Chắc hẳn bạn đã từng biết nhiều câu chuyện về các thiên tài và những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thế giới như Albert Einstein, Isaac Newton, Cleopatra… nhưng sự thật lại có rất nhiều điều lầm tưởng khiến ta luôn tin là đúng. 1. Albert Einstein
2. Isaac Newton
3. Thomas Edison
4. Napoléon Bonaparte
5. Vincent van Gogh
6. Walt Disney
7. Antonio Salieri và Wolfgang Amadeus Mozart
8. Ferdinand Magellan
9. Cleopatra
Mặc dù có nhiều nhầm lẫn về các nhân vật nổi tiếng như trên nhưng chúng ta ai cũng đều biết rằng các thiên tài trong lịch sử này đã cống hiến cho sự phát triển của thế giới nói chung rất lớn.
Một công ty xuyên quốc gia nọ đăng tuyển giám đốc kế hoạch. Người ứng tuyển đông như đi chảy hội, vì thế nên khâu sảo sát vô cùng nghiêm ngặt. Qua nhiều vòng sàng lọc, chỉ còn ba người xuất sắc nhất lọt vào vòng tuyển dụng cuối cùng.
Trước vòng thi cuối, ba ứng viên được đưa vào ba gian phòng riêng biệt, đóng kín cửa và có camera giám sát.
Trong phòng có đầy đủ các vật dụng sinh hoạt hằng ngày, chỉ không có điện thoại, không được lên mạng. Điện thoại di động của cả ba đều bị thu lại trước khi vào phòng.
Đại diện bên nhà tuyển dụng cũng không nói cho ba ứng viên việc cụ thể họ phải làm, chỉ nói rằng đưa họ vào đó trong lúc chuyển đề thi đến.
Ngày đầu tiên, ba người dường như vẫn khá hưng phấn, đọc báo, xem ti vi, nghe nhạc. Chỉ có điều đến giờ nấu cơm, vì đều không thành thạo những việc nhỏ nhặt này nên cả ba có vẻ vật vã. Dù vậy, cuối cùng thì cả ba cũng vẫn có thể vui vẻ đưa cơm vào miệng.
Ngày thứ hai, tình hình bắt đầu có sự khác biệt. Bởi cứ ngồi đợi mãi đề thi không đến, người thì trở nên mất kiên nhẫn, người thì không ngừng đổi kênh ti vi, lật sách liên tục, thậm chí đến giờ ăn cơm cũng chỉ là làm đối phó, người thì không ngừng đi đi lại lại trong phòng, trau mày, nét mặt trầm ngâm, đêm đến thì giở mình liên tục, không tài nào ngủ được…
Chỉ có một người vẫn xem ti vi và cười khoái trá với những tiết mục hài hước đang phát, chăm chú đọc sách, đến giờ nấu cơm thì dậy nấu cơm, thoải mái đi vào giấc ngủ…
Vui vẻ là một kiểu năng lực. Giữ được tinh thần vui vẻ lạc quan trong mọi tình huống, con người có cơ sở để tiếp cận thành công.
5 ngày sau, đại diện nhà tuyển dụng mời ba người ra khỏi phòng. Hai ứng viên tỏ ra sốt ruột trong suốt những ngày qua dường như đã trở nên héo hon, chỉ có một người luôn giữ được tâm trạng vui vẻ, bình thường là thần thái vẫn như lúc trước.
Và vào đúng lúc cả ba đang dường như nín thở chờ đợi đề thi, đại diện nhà tuyển dụng bất ngờ tuyên bố người có thể kiên trì duy trì lối sống vui vẻ trong 5 ngày vừa qua đã được tuyển dụng với lời giải thích:
“Vui vẻ là một kiểu năng lực, có thể duy trì một tâm hồn vui vẻ trong bất cứ tình huống nào, con người sẽ càng có cơ sở để đến gần với thành công.”
Chương trình “Thảo luận bàn tròn” của BBC Việt Nam phát sóng ngày 17/5/2018 đã đặt ra câu hỏi “Hiệp sĩ đường phố, anh hùng hay nạn nhân của xã hội?” sau vụ việc làm hai người thiệt mạng trong tuần.
hình ảnhFACEBOOKÔng Đoàn Bảo Châu (bìa phải) từ Hà Nội bình luận với phóng viên Thùy Linh về hai hiệp sĩ tử nạn ở TP.HCM
Trước đó, ngày 13/5, bảy người của đội ‘săn bắt cướp’ do thường dân tổ chức ở quận Tân Bình đã truy đuổi hai thanh niên trộm xe SH trên đường Cách Mạng Tháng 8, quận Ba.
‘Vì cái tâm muốn giúp xã hội’
Vụ việc đã khiến hai ông Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Văn Thôi thiệt mạng, ba người khác trong nhóm ‘hiệp sĩ’ khác bị thương.
Sang ngày 14/5, Công an TP.HCM đã bắt được hai đối tượng gây ra vụ việc trên và ngày 16/5 đã bắt thêm được một đối tượng liên quan.
Khách mời tham gia bao gồm anh Nguyễn Trọng Nghĩa – Đội phó đội săn bắt cướp quận Tân Bình, ‘hiệp sĩ’ Lê Văn Tuyên, ‘luật sư Lê Công Định đều từ TP.HCM và nhà văn, blogger Đoàn Bảo Châu từ Hà Nội.
Trong cuộc thảo luận với BBC News Tiếng Việt, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết sự ra đi của anh Nam và anh Thôi là “sự mất mát to lớn” đối với Đội săn bắt cướp quận Tân Bình và gia đình các hiệp sĩ.
Theo ông Nghĩa, đội săn bắt cướp quận Tân Bình đã hoạt động gần 10 năm nay, chủ yếu tập trung vào địa bàn quận Tân Bình và quận Tân Phú.
Khi được hỏi, có một số ý kiến cho rằng các hiệp sĩ nên dừng lại công việc săn bắt cướp vì đây là nhiệm vụ của công an, ông Nguyễn Trọng Nghĩa trả lời:
“Đây đúng là công việc của cơ quan công an. Tuy nhiên, hiện tại công an không đủ nhân lực toả đi tất cả các đường phố để sẵn sàng truy bắt các đối tượng. Do đó, nhóm hiệp sĩ đường phố được thành lập nhằm phối hợp và hỗ trợ lực lượng công an giảm bớt các tệ nạn xã hội.”
BBC Tiếng Việt Nam cũng nói chuyện thêm với ông Lê Văn Tuyên, người trực tiếp tham gia vụ bắt cướp ngày 13/5.
Theo ông Tuyên, ông không quan tâm đến những bình luận cho rằng hiệp sĩ đường phố là công việc “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”.
Đối với ông đây là công việc vì “cái tâm muốn giúp đỡ giữ gìn trật tự xã hội” mặc dù bản thân đã bị bể xương bánh chè do ngã xe máy trong một lần truy bắt đối tượng.
Vì lý do đó, ông Tuyên không còn làm người nghề bảo vệ mà bây giờ đang sống bằng nghề làm bánh và đang tìm một việc mới.
Ông Tuyên cũng mong nhưng chưa bao giờ nghĩ tới việc được hỗ trợ tài chính hay phương tiện từ chính quyền địa phương.
Ông tin rằng cần thông cảm cho chính quyền và nhân viên chính quyền ở một số quận huyện rất nhiệt tình khi có thông báo (bắt cướp) đã “bỏ ngay công việc ra hỗ trợ”.
“Có các anh công an rất nhiệt tình.”
Ông Tuyên cũng thừa nhận so với công an thì các nhóm ‘hiệp sĩ’ chỉ là người dân, còn công an là người trong ngành.
Theo ông, chưa chắc các hiệp sĩ đã muốn chính quyền hỗ trợ vì mỗi nhóm có một cách nghĩ khác nhau về chuyện này.
Ông chia sẻ thêm rằng trong quá trình truy bắt đối tượng nếu các hiệp sĩ đâm vào người khác và gây thương tích thì họ phải tự chịu trách nhiệm.
Có trường hợp phải dừng xe và đưa họ vào bệnh viện và giải thích đàng hoàng.
Bàn về vụ việc này, luật sư Lê Công Định cho biết:
“Giữa một xã hội vô cảm, tinh thần của các hiệp sĩ là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, điều này cho thấy xã hội của chúng ta ngày càng loạn lạc và chính quyền ngày càng bất lực trong việc xử lý và duy trì trật tự công cộng.”
Theo luật sư Lê Công Định, “Xét về phương diện pháp lý, hiệp sĩ cũng chỉ là những công dân bình thường, không có quyền sử dụng vũ lực để tấn công bất kì ai, kể cả trong trường hợp phải khống chế tội phạm.
hình ảnhVTVHiện trường vụ ‘hiệp sĩ đường phố’ bị đâm chết ở Sài Gòn đêm 13/4
Đây là nhiệm vụ của các lực lượng chức năng theo pháp luật quy định. Do đó, sự hiện hữu và hành động của các tổ chức hiệp sĩ là trái với luật pháp.”
“Nếu các hiệp sĩ gây thiệt hại về tài sản và con người kể cả đối với các đối tượng đang vi phạm pháp luật, thì đó cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ có những người đang thi hành công vụ như công an mới được phép sử dụng vũ lực một cách hạn chế để khống chế các hành vi phạm tội.
Còn người dân thường như các hiệp sĩ đường phố thì hoàn toàn không có thẩm quyền để làm những điều tương tự. Do đó, nếu họ gây thiệt hại cho người khác thì họ phải chịu trách nhiệm pháp luật cho hành vi của mình”, luật sư Lê Công Định nhấn mạnh.
Bình luận về việc ông Nguyễn Thiện Nhân – Bí thư Thành uỷ TP.HCM nói cần phải trang bị áo giáp cho các hiệp sĩ, luật sư Lê Công Định cho biết ông rất ngạc nhiên khi nghe điều này.
“Khi nói như vậy ông Nguyễn Thiện Nhân đã mặc nhiên thừa nhận rằng cơ quan chức năng Việt Nam hoàn toàn bất lực và xã hội Việt Nam loạn lạc đến mức khuyến khích người dân phải tự vệ và tự bảo vệ nhau để chống lại các hành vi phạm tội. Điều này đồng nghĩa với việc khuyến khích người dân tự đi tìm công lý cho chính mình,”
Mặc dù rất cảm kích trước hành động hiệp nghĩa của các hiệp sĩ, Luật sư Lê Công Định khuyên các hiệp sĩ không nên tiếp tục công việc nguy hiểm này vì việc duy trì và bảo vệ trật tự công cộng thuộc trách nhiệm của cơ quan công an.
Đồng tình với quan điểm của luật sư Lê Công Định, nhà văn Đoàn Bảo Châu từ Hà Nội cho biết đây là công việc rủi ro và không được hỗ trợ về mặt pháp lý.
Khi được BBC hỏi, vậy thì người dân không nên can thiệp khi thấy sự bất bình nữa hay sao thì ông Châu cho rằng:
“Không phải vậy. Người dân quan tâm có thể đuổi kẻ trộm, vây bắt cướp khi thấy sự việc xảy ra là tốt, nhưng còn việc chủ động hàng đêm đi săn bắt cướp là việc của công an.”
Theo ông Châu, hiện có khoảng 100 hiệp sĩ hoạt động trên địa bàn TP.HCM. Con số này là rất nhỏ so với lực lượng công an được đào tạọ chính quy, có chuyên môn và trách nhiệm của họ là bảo vệ trật tự an ninh xã hội.
hình ảnhGETTY IMAGESHội nghị Thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng cuối 2017 – hình chỉ có tính minh họa
“Nếu công an nói họ thiếu người thì đó chỉ là sự nguỵ biện”, ông Châu nói.
Ông Đoàn Bảo Châu cũng tin rằng có nhiều chiến sĩ công an trẻ tuổi khao khát được xã hội công nhận cần được giao nhiệm vụ săn bắt cướp.
Đó cũng là cơ hội để họ thể hiện và thăng tiến từ vị trí thấp khi mới vào ngành công an.
Tuy thế, theo báo Việt Nam, quan chức ngành công an TP.HCM nói sự việc hôm 13/05 diễn ra nhanh quá, chỉ có 13 giây, nên công an không kịp can thiệp.
‘Vừa là nạn nhân vừa là anh hùng’
Khi được hỏi các hiệp sĩ đường phố là nạn nhân hay là anh hùng của xã hội, nhà văn Đoàn Bảo Châu cho biết họ vừa là nạn nhân và vừa anh hùng của xã hội.
“Các hiệp sĩ là nạn nhân vì cơ quan công an, cụ thể là Công an TP.HCM đã không làm tốt chức năng của mình, khiến người dân phải ra đường bắt cướp. Tuy nhiên, các hiệp sĩ là anh hùng trong lòng người dân.”
Nhà văn Đoàn Bảo Châu cũng không đồng tình với việc các lãnh đạo TP.HCM hứa hẹn trang bị áo giáp cho các hiệp sĩ.
“Rõ ràng săn bắt cướp là nhiệm vụ của cơ quan công an nhưng tôi không hiểu tại sao các lãnh đạo lại động viên người dân đi làm công việc của chính quyền”. Điều này đồng nghĩa với việc đẩy người dân ra làm ‘lá chắn’ sống”.
Theo ông Châu biết thì thành viên các nhóm làm hiệp sĩ đều nghèo, làm các việc có thu nhập thấp và nếu có chuyện gì thì gia đình họ phải gánh chịu.
Mặc dù đánh giá cao lòng dũng cảm của các hiệp sĩ, nhà văn Đoàn Bảo Châu đề nghị nên giải tán các đội hiệp sĩ đường phố vì hậu quả đã quá rõ ràng, sau khi có hai hiệp sĩ tử vong:
“Chúng ta không nên khuyến khích sự tồn tại và công việc của các hiệp sĩ vì như vậy là trái pháp luật và rất nhiều rủi ro có thể xảy ra.”
Ông cho rằng nếu để tình trạng này tiếp tục, không thể tránh khỏi chuyện có người trong các nhóm hiệp sĩ sẽ “lợi dụng sự tranh tối tranh sáng” để đánh người chẳng hạn, và sẽ chỉ tạo ra nhiều vấn đề trong tương lai.
Ý kiến từ Facebook
Trong hơn 1300 bạn theo dõi trực tuyến Bàn Tròn của BBC Tiếng Việt cũng có nhiều ý kiến khác nhau mà ban biên tập xin trích ra một số.
Văn Hà: “Chắc tới đây nhà nước sẽ ban hành một nghị định phong tặng (giống như trao bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sĩ) nhưng đổi chữ Liệt sĩ bằng chữ Hiệp sĩ.”
Mot Ngaynaodo: “Tại sao các Hiệp sỹ chủ động bắt cướp mà sao không có kế hoạch hành động mà diễn biến thế nào mà chỉ có hai tên cướp mà sao bên ta lại bị thiệt hại nặng vậy hơn nữa không bắt được đối tượng”?
Sang Nguyen: “Có bao giờ các bạn “hiệp sĩ” có cảm giác bị lực lượng công an lạm dụng hay bỏ rơi không?”
Hoa Le: “Luật sư nói cũng rất đúng theo pháp luật, nhưng trước nguy cơ cướp ở trước mắt mà các hiệp sĩ đứng nhìn chờ công an đến xử lý thì sẽ ra sao và công an có đến kịp thời không?”
Thanh Le: “Hiệp sĩ làm gì biết chuyện của chính quyền mà gọi là thiếu lực lượng rồi đi hỗ trợ?”
Trung Thanh Bui: “Thử huy động lực lượng đi cưỡng chế đất đai xem. Đông như quân Nguyên ấy!”
Trịnh Xuân Hoàng: “Cho tôi hỏi: Hiệp sĩ đường phố có ai là con ông cháu cha không. Không bao giờ….tại sao thế.”
Maivi Viet: “Nghe thấy nghẹn cho công việc các anh, tấm lòng cao cả vô cùng.”
PGS. TS. Phạm Quý Thọ Gửi cho BBC từ Hà Nộihình ảnhGETTY IMAGESĐảng Cộng sản Việt Nam khẳng định đang quyết tâm chỉnh đốn Đảng
Vai trò của ‘nhóm lợi ích cấp cao’ có vẻ đang khiến chiến dịch chống tham nhũng trở nên ‘nhạy cảm’ hơn trước.
Ngày 11/3/2018 Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo mở rộng điều tra vụ án “Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền” có quy mô đặc biệt lớn với nhiều cán bộ công an ‘bảo kê’ và tham gia.
Sang ngày 14/3 Thanh tra Chính phủ công bố kết luận báo cáo vụ “Mobifone mua AVG” liên quan đến nhiều cán bộ của một số các bộ ngành trung ương.
Tham nhũng vặt tới nhóm lợi ích trung và cao
Đảng Cộng sản Việt Nam càng quyết liệt chống tham nhũng các nhóm lợi ích càng lộ rõ bản chất.
Tham nhũng lớn nhỏ diễn ra trong chính quyền, gắn liền với nó là các nhóm lợi ích hình thành và hoạt động ở cả ba cấp theo phân loại cán bộ cấp thấp, trung và cao.
Các cán bộ ‘biến chất’ ở cơ sở phường xã, phòng ban trong các công sở thường gây khó dễ cho người dân và doanh nghiệp bằng cách gây phiền hà, nại ra các lý do thủ tục hay ‘bận công tác’ để vòi vĩnh đưa hối lộ hoặc chiếm đoạt như khai khống tiền cứu trợ cho người nghèo, tham ô tiền đóng góp từ cộng đồng.
Nhóm lợi ích cấp thấp chỉ sản sinh tham nhũng ‘vặt’.
Các cán bộ cấp trung ‘thoái hóa’ ở tỉnh, huyện và các doanh nghiệp nhà nước lớn thường trục lợi khi lạm dụng chức quyền để thao túng môi trường kinh tế hay pháp lý thay vì thực hiện chức trách và hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Họ tạo ra các ‘ekip’ bởi họ hàng, người thân trong guồng máy để dễ bề điều khiển, luồn lách hoặc hợp pháp hóa các quy trình thực thi chính sách. Họ có thể thâu tóm quyền lực và tạo ra ‘vương quốc riêng’ tại địa phương hay doanh nghiệp.
‘Nhóm lợi ích cấp cao’ ở bộ máy chính quyền trung ương trục lợi có xu hướng ‘tự diễn biến’ thông qua tham nhũng chính sách.
hình ảnhGETTY IMAGESCó những các cán bộ cấp trung ‘thoái hóa’ ở tỉnh, huyện
Họ thường là những kẻ cơ hội chính trị ‘có thâm niên’, cấu kết với nhau từ các bộ, ngành và lĩnh vực khác nhau tạo nên hệ thống quyền lực chi phối nhiều mối quan hệ phức tạp và có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi thể chế kinh tế và chính trị.
Các vụ đại án xử các đại gia ngân hàng như Phạm Công Danh, Trầm Bê, Hà Văn Thắm… đến các nguyên lãnh đạo của Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) và Tập đoàn dầu khí (PVN)… với hàng chục bị cáo cũng vẫn chỉ là ‘đụng chạm’ đến ‘nhóm lợi ích cấp trung’.
Ông Đinh La Thăng bị buộc tội ‘cố ý làm trái’ khi là chủ tịch PVN chứ không phải là khuyết điểm khi bộ trưởng hay ủy viên Bộ chính trị. Thậm chí những án kỷ luật đối với nguyên thứ trưởng Thoa, hay một số quan chức cấp tỉnh cũng chỉ là đơn lẻ.
Tuy nhiên, đến hai vụ điển hình nêu ở trên cho thấy trong vụ “Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền” đã có tướng công an bị khởi tố và nhiều cán bộ của ngành tham gia. Họ là những người bảo vệ pháp luật nhưng đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Trong vụ “Mobifone mua AVG” Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra một loạt quyết định của các cán bộ các bộ như Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ quản), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và Bộ Công An.
Họ cùng doanh nghiệp nhà nước Mobifone và tư nhân AVG thao túng chính sách trục lợi, nguy cơ thất thoát tài sản nhà nươc trên 7006 nghìn tỷ.
Đây là ‘nhóm lợi ích cấp cao’, một trường hợp điển hình của hiện tượng ‘cơ hội chính trị’ tham nhũng chính sách.
Căn nguyên của tình hình cần phải được thẳng thắn nhìn nhận từ thể chế.
Ba lý do về thể chế
Trước hết, sở hữu nhà nước hay toàn dân đã tạo ra tách biết lớn giữa chủ sở hữu và người đại diện vốn nhà nước.
hình ảnhAFPThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp
Những lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước hay các đơn vị sự nghiệp công lập có ‘độc lập’ tương đối khi được ủy quyền từ nhà nước họ điều hành sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ trong bối cảnh thị trường còn nhiều khiếm khuyết, ‘tranh tối tranh sáng’ dễ nhanh thay đổi, nên dễ sa vào ‘rủi ro đạo đức’, báo cáo thiếu trung thực, nặng thành tích với cấp trên, chi phối cấp dưới và nhân viên, người lao động bằng các quy chế riêng phức tạp được diễn giải có lợi có lãnh đạo hoặc các chỉ đạo ‘không văn bản’.
Thứ hai là tha hóa quyền lực. Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện phù hợp với cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Từ ngày đổi mới khi Đảng có chủ trương lấy thị trường là công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cho phép các đảng viên và gia đình họ được làm giàu.
Trong điều kiện thiếu các thành tố và các nguyên tắc hoạt động của thị trường thì tha hóa quyền lực, lợi ích nhóm và tham nhũng là khó tránh khỏi.
Nhiều cán bộ lãnh đạo ‘biến chất’ giàu lên với bè nổi là ‘các biệt phủ’, cổ phần, cổ phiếu từ các doanh nghiệp sân sau… khi kê khai tài sản là nội bộ, không được giám sát công khai. Họ câu kết với nhau để bảo vệ tài sản chiếm đoạt.
Thứ ba, Đảng Cộng sản lãnh đạo kinh tế thị trường là điều chưa có tiền lệ trong quá trình lịch sử phát triển của các quốc gia. Sau khi các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc đang có những vẫn đề nội tại về thể chế kinh tế và chính trị.
Chủ thuyết, mô hình phát triển cho đất nước chưa được nghiên cứu thấu đáo để có sự lựa chọn thuyết phục. Vì vậy thể chế thường gặp ‘bất ổn’ khi các chính sách được ban hành có nội dung kiểu ‘dò đá qua sông’.
Sau hàng loạt bản án được tuyên trong các đại án xử các nguyên lãnh đạo các ngân hàng, các tập đoàn kinh tế về ‘tội cố ý làm trái’, ‘tham ô’ … các vụ nêu ra ở phần trên đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định là ‘rất nghiêm trọng, phức tạp và nhạy cảm’.
Các vụ việc cũng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Đảng Cộng sản Việt Nam quyết liệt chống tham nhũng để lấy lại niềm tin dân chúng, nhưng quá trình này nay đã dần sang giai đoạn khó khăn.
Nhất là khi ‘các nhóm lợi ích cấp cao’ đang phản ứng, như ‘phản bác’ lại Kết luận của Thanh tra Chính phủ về vụ Mobifone mua AVG.
Câu hỏi nay là các vụ ‘nhạy cảm’ có làm Đảng thỏa hiệp, chùn bước?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Phó Giáo Sư, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ từ Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam.
Gần đây Tổng thống Mỹ Trump chia sẻ trên Twitter cho biết, đang phối hợp với ông Tập Cận Bình để “khôi phục hoạt động” cho tập đoàn viễn thông ZTE Trung Quốc. Sau đó, bắt đầu vòng đàm phán thương mại thứ hai giữa Trung Quốc và Mỹ, có chuyên gia chỉ ra vấn đề ZTE chỉ là sự kiện nhỏ, quan trọng hơn là “ba ngọn núi lớn”khiến ông Tập Cận Bình ăn ngủ không yên. Giới truyền thông Mỹ thì trích dẫn một cuốn sách mới phân tích 5 vấn đề làm ông Tập Cận Bình phải mất ăn mất ngủ.Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Kremlin.ru)
Có thật ZTE chỉ là vấn đề nhỏ?
Ngày 15/5, Đài Phát thanh Á châu Tự do (RFA) dẫn lời nhà kinh tế hàng đầu của Viện Nghiên cứu Tài chính Quốc tế là ông Gene Ma cho biết, hiện không thấy có cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống nghiêm trọng nào đối với Trung Quốc, việc ZTE bị Mỹ cấm vận chỉ là một sự kiện nhỏ.
Về việc ZTE bị Bộ Thương mại Mỹ cấm vận 7 năm, sau đó rơi vào trạng thái tê liệt và được ông Trump cho biết sẽ “phóng sinh”, một số cơ quan truyền thông quốc tế phân tích rằng, ở vòng đàm phán thương mại thứ hai Mỹ – Trung tiếp theo, có thể Bắc Kinh phải có những nhượng bộ Mỹ nhiều hơn.
Sự cố ZTE chắc chắn làm cho ông Tập Cận Bình bất an. Ngày 21/4, ông Tập Cận Bình đã 5 lần nói về vấn đề độc lập trong đổi mới khoa học và công nghệ. Bao gồm tại Hội nghị Công tác công nghệ thông tin và An ninh internet toàn quốc ngày 21/4, cuộc họp Bộ Chính trị vào ngày 23/4, trong chuyến thăm đập Tam Hiệp ngày 26/4, đến thăm Đại học Bắc Kinh ngày 02/5, gần nhất là trong thời gian đi thị sát Học viện Quân sự vào ngày 16/5.
Trong các thông tin trước đó được giới truyền thông Mỹ đưa tin, ông Gene Ma còn cho biết Trung Quốc hiện nay đã xuất hiện hiện tượng không bình thường, đó là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng lên, ngành ngân hàng bị chính quyền Bắc Kinh “bỏ đòn bẩy” với lý do giữ ổn định, kiềm chế các khoản vay giữa các tổ chức tài chính, tăng dần lãi xuất cho vay. Hành động tiếp theo sẽ là gì? Ông cho biết, điều này phụ thuộc vào việc liệu có phát sinh hiểm họa mang tính hệ thống hay không.
Gene Ma phân tích, xác suất hiểm họa mang tính hệ thống không cao. Còn vấn đề “chuẩn thoát nghèo” sẽ khó khăn hơn để đo lường, vì vấn đề thiếu số liệu đáng tin cậy.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc từng đưa tin, thời điểm cách đây 5 năm khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền đã đẩy mạnh hỗ trợ người nghèo, trong Báo cáo tại Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào tháng Mười năm ngoái ông Tập nhấn mạnh, phải làm sao làm được “thoát nghèo thật sự, thật sự thoát nghèo”. Đến trước năm 2020 làm sao có thể xóa nghèo được 55 triệu người. Tuy nhiên, ngay cả trong những báo cáo của Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc cũng thừa nhận vấn đề giả tạo nghiêm trọng trong xóa đói giảm nghèo tại Trung Quốc đại lục.
Vào tháng Hai năm nay, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin ông Tập Cận Bình đi “xem tình hình thực tế” tại khu vực nghèo ở vùng sâu Đại Lương Sơn (Daliangshan).
Nhiều nhà quan sát đã chỉ ra, dưới thể chế ĐCSTQ, xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ không thể hoàn thành.
Gần đây, giáo sư kinh tế học James Wen (đã nghỉ hưu) thuộc Đại học Trinity Mỹ, khi trả lời trong một cuộc phỏng vấn của VOA Mỹ đã chỉ ra, chế độ hộ khẩu và sở hữu đất tập thể tại Trung Quốc là lý do chính của đói nghèo, trong khi một số người Trung Quốc không học tập theo các nước phát triển của thế giới mà “vẫn tưởng tượng con đường tập thể hóa trong mục tiêu xóa đói giảm nghèo toàn diện và bền vững”. Về ngắn hạn, chính quyền Trung quốc (ĐCSTQ) có tiền của chính phủ, đến ngày lễ ngày Tết là có cán bộ đi trợ cấp cho các hộ gia đình nghèo được một vài thứ. Nhưng “chúng ta thường thấy cán bộ các cấp đang đóng kịch”. “Sau khi mọi thứ trở lại bình thường, nghèo đói cũng quay trở lại.”
“Ba núi lớn” và năm vấn đề lớn
Ngày 16/5, Đài truyền hình NTD (New Tang Dynasty Television) tại Mỹ dẫn phân tích của một chuyên gia tại Washington chỉ ra, ngoài sự kiện ZTE, vấn đề khiến lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình khó ngủ còn có “ba ngọn núi lớn”, bao gồm: “ngăn ngừa và xoa dịu nguy cơ trầm trọng”, “xóa nghèo đói” và “phòng chống ô nhiễm môi trường”.
Thông tin cho rằng, trong vài thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc khá cao, nhưng cái giá phải trả cho quá trình phát triển kinh tế này quá đắt, trong đó có ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo nghiêm trọng. Do hiệu quả thấp, tiêu thụ năng lượng lớn, những vật tư và hàng hóa sản xuất chất lượng kém, gây tình trạng lãng phí rất lớn, trong khi đó đòn bẩy cao gây sản xuất thừa và hàng tồn kho, nợ địa phương và doanh nghiệp nhà nước là rất nghiêm trọng.
NYT (New York Times) Mỹ gần đây cũng có bài viết chỉ ra, những vấn đề thực tế mà ông Tập Cận Bình phải lo lắng là quá nhiều, thời gian gần đây đã có một cuốn sách mới xuất bản bình luận về 5 vấn đề lớn làm ông Tập Cận Bình phải mất ăn mất ngủ.
Đầu tiên là vấn đề về công nghệ. Điều này có thể thấy rõ qua các tranh chấp thương mại gần đây giữa Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc đã bị chỉ trích vì nhiều vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến trật tự quốc tế, đặc biệt là vấn đề dùng tin tặc và gián điệp đánh cắp công nghệ.
Thứ hai là vấn đề quân sự. Mặc dù ĐCSTQ đã dành rất nhiều tiền để nâng cấp quân đội. Tuy nhiên, đa số các chuyên gia quân sự cho rằng vũ khí và trang thiết bị quân sự của quân đội Trung Quốc ít nhất cũng lạc hậu đến nửa thế kỷ so với Mỹ.
Thứ ba là vấn đề rủi ro tài chính tiềm ẩn vì nguyên nhân chính trị. Dưới hệ thống kinh tế dị dạng của Trung Quốc đang tích tụ vô số vấn đề có thể làm hỗn loạn thị trường tài chính: rủi ro tài sản xấu, hiểm họa công trái, hiểm họa từ hệ thống ngân hàng ngầm (shadow banks), rủi ro của những cú sốc bên ngoài, nguy cơ bong bóng bất động sản, rủi ro nợ chính phủ, rủi ro tài chính internet. Nguyên nhân của bức tranh này chính là vì sự kết hợp giữa nền kinh tế độc quyền của ĐCSTQ và giới tư bản thân hữu.
Thứ tư, internet đe dọa chế độ Cộng sản Trung Quốc. Xưa nay, để bảo vệ tính hợp pháp chính trị, ĐCSTQ phải nói dối để che đậy lịch sử đáng xấu hổ của họ, từ chối mọi người phản biện về hệ thống cai trị thối nát, nhưng với sự phổ biến của internet thì mọi chuyện dần lộ rõ.
Thứ năm, bất ổn xã hội do ô nhiễm môi trường gây ra. “Mô hình phát triển” bất chấp hậu quả “kiểu Đại nhảy vọt” của ĐCSTQ gây ra hàng loạt các vấn đề môi trường như nạn khói mù, ô nhiễm đất và nước, gây phẫn nộ trong cộng đồng làm bùng lên các sự kiện bảo vệ quyền lợi quy mô ngày càng lớn, trở thành mối đe dọa lớn đối với hệ thống cộng sản Trung Quốc.
“Bốn hệ thống” đều rơi vào tình trạng bất ổn
Đại hội 19 ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình đã thành công đưa “tư tưởng Tập Cận Bình” ghi vào Điều lệ Đảng, tại Nhân đại toàn quốc ngày 11/3 năm nay lại thông qua được sửa đổi nội dung hiến pháp bỏ giới hạn nhiệm kỳ không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp (mỗi nhiệm kỳ 5 năm) đối với chức Chủ tich và Phó Chủ tịch nước. Giới quan sát cho rằng, hiện nay ông Tập Cận Bình đã thao túng toàn bộ quyền lực.
Tuy nhiên, khi phân tích lý do sửa đổi hiến pháp, giới bình luận có quan điểm cho rằng điều này có nguyên nhân từ tâm trạng bất an của ông Tập Cận Bình.
Ngày 12/3, tờ Tin tức (Die Presse) của Úc chỉ ra, lý do khiến ông Tập Cận Bình thúc đẩy sửa đổi hiến pháp vì lo sợ rằng hiện nay kẻ thù quá nhiều, nếu kết thúc nhiệm kỳ này không còn quyền lực nữa thì sẽ bị các nhóm lợi ích quay lại phản công.
Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền tại Đại hội 18, đã triển khai chiến dịch “đả hổ” chống tham nhũng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử ĐCSTQ, đã thanh trừng vô số quan chức cấp cao, có nhận định cho rằng đa số quan chức hủ bại bị xử lý là người của phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.
Hồi đầu tháng Tám năm ngoái, ông Hồ Bình (Hu Ping) biên tập viên danh dự của tờ Mùa xuân Bắc Kinh (Beijingspring) đã nhận định, cho đến nay vẫn chưa có chỉ định “người kế nhiệm quyền lực” cách khóa, có nghĩa là ông Tập sẽ tiếp tục tìm cách nắm quyền khi hết nhiệm kỳ vào Đại hội 20 năm 2022, “vì ông Tập đã đi đến nước này thì không dừng lại được, từ bỏ quyền lực sẽ là nguy hiểm đối với ông Tập.”
Ngày 5/3, tờ Epoch Times có đăng bài viết nhận định, trong tương lai những mâu thuẫn trong nội bộ ĐCSTQ sẽ gay gắt hơn, cuộc chiến chính sẽ là “cuộc chiến giữa Tập Cận Bình và nội bộ thể chế ĐCSTQ”.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng ĐCSTQ vẫn có thể cai trị trong một thời gian dài nữa, có thể đây mới là vấn đề quan tâm thực sự của ông Tập.
Tháng Ba, tờ Vision Times tại Mỹ có đăng tải bài viết tựa đề “Hủy giới hạn nhiệm kỳ: Còn lý do thầm kín là Tập Cận Bình dự kiến có chiến tranh trong vòng 5 năm tới”.Theo bài viết, khi thảo luận về việc Trung Quốc có rơi vào tình trạng hỗn loạn không thì ông Vương Hộ Ninh chỉ ra, “Chúng ta phải nghiên cứu vấn đề này, hãy chú ý tới bốn hệ thống lớn”, cụ thể là quân sự, chính quyền, quan chức và trí thức. Ông Vương Hộ Ninh cho rằng chỉ cần không có vấn đề với bốn hệ thống này, Trung Quốc sẽ phát triển ổn định.
Bài viết đưa ra ví dụ tình trạng của bốn hệ thống này, như quân đội thì truyền thông nhà nước có công khai nhắc đến lời của Quách Chính Cương, con trai cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương “ngã ngựa” Quách Bá Hùng: “Một nửa quân đội là do nhà ta đề bạt”; còn đối với quan chức của Đảng và Chính phủ, theo số liệu công bố chính thức, trong 5 năm gần 2 triệu cán bộ đảng viên vi phạm kỷ luật đã bị Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương điều tra; còn trí thức, từ ngày 09/7/2015, an ninh Trung Quốc tổ chức đợt bắt giữ quy mô lớn (23 tỉnh thành) đối với giới luật sư, theo đó hơn trăm luật sư bị gửi giấy triệu tập, tạm giam, hiện có một số trường hợp mất tích không rõ nguyên nhân.
Bài báo trích dẫn lời ông cựu Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn phát biểu tại Hội nghị Ủy ban Thường vụ lần thứ 52 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, trong phát biểu ông Vương Kỳ Sơn đưa ra cảnh báo hệ thống cộng sản hiện đang trên bờ vực của sự sụp đổ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Năm (17/5) đã cho rằng Trung Quốc đứng sau việc Bắc Hàn đe dọa hủy cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim. Trong khi đó, giới chức Bắc Kinh lên tiếng nhắc nhở các bên liên quan, đặc biệt ám chỉ Bắc Hàn, nên thiện chí gặp nhau để giải quyết vấn đề hạt nhân thông qua đàm phán.
Ông Tập tiếp ông Kim Jong-un tại thành phố cảng Đại Liên. (Ảnh qua Al Jazeera)
Phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Nhà Trắng hôm thứ Năm (17/5), ông Trump cho hay: “Chủ tịch Tập Cận Bình có thể gây ảnh hưởng tới Kim Jong-un”. Tổng thống Mỹ chỉ ra rằng lãnh đạo tối cao Bắc Hàn đã tỏ ý sẵn sàng làm việc vì hòa bình và gặp ông trước khi có chuyến thăm Trung Quốc lần hai vừa qua.
Qua các phương tiện truyền thông, Bắc Hàn hôm thứ Tư (16/5) đã tuyên bố hủy cuộc gặp cấp bộ trưởng với Hàn Quốc và đe dọa có thể rút khỏi thượng đỉnh Trump-Kim.
Ông Trump nói rằng ông chưa nghe thấy thông tin cụ thể từ các quan chức Bắc Hàn. Tổng thống Mỹ khẳng định rằng ông mới chỉ biết về việc Bắc Hàn dọa rút lui khỏi thượng đỉnh qua các phương tiện truyền thông.
“Người của chúng tôi thực tế bây giờ đang làm việc với họ về việc sắp xếp cuộc gặp, có nhiều sự khác biệt so với những gì các bạn đọc được, nhưng đôi khi những gì các bạn đọc, nếu không phải là tin giả, thì đó là sự thật”, ông Trump nói.
Tổng thống Mỹ nói thêm rằng các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc có thể là một phần lý do dẫn tới có những thông tin về việc hủy bỏ thượng đỉnh.
“Với các thỏa thuận, chúng ta phải có hai bên cùng muốn đạt được điều đó, ông [Kim] đã rất muốn làm điều đó. Có lẽ họ [hiện giờ] không muốn làm điều đó. Có lẽ họ đã nói chuyện với Trung Quốc”, ông Trump cho biết thêm.
Trước đó một ngày, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm thứ Tư (16/5), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng gần như khiển trách Bắc Hàn vì đe dọa rút khỏi cuộc gặp thượng đỉnh đã được lên kế hoạch giữa ông Donald Trump và ông Kim Jong-un vào 12/6 tới tại Singapore.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bắc Hàn đe dọa “xem xét lại” thượng đỉnh Trump-Kim, hủy cuộc gặp cấp cao với Hàn Quốc và than phiền về cuộc tập trận chung thường niên Mỹ-Hàn, ông Lục Khảng nhìn chung khuyến khích tất cả các bên trên bán đảo Triều Tiên duy trì “động lực hiện tại cho đối thoại và giảm căng thẳng” – chắn chắn đó là thông điệp cho Bình Nhưỡng vì chỉ có họ là bên duy nhất đang đe dọa chấm dứt đàm phàn.
Ông Lục Khảng nói: “Khi giải pháp chính trị hòa bình về vấn đề bán đảo Triều Tiên đang đứng trước những cơ hội quan trọng, tất cả các bên liên quan, đặc biệt là Mỹ và Bắc Hàn, nên gặp nhau giữa chừng, bày tỏ thiện chí và sự chân thành với nhau, cùng nhau tạo ra những điều kiện và không khí khả dĩ cho thượng đỉnh, và thực hiện những nỗ lực có thể vì phi hạt nhân hóa và ổn định lâu dài bán đảo Triều Tiên”.
Chưa rõ phải hiểu chính xác cách ông Lục Khảng kêu gọi “gặp nhau giữa chừng” về phi hạt nhân hóa tổng thể là như thế nào. Washington, Seoul và phần còn lại của thế giới chắn chắn sẽ không thực hiện một thỏa thuận mà ông Kim Jong-un chỉ từ bỏ phân nửa kho vũ khí hạt nhân. Dù sao, phát biểu của ông Lục nhìn chung là khuyến khích các bên thỏa hiệp và duy trì đàm phán.
Ông Lục cũng dùng ngôn từ lấp lửng như vậy với những than phiền của Bắc Hàn về cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Bình Nhưỡng nên mở rộng thêm một chút “thiện chí” với các đối tác đối thoại của mình, trong khi các bên còn lại nên kiềm chế thực hiện “hành động khiêu khích có thể kích hoạt căng thẳng”.
Ông Lục nói: “Chúng tôi hy vọng rằng Hàn Quốc và Bắc Hàn có thể tuân thủ tinh thần đối thoại, hòa giải và hợp tác được đưa ra trong tuyên bố chung Bàn Môn Điếm [hôm 27/4], hiểu đầy đủ và tôn trọng những quan ngại hợp pháp của nhau, làm việc theo định hướng giống nhau, xây dựng niềm tin và cải thiện mối quan hệ song phương, và họ sẽ nhận được sự ủng hộ của chúng tôi trong những nỗ lực này.
Để duy trì và củng cố động lực của tình hình đang cải thiện trên bán đảo Triều Tiên, tất cả các bên liên quan nên thể hiện thiện chí với nhau, tránh các hành động khiêu khích mà sẽ kích hoạt căng thẳng, và thực hiện các nỗ lực có bàn tính để tạo ra những điều kiện và không khí khả dĩ để đạt được giải pháp chính trị cho vấn đề bán đảo Triều Tiên thông qua các cuộc đối thoại.
Lập trường của Trung Quốc về vấn đề bán đảo Triều Tiên là nhất quán. Chúng tôi duy trì rằng tất cả các bên liên quan cần phải thực hiện những hành động cụ thể để tạo dựng niềm tin lẫn nhau, tránh khiêu khích nhau, và nỗ lực đưa vấn đề bán đảo Triều Tiên trở lại với đường ray giải pháp chính trị thông qua đối thoại, tất cả điều này sẽ được hiện thực hóa khi các bên gặp nhau giữa chừng. Đó là lý do tại sao Trung Quốc từ lâu đã ủng hộ đề xuất “đình chỉ để đình chỉ”. Chúng tôi cho rằng đề xuất này sẽ giúp nhau xây dựng niềm tin và tạo lập được các điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề này thông qua đối thoại”.
“Đình chỉ để đình chỉ”, được biết đến nhiều hơn với tên gọi “đóngbăng để đóng bằng” hoặc “cùng đóng băng” là đề xuất từ lâu của Trung Quốc yêu cầu rằng Bắc Hàn đình chỉ chương trình hạt nhân của họ, đồng thời Mỹ và Hàn Quốc cũng dừng các cuộc tập trận chung trên bán đảo Triều Tiên.
Ngoại giới đánh giá, nếu các bên thực hiện theo đề xuất nêu trên sẽ phù hợp với lợi ích của Trung Quốc vì Bắc Kinh cảm thấy lo lắng về hoạt động của quân đội Mỹ quá gần lãnh thổ của họ và có thể sử dụng hệ thống rada mạnh mẽ để quan sát sâu trong nội địa Trung Quốc.
Trung Quốc được cho là không hài lòng khi ông Kim Jong-un có xu hướng bỏ qua đề xuất quan trọng đó của Bắc Kinh và có vẻ như cũng không đưa yêu cầu quân Mỹ phải rút khỏi bán đảo Triều Tiên là điều kiện tiên quyết cho việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn.