Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ khớp gối thêm 40 năm?

Trên thực tế, tuổi thọ của khớp gối rất hạn chế. Một khi khớp “khí số đã tận”, có thể gây ra các chứng bệnh khớp khác nhau. Tuổi thọ khớp gối thông thường là 60 năm, muốn kéo dài thêm, bạn nhất định phải biết cách bản dưỡng và luyện tập.

Bơi lội hoạt động thích hợp nhất giúp kéo dài tuổi thọ khớp gối (Ảnh: Gardenahs.org)

Theo các chuyên gia y tế, tuổi thọ con người càng được nâng cao thì tỉ lệ các bệnh xương khớp ngày càng phổ biến. Thống kê tại Mỹ cho thấy, hơn 1/3 dân số mắc các bệnh về xương khớp. 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp. Mỗi năm bệnh này gây ra 1 triệu lượt nhập viện, 45 triệu lượt khám, làm tổn thất 100 tỷ USD cho chi phí điều trị và mất sức lao động.

Khớp gối bị viêm (Ảnh: Scoop.it)

Khi tới tuổi trung niên vì mong được khỏe mạnh dẻo dai, nhiều người đã lựa chọn những môn thể thao có tính vận động mạnh ví dụ leo núi, đi thang bộ thay vì đi thang máy… Điều này dẫn khớp gối bị viêm và thương tổn.

Một số người cho rằng vận động mạnh kiểu như leo núi, lên xuống cầu thang sẽ giúp rèn luyện cơ bắp phần đùi và phần mông, rèn luyện chức năng tim phổi của chúng ta. Tuy nhiên các chuyên gia khoa xương nhắc nhở rằng: Thực tế leo cầu thang, leo núi là “môn thể thao ngốc nghếch nhất”. Khớp gối bị ma sát tổn thương không thể hồi phục, sau 50 tuổi leo núi để rèn luyện, lại càng dễ bị chấn thương.

Leo núi là một hoạt động nặng nhọc, vất vả. Khi leo, các khớp dưới eo phải gánh chịu trọng lượng cơ thể đặc biệt là đầu gối. Khi cơ thể leo lên trên, gánh nặng mà đầu gối phải chịu sẽ tăng lên khoảng 4 lần.

Tuổi thọ của khớp đầu gối thường là 60 năm, thay đổi thói quen vận động có thể kéo dài thêm 40 năm.

Trên thực tế, tuổi thọ của khớp gối rất hạn chế. Một khi khớp “khí số đã tận”, có thể gây ra các chứng bệnh khớp khác nhau. Sử dụng khớp gối quá mức sẽ làm nó hao mòn nhanh hơn và không thể phục hồi được. Do vậy, dù chúng ta cần tập luyện cơ bắp đùi và mông, nhưng cũng không nên đánh đổi với việc tổn thương khớp gối.

Những hoạt động cần tránh để tăng tuổi thọ khớp

Không tập thể dục mạnh trên sàn nhà cứng, chẳng hạn như quỳ xuống đứng lên quá nhiều, nhảy, chạy, nhảy dây, khiêu vũ. Nguyên nhân là bởi những động tác này sẽ càng làm mòn xương bánh chè. Đặc biệt hành động quỳ xuống rồi đứng lên nhiều lần sẽ bào mòn khớp gối nhiều nhất.

Sụn ​​khớp có đường kính từ 1 đến 2 mm, có vai trò làm dịu áp lực, bảo vệ xương khỏi rạn vỡ. Khi vận động mạnh trên sàn cứng, phản lực cao bật trở lại sẽ tác động vào xương và khớp. Vì vậy, nếu có thể, kiến nghị nên tập thể dục thể thao trên sàn trải cao su.

Người trên 50 tuổi cần chú ý hạn chế các loại vận động như leo núi, leo cầu thang (Ảnh: Ydvn.net)

Với người trên 50 tuổi cần chú ý hạn chế các loại vận động như leo núi, leo cầu thang… Nguyên nhân là bởi khi đó khớp đầu gối sẽ chịu đựng sức ép gấp 3 đến 4 lần so với của cơ thể. Nhất là sau 50 tuổi, khớp đầu gối ít nhiều đều cũng gặp tình trạng bị tổn thương nên cần hạn chế những hình thức vận động này.

Bài tập kéo dài tuổi thọ khớp gối

Hoạt động thích hợp nhất đối với khớp gối: bơi, đạp xe, tập thể dục nhẹ nhàng, nhưng hoạt động có lợi nhất cho khớp là bơi lội. Khi ở trong nước, cơ thể song song với mặt đất, khi đó tất cả các khớp không phải mang tải nặng.

Đạp xe đạp hoạt động giúp kéo dài tuổi thọ khớp gối (Ảnh: emaze.com)

Bơi lội nhiều càng tốt cho những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường và cao huyết áp. Để đạt được mục đích rèn luyện cơ thể, nên chọn những hoạt động để khớp không phải chịu tải trọng nặng. Có một bài tập bạn không cần phải đi ra ngoài, không cần thiết bị cũng có thể tập luyện cho khớp gối khỏe hơn. Phương pháp thực hiện bài tập như sau:

1. Tìm một chiếc ghế có thể dựa lưng, ngồi tựa vào lưng ghế. Hai tay đưa ra đằng sau lưng làm đệm tựa lưng.

2. Kê chiếc khăn tắm dưới bắp đùi, có thể dùng vài chiếc khăn cuộn chặt lại, làm sao đủ dày và chặt là được, mục đích là để nâng cao đầu gối.

3. Ngồi thẳng lưng, buông thõng hai chân, đong đưa chân tự nhiên lên trước và về sau. Không cần đong đưa biên độ quá nhiều, làm nhẹ nhàng là được.

Chú ý:

Cần thực hiện theo nguyên tắc “làm theo trình tự và tự lượng sức mình”, không nên quá miễn cưỡng theo người khác.

Nên làm đúng tư thế sau đó từ mức độ thấp dần dần nâng cao, dần dần tăng thời gian và dừng lại khi cảm thấy đau hay khó chịu.

Trước khi thực hiện bài tập cần làm nóng cơ thể ở mức vừa đủ để hỗ trợ cơ thể có trạng thái “chuẩn bị” tốt nhất. Và cần chú ý “béo phì” là kẻ thù của đầu gối bởi vậy muốn bảo vệ đầu gối của mình hãy cố gắng giữ trọng lượng cơ thể ở mức tiêu chuẩn.

Phương pháp này có vẻ đơn giản, nhưng rất hữu ích để giúp đầu gối mạnh khỏe hơn. Người bị đau chân hoặc khớp gối có vết thương cũ, có thể sử dụng chân còn khỏe để đẩy chân đau, dùng chân khỏe mạnh nâng đỡ chân đau đong đưa lên xuống tự nhiên, phương pháp này giúp đầu gối thương tổn dần dần khỏe mạnh trở lại. Tập động tác này mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức mạnh các cơ xung quanh đầu gối.

Theo secretchina

Khu ẩm thực hơn 70.000m2 trái phép của em trai Bí thư TP Thanh Hóa

 – Được thuê đất làm trang trại tổng hợp cá – lúa, xong ông Nguyễn Xuân Hương (TP Thanh Hóa) lại làm khu ẩm thực lộng lẫy khiến người dân ngỡ ngàng.

Ngày 22/10/2014, UBND TP Thanh Hóa có quyết định cho phép gia đình ông Nguyễn Xuân Hương (trú tại phường Tân Sơn) được thuê đất nông nghiệp với diện tích 70.363,5 m2 tại thôn Thịnh Vạn, xã Quảng Thịnh để thực hiện dự án trang trại kinh tế tổng hợp cá – lúa.

Cổng vào khu ẩm thực

Ngôi nhà bảo tàng được làm bằng gỗ

Thời gian ông Hương được thuê đất là 50 năm. Hợp đồng thuê được ông Vũ Đức Kính, Phó chủ tịch UBND TP ký.

Theo nội dung cho thuê đất, chủ đầu tư dự án trang trại kinh tế tổng hợp cá – lúa sẽ được thực hiện các hạng mục đầu tư xây dựng gồm: cải tạo, đào ao, nuôi thủy sản, trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh, cây xanh đô thị tạo vùng đệm, nuôi cá.

Các chòi trong khu ẩm thực đất chưa được chuyển đổi

Tuy nhiên, nhiều hạng mục đã được xây dựng sai nội dung của dự án. Khu đất đã được chủ đầu tư đưa vào kinh doanh nhà hàng, khu vui chơi…
Tôi tiếp quản có đầu tư xây dựng thêm ít

Ông Nguyễn Xuân Hương cho biết, năm 2014, TP Thanh Hóa sáp nhập 19 phường, xã. Thời điểm đó, xã Quảng Thịnh (huyện Quảng Xương) có rất nhiều nổi cộm. Trong đó có việc tranh chấp khu trang trại ao cá (trang trại cá – lúa bây giờ) kéo dài 14 năm không giải quyết được.

Căn nhà gỗ trong khuôn viên

Sau khi sáp nhập với TP, Đảng ủy, UBND TP Thanh Hóa bàn cách tháo gỡ bằng việc nhờ một người nào đó đứng ra mua lại, tuy nhiên không ai dám nhúng tay vào.

“Lúc này vợ chồng tôi đang làm nhà máy gạch cũng có ít vốn liếng nên mua lại khu đất trên. Tiền thân khu này đã có nhà sàn, chòi canh.

Khi tôi tiếp quản thì đầu tư xây dựng thêm ít nên giờ mới được như vậy. Mục đích cũng chỉ nuôi cá, làm rau sạch và có tý nhà hàng phục vụ những sản phẩm trong trang trại”, ông Hương chia sẻ.
Trang trại chưa được phê duyệt chuyển đổi
Trao đổi với VietNamNet , một lãnh đạo TP Thanh Hóa cho biết, hiện tại trang trại này chưa được các cấp thẩm quyền phê duyệt chuyển đổi để xây dựng khu ẩm thực Xứ Thanh trên đất cá – lúa.

Cây Linh Kỳ Mộc được treo tấm biển 1.500 tuổi trong khuôn viên

Ông Hương đã có đơn gửi UBND TP Thanh Hóa xin được lập phương án chuyển đổi một phần diện tích đất thuê khoảng 6.000m2 làm nông nghiệp sang hình thức sản xuất kinh doanh thương mại.

“Khu đất trên cũng phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại quyết định 222/QĐ-UBND, ngày 17/1/2014, phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu đô thị Tây Nam TP Thanh Hóa, là đất dịch vụ hỗ hợp.

Vì vậy, TP đang giao  cho các phòng ban chuyên môn làm các bước tiếp theo theo quy định”, vị lãnh đạo này cho hay.

Lê Dương / ThơibaoToday

TBT Trọng sẽ ‘mất mặt’ nếu không công khai tài sản

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được yêu cầu công khai tài sản cho dân chúng để làm gương cho những đảng viên khác noi theo.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được yêu cầu công khai tài sản cho dân chúng để làm gương cho những đảng viên khác noi theo.

Nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không minh bạch hóa tài sản của mình thì người dân sẽ tiếp tục nghi ngờ ông không trong sạch và cuộc chiến chống tham nhũng của ông được coi là không thực tâm.

Đó là nhận định của ba trong số những người ký vào bức thư gửi tới người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đề ngày 6/5, trong đó kêu gọi ông Trọng “hãy làm gương là người công khai ‘Bản kê khai tài sản’ của mình trên báo chí, cổng thông tin điện tử và Internet đầu tiên.’

TBT Trọng, theo 2 nhà nghiên cứu Nguyễn Quang A và Nguyễn Xuân Diện, và nhà báo tự do Võ Văn Tạo, là người dẫn đầu cuộc chiến chống tham nhũng cho nên ông phải là người “gương mẫu” trong việc minh bạch hóa tài sản của mình “để làm gương cho những người khác làm theo.”

Công khai tài sản để chống tham nhũng

Luật Phòng Chống Tham nhũng của Việt Nam yêu cầu các quan chức chính phủ kê khai tài sản nhưng theo nhận định của Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore với VNExpress, “việc yêu cầu quan chức kê khai tài sản của mình cho thấy không có hiệu quả.”

Theo TS Quang A, các quan chức Việt Nam kê khai tài sản “xong rồi đút ngăn kéo, để biết thế mà thôi”.

Ban bí thư ra quy định như thế. Ông ấy là người đầu trò và ông ấy phải gương mẫu làm đầu tiên mà ông không làm thì có nghĩa là tất cả những lời nói của ông ý và những quyết định của Ban bí thư là không có ý nghĩa gì cả. Tức là toàn bộ là giả dối.
Nguyễn Quang A, Tiến sỹ khoa học và Nhà hoạt động

Do đó, ngày 3/10/2017, Ban Bí thư Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó ông Trọng là người đứng đầu, ban hành Quyết định 99 yêu cầu cán bộ và đảng viên các cấp phải công khai tài sản của mình trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Tuy nhiên, theo nhà báo tự do Võ Văn Tạo, việc ban hành quy định này chỉ mang tính “hình thức” và “chưa trở thành thực tế.”

Cho tới thời điểm này “vẫn chưa có một công bố kê khai tài sản nào cả và gây bức xúc trong nhân dân”, theo nhận định của TS Quang A, cũng là một nhà hoạt động xã hội.

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện của Viện Nghiên cứu Hán-Nôm Việt Nam cũng nói rằng “cho đến bây giờ tôi chưa thấy có một ông nào, bà nào, một quan chức nào làm việc ấy cả. Ngay cả công khai trên mạng cũng không có.” Người đồng ký tên vào bức thư gửi ông Trọng tỏ ra bức xúc khi cho biết “trong khi đó trước đây khi ứng cử đại biểu quốc hội, chúng tôi công khai toàn bộ tài sản và lý lịch của chúng tôi lên trên mạng để mọi người biết.”

“Chúng tôi làm việc này (gửi thư tới ông Trọng) là để bày tỏ một sự tán thưởng đối với công cuộc chống tham nhũng và chúng tôi ghi nhận kết quả bước đầu của công cuộc chống tham nhũng do ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra.”

Cựu ủy viên Bộ Chính trị, Đinh La Thăng (trái), và cựu lãnh đạo ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh bị kết án trong cuộc chiến chống tham nhũng mà ông Trọng ví von là “đốt lò.”
Cựu ủy viên Bộ Chính trị, Đinh La Thăng (trái), và cựu lãnh đạo ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh bị kết án trong cuộc chiến chống tham nhũng mà ông Trọng ví von là “đốt lò.”

Theo các chuyên gia thì cuộc chiến chống tham nhũng do Tổng bí thư Trọng lãnh đạo đã đụng đến “những nơi nhạy cảm” từng được coi là “vùng cấm” với các vụ đại án đánh vào các quan chức cấp cao và các nhóm lợi ích đầy quyền lực. Lần đầu tiên một ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, bị kết án trong cuộc chiến chống tham nhũng mà ông Trọng ví von là “đốt lò.”

Thường những cán bộ Đảng viên có chức có quyền ít khi họ kê thật. Họ giấu bớt tài sản nhưng tai mắt nhân dân thì rất nhiều.
Võ Văn Tạo, nhà báo tự do

Tuy nhiên những nhà quan sát chính trường Việt Nam cho rằng cuộc chiến chống tham nhũng của ông Trọng, hiện đã lan sang cả ngành ngân hàng và công an, là một cuộc thanh trừng nội bộ và mang mục tiêu chính trị.

Việc không công khai tài sản của các quan chức chính phủ sẽ tạo thêm tiêu cực và càng thêm tham nhũng trong xã hội, theo nhà báo Tạo và ông cho rằng “chỉ có con đường duy nhất là kê khai và phải công khai để người dân giám sát.”

“Thường những cán bộ Đảng viên có chức có quyền ít khi họ kê thật. Họ giấu bớt tài sản nhưng tai mắt nhân dân thì rất nhiều,” theo ông Tạo, người từng viết cho báo nhà nước.

Theo chỉ số tham nhũng của Transparency International công bố năm ngoái, Việt Nam đứng thứ 107 trên 180 quốc gia được khảo sát.

Không công khai thì “mất mặt”

Mặc dù cùng ký vào bức thư gửi ông Trọng, nhưng cả TS Quang A, TS Diện và nhà báo Tạo đều không kỳ vọng việc ông Trọng sẽ hồi đáp hay công khai tài sản của mình ra công chúng.

Nhưng theo họ, nếu ông Trọng không công khai tài sản để làm gương thì người dân sẽ tiếp tục mất lòng tin vào Đảng.

Trước đây khi ứng cử đại biểu quốc hội, chúng tôi công khai toàn bộ tài sản và lý lịch của chúng tôi lên trên mạng để mọi người biết.
Nguyễn Xuân Diện, TS Viện Nghiên cứu Hán-Nôm

“Thì người dân có quyền tiếp tục nghi ngờ là các ông không sạch sẽ gì trong chuyện là tài sản có vấn đề. Và như vậy là bất chấp đòi hỏi chính đáng của người dân,” theo nhà báo Tạo. “Mà chính (yêu cầu công khai tài sản) là quy định của nội bộ Đảng. Trung ương Đảng ra quyết định như thế nên chúng tôi yêu cầu ông, là đảng viên – đặc biệt là đảng viên cao cấp và lãnh đạo đảng thì phải chấp hành các quy định của Đảng. Nếu không làm thì ông ý tự bộc lộ bộ mặt và thực chất của ông ý.”

TS Quang A nói nếu ông Trọng không thực hiện yêu cầu này thì sẽ “mất mặt.”

“Ban bí thư ra quy định như thế. Ông ấy là người đầu trò và ông ấy phải gương mẫu làm đầu tiên mà ông không làm thì có nghĩa là tất cả những lời nói của ông ý và những quyết định của Ban bí thư là không có ý nghĩa gì cả. Tức là toàn bộ là giả dối.”

Nhưng TS Quang A hy vọng rằng ông Trọng “đủ khôn để không bị lâm vào cảnh trớ trêu như vậy.”

VOA

 

Người quyền lực nhất thế giới 2018


Ảnh tư liệu- Ông Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Đại Liên, Trung Quốc.
Ảnh tư liệu- Ông Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Đại Liên, Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đã được Tạp chí Forbes nêu danh là người quyền lực nhất hành tinh sau khi ông dỡ bỏ được giới hạn số nhiệm kỳ Chủ tịch nước trong Hiến pháp của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Bảng xếp hạng những người quyền lực nhất thế giới năm 2018 được Forbes loan báo hôm 8/5, với 75 người, cả nam lẫn nữ, trong các lĩnh vực chính trị, kinh doanh và các cơ quan quốc tế – những người ‘khiến thế giới thay đổi’. Bảng xếp hạng này đánh giá dựa trên các tiêu chí: số dân mà họ lãnh đạo, tài nguyên tài chính họ kiểm soát, họ có quyền hành trong nhiều lĩnh vực hay không và họ có đang sử dụng quyền lực đó hay không.

“Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên chiếm vị trí số một,” Forbes viết, “Ông có được sự sùng bái cá nhân chưa từng thấy kể từ thời Mao Chủ tịch”.

Tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng Ba, ông Tập đã bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước trong Hiến pháp, cho phép ông tại vị vô thời hạn về mặt lý thuyết. Học thuyết chính trị cá nhân của ông cũng được đưa vào Điều lệ Đảng – một hành động chưa từng có kể từ thời của Mao Trạch Đông.

Tổng thống Nga Vladimir Putin – người đã cầm quyền từ năm 2000 và được chọn là người quyền lực nhất thế giới trong bốn năm liên tục – tụt xuống vị trí thứ hai trong năm nay.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được xếp vị trí thứ ba. Mặc dù ông Trump đạt thành công có giới hạn trong việc thông qua các đạo luật và tiếp tục chìm đắm trong các vụ bê bối, nhưng ông ấy vẫn nhà lãnh đạo của cường quốc kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới, Forbes bình luận.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người rất được lòng dân, xếp vị trí thứ chín sau Thủ tướng Đức Angela Merkel, nhà sáng lập hãng Amazon Jeff Bezos, Đức Giáo hoàng Francis, tỷ phú Bill Gates và hoàng thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman Al Saud (MBS).

Dù phụ vương của ông vẫn đang nắm quyền, Thái tử MBS đã củng cố quyền lực vượt khỏi mọi nghi ngờ và thực thi quyền kiểm soát đất nước. Hồi tháng 11 năm 2017, ông đã phát động ‘chiến dịch chống tham nhũng’ khiến cho nhiều nhân vật sừng sỏ của Ả Rập Saudi bị bắt giữ và bị buộc phải giao nộp tài sản. Ông sẽ là tâm điểm của địa chính trị Trung Đông trong thế hệ sắp tới, theo nhận xét của Tạp chí Forbes.

Tỷ phú Jack Ma, một trong những người giàu nhất Trung Quốc, được xếp hạng 21, trong khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nắm các vị trí lần lượt là 36 và 38.

Bình luận về ông Kim, Forbes viết: “Trên thực tế, không rõ ông chia sẻ bao nhiêu quyền lực với các lãnh đạo quân sự nhưng điều rõ ràng là ông thích phô trương sức mạnh quân sự.” Tuy nhiên, ông nắm quyền kiểm soát gần như tuyệt đối đối với sinh mạng của 25 triệu người dân ở đất nước ông và được cho là xử tử những ai bất đồng.

Một số lãnh đạo đông nam Á cũng vào được danh sách 75 người quyền lực nhất thế giới năm 2018. Lãnh đạo một đất nước có sự hiện diện tài chính quá lớn trên trường quốc tế, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long được xếp ở vị trí 61. Vị Tổng thống trực ngôn và gây tranh cãi của Philippines Rodrigo Duterte hạng 69, trong khi người tương nhiệm của ông ở Indonesia xếp thứ 74.

Forbes lưu ý rằng đây là lần đầu tiên Tổng thống Indonesia, Joko Widodo, lọt vào danh sách này trước cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia vào năm 2019. Hiện ông có tỷ lệ ủng hộ là 60 phần trăm.

VOA

Mỹ-Triều “qua mặt” nhóm họp, kịch bản quá xấu cho Trung Quốc?

Mỹ-Triều "qua mặt" nhóm họp, kịch bản quá xấu cho Trung Quốc?

Theo giới phân tích, Trung Quốc sẽ mất đi quyền phát ngôn tại bán đảo Triều Tiên khi Bình Nhưỡng có ý đồ gạt nước này ra bên lề và đây là kịch bản rất xấu cho Bắc Kinh.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã đáp máy bay tới thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh, tiến hành gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần thứ hai trong hai ngày 7/5 – 8/5/2018.

Trong cuộc gặp gỡ này, hai bên khẳng định nhận thức chung mà hai nước đạt được trong chuyến thăm không chính thức lần trước (25/3 – 28/3/2018) tại Bắc Kinh, xác nhận duy trì tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước, đồng thời đi sâu trao đổi về những diễn biến tình bán đảo Triều Tiên.

“Tình hữu nghị giữa hai nước và tình hình bán đảo Triều Tiên giành được tiến triển có ý nghĩa đều do công lao của cuộc gặp gỡ mang tính lịch sử lần trước”, ông Kim Jong Un đồng thời khẳng định hiện nay là thời kỳ then chốt của sự phát triển nhanh chóng ở khu vực này.

Vì sao hai bên gặp gỡ liên tiếp hai lần trong thời gian chưa đầy 2 tháng?

Hơn 40 ngày – 2 lần gặp mặt

Giới phân tích cho rằng, mục đích tới Trung Quốc lần này của ông Kim là nhằm thông báo tình hình bán đảo và cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Triều – Mỹ sắp tới với Trung Quốc, hy vọng cùng phía Trung Quốc tăng cường hiểu biết và hợp tác chiến lược, thúc đẩy quan hệ hữu nghị Triều – Trung đi vào chiều sâu.

Mỹ-Triều qua mặt nhóm họp, kịch bản quá xấu cho Trung Quốc? - Ảnh 1.

Hai ông Kim-Tập hội đàm tại Đại Liên vừa qua. Ảnh: KCNA

Đa chiều (Mỹ) cho rằng hai chuyến thăm Trung Quốc của Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã làm thay đổi tình trạng căng thẳng hai nước Triều – Trung 6 năm qua, đưa quan hệ hai nước trở lại mối quan hệ đặc biệt mang tính “đồng minh được xây dựng bằng máu” như trước đây.

Theo tờ này, trong bối cảnh quan hệ hai nước ấm lên, hai bên chẳng những tiến hành gặp gỡ thượng đỉnh mà các quan chức Trung Quốc như Trưởng ban đối ngoại trung ương Tống Đào, Ngoại trưởng Vương Nghị đã lần lượt thăm Triều Tiên và được đón tiếp trọng thị.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã đích thân tới bệnh viện thăm hỏi những nạn nhân Trung Quốc bị tai nạn giao thông ở Triều Tiên và tiễn đưa xe chở thi hài những nạn nhân Trung Quốc bị thiệt mạng trong tai nạn giao thông về Trung Quốc. Điều này cho thấy phía Triều Tiên thừa nhận vai trò chính trị và địa vị “ông anh cả” của Trung Quốc.

Hai cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Triều – Trung vừa qua đã xua tan những hoài nghi của dư luận các nước về việc “Trung Quốc bị gạt ra rìa” trên bán đảo Triều Tiên. Ngay Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đánh giá tích cực về gặp gỡ thượng đỉnh Trung – Triều vừa qua, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của Trung Quốc.

Ông Trump nói: “ Mỹ đánh giá rất cao về lập trường của Trung Quốc ở bán đảo Triều Tiên, mong muốn cùng Trung Quốc tăng cường hiểu biết và phối hợp với nhau, cùng thúc đẩy thông qua đàm phán hiệp thương giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên.”

Bị “ra rìa” – kịch bản xấu cho Trung Quốc

Kể từ khi phía Triều Tiên tuyên bố cùng Hàn Quốc tổ chức thành một đoàn chung tham gia Olympic mùa đông tại PyeongChang tháng 2 năm 2018, tiếp đó tuyên bố gặp gỡ thượng đỉnh liên Triều và Triều – Mỹ được cho không tham khảo trước ý kiến của Trung Quốc, thì phía Trung Quốc tỏ ra rất lo ngại mình bị “gạt ra rìa” trong bố cục chiến lược bán đảo Triều Tiên.

Khi đó Giáo sư Thời Ân Hồng thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, nếu Triều Tiên và Mỹ đạt được thỏa hiệp, trong đó Triều Tiên hợp tác với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc, đây là kịch bản xấu đối với Trung Quốc. Một giáo sư khác thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc ở Seoul lại cho rằng hiện nay hai nước Triều – Trung không có độ tin cậy lẫn nhau và sự thay đổi chính sách ngoại giao của Kim Jong Un đã đẩy Bắc Kinh ra ngoài lề.

Giáo sư Trương Liên Khôi thuộc Trường đảng trung ương Trung Quốc nói, Triều Tiên có ý đồ gạt Trung Quốc ra ngoài bán đảo Triều Tiên, nếu vậy Trung Quốc sẽ mất đi quyền phát ngôn tại bán đảo Triều Tiên. Nếu Trung Quốc tham gia vào đối thoại Mỹ – Triều thì có thể làm thay đổi ý định của Triều Tiền định “lợi dụng tâm lý đối kháng Mỹ – Trung để giành lấy những điều kiện có lợi cho mình”.

Tờ Tokyo Shimbun ngày 15/3/2018 bình luận, việc Mỹ và Triều Tiên qua mặt Trung Quốc tiến hành gặp gỡ thượng đỉnh nằm ngoài dự kiến của Trung Quốc. Đây là một kịch bản rất xấu đối với Trung Quốc.

Học giả Alexander Zhebin (Nga) cho rằng, “Trung Quốc quyết không để Triều Tiên bắt tay Mỹ kiềm chế Trung Quốc. Bởi vậy, trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Kim Jong Un, phía Bắc Kinh muốn có được những thông tin đầu tiên là rốt cuộc ông Kim Jong Un thỏa thuận gì với Mỹ”.

“Phải biết rằng một khi người bạn đã quên đi anh thì rất có khả năng anh ta sẽ tìm cách thỏa hiệp với kẻ địch. Bởi vậy, trong chuyến thăm tháng 3/2018, phía Trung Quốc muốn Bình Nhưỡng biết rõ rằng Trung Quốc vẫn là bạn của Triều Tiên và muốn ngăn chặn Triều Tiên khi gặp khó khăn thì liên hợp với Mỹ, nhất là Triều Tiên lại là nước sở hữu vũ khí hạt nhân”, ông Zhebin viết.

Trong quá khứ, năm 2008 Triều Tiên đã phụ thuộc vào Trung Quốc tới 73% về kinh tế, sau khi bị Liên Hợp Quốc trừng phạt thì về thương mại đã phụ thuộc với 90%. Một khi quan hệ thân thiết được nối lại thì đương nhiên viện trợ của Trung Quốc cho Triều Tiên sẽ tăng lên gấp bội, góp phần giải quyết được những khó khăn kinh tế của Triều Tiên sau nhiều năm bị quốc tế trừng phạt.

Phía Triều Tiên cũng biết rất rõ rằng, về thế và lực Bình Nhưỡng không thể ngang bằng với Mỹ và Hàn Quốc, vì vậy phải có chỗ dựa là Trung Quốc làm hậu thuẫn cho gặp gỡ thượng đỉnh để tiếng nói của Triều Tiên nặng ký hơn, đồng thời cũng là một sức ép thúc đẩy Mỹ thực hiện những cam kết sau khi đạt được trong gặp gỡ thượng đỉnh. Bởi vậy, việc nối lại quan hệ thân thiết với Trung Quốc là sự đảm bảo cho thỏa thuận đạt được trong gặp gỡ thượng đỉnh Triều – Mỹ thời gian tới..

Cho dù sau này Trung Quốc trở thành một đối tác bình thường như những nước khác trong quan hệ với Triều Tiên, thì điều này, Trung Quốc vẫn cảm thấy dễ chịu hơn là ở bên cạnh một nước láng giềng có quan hệ không tốt sở hữu hạt nhân nhưng giống như con ngựa bất kham. Nếu quan hệ thân thiết được nối lại là điều Trung Quốc đang mong muốn vì nó đảm bảo quyền phát ngôn cũng như lợi ích của Trung Quốc ở bán đảo Triều Tiên./.

theo Thời đại