Ai trục lợi từ khu đất vàng 5.000 m2 giữa trung tâm Sài Gòn?

Dự án tại khu đất vàng tại 8-12 Lê Duẩn bị bán không qua hình thức đấu giá, nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính nhưng cũng được tham gia dự án, sau đó chuyển nhượng kiếm lời gây thất thoát nguồn thu ngân sách.

dat vang Sai Gon, Lo dat 8-12 Le Duan
Khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn ngay tại Trung tâm Sài Gòn. (Ảnh: vietnamfinance)

Điểm bất thường của dự án

Như kết luận của Thanh tra Chính phủ, dự án xây dựng khách sạn, căn hộ cao cấp tại khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn có dấu hiệu bất thường ở chỗ nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính nhưng vẫn được tham gia thực hiện dự án.

Cụ thể, Công ty Hoa Tháng Năm mới được cấp phép hoạt động vào tháng 4/2010, nhưng chỉ bốn tháng sau vào tháng 8/2010, công ty được UBND TP.HCM chấp thuận cho tham gia góp 30% vốn trong số 50% cổ phần của Công ty Quản lý Kinh doanh nhà Thành phố tại Công ty Lavenue, mặc còn nhiều điểm nghi vấn về kinh nghiệm và năng lực tài chính của công ty này.

Sau khi pháp nhân mới là Công ty Levenue được thành lập (chủ đầu tư dự án tại khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn), bà Lê Thị Thanh Thúy (Giám đốc Công ty Hoa Tháng Năm) lập tức được bầu làm chủ tịch HĐQT của Lavenue.

Điểm bất thường thứ hai, khi biết Thành phố có chủ trương làm dự án tại khu đất vàng, Bộ Công thương liền đề nghị cho 4 công ty trực thuộc được góp 50% vốn liên doanh với Công ty Quản lý Kinh doanh nhà Thành phố (đại diện quyền sở hữu Nhà nước).

Tuy nhiên, chưa đầy một tháng sau khi được UBND TP.HCM chấp thuận quyền ưu tiên góp vốn để thành lập Công ty Lavenue, 4 công ty này ký thỏa thuận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần cho Công ty Kido.

Theo kết luận thanh tra, qua việc sang nhượng trên, 4 công ty của Bộ Công thương đã hưởng lợi mỗi công ty 50 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ với “thủ thuật” xin góp vốn rồi chuyển nhượng lại đã giúp 4 công ty thuộc Bộ Công thương “bỏ túi” 200 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thành Tài nói gì?

Ngày 15/5, trả lời báo Tuổi Trẻ về vụ chuyển nhượng 5.000 m2 đất vàng tại Lê Duẩn, cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM ông Nguyễn Thành Tài khẳng định “có sai sót nhưng không hề tư túi vụ đất vàng.”

Câu trả lời của ông Nguyễn Thành Tài được đưa ra ngay sau khi Thanh tra Chính phủ kết luận việc cho thuê khu đất 8-12 Lê Duẩn “có dấu hiệu cố ý làm trái” và người chịu trách nhiệm trực tiếp là cá nhân ông Tài – cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011 – 2015.

Trả lời phóng viên về việc “tại sao lô đất bị định giá quá rẻ và có tư túi gì trong dự án này không?”, ông Tài khẳng định giá giao, cho thuê đất được thực hiện theo đúng giá thị trường và cho biết ông không hề tư túi gì trong việc triển khai dự án.

Tuy nhiên, ông Tài cũng thừa nhận sai sót rõ ràng của ông trong quá trình chỉ đạo thực hiện dự án vì đã quá nôn nóng, không dự lượng được các tình huống phát sinh và một phần là do quá tin tưởng vào 4 công ty của Bộ Công thương sẽ không bán cổ phần.

“Tôi không nghĩ là 4 doanh nghiệp của Bộ Công thương lại ‘lật kèo’, đi bán toàn bộ cổ phần cho Công ty Kinh Đô khiến phần sở hữu Nhà nước bị thay đổi”, ông Tài nói.

Trước đó, trong kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị thu hồi lại khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn để thực hiện đấu giá công khai. Dự kiến việc đấu giá sẽ thu về cho ngân sách hơn 2.000 tỷ đồng.

Chân Hồ/Trithucvn

Nội dung cuộc nói chuyện Tập – Kim tại Đại Liên được tiết lộ

Ngày 7 – 8/5, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã tiếp tục có chuyến thăm bí mật lần thứ 2 tới Trung Quốc, và đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Truyền thông Nhật Bản tiết lộ, trong cuộc gặp lần này, ông Kim đã công khai đưa ra một thỉnh cầu đối với ông Tập Cận Bình và  biểu đạt thái độ bất mãn với Mỹ.Kim Jong-unÔng Tập Cận Bình gặp ông Kim Jong-un tại bờ biển ở Đại Liên (Ảnh cắt từ video)

Đây là lần thứ 2 ông Kim Jong-un đến thăm Trung Quốc, sau chuyến thăm hồi tháng 3 và có cuộc hội đàm phi chính thức với ông Tập Cận Bình. Trung – Triều có các chuyến thăm qua lại dày đặc thế này, khiến dư luận chú ý rốt cuộc hai nhà lãnh đạo đã nói gì với nhau.

Ngày 13/5, tờ báo Yomiuri Shinbun của Nhật dẫn nguồn tin từ người nắm rõ nội dung hội đàm trong cuộc gặp cấp cao Trung – Triều cho biết, ông Kim Jong-un công khai biểu đạt với ông Tập Cận Bình về thái độ bất mãn đối với Mỹ. Ông Kim nói, nước Mỹ cho biết nếu Bắc Triều Tiên có thể hoàn toàn phi hạt nhân hóa thì Mỹ có thể sẽ tiến hành viện trợ kinh tế, nhưng cam kết của Mỹ không đáng tin.

Ông Kim Jong-un đưa ra thỉnh cầu với ông Tập Cận Bình, nếu như Bắc Triều Tiên và Mỹ đạt được nhất trí về vấn đề phi hạt nân hóa, Bắc Triều Tiên hy vọng Trung Quốc có thể viện trợ kinh tế cho Bình Nhưỡng trong giai đoạn trung gian. Ông Tập Cận Bình trả lời, hội nghị Mỹ – Triều cần đạt được nhất trí về vấn đề phi hạt nhân hóa, nếu đạt được nhất trí và có tiến triển cụ thể, Trung Quốc sẽ có lý do chính đáng để tiến hành viện trợ kinh tế đối với Bắc Triều Tiên.

Ngày 8/5, sau khi phía Trung Quốc tiễn ông Kim về nước, cùng ngày, ông Tập Cận Bình cũng có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trang web của  nhà Trắng cũng đăng tải nội dung cuộc điện đàm, 2 nhà lãnh đạo thảo luận về tiến triển gần đây trên bán đảo Triều Tiên và tình hình cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và Kim Jong-un. Qua điện đàm, ông Tập và Trump đã đạt được nhận thức chung, tức là tầm quan trọng về việc vẫn cần tiếp tục duy trì áp lực đối với Bình Nhưỡng trước khi đề Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và kế hoạch tên lửa vĩnh viễn.

Có kênh truyền thông Hồng Kông phân tích, trước cuộc gặp Trunp – Kim sắp diễn ra, cuộc gặp chớp nhoáng giữa Tập – Kim dường như đã đưa ra một tín hiệu chính trị mạnh mẽ về tình hữu nghị Trung – Triều, trên thực tế, Trung – Triều đều được thứ mình muốn trong mối quan hệ này.

Về phía Bình Nhưỡng, ông Kim Jong-un hy vọng có thể tăng thêm lợi thế trước khi diễn ra cuộc gặp với ông Trump. Còn về phía Bắc Kinh, do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, Trung Quốc có thể mượn chuyến thăm của Kim Jong-un để thể hiện rằng tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên vẫn như xưa, với ý đồ đưa ra quân bài Bắc Triều Tiên, để nâng cao vị thế của mình trong cuộc đàm phán thương mại Trung – Mỹ.

Có phân tích chỉ ra, trong cuộc hội đàm giữa ông Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in, ông Moon Jea-in dường như rất muốn viện trợ kinh tế cho Bắc Triều Tiên, nhưng nhất định phải nằm trong phạm vi quy định về chế tài của Liên Hợp Quốc. Do đó, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều giúp ông Kim Jong-un có lá bài mới khi tới thăm Trung Quốc lần 2, tức là nếu Bắc Kinh không giúp đỡ giải quyết vấn đề kinh tế của Bắc Triều Tiên, thì Hàn Quốc cũng sẽ giúp đỡ.

Trước cuộc gặp Trump – Kim sắp diễn ra, ông Kim Jong-un cũng liên tiếp thể hiện ra thiện chí cho phía Mỹ thấy. Ngày 10/5, Bắc Triều Tiên đã thả tự do cho 3 công dân Mỹ đang bị Bắc Triều Tiên giam giữ, điều này được dư luận đánh giá là ông Kim Jong-un muốn thân cận với Mỹ. Ngoài ra còn có thông tin nói, Mỹ đã đưa ra nhiều yêu cầu với Bình Nhưỡng, trong đó bao gồm việc yêu cầu Bắc Triều Tiên phải vận chuyển một phần vũ khí hạt nhân, nguyên liệu phân hạch hạt nhân, nguyên liệu có thể phân hạch hạt nhân và tên lửa tầm xa ra khỏi lãnh thổ, Bắc Triều Tiên cũng đang suy nghĩ thận trọng về vấn đề này.

Tờ New York Times phân tích cho rằng, đối với Bắc Triều Tiên mà nói, từ góc độ an toàn gần Mỹ hơn và xa Bắc Kinh hơn, cũng là một sách lược khôn ngoan. Trung Quốc có thể sẽ không uy hiếp đến sự độc lập của Bắc Triều Tiên, nhưng dã tâm khống chế nước gần mình như Đông Á, khu vực quanh biển Hải Nam và kế hoạch “Một vành đai, một con đường”, sẽ khiến Bắc Triều Tiên có sự hoài nghi lớn.

Phân tích cũng nhận định, thời gian gần đây, ông Kim Jong-un thể hiện ra muốn tiến gần với Mỹ, kỳ vọng lấy hành động này để ức chế dã tâm chi phối Đông Á của Bắc Kinh. Từ trước tới nay, ông Kim Jong-un vẫn hy vọng có thể giảm sự phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc và nguyện vọng ngăn chặn sự không chế của Bắc Kinh đối với bán đảo Triều Tiên trong tương lai.

Huệ Anh / Trithucvn

Trung Quốc lợi dụng “nợ chiến lược” để tăng ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dươn

Chinese President Xi Jinping (L) speaks with Sri Lankan President Mahinda Rajapakse (R) as he formally opens the start of work on the Chinese-funded $1.4 billion Colombo port city on the last day of his visit to Sri Lanka in Colombo on September 17, 2014. Xi and Sri Lankan President Mahinda Rajapakse announced increased defence and maritime security ties and pledged to deepen their 'strategic cooperative partnership' during Xi's visit to the country. AFP PHOTO / LAKRUWAN WANNIARACHCHI        (Photo credit should read LAKRUWAN WANNIARACHCHI/AFP/Getty Images)

Năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham gia lễ khởi công xây dựng thành phố cảng Colombo ở Sri Lanka. Hầu hết số tiền vốn cho dự án này là vay từ Trung Quốc (Ảnh: Getty Images)

Trung Quốc lợi dụng các khoản vay nợ để đổi lấy lực ảnh hưởng chính trị hoặc các nguồn tài nguyên chiến lược
Tờ Guardian của Anh đưa tin, bản cáo cáo dài 40 trang này do các sinh viên tốt nghiệp khoa phân tích chính sách của đại học Harvard Kennedy đặc biệt gửi đến cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhằm đánh giá chiến lược của Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trưởng nhóm nghiên cứu tiến hành báo cáo này là giáo sư Harvard Graham Allison, cũng chính là người đã đề xuất lý thuyết “Bẫy Thucydides”.

Bản cáo báo đã liệt kê gia 16 “quốc gia mục tiêu” của Trung Quốc. Những nước này ban đầu nhận các khoản cho vay hàng chục tỷ đô la Mỹ của Trung Quốc và sau đó không có khả năng chi trả, từ đó Trung Quốc đã lợi dụng “bẫy nợ” để trao đổi các nguồn lực chiến lược như đòn bẩy quân sự và chính trị. Trong số 16 quốc gia đó bao gồm cả Vanuatu, Philippines, Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Sri Lanka, Tonga và Micronesia.

Theo bản báo cáo, do các khoản nợ quá lớn không trả được nên Pakistan và Sri Lanka đã phải nhượng lại các cảng quan trọng hay căn cứ quân sự cho Trung Quốc. Hiện nay, duy chỉ có tại Thái Lan là chưa bị Trung Quốc lợi dụng “đòn bẩy nợ” của mình.

Báo cáo còn chỉ ra, Papua New Guinea trước nay luôn chịu ảnh hưởng của Úc, nhưng quốc đảo này vẫn nhận các khoản vay mà không có khả năng chi trả từ Trung Quốc. Vì vậy, Papua New Guinea đã phải chấp nhận trở thành một căn cứ chiến lược của Bắc Kinh và nhượng tài nguyên thiên nhiên cho Trung Quốc khai thác.

Tại Campuchia, Lào và Philippines, nhờ các khoản cho vay mà Trung Quốc đã giành được “quyền phủ quyết ủy nhiệm” ở Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Lào và Campuchia đã lập kỷ lục về số tiền vay từ Trung Quốc, đơn cử như tại Lào, Bắc Kinh đã đầu tư 6,7 tỷ USD vào 760 dự án của quốc gia này, nhiều hơn một nửa GDP, vì vậy họ buộc phải ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này đã phần nào làm tê liệt ASEAN trong nỗ lực đối phó tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, mà đây vốn là con đường huyết mạch của hàng hải quốc tế.

Phương pháp tiếp cận này của Trung Quốc hết sức bài bản và kiên trì. Trước hết là căn cứ vào sáng kiến “Một vành đai, một con đường” để tiến hành đầu tư vào cơ sở hạ tầng, sau đó cung cấp các khoản cho vay dài hạn kèm theo nới rộng thời hạn trả nợ. Điều này với các chính phủ yếu kém về kinh tế và quản lý mà nói thì vô cùng hấp dẫn.
Cảng Hambantota, Sri Lanka là một điển hình

Báo cáo nêu các dự án xây dựng đều mang tiếng chi vượt ngân sách, cản trở khả năng thu hồi vốn, khiến các nước vay nợ đều rất khó có khả năng trả nợ vay cho Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đề xuất miễn giảm nợ để đổi lấy ảnh hưởng chính trị và quyền sở hữu tài nguyên chiến lược.

Bản báo cáo lấy Sri Lanka làm ví dụ để giải thích quá trình tích lũy nợ và trao đổi lợi ích của Trung Quốc. Tháng 10/2007, Bắc Kinh cam kết tài trợ xây cảng Hambantota với giá 361 triệu USD và chính phủ nước này bắt đầu xây dựng cảng. Tiếp đó, Bắc Kinh cho Sri Lanka vay thêm 1,9 tỷ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng và xây một sân bay. Sau 10 năm, đến 2017, khi ký thỏa thuận xây cảng, Sri Lanka đã nợ các công ty do người Trung Quốc kiểm soát số tiền 8 tỷ USD, trong khi khu cảng chưa hề thu được lợi nhuận và trở thành một “bẫy nợ”.

Ngày 9/12/2017, tài sản và quyền quản lý hoạt động của Cảng Hambantota của Sri Lanka đã được bàn giao cho một công ty ở Trung Quốc với thời hạn thuê 99 năm, trong đó tỷ lệ cổ phẩn vốn của Trung Quốc chiếm đến 85%.
Báo cáo nhấn mạnh: “Cảng Hambantota đã trở thành một cái bẫy nợ. Một khi chính phủ Sri Lanka đã thực hiện bước thỏa thuận đầu tiên, chi phí đầu vào tốn kém và nhu cầu kiếm lợi để trả khoản vay ban đầu sẽ thúc đẩy chính phủ Sri Lanka tiếp tục vay, cứ tuần hoàn như vậy, cho đến bước cuối cùng phải từ bỏ cảng để giải quyết vấn đề nợ nần.”

Việc bàn giao cảng Hambantota cho Trung Quốc đã làm dấy lên mối lo ngại về việc cảng sẽ trở thành một trong những căn cứ hải quân của Trung Quốc, đồng thời phát đi tín hiệu đáng ngại cho các quốc gia yếu thế đang nợ tiền của Trung Quốc khác.“Ngoại giao sổ nợ” của Trung Quốc có thể làm suy yếu lợi thế chiến lược của Mỹ và các đồng minh
Báo cáo nói rằng “ngoại giao sổ nợ” của Trung Quốc có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch nhiều mặt mà Trung Quốc tiến hành nhằm làm suy yếu lợi thế chiến lược của Mỹ và các đồng minh, từ đó thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á.
Tạp chí The Australian Financial Review của Úc trích lời các nhà phân tích nói rằng sự kiểm soát kinh tế của Trung Quốc ở các nước đảo Nam Thái Bình Dương có thể cho phép quân đội Trung Quốc vào cảng và sân bay gần các vùng biển quốc tế vốn do Hải quân Hoa Kỳ tuần tra.

Báo cáo còn đưa ra một ví dụ khác với trường hợp của Vanuatu. Vanuatu đang nợ Trung Quốc một khoản tiền không hề nhỏ và có nguy cơ phải thỏa hiệp với Trung Quốc. Tháng Tư vừa qua, Fairfax Media đưa tin, Trung Quốc đã tổ chức các cuộc thảo luận sơ bộ với Vanuatu về việc cho nước này xây dựng một căn cứ quân sự tại quốc đảo cách Úc chưa đầy 2.000 km. Mặc dù cả Trung Quốc và Vanuatu đều phủ nhận điều này nhưng Úc đã lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc phải dừng ngay ý định nhằm đảm bảo hòa bình cho khu vực Nam Thái Bình Dương.

Báo cáo nhận định, nếu các nước đảo Nam Thái Bình Dương chuyển hướng sang Trung Quốc, điều này có thể đe dọa đặc quyền tự do qua lại các cảng mà Mỹ đã hưởng từ sau Thế chiến thứ 2, đồng thời tạo cơ hội cho Trung Quốc tiến nhập sâu hơn vào khu vực này. Nếu như vậy, “Khi có bất cứ xung đột nào giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lợi thế của quân đội Mỹ.”
Nhằm cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc, Úc đã tăng cường hỗ trợ phát triển cho các quốc đảo Thái Bình Dương. Trong thông báo của Chính phủ Úc về năm tài chính mới, Úc sẽ chi 8,4 triệu đô la Úc để thành lập Cơ quan đại diện ngoại giao tại Tuvalu, một quốc đảo Nam Thái Bình Dương với dân số chỉ 11.000 người.

Ngoài ra, để đối phó với chiến lược bành trướng sức mạnh của Trung Quốc, bản báo cáo khuyến khích chiến lược hợp tác khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương gồm bốn nước lớn bao gồm Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ, đồng thời tăng cường vai trò của Ấn Độ trong việc dẫn dắt kinh tế và phát huy trật tự của khu vực.

Minh Ngọc / Trithucvn

Góc nhìn người xưa về sự khác biệt tư tưởng phương Tây phương và phương Đông

Hiện trong thế giới có hai thứ văn minh, là văn minh Tây phương và văn minh Đông phương. Hai cái văn minh ấy khác nhau là do tại hai đàng tư tưởng khác nhau.

     Image result for NHÀ VĂN pHAN kHÔI IMAGES        Bài viết của học giả Phan Khôi. C.D. Đông Pháp thời báo, Sài Gòn, s.774 (27/9/1928); s.776 (2/10/1928)

Tây phương gồm cả các nước châu Âu châu Mỹ mà nước Pháp là một; Đông phương gồm cả các nước châu Á, mà nước ta là một. Tư tưởng của Tây phương phát nguyên từ Hy Lạp, La Mã, Hê-bơ-rơ, song bây giờ đã hỗn thành ra một nền tư tưởng Tây phương, nên ở đây gọi chung là tư tưởng Tây phương. Tư tưởng Đông phương có hai tua lớn, một là Ấn Độ, một là Tàu, mà ta thuộc về tua Tàu, nên ở đây chỉ lấy Tàu làm trọng.

Người ta thấy bên Tây về đường vật chất phát đạt tinh xảo hơn bên Đông, rồi cho rằng văn minh Tây phương là vật chất văn minh, còn văn minh Đông phương là tinh thần văn minh. Nói như vậy là lầm. Những cái thuyết tự do bình đẳng, là phần hệ trọng nhứt trong văn minh Tây phương, chẳng phải tinh thần là gì? Bên nào cũng có tinh thần vật chất cả, chẳng qua vật chất tùy theo tinh thần của mỗi bên mà hiện ra hai vẻ khác nhau. Cái tinh thần ấy tức ở đây tôi gọi là tư tưởng.

Ba điều tôi sắp giải ra dưới nầy chỉ là từ trong hai cái văn minh ấy mà rút ra mỗi bên ba cái yếu điểm; ngoài ra, mỗi cái văn minh hoặc giả đều có chỗ hay chỗ dở thì tôi không kể đến. Tôi cũng không có ý so sánh bên nào hơn, bên nào kém; cốt muốn tỏ ra cho biết hai bên trái ngược nhau, không thể dung nhau mà thôi.

1. – Tây phương chuộng khoa học, Đông phương chuộng huyền học. –

Theo ý người phương Tây, mọi sự vật trong thế gian bất kỳ lớn hay nhỏ, thấy được hay không thấy được, hễ mình muốn biết thì phải biết cho đến nơi, cho đâu ra đó, chớ không được mập mờ, không được lộn xộn. Bởi vậy họ phải làm ra cái cách để mà biết. Đối với một sự vật gì, họ cứ nhặt lấy những cái kinh nghiệm mỗi khi một ít, những cái tri thức mỗi nơi một chút, rồi quán thông lại, lập ra những cái nguyên tắc, công lệ, và những cái thuyết có thống hệ, mà ai cũng không cãi được nữa, thì bấy giờ sự biết mới đích xác và sự học về sự vật ấy mới thành. ấy gọi là khoa học.

Ở phương Tây bây giờ hầu như mỗi một sự vật gì là có một khoa học. Không những thiên văn, địa văn, quang, điện, chánh trị, pháp luật có khoa học mà thôi; cho đến nuôi gà, trồng rau cũng có khoa học nữa. Triết học ngày xưa đứng ngoài khoa học, mà bây giờ người ta cũng dùng phương pháp khoa học để nghiên cứu triết học. Họ chia khoa học ra làm ba loại: là Tự nhiên khoa học, Xã hội khoa học và Tinh thần khoa học. Những tên riêng từng khoa thì nhiều lắm, không hơi sức đâu mà kể.

Đây cử ra một khoa y học để cho biết cái vẻ khoa học của họ là thế nào. Y học lại gồm có nhiều khoa học khác nữa, nào là: Sanh lý học[1] dạy về sự kết cấu và tác dụng của các cơ thể[2] trong mình người ta; Giải phẫu học[3] dạy về từng cái xương từng mạch máu trong mình người ta; Bịnh lý học[4] dạy về các chứng bịnh; Dược vật học dạy về các vị thuốc; tất phải biết ngần ấy khoa học mà thiệt hành ra được đã rồi mới làm nên thầy thuốc. Đến khi chữa bịnh, thầy thuốc nói bịnh tại tim, ấy là trái tim thiệt bị đau; nói bịnh tại phế, ấy là phổi thiệt bị đau. Đau tim đau phổi cách làm sao thì uống thuốc gì, đều có phương nhứt định cả, phải theo khoa học chớ không được theo ý riêng của thầy thuốc.

Tóm lại, người phương Tây biết được sự vật gì đều là do khoa học cả. Khoa học đã thành ra như cái tánh riêng của họ.

Sự học phương Đông thì thật là mênh mông và mầu nhiệm. Kẻ học cứ sách mà đọc tràn đi rồi hiểu được chừng nào thì hiểu. Những sự vật mà ta muốn biết, tán mạn ra trong sách mỗi nơi một ít, không có xâu suốt lại thành từng món một, và cũng không có đặt ra phương pháp gì để noi đó mà tìm tòi. Sách thì dạy trước bác mà sau ước. Kinh Thơ nói vô số là chuyện, rồi ước lại một chữ Trung, Kinh Lễ nói vô số là chuyện rồi ước lại một chữ Kính; bác thì cực kỳ là bác, mà ước thì cực kỳ là ước[5]. Đến Kinh Dịch mới là ảo diệu vô cùng: quẻ Kiền có nói đến “rồng bay” (long phi), mà kỳ thiệt không phải là rồng bay; quẻ Khôn có nói đến “ngựa cái” (tẩn mã), mà kỳ thiệt không phải là ngựa cái; chẳng qua nói bóng vậy thôi, không khác nào “con rồng có bảy đầu mười sừng” và “con thú ở dưới đất lên” đã nói trong sách Khải huyền của kinh Tân ước. Sách Xuân thu cũng vậy, nói “Doãn thị chết” song không trọng tại Doãn thị chết mà trọng tại cái ý chê thế khanh; nói “thiên vương đi săn”, song không phải đi săn mà là bị chư hầu bắt hiếp. Càng những chỗ sâu hiểm éo le như vậy, thì lại càng tôn cho là vi ngôn đại nghĩa. Cứ theo sách thì những âm dương, ngũ hành, cũng đều là những cái giả tượng mà thôi, chớ không phải chỉ ngay về hiện trạng và thiệt tế mà ta ngó thấy đâu. Vì vậy cho nên gọi là huyền học.

Người nào đã chịu phép “báp tem” của huyền học rồi thì ra làm việc gì cũng đều được cả, bất cứ việc gì, vì “vận dụng do ư nhứt tâm”. Một ông quan có thể coi việc bộ Hộ rồi coi việc bộ Hình, luôn cả sáu bộ cũng được, và có khi ra làm tướng đánh giặc cũng xong. Còn các nghề thợ thì nhứt thiết không có học gì cả, hễ tập quen thì làm được, ăn thua nhau là tại cái sáng dạ.

Nói đến nghề làm thuốc của ta mới càng tỏ ra cái vẻ huyền học, và để cho nó phản chiếu lại nghề làm thuốc của Tây vừa nói trên kia. Bắt đầu dạy về ngũ tạng: tâm, can, tì, phế, thận, thì dạy rằng nó hiệp với ngũ hành, phối với ngũ vị, ứng với ngũ phương và tứ thời. Dạy về dược tánh thì: một vị bạch truật mà chủ cả công cả bổ, đã kiện tì cường vị, lại trị thấp, bĩ, hư đàm; càn cương sao hắc thì nhập thận; hỏi tại làm sao thì bảo rằng vì “thận thuộc thủy, kỳ sắc hắc”. Những điều ấy nếu bắt cứ theo phương pháp khoa học mà giải nghĩa thì không tài nào giải ra được. Đến lúc trị bịnh, thầy thuốc nói là bịnh phong, nhưng phong đó không phải là gió; nói là bịnh thấp, nhưng thấp đó không phải là ẩm ướt; thậm chí nói bịnh tại phế, tại can, nhưng thiệt không phải là đau phổi hay đau gan. Những chữ phong, thấp, phế, can đó chẳng qua là một thứ chữ trừu tượng[6] chớ không phải cụ thể [7]. Còn đến cho thuốc thì cùng một bịnh mà mỗi thầy đi một mặt: thầy thì hàn, thầy thì nhiệt, thầy thì bổ hỏa, thầy thì lợi thủy, thầy thì ít vị, thầy thì nhiều vị, mỗi thầy đều kê phương dụng dược theo ý mình. Ôi! huyền diệu là dường nào!

Đại ý huyền học không lấy khách quan mà xem xét mọi sự vật, chỉ lấy chủ quan mà ứng tiếp nó. Kẻ học, sau khi đã học nhiều rồi, đã hội được vạn lý vào nhứt tâm rồi, thì có thể đem cái tâm ấy ra mà đối phó với mọi sự vật chớ không theo y như sự mình đã học; như vậy sách Nho gọi là “thần nhi minh chi”. ấy huyền học tương phản với khoa học là tại đó.

2. -Tây phương trọng tự chủ, Đông phương trọng thống thuộc. –

Chữ tự chủ ở đây nghĩa là mỗi người làm chủ lấy mình, cũng tức là cá nhân chủ nghĩa. ở phương Tây, nói rằng “một người”, nghĩa là đối với thế giới, đối với quốc gia mà nói, chớ không phải phiếm nhiên. Đã gọi là người, thì người nào cũng vậy, ai ai cũng có cái địa vị cái tư cách đối với thế giới đối với quốc gia, thật như ta thường nói “đội trời đạp đất ở đời”. Như vậy, người nào tự chủ lấy người ấy, không ai thuộc về ai cả.

Bởi đó mới có sự tự do. Một người đã tới tuổi thành nhân rồi thì không còn ở dưới quyền cha mẹ nữa. Mà cũng không ở dưới quyền chánh phủ hay là dưới quyền ông nguyên thủ, song chỉ ở dưới quyền pháp luật. Một người được y theo trong vòng pháp luật mà tự do. Pháp luật cho mọi người được tư tưởng tự do, ngôn luận tự do, cư trú tự do,… những quyền tự do ấy, người khác – dầu là cha mẹ nữa – không được can thiệp đến. Pháp luật đặt ra cốt là hạn chế sự tự do của từng người để binh vực sự tự do cho từng người.

Lại bởi đó mới có sự bình đẳng. Mọi người đối với quốc gia xã hội đều có nghĩa vụ và quyền lợi bằng nhau. Ai nấy đều phải nộp thuế, đều phải đi lính, thì ai nấy đều được hưởng quyền tự do của pháp luật. Trước mặt pháp luật, ai cũng như nấy, hễ có tội thì bị phạt, không cứ ông nguyên thủ hay là người bình dân. Pháp luật đặt ra cũng cốt để duy trì sự bình đẳng giữa từng người.

Bởi mỗi người đều có địa vị tư cách vững vàng, tự chủ lấy mà không xâm phạm đến ai như vậy, cho nên khi hiệp với nhau thành đoàn thể thì chỉnh tề và ổn kiện lắm. Quốc gia, tức là của chung của quốc dân; hội xã tức là của chung của hội viên; đối với quốc gia xã hội ai có bổn phận gì thì làm hết bổn phận ấy, có lợi ích thì mọi người cùng hưởng. Mới nghe họ nói những là “quốc gia lợi ích, xã hội lợi ích” thì tưởng là xung đột với chủ nghĩa cá nhân, mà xét kỹ ra thì những cái lợi ích ấy cũng chỉ là lợi ích cho từng người vậy.

Các nước bên Tây đều dùng cái chánh thể lập hiến, cộng hòa được, là nhờ họ sẵn có cái tư tưởng như đã nói trên đó. Cái tư tưởng ấy tức là cái tinh thần dân chủ.

Nói đến Đông phương. Theo cái ý nghĩa chữ “một người” ở phương Tây, thì ở phương Đông, trừ ông vua ra, hầu như không có “người” nào hết. Bởi vì “xuất thổ chi tân, mạc phi vương thần”, ai cũng là thần thiếp của vua, ai cũng là dân của vua. Cứ như sách dạy, nhân thần không được tư giao với ngoại quốc, ấy là không có tư cách đối với thế giới; thứ nhân không được nghị luận việc chánh, ấy là không có tư cách đối với quốc gia. Bởi vậy ai nấy phải nộp của cải cho vua, nộp cả đến thân mình nữa; vua thương thì nhờ, bằng vua không thương mà giết đi cũng phải chịu. Như vậy gọi là trọn cái bổn phận thờ bề trên; như vậy gọi là thiên kinh địa nghĩa.

Không những thuộc về vua mà thôi, ai còn có cha mẹ đến chừng nào thì phải kể cái thân mình là của cha mẹ đến chừng nấy. Lại không những cái thân mà thôi, mình dầu có của cải, có vợ con, cũng phải kể là của cha mẹ. Theo kinh Lễ dạy: Con yêu vợ mà cha mẹ ghét, thì con phải để vợ[8] đi; con ghét vợ mà cha mẹ yêu, thì con phải hòa thuận với vợ. Lại dạy: có dư của thì nộp cho tông, thiếu thì lấy của tông. Tông là người tông chủ trong gia đình, tức là cha mẹ. Còn chưa kể đến những lời tục thường nói “Cha mẹ đặt đâu ngồi đó, bảo chết hay chết, bảo sống hay sống” thì lại còn nghiêm khắc quá nữa.

Trọng nhứt là vua và cha mẹ, rồi thứ đến quan, làng, họ, cũng đều có quyền trên một người. Quan, nào có phải một ông, có đến năm bảy lớp, cứ dùi đánh đục, đục đánh săng, rút lại trăm sự chi cũng đổ trên đầu người dân cả. Người trong làng thì kể như con của làng, cho nên nói rằng “con làng nhờ làng”. Người trong họ đối với họ cũng vậy.

Ấy vậy, lấy ra một người ròng rặt Đông phương mà nói, thì người ấy không tự mình làm chủ lấy mình được; song là thuộc về vua, về cha mẹ, về quan, về làng, về họ, nếu là đàn bà thì còn thuộc về chồng nữa.

Bởi cớ ấy, trong xã hội ta như một cái thang có nhiều nấc. Nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người không đồng nhau: người trên đối với người dưới không có nghĩa vụ; còn ai có nhiều quyền hơn thì được hưởng nhiều lợi hơn. Pháp luật đối với mọi người thì tùy từng bậc mà khác: cùng phạm một tội mà dân bị phạt trọng, quan được phạt khinh; cùng phạm một tội mà kẻ thứ ấu bị phạt trọng, kẻ tôn trưởng được phạt khinh[9]. Theo Tây phương, như thế là bất bình đẳng; song theo Đông phương thì như thế là có trật tự.

Một đằng thì trọng tự chủ, một đằng thì trọng thống thuộc, hai đằng tư tưởng khác nhau, cho nên trình bày ra hai cái xã hội khác nhau. Xã hội Tây phương thì như bầy chim sẻ, con nào cũng một lứa như con nào, và con nào cũng tự kiếm ăn cho con nấy, song cũng hiệp nhau thành bầy. Xã hội Đông phương thì như bầy kiến, có con lớn con nhỏ, con lớn giữ phần cai quản, con nhỏ lo việc đi kiếm ăn, song cũng hiệp nhau thành bầy.

3. – Tây phương quý tấn thủ, Đông phương quý an phận –

Bên phương Tây hay có những người đi bộ quanh trái đất một vòng, đi tìm đất mới, đi thám hiểm đến Nam cực, Bắc cực, là vì họ có cái tư tưởng trọng sự tấn thủ. Họ không chịu đầu hàng cảnh ngộ và sức tự nhiên, mà lại cố chiến thắng cảnh ngộ và sức tự nhiên. Họ không tin có số mạng; dầu biết có số mạng chăng nữa, họ cũng lo làm cho hết sức mình.

Vì có cái tinh thần tấn thủ, muốn chiến thắng sức tự nhiên mà lợi dụng nó, nên mới sanh ra các thứ khoa học và làm được những công trình to tát, như là dùng điện khí, hơi nước, bắc cầu trên sông lớn và đặt đường hỏa xa xuyên qua núi, v.v.

Người Đông phương chỉ muốn sống cách làm sao cho êm đềm lặng lẽ. Trời bắt thế nào thì hay thế: “Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”. Sách Nho dạy phải “lạc thiên an mạng”, sách Lão dạy phải “tri chỉ tri túc” đều là ý ấy. Trải các đời, những ông vua nào hay đi chinh phục các nước xa, thì bị chê là cùng binh độc võ; những người nào có chí lớn cử đồ việc lớn, thì người ta cho là không biết an thường thủ phận. Ai nấy đều lấy sự ở nhà làm sướng, đi ra làm khổ; đến ông Lão Tử thì lại còn muốn ai ở đâu ở đó, đến già đến chết không qua lại nhau (lão tử bất tương vãng lai) nữa kia!

Đối với sức tự nhiên, người phương Đông không dùng chước chiến mà dùng chước hòa; cũng lợi dụng nó mà lợi dụng một cách khác. Một hòn núi to và cao, người Tây có thể vỡ thành đường quanh theo chơn nó mà đi, người Đông thì cứ để vậy mà trèo ngang qua; một cái thác, người Tây có thể dùng sức chảy của nó dựng nên bộ máy mạnh mấy ngàn ngựa, người Đông thì không, chỉ dùng làm chỗ ngắm cảnh và ngâm thơ. Cho nên phương Đông khó lòng mà nảy ra khoa học được; mà như vậy thì cũng không cần dùng khoa học làm gì nữa.

Xem ba điều trên đây thì thấy ra hai cái tư tưởng Đông và Tây nó phản đối nhau như phương nam với phương bắc, như mặt trăng với mặt trời. Nay ta nếu muốn theo cách sanh hoạt mới của Tây phương, mà ta lại còn giữ cả tư tưởng cũ của Đông phương thì quyết không có thể được. âu là phải dứt bỏ tư tưởng cũ của ta mà theo tư tưởng của Tây phương, thì mới hiệp với cách sanh hoạt mới của ta.

—————————————

Chú thích:

1  ngày nay gọi là Sinh lý học: Physiologie
2  ngày nay gọi là các cơ quan (trong cơ thể)
3 Anatomie
4  ngày nay gọi là Bệnh lý học: Pathologie
5  bác: rộng; ước: tóm tắt gọn lại
6  Abstrait
7 Concret
8   bỏ vợ, ly dị vợ
9  trọng: nặng; khinh: nhẹ

S.T-    RED.VN

Giờ đã là lúc không còn nhẫn nhịn được nữa rồi.

Tôi không ngạc nhiên khi Trung Quốc đưa giàn khoan lấn sâu vào thềm lục địa Việt Nam và mang cả một đội tàu hùng hậu, trong ấy có cả tàu chiến, rồi máy bay chiến đấu yểm trợ xâm lấn biển đảo Việt Nam. Vì sao tôi không thấy bất ngờ? Các bạn có thể nhìn lại các sự kiện vào năm 1974, 1979 và 1988 thì sẽ thấy rất rõ mưu đồ của Trung Quốc là muốn gặm dần lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đất liền và trên biển.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa
Hoàng Sa, Trường Sa luôn là những chảo lửa, không biết sẽ bùng lên lúc nào. Đây cũng là vùng lãnh hải thiêng nhất và cũng bất an nhất của nước ta. Nếu đất nước của chúng ta có những biến động thì sẽ bắt đầu từ vùng sóng gió này.
Chúng ta đã tôn trọng, thực hiện đúng cam kết, nhưng Trung Quốc luôn nói một đằng làm một nẻo. Cái bi kịch lớn nhất của nước ta là lại phải ở bên cạnh một ông bạn nham hiểm và rất xấu tính. Ở các nước khác trên thế giới, trong đó hầu hết là các nước tư bản, họ sống với nhau rất êm đềm, hòa thuận. Tôi đi từ Pháp sang Đức, từ Pháp sang Bỉ, hay từ Anh sang các nước khác, không thấy có biên giới, không thấy hải quan. Cứ đi thẳng một lèo. Khi nhìn lên biển chỉ đường, thấy dòng chữ khác, mới hay mình đã sang nước khác rồi.
Ngay cả kẻ thù của chúng ta xưa như Pháp và Mỹ, mặc dù rất tàn bạo, nhưng họ không chiếm của ta một mét đất nào. Còn ta với Trung Quốc thì sao? Mang danh anh em “môi hở răng lạnh”, luôn nêu cao 16 chữ vàng, nhưng họ lấn của ta từng gốc cây ngọn cỏ. Họ nắn cả dòng chảy của sông suối để nước xói mòn sang phía ta. Đây là trò rất trẻ con và bẩn thỉu.
Ấy thế rồi cứ như tằm nhấm lá dâu, cả một vùng đất đai cương giới của ta nằm gọn trong túi họ. Xin đơn cử: Cửa Ải Nam quan, cột cây số không, nơi Nguyễn Trãi chia tay cha là Nguyễn Phi Khanh, giờ đã nằm sâu trong đất Trung Quốc đến hàng chục cây số.
Thác Bản Giốc vốn từ bao đời là danh thắng của chúng ta, giờ Trung Quốc đã chiếm một nửa rồi. Rồi Hoàng Sa là của chúng ta, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép từ mấy chục năm nay.
Và bây giờ, Trung Quốc lại đưa giàn khoan khủng, được xem như lãnh thổ di động của Trung Quốc được tàu chiến bảo vệ lấn sâu vào thềm lục địa của ta, rồi ngang nhiên tấn công các tầu thuyền chức năng của ta, vu vạ ta gây hấn với họ. Đó là một hành động ngang ngược và bẩn thỉu nhất. Đúng là một kẻ “vừa ăn cướp vừa la làng”.
Bây giờ, họ lại đòi ta phải rút hết tàu thuyền về rồi mới đàm phán. Thật là ngang ngược. Anh là một kẻ cướp. Anh cướp nhà tôi, rồi lại đuổi tôi ra đường để bàn chuyện sở hữu nhà cửa. Có chuyện ngược đời như thế không? Đúng ra, Trung Quốc phải rút hết tàu thuyền, di dời giàn khoan phi pháp ra khỏi khu đặc quyền kinh tế của ta rồi mới bàn gì thì bàn.
Trung Quốc phá ta không từ bất cứ thủ đoạn nào, kể cả những việc làm rất bần tiện, như cho thương lái sang ta mua mèo với giá cao, thế là vì cái “giá cao” ấy, mèo gần như tuyệt diệt, bà con nông dân phía Bắc phải chịu đại dịch chuột hoành hành, khiến cả mùa màng xiêu điêu.
Rồi họ lại sang mua móng trâu với giá cao. Cũng chẳng biết họ mua móng trâu làm quái quỷ gì mà mua với giá cao thế. Ở thời điểm ấy, cả chú trâu to lớn vật vã mới có 5 triệu bạc, mà chỉ riêng một cái móng trâu cũng đã gần một triệu bạc rồi. Thế là bà con nhẹ dạ lột móng trâu đem bán. Kết cục là trâu bò chết hàng loạt, ảnh hưởng nặng đến sức kéo của bà con nông dân nghèo phía Bắc.
Và rồi còn ghê rợn hơn nữa là việc Thương lái Trung Quốc hướng dẫn bà con ta làm chè bẩn để mua với số lượng rất lớn. Làm được bằng nào mua hết bằng ấy. Họ yêu cầu người làm chè trộn phân lân hoặc nước bùn đất vào búp chè tươi già, qua công đoạn vò, phơi, được loại chè khô vừa nặng, vừa dẻo, cánh chè xoăn và xanh. Chè bẩn được đóng bao, đóng gói chở đi kìn kìn. Họ mua chè bẩn với số lượng lớn như thế để làm gì thì chỉ có trời mới biết.
Khi Trung Quốc đăng cai Đại hội Olympic, trước con mắt của bạn bè quốc tế, họ mời ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang sang cùng chứng kiến cảnh họ đốt chè, với lý do chè Việt Nam bẩn không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Vậy thì còn có quốc gia nào giám ký kết, đặt mua chè của ta? Hậu quả là chỉ sau 6 tháng, toàn bộ ngành chè xiêu điêu. Hàng loạt doanh nghiệp chè bị phá sản. Mới đây nhất là hàng ngàn xe dưa hấu thối ủng ở cửa khẩu. Và bây giờ ở cấp Quốc gia là chuyện giàn khoan. Ôi! Người anh em Trung Quốc, “môi hở răng lạnh”, người luôn nêu cao “mười sáu chữ vàng” mà lại hiện hình bần tiện nham hiểm và rúm ró như thế sao?
Thế kỷ 21 mà chúng ta đang sống đây, hàng hóa của Trung Quốc đã phủ khắp thế giới. Chẳng cần đến Trường Sa, Hoàng Sa và cả biển Đông thì Trung Quốc cũng vẫn là một quốc gia hùng mạnh vào bậc nhất thế giới, vậy thì việc gì phải vơ váo những thứ không phải của mình. Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Đó không phải chúng ta tự tuyên bố, mà chủ quyền đó đã được chính người Pháp và bạn bè quốc tế xác định từ mấy trăm năm trước.
Trong bản đồ địa giới, hải giới của Trung Quốc, từ đời nhà Thanh và trước nữa cho đến năm 1004 cũng không có Hoàng Sa, Trường Sa và cái đường lưỡi bò ma quỷ. Đấy là những bằng cứ hùng hồn, phủ nhận những trò tháu cáy của những kẻ tiểu nhân. Trung Quốc đã tự cô lập mình trước cộng đồng quốc tế, đặc biệt là với các nước trong khu vực, cùng thở chung một bầu khí quyển Biển Đông.
Trung Quốc đang sử dụng nhiều thủ đoạn nhằm tranh đoạt lãnh hải của Việt Nam, bao gồm cả việc chủ động sử dụng vũ lực tấn công tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư Việt Nam.
Việt Nam chẳng sợ gì Trung Quốc. Sức mạnh của tình đoàn kết ở Việt Nam đã từng đánh bại nhiều kẻ thù sừng sỏ. Tuy nhiên, chọn con đường chiến tranh để giải quyết vấn đề biển đông là hạ sách mà không khéo lại mắc mưu Trung Quốc. Trung Quốc muốn gây hấn với ta, rồi lấy đó mà răn đe các nước khác. Tôi đồng ý với cách xử lý rất khôn ngoan nhất, là phải bình tĩnh, cảnh giác, tỉnh táo, không để Trung Quốc lừa phỉnh, giành lại và bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ bằng con đường hòa bình.
Việc làm trước tiên là quốc tế hóa biển đông. Đây là vấn đề Trung Quốc ngại nhất, bởi họ khuất tất. Cần đoàn kết, liên minh với các nước trong khu vực cùng có quyền lợi ở Biển Đông rồi kéo cả thế giới vào cuộc. Nếu Trung Quốc không rút giàn khoan ở khu đặc quyền kinh tế của ta, chúng ta cũng sẽ phải làm như Philippine, kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế. Nếu ra tòa, chắc chắn Trung Quốc thua.
Mặt khác, chúng ta cũng cần thông tin rộng rãi để 1,3 tỷ dân Trung Quốc hiểu vấn đề Biển Đông thực chất thế nào. Người dân Trung Quốc đang bị bưng bít. Sẽ rất nguy hiểm khi họ bị chính quyền Trung Quốc xuyên tạc và kích động, như họ đang rêu rao là chúng ta xâm phạm vùng kinh tế Trung Quốc, tàu ta đâm tàu Trung Quốc 170 lần… Các nhà cầm quyền Trung Quốc đang chơi trò đánh lạc hướng dư luận, đẩy xung đột ra ngoài biên giới khi gặp phải vụ bê bối ở Tân Cương.
Thật có lý khi một nhà báo đã đề nghị các báo điện tử của ta nên có trang bằng tiếng Trung Quốc, để giúp người dân Trung Quốc hiểu được thực chất vấn đề và không bị kích động. Cần lật tẩy những trò bẩn thỉu của giới cầm quyền Trung Quốc. Ngay trong giới học giả Trung Quốc, cũng có người hiểu được vấn đề, họ đã yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tôi cũng mong rằng, Việt Nam sẽ có những ứng xử mạnh mẽ hơn nữa bằng con đường hòa bình để gìn giữ chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Như tôi đã nói Trung Quốc vốn rất sợ đưa việc giải quyết những vấn đề ở biển Đông ra quốc tế, vì những gì họ hành động ở khu vực (đặc biệt là với Việt Nam) đã vi phạm Công ước Liên Hợp quốc và Luật biển 1982. Vậy thì tại sao chúng ta không tham khảo phương pháp của Philipin: Kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế? Chúng ta tôn trọng họ, nhưng họ đâu có tôn trọng chúng ta? Giờ đã là lúc không còn nhẫn nhịn được nữa rồi.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa

(FB Trần Đăng Khoa)

Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với Triều Tiên để “giữ chân” Samsung?

Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với Triều Tiên để "giữ chân" Samsung?

“Việt Nam phải sẵn sàng cho thời gian tới”, PGS.TS. Vũ Minh Khương (ĐH Quốc gia Singapore) nói và nhấn mạnh nhiều thách thức lớn đang chờ đón khi cạnh tranh trong khu vực trở nên quyết liệt hơn.

Việt Nam được đánh giá là đã và đang hội nhập rất sâu vào kinh tế thế giới. Do đó, những biến động trên thế giới sẽ ảnh hưởng đáng kể lên nền kinh tế trong nước.

Tăng trưởng kinh tế của năm 2018 được PGS. TS. Vũ Minh Khương (ĐH Quốc gia Singapore) đánh giá có thể tiệm cận mức 7%, thậm chí còn cao hơn, đặc biệt trong bối cảnh vùng châu Á đang có nhiều thuận lợi.

Phân tích của TS. Vũ Minh Khương, các nhà đầu tư đang có cái nhìn phấn khích với châu Á, coi đây là điểm đến hoà bình, sau những động thái tích cực của Triều Tiên. “Việt Nam được thụ hưởng những diễn biến đó”, TS. Khương nói.

Dù vậy, ông thẳng thắn nhận xét Việt Nam phải có sự chuẩn bị tốt. Bởi lẽ, diễn biến thế giới thay đổi rất nhanh chóng, tạo nhiều sự khác biệt lớn.

“Việt Nam phải vượt ra những tư duy cơ sở và quyết liệt tạo lập thiết chế cho tương lai, trong bối cảnh thách thức về thế giới lớn hơn rất nhiều vì cạnh tranh khu vực trở nên quyết liệt hơn”, vị chuyên gia đến từ Singapore nói.

TS. Khương cho biết ngành chế tạo của Trung Quốc đến năm 2025 sẽ robot hoá hoàn toàn, dẫn đến nhiều ngành thâm dụng lao động sẽ quay về nước này. Ấn Độ cũng đang trong quá trình phát triển mạnh và khi hàng tỷ người Ấn bước vào ngành công nghiệp sản xuất, Việt Nam sẽ bị kẹp giữa.

Triều Tiên cũng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong tương lai, theo TS. Vũ Minh Khương. Ông đưa ra dự đoán Samsung có thể sẽ chuyển sang nước này để đầu tư sản xuất trong tương lai, trước những diễn biến khả quan của hai miền Nam – Bắc Hàn.

“Việt Nam hiện dựa vào quốc tế nhiều. Đó là điểm thuận lợi nhưng phải biến nó thành bàn đạp để người Việt Nam trỗi dậy, còn sống theo kiểu nhà mặt tiền thì rất khó khăn”, ông chia sẻ.

Vừa qua, hãng tin Bloomberg đã đưa ra nhận định Triều Tiên có thể thay thế Việt Nam để trở thành “cứ điểm” yêu thích của Tập đoàn Samsung nếu Nhà lãnh đạo Kim Jong Un thực sự có ý định mở cửa đất nước.Bloomberg: Triều Tiên có thể thay thế Việt Nam để trở thành ‘cứ điểm’ yêu thích của Samsung

Nguyên nhân tình hình Triều Tiên hiện nay được đánh giá khá tương đồng với nền kinh tế Việt Nam năm 1986.

Tuy nhiên, Bloomberg cho biết Triều Tiên có những ưu thế hơn Việt Nam về tiềm lực kinh tế, cơ sở công nghiệp nếu so sánh với mốc thời gian Việt Nam mở cửa.

Bloomberg nhận định Samsung khá sẵn sàng tái cơ cấu địa điểm sản xuất. Số liệu từ Kaesong Industrial Complex của Triều Tiên cho thấy chi phí nhân công ở đây rẻ hơn so với Việt Nam.

Với doanh thu đạt 58 tỷ USD vào năm 2017, Samsung là công ty lớn nhất Việt Nam, vượt PetroVietnam, theo tờ Economist.

Samsung đang sử dụng hơn 100.000 công nhân lao động, biến Việt Nam thành nhà xuất khẩu lớn thứ 2 về điện thoại thông minh trên thế giới, sau Trung Quốc. Số liệu cũng cho thấy 1/4 trong số 214 tỷ USD xuất khẩu của Việt Nam năm 2017 thuộc về Samsung.

Theo trithuctre

Vũ Đình Duy biết gì về vụ Trịnh Xuân Thanh?

Quang cảnh khu vực sảnh bên ngoài phòng xử án, Tòa Thượng thẩm Berlin

“Sau ngày 23/7/2017, tôi hỏi Vũ [Đình Duy] rằng Vũ có biết ai tham gia bắt cóc chồng tôi không. Vũ nói Vũ chỉ biết nhóm người gồm Oai, Long, Tú,” bà Trần Dương Nga khai trước Tòa Thượng thẩm Berlin sáng 15/5/2018.

“Vũ nói Vũ biết nhóm người này thông qua Oai.”

Trong buổi sáng phiên xử thứ năm, diễn ra vào hôm thứ Ba, vợ ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục ra tòa với vai trò nhân chứng.

Đây là lần thứ hai bà Nga xuất hiện trước tòa. Trước đó, vào sáng 7/5/2018, bà đã trả lời các câu hỏi của tòa trong vòng khoảng 1 tiếng, cũng ở vị trí nhân chứng.

Bị cáo duy nhất hầu tòa trong vụ này là ông Long N. H., một công dân Việt Nam sinh sống tại Cộng hòa Czech, trong nghi án ‘bắt cóc ở Berlin’ với nạn nhân là chồng bà Nga, ông Trịnh Xuân Thanh.

Getty Images hình ảnhGETTY IMAGES
Bị cáo Long N. H., một công dân Việt Nam sinh sống tại Cộng hòa Czech, đang hầu tòa trong nghi án ‘bắt cóc ở Berlin’

Hai người đàn ông nữa, có tên là Oai và Tú được bà Nga nhắc tới, là hai trong số các đối tượng mà cáo trạng của cơ quan công tố Đức nêu là nghi phạm cùng tham gia vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

Vũ Đình Duy biết rõ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?

Trước tòa hôm 15/5, bà Nga khai rằng Vũ Đình Duy có nói với bà Nga rằng đây là một vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, với sự tham dự của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin.

Thời điểm Vũ Đình Duy nói với bà Nga là khoảng ngày 26/7/2017, tương đối sớm sau khi xảy ra vụ bắt cóc, bà Nga nói.

Cơ quan điều tra của Đức xác định ông Trịnh Xuân Thanh đã bị một nhóm người bắt cóc vào sáng Chủ Nhật 23/7/2017 tại một công viên ở trung tâm Berlin, đưa về Sứ quán Việt Nam tại Berlin rồi sau đó về Việt Nam qua ngả nào chưa rõ.

Trong phiên xử hôm 7/5, bà Nga đã trình bày rằng bà lần đầu tiên nghe tin chồng bà bị bắt cóc là hôm 25/7/2017, từ Sở Cảnh sát Berlin.

Trong lần ra tòa thứ hai, sáng 15/5, bà nói rằng bằng những cách riêng, ngay sau đó, bà đã tìm hiểu và được biết chồng bà sắp về đến Hà Nội, trên một chuyến bay từ Moscow.

Nguồn tin của bà cho biết rằng ông Thanh không đi được và nằm trên cáng khi về tới Hà Nội.

Bà Nga nói trước kia từng nghe nhiều tin đồn như vậy nên không tin ngay mà muốn tìm hiểu thêm.

“Tôi chỉ biết việc chồng tôi về VN qua truyền thông,” bà nói. “Sau ngày 23/7/2017, tôi làm việc với cảnh sát Đức và phải giữ kín thông tin, với hy vọng chồng tôi vẫn còn ở châu Âu.”

“Cho tới tối thứ Năm [ngày 27/7/217], người thân của tôi nói rằng đêm hôm đó [rạng sáng 28/7/2017] anh Thanh sẽ về đến Việt Nam. Tôi vẫn trả lời rằng điều đó không thể xảy ra. Tôi đã không tin cho tới lúc chồng tôi xuất hiện trên truyền hình Việt Nam.”

“Sau đó, qua nguồn tin một người bạn gái, tôi được nghe nói chồng tôi về Việt Nam trên một chiếc cáng, qua đường Nga, bằng máy bay của Vietnam Airlines. Chồng tôi khi đó không đi được.”

Phiên xử phúc thẩm ông Trịnh Xuân Thanh trong vụ "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" bắt đầu hôm 7/5/2018 tại Hà NộiBản quyền GETTY IMAGES
Ông Trịnh Xuân Thanh đã bị trao hai án tù chung thân trong hai phiên tòa sơ thẩm tại Hà Nội hồi tháng 1 và tháng 3/2018

Mối quan hệ giữa Vũ Đình Duy và Trịnh Xuân Thanh

Trước đó, trong phiên xử hôm 7/5, bà Nga đã khai trước tòa về mối quan hệ giữa nhân chứng Vũ với ông Trịnh Xuân Thanh.

Bà nói: “Vũ có quan hệ họ hàng với chồng tôi. Chồng tôi khá thân với Vũ, anh ấy coi Vũ là người thân cận, tin tưởng của mình.”

Chi tiết này cũng được Vũ Đình Duy xác nhận trong buổi chiều phiên xử cùng ngày, khi ông ra tòa ở vị trí nhân chứng.

Rời khỏi Việt Nam vào 10/2016, Vũ Đình Duy nói ông tới thủ đô của Ba Lan, và dành thời gian đi đi lại lại giữa hai thành phố Warsaw và Berlin.

Tại Berlin, “tôi sống trong căn hộ của anh Trịnh [Xuân Thanh]”, Vũ Đình Duy nói.

Tuy nhiên, ông Thanh và gia đình không sống tại địa chỉ này.

Ông Duy cho biết ông thường sang Berlin vào các dịp cuối tuần, ở cho tới thứ Hai hoặc đôi khi đến thứ Ba.

Trong thời gian ở Berlin, Vũ Đình Duy chủ yếu dành thời gian đi đánh golf với Trịnh Xuân Thanh, tại một câu lạc bộ mà họ đã mua thẻ thành viên thay vì trả tiền cho từng lượt chơi.

Vũ Đình Duy nói ông thường đặt chỗ chơi golf dưới tên ba người, gồm ông Trịnh Xuân Thanh, vợ ông Thanh là bà Trần Dương Nga, và tên mình.

Lý do, ông nói, là bởi đặt cho ba người thì sẽ được chơi độc lập, không phải ghép với các nhóm khách khác, sẽ đảm bảo quyền riêng tư. “Có những lần chỉ có tôi hoặc tôi và anh Trịnh chơi, nhưng tôi vẫn đặt ba chỗ.”

PVTEX là một trong các doanh nghiệp của PetroVietnam.hình ảnhPVTEX
Ông Vũ Đình Duy (trái) từng là lãnh đạo PVTEX, một trong các doanh nghiệp thua lỗ của PetroVietnam (PVN). Ông khai trước tòa Berlin rằng ông đã rời Việt Nam sang châu Âu vào 10/2016

Vũ Đình Duy và mối quan hệ với nghi phạm Đào Q. Oai

Ông Vũ Đình Duy đồng thời nói với tòa rằng thời ông cũng có mối quan hệ mật thiết với một trong những người bị cho là có tham gia vào vụ bắt cóc, nghi phạm Đào Q. Oai, một người Việt sinh sống tại Prague và là người chú của bị cáo đang hầu tòa tại Berlin.

Vũ Đình Duy khai trước tòa rằng người có tên là ông Oai, sống tại Prague, với ông là một “người bạn thân”.

“Tôi biết anh ấy từ 2009. Anh ấy cùng quê với tôi, nhà ở sát nhà tôi. Không chỉ thân với Oai, tôi còn thân với tất cả các thành viên khác của gia đình anh ấy.”

“Vào lúc tôi quen biết Oai, anh ấy đã chủ yếu là sống tại châu Âu. Anh ấy có nói với tôi rằng đã sang châu Âu từ khoảng 1988, và kể với tôi rằng anh ấy chuyên cung cấp các dịch vụ cho người Việt ở châu Âu và ở Tiệp.”

“Anh ấy bảo tôi muốn gì, anh ấy cũng đáp ứng.”

“Chẳng hạn có một lần, hồi 2010 tôi tới Frankfurt, tôi gọi điện cho anh Oai nói cho một xe đến đón tôi sang Tiệp. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau là đã có người mang xe tới đón tôi.”

Trong câu chuyện với vợ chồng Trịnh Xuân Thanh, ông Vũ Đình Duy cũng từng nhắc tới tên ông Oai, bà Nga khai trước tòa hôm 7/5.

“Tôi được nghe nhắc đến một người tên là Oai nhiều lần, trong các lần gặp Vũ. Vũ nói Vũ có một người anh kết nghĩa rất thân, sống tại Prague. Vũ kể là Oai rủ Vũ sang Prague, Oai có thể lo được mọi việc cho Vũ,” bà Nga nói.

“Oai được gọi là ‘soái’ của người Việt ở Prague, rất tốt với Vũ, luôn sẵn sàng giúp đỡ Vũ.”

Mối quan tâm của Đào Q. Oai

Sau khi rời Việt Nam sang châu Âu, Vũ Đình Duy tiếp tục có liên hệ với ông Oai qua Viber và Zalo, và có những lần Vũ Đình Duy sang Prague chơi, thăm ông Oai.

Getty Images
Bản quyền GETTY IMAGES
Bà Trần Dương Nga khai trước tòa rằng ít hôm sau vụ bắt cóc chồng bà, ông Vũ Đình Duy nói với bà rằng vụ việc được thực hiện với sự tham gia của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin

Theo lời khai của bà Nga, dường như nghi phạm Oai và ông Trịnh Xuân Thanh có biết nhau.

“Chồng tôi và Oai từng gặp nhau một lần gì đó, khi chồng tôi còn ở Việt Nam,” bà Nga nói. Tuy nhiên, bản thân bà không quen biết ông Oai mà “chỉ nghe qua những lời kể của Vũ”.

Tuy không có mối quan hệ gắn bới với nhau, nhưng Đào Q. Oai tỏ ra rất quan tâm tới manh mối về Trịnh Xuân Thanh, theo những gì Vũ Đình Duy khai trước tòa.

Về phần mình, ông Vũ Đình Duy cũng từng nhiều lần chủ động tìm cách kết nối để ông Thanh và ông Oai gặp nhau tại Berlin và Prague.

Theo lời khai của bà Nga hôm 7/5, có một lần Vũ Đình Duy rủ chồng bà đi chơi golf với sự có mặt của Oai, nhưng ông Thanh đã ngay lập tức từ chối.

Chi tiết này đã được tòa hỏi cặn kẽ trong phiên thẩm vấn riêng rẽ Vũ Đình Duy chiều 7/5.

“Khoảng hơn 10 ngày trước vụ bắt cóc anh Trịnh, tôi nhận được tin nhắn của anh Oai, nói rằng anh ấy đang từ Hamburg về, có đi qua Berlin và muốn chơi golf cùng tôi.”

“Tôi đồng ý và đã đặt sân.”

“Lúc ban đầu tôi đặt tên anh Trịnh và gọi điện hỏi anh Trịnh có muốn chơi không. Anh Trịnh nói không tham gia bởi không muốn gặp người quen của tôi vì muốn giấu tung tích.”

“Tôi cũng từng rủ anh Trịnh đi Prague chơi, đi thăm anh Oai, nhưng anh Trịnh nói không muốn gặp Oai.”

Vũ Đình Duy đã gặp những ai trước vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?

Ngoài việc đón tiếp và đi chơi golf với nhau tại Berlin, trong khoảng thời gian trước khi xảy ra vụ bắt cóc, Vũ Đình Duy và ông Oai còn gặp gỡ tại Prague.

Vũ Đình Duy khai rằng khoảng giữa tháng 7/2017, ông cùng bạn gái sang Prague chơi, mục đích là “thăm người bạn thân là ông Đào [Q. Oai]”.

Chuyến đi diễn ra vào khoảng từ 13 đến 17/7.

Có một tình tiết được tòa đặc biệt chú ý trong chuyến đi này.

Đó là bữa ăn sáng diễn ra một ngày trước khi Duy trở về Đức

“Bữa ăn này có mặt bốn người, gồm nhân chứng Vũ [Đình Duy] và ba người khác, trong đó có một nghi phạm tham gia vụ bắt cóc, và một người mà cơ quan công tố nghi ngờ rằng có thể là một quan chức an ninh cao cấp của Việt Nam,” phóng viên nhật báo Taz của Đức, Sebastian Erb nói với BBC hôm 8/5/2018, ngay sau phiên thẩm vấn.

“Nhân chứng Vũ khai trước tòa rằng ông ta không nhớ rõ người mà tòa hỏi đến là ai, và chúng ta không biết là ông ấy có nói thật hay không.”

Chỉ ít hôm sau khi xảy ra vụ bắt cóc, Vũ Đình Duy khai rằng ông nhận ra ông Đào Q. Oai là một trong những người tham gia vụ việc.

“Tôi biết anh Oai có đặt phòng cho Tướng Đường Minh Hưng sau khi được cảnh sát cho xem lại video,” Vũ Đình Duy khai.

Tuy nhiên, ông Duy nói, để không đánh động đối tượng, ông đã không tìm cách hỏi ông Oai về vụ việc.

“Hôm 1 hoặc 3/8 gì đó, tôi không nhớ lắm, anh Oai có gọi điện cho tôi, hỏi rằng ‘mày đã biết việc ông Trịnh Xuân Thanh về nước chưa?’ Tôi trả lời rằng mới biết tin qua truyền thông Việt Nam và tôi không hiểu vì sao ông Trịnh về Việt Nam đầu thú.”

“Ông Đào [Q. Oai] nhắc tôi phải cẩn thận khi sống ở châu Âu và phải hạn chế đi lại, chính xác là ông ấy nói, ‘chơi ít thôi’.”

“Sau đó khoảng 2 tháng, tôi có liên hệ với anh ấy và được biết anh ấy đang ở Việt Nam.”

Website mzv.skBản  ảnhWEBSITE MZV.SK
Đại sứ Dương Trọng Minh (thứ hai, từ bên phải) bị Bộ Ngoại giao Slovakia triệu lên làm việc hôm 3/5/2018

 

Cũng liên quan đến vụ việc, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, bà Denisa Sakova và Tổng trưởng Cảnh sát Tibor Gaspar đã ra điều trần trước Ủy ban An ninh và Quốc phòng về vai trò mà Đức nói là Slovakia có thể đã giúp đưa ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi EU, theo trang Teraz.sk hôm 15/05.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng, ông Anton Hrrnko, các thông tin từ hồ sơ mật của an ninh Slovakia cho thấy khả năng mà Đức nói rằng có một người đàn ông Việt Nam “nằm trên máy bay Slovakia” để ra khỏi nước này, là “khó xảy ra”.

Giới chức Slovakia khi đó đã cho phái đoàn Bộ Công an Việt Nam do Bộ trưởng Tô Lâm dẫn đầu mượn một máy bay chính phủ để di chuyển từ Prague tới thủ đô của Slovakia là Bratislava, và từ đó đi tiếp tới Moscow.

Ông Anton Hrnko (Đảng CIS) nói, “không hề có một người như thế đi máy bay và toàn bộ các thành viên của đoàn Việt Nam đều được kiểm tra kỹ và không ai bị cưỡng bức lên máy bay”.

Phiên toà xử ông Long N. H. ở Berlin vẫn đang tiếp tục. Theo kế hoạch, sẽ còn 16 phiên xử nữa được thực hiện từ nay cho tới cuối tháng Tám.

BBC

Tin tức Quốc Tế

Mỹ đòi Triều Tiên đưa các nhà khoa học hạt nhân ra nước ngoài, số phận 10.000 người sẽ ra sao?

Mỹ đòi Triều Tiên đưa các nhà khoa học hạt nhân ra nước ngoài, số phận 10.000 người sẽ ra sao?

Ước tính Triều Tiên có tới 10.000 nhà khoa học – bao gồm 200 cán bộ lãnh đạo, 2.000 chuyên gia và 6.000 kĩ sư – tham gia nghiên cứu và phát triển chương trình tên lửa, hạt nhân.

“Quân át chủ bài cuối cùng của Triều Tiên

Triều Tiên đã bắt đầu những bước thiết thực trong lời cam kết giải trừ vũ khí hạt nhân sau khi tuyên bố sẽ phá hủy các cơ sở hạt nhân trước sự chứng kiến của các chuyên gia và giám sát viên nước ngoài.

Tuy nhiên, dù động thái này đã đem lại tín hiệu lạc quan về hòa bình và ổn định khắp vùng Đông Bắc Á, mục tiêu phi hạt nhân sẽ tốn nhiều thời gian để hoàn thành bởi chưa ai biết những số phận những nhà khoa học Triều Tiên sẽ đi về đâu.

Các chuyên gia Hàn Quốc và thế giới tiết lộ rằng việc “giải thể nhân sự nghiên cứu tên lửa và hạt nhân” là một phần trong kế hoạch phá hủy và đóng cửa khu thử nghiệm Punggye-ri vào ngày 23-25/5 tới.

Ước tính, Triều Tiên có tới 10.000 nhà khoa học – bao gồm 200 cán bộ lãnh đạo, 2.000 chuyên gia và 6.000 kĩ sư – tham gia nghiên cứu và phát triển chương trình tên lửa, hạt nhân của nước này.

Korea Times nhận định, nhà lãnh đạo Kim Jong Un sẽ khó lòng đồng tình với kế hoạch nói trên bởi ông coi những nhà khoa học là “quân át chủ bài cuối cùng của Triều Tiên”.

Gặp gỡ người Triều Tiên ở Hà Nội : Ôi vui lắm , sắp thống nhất rồi

Theo Asahi Shimbun, khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới thăm Triều Tiên và gặp mặt ông Kim để đàm phán về cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới, Washington đã yêu cầu Bình Nhưỡng đưa các nhà khoa học Triều Tiên ra nước ngoài và hủy toàn bộ kho dữ liệu về chương trình hạt nhân nhằm đảm bảo quá trình phi hạt nhân hóa được thực hiện hiệu quả nhất.

Chính quyền ông Trump mong muốn thực hiện việc giải trừ theo tiêu chí phi hạt nhân hóa “hoàn toàn, giám sát được và không thể đảo ngược” (PVID).

Theo phía Mỹ, nếu các nhà khoa học vẫn còn ở trong nước, Bình Nhưỡng có thể tái khởi động chương trình hạt nhân bất cứ lúc nào. Hôm thứ 2 (14/5), Văn phòng chính phủ Hàn Quốc yêu cầu Bình Nhưỡng phải “hoàn toàn tiêu hủy vũ khí hạt nhân hoặc đưa tàn dư hạt nhân sang một quốc gia thứ ba”.

Bài học lịch sử

Theo các chuyên gia, Bình Nhưỡng có thể công khai các nỗ lực tuân thủ PVID và tận dụng lợi thế này để thu hút đầu tư nước ngoài, cải thiện và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Triều Tiên.

Korea Times nhận xét, nếu các nhà khoa học chủ chốt vẫn ở lại, Triều Tiên có thể sẽ khởi động lại chương trình hạt nhân nếu không nhận được đủ viện trợ nước ngoài.

“Tại thượng đỉnh Mỹ-Triều, vấn đề được thảo luận chính sẽ là đàm phán để đưa vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, uranium và những nguyên liệu hóa học cần thiết khác cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên sang nước ngoài,” Chung Sung-jang – một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Sejong, Hàn Quốc – dự đoán.

“Vấn đề về các nhà khoa học Triều Tiên sẽ cực kì quan trọng. Tôi nghĩ hai quốc gia sẽ xử lí chuyện này một cách cẩn thận. Lịch sử đã cho thấy việc quản lí các cơ sở và công nghệ hạt nhân sẽ giúp đảm bảo các nhà khoa học không tận dụng chuyên môn của họ để tiếp tục chế tạo vũ khí hạt nhân trở lại.”

Đạo luật Nunn-Lugar, một chương trình hợp tác dựa trên Đạo luật Giảm thiếu Đe dọa Hạt nhân Liên Xô năm 1991, đã giúp tìm việc làm cho 58.000 nhà khoa học từng nghiên cứu về vũ khí, và tạo thêm tổng cộng 580 việc làm công nghệ cao vì mục đích dân sinh.

Trường hợp nhà khoa học hạt nhân người Pakistan Abdul Qadeer Khan cho thấy nếu không quản lí chặt chẽ các nhân sự, nguy cơ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân hoạt động trở lại là rất cao.

Trong suốt những năm 1980-1990, Khan đã phát tán các bản thiết kế và những tài liệu liên quan tới việc phát triển công nghệ hạt nhân, bao gồm chu trình làm giàu uranium.

Chính phủ Pakistan đã kết án nhà khoa học này với tội danh phát tán công nghệ vũ khí hạt nhân, và quản thúc tại gia Khan từ năm 2004 tới năm 2009.

Nước Mỹ đã bí mật tiếp nhận hơn 1.600 nhà khoa học, kĩ sư và kỹ thuật viên tên lửa trong giai đoạn năm 1945 và 1959. Nguồn nhân sự nói trên đã cung cấp cho Mỹ một lượng lớn thông tin và nghiên cứu cho dự án bay vào vũ trụ trong cuộc đua với Liên Xô.

theo Thời đại

=======================

Rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Mỹ đang nhắm đến Trung Quốc?

Rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Mỹ đang nhắm đến Trung Quốc?
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. (Ảnh: Reuters)

Các nhà phân tích cho rằng mối quan hệ lâu dài giữa Iran và Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng bởi quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran của Mỹ.

Ngoại trưởng Iran Javad Zarif đã bắt đầu chuyến công du kéo dài với nhiệm vụ “cứu vãn” thỏa thuận hạt nhân 2015, sau khi Mỹ đơn phương tuyên bố rút khỏi thỏa thuận.

Trả lời Sputnik, các nhà phân tích nhấn mạnh vào mối quan hệ lâu dài của Iran – Trung Quốc từ phương diện kinh tế cũng như chính trị, đồng thời cho rằng đòn tấn công của Washington với Tehran có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Bắc Kinh.

Giáo sư, nhà phân tích chính trị tại trường kinh tế Nga, Oleg Matveychev cho rằng bằng cách giáng một đòn mạnh mẽ lên thỏa thuận hạt nhân Iran, hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) được ký năm 2015, cùng với việc tái áp đặt các lệnh trừng phạt lên Iran, Mỹ thực chất đang nhắm đến Bắc Kinh.

Theo ông Matveychev, khi áp đặt các lệnh trừng phạt lên Iran 20 năm trước, Mỹ đã luôn tin rằng điều này cũng tác động mạnh mẽ đến Bắc Kinh.

“Rõ ràng đánh vào Iran luôn luôn có nghĩa là đánh vào Bắc Kinh, vì hai bên là đối tác kinh tế thân thiết. Doanh thu thương mại giữa họ ở khoảng hàng chục tỷ USD rất quan trọng đối với Tehran trong khi Mỹ đang cố gắng cô lập Iran về kinh tế. Rõ ràng trước khi Iran bị cô lập và các lệnh trừng phạt được khôi phục, Tehran cần tranh thủ sự hỗ trợ của Trung Quốc dẫn đến chuyến thăm của Zarif đến Bắc Kinh.” – chuyên gia nói.

Ông tin rằng khi vấn đề của Iran được thảo luận ở Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc và Nga – hai thành viên thường trực có thể hỗ trợ Tehran. Mặt khác, vị trí của Trung Quốc đối với Iran có thể trở thành vấn đề tranh cãi trong cuộc đối thoại Mỹ-EU. Theo nhà phân tích, các nước châu Âu có thể khiến Washington nhận ra rằng Trung Quốc sẽ không ngừng hợp tác với Tehran dù Mỹ có trừng phạt.

 

Ngày 13/5, Ngoại trưởng Iran Zarif gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh trong chuyến công du quốc tế nhằm bảo vệ thỏa thuận hạt nhân. Trung Quốc là một thành viên nhóm P5+1 đã ký thỏa thuận này.

Sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi JCPOA ngày 8/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo vẫn duy trì cam kết này và kêu gọi những bên ký tên khác ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh.

Trong khi đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani lên tiếng ngày 13/5 rằng Tehran sẽ tiếp tục tuân theo các điều khoản hạt nhân nếu Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp và Đức ở lại trong thỏa thuận.

“Iran đang cố gắng hết sức để cứu thỏa thuận qua con đường ngoại giao” – Yang Danzhi, chuyên gia từ Trung tâm an ninh khu vực thuộc Học viện khoa học xã hội Trung Quốc nói. Theo Yang, Tehran vô cùng xem trọng mối quan hệ với Trung Quốc vì: Thứ nhất, Bắc Kinh có thể tin tưởng được; thứ hai, Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Hơn nữa Trung Quốc cũng đang duy trì mối quan hệ mật thiết với Iran về chính trị, kinh tế và thương mại.

Rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Mỹ đang nhắm đến Trung Quốc? - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Iran gặp người đồng cấp Trung Quốc tại Bắc Kinh. (Ảnh: Twitter)

“Từ vị trí của Ngoại trưởng Vương Nghị, Trung Quốc xem trọng mối quan hệ song phương với Iran và cũng hy vọng nước này có thể nhanh chóng vượt qua khó khăn” – Yang chỉ ra Bắc Kinh muốn tránh căng thẳng leo thang ở khu vực Trung Đông.

Mặt khác, “Trung Quốc thuyết phục Iran bám sát giải pháp hòa bình trong khi đối thoại với cộng đồng quốc tế, khiến quốc tế nhìn nhận mong muốn thúc đẩy hòa bình khu vực và tuân thủ các quy định của thỏa thuận hạt nhân là chân thành” – ông Yang cho biết.

Theo học giả Trung Quốc, tuyên bố của ông Rouhani ngày 8/5 về việc có thể khởi động lại quá trình làm giàu uranium “không giới hạn” có thể khiến phương Tây và quốc tế coi là nước này đang khôi phục lại quá trình sản xuất vũ khí hạt nhân. Nếu tình hình phát triển theo hướng này, vấn đề Iran chắc chắn sẽ trở nên cấp thiết và Trung Quốc sẽ càng cảm thấy cần thuyết phục Iran cư xử thận trọng.

Trong khi đó, ngày 14/5, ông Zarif có cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ngoại trưởng Nga cho biết họ dự định liên lạc với tất cả các bên liên quan đến thỏa thuận trừ Mỹ trong những ngày tới, ngoài ra nhấn mạnh Matxcơva và những nước khác có lợi ích hợp pháp trong thỏa thuận.

Anh, Pháp và Đức cũng đã đưa ra tuyên bố chung thể hiện sự tiếc nuối khi Washington rút khỏi JCPOA và quyết tâm duy trì các cam kết.

theo VTC New