Ngôi biệt thự 2 mặt tiền phủ vàng giữa Hà Nội

Ngôi biệt thự 2 mặt tiền phủ vàng giữa Hà Nội

Ngôi biệt thự trắng hai mặt tiền với các thiết kế tinh xảo được phủ vàng nổi bật giữa trung tâm Hà Nội khiến nhiều phải xuýt xoa.

Ngôi biệt thự 2 mặt tiền phủ vàng giữa Hà Nội - Ảnh 1.

Ngôi biệt thự tọa lạc tại Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.

Ngôi biệt thự 2 mặt tiền phủ vàng giữa Hà Nội - Ảnh 2.
Ngôi biệt thự 2 mặt tiền phủ vàng giữa Hà Nội - Ảnh 3.

Hai mặt tiền của ngôi biệt thự được sơn chủ đạo bằng màu trắng. Nhưng gia chủ khéo léo tạo điểm nhấn cho căn biệt thự bằng cách phủ vàng lên các gờ phào, họa tiết ban công, ô cửa… khiến ngôi biệt thự nổi bần bật so với các ngôi nhà xung quanh.

Ngôi biệt thự 2 mặt tiền phủ vàng giữa Hà Nội - Ảnh 4.

Bộ cổng biệt thự này vừa mang màu sắc cổ điển vừa hiện đại. Trên cổng được khắc nhiều hoa văn cầu kỳ, tinh xảo nhưng đều toát lên sự tinh tế của chủ nhà.

Ngôi biệt thự 2 mặt tiền phủ vàng giữa Hà Nội - Ảnh 5.

Họa tiết chú sư tử trên cánh cổng thể hiện cho sự dũng mãnh, còn hình chú ngựa lại tượng trưng cho sự thành công.

Ngôi biệt thự 2 mặt tiền phủ vàng giữa Hà Nội - Ảnh 6.
Ngôi biệt thự 2 mặt tiền phủ vàng giữa Hà Nội - Ảnh 7.
Ngôi biệt thự 2 mặt tiền phủ vàng giữa Hà Nội - Ảnh 8.

Trên tường cổng và tường ngôi nhà là các họa tiết hoa văn được thiết kế tỉ mỉ, kỳ công.

Ngôi biệt thự 2 mặt tiền phủ vàng giữa Hà Nội - Ảnh 9.
Ngôi biệt thự 2 mặt tiền phủ vàng giữa Hà Nội - Ảnh 10.
Ngôi biệt thự 2 mặt tiền phủ vàng giữa Hà Nội - Ảnh 11.

Họa tiết hoa văn trên tường cũng được trạm khắc tinh tế, uốn lượn mềm mại.

Ngôi biệt thự 2 mặt tiền phủ vàng giữa Hà Nội - Ảnh 12.
Ngôi biệt thự 2 mặt tiền phủ vàng giữa Hà Nội - Ảnh 13.

Hệ thống đèn chiếu sáng được thiết kế xung quanh ngôi biệt thự khiến nó trở nên lung linh về đêm.

Theo TienPhong

Dự án nạo vét 72 tỷ tăng ‘sốc’ lên thành 2.595 tỷ đồng

Dự án nạo vét 72 tỷ tăng 'sốc' lên thành 2.595 tỷ đồng
Tổng Kiểm toán Nhà nước KTNN) Hồ Đức Phớc

Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước trình bày tại Quốc hội, nhấn mạnh tình trạng điều chỉnh dự án với giá trị lớn, trong đó có dự án điều chỉnh từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng, tăng đến 36 lần.

Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) được Tổng Kiểm toán Nhà nước KTNN) Hồ Đức Phớc trình bày tại Quốc hội (chiều 21/5) nhấn mạnh tình trạng điều chỉnh dự ánvới giá trị lớn, trong đó có dự án điều chỉnh từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng, tăng đến 36 lần.

Theo Báo cáo kiểm toán, tình trạng phê duyệt dự án đầu tư khi chủ trương đầu tư chưa được phê duyệt, chưa đủ thủ tục , không phù hợp với quy hoạch vùng , không thuộc giai đoạn 2016-2020 hoặc trùng lắp với dự án khác đã được phê duyệt.

Có trường hợp phê duyệt vượt định mức; quyết định đầu tư chưa xác định rõ nguồn vốn , thời gian thực hiện dự án; xác định tổng mức đầu tư còn sai sót, thiếu chính xác , phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị lớn.

Cá biệt, Dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, tỉnh Ninh Bình điều chỉnh tăng 36 lần (từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng). Dự án Cảng nhập than Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, điều chỉnh 3 lần tăng 3.020 tỷ đồng.

Hay dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 1, điều chỉnh 2 lần tăng 10.322 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng Thủy điện Đakđrinh tăng 1.488 tỷ đồng và đang xin điều chỉnh lần 2 lên 5.887 tỷ đồng. Dự án thủy điện Nậm Chiến 4 lần điều chỉnh tăng đến 3.361 tỷ đồng.

Cũng theo báo cáo kiểm toán, một số dự án thực hiện đầu tư khi chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường; hồ sơ khảo sát còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác, chưa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình thiết kế; thiết kế kỹ thuật chưa tuân thủ thiết kế cơ sở hoặc chưa sát với thực tế dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình thi công.

Dự án Tổ hợp Bauxit – Nhôm Lâm Đồng TKV phê duyệt điều chỉnh với công suất từ 600.000 tấn/năm lên 650.000 tấn/năm không đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và không đúng với quy hoạch ngành.

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất quặng vê viên công suất 200.000 tấn/năm có xét đến mở rộng nâng công suất lên 400.000 tấn/năm không có trong quy hoạch.

Theo TienPhong

Khối tài sản 1,2 triệu tỷ đồng do Nhà nước sở hữu bao gồm những gì?

Khối tài sản 1,2 triệu tỷ đồng do Nhà nước sở hữu bao gồm những gì?

Tính đến ngày 31/12/2017, tổng giá trị tài sản nhà nước tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài sản nhà nước xấp xỉ 1,2 triệu tỷ đồng.

Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội về Tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2017. Báo cáo được Bộ Tài chính thực hiện, tổng hợp theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008. Tuy nhiên, số tài sản này không bao gồm tài sản nhà nước tại các đơn vị lực lượng vũ trang nhân nhân và cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

Nhà nước sở hữu 4 loại tài sản gồm:

-Đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp

-Nhà thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp

-Xe ô tô các loại

-Tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng/đơn vị tài sản (bao gồm cả tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước)

Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước đã cập nhật thông tin của 107.587 đơn vị. Trong đó, 92.713 đơn vị có tài sản thuộc 4 loại nêu trên đã thực hiện kê khai, đăng ký vào cơ sở dữ liệu.

Theo đó, tính đến thời điểm 31/12/2017, ghi nhận tổng tài sản nhà nước tại cơ sở dữ liệu là 1.158.118,99 tỷ đồng. Trong đó tài sản là quyền sử dụng đất: 742.381,85 tỷ đồng, tài sản là nhà: 297.789,87 tỷ đồng, tài sản là ô tô: 25.554,21 tỷ đồng, tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản: 92.393,06 tỷ đồng.

 Khối tài sản 1,2 triệu tỷ đồng do Nhà nước sở hữu bao gồm những gì?  - Ảnh 1.

Phân theo cấp quản lý, tài sản thuộc các Bộ, cơ quan trung ương quản lý là: 327.105,12 tỷ đồng, thuộc địa phương quản lý là 831.013,87 tỷ đồng.

 Khối tài sản 1,2 triệu tỷ đồng do Nhà nước sở hữu bao gồm những gì?  - Ảnh 2.

Tài sản do địa phương quản lý chiếm 71,76% về giá trị và 86,36% về số lượng; và Trung ương quản lý chiếm 28,24% về giá trị và 13,64% về số lượng.

Báo cáo cũng làm rõ cơ cấu tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Theo loại hình đơn vị, khối các đơn vị sự nghiệp sử dụng nhiều tài sản nhà nước nhất, chiếm 64,18% tổng số hiện vật và 73,19% tổng giá trị.

Khối các cơ quan nhà nước đứng vị trí thứ hai với 32,91% tổng số hiện vật và 23,18% tổng giá trị.

Khối các tổ chức đứng thứ ba với 2,60% tổng số hiện vật và 3,52% tổng giá trị; và khối các Ban quản lý dự án chiếm tỷ trọng thấp nhất: 0,31% về hiện vật và 0,11% về giá trị.

 Khối tài sản 1,2 triệu tỷ đồng do Nhà nước sở hữu bao gồm những gì?  - Ảnh 3.

Theo loại tài sản, tài sản nhà nước được phân bổ, gồm:

Về đất: Khối cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng 213,05 triệu m2, chiếm 8,17%; Khối đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng 2.378,58 triệu m2, chiếm 91,28%; Khối các tổ chức quản lý, sử dụng 14,01 triệu m2, chiếm 0,54%; Khối các Ban quản lý dự án quản lý, sử dụng 0,28 triệu m2, chiếm 0,01%;

 Khối tài sản 1,2 triệu tỷ đồng do Nhà nước sở hữu bao gồm những gì?  - Ảnh 4.

Về nhà: Khối cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng 34,50 triệu m2, chiếm 24,21%; Khối đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng 103,57 triệu m2, chiếm 72,68%; Khối các tổ chức quản lý, sử dụng 4,38 triệu m2, chiếm 3,08%; Khối các Ban quản lý dự án quản lý, sử dụng 0,04 triệu m2, chiếm 0,03%.

 Khối tài sản 1,2 triệu tỷ đồng do Nhà nước sở hữu bao gồm những gì?  - Ảnh 5.

Về ô tô: Khối cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng 17.537 chiếc, chiếm 44,48%; Khối đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng 17.048 chiếc, chiếm 43,24%; Khối các tổ chức quản lý, sử dụng 4.557 chiếc, chiếm 11,56%; Khối các Ban quản lý dự án quản lý, sử dụng 283 chiếc, chiếm 0,72%;

 Khối tài sản 1,2 triệu tỷ đồng do Nhà nước sở hữu bao gồm những gì?  - Ảnh 6.

Về tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản: Khối cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng 6.786 tài sản, chiếm 17,27%; Khối đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng 31.026 tài sản, chiếm 78,94%; Khối các tổ chức quản lý, sử dụng 197 tài sản, chiếm 0,50%; Khối các Ban quản lý dự án quản lý, sử dụng 1.294 tài sản, chiếm 3,29%.

 Khối tài sản 1,2 triệu tỷ đồng do Nhà nước sở hữu bao gồm những gì?  - Ảnh 7.
Theo Trithuctre

‘Tư bản đỏ’ thao túng mọi chính sách ở Việt Nam

Văn Lang /Người Việt

Những khu nhà ven bờ Thủ Thiêm đã bị cưỡng chế giải tỏa trắng. Cho dự án trung tâm Hành Chánh-Thương Mại-Văn Hóa mà 20 năm nay vẫn chỉ là… trên giấy. (Hình: Văn Lang)

Giới “tư bản đỏ” mới chỉ hình thành vài ba chục năm nay, sau khi đảng CSVN tuyên bố “đổi mới” kể từ 1986, nhưng giờ đây đã thao túng, lũng đoạn mọi chính sách của nhà cầm quyền Cộng Sản tại Việt Nam.

Biết rõ “tư bản đỏ” là một mối an nguy lớn nhất của chế độ, nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản hầu như không có kế sách gì để loại trừ mối nguy cơ này. Thậm chí, chẳng có tay lãnh đạo Cộng Sản nào nghĩ tới chuyện lập “pháp trường cát.” Mà nếu có, thì có thể bắn được hết đám “tư bản đỏ” không? Và trên hết, bắn rồi có cứu nguy được chế độ không?

Khi ‘tư bản đỏ’ hiện nguyên hình

Vụ lùm xum đất đai ở Thủ Thiêm Sài Gòn gần đây đã cho thấy “tư bản đỏ” hiện nguyên hình, không còn là “hình bóng mơ hồ,” hay chỉ như thiên hạ đồn đoán.

Đầu tiên là vụ phó bí thư Thành Ủy Sài Gòn ký giấy bán 32 hécta (ha) đất cho Tập Đoàn Quốc Cường Gia Lai. Lúc này bàn dân thiên hạ mới “té ngửa,” vì trước kia thiên hạ chỉ đồn đoán về các vụ “đi đêm” của các cá nhân có chức quyền ở Sài Gòn. Và có tin đồn là cơ quan công quyền của Sài Gòn có tới 30% cổ phần sở hữu trong “liên doanh” với Phú Mỹ Hưng.

Thực hư chưa ai đứng ra xác nhận, nhưng cách đây chừng vài năm khi cư dân khu nhà giàu Phú Mỹ Hưng kêu gọi trên mạng xuống đường biểu tình vì chính sách thu thuế sử dụng đất bất hợp lý của thành phố Sài Gòn. Lập tức, công an được huy động chốt chặn hết các ngả đường vô Phú Mỹ Hưng và dọc theo đại lộ Nguyễn Văn Linh. Với một khí thế nghiêm trọng chưa từng có, thậm chí được đánh giá là còn nghiêm ngặt hơn cả những ngày chốt chặn người dân xuống đường biểu tình chống Trung Cộng xâm lấn ở Biển Đông. Rõ ràng giới chức của Sài Gòn không có quyền lợi gì ở Phú Mỹ Hưng, đời nào họ huy động quân bảo vệ nghiêm ngặt như vậy?

Tư bản đỏ san lấp sông ngòi kênh rạch ở Sài Gòn để lấn chiếm đất đai, làm cho thành phố luôn trong tình trạng ngập lụt. (Hình: Văn Lang)

Thiên hạ một thời “đồn đoán”là các cơ quan công quyền ở Sài Gòn, đều tự ý lập ra một cái ban (không quy định bằng văn bản) gọi là “ban đời sống.” Ban này chuyên chạy lo các dự án đất đai, sau khi hoàn thành quy hoạch (thực chất là đi cướp đất của dân, đền bù với giá rẻ mạt), thì tư túi, chia chác với nhau, tạo điều kiện “làm giàu tập thể” cho các ban chức quyền, có thế lực. Nhưng với vụ Phó Bí Thư Thành Ủy Tất Thành Cang ký giấy bán đất cho Quốc Cường Gia Lai với giá rẻ mạt là 1 triệu 250 ngàn đồng/mét vuông, thì việc hé lộ ra là Thành Ủy Sài Gòn (cơ quan quyền lực cao nhất thành phố) có hẳn một công ty mang tên Tân Thuận, chứ không đơn thuần là một “ban đời sống” con con lo chuyện “cải thiện” đời sống cho các chức sắc trong đảng nữa.

Từ vụ Tất Thành Cang báo chí, truyền thông được “bật đèn xanh,” đồng loạt tấn công vụ đất đai tại bán đảo Thủ Thiêm. Nơi trước kia Tất Thành Cang làm bí thư quận ủy quận 2, người đã “cầm quân” giải tỏa trắng khu Thủ Thiêm. Đồng thời người ta cũng nhắc lại Tất Thành Cang là cánh tay (sai) đắc lực của cựu Bí Thư Lê Thanh Hải, người mà giai đoạn làm chủ tịch rồi bí thư Sài Gòn gần 20 năm, trùng với thời kỳ đen tối nhất của dân đen vùng bán đảo Thủ Thiêm. Nơi mà cho tới nay vẫn là một vùng tăm tối nhất nước, dù Thủ Thiêm chỉ cách Sài Gòn lung linh ánh đèn xa hoa chỉ bằng bề ngang của mặt sông dài chưa tới 200 mét.

Từ vụ đất đai ở Thủ Thiêm thiên hạ lại “té nhào” dựng tóc gáy, vì những chuyện không sao hiểu nổi. Đầu tiên là bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm do thủ tướng Cộng Sản ký từ năm 1996, đột nhiên bị… biến mất. Mà theo luật đất đai của Cộng Sản Việt Nam, thì chỉ có thủ tướng mới có quyền ký quyết định quy hoạch – giải tỏa đất đai (cho phép địa phương áp giá đền bù, vì quốc kế dân sinh, vì lợi ích chung của quốc gia). Nhưng mất bản đồ quy hoạch (đã có hiệu lực), thì người đi quy hoạch (chính quyền Sài Gòn) có quyền “co giãn” vô tội vạ số đất đai bị giải tỏa (bị chiếm) rồi đem bán lại cho các tập đoàn bất động sản tư nhân (thu bạc tỷ tiền Mỹ).

Một chung cư rách nát tả tơi trên đường Trần Hưng Đạo, chưa được đền bù xây mới, vì sự tranh chấp giữa các “nhóm lợi ích” trong các cơ quan quản lý công quyền.

(Hình: Văn Lang)

Đã vậy, chính quyền cộng sản Sài Gòn lại “trưng” ra bản đồ do thành phố quy hoạch ký từ năm (2002 -2003), trên bản đồ ghi rõ: “Bản đồ quy hoạch này có hiệu lực thay thế bản đồ quy hoạch do thủ tướng ký từ năm 1996.”

Có lẽ dưới “vòm trời”này, chỉ có xứ Việt Cộng mới có chuyện cấp dưới ký giấy hủy bỏ và thay thế lệnh của cấp trên.

Chưa hết, báo chí cũng mạnh tay đưa tin. Trong khi đoàn đại biều quốc hội, do bà Nguyễn Thị Quyết Tâm vừa là “nghị sĩ,” kiêm chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố đi gặp đồng bào ở Thủ Thiêm. Đồng bào trong cơn phẫn uất đã đề nghị bà Tâm phải từ chức, vì đã không hoàn thành nhiệm vụ giám sát của mình. Để cho sai phạm đất đai tại Thủ Thiêm kéo dài trên 20 năm nay, làm cho dân Thủ Thiêm sống không nhà, chết không nhắm được mắt.

Đồng bào Thủ Thiêm tố cáo với các đại biểu “của dân.” Người thì bị “cướp” 3 ngàn mét vuông đất, mà chỉ được đền có 150 ngàn đồng (bằng giá 3 tô phở hạng trung). Đau khổ hơn, có hai ông bà già, chồng 92 tuổi nằm liệt một chỗ, vợ 83 tuổi vừa chăm chồng vừa khiếu kiện các nơi hơn 10 năm nay. Nhà của họ hơn 70 mét vuông đất trong khu giải tỏa, bị đập phá họ phải che chòi sống tạm trong tứ bề mưa nắng. Quyết định của quận 2 về trường hợp của họ, đền bù bằng 0 (tức mất trắng), diện tái định cư: Không đủ điều kiện (nghĩa là bị tống khỏi nhà, đi đâu sống chết mặc kệ, chánh quyền vô can).

Trong khi tập đoàn Đại Quang Minh liên kết với nhà cầm quyền cộng sản Sài Gòn, làm con đường vành đai trong khu quy hoạch. Còn đường dài 12 km, được “thổi giá”lên tới 12 ngàn tỷ đồng, tức 1 km đường = 1,000 tỷ đồng ($1 triệu, chưa tới 23 tỷ đồng). Con đường của Đại Quang Minh làm là con đường đắt giá nhất địa cầu. Mà chưa hết, với tiền đường “trên trời”như vậy, Đại Quang Minh sẽ được chính quyền trả bằng đất mà chính quyền đã “cưỡng chế” từ dân. Và khu dân cư hạng sang mang tên SaLa của tập đoàn Đại Quang Minh trong khu Thủ Thiêm được niêm yết giá bán là 336 triệu đồng/mét vuông.

Cứ nhìn cái cách làm ăn từ vụ đất đai ở Thủ Thiêm, thì đủ hiểu “tư bản đỏ” là tư bản như thế nào?

Nói về sự lũng đoạn quyền lực, xin nhắc lại vụ Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, mà thủ tướng đương nhiệm lúc đó không đồng ý. Con rể của một cán bộ cấp cao, trong lúc rượu say tâm tình với một “chân dài” văn nghệ đã nói: “Thế trận đất đai đã hình thành rồi, người ta chờ một đêm sáng ra thức dậy đã thấy mình thành…tỷ phú đô la. Thủ tướng mà chống đối, thì mỗi ‘nhà đầu tư’ chỉ cần quăng ra mỗi người 1 mét vuông đất thôi, là có thể ‘thổi bay’ cái ghế thủ tướng.” (Văn Lang)

Tin tức thế giới

“Gót chân Achilles” của ông Trump trước Triều Tiên

"Gót chân Achilles" của ông Trump trước Triều Tiên
Triều Tiên dọa hủy hội nghị thượng đỉnh với Mỹ vì các cuộc tập trận Mỹ-Hàn. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nổi giận khi Triều Tiên dọa bỏ hội nghị thượng đỉnh, vốn đã được lên kế hoạch tổ chức vào ngày 12-6 ở Singapore.

Ông Trump sau đó đã thảo luận với các phụ tá về việc có nên tiếp tục kế hoạch hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong-un hay không.

Một số thành viên trong Nhà Trắng nhận định ông Kim biết rõ Tổng thống Trump rất muốn hội nghị thượng đỉnh diễn ra nên có những bước đi nhằm tìm kiếm sự nhượng bộ của Mỹ.

Theo tờ The New York Times, nhà lãnh đạo Mỹ sợ mất mặt trong trường hợp cuộc gặp không diễn ra.

Đến tối 19-5, tức 3 ngày sau khi Bình Nhưỡng đưa ra lời đe dọa, Tổng thống Trump đã gọi điện cho người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in để bàn về “những diễn biến dạo gần đây ở Triều Tiên“. Cũng trong cuộc điện đàm này, ông chủ Nhà Trắng đã yêu cầu Tổng thống Moon giải thích về sự mâu thuẫn giữa thông tin của Hàn Quốc và cảnh báo của Triều Tiên.

Trước đó, phía Hàn Quốc từng bí mật khẳng định lãnh đạo Kim sẽ nhượng bộ với chính quyền Tổng thống Trump, theo New York Daiy News.

Tổng thống Trump dự kiến gặp Tổng thống Moon Jae-in tại Nhà Trắng vào ngày 22-5.

Gót chân Achilles của ông Trump trước Triều Tiên - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Reuters

Các phóng viên nước ngoài có thể phải trả tới 10.000 USD lệ phí thị thực để được chứng kiến lễ phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri từ ngày 23 đến 25-5, theo nguồn tin của báo Korea Times.

Quy trình đóng cửa Punggye-ri gồm đánh sập các đường hầm bằng thuốc nổ, bịt kín cổng vào hầm, tháo dỡ mọi đài quan sát, cơ sở nghiên cứu và trạm an ninh trong khu vực.

Nguồn tin nói thêm các phóng viên Hàn Quốc được miễn khoản phí này dù Triều Tiên vẫn chưa chấp thuận danh sách phóng viên đề xuất của Seoul.

Kể từ khi Triều Tiên dọa từ bỏ hội nghị thượng đỉnh, ông Trump không công khai bộc lộ cảm xúc và cũng không viết về vấn đề này trên mạng xã hội Twitter.

Dù vậy, trong nỗ lực không để mọi chuyện vượt tầm kiểm soát, Tổng thống Trump được cho là đã đề nghị nới lỏng các biện pháp trừng phạt tập đoàn công nghệ ZTE (Trung Quốc) để nhờ Bắc Kinh hỗ trợ để hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên có thể diễn ra trơn tru, South China Morning Post (SCMP) ngày 21-5 dẫn nguồn tin mật cho biết.“Manh mối” cho thượng đỉnh Mỹ – Triều từ những cuộc gặp kín năm 2013

Nguyên nhân, theo SCMP, là Washington lo ngại Bắc Kinh tác động lên Bình Nhưỡng liên quan đến vụ việc của ZTE.

Trước đó, vào ngày 17-5, Tổng thống Trump cũng đã nỗ lực trấn an lãnh đạo Kim rằng Mỹ sẽ không tìm cách lật đổ ông – một động thái được cho là để thuyết phục Triều Tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump cũng cảnh báo rằng nếu không đạt được thỏa thuận, Triều Tiên có thể chịu chung số phận với Libya – quốc gia có cựu lãnh đạo Moammar Gaddafi bị lật đổ và giết vào năm 2011 sau khi đồng ý phi hạt nhân hóa.

====================

Giới siêu giàu Nga đang “rửa” hàng trăm tỉ bảng Anh mỗi năm tại London?

Giới siêu giàu Nga đang "rửa" hàng trăm tỉ bảng Anh mỗi năm tại London?
Ảnh minh họa

Theo báo cáo từ Ủy ban Đối ngoại Anh, dòng tiền lớn của người Nga tại London đã khiến Anh không thể chỉ trích Điện Kremlin quá quyết liệt.

Reuters dẫn lời một nghị sĩ Anh cho biết, chính những khối tài sản và lượng tiền khổng lồ của Nga trong các hệ thống tài chính London là rào cản lớn nhất khiến nước này không thể đáp trả chính sách đối ngoại quyết liệt từ phía Moskva.

Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Anh đã trở thành trung tâm thu hút hoạt động tài chính và nguồn tiền lớn ở châu Âu. Tới nay, London vẫn được cho là lựa chọn ưa thích của các nhà tài phiệt và quan chức Nga – những nhân vật không chỉ đặc biệt giàu có mà còn có khả năng chi phối tình hình an ninh, chính trị quốc gia.

Gần đây, Anh và Nga đã có những động thái trả đũa ngoại giao lẫn nhau rất quyết liệt sau khi một cựu điệp viên Nga cùng con gái bị tấn công hóa học tại thành phố Salisbury. Không bên nào chịu nhận trách nhiệm trong vụ án này.

Theo báo cáo từ Ủy ban Đối ngoại Anh, dòng tiền lớn của người Nga tại London đã khiến Anh không thể chỉ trích Điện Kremlin quá quyết liệt.

“Cần phải nói rõ rằng, những thiệt hại mà ‘tiền bẩn’ của Nga gây ra đối với chính sách đối ngoại của Anh lớn hơn rất nhiều lợi ích mà nó đem lại cho London”, chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Anh Tom Tugendhat nói.

Ông Tugendhat sau đó đề nghị bộ máy chính quyền hợp tác cùng các nước đồng minh trên thế giới thắt chặt các hoạt động tài chính của công dân Nga, bao gồm hoạt động mua bán trái phiếu chính phủ và các giao dịch ngân hàng chưa bị cấm vận khác.

Theo Reuters, Nga đã bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 và một loạt các vụ tấn công mạng trên khắp thế giới.

Hồi tháng 4, Mỹ đã áp đặt thêm cấm vận với Nga, nhắm đòn trừng phạt vào những đồng minh của tổng thống Vladimir Putin vì cho rằng Moksva đã thao túng bầu cử Mỹ.

Cơ quan Phòng chống Tội phạm Quốc gia Anh trong tháng này công bố báo cáo cho rằng hoạt động rửa tiền lên tới hàng trăm tỉ bảng Anh mỗi năm của giới siêu giàu Nga đã gây ảnh hưởng không nhỏ.

“Việc các nhân vật có liên quan tới Điện Kremlin sử dụng London làm kho chứa tài sản tham nhũng đã cho thấy chiến lược sâu rộng hơn của Nga, và là mối đe dọa tiềm tàng cho an ninh quốc gia Anh”, bản báo cáo viết.

Sau khi cùng một loạt các nước trục xuất những nhân viên ngoại giao của Nga, Anh đã cam kết sẽ áp đặt nhiều lệnh cấm vận hơn nhằm vào người Nga.

Nhưng theo ông Tugendhat, chính phủ Anh cần làm nhiều hơn để chặn đứng hoàn toàn vòng luẩn quẩn cho phép Nga mua trái phiếu chính phủ Anh với sự trợ giúp của các tổ chức tài chính đã bị cấm vận.

 

 

 

10 trường đại học Mỹ đào tạo nên nhiều tỷ phú nhất thế giới

10 trường đại học Mỹ đào tạo nên nhiều tỷ phú nhất thế giới

Trong số 2.754 tỷ phú trên thế giới, có hơn 560 người có bằng đại học hoặc sau đại học tại một trong 10 trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ.

Tổng số tỷ phú thế giới đã tăng gần 15% từ năm 2016 đến năm 2017, lên 2.754 người, theo báo cáo tỷ phú mới nhất của Wealth-X.

Con đường dẫn đến sự giàu có của các tỷ phú chắc chắn không giống nhau, nhưng có khá nhiều tỷ phú có điểm chung là tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng.

Theo báo cáo của Wealth-X, có tới 567 tỷ phú thế giới có bằng cử nhân hoặc cao hơn từ một trong 10 trường đại học hàng đầu của Mỹ. Những tỷ phú này, bao gồm Elon Musk, Warren Buffett và những người sáng lập Google…

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, trường đào tạo nên nhiều tỷ phú nhất là Đại học Harvard khi có tới 188 tỷ phú còn sống là cựu sinh viên trường đại học này – và con số này không bao gồm những người đã bỏ học Harvard như Mark Zuckerberg và Bill Gates – hai trong số những người giàu nhất thế giới.

Trường đào tạo nhiều tỷ phú tiếp theo là Đại học Stanford, với 74 cựu sinh viên là tỷ phú nổi tiếng, trong đó có đồng sáng lập Nike Phil Knight.

Đáng tiếc, trường Đại học Princeton, nơi đào tạo ra Jeff Bezos – tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay không có tên trong top 10.

Dưới đây, hãy xem 10 trường đại học ở Mỹ đào tạo ra nhiều tỷ phú nhất.

10. Đại học Michigan – 26 cựu sinh viên là tỷ phú

10 trường đại học Mỹ đào tạo nên nhiều tỷ phú nhất thế giới - Ảnh 1.

Larry Page, đồng sáng lập Google kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Alphabet, tốt nghiệp năm 1995. Ảnh: Seth Wenig/AP.

8. Đại học Nam California – 29 cựu sinh viên là tỷ phú

10 trường đại học Mỹ đào tạo nên nhiều tỷ phú nhất thế giới - Ảnh 2.

George Lucas, người sáng lập Lucasfilm, tốt nghiệp năm 1967. Ảnh: Gerardo Mora/Getty.

8. Đại học Chicago – 29 cựu sinh viên là tỷ phú

10 trường đại học Mỹ đào tạo nên nhiều tỷ phú nhất thế giới - Ảnh 3.

David Rubenstein, đồng sáng lập và đồng CEO của Carlyle Group, tốt nghiệp năm 1973. Ảnh: Jonathan Ernst/Reuters.

7. Đại học Yale – 31 cựu sinh viên là tỷ phú

10 trường đại học Mỹ đào tạo nên nhiều tỷ phú nhất thế giới - Ảnh 4.

Stephen Schwarzman, Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn Blackstone, tốt nghiệp năm 1969. Ảnh: Brendan McDermid/Reuters.

6. Đại học Cornell – 35 cựu sinh viên là tỷ phú

10 trường đại học Mỹ đào tạo nên nhiều tỷ phú nhất thế giới - Ảnh 5.

David Einhorn, người sáng lập Greenlight Capital, tốt nghiệp năm 1991. Ảnh: Brendan McDermid/Reuters.

5. Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) – 38 cựu sinh viên là tỷ phú

10 trường đại học Mỹ đào tạo nên nhiều tỷ phú nhất thế giới - Ảnh 6.

David Koch, Phó chủ tịch điều hành Koch Industries, tốt nghiệp năm 1962 và 1963. Ảnh: Brendan McDermid/Reuters.

4. Đại học Columbia – 53 cựu sinh viên là tỷ phú

10 trường đại học Mỹ đào tạo nên nhiều tỷ phú nhất thế giới - Ảnh 7.

Warren Buffett, nhà đầu tư, nhà từ thiện, và Chủ tịch kiêm CEO của Berkshire Hathaway, tốt nghiệp năm 1951. Ảnh: Lucas Jackson/Reuters.

3. Đại học Pennsylvania – 64 cựu sinh viên là tỷ phú

10 trường đại học Mỹ đào tạo nên nhiều tỷ phú nhất thế giới - Ảnh 8.

Elon Musk, đồng sáng lập PayPal và người sáng lập kiêm CEO của Tesla và SpaceX, tốt nghiệp năm 1997. Ảnh: Rashid Umar Abbasi/Reuters.

2. Đại học Stanford – 74 cựu sinh viên là tỷ phú

10 trường đại học Mỹ đào tạo nên nhiều tỷ phú nhất thế giới - Ảnh 9.

Phil Knight, đồng sáng lập kiêm Chủ tịch danh dự của Nike, tốt nghiệp năm 1962. Ảnh: Steve Dykes/Getty Images.

1. Đại học Harvard – 188 cựu sinh viên là tỷ phú

10 trường đại học Mỹ đào tạo nên nhiều tỷ phú nhất thế giới - Ảnh 10.

Meg Whitman, cựu Chủ tịch và CEO của Hewlett-Packard, tốt nghiệp năm 1979.

Ảnh: AP

Lỡ tay bắn chết con linh dương, 1 thứ được phát hiện sau đó khiến thợ săn lập tức bỏ nghề

Lỡ tay bắn chết con linh dương, 1 thứ được phát hiện sau đó khiến thợ săn lập tức bỏ nghề

Chiến lợi phẩm thu được trong lần đi săn cuối cùng ấy không khiến người thợ săn vui vẻ mà còn trở thành lý do để ông lập tức bỏ nghề.

Trên thảo nguyên rộng lớn, có một người thợ săn lão luyện đang ẩn nấp chờ mục tiêu.

Chẳng mấy chốc, ông đã nhanh chóng tìm thấy con mồi của mình. Đó là một con linh dương cái to lớn, nhưng lại chạy rất chậm và bị tụt lại so với đàn.

Vô cùng ưng ý với mục tiêu của mình, người thợ săn kín đáo giương súng lên nhắm bắn. Nhưng ngay sau đó, cảnh tượng trước mắt người thợ săn là điều mà cả đời ông chưa từng chứng kiến.

Con linh dương trong tầm ngắm của ông tựa như ý thức được điều gì. Ánh mắt lúc đầu còn đang ngơ ngác khắp nơi của nó giờ đã nhìn thẳng vào phía người thợ săn.

Chưa kịp định thần suy nghĩ, phát sung của người thợ săn đã lấy mạng con linh dương đang quỳ cách đó không xa. (Ảnh minh họa).

Chân trước của con linh dương cái từ từ khuỵu xuống thành tư thế quỳ gối. Hai giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt khổ sở của nó.

Người thợ săn cảm thấy rất kỳ lạ. Nhưng thói quen đã khiến ông vô tình bóp cò súng mà chưa kịp suy nghĩ.

Viên đạn từ nòng súng của người thợ săn ghim thẳng vào cơ thể của con linh dương tội nghiệp. Nó lập tức ngã xuống trong vũng máu.

Tới lúc mổ bụng chiến lợi phẩm của mình, người thợ săn không khỏi ngây người. Giờ đây, ông mới hiểu vì sao con vật này lại làm ra hành động cầu xin ông vào giây phút kia.

Hóa ra, trong bụng của nó là một con linh dương nhỏ đang sắp sửa chào đời…Vào khoảnh khắc phát hiện ra sự thật, người thợ săn vô cùng day dứt và đau khổ.

Nếu khoảng khắc ấy ông không bóp cò, có lẽ chỉ vài ngày nữa thôi, chú linh dương con ấy đã có thể tắm nắng mặt trời và nhìn ngắm thảo nguyên tươi đẹp.

Hay có lẽ, nếu trước nay ông chưa từng đi săn, thì sẽ không có bất kỳ con vật tội nghiệp nào phải mất mạng dưới nòng súng này…

Hết thảy những suy nghĩ này đã khiến người thợ săn từ bỏ công việc khổ luyện bao năm của mình, vứt bỏ đi chiếc súng đã từng cướp đi rất nhiều sinh mệnh động vật. Kể từ ngày đó, ông không bao giờ đi săn thêm một lần nào nữa…

Tiểu thuyết gia vĩ đại Lev Tolstoy từng nói:“Sự sát sinh đã khiến cho những con người vốn có tâm hồn cao thượng, có lòng vị tha đối với vạn vật như chính bản thân mình, dần biến thành những kẻ hung bạo”.

Lỡ tay bắn chết con linh dương, 1 thứ được phát hiện sau đó khiến thợ săn lập tức bỏ nghề - Ảnh 2.

Ca sĩ và nhạc sĩ Linda McCartney cũng đã từng cảm thán:“Nếu lò sát sinh có tường kính, thì tất cả mọi người đều sẽ ăn chay”.

Những câu nói ấy quả thực không sai. Bởi mỗi miếng thịt trên bàn ăn của chúng ta, mỗi chiếc túi da, áo lông mà bạn đang mang trên người đều phải đánh đổi bằng sinh mạng của một, thậm chí là rất nhiều sinh vật sống.

Liệu đã có ai trong số chúng ta tự hỏi rằng, vào khoảng khắc từ bỏ cuộc sống của mình, những con vật ấy có từng rơi nước mắt hay không?

theo Trí Thức Trẻ

Về Quảng Trị ngắm dinh cơ của Đại tá Trần Đức Việt

Vài tuần trước, báo chí trong nước và nước ngoài rộ lên thông tin Đại tá Lê Văn Tam – Giám đốc Công an Đà Nẵng đang sở hữu căn biệt thự giá trên trăm tỷ do đại gia bất động sản Vũ “nhôm” hiến tặng. Thông tin này đã được lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng vào cuộc kiểm tra và nghe đâu Bộ Công an Việt Nam cũng đã vào cuộc để điều tra về khối tài sản kếch sù này…Trong quá trình điều tra, Đại tá Tam đã vội vàng đưa vợ con của mình quay trở về sinh sống tại căn nhà cũ nằm trên đường Trần Quý Cáp – Đà Nẵng.
Sau sự kiện biệt thự trăm tỷ của Đại tá Tam, dư luận lại sôi lên với biệt phủ của một Đại úy Công an ở Thanh Hóa. Nghe đâu, viên Đại úy này đã ngang nhiên xây dựng biệt phủ cho mình ở trên phần đất đang còn nhùng nhằng về pháp lý…
Câu chuyện hôm nay là dinh cơ của Đại tá Trần Đức Việt – Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị, một tỉnh nghèo có lẽ là đứng trong top 5 tỉnh nghèo nhất nước Việt Nam vào thời điểm hiện tại.
Những sỹ quan đang làm việc tại Công an tỉnh Quảng Trị cho rằng: Trong số các đời giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị thì chưa có một ai thâu tóm quyền lực cho băng nhóm, anh em ruột của mình và vơ vét của cải vật chất về cho gia đình mình một cách tàn bạo như Đại tá Việt. Mới đây thôi, khi đang là Phó giám đốc Công an Quảng Trị, trong phần kê khai tài sản, Đại tá Việt khai rằng bản thân chỉ có 1 căn nhà cấp 4 nằm ở số 52 Lê Lợi – TP. Đông Hà với vài trăm triệu VNĐ gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Ấy vậy mà, chỉ sau một thời gian ngắn ông ta lên nắm quyền Giám đốc Công an Quảng Trị. Một căn biệt thự nguy nga tráng lệ đã mọc lên trên một diện tích đất rộng lớn. Căn biệt thự này có tường cao 5m, thường xuyên được đóng kín cửa ra vào.
Ngoài ra đại tá Việt cong cho các đàn em thân tín cùng quê quán Vĩnh Linh với mình đi “săn mồi”, buộc những con mồi đó đến…nộp mạng bằng những khoản tiền lớn mà dân xã hội thường gọi là “hụi chết”. Dân Đông Hà ai cũng biết, Đại tá Mạnh biệt danh là mạnh “sứt”, Trung tá Sơn biệt danh Sơn “Tam mao”…vì được Đại tá Việt ưu ái bố trí vào những vị trí trưởng phòng Kinh tế, Hình sự, nên 2 gã này đã tự biến mình thành những cái máy in tiền cho Đại tá Việt.
Mỗi viên gạch xây biệt thự nguy nga cho Đại tá Việt được người dân Quảng Trị ví như một giọt nước mắt của dân lành, một phách gỗ lớn trong căn biệt thự này được xem như một niềm oan khuất…
Không dừng lại ở đó, Đại tá Việt còn hô mây gọi gió, thiết kế đàn em đóng góp để cho 2 đứa em ruột của mình là Trung tá Hùng và Đại úy Phương cũng mỗi người sở hữu một căn biệt thự bề thế ngay trung tâm thành phố Đông Hà.
Sự giàu có nhanh như thổi của anh em Đại tá Trần Đức Việt đã làm cho hàng trăm cán bộ Công an tỉnh Quảng Trị bức xúc, càng bức xúc hơn khi chính họ là những người biết rất rõ về quá trình tiến thân của những đứa em và sau này là con trai và dâu của Đại tá Trần Đức Việt.
Trong những bài viết tới, chúng tôi sẽ dành thời gian để chia sẻ với bạn đọc về quá trình tiến thân của Trung tá Hùng, Đại úy Phương và đặc biệt là những năm tháng “tu nghiệp” của Trung úy cảnh sát Kinh tế Trần Đức Việt Anh, quý tử của Đại tá Trần Đức Việt ở Đại học Hồng Bàng.

Nhà đại tá Trần Đức Việt
Nhà đại tá Trần Đức Việt
Nhà trung tá Hùng (em trai)
Nhà đại uý Phương (em trai)
Ngoài ra ông Việt còn nhét đứa con trai chưa tốt nghiệp đại học (còn nợ 12 môn ở đại học Lạc Hồng) vào làm phòng cảnh sát kinh tế Quảng Trị

© Nguyễn Lân Thắng
(Bài bạn đọc gửi)

Chuyện tình của cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh

Lẽ ra Trần Văn Minh đã bị khởi tố và bị bắt giam trước Tết Nguyên đán, chứ không phải để đến ngày 17/4/2018. Lúc đó, chúng tôi nêu lý do các lãnh đạo không muốn gia đình Minh đón một cái Tết với “không khí nặng nề”. Vậy mà, Minh đã không cầu thị, lại còn ngạo nghễ cho rằng chúng tôi đưa “tin đồn thất thiệt”.
Cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh
Mọi người đặt câu hỏi, vậy thì ngoài việc làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng từ việc bán rẻ công sản Đà Nẵng, Trần Văn Minh là người thế nào?
Tham vọng quyền lực, câu kết với Vũ Nhôm nhằm “lũng đoạn chính trường”, bởi vì sau lưng Vũ Nhôm (thượng tá TC5) là các tướng lĩnh BCA và các “đại ca” ở cấp cao.
Sau khi phải ra đi, về yên phận tại BTC Trung ương, nhưng khi Bá Thanh rời Đà Nẵng, mong ước cháy bỏng của Minh là được về làm Bí thư ĐN, để “đánh quả” cuối rồi nghỉ hưu, nhưng ông Trời đã không “chìu” lòng Minh. Thật đáng sợ cho lòng tham vô đáy.
Bởi vì, với 2 nhiệm kỳ làm chủ tịch tp ĐN, Trần Văn Minh đã “vun vén” cho gia đình mình một khối tài sản khổng lồ. Minh đưa vợ, một bác sĩ không tên tuổi, là Trần Thị Hoa Lý, lên làm Phó Giám đốc BHXH kiêm Trưởng phòng giám định chi, của BHXH tp Đà Nẵng. Minh “móc túi” ngân sách gần 5 tỷ đồng để đưa con trai du học. Học về, Minh đưa vào Sở KHĐT ngồi ghế “thơm” nhất của Sở này, Trưởng phòng Thẩm định đầu tư. Khi đã nghỉ hưu, Minh còn “gây sức ép” với UBND TP, phải “quy hoach” con mình làm Phó GĐ Sở (!)
Cũng giống cấp trên, lẫn cấp dưới của mình. Tiền bạc và quyền lực làm Trần Văn Minh hư hỏng.
Vợ Minh nhìn ốm yếu và kém nhan sắc, cho nên Minh đã lập “phòng nhì”. Người đó không ai khác là Nguyễn Thị Tuý Vân, GĐ cty Hoàng Trà (xem phần 2).
Đuổi hàng trăm hộ gia đình khu vực bãi tắm công cộng Bắc Mỹ An, bịt luôn lối ra biển, giao gần 5 hecta đất ở đây cho người tình của mình.
Nguyễn Thị Tuý Vân, một phụ nữ goá chồng ở tuổi 40, tài sản còn lại chỉ là 2 đứa con nhỏ. Từ khi “cặp” với Trần Văn Minh, cô đã có cả một gia tài khổng lồ:
1- Khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao mang tên Hoàng Trà (tên quốc tế Lifestysle Resort Đà Nẵng). Tuý Vân đầu tư 25 triệu đôla xây dựng từ 2007 và khánh thành vào tháng 4/2010. Tháng 7-2012 đã chuyển nhượng lại cho Tập đoàn Sungroup.
2- Mua khách sạn Manoglie (Hoa Mộc Lan) vào năm 2008, ks có 54 phòng theo tiêu chuẩn 3 sao để kinh doanh, tại số 6 Lê Lợi (điểm giao nhau giữa 2 con đường đắc địa Lê Lợi – Lý Thường Kiệt), gần căn biệt thự 2000 m2 của Trần Văn Minh.
3- Xây xây dựng khách sạn Thủ Đô tại địa chỉ 125- 127 Hùng Vương, trung tâm tp.
4- Một trụ sở công ty Hoàng Trà tại 83 Nguyễn Thị Minh Khai, ĐN và 2 vp chi nhánh tại Tp HCM và Nha Trang.
5- Khu du lịch sinh thái Hoàng Trà tại Hoà Hải rộng 10 hecta, sau bán cho đại gia khác.
Có người hỏi, tiền đâu lắm thế? Cứ hình dung thế này, Minh cùng Bá Thanh lập ra 17 Ban Quản lý Dự án, để giải toả đền bù và quản lý quỹ đất. Đến năm 2015 mới lộ ra “quỹ đen” đất bỏ ngoài sổ sách là 17.000 lô (!). Vụ việc được đem ra mổ xẻ, chất vấn tại HĐND tp, rồi sau đó “chìm xuồng” vì liên quan đến “thần tượng” Nguyễn Bá Thanh.
Những tháng ngày “mặn nồng” bên nhau, đôi “trai tài gái sắc” cũng kịp để lại nhiều “kỷ niệm” khó quên. Khi Trần Văn Minh xài số điện thoại đi động 0913.40.5556, thì Tuý Vân đi xe sang mang biển kiểm soát 43A. 5556. Khi cả hai “hẹn hò” bên nhau tại biệt thự trên Bán đảo Sơn Trà, thì bà xã Minh phục kích, bắt quả tang, đánh ghen tá lả.
Hôm nay Trần Văn Minh bị giam trong ngục, nhớ về những “bóng hồng”, những chai Chivas, những buổi tiệc tùng trong khách sạn 5 sao, những xấp đôla dày cộm… Minh có “đau lòng” không?
Nguyễn Thị Tuý Vân là người tình “bền bỉ” của Trần Văn Minh. Nói “bền bỉ” là vì, dù đi với các “bóng hồng” khác hoặc với các “chân dài” do Vũ ‘nhôm’ cung phụng, đưa từ TP HCM ra, Minh vẫn dành trọn niềm ưu ái cho Tuý Vân. Là chị con nhà chú bác với Bá Thanh, là “bồ ruột” của Trần Văn Minh, Tuý Vân đã trở thành một trong những phụ nữ quyền lực ở Đà Nẵng.
Trong khi tại thành phố này, biết bao gia đình diện chính sách vẫn phải chen chúc trong các khu “ổ chuột”, dân vạn chài vẫn cố kiếm tìm một “suất” chung cư, những trẻ em nghèo không có tiền đến trường, những mảnh đời cơ cực… vẫn hằng ngày bươn chải trên bãi rác Khánh Sơn, ngoại ô thành phố để kiếm sống, thì tổng tài sản mà Tuý Vân có được đến hôm nay, là không dưới 1000 tỷ (!)
Người dân Đà Nẵng bao đời nay trung thành với cách mạng, hiền và cả tin. Vì thế, khi thành phố chủ trương giải toả, chỉnh trang đô thị, họ tin và ủng hộ. Họ có ngờ đâu, những mảnh vườn thênh thang, những thửa ruộng màu mỡ… của gia đình họ, đã trở thành “đất vàng” vào tay bọn “cá mập” như Nguyễn Bá Thanh, Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến, Vũ ‘nhôm’, Nguyễn Ngôn, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Vọng…
“Chuyện tình” của Trần Văn Minh kể sẽ không bao giờ hết. Chúng tôi chỉ kể thêm ở đây, một phần rất nhỏ về “cấp trên và cấp dưới” của Trần Văn Minh.
“Thần tượng” của Đà Nẵng khi lên Chủ tịch thành phố, đã đưa “bồ nhí” của mình, cô kế toán nông trường ngày nào, về làm trưởng phòng “hot” nhất của Sở Tài chính thành phố. Uất ức nhưng không làm gì được, chồng cô này hận đến… đột quỵ, nhũn não.
Văn Hữu Chiến (đã bị khởi tố), cựu chủ tịch kế nhiệm, cũng không chịu “thua kém” Minh. Từ khi còn là Giám đốc Sở GTVT, Chiến đã nổi danh “háu gái”. Chiến lập “phòng nhì”, xây cho cô ta một căn biệt thự trên con đường Phạm Văn Đồng “đắt đỏ” nhất thành phố. Cô ta đã sinh con cho y.
Với Chiến, đàn bà là không bao giờ đủ. Trong giới lãnh đạo Đà Nẵng, Chiến là người nhiều bồ bịch nhất. Một “tình yêu” nữa của Chiến, đó là ca sĩ Mỹ Nương, thuộc đoàn Ca múa nhạc Đà Nẵng. Nàng quê Quảng Bình, xinh và hát hay. Yêu Chiến, nàng có nhà, xe sang và lên chức Phó trưởng đoàn Ca nhạc ĐN.
Trần Thanh Vân, người “giúp sức” số 1 cho Bá Thanh “đánh” anh Trần Văn Thanh, thiếu tướng Chánh Thanh tra BCA, đến “thân bại danh liệt”, vào thời điểm đó, là Viện trưởng Viện Kiểm sát thành phố Đà Nẵng.
Khi Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương, thì tháng 7/2013, Vân được vào Ban thường vụ và giữ chức Trưởng Ban nội chính Thành uỷ. Vân “cặp” với Trần Kim Oanh, đưa Kim Oanh từ kiểm sát viên hạng xoàng nhưng trẻ đẹp, về làm Viện trưởng VKS quận Liên Chiểu. Chưa dừng ở đó, Vân muốn “tình yêu” sẽ thay chỗ của mình khi nghỉ hưu, và cũng để “tình yêu” không xa mình nửa bước, năm 2017 Vân “bổ nhiệm” Kim Oanh về làm Phó trưởng Ban nội chính thành uỷ.
Vừa qua, với nhiều sai phạm, Trần Thanh Vân bị Thành uỷ Đà Nẵng kỷ luật cảnh cáo, “tình yêu” Trần Kim Oanh bị kỷ luật khiển trách. Hiện cả hai vẫn đương chức.
Nguyễn Tuấn Anh, cựu Giám đốc công ty đầu tư Xây lắp và Kinh doanh nhà (trực thuộc UBND TP), thì lại khác. Bản chất “trăng hoa”, Tuấn Anh cặp hết cô này đến cô khác, ví dụ như Thu Hà ở phòng tài vụ công ty, cô gái trẻ đẹp được Tuấn Anh cưng chìu hết mực. “Ông ăn chả, bà ăn nem”, vợ của Tuấn Anh lại ngoại tình với người lái xe. Chán vì bị “cắm sừng”, Tuấn Anh ly dị, cách đây vài năm, khi đã nghỉ hưu,
Tuấn Anh cưới một cô gái trẻ, điều trớ trêu, mẹ cô gái (nhạc mẫu của Tuấn Anh) lại nhỏ hơn hắn 5 tuổi (!). Tháng 5/2018, Tuấn Anh đang bị điều tra về thất thoát 30 tỷ đồng ngân sách. Tuấn Anh tham nhũng “vơ vét” bao nhiêu? Cơ quan điều tra sẽ trả lời. Chỉ biết rằng, Nguyễn Tuấn Anh đã thành lập Công ty Thuận An và hệ thống 2,3 khách sạn Moonlight cao hàng chục tầng, nằm trên đường Phan Chu Trinh và Nguyễn Chí Thanh, rồi để cho con trai mình đứng tên. Tài sản của y cũng không dưới 500 tỷ!
Còn nhiều con “cá mập” vơ vét công quỹ Đà Nẵng, sống sa đoạ trên nỗi đau, mồ hôi nước mắt của những mảnh đời khốn khổ của người dân nữa…, nhưng trong khuôn khổ bài này chúng tôi không thể nêu hết. Chỉ chứng minh rằng: Những tên “tai to mặt bự” ở Đà Nẵng là một lũ “sâu dân mọt nước”. Quyền lực, tiền bạc, bản chất phóng đãng, đã khiến chúng quay lưng lại với nhân dân, và tự biến mình thành “củi” của “lò ông Trọng” đã và đang “nóng” lên từng ngày.
Quế Hương / (Tiếng Dân)

Tin tức Quốc tế

Trung Quốc – Ấn Độ sắp bước vào cuộc chiến tranh giành “kho báu” gần 60 tỷ USD

Trung Quốc - Ấn Độ sắp bước vào cuộc chiến tranh giành "kho báu" gần 60 tỷ USD

Lượng khoáng sản mới tìm thấy gần đây có thể sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở Himalaya.

Kho báu gần 60 tỉ USD

Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành hoạt động khai khoáng quy mô lớn trên phần lãnh thổ của mình tại khu vực tranh chấp với Ấn Độ ở Himalaya. Tại nơi này, một “kho báu” khổng lồ gồm vàng, bạc và các loại khoáng chất quý hiếm khác – mà các nhà địa chất Trung Quốc định giá gần 60 tỉ USD – được phát hiện.

Zheng Youye, giáo sư của Đại học Địa chất Trung Quốc, xác nhận với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) rằng: Theo một loạt phát hiện trong những năm gần đây, giá trị tiềm năng của quặng tại huyện Lhunze (một cứ điểm quân sự Trung Quốc lấy được từ Ấn Độ cách đây gần 60 năm) và khu vực lân cận ở vào khoảng 58 tỉ USD.

“Đây mới chỉ là tính toán sơ bộ”, ông Zheng nói.

Trung Quốc - Ấn Độ sắp bước vào cuộc chiến tranh giành kho báu gần 60 tỷ USD - Ảnh 1.

Mặc dù hoạt động khai khoáng đã diễn ra trên dãy núi cao nhất thế giới suốt hàng nghìn năm nhưng những khó khăn trong việc tiếp cận các khu vực hẻo lánh và lo ngại về môi trường đã hạn chế quy mô của nó.

Sở dĩ các mỏ khai khoáng mới có phạm vi ở mức chưa từng thấy là nhờ nhiều năm chính phủ Trung Quốc mạnh tay đầu tư vào đường sá và cơ sở hạ tầng trong khu vực. Chỉ trong vòng vài năm, phát hiện này đã biến một nơi vắng vẻ, hẻo lánh với 30.000 cư dân thành một trung tâm khai khoáng phát triển.

Người ta đổ xô tới khu vực này, nhiều tới mức chính quyền địa phương không thể tính toán được chính xác số dân hiện có ở đây. Những đường hầm khổng lồ, sâu hút được đào xuyên vào những dãy núi dọc theo đường phân giới quân sự, cho phép khai thác hàng nghìn tấn quặng mỗi ngày.

Đường điện và mạng viễn thông đã được thiết lập, trong khi công tác xây dựng sân bay có khả năng phục vụ máy bay chở khách đang được tiến hành.

Theo số liệu chính phủ, tính đến cuối năm ngoái, quy mô khai khoáng ở Lhunze đã vượt qua tất cả những khu vực khác ở Tây Tạng. Tăng trưởng GDP đạt 20%, đầu tư hạ tầng gấp đôi so với 2016 còn thu nhập bình quân của dân địa phương thì gấp ba so với thời khai khoáng chưa nở rộ.

Biển Đông thứ hai

Hồi tháng 10/2017, ngay sau khi chấm dứt thời gian đối đầu căng thẳng trên cao nguyên Doklam, vụ đối đầu tồi tệ nhất giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong nhiều năm qua – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh chủ quyền của Bắc Kinh trong lá thư gửi một gia đình ở Lhunze.

Trong đó, ông Tập hối thúc người dân Lhunze “định cư” để phát triển khu vực, phục vụ lợi ích quốc gia.

Nguồn tin thân cận với kế hoạch khai khoáng cho hay, tốc độ phát triển chóng mặt ở Lhunze là một phần trong quyết tâm của Trung Quốc nhằm lấy lại toàn quyền kiểm soát Nam Tây Tạng, hay còn được biết tới với tên gọi Arunachal Pradesh – hiện là một bang của Ấn Độ có diện tích tương đương Áo, có rừng nguyên sinh, đất đai màu mỡ và giàu khoáng sản.

Theo ông Zheng, lượng quặng mới tìm thấy gần đây có thể sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở Himalaya.

Trung Quốc - Ấn Độ sắp bước vào cuộc chiến tranh giành kho báu gần 60 tỷ USD - Ảnh 2.

Các nhà địa chất học Trung Quốc khám phá ra lượng quặng khổng lồ. Ảnh: CGS

Trung Quốc đã chinh phục được Nam Tây Tạng sau khi phát động một cuộc chiến tranh nhằm vào Ấn Độ hồi đầu những năm 1960, “nhưng quân đội chúng tôi đã phải nhanh chóng rút lui bởi chúng tôi không có người ở đó để giữ đất”, nhà khoa học Trung Quốc nói.

Ông Zheng nhận định: Các hoạt động khai khoáng mới sẽ dẫn tới sự gia tăng nhanh chóng và rõ rệt về dân số Trung Quốc ở Himalaya và tạo cơ sở ổn định, lâu dài cho bất kỳ chiến dịch ngoại giao hoặc quân sự nào.

“Việc này tương tự với những gì xảy ra ở biển Đông”, ông Zheng nói, đề cập tới khu vực biển – nơi Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trái phép và tăng cường hoạt động hàng hải trái phép.

Hao Xiaoguang, nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Vũ Hán, Hồ Bắc, đồng thời là một chuyên gia cấp cao của chính phủ Trung Quốc về tranh chấp Trung Quốc – Ấn Độ, cũng đồng tình với quan điểm này. Hao cho rằng, nhiều khả năng Bắc Kinh chọn phương án tiếp cận với Himalaya tương tự như ở biển Đông.

Trong bối cảnh sức mạnh kinh tế, quân sự, địa chính trị của Trung Quốc đang gia tăng, thì việc “Nam Tây Tạng quay trở về dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc chỉ còn là vấn đề thời gian”, Hao nói.

Hiện nay Ấn Độ đang kiểm soát phần lớn Nam Tây Tạng, khu vực được biết tới với nền văn hóa đầy bản sắc và phong cảnh trù phú.

D. Rameshwar Rao, một nhà khoa học thuộc Viện Địa chất Himalaya Wadia của Ấn Độ cho hay, cơ quan này không biết Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động khai khóng phạm vi rộng ở biên giới Arunachal.

theo Thời đại

=======================

Trước thềm thượng đỉnh, Mỹ-Triều Tiên tới tấp tung ‘đòn gió’ thử lòng nhau

Trước thềm thượng đỉnh, Mỹ-Triều Tiên tới tấp tung 'đòn gió' thử lòng nhau

Cả Triều Tiên và Mỹ đã chơi ‘đòn gió’ để tránh phải ra đòn thật, bởi cả hai đều có lợi ích thiết thực trước mắt và chiến lược lâu dài đối với việc tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh.

Triều Tiên đã rút kinh nghiệm từ mô hình Libya

Hơn một tháng trước ngày dự kiến sẽ diễn ra cuộc thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên – tức ngày 12.6 tới ở Singapore – cả hai phía Triều Tiên và Mỹ đã bất ngờ có những động thái gây bất lợi cho khả năng sự kiện này được tiến hành như hai bên đã dự định.

Phía Triều Tiên bực bội về việc Mỹ và Hàn Quốc lại tập trận chung, và cảnh giác về những thông tin cho thấy phía Mỹ chủ ý áp đặt Triều Tiên chấp nhận mô hình giải pháp của Mỹ về vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Trong đó, điều đặc biệt nghiêm trọng đối với Triều Tiên là phát biểu của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho rằng Triều Tiên phải chấp nhận cái gọi là Mô hình giải pháp Libya.

Ai cũng biết rằng chính những điều đã xảy ra với Libya là một trong những nguyên cớ thôi thúc Triều Tiên đẩy mạnh phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa bằng mọi giá. Vì thế, Triều Tiên đã hủy cuộc gặp cấp cao với Hàn Quốc và lần đầu tiên đề cập đến khả năng hủy cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Ông Trump sau đó khẳng định Mỹ không có chủ trương áp dụng mô hình giải pháp Libya đối với Triều Tiên, tức là tách biệt mình với ông Bolton, và chơi chiêu sách “Cây gậy và củ cà rốt”.

Ông Trump tuyên bố rằng nếu Triều Tiên và Mỹ đạt được thỏa thuận về giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, thì mọi chuyện sẽ trở nên rất tốt đẹp đối với Triều Tiên, còn nếu không thì rất có thể lịch sử của Libya sẽ lặp lại.

Điểm khác biệt so với Libya, đó là mục đích của Mỹ không phải là lật đổ chính thể hiện tại ở Triều Tiên, mà là tìm kiếm thỏa thuận với chính quyền Triều Tiên hiện nay. Nếu không đạt được thỏa thuận với chính quyền hiện tại ở Triều Tiên về giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa của nước này, thì Mỹ mới tính đến mô hình giải pháp Libya.

Mô hình giải pháp Libya thực chất có hai nội dung chính, đó là Libya từ bỏ tất cả vũ khí hủy diệt và ngừng chương trình hạt nhân, đổi lại Mỹ cam kết đảm bảo an ninh và hậu thuẫn phát triển cho Libya. Thỏa thuận được kí năm 2003 và phía Libya đã thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng rồi năm 2011, Mỹ cùng với Anh và Pháp lại phát động cuộc chiến tranh nhằm mục tiêu thay đổi thể chế nhà nước ở Libya.

Năm 1994, chính quyền Bill Clinton ở Mỹ đã kí thỏa thuận với Triều Tiên, nhưng rồi đâu có thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ những gì đã kí. Mỹ và đồng minh thường cho rằng Triều Tiên không đáng tin cậy vì cam kết rồi không thực hiện, trong khi bản thân họ lại cam kết mà không thực hiện hoặc thậm chí còn lật lọng.

Chơi ‘đòn gió’ để tránh đòn thật

Sự không tin tưởng lẫn nhau này phủ bóng xuống cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim Jong-un từ giai đoạn ý tưởng được tung ra đến quá trình chuẩn bị, từ diễn biến của cuộc gặp đến cả thời kỳ sau đó, khi hai bên cùng nhau thực hiện những điều thỏa thuận với nhau ở cuộc gặp. Cũng chính vì thế mà mọi khía cạnh về nội dung cũng như kỹ thuật của cuộc gặpTrump-Kim đều trở nên rất nhạy cảm và đều có thể gây nguy hiểm cho cuộc gặp này.

Phát biểu nói trên của ông Trump và việc Mỹ rút máy bay ném bom chiến lược B-52 ra khỏi diện tham gia tập trận chung với Hàn Quốc cho thấy hai điều.

Thứ nhất là ông Trump chủ trương không tạo cớ để phía Triều Tiên hủy cuộc thượng đỉnh. Cách tiếp cận của ông Trump xem ra là thà có cuộc thượng đỉnh và không đạt được thỏa thuận với Triều Tiên vẫn còn hơn không có cuộc thượng đỉnh.

Thứ hai, phi hạt nhân hóa Triều Tiên là mục tiêu quan trọng và mang tính chất quyết định nhất của ông Trump ở cuộc thượng đỉnh này, nhưng nội hàm cụ thể của cụm từ này sẽ là kết quả thương thảo giữa hai bên.

Chắc chắn rằng phía Mỹ muốn Triều Tiên chấp nhận mô hình giải pháp Libya, nhưng họ cũng đủ thực tế để biết trước rằng Triều Tiên sẽ không bao giờ chấp nhận mô hình ấy bởi nhiều lý do, trong đó lý do chính là Mỹ đã tự cho thấy mình không phải đối tác đáng tin cậy, và chưa chắc rằng Mỹ sẽ thực thi nghiêm chỉnh và đầy đủ những điều đã kí kết với Triều Tiên.

Ngoài ra, Mỹ và đồng minh khi xưa có thể phát động chiến tranh chống Libya, thế nhưng hiện tại và cả trong tương lai, Mỹ sẽ vừa không dám, lại vừa không thể làm nổi việc ấy với Triều Tiên. Triều Tiên khác với Libya về khu vực địa lý, về vị thế và thực lực, đồng thời Triều Tiên cũng đã có bài học nhãn tiền từ Libya.

Cho nên thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên về giải pháp cho vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên – nếu hai ông Trump và Kim Jong-un thực sự sẽ thảo luận vào tháng 6 tới đây ở Singapore – không thể là một quá trình ngắn, mà phải được thực hiện với nhiều bước đi nhỏ liền nhau theo một lộ trình thời gian cụ thể.

Mục đích của quá trình này là để hai bên xây dựng lòng tin lẫn nhau và không bên nào có thể đơn phương tự lật ngược như ông Trump đã làm với thỏa thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran.

Như vậy, cả Triều Tiên và Mỹ vừa rồi đều đã chơi ‘đòn gió’ để tránh phải ra đòn thật, bởi cả hai phía đều có lợi ích thiết thực trước mắt và chiến lược lâu dài đối với việc tiến hành cuộc gặp cấp cao này.

Cuộc thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ là lần đầu tiên Triều Tiên cho thế giới thấy vị thế ngang bằng với Mỹ, và Triều Tiên cũng ý thức được rằng cơ hội này chỉ đến vì Tổng thống Mỹ là người như ông Trump hiện tại.

Trong khi đó, ông Trump nhìn nhận đây là cơ hội và cách thức duy nhất để có được giải pháp hòa bình với Triều Tiên. Ông Trump đang cần cách giải quyết mới và giải pháp mới cho vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, nhằm chứng minh rằng quyết định rút nước Mỹ ra khỏi thỏa thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran của mình là đúng đắn và cần thiết đối với nước Mỹ.

Trên hết, dường như Mỹ cũng đang muốn tìm cách giải quyết lại vấn đề hạt nhân và tên lửa của Iran, cũng như quan hệ của Mỹ với Iran theo cái gọi là “Mô hình giải pháp Triều Tiên”.

Theo Trí Thức Trẻ