Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra “cơn sốt” đất

Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra "cơn sốt" đất

Bắc Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) – một trong những đặc khu trong tương lai đang trở thành “tâm điểm” của giới nhà đất. Nhìn từ trên cao, khu vực này vẫn còn hoang sơ, nhưng giá đất nơi đây đang bị “thổi” lên gấp nhiều lần.

Theo đại diện Công ty Tư vấn BCG – đơn vị đang thực hiện các phương án quy hoạch đặc khu, có 5 vấn đề tại khu vực Bắc Vân Phong, gồm: chiến lược tổng quan; mô hình, thể chế và vốn; hạ tầng cứng và mềm; cơ chế quản lý đặc thù và chính sách ưu đãi thu hút đầu tư.

Đặc khu hành chính – kinh tế Bắc Vân Phong phải tạo được cụm công nghiệp để hiệp lực phát triển, thiết lập được thể chế đặc biệt, khác biệt so với nền kinh tế chung… Công ty Tư vấn BCG gợi ý trong Đặc khu hành chính – kinh tế Bắc Vân Phong có thể phát triển du lịch, công nghiệp quốc phòng và công nghệ cao.

Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 1.

Một khu đảo nhỏ tại Bắc Vân Phong

Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 2.

Khu vực cảng biển và nhà máy đóng tàu Vinashin.

Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 3.

Một góc Vịnh Vân Phong – Nơi đang diễn ra những cơn sốt đất ngầm.

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, Đặc khu Hành chính – Kinh tế Bắc Vân Phong có vị trí tại huyện Vạn Ninh, tổng diện tích khoảng 66.000ha, trong đó có 19.000ha đất liền, các đảo và 47.000ha mặt nước.

Mục tiêu phát triển của đặc khu là trở thành một trung tâm dịch vụ – du lịch lớn, hiện đại của khu vực và quốc tế; tạo động lực để phát triển kinh tế của tỉnh và khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Theo đó, Đặc khu Hành chính – Kinh tế Bắc Vân Phong sẽ ưu tiên phát triển 4 nhóm ngành nghề, gồm: công nghiệp dịch vụ cảng biển và logistic (dịch vụ vận chuyển hàng hóa); dịch vụ tài chính quốc tế; du lịch cao cấp có casino, khu giải trí đẳng cấp quốc tế; công nghiệp khoa học kỹ thuật công nghệ cao. Sau khi thành lập, Đặc khu Hành chính – Kinh tế Bắc Vân Phong sẽ trực thuộc quản lý của UBND tỉnh.

Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 4.
Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 5.

Trung tâm thị trần Vạn Giả, huyện Vạn Ninh.

Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 6.
Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 7.

Nhiều lô đất có diện tích lớn trước mặt biển đã được san lấp mặt bằng, chuẩn bị xây dựng khách sạn, nhà trọ để phục vụ du khách.

Ông Trần Đình Quý – Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Khánh Hòa, cho biết trong khi mọi việc vẫn còn đang bàn thảo thì đất ở Vạn Ninh đã bị làm giá và nhiều khả năng bị vỡ bong bóng trong thời gian tới. Cơn sốt là do giới buôn bán đất ở các tỉnh khác về, cấu kết với hệ thống “cò mồi” để cùng nhau ôm đất rồi thổi giá ảo để bán kiếm lời.

Do đó, nếu không quản lý chặt và có những cảnh báo mạnh mẽ thì khi Đặc khu Bắc Vân Phong hình thành sẽ khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa, thu hút nhà đầu tư chiến lược. Các cơ quan chức năng cần đưa ra các giải pháp như: hạn chế chuyển mục đích sử dụng, ngăn chặn tình trạng đứng tên hộ, đầu cơ bằng cách mua cùng lúc nhiều lô đất…

Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 8.
Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 9.

Khu vực trung tâm sốt đất tại xã Vạn Thạnh, một lô đất rộng 2.000m2 bán lần thứ nhất 4 tỷ đồng, sau hai ngày được chuyển sang người mới giá 8 tỷ, và mới đây đã lên 16 tỷ đồng.

Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 10.

Khu Đầm Môn có nhiều đảo nhỏ đẹp, trong xanh nên đang có một số dự án nghỉ dưỡng khởi động.

Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 11.

Theo đại diện UBND xả Vạn Thạnh, hiện địa phương đang lên kế hoạch kiểm đếm, đo đạc diện tích các hộ dân trong vùng để chuẩn bị phương án di dời.

Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 12.
Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 13.

Công trường thi công dự án cảng tàu khách quốc tế Đầm Môn.

Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 14.

Nhiều chòi lá kinh doanh ăn uống hải sản, cũng là nơi các cuộc giao dịch đất ở Bắc Vân Phong diễn ra hàng ngày.

Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 15.
Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 16.

Vùng dành cho phát triển dự án nghỉ dưỡng tại Bắc Vân Phong.

Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 17.
Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 18.

Khu vực thị trấn Bắc Vân Phong, Vịnh Đầm. Theo quan sát, khu vực này cấm mọi hoạt động buôn bán nhà đất do nằm trong khu quy hoạch đặc khu.

Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 19.
Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 20.

Nhiều dự án nghỉ dưỡng lớn đang đẩy nhanh tiến độ thi công trước khi đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong ra đời.

Cận cảnh Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao, nơi đang diễn ra cơn sốt đất - Ảnh 21.

Bắc Vân Phong có diện tích rất lớn, trong đó trải dài đến vị trí Hầm đường bộ Đèo Cả, giáp ranh với tỉnh Phú Yên.

Theo lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, hiện nay Quốc hội đang xây dựng Luật Đặc khu và có thể sẽ thông qua tại kỳ họp Quốc hội năm nay. UBND tỉnh cũng đang tập trung xây dựng nguồn nhân lực và quy hoạch cho đặc khu.

Tỉnh đánh giá cao các ý tưởng đề xuất của nhà đầu tư thời gian gần đây. Các ý tưởng này rất hay và có nhiều điểm tương đồng với quan điểm phát triển đặc khu Bắc Vân Phong của địa phương. Tỉnh sẽ tiếp thu những ý tưởng đó và giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong tổng hợp để làm việc với các đơn vị tư vấn, có bổ sung vào quy hoạch tổng thể đặc khu, trình Thường trực Tỉnh ủy, thống nhất trình Chính phủ trong thời gian tới.

Đăng Khải – Lan Nhi / Theo Trí thức trẻ

Alibaba đang bành trướng ở Đông Nam Á như thế nào?

Alibaba đang bành trướng ở Đông Nam Á như thế nào?

Alibaba đã thực hiện nhiều thương vụ “khủng” tại Đông Nam Á để mở rộng thị phần thương mại điện tử, thanh toán điện tử…ở khu vực này…

Trong khi Amazon đang có những bước tiến chập chững vào Đông Nam Á, gã khổng lồ Alibaba của Trung Quốc đã làm mưa làm gió ở khu vực này với loạt thương vụ nhiều tỷ USD.

Alibaba đang bành trướng ở Đông Nam Á như thế nào? - Ảnh 1.

Theo Hoài Thu / VnEconomy

Đào Quốc Oai giữ vai trò gì trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?

Gia đình ông Oai có quan hệ mật thiết với Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine cho biết: “Đào Quốc Oai đã từng ngồi tù tại CH Séc vì cưỡng đoạt tống tiền một người đàn ông đồng hương. Và trước đó tại nước Đức vào những năm 90 Đào Quốc Oai đã từng bị truy tố về tội giết người”.
Ông Đào Quốc Oai, biệt danh là Oai “đất”, hiện đã về Việt Nam trốn sự truy nã của Đức. Ảnh: Tác giả gửi tới
Lần đầu tiên sau một thời gian dài im lặng, hôm qua trong cuộc họp báo chiều ngày 17/5/2018, khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam đối với trường hợp Nguyễn Hải Long, là người bị xem là một mật vụ của Việt Nam, đang bị xét xử tại Đức trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định “công việc liên quan đến bảo hộ công dân sẽ được tiến hành đúng quy định của pháp luật”.
Đối với yêu cầu cập nhật thông tin về vụ này, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nói: “Chúng tôi đã phát biểu nhiều lần. Hiện Việt Nam đang tiếp tục trao đổi chặt chẽ với phía Đức. Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức vì lợi ích của nhân dân hai nước”.
Trong khi đó, cùng ngày hôm qua 17/05/2018 tại Berlin, thủ đô nước Đức, Phiên tòa xét xử nghi can mật vụ Nguyễn Hải Long bước vào ngày thứ 7 với sự cung khai của cô Nguyễn Vân Anh, 35 tuổi, hôn thê của Vũ Đình Duy. Nói chung, kể từ ngày khai mạc cho đến nay, Tòa án Thượng thẩm Berlin đã mời nhiều nhân chứng ra cung khai trước tòa.
Điểm đặt biệt, hầu như trong tất cả các buổi thẩm cung nhân chứng, tòa án rất ít đề cập đến bị cáo Nguyễn Hải Long, đối tượng chính của phiên tòa xét xử này, mà lại quan tâm rất nhiều đến một nhân vật tên là Đào Quốc Oai. Bà Regine Grieß, Chánh án chủ tọa phiên tòa, cũng như bà phụ tá đã bỏ ra nhiều tiếng đồng hồ để hỏi những nhân chứng, chính xác là vặn hỏi xoáy quanh nhân vật Đào Quốc Oai này. Vậy Đào Quốc Oai là ai? Và giữ một vai trò như thế nào trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?
Đào Quốc Oai là ai?
Đào Quốc Oai là cậu của bị cáo Nguyễn Hải Long. Oai sinh ngày 19.06.1972, 46 tuổi, quê quán tại xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông ta có biệt danh là Oai “đất”. Ông Oai có gia đình khá mạnh về tài chính và các mối quan hệ tại Việt Nam. Gia đình có sàn nhảy “bất khả xâm phạm” nổi tiếng tại Hải Phòng.
Gia đình Oai “đất” khá đông anh em, ông anh cả Đào Quang Trịnh là cái tên khá nổi tiếng ở Đất cảng Hải Phòng, từng làm Đại sứ danh dự của CH Séc tại Hải Phòng trong nhiều năm. Ông Trịnh được biết đến qua mối quan hệ rất rộng, kể cả với quan chức cao cấp. Rất nhiều người trước đây đã phải nhờ vả sự giúp đỡ của ông ta khi muốn có visa sang Séc. Trong vụ lùm xùm cấp visa Séc trước đây trên sân golf, một số thông tin cho rằng cũng liên quan đến ông.
Ông Trịnh là con chim đầu đàn trong nhà, mọi quan hệ, mọi công việc từ lớn đến bé, các em trong nhà đều phải qua lấy ý kiến Trịnh. Với một khối tài sản nổi, chìm từ trong nước tới ngoài nước, Trịnh điều hành một cách cực tinh vi.
Về quan hệ giữa nhân chứng Vũ Đình Duy và Đào Quốc Oai. Trước tòa, Vũ Đình Duy khai rằng, “Đào Quốc Oai là người bạn thân của tôi cùng quê. Tôi chơi thân với Oai từ thuở ấu thơ, nhà Oai ở cạnh sát nhà tôi. Tôi không chỉ chơi thân với Duy mà còn chơi thân với tất cả thành viên nhà Oai từ nhỏ”.
Gia đình ông Oai có quan hệ mật thiết với Bộ trưởng Công an Tô Lâm
Trước tòa, Trần Dương Nga vợ của Trịnh Xuân Thanh cho biết: “Mẹ của Duy là em ruột của mẹ chồng tôi”. Tức là Vũ Đình Duy với Trịnh Xuân Thanh là anh em họ với nhau. Đây là một chi tiết làm nhiều người tham dự phiên tòa vô cùng ngạc nhiên, vì từ trước đến nay hầu như không ai biết Trịnh Xuân Thanh Và Vũ Đình Duy có mối quan hệ họ hàng gần với nhau.
Bà Trần Dương Nga còn khai với tòa rằng: “Duy nói Duy có một người anh kết nghĩa rất thân, hiện đang sinh sống ở Praha. Duy cũng nói ông Oai có quan hệ rất tốt với an ninh Việt Nam. Trong quá khứ ông Oai cũng là một sĩ quan an ninh”.
Vũ Đình Duy còn nói cho tòa biết rõ chi tiết tường tận hơn: “Các đoàn lãnh đạo cao cấp Việt Nam khi sang CH Séc, ông Oai thường đứng ra lo hậu cần, thí dụ như thuê khách sạn, đưa đón v.v. nhất là các đoàn lãnh đạo cao cấp của Bộ Công an. Đặc biệt ông Oai nói rằng ông Oai chơi rất thân với ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an”.
Được biết, Tô Lâm và gia đình Đào Quốc Oai là người cùng quê quán ở Văn Giang, Hưng Yên. Và mới đây, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã bổ nhiệm một người anh ruột của ông Oai lên làm Phó Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng.
Ngày 13/04/2018 Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca -Ủy viên BTV Thành uỷ, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an TP Hải Phòng- chủ trì buổi lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm về việc bổ nhiệm Đại tá Đào Quang Trường giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng từ ngày 11/4/2018. Trước đó, Đại tá Đào Quang Trường giữ chức Trưởng phòng An ninh kinh tế – Công an TP Hải Phòng.
Theo lời khai trước tòa của Vũ Đình Duy: “Tôi biết cô Đỗ Thị Minh Phương từ Việt Nam vì cùng làm trong Bộ Công thương, nhưng mãi tới khi sang Đức tôi mới biết họ yêu nhau. Trong thời gian ông Trịnh Xuân Thanh lưu trú tại Đức, cô Minh Phương đã sang Đức tới 4 lần để thăm ông Thanh. Lần cuối cùng tôi gặp cô Minh Phương là tối ngày 20/7/2017. Tôi cũng biết được kế hoạch sang thăm của cô ấy trước 1 tháng do Trịnh Xuân Thanh kể”.
Điểm đáng chú ý, cô Đỗ Thị Minh Phương – được cho là bị sử dụng để “chim mồi” trong vụ bắt cóc – lại là cháu của Giám đốc Công an TP Hải Phòng, Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, người trao Quyết định bổ nhiệm nêu trên cho Đại tá Đào Quang Trường.
Có thể nói yếu tố “Hải Phòng” đóng một vai trò then chốt trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin. Hay nói cách khác Hải Phòng là “tử địa” của Trịnh Xuân Thanh.
Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, Giám đốc CATP Hải Phòng phát biểu tại một buổi lễ. Ảnh: Internet
Đỗ Thị Minh Phương, sinh ngày 21/09/1990, cháu Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an TP Hải Phòng
Đào Quốc Oai cùng với Trung tướng Đường Minh Hưng theo dõi Đỗ Thị Minh Phương
Năm ngày trước khi vụ bắt cóc xảy ra, lúc 9:43 giờ sáng ngày 18.07.2017 Lê Anh Tú đã lái chiếc xe BMW X5 (do Nguyễn Hải Long đứng tên thuê) chở Đào Quốc Oai (Vũ Đình Duy khai: Tú là tài xế của Oai) đến Berlin. Chiếc xe đến ranh giới Berlin lúc 13:15 giờ và chạy thẳng đến khách sạn “Berlin, Berlin”, nơi Trung tướng Đường Minh Hưng trú ngụ.
Hôm sau ngày 19.07.2017 Đào Quốc Oai ngồi chung xe BMW X5 với Trung tướng Đường Minh Hưng theo dõi bám sát chiếc Taxi chở Đỗ Thị Minh Phương từ sân bay Tegel ở Berlin đến khách sạn Sheraton lúc 13:51 giờ, nơi cô Minh Phương và Trịnh Xuân Thanh hò hẹn với nhau.
Đào Quốc Oai đứng tên thuê phòng khách sạn cho tướng Hưng dùng làm trung tâm chỉ huy vụ bắt cóc
Ba ngày trước khi ra tay bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, lúc 12:49 giờ ngày 21.07.2017 Trung tướng Đường Minh Hưng và Đào Quốc Oai đến khách sạn Sylter Hof. Đào Quốc Oai đứng tên thuê cho tướng Hưng 1 phòng trong khách sạn này đến ngày 25.07.2017. Sau đó lúc 13:12 giờ tướng Hưng dọn vào ở trong phòng số 147 do Đào Quốc Oai đứng tên thuê. Tướng Hưng đã sử dụng phòng này làm trung tâm chỉ huy vụ bắt cóc.
Chiều hôm đó, khoảng 16:15 giờ Nguyễn Hải Long lái xe BMW X5 chở Đào Quốc Oai về Praha. Đúng 21:38 giờ chiếc xe về đến nhà Đào Quốc Oai. Ngày hôm sau Nguyễn Hải Long đem trả chiếc xe này tại văn phòng dịch dụ thuê xe của Bùi Hiếu trong chợ Sapa.
Trong thời điểm xảy ra vụ bắt cóc, Đào Quốc Oai và Nguyễn Hải Long không có mặt tại Berlin
Sáng ngày 23.07.2017 Nguyễn Hải Long và Đào Quốc Oai ngồi chờ tại nhà của Nguyễn Hải Long ở Praha. Vài phút sau khi vụ bắt cóc xảy ra, Trung tướng Đường Minh Hưng đã gọi điện thoại báo tin vụ bắt cóc thành công và ra lệnh cho Oai và Long đến Berlin (có tổng cộng 3 cuộc nói chuyện điện thoại giữa tướng Hưng và Oai lúc 10:53 giờ, 11:20 giờ và 11:32 giờ).
Ngay sau đó, Oai gọi điện thoại bảo vợ (tên là Bình) mang chiếc xe Porsche màu trắng từ nhà Oai đến nhà Long. Khoảng 11:30 giờ Oai và Long khởi hành lái chiếc xe Porsche đến Berlin. Và đúng 14:48 giờ chiếc xe đến khách sạn Sylter Hof. Nguyễn Hải Long và Đào Quốc Oai vào lễ tân trả phòng và lên phòng lấy hành lý cho Trung tướng Đường Minh Hưng.
Sau khi lấy hành lý cho tướng Hưng, Long và Oai lái xe Porsche đến Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin và lúc 16:13 giờ Nguyễn Hải Long lái chiếc xe bắt cóc VW T5 Multivan (đậu trong sân Đại sứ quán suốt 5 tiếng đồng hồ từ 11:13 giờ) về lại Praha. Chiếc xe về đến chợ Sapa lúc 19:38 giờ. Ngày hôm sau Nguyễn Hải Long đem trả chiếc xe này.
Đào Quốc Oai chở Trung tướng Đường Minh Hưng rời khỏi nước Đức
Từ Đại sứ quán, Trung tướng Đường Minh Hưng vội vã rời khỏi nước Đức. Khoảng 17 giờ Đào Quốc Oai chở tướng Hưng đến Praha bằng chiếc xe hạng sang Porsche Cayenne màu trắng. Tướng Hưng đến Praha lúc 20:03 giờ.
Buổi tối hôm đó, tướng Hưng, Oai, Long và Lê Anh Tú ăn mừng trong một quán Việt Nam ở Praha đến 23:37 giờ, mọi người đã uống rất nhiều bia, Nguyễn Hải Long kể lại với cảnh sát như thế.
Ngày hôm sau 24/07/2017 lúc 12:58 giờ chiếc máy bay của hãng hàng không Nga Aeroflot cất cánh chở Trung tướng Đường Minh Hưng từ Praha về Hà Nội qua ngỏ Moskau. Máy bay đáp xuống sân bay Nội Bài lúc 8:42 giờ (giờ Việt Nam) ngày 25/07/2017. Vé máy bay này của tướng Hưng được mua vào buổi sáng ngày 24/07/2017 tại một văn phòng du lịch ở Praha.
Có phải nhờ vào bạn nối khố Đào Quốc Oai mà Vũ Đình Duy thoát được lệnh truy nã của Việt Nam?
Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy là anh em họ với nhau. Cả hai đều làm Tổng giám đốc các công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Cả hai đều bị cáo buộc về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Cả hai đều bỏ trốn ra nước ngoài và bị Việt Nam phát lệnh truy nã đỏ quốc tế. Cả hai đều trốn sang châu Âu (Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, còn Vũ Đình Duy cư ngụ qua lại ở 2 nơi: Berlin và Warsaw thủ đô Ba Lan). Nhưng Công an Việt Nam chỉ lùng bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh, còn Vũ Đình Duy thì không.
Có phải nhờ vào bạn nối khố Đào Quốc Oai mà Vũ Đình Duy thoát được lệnh truy nã của Việt Nam?
Để đáp ứng lại, không lẽ Vũ Đình Duy lại không tiết lộ những tin tức về Trịnh Xuân Thanh, khi nhiều lần bị Đào Quốc Oai hỏi?
Nghi ngờ trên, không phải lần đầu tiên mà đã nhiều lần và mất rất nhiều thì giờ, nhưng không có lần nào tòa án diễn tả rõ ràng và thẳng thừng như ngày hôm qua 17.05.2018 khi hỏi nhân chứng Nguyễn Vân Anh, hôn thê của Vũ Đình Duy, như sau:
“Tại sao tình trạng của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy như nhau, đều đang trên đường đi trốn và đều bị Việt Nam truy nã, nhưng ông Thanh lại rất thận trọng, tránh gặp hay tiếp xúc với người khác, và luôn sợ hãi, không dám đi đâu mà tại sao ông Duy lại sống một cách vô tư, quan hệ rộng, thường xuyên đi lại giữa Warsaw và Berlin, thậm chí còn đi sang tận Praha thăm Đào Quốc Oai. Vậy có lẽ ông Duy dũng cảm hơn ông Thanh hay sao?”
Cô Minh Phương và Trịnh Xuân Thanh
Nhân chứng Nguyễn Vân Anh trả lời: “Không phải thế! Thật sự anh Duy cũng lo lắng và thận trọng trong đi lại cũng như trong quan hệ với người lạ”.
Tòa hỏi có lẽ ông Duy cảm thấy ít sợ hãi hơn là nhờ vào mối quan hệ với Đào Quốc Oai? Nhân chứng Nguyễn Vân Anh trả lời “Không!”.
Theo tờ Đàn Chim Việt, một tờ báo mạng tại Ba Lan, Vũ Đình Duy đã có thẻ 3 năm tại Ba Lan. Thẻ được cấp ra vào trung tuần tháng 5 năm 2017 sau hơn 4 tháng kể từ khi đương sự đệ đơn. Thẻ dành cho những người ‘làm việc’ tại Ba Lan, dù trên thực tế, không phải ai sau đó cũng thực sự tham gia vào thị trường lao động của nước mà họ đã xin cư trú.
Mặc dù có rất nhiều văn phòng dịch vụ của người Việt, nhưng Vũ Đình Duy đã sử dụng một văn phòng tư vấn và dịch vụ giấy tờ do người Trung Quốc làm chủ.
Như vậy, tình trạng giấy tờ cư trú của Vũ Đình Duy tương đối đã ổn định từ tháng 5 năm 2017, tức là từ 2 tháng trước khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, thành thử Vũ Đình Duy không ở trong một tình trạng quá “khó khăn” về an toàn bản thân đến nỗi phải cạn tình máu mủ họ hàng (mẹ Thanh và mẹ Duy là chị em ruột).
Nhiều lần, bà Trần Dương Nga vợ Trịnh Xuân Thanh, khi được tòa hỏi, bà đều khẳng định rằng bà tin tưởng Duy, Duy có thông tin gì mới đều trao đổi với bà, kể cả tất cả những lần ra cảnh sát thẩm cung, Duy đều kể rõ nội dung cho bà biết. Quan hệ với Đào Quốc Oai như thế nào, Duy đều nói cho bà biết.
Hơn nữa, cũng như tất cả những nhân chứng khác, cảnh sát đã thẩm cung họ từ nhiều tháng trước, nay tòa án mời họ ra cung khai một lần nữa trước tòa. Riêng nhân chứng Vũ Đình Duy cảnh sát đã mời ra lấy lời khai rất sớm, ngay sau khi vụ bắt cóc xảy ra, và đã nhiều lần cung khai tại cơ quan điều tra Đức chứ không phải 1 lần duy nhất.
Do đó, hiển nhiên là các nhà điều tra Đức cũng đã có những nghi vấn về Vũ Đình Duy, không nghi ngờ sao được khi 2 ngày trước khi vụ bắt cóc xảy ra, ngày 20.07.2017 Đào Quốc Oai gọi điện thoại cho Vũ Đình Duy nói rằng Oai đang ở Hamburg muốn ghé qua Berlin chơi với Duy một trận Golf, Duy nhận lời và gọi điện rủ Trịnh Xuân Thanh cùng chơi, nhưng Trịnh Xuân Thanh nghe thấy có Oai nên Thanh đã từ chối.
Không nghi ngờ sao được, khi hơn 1 tuần trước khi vụ bắt cóc xảy ra, Vũ Đình Duy và hôn thê đã đi sang Praha thăm Đào Quốc Oai và thậm chí còn rủ Trịnh Xuân Thanh đi theo, nhưng ông Thanh cũng từ chối.
Không nghi ngờ sao được, khi trong buổi ăn sáng trước khi chia tay ngày 16.07.2017 tại Praha, theo lời mô tả trước tòa của Vũ Đình Duy, có hiện diện một người đàn ông đậm người, đầu hói, nhưng khi tòa đưa cho xem hình Trung tướng Đường Minh Hưng, thì Vũ Đình Duy nhận ra và nói rằng có 1 lần từng có dịp gặp tướng Hưng tại Việt Nam, nhưng nhân chứng Duy không xác nhận tướng Hưng chính là người đàn ông có mặt trong buổi ăn sáng ở Praha nói trên, mặc dù bị tòa vặn đi hỏi lại nhiều lần, nhân chứng Duy chỉ nói những người có nhân dạng giống như vậy nhiều lắm. Được biết lúc 20 giờ tối cùng ngày hôm đó Trung tướng Đường Minh Hưng đã đến Berlin và nhận phòng ở khách sạn “Berlin, Berlin”.
Có thể nói, hầu như tất cả những người có mặt quan sát phiên tòa ngày 07.05.2018 đều không tin về những lời khai nêu trên của Vũ Đình Duy. Tuy nhiên, rất có thể vì những lý do nào đó Vũ Đình Duy đã không dám khai về tướng Hưng, nhưng cũng không vì vậy mà trước đây đã “bán đứng” người anh họ của mình.
Như vậy các nhà điều tra Đức từ lâu đã có những nghi vấn về Vũ Đình Duy, nhưng với nghiệp vụ chuyên môn của họ và những phương tiện kỹ thuật trong tay, họ dể dàng tìm ra sự thật. Tòa án không có khả năng và cũng không có chức năng điều tra những nghi vấn, nếu có thì họ phải giao cho cơ quan điều tra thực hiện.
Nói tóm lại những nghi vấn và nghi ngờ về Vũ Đình Duy đã được cảnh sát Đức điều tra cặn kẽ và đã được giải tỏa, nếu không trong vụ trọng án này Vũ Đình Duy đã không xuất hiện ở tòa với tư cách nhân chứng mà là với tư cách bị cáo.
Nhưng điều đáng nói, nếu những nhân chứng quan trọng như Vũ Đình Duy và kể cả bà Trần Dương Nga, vợ của Trịnh Xuân Thanh cứ tiếp tục cung khai theo kiểu “không dứt khoát” như từ đầu vụ xử cho đến bây giờ, thì bị cáo Nguyễn Hải Long sẽ có cơ hội rất cao để được trắng án và được nước Đức bồi thường tiền cho nhiều tháng ngồi tù “oan”.
Bị cáo Nguyễn Hải Long có lý lịch tư pháp hoàn toàn sạch, không tiền án tiền sự trong thời gian cư ngụ ở Đức trước kia và trong thời gian ở CH Séc sau này. Đây cũng là một yếu tố làm tăng cơ hội Nguyễn Hải Long được trắng án, nếu không chứng minh được rằng Nguyễn Hải Long đã biết rõ đó là một vụ bắt cóc khi tham gia vụ này.
Viễn cảnh này rất có thể sẽ xảy ra, nếu biết rằng luật sư Stephan Bonell biện hộ cho Nguyễn Hải Long hiện nay chính là luật sư đã cãi trắng án cho Đào Quốc Oai khi xưa. Trước khi sang Cộng Hòa Séc sống tại thành phố Brno, Đào Quốc Oai đã từng sinh sống ở Đức trong một thời gian dài. Tờ nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine, số ra ngày thứ Bảy 12/05/2018 cho biết:
“Tại nước Đức vào những năm 90 Đào Quốc Oai đã từng bị truy tố về tội giết người. Hồi đó tại Leipzig xảy ra cuộc chiến giữa các băng đảng trấn lột Việt Nam tranh dành địa bàng thu tiền chỗ bán thuốc lá lậu. Đào Quốc Oai ngồi trên một chiếc xe ô tô, mà vũ khí khai hỏa từ chiếc xe này đã bắn chết một thành viên của băng đảng đối nghịch. Trong một phiên tòa xét xử ở Leipzig, tòa án Đức đã tha bỗng Đào Quốc Oai vì không chứng minh được sự tham gia của bị cáo trong vụ giết người này”.
Đó chính là nguyên do tại sao nghi can Nguyễn Hải Long bị giam ở nhà tù Berlin và phiên tòa xét xử diễn ra ở Berlin, nhưng bị cáo Nguyễn Hải Long đã chọn một luật sư biện hộ từ Leipzig.
Sau khi thoát tội ở Đức, Oai “đất” chạy sang CH Séc sống một thời gian cũng khá lâu tại thành phố Brno sau này mới chuyển lên Praha. Tờ nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine cũng cho biết, “Đào Quốc Oai đã từng ngồi tù tại CH Séc vì cưỡng đoạt tống tiền một người đàn ông đồng hương”.
Hiếu Bá Linh
(Tiếng Dân)

Chuyện củi lửa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Sau nhiều thập niên tưởng êm ắng vì không có… facebook, mấy năm gần đây các vấn đề tại đô thị có 9 triệu dân cư này sôi động hẳn. Nói về cơ quan đầu não lãnh đạo thành phố, có vô số chuyện của anh 2, 3, 4, 5, 6, kể hoài không hết.
Quan sát việc UVTW, Phó Bí Tất Thành Cang bị quýnh te tua hổm rày; sẽ có rất nhiều câu hỏi: 6C có phải là củi của ông Tổng Trọng hay chỉ là là việc nội bộ UBNDTP?
Kỳ thực, Tổng Trọng chỉ lo tìm cách bảo vệ Đảng, đốt vài thanh củi bự cho dân tình thấy có tí ánh sáng cuối đường hầm; và tăm tia mấy ông ngáng đường thôi, hổng còn rảnh! Vậy nếu 6C không phải đối tượng củi lửa, thì ai có lợi khi tiễn được anh này!?
Ồn ào suốt từ trước HNTW6 đến HNTW7 xoay quanh việc ông Trần Đại Quang bệnh nặng và nhiều đồ đệ bị bắt bớ để ép Chủ tịch nước phải xin nghỉ. Nhân vật sáng giá ngồi đủ 2 nhiệm kỳ trong BCT, có thể thay Quang giữa dòng là Nguyễn Thiện Nhân. Giả sử Nhân ra thay Quang thì chiếc ghế Bí thư Tp.HCM ai lên ngồi?
Tất Thành Cang (6C) và Nguyễn Thành Phong (4P), kể cả Võ Văn Thưởng (2T) trở về mái nhà xưa, đều có thể. Điều thú vị là cả 3 từng là Bí thư Thành Đoàn nối tiếp nhau một thời gắn bó, thân thương, nhưng giờ lại trở thành 3 cạnh của một tam giác. Nghe rằng, không ai ưa ai, đặc biệt là 4P và 6C.
Từ trái qua, trên xuống: Tất Thành Cang (6C), Nguyễn Thành Phong (4P) và Võ Văn Thưởng (2T).
Sau vụ 6C bị đánh tơi bời, một số nhân vật làm ăn có ân oán với 6C bị đưa lên bàn mổ, hóng thấy có Minh Sacombank, Hoa Lâm, Trung Thuỷ, Nova.v.v… Tuy nhiên, sau khi phân tích thì thấy động cơ nhóm đối thủ này không đủ!
***
Giờ kể chuyện khác nghe nè! Ở thành phố mang tên Bác này có nhiều vụ điều chuyển rất …buồn cười. Điển hình nhất là chuyện ông TGĐ Đài truyền hình Tp.HCM Nguyễn Quý Hòa.
Năm 2016, sau khi để lại 42 ngàn tỉ không thể giải trình trong thời gian xây dựng trụ sở HTV (thực chi còn lớn hơn nhiều), thì anh ấy được điều…chuyển qua làm Phó trưởng Ban Tuyên Giáo Thành Ủy; một năm sau thì xin thôi việc…nhẹ nhàng. Đống rác 42K tỉ, anh Đinh La Thăng đã cứu HTV bằng cách cho tính vào chi phí sản xuất chương trình; nghĩa là hạch toán vào cả những chương trình đã bán sóng cho các công ty giải trí. Dương Thanh Tùng – TGĐ hiện nay phải nói là ơn Thăng cả đời).
Gần đây nhất có một case khác cũng khá thú vị: Phạm Phú Quốc!
HUYỀN SỬ CA MỘT NGƯỜI MANG TÊN QUỐC
Phạm Phú Quốc (1969) dân Quảng Trị, trúng cử ĐBQH lần đầu năm 2016 khi đang là TGĐ Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp.HCM (HFIC). Đù má… đang ăn ngon cơm tự dưng hồi tháng 2.2018 bị điều qua làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Tp.HCM, hữu danh vô thực. Như vậy, hi hữu là Viện này giờ có tới 2 ĐBQH cùng làm lãnh đạo.
Quốc chính là nhân vật đã bán khu đất vàng 3.700m2 – xưa là ITC bị cháy và hiện là dự án SJC Tower, cho Vạn Thịnh Phát [1].
Cần hiểu rằng, HFIC là công ty quyền lực vì được giao quản lý vốn Nhà Nước tại các Tổng công ty, công ty lớn ở Tp.HCM như REE, CII, TDH…. Doanh thu hàng năm của HFIC là khoảng 8.000 tỷ và lợi nhuận trước thuế là hơn 1.700 tỷ.
Trước khi về HFIC, Phạm Phú Quốc còn có tới 20 năm làm việc ở Tổng Công ty Bến Thành – BTG, với vị trí lãnh đạo cao nhất là Chủ tịch HĐTV và đã chủ trì bán khá nhiều tài sản của TCT Bến Thành cho tư nhân!
***
Theo… huyền sử người mang tên Quốc, thì việc giữ được các vị trí cao, phần lớn nhờ vào tài ngoại giao, quan hệ của ảnh. Nghe nói, ngày xa xưa, khi còn là Bí thư Đoàn của BTG, Quốc đã nhìn ra… chân vị đế vương của vài anh lãnh đạo Thành Đoàn lúc bấy giờ nên kết thân. Những ông anh này hiện đang giữ vai trò quan trọng tại Trung Ương và Tp.HCM, giúp con đường quan lộ của Quốc hanh thông rất nhiều.
Nếu may mắn Quốc trúng cử vào BCH Đảng Bộ Thành phố nhiệm kỳ 10 (2015-2020) và một chiến hữu vô ngồi được ghế Bí thư Thành Ủy; thì có thể Phạm Phú Quốc giờ đã là Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM. Tuy nhiên, cả 2 điều đó đã không xảy ra. Bạn thân Quốc là Võ Văn Thưởng phải ra TW làm Tuyên giáo, bể kèo!
***
Giờ nói qua chuyện chính. Thực hiện chủ trương của UBND Tp. Hồ Chí Minh, HFIC phải giảm tỷ lệ sở hữu tại Saigon Kim Cương (SJC Tower) xuống 25% thay vì là 40%. Muốn vậy, HFIC phải bán đấu giá hơn 13 triệu quyền mua cổ phần tại Saigon Kim Cương. Việc này được UBND Tp.HCM đồng ý.
Đây là 1 phi vụ bán vốn thành công của HFIC, với tổng giá trị trúng thầu đạt hơn 252 tỷ đồng!
Tuy nhiên, sau vụ bán vốn tại Saigon Kim Cương của Phạm Phú Quốc, cha nội Tất Thành Cang không tán đồng khi cả 3 nhà đầu tư trúng thầu quyền mua được cho là có liên quan đến Vạn Thịnh Phát. Mà trước đó, Vạn Thịnh Phát đã giữ 60% cổ phần của Saigon Kim Cương rồi. Coi như Toà nhà trung tâm ngon lành nhất tại Tp.HCM đang thuộc về Vạn Thịnh Phát!
Vì vụ làm theo chỉ đạo Ủy Ban mà đứng đầu là 4P, Phạm Phú Quốc bị 6C đẩy ra khỏi vị trí quyền lực; điều chuyển qua cái viện nghiên cứu ngồi chơi xơi nước. Quyền lực có thể tới đó, nhưng tiền tài của Quốc thì thuộc hàng khủng; do 2 đời ngồi lãnh đạo hai Tổng công ty ngon lành BTG và HFIC.
Đây cũng chính là sân sau của 4P!
Lê Nguyễn Hương Trà
[1] Vạn Thịnh Phát thâu tóm dự án cao ốc 53 tầng bất động giữa trung tâm Sài Gòn 10 năm, liệu có đổi vận? (CafeF).
Ông nội Tào Tháo bị tiêu chảy ngồi trong toa-lét hét lớn: “Nếu ta chết, kẻ được lợi nhất là ai thì đó là thằng chủ mưu” ha ha…
(FB Lê Nguyễn Hương Trà)

Tin tức Quốc tế

Trung Quốc lần đầu triển khai máy bay ném bom trên tiền đồn biển Đông

Một tờ báo nhà nước Trung Quốc hôm thứ Bảy (19/5) đã loan tin rằng Không lực Trung Quốc đã lần đầu cho triển khai máy bay ném bom tại một sân bay trên đảo ở biển Đông.

H-6K diễn tập cất, hạ cánh và ném bom vào mục tiêu giả lập trên biển Đông. (Ảnh minh họa qua ABC news)

Hãng tin AP thông tin rằng tờ Nhân dân Nhật báo hôm thứ Bảy (19/5) đã loan báo rằng Không lực Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã thực hiện hoạt động huấn luyện cất và hạ cánh máy bay ném bom H-6K trên biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Hải).

Cũng theo AP, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm thứ Sáu (18/5) đã phát đi tuyên bố nói rằng cuộc diễn tập này được thực hiện trên một hòn đảo ở “khu vực Nam Hải” không xác định. Màn diễn tập có sự tham gia của nhiều máy bay H-6K cất cánh từ một căn cứ không quân trên đảo, sau đó tiến hành tấn công ném bom vào những mục tiêu giả lập trên biển trước khi hạ cách trở lại căn cứ.

Hoa Kỳ và các nước khác cáo buộc Bắc Kinh quân sự hóa biển Đông để củng cố yêu sách của họ về phần lớn tuyến hàng hải chiến lược này.

Hãng tin AP đánh giá động thái triển khai huấn luyện ném bom nêu trên của Không lực Trung Quốc khả năng tiếp tục gia tăng các mối quan ngại trong khu vực về các tuyên bố bành trướng của Bắc Kinh đối với vùng biển tranh chấp.

Trước đó, vào đầu tháng Năm, Kênh CNBC (Mỹ), dẫn theo nguồn tin tình báo Mỹ, cho biết Trung Quốc đã lắp đặt các tên lửa hành trình chống hạm và hệ thống tên lửa đất đối không tại ba hòn đảo tiền tiêu mà nước này đang chiếm đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa, trên biển Đông.

CNBC loan tin rằng hệ thống tên lửa chống hạm và đất đối không được phía Trung Quốc triển khai lắp đặt tại Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa trong khoảng 30 ngày qua.

Kênh CNBC thông tin thêm rằng các tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B cho phép Trung Quốc thực hiện tấn công vào tàu chiến trong phạm vi 295 hải lý. Trong khi đó, các tên lửa đất đối không HQ-9B có thể nhắm mục tiêu vào phi cơ chiến đấu, máy bay không người lái và tên lửa hành trình trong phạm vi 160 hải lý.

=========================

Bắc Hàn đã không phản hồi về danh sách các nhà báo mà chính quyền Hàn Quốc lựa chọn tham dự lễ phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri, Yonhap News dẫn phát biểu của Bộ Thống nhất Hàn Quốc hôm thứ Sáu (18/5).

Bãi thử hạt nhân Punggye-ri nằm ở miền bắc Bắc Hàn. (Ảnh qua NPR)

Một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho hay: “Chính phủ [Seoul] đã cố gắng thông báo cho Bắc Hàn qua kênh liên lạc ở Bàn Môn Điếm tên của các nhà  báo của chúng tôi sẽ tham dự sự kiện phá hủy bãi thử hạt nhân tại Punggye-ri, nhưng miền Bắc đã không chấp nhận điều này”.

Theo Yonhap, trước đó Bắc Hàn đã mời 4 nhà báo tời từ hãng tin hoặc công ty truyền thông tham dự sự kiện được tổ chức từ thứ Tư tới thứ Sáu để đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri, nơi diễn ra tất cả 6 lần thử hạt nhân của chế độ nhà Kim từ năm 2006.

Động thái từ chối danh sách nhà báo mà chính phủ Hàn Quốc chọn gửi sang miền Bắc đến sau khi Bình Nhưỡng hôm thứ Tư (16/5) đã đột ngột hủy cuộc hội đàm cấp cao liên Triều được lên lịch diễn ra cùng ngày. Bắc Hàn viện dẫn lý do hủy cuộc họp này là vì cuộc tập trận quân sự không quân chung Mỹ – Hàn đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên. Phía Bình Nhưỡng cũng đe dọa sẽ hủy cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim đã chốt thời gian tổ chức vào ngày 12/6 tại Singapore.

Hàn Quốc đã bảy tỏ lấy làm tiếc về quyết định đơn phương của Bắc Hàn, thúc giục miền Bắc quay trở lại các cuộc hội đàm ngay khi có thể để thực thi các biện pháp theo thỏa thuận chung đã được lãnh đạo hai nước ký kết tại Bàn Môn Điếm hôm 27/4.

Tuy nhiên, Bắc Hàn đã tiếp tục leo thang căng thẳng khi ông Ri Son-gwon, người đứng đầu cơ quan Bắc Hàn xử lý các vấn đề với miền Nam, hôm thứ Năm (17/5) đã nói rằng các cuộc đàm phán liên Triều sẽ không diễn ra nếu Seoul và Washington tiếp tục tập trận chung.

Hôm thứ Bảy (19/5), Bắc Hàn đã thông báo nước này sẽ công khai phá hủy bãi thử hạt nhân đặt tại khu vực miền bắc đất nước trong một nghi lễ mà truyền thông quốc tế tới từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Mỹ và Anh sẽ được mời tham gia.

Một số nhà phê bình cho rằng bãi thử hạt nhân của Bắc Hàn đã không còn sử dụng được nữa kể từ sau vụ thử hạt nhân lần thứ sáu vào tháng 9 năm ngoái và việc công khai phá hủy lần này chỉ là một động thái mang tính biểu tượng.

======================

Chuyện gì đã xảy ra ở Malaysia?

Kể từ khi không còn là thuộc địa Anh năm 1957, Malaysia đã luôn nằm dưới sự cai trị của đảng Liên minh (Parti Perikatan), và từ năm 1973, liên minh kế tục của đảng này là Barisan Nasional.
Bác sĩ Mahathir Mohamad, 92 tuổi, cựu Thủ tướng Malaysia, vừa giành thắng lợi lịch sử trong cuộc bầu cử ở đất nước này.
Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO), chính đảng lớn nhất của Malaysia, là thành viên sáng lập của Barisan Nasional, và tiền thân là Liên minh.
Toàn bộ các thủ tướng trước nay của Malaysia đều là thành viên UMNO, gồm cả Mahathir Mohamad (1981-2003).
Nhưng tháng 2/2016, ông Mahathir Mohamad bỏ đảng UMNO, nói rằng đảng này đã “ủng hộ tham nhũng” dưới trướng Thủ tướng Najib Razak.
Mahathir Mohamad quyết định gia nhập liên minh các đảng đối lập có tên Pakatan Harapan.
Trước bầu cử ngày 9/5, đa số vẫn tin rằng Barisan Nasional tiếp tục chiến thắng mặc dù uy tín liên minh dưới thời Najib Razak đã giảm.
Nhưng kết quả chính thức cho thấy họ không giành đủ ghế tại quốc hội. Pakatan Harapan giành 113 trong 222 ghế, Barisan Nasional được 79, và đảng Hồi giáo PAS được 18.
Vì sao Barisan Nasional thua?
Vẫn là vì kinh tế. Chi phí đời sống đã tăng cao, chính phủ lại đặt ra thuế về hàng hóa và dịch vụ gây mất lòng dân.
Nhưng tham nhũng từ mấy năm qua trở thành vấn đề lớn nhất ở Malaysia.
Thủ tướng Najib Razak lập một quỹ đặc biệt để khuyến khích đầu tư nước ngoài. Nhưng những người liên quan bị cáo buộc tham ô.
Chính ông Najib bị cáo buộc bỏ túi 700 triệu đôla. Ông luôn bác bỏ sai trái, và được kết luận không có tội ở trong nước. Nhưng các nước khác như Mỹ vẫn đang điều tra ông và quỹ.
Mahathir Mohamad, từng là người bảo trợ cho Najib, đã lên án đồ đệ của mình.
Vào tháng Giêng, ông nói sẽ ra tranh cử, và sẽ chiến thắng “trừ phi Najib gian lận”.
Trong cuộc bầu cử đã có nhiều tố cáo gian lận.
Chính phủ cũng lấy lý do “tin giả” và nhanh chóng thông qua luật tống giam những ai chia sẻ “tin giả”. Một số người cho rằng đây là cách chặn miệng chỉ trích.
Sau bầu cử là gì?
Dự kiến ông Mahathir sẽ lên làm thủ tướng cao tuổi nhất thế giới.
Khi ông còn nắm quyền, ông được ca ngợi đã đưa Malaysia thành nền kinh tế hiện đại.
Nhưng ông cũng bị chỉ trích là tống giam người chống đối và duy trì sự thống trị của người Mã Lai Hồi giáo so với thiểu số người Hoa và Ấn.
Nay chống lại chính hệ thống ông từng giúp tạo dựng, Mahathir hứa hẹn sẽ có những cải tổ như hạn chế nhiệm kỳ lãnh đạo, bãi bỏ luật về hàng hóa và dịch vụ.
Trong lúc tranh cử, Mahathir nói bản thân ông từng làm thủ tướng năm nhiệm kỳ, nhưng ông tin rằng thủ tướng “không nên ở lâu quá”.
“Hai nhiệm kỳ là tốt,” ông nói.
Ông cũng nói rằng nếu trở thành thủ tướng lần nữa, ông sẽ chỉ tại vị “hai hoặc ba năm”.
Một chính phủ mới, lần đầu tiên không thuộc phe Barisan Nasional, sẽ phải tìm cách kiểm soát bộ máy nhà nước, và đối diện câu hỏi về chính sách giúp đỡ cho cộng đồng Mã Lai trong các lãnh vực.
Một câu hỏi nữa là quan hệ từ nay giữa Mahathir Mohamad và cựu thù chính trị Anwar Ibrahim.
Anwar Ibrahim, nay 70 tuổi, từng là phó thủ tướng của Mahathir, cho đến năm 1998 khi ông bị cách chức, và sau đó tống giam 6 năm vì tội tham nhũng.
Sau một phiên tòa năm 2000, Anwar lại bị kết án thêm 9 năm tù.
Năm 2004 ông được tự do, không lâu sau khi Mahathir rời chức thủ tướng.
Anwar trở thành lãnh đạo phe đối lập nhưng rồi bị án tù 5 năm vào 2015.
Cuối năm 2016, Anwar và Mahathir cam kết sẽ hợp tác để đánh bại Najib.
Mahathir sau này thừa nhận ông đã sai khi sa thải Anwar và rằng việc để Najib lên làm thủ tướng là “sai lầm lớn nhất” của ông.
Mahathir hứa sẽ ân xá cho Anwar, để ông này có thể làm thủ tướng.
Nhưng không rõ liệu quan hệ tình thân nối lại giữa hai người sẽ kéo dài hay không.
(BBC)