nam cùng thời gian trên là 250 tỷ USD, gấp 200% kim ngạch xuất khẩu.

Như vậy, qua gần 6 năm, quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc đã mất cân xứng, Việt Nam thâm hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc khoảng 150 tỷ USD, bình quân khoảng 25 tỷ USD/năm.

Năm 2013, Việt Nam thâm hụt thương mại với Trung Quốc hơn 23 tỷ USD; năm 2014 là gần 29 tỷ USD; năm 2015 là hơn 33 tỷ USD; năm 2016 là hơn 28 tỷ USD và năm 2017 có giảm xuống còn hơn 22,7 tỷ USD.

Theo Bộ Tài chính, cơ cấu hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Việt nam chủ yếu là máy móc, thiết bị linh kiện, điện, phân bón, than, nguyên liệu thuốc lá, trái cây tươi… Trong khi đó, Việt Nam xuất chủ yếu sang Trung Quốc các sản phẩm giá trị thấp như cao su, nông sản, sắn lát, gạo, trái cây và gỗ…

Tin tức Thế giới

Tổng thống Moon Jae-in đã gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần 2 tại Bàn Môn Điếm chiều nay

Tổng thống Moon Jae-in đã gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần 2 tại Bàn Môn Điếm chiều nay
Ảnh: Reuters/CNN

Hai nhà lãnh đạo Moon Jae-in và Kim Jong-un đã có cuộc tiếp xúc khoảng hai tiếng đồng hồ tại Bàn Môn Điếm.

Hãng thông tấn xã Hàn Quốc Yonhap đưa tin, Tổng thống Moon Jae-in đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần hai với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại lầu Thống Nhất, Bàn Môn Điếm vào chiều nay trong khoảng 2 giờ đồng hồ (từ 15 giờ đến 17 giờ, giờ địa phương).

“Hai nhà lãnh đạo đã thẳng thắn trao đổi ý kiến về việc thực hiện Tuyên bố Bàn Môn Điếm được ký kết ngày 27/4 và lên phương án nhằm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều thành công”, ông Yoon Young-chan, Thư ký báo chí của Tổng thống Moon Jae-in tiết lộ.

“Căn cứ theo thỏa thuận của hai bên, Tổng thống Moon sẽ công bố kết quả của cuộc họp hôm nay vào lúc 10 giờ sáng Chủ nhật”, ông Yoon Young-chan nhấn mạnh.

Theo trang NK News, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên, bà Kim Yo-jong và một số quan chức cấp cao hai nước như lãnh đạo tình báo Hàn Quốc Suh Hoon, tướng tình báo Triều Tiên Kim Yong-chol cũng tham dự cuộc họp chiều nay tại Bàn Môn Điếm.

Đây là cuộc gặp khá bất ngờ của hai ông Kim-Moon sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hủy cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 tới tại Singapore.

Đáp lại quyết định đột ngột của ông Trump, phía Triều Tiên đã có phản ứng khá nhũn nhặn và khẳng định Bình Nhưỡng vẫn sẵn sàng tham gia đối thoại trực tiếp với Washington. Chưa đầy 1 ngày sau khi đưa ra quyết định hủy họp với ông Kim, ông Trump dường như lại đổi ý và để ngỏ khả năng cuộc gặp thượng đỉnh vẫn có thể diễn ra theo đúng kế hoạch. ”

“Chúng tôi đang có các cuộc đàm phán rất hiệu quả cùng với Triều Tiên về việc tiếp tục thực hiện kế hoạch tổ chức Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Nếu chúng tôi đàm phán thành công, thì cuộc gặp rất có thể sẽ tiếp tục được tổ chức tại Singapore vào ngày 12/6, hoặc dời sang một ngày khác”, Tổng thống Mỹ nói.

=============================

Tổng thống Nga nói gì với Tổng thống Pháp trong cuộc gặp kéo dài gấp đôi dự kiến?

Tổng thống Nga nói gì với Tổng thống Pháp trong cuộc gặp kéo dài gấp đôi dự kiến?
Tổng thống Pháp – Nga gặp mặt trong chuyến thăm chính thức tại Nga. (Ảnh: Tass)

Cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kéo dài 4 tiếng đồng hồ thay vì chỉ 2 tiếng như kế hoạch.

Ngày 25/5, Tổng thống Nga Putin tiếp đón người đồng cấp Emmanuel Macron trong chuyến thăm đến Nga chính thức hai ngày. Lãnh đạo Pháp – Nga gặp nhau tại điện Constantine ở thành phố St. Peterburg để thảo luận các vấn đề quan hệ song phương và vấn đề toàn cầu, bao gồm tình hình ở Syria, Ukraine cũng như thỏa thuận hạt nhân Iran.

“Chúng tôi là những nước có vị trí đặc biệt trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc với tư cách thành viên thường trực” – ông Macron nói. “Tôi tin rằng chúng tôi có thể tìm được tiếng nói chung về tất cả các vấn đề, dù là Ukraine, Trung Đông, Iran hay Syria.”

Cuộc trò chuyện kéo dài 4 tiếng thay vì 2 tiếng như dự kiến. Ông Putin miêu tả các đối thoại với Tổng thống Pháp là “khá hữu ích”, với không khí “cởi mở và giống như trong công việc”. Trong khi đó Tổng thống Macron nói cuộc gặp rất trực tiếp và thẳng thắn, bên cạnh đó rất “có kết quả”.

Cũng trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống Pháp đến Nga, lãnh đạo hai bên ký một loạt thỏa thuận trị giá khoảng 1 tỷ euro, theo đại diện Quỹ đầu tư trực tiếp Nga RDIF Kirill Dmitriev.

Tương lai của thỏa thuận hạt nhân Iran JCPOA sau khi Mỹ đơn phương rút lui được cho là một trong những vấn đề chính trong cuộc thảo luận. Lãnh đạo Nga – Pháp qua đó tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với việc duy trì thỏa thuận đa phương này.

Ông Putin cho biết đã gặp Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA và được xác nhận rằng Iran đã tuân thủ các cam kết trong JCPOA. “Chúng tôi chào đón ý định không chỉ của Pháp, mà của cả liên minh châu Âu, về việc duy trì thỏa thuận này. Chúng tôi hiểu điều đó là không dễ dàng” – ông Putin nói, cảnh báo rằng chấm dứt thỏa thuận có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp xác nhận nước này và các quốc gia châu Âu cam kết duy trì JCPOA, nhưng thỏa thuận cần được bổ sung các điều khoản khung cho chương trình hạt nhân của Iran sau năm 2025, cũng như chương trình tên lửa và các hoạt động trong khu vực. Ông Macron cho biết đã bắt đầu thảo luận những vấn đề này với Tổng thống Iran Hassan Rouhani.