Cuộc đời thăng hay trầm phụ thuộc tới 90% vào thái độ sống và đây là 8 thực tế khó chấp nhận nhưng bạn cần nhận thức được chúng

Cuộc đời thăng hay trầm phụ thuộc tới 90% vào thái độ sống và đây là 8 thực tế khó chấp nhận nhưng bạn cần nhận thức được chúng

Người ta thường nói rằng cuộc đời là 10% những gì xảy ra với ta và 90% cách mà ta phản ứng với những sự kiện đó. Có nghĩa rằng thái độ của chúng ta có tầm ảnh hưởng quyết định đến mức độ hài lòng cũng như hạnh phúc trong cuộc sống.

Có thể hầu hết chúng ta đều nhận ra điều này, song vấn đề nằm ở chỗ khi chúng ta cố gắng thay đổi thái độ, chúng ta nên thay đổi như thế nào để có thể sống hạnh phúc, cũng như hoàn thành mọi mục tiêu và khát vọng.

Dưới đây là 8 thực tế có thể khiến bạn cảm thấy khó chấp nhận, nhưng bạn cần nhận thức được chúng. Một khi bạn đã thay đổi được thái độ của bản thân, bạn sẽ từng bước tiến tới hạnh phúc đích thực của cuộc sống:

1. Đôi lúc, thái độ của bạn phản ánh cách bạn nhìn thế giới

Chúng ta thường có xu hướng coi mình là trung tâm và xử lý mọi việc theo quan điểm và cảm xúc cá nhân. Điều này có ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của chúng ta, liệu bạn có cảm thấy tổn thương bởi cách ứng xử thô lỗ của người khác, có cảm thấy có lỗi với bản thân nếu mọi thứ không theo đúng kế hoạch hay cảm thấy nghi ngờ về năng lực khi nhận ra bạn không hoàn hảo?

Tuy nhiên, thế giới lại không xoay quanh một mình bạn. Nếu bạn coi mình là |trung tâm của vụ trụ”, hãy cố gắng nghĩ cách giúp đỡ tất cả mọi người xung quanh bạn. Chỉ khi bạn nhận thấy bản thân không thể giải quyết những rắc rối của người khác, bạn mới không còn coi mình là trung tâm và hành động theo cảm tính.

Cuộc đời thăng hay trầm phụ thuộc tới 90% vào thái độ sống và đây là 8 thực tế khó chấp nhận nhưng bạn cần nhận thức được chúng - Ảnh 1.

2. Thái độ của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi những chuyện đã qua

Tất cả chúng ta thường có cảm giác tức giận, buồn bã, chán nản, thất vọng hay hối tiếc vì những chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên, một điều đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể nhận ra: chúng ta không thể nào thay đổi được quá khứ, những gì chúng ta có thể nắm bắt và thay đổi là hiện tại. Song, ít ai thực hiện được điều đó.

Hãy dành ra vài phút để kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ thật kỹ! Lý trí của bạn hoàn toàn có thể xác định được rằng cảm giác đau khổ mà bạn đang trải qua lúc này đều do những sự việc đang xảy ra ở thời điểm hiện tại gây ra, chứ không phải những gì đã diễn ra trong quá khứ. Mặc dù vậy, nỗi đau vẫn tồn tại, bởi trong tiềm thức, bạn vẫn không ngừng nhớ lại những câu chuyện từ lâu đã thuộc về quá khứ.

3. Thái độ của bạn đôi khi phản ánh sự cố chấp của bạn đối với sự thực

Hầu hết mọi người đều khiến cho bản thân không lúc nào vui vẻ, bởi họ không dám chấp nhận và đối mặt với những chuyện không vui đang diễn ra trong cuộc sống của họ ngay lúc này.

Tuy nhiên, khi chúng ta chấp nhận thực tế cũng như đau khổ khi nó xảy đến, chúng ta đang cho phép bản thân trưởng thành và tự chữa lành vết thương. Suy cho cùng, niềm vui và hạnh phúc chỉ là một thái cực nhỏ của cuộc sống, chúng không thể tồn tại mà thiếu vắng buồn khổ và đau thương. Có thể không ai muốn chấp nhận đau khổ, nhưng để có được hạnh phúc, đó là điều chúng ta phải vượt qua, chỉ cần bạn kiên trì, hạnh phúc và niềm vui sẽ đến với bạn.

Đừng bận tâm tới những gì cuộc sống đã lấy đi từ bạn, hãy tập trung kiểm soát tốt những gì hiện bạn đang nắm giữ.

4. Thái độ của bạn chịu ảnh hưởng từ những nỗi sợ hãi, nhất là sợ thay đổi

Có những thứ vốn không nên tồn tại quá lâu trong cuộc sống của bạn, có lẽ, bạn không muốn có sự thay đổi nào diễn ra. Tuy nhiên, cuộc sống luôn luôn chuyển động và thay đổi không ngừng, đó là sự vận hành tự nhiên và cần thiết. Phải nói lời tạm biệt với những người thân yêu chắc hẳn là điều vô cùng khó khăn, cũng như nói chuyện với những người đã lâu ngày không liên lạc, điều này có thể sẽ khiến bạn tổn thương, lúc ấy, bạn cảm thấy sợ hãi và muốn trốn tránh.

Cuộc đời thăng hay trầm phụ thuộc tới 90% vào thái độ sống và đây là 8 thực tế khó chấp nhận nhưng bạn cần nhận thức được chúng - Ảnh 2.

Mặc dù thay đổi không phải là điều dễ dàng, nhưng về lâu dài, đó là điều duy nhất giúp bạn tiến bộ, thậm chí là hạnh phúc. Vì vậy, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng thay đổi có thể diễn ra mọi lúc và không trừ một ai, cho đến cuối cùng, chúng luôn luôn là điều tốt nhất!

5. Thái độ của bạn có thể chịu ảnh hưởng từ thói quen trì hoãn

Nhiều người thường lãng phí thời gian chờ đợi thời điểm thích hợp để làm việc, nhưng sự thật là chẳng có thời điểm nào được coi là ‘thích hợp’. Chúng ta đã quên mất rằng: cuộc sống đặt trước mặt chúng ta những con đường là để chúng ta bước đi trên nó, chứ không phải để chờ đợi…

Bạn không cần phải tốn thời gian chờ đợi sự tự tin trước khi bước những bước đầu tiên, bởi bạn chỉ có được tự tin khi bạn đã hoàn thành những bước tiến đó. Đừng để những người khác nói cho bạn biết bạn cần phải làm những gì, hay sắp đặt sẵn đường đi cho bạn, như vậy, bạn mãi mãi là kẻ bị động, trì hoãn và không thể trưởng thành.

6. Thái độ của bạn phản ánh lý tưởng không thực tế

Bạn không hoàn hảo và đó là điều hoàn toàn bình thường. Cho dù có những lúc, bạn có thể khiến người khác thất vọng, hay bạn có thể thất bại, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không đủ thông minh và tài năng.

Nếu bạn muốn mình trở thành một người hoàn hảo, bạn đã tự đặt ra cho mình một lý tưởng không thực tế, điều này chỉ khiến bạn càng thêm thất vọng. Hãy quên đi việc cố gắng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của sự hoàn hảo, bởi cho dù bạn không hoàn hảo hay bạn thất bại, những người khác vẫn sẽ yêu quý bạn. Vì vậy, bạn cũng nên tự yêu thương bản thân.

7. Thái độ của bạn đôi khi phản ánh sự thiếu nhận thức về bản thân

Một trong những thử thách lớn nhất đi theo chúng ta suốt cuộc đời là luôn sống trong những suy nghĩ, không thể thoát ra. Chúng ta sử dụng công việc và những mối quan hệ có hại để trốn tránh bản thân và hiện thực, trên thực tế, nhiều người trong chúng ta không thể chịu nổi cảm giác cô đơn, cho dù là trong một thời gian ngắn; bởi sự cô đơn sẽ phơi bày những cảm giác thực sự. Tuy nhiên, nếu bạn cho phép bản thân trải nghiệm những cảm xúc này, bạn có thể nhận ra điều gì thực sự gây tổn thương cho bạn.

8. Thái độ của bạn phụ thuộc vào thái độ của người khác

Không phải lúc nào bạn cũng là ưu tiên của người khác, vì vậy, bạn nên là ưu tiên số 1 của bản thân mình. Hãy học cách tôn trọng, chăm sóc bản thân và trở thành điểm tựa duy nhất của chính mình. Nhu cầu là rất quan trọng, vì vậy, hãy bắt đầu tự đáp ứng những nhu cầu của mình trước tiên; đừng chờ đợi người khác mang lại cho bạn hạnh phúc mà bạn muốn.

Hãy tự tặng bản thân những món quà yêu thích mà không cần sự cho phép của người khác. Chỉ  có bạn chịu trách nhiệm cho cuộc sống của bạn, sao phải sống phụ thuộc vào thái độ của người khác?

Nguyễn Nguyễn / Theo Trí thức trẻ

Cuộc sống của các công nhân tại “thành phố iPhone”, nơi sản xuất một nửa lượng iPhone trên toàn thế giới

Chiếc iPhone bạn đang sử dụng hàng ngày rất có thể được sản xuất tại một khu nhà máy ở Trịnh Châu, Trung Quốc. Với số lượng công nhân lên đến 350.000 nghìn người, nơi đây được đặt tên là “thành phố iPhone.”

Business Insider đã “khám phá” nơi này bằng những cuộc nói chuyện với người dân, chủ cửa hàng và các công nhân làm việc tại nhà máy.

Chiếc iPhone bạn đang sử dụng hàng ngày rất có thể được sản xuất tại một khu nhà máy ở Trịnh Châu, Trung Quốc, là thành phố có khoảng 9,5 triệu người, thuộc một trong những tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc – tỉnh Hà Nam.

Nhà máy do hãng chế tạo linh kiện điện tử Đài Loan Foxconn điều hành, số lượng công nhân ở đây khoảng 350.000 người. Có đến một nửa số iPhone trên thế giới được sản xuất tại đây. Trong thời gian cao điểm, thường là mùa hè, khi một chiếc iPhone mới sắp được ra mắt, nhà máy sản xuất đến 500.000 chiếc điện thoại mỗi ngày, hoặc thậm chí 350 chiếc trong một phút.

Công viên Khoa học Foxconn Trịnh Châu cách trung tâm thành phố khoảng hơn 32km. Với một lực lượng nhân công áp đảo so với nhiều thành phố của Mỹ, nhà máy này được đặt tên là “thành phố iPhone”. Tại đây, công nhân nhà máy sống trong các ký túc xá từ 10-12 tầng ngay ngoài khuôn viên Foxconn, và tất nhiên, nhiều hiệu buôn, cửa hàng thức ăn đường phố, mát-xa, bán tất chân (vớ), và nhiều thứ vật dụng giá rẻ khác được mở cửa để phục vụ số lượng công nhân ngày càng tăng.

Với 1,3 triệu nhân viên tại Trung Quốc đại lục, Foxconn hiện là công ty tư nhân lớn nhất cả nước. Hầu hết công nhân ở nhà máy có độ tuổi từ 18 đến 25, thực tập sinh thì trẻ hơn, chỉ 16 tuổi. Số lượng nam nữ hầu như bằng nhau. Phần lớn họ đến từ Trịnh Châu hoặc các làng xung quanh Hà Nam.

Cuộc sống của các công nhân tại “thành phố iPhone”, nơi sản xuất một nửa lượng iPhone trên toàn thế giới - Ảnh 1.

Kéo dài hơn 3,5km và gồm hàng tá toà nhà, công viên này trông cũng như bao nơi khác: cây cối mọc khắp nơi, cảnh sát và bảo vệ đứng ở mọi góc đường, và công nhân thì tránh nắng dưới các bóng râm vào giờ giải lao. Một thập kỷ trước, khu vực này chỉ có bụi đất mù mịt cùng nhiều thửa ruộng ngô và lúa mì. Năm 2010, chính phủ đã mua lại khu đất này và xây nên nhà máy ngay trong năm đó.

Tổ hợp này được xây dựng vào năm 2000, nhằm một mục đích duy nhất là đáp ứng mọi nhu cầu của quá trình sản xuất iPhone của Apple – với số vốn tài trợ hơn 600 triệu USD từ chính quyền địa phương.

Chính quyền thậm chí còn giúp nhà máy tuyển dụng, huấn luyện và tìm nơi ở cho công nhân trong những giai đoạn cao điểm sản xuất iPhone. Vào những tháng mùa hè, tại lối vào của khuôn viên thường có một người cầm loa nói: “Chúng tôi đang tuyển dụng những tài năng của xã hội. Bạn phải là một người lạc quan và thật chăm chỉ.”

Thậm chí đến hiện tại, Foxconn vẫn được khá nhiều ưu đãi từ chính quyền địa phương, miễn giảm thuế, trợ cấp… để giữ cho nhà máy này tiếp tục hoạt động tại Trịnh Châu. Nhiều con đường mới đến nhà máy đã được mở, và còn thưởng cho nhà máy nếu họ đạt chỉ tiêu xuất khẩu. Trong hai năm đầu sản xuất, khoản tiền thưởng này lên đến 56 triệu USD.

Tổ hợp nhà máy này có một con đường lớn để các xe buýt đưa công nhân vào và các xe tải chuyên chở mang sản phẩm ra. Chính quyền tỉnh đã biến khuôn viên này thành một “khu vực được đảm bảo” (bonded zone), có nghĩa là chính quyền Trung Quốc xem khu vực này như đất nước ngoài. Thoả thuận này cho phép Foxconn và Apple nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá để bán trong Trung Quốc hoặc bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Cuộc sống của các công nhân tại “thành phố iPhone”, nơi sản xuất một nửa lượng iPhone trên toàn thế giới - Ảnh 2.

“Khu vực được đảm bảo” là một thoả thuận kỳ lạ nhưng lại là một trong những ưu đãi được chính quyền Trịnh Châu dành cho Foxconn.

Sự hậu thuẫn của chính quyền địa phương

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Foxconn đối với nguồn nhân lực, chính phủ phải nỗ lực rất nhiều. Tỉnh này đã đưa ra những hạn ngạch bắt buộc các làng và thành phố tại địa phương phải cung cấp một lượng công nhân nhất định cho nhà máy.

Năm 2016, các công ty than thuộc sở hữu nhà nước cho Foxconn thuê lại nhân viên của mình.

Và năm ngoái, theo Financial Times, các trường thương mại đưa ra quy định các sinh viên 16 tuổi phải làm việc tại nhà máy để có được “kinh nghiệm làm việc” mới đủ điều kiện tốt nghiệp. Trong thời gian gấp gáp để chuẩn bị ra mắt iPhone X, nhiều sinh viên bị phát hiện làm quá giờ, việc này vi phạm luật lao động của Trung Quốc.

Chính quyền thậm chí còn giúp nhà máy tuyển dụng, huấn luyện và tìm nơi ở cho công nhân trong những giai đoạn cao điểm sản xuất iPhone. Vào những tháng mùa hè, tại lối vào của khuôn viên thường có một người cầm loa nói: “Chúng tôi đang tuyển dụng những tài năng của xã hội. Bạn phải là một người lạc quan và thật chăm chỉ.”

Kể từ khi Foxconn bắt đầu sản xuất iPhone cho Apple vào năm 2007, công ty này đã phải đối mặt với cáo buộc lạm dụng lao động, điều kiện làm việc kém, và hình phạt khắc nghiệt đối với những công nhân mắc lỗi trong quá trình làm việc.

Năm 2010 và 2011, ở đây đã xảy ra một làn sóng tự tử của các công nhân, buộc Apple và Foxconn phải thực hiện nhiều thay đổi tại các nhà máy.

Một công nhân nữa đã tự tử vào tháng 1/2018 tại nhà máy ở Trịnh Châu. Bởi vụ tự tử này, cùng nhiều báo cáo cho biết nhà máy có mức độ an ninh còn nghiêm ngặt hơn một số doanh trại quân đội. Nhưng khá ngạc nhiên là có thể bước qua cổng an ninh và vào trong khuôn viên nhà máy mà không gặp vấn đề gì.

Công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại

Cuộc sống của các công nhân tại “thành phố iPhone”, nơi sản xuất một nửa lượng iPhone trên toàn thế giới - Ảnh 3.

Một ngày làm việc bình thường của các công nhân bắt đầu lúc 7 giờ sáng. Một số người đủ tiền mua xe máy để đi làm, nhưng hầu hết đều đi bộ từ các ký túc xá gần đó, hoặc đi xe buýt nếu họ sống ở địa điểm xa hơn.

Theo các công nhân, lịch làm việc một ngày của họ như sau:

• Thức dậy lúc 6:30 sáng

• Đến nhà máy lúc 7 giờ sáng

• Ăn sáng và bắt đầu làm việc lúc 8 giờ.

• Nghỉ trưa 1 tiếng. Hầu hết ăn ở căng tin trong khuôn viên, một số ăn ở các tiệm bên ngoài vì đồ ăn ngon hơn.

• Ca kết thúc lúc 5 giờ chiều, nhưng nếu phải làm quá giờ thì hầu hết sẽ chấp nhận và họ có thể tiếp tục làm đến 8 hoặc 10 giờ tối.

• Sau khi làm việc, họ ăn tối với bạn bè hoặc chơi game tới 10 hoặc 11 giờ đêm và đi ngủ.

Lịch trình về cơ bản là như nhau nhưng đảo ngược lại nếu làm ca đêm.

Một công nhân đảm nhiệm khâu chùi một lớp bóng đặc biệt vào màn hình LCD cho biết, cô đảm nhận 1.700 chiếc iPhone mỗi ngày, tức khoảng 3 màn hình mỗi phút đối với một ngày làm việc dài 12 tiếng.

Các công việc khác như gia cố bảng mạch chip có thể mất đến 1 phút cho mỗi máy, tức khoảng 600 – 700 máy một ngày.

Các công nhân Foxconn miêu tả công việc tại nhà máy này chẳng có gì đặc sắc hay quá sức, mà chủ yếu cho rằng đây là công việc nhàm chán và lặp đi lặp lại hơn bất kỳ công việc nào khác.

Một công nhân chia sẻ: “Những người ở đây luôn nói rằng người ngoài muốn vào, còn người bên trong lại muốn ra.”

“Bên ngoài” cổng nhà máy

Ngay bên ngoài cổng nhà máy là một khu cửa hàng xập xệ được dựng tạm thời để phục vụ những công nhân nhà máy không muốn ăn tại căng-tin. Nhiều chủ nhà hàng cũng là từng làm việc tại Foxconn hoặc người đến từ các làng gần đó chuyển đến để kiếm sống dựa vào nhà máy mới.

Cuộc sống của các công nhân tại “thành phố iPhone”, nơi sản xuất một nửa lượng iPhone trên toàn thế giới - Ảnh 4.

Con đường trong ngôi làng tạm bợ này không một bóng người trong một buổi chiều tháng 5 nóng nực và bụi bặm.

Một cửa hàng cho biết đây là thời điểm gần cuối mùa thấp điểm của nhà máy. Đến cuối tháng 6, nhà máy sẽ tăng cường sản xuất để phục vụ cho đợt ra mắt iPhone mới vào mùa thu, và đó cũng là lúc số lượng công nhân lên đến 350.000 người và đường xá thì đông nườm nượp.

Cũng như nhiều cửa hàng khác, Liu đến từ Hà Nam và từng làm việc tại nhà máy Foxconn.

18 tuổi, cô cùng chồng – vốn được một bà mối se duyên – đã rời làng để đến Trịnh Châu. Cả hai đã làm việc nhiều năm tại nhà máy Longhua của Foxconn – từng là tổ hợp lớn nhất.

Nhưng khi biết rằng công ty này đang mở một nhà máy khác gần quê nhà hơn, họ đã dùng tiền tiết kiệm và mở một nhà hàng phục vụ công nhân.

“Mọi người muốn làm việc tại nhà máy này vì nó giúp họ gần với gia đình ở Hà Nam hơn” – Liu nói – “Bạn được nghỉ Chủ nhật, và bạn có thể về nhà thăm gia đình. Đó là một điều rất thuận lợi”.

Con trai của Liu sống ở Qianhoucun với cha mẹ cô. Cô và chồng gặp con mỗi tuần một lần vào Chủ nhật, khi nhà máy đóng cửa.

Nhiều người làm việc tại các nhà máy xa quê nhà hơn chỉ có thể về thăm gia đình hai lần mỗi năm vào dịp Tết Âm lịch và Quốc khánh.

Cuộc sống của các công nhân tại “thành phố iPhone”, nơi sản xuất một nửa lượng iPhone trên toàn thế giới - Ảnh 5.

Liu cho hay, vì sợ bị giải toả, hầu hết các tiệm ăn đã đóng cửa, nhiều người lo rằng họ đã trả tiền thuê đất cả năm và không thể lấy lại kịp khi giải toả.

Liu ước tính rằng vào thời điểm này trong năm, nhà máy phải có khoảng 120.000 công nhân. Nhưng năm nay, con số chỉ còn một nửa. Hai năm trước, toàn bộ thức ăn có thể được bán sạch chỉ sau 30 phút mở cửa vào buổi sáng, kể cả những tháng thấp điểm. Trước đây, Liu thường bận đến nỗi cô phải thuê 6 nhân viên toàn thời gian, giờ chỉ còn có 2.

Liu đang rất lo lắng cho việc kinh doanh của mình. Năm ngoái, nhà máy có vẻ yên ắng hơn bình thường, hơn nửa các hộ kinh doanh ở ngôi làng tạm bợ này đã đóng cửa bởi chính quyền dự định giải toả nơi này vào cuối năm nay.

Không ai chắc chắn cái gì sẽ thế chỗ ngôi làng, nhưng Liu nghe đồn rằng chính phủ sẽ biến vùng đất xung quanh nhà máy thành các khu vườn. Một sân bay mới đã được lên kế hoạch xây dựng ngay cạnh nhà máy. Không ai muốn thấy một ngôi làng bẩn thỉu tạm bợ khi họ đặt chân xuống sân bay cả.

Khi được hỏi sẽ làm gì sau khi giải toả, Liu mỉm cười và nói “tôi nghĩ tôi sẽ đi nơi khác, lại mở một nhà hàng khác thôi.”

Muốn “được” làm thêm giờ

Cuộc sống của các công nhân tại “thành phố iPhone”, nơi sản xuất một nửa lượng iPhone trên toàn thế giới - Ảnh 6.

Mỗi ngày, các công nhân mới lại xuất hiện tại nhà máy. Cứ vài phút lại có một người mới đến bằng taxi hay xe buýt, mang theo một vali lớn và một giỏ đồ ăn. Vài người đã được nhận làm chính thức, số khác hi vọng có cơ hội được phỏng vấn tại các cơ quan tuyển dụng quanh đó.

Hầu hết những người mới đến đều biết rằng sẽ phải làm với cường độ dài dằng dặc và thường xuyên phải làm quá giờ. Có rất nhiều nhà máy để xin việc tại Trung Quốc nhưng nhiều công nhân lại đến Foxconn vì “được” làm quá giờ.

Liu giải thích: “Thường thường, công nhân không đến trừ khi có cơ hội được làm quá giờ, bởi họ muốn mức lương cao hơn.”

Mức lương này thấp đến nỗi chính phủ Trung Quốc không thu thuế đối với lương công nhân. Nhưng theo các công nhân này thì lương tại Foxconn vẫn cao hơn hầu hết các công việc không đòi hỏi kỹ năng tại Trung Quốc. Thế nhưng theo các công nhân ở đây, Foxconn có mức lương cao nhất so với những công việc không đòi hỏi tay nghề cao khác ở Trung Quốc.

Mức lương tại nhà máy ở Trịnh Châu thấp hơn nhà máy ở Thâm Quyến, nhưng nhiều công nhân thích làm ở Trịnh Châu vì nó gần nhà hơn và chi phí sinh hoạt rẻ hơn.

Nhiều công nhân có thể được tăng lương lên 676 USD (gần 15,4 triệu đồng) nếu họ làm quá giờ 60 tiếng mỗi tuần. Luật Trung Quốc giới hạn chỉ cho làm quá giờ 36 tiếng mỗi tháng, nhưng nhiều báo cáo cho biết công nhân có thể làm vượt hơn rất nhiều trong các giai đoạn sản xuất cao điểm.

60 tiếng làm thêm giờ tức là một ngày làm việc 14 tiếng, bảy ngày một tuần.

“Hầu hết mọi người muốn làm thêm giờ”, Zhang, một công nhân nhà máy 27 tuổi cho hay. “Nếu bạn bận một việc gì khác, có thể bạn không cần làm thêm giờ. Nhưng nếu bạn không có gì để làm, chắc chắn bạn sẽ muốn làm thêm giờ.”

Sau 45 ngày thử việc, lương cơ bản có thể tăng lên khoảng 390 USD đến 500 USD. Các công nhân sẵn sàng làm ca đêm để mức lương hàng tháng của họ tăng lên tới 785 USD, kể cả phải làm thêm giờ.

Tổ chức phi lợi nhuận Sinh viên và Học giả chống bóc lột trong doanh nghiệp ước tính rằng mức lương đủ sống cho các công nhân trong nhà máy sản xuất iPhone sẽ vào khoảng 650 USD, có nghĩa là họ sẽ cần phải có rất nhiều giờ làm thêm mới có được số tiền này.

Mọi hoạt động kinh doanh ở đây đều phụ thuộc vào các công nhân

Khi ca ngày kết thúc lúc 5 giờ chiều, công nhân tràn ra khỏi cổng. Vì đây vẫn là mùa thấp điểm nên họ không phải làm quá giờ. Đường xá trở nên đông đúc hơn. Các cửa hàng dọc đường bắt đầu kiếm tiền từ hàng ngàn công nhân trên đường về nhà.

“Khu vực này có mọi thứ mà các công nhân muốn làm – thức ăn, mát-xa, phim ảnh” – Ma, một nhân viên mát-xa 25 tuổi từ Trịnh Châu, mới chuyển đến vào năm ngoái cho biết. Cô nói thêm, việc cắt giảm công nhân tại Foxconn đã ảnh hưởng đến đời sống của mọi người trong thị trấn. Trong suốt những tháng mùa hè, cô thậm chí không thể mua vé xem phim vì có quá nhiều người. Nhưng hiện tại mọi người đều chật vật. “Mọi công việc kinh doanh đều gặp khó khăn và không có lãi cho tới khi công nhân quay lại vào tháng 6. Họ còn không có đủ tiền để thuê nhà vào lúc này”.

Cuộc sống của các công nhân tại “thành phố iPhone”, nơi sản xuất một nửa lượng iPhone trên toàn thế giới - Ảnh 7.

Cũng như khu vực nhà hàng tạm bợ ở trước cổng nhà máy, khu tổ hợp này cũng sống nhà máy. Đây là lúc 3 giờ chiều, nơi này không có bóng người. Hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa, chủ cửa hàng thì đi ngủ sau xe tranh thủ nghỉ ngơi trước khi các công nhân tan ca trong vài giờ nữa.

“Cơ hội tốt hơn chính là tương lai sáng hơn”

Chen – một công nhân 22 tuổi với khuôn mặt “búng ra sữa”, cậu sống tại một ngôi làng cách đó khoảng 1 giờ đi xe, nói rằng: “Đây là một cuộc sống đơn giản – đơn giản như một ngôi làng.”

Những người khác ngồi cùng bàn với Chen là Zhang, một người đàn ông 27 tuổi; Hu, một phụ nữ 28 tuổi đã kết hôn và có 2 con; và Guo – 40 tuổi rất thân thiện và lịch sự, với một bộ răng giả màu trắng ngọc trai. Guo là trường hợp ngoại lệ, bởi hầu hết công nhân tại nhà máy đề ở độ tuổi khoảng 20.

Họ đã làm việc tại nhà máy trong khoảng 1 năm, ngoại trừ Chen đã làm việc tại đây được 2 năm, hầu hết mọi người đều bỏ việc sau 1 năm. “Sau một năm, mọi người cảm thấy chán nản và muốn rời đi” Chen cho biết.

Cuộc sống của các công nhân tại “thành phố iPhone”, nơi sản xuất một nửa lượng iPhone trên toàn thế giới - Ảnh 8.

Chen và những người này không hẳn là bạn bè. Guo nói rằng họ cùng làm việc ở đội kiểm soát hàng tồn kho, là “bạn nhậu” thì đúng hơn. Đó là một công việc có mức lương khá hơn so với những người bị mắc kẹt bởi công việc hàn sàn nhà máy.

Chen và những công nhân khác thực hiện kiểm tra điện thoại sau khi lắp ráp và đóng gói.

Nhưng đó không phải là lựa chọn của họ, không được lựa chọn cho một vị trí cụ thể, công ty sẽ chỉ định vị trí làm việc cho mỗi công nhân.

“Công việc của chúng tôi thoải mái hơn”, Chen nói. “Có thể nghỉ ngơi khi muốn, không như những người công nhân làm việc trên dây chuyền lắp ráp.”

Nhưng những công nhân đó có nhiều cơ hội để làm thêm giờ – và đương nhiên, mức lương sẽ cao hơn.

Theo Chen, công việc tệ nhất tại nhà máy là làm việc ở dây chuyền lắp ráp, họ phải làm cùng một công việc liên tục trong 8 hoặc 10 đến 12 tiếng một ngày. Chen đã từng làm việc tại bộ phận này và nhanh chóng cảm thấy chán nản.

Nhưng Chen nói rằng mình rất may mắn. Bởi vì anh chưa có gia đình, Chen có thể bỏ công việc này và tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Nhiều người làm việc tại dây chuyền lắp ráp, còn phải kiếm tiền để nuôi gia đình, nên họ không sự lựa chọn nào khác.

Zhang rất lại cảm thông với những người không thích công việc này hoặc phàn nàn về giờ làm thêm. Anh cứ nói đi nói lại rằng: “Nếu bạn muốn làm, hãy làm ngay đi. Nếu không, hãy rời khỏi đó. Đó mới là tự do. Ngoài kia còn có nhiều công việc khác.”

Trước đây, Chen không làm việc tại dây chuyền lắp ráp của Foxconn. Anh đã đi làm được 4 năm ở các nhà máy này đến nhà máy khác, cứ chuyển chỗ làm mới đến khi tìm được cơ hội tốt hơn. Như những người “bạn nhậu” của mình, Chen đã làm việc tại các nhà máy sản xuất điện thoại thông minh khác như Oppo hoặc Xiaomi, tại các nhà máy sản xuất lắp ráp điều hoà, và cả trong các công trường xây dựng. Khi được hỏi rằng làm việc ở Foxconn có tốt hơn hay không, Chen chỉ trả lời: “Tất cả đều giống nhau, chỉ là để kiếm kế sinh nhai.”

“Hoạt động” sau giờ làm của Chen hầu như chỉ là uống bia, anh uống đến nửa tá chai bia trong vòng vài tiếng. Trong khi đó Zhang chỉ quan tâm đến chiếc điện thoại của mình. Họ cho biết, những người khác chơi bi-a tại một quán bar gần đó, hát karaoke, chơi thể thao trong khu ký túc xá, hoặc chơi trò chơi điện tử tại những quán cà phê internet.

Cuộc sống của các công nhân tại “thành phố iPhone”, nơi sản xuất một nửa lượng iPhone trên toàn thế giới - Ảnh 9.

Giống như những người khác, Chen và Zhang sống trong ký túc xá. Chính quyền tỉnh đã chi khoảng 1 tỷ USD để xây dựng nhà ở cho hàng trăm ngàn công nhân tại nhà máy.

Chen cho biết, nhưng vì mọi người làm việc theo các ca khác nhau nên các khu ký túc xá hiếm khi đông đúc. Có một số công nhân đã phàn nàn rằng các ca làm việc xen kẽ như vậy khiến họ cảm thấy bị làm phiền và không thể ngủ ngon.

Chất lượng cuộc sống là một việc gây tranh cãi rất thường xuyên của công nhân tại Foxconn và các nhà máy Trung Quốc khác. Vào năm 2012, một số công nhân đã biểu tình tại một nhà máy của Foxconn để phản đối tình trạng vệ sinh thực phẩm kém và các ký túc xá quá đông đúc.

Những người không muốn ở ký túc xá hoặc có gia đình có thể thuê một căn hộ 1 phòng ngủ với giá khoảng 65 USD một tháng. Nhưng số đó không có nhiều.

Khi được hỏi rằng họ hy vọng những gì cho tương lai, Zhang nhún vai và nói: “Cơ hội tốt hơn chính là tương lai sáng hơn.” Chen cũng có câu trả lời tương tự.

Chen cho biết, hầu hết mọi người không chỉ lo bản thân mình. Họ có con hoặc cha mẹ già trong làng cần được chăm sóc. Nếu tiết kiệm, mỗi người có thể lấy 75% tiền lương của mình để gửi về nhà hoặc rời khỏi nơi này. Nhưng nhiều người lại sử dụng chúng để uống bia và ăn uống.

Còn với Liu, khi được hỏi rằng liệu các công nhân ở Foxconn có cảm thấy hài lòng với cuộc sống này, cô chỉ cười: “Chúng tôi không có ai cảm thấy hài lòng cả. Đấy là kế sinh nhai, là cuộc sống. Chúng tôi phải làm việc cật lực dù trời có nóng như đổ lửa.”

Trong nhiều cuộc phỏng vấn, các nhân viên của Foxconn đã cho biết điều kiện làm việc tại đây tồi tệ không kém những nhà máy khác ở Trung Quốc, tuy nhiều trường hợp có vẻ khá khẩm hơn. Li, một công nhân kiểm tra chất lượng trên dây chuyền lắp ráp iPhone ở Trịnh Châu, trả lời South China Morning Post rằng Foxconn đã có phần ổn định hơn hầu hết các nhà tuyển dụng khác ở Trung Quốc.

Hương Giang / Theo Trí thức trẻ

Nội dung lời khai của vợ Trịnh Xuân Thanh tại tòa Đức

Quang cảnh bên ngoài tòa Thượng thẩm Berlin
Quang cảnh khu vực sảnh bên ngoài phòng xử án, Tòa Thượng thẩm Berlin

Sáng ngày thứ Hai ngày 7/5, phiên xử tiếp theo đối với bị cáo Long N. H, nghi phạm tham gia vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, diễn ra tại Tòa thượng thẩm ở Berlin.

Sau phần mở đầu chóng vánh, toà tuyên bố tạm dừng hai lần, lần đầu khoảng 15 phút, và sau đó lại dừng tiếp trong 50 phút theo yêu cầu của luật sư bào chữa cho bị cáo Long N. H. để nghiên cứu hồ sơ.

Vào lúc 10.50, vợ ông Trịnh Xuân Thanh và luật sư xuất hiện trong vai trò nhân chứng.

Phiên tòa ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ nêu nhiều tình tiết mới

Slovakia: ‘VN phải giải thích thỏa đáng vụ Trịnh Xuân Thanh’

Tòa Đức ‘nêu tướng Hưng và nhiều người VN’

“Tôi tên là Trần Dương Nga, năm nay 49 tuổi. Tôi là nhân viên tư vấn tại một công ty cổ phần quản lý đầu tư truyền thông”, Vợ ông Trịnh Xuân Thanh mở đầu phần khai trước tòa.

Sau đó tòa thẩm vấn và kiểm tra chéo xem bà Nga có quan hệ họ hàng gì với người tên là Hải Long (bị cáo), một người tên là Oai (một trong các nghi phạm trong vụ bắt cóc) và ông Đường Minh Hưng (cũng là một trong những người bị nghi là có tham gia vào vụ bắt cóc này).

Phiên xử phúc thẩm ông Trịnh Xuân Thanh trong vụ "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" bắt đầu hôm 7/5/2018 tại Hà Nội
hình ảnhGETTY IMAGES
Phiên xử phúc thẩm ông Trịnh Xuân Thanh trong vụ “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” bắt đầu hôm 7/5/2018 tại Hà Nội

Dưới đây là nội dung phần lời khai trước tòa của bà Nga:

Bà Nga: Tôi sang Đức khám bệnh vào cuối tháng 7/2016. Tôi hiện sống ở Berlin. Tôi nhập cảnh vào Đức cùng ba người con. Sau đó, một người con đã quay trở về Việt Nam, rồi người đó lại trở lại Đức. Đó là người con trai. Lúc mới sang tôi ở tại các khách sạn. Chúng tôi có địa chỉ đăng ký nhưng không ở chỗ đó.

Gia đình tôi sang Đức vì chồng tôi khi đó (hồi 2016) đang có chuyện ở Việt Nam. Chúng tôi bàn với nhau tôi đi trước cùng các con, chồng tôi sẽ đi sau. Chúng tôi không muốn ai biết là chúng tôi ra đi.

Chúng tôi đến Đức vào khoảng ngày 20/8/2016. Chúng tôi không sống tại địa chỉ đăng ký chính thức. Tôi không có đồ đạc cá nhân nào tại địa chỉ đăng ký đó. Chúng tôi thỉnh thoảng có qua lại nhưng không sống tại đó.

Đến đây tòa hỏi lại và bà Nga xin dừng để trao đổi với luật sư. Sau đó bà đổi câu trả lời và nói rằng cũng có lúc bà ở địa chỉ đó.

Tòa: Thời gian từ ngày 18 đến 23/7/2017, bà ở đâu và chuyện gì đã xảy ra vớichồng của bà?

Bà Nga: Hôm 19/7/2017, chồng tôi nói tôi chở anh ấy vào trại tỵ nạn bởi vì anh phải vào đó vài ngày để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn hôm 24/7. Tôi đưa chồng tôi vào đó vào lúc đầu giờ chiều hôm 19/7 rồi tôi quay về.

Đến sáng 21/7 chồng tôi nói tôi đến đón anh ấy tại trại tỵ nạn vào buổi sáng. Tôi chở chồng về, chồng tôi ăn cơm trưa ở nhà. Bốn giờ chiều, tôi lại chở chồng tôi vào trại tỵ nạn. Sáng ngày 23/7/2017, khoảng 9.30 phút sáng, chồng tôi gọi điện nói chuyện với tôi vài phút. Đó là lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau. (Bà Nga nghẹn ngào khi nói đến đoạn này).

Sau đó vài phút, chồng tôi gọi điện cho con gái nói chuyện một chút. Con gái tôi khi đó 5 tuổi. Tôi đứng ở gần đó nhưng không nghe chồng tôi nói chuyện gì với con tôi cả.

Đó là tất cả những gì xảy ra trong những ngày đó.

Tòa: Chồng bà nói chuyện với bà về những chủ đề gì?

Bà Nga: Chúng tôi nói chuyện về gia đình, về con cái.

Tòa: Bà có linh cảm gì có chuyện gì đó đặc biệt hay hệ trọng, hay có thay đổi gì khác lạ ở chồng bà không?

Bà Nga: Không

Tòa: Trong cuộc gọi điện thoại cuối cùng giữa bà và chồng bà, bà có nghe thấy âm thanh gì lạ hay bất thường ở phía sau nơi chồng bà gọi điện thoại, hay có giọng nói gì ở phía đằng sau hay không?

Bà Nga: Không

Tòa: Khi con gái bà nói chuyện với chồng bà, bà có nghe được không?

Bà Nga: Tôi có đứng cạnh nhưng không để ý nghe kỹ. Con tôi có hỏi là bố đang làm gì, đang ở đâu.

Đến sáng 24/7, luật sư và phiên dịch đến giờ hẹn rồi mà không thấy chồng tôi đến. Chúng tôi (gồm cả luật sư, phiên dịch và tôi) đều không biết là anh ấy đang ở đâu, chúng tôi đã liên tục gọi điện thoại nhưng không thấy trả lời. Điện thoại của chồng tôi có đổ chuông nhưng mà không có người bốc máy.

Tới 5 giờ chiều tôi sốt ruột, đến gặp luật sư là bà Schalagenhauf. Và đến khoảng chiều thứ Ba ngày 25/7/2017 là lần đầu tiên tôi được biết tin về chồng tôi bị mất tích.

Khi đó, Sở Cảnh sát Berlin gọi tôi lên nói rằng có vụ xô xát xảy ra ở công viên sở thú Tiergarten và họ nói rằng nghi đó là vụ bắt cóc chồng tôi.

Họ (Sở Cảnh sát) đưa cho tôi chiếc điện thoại của chồng tôi mà họ thu được ở hiện trường.

Bà Petra Schlagenhauf là đại diện của ông Trịnh Xuân Thanh, người bị hại, trong phiên tòa 'bắt cóc ở Berlin'
Bà Petra Schlagenhauf là đại diện của ông Trịnh Xuân Thanh, người bị hại, trong phiên tòa ‘bắt cóc ở Berlin’

Tòa: Trong thời gian đó bà có cảm thấy có hiện tượng gì bất thường ở chồng bà hay không?

Bà Nga: Tôi chưa bao giờ nhận thấy có chuyện gì bất thường ở chồng cả.

Tòa: Bà có nhận được cảnh báo từ ai đó gửi đến  và gia đình bà không?

Bà Nga: Chúng tôi thường xuyên nhận được cảnh báo từ người thân nói rằng chồng tôi có thể bị bắt cóc. Những lời cảnh báo đưa ra là phía Việt Nam thường xuyên cho các phi đội mật vụ từ Bộ Công an tới tìm truy nã chồng tôi. Đặc biệt là trên báo chí ở Việt Nam thì thời gian đó thường xuyên đăng tải những lời tuyên bố là phải bắt bằng được chồng tôi.

Tòa: Bà và chồng bà bắt đầu nhận được những lời cảnh báo đó từ khi nào?

Bà Nga: Tôi không nhớ chính xác thời điểm nhưng mà chắc chắn là sau khi có lệnh nói là Việt Nam truy nã Interpol đối với chồng tôi.

Trước vụ bắt cóc khoảng hơn 10 ngày thì tôi và chồng tôi có gặp một nhóm người Việt Nam, khoảng 5-6 người gì đó tại một sân golf nơi mà chồng tôi và tôi thỉnh thoảng tới chơi.

Họ cũng ra sân golf chơi, đăng ký chơi nhưng thái độ của họ rất là lạ. Có người thì vào để check in với lễ tân, có người thì ngồi ở bàn để xem ipad, có người thì đứng ngay đằng sau lưng chúng tôi.

Đây là một điều rất đặc biệt bởi vì trước khi chúng tôi vào sân golf này chơi thì chúng tôi đã hỏi rất kỹ nhân viên ở đó và họ nói là sân golf đó không có người Việt nào chơi cả. Và đây là lần đầu tiên chúng tôi bắt gặp một nhóm người Việt như vậy. Chồng tôi nói với tôi là những người này trông rất giống người của Tổng cục 2 và chúng tôi đi về ngay lập tức.

Bị cáo Long N. H và luật sư biện hộ trong phiên xử 25/4/2018
hình ảnhGETTY IMAGES
Bị cáo Long N. H và luật sư biện hộ trong phiên xử 25/4/2018

Tòa: Tổng cục Hai là gì?

Bà Nga: Tổng cục Hai là cơ quan tình báo của quân đội Việt Nam, theo như tôi hiểu.

***

Sau phần khai trên, bà Nga được hỏi và trả lời toà về mối quan hệ giữa chồng bà với hai người tên là Vũ và Oai. BBC sẽ sớm tường thuật chi tiết phần nội dung này.

Cuộc thẩm vấn kéo dài đến 11.55 thì thẩm phán chủ tọa quyết định tạm dừng để nghỉ trưa.

Nhà báo Lê Mạnh Hùng, người tham dự phiên tòa ở Berlin hôm 7/5, cho biết tại Tòa Thượng thẩm Berlin, công tác kiểm tra an ninh diễn ra gắt gao hơn những phiên xử trước.

Những người vào tham dự không được mang gì vào trong, và các nhân viên tư pháp bảo vệ mặc cả áo giáp chống đạn.

“Điều này cho thấy việc bảo vệ nhân chứng được đề cao”, ông Lê Mạnh Hùng bình luận.

BBC

Kêu gọi TBT Trọng công khai tài sản: Kỳ vọng hay ‘phép thử’?

trọng
 hình ảnhVGP
Hàng chục người ký tên yêu cầu Tổng bí thư làm gương là người công khai “Bản kê tài sản”

Giới ký tên kêu gọi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công khai tài sản cùng mục đích nhưng mỗi người một tâm trạng.

Một ngày trước khi Hội nghị Trung ương 7 diễn ra, mạng xã hội bàn luận sôi nổi về lá ‘Thư Yêu Cầu Công Khai Bản Kê Khai Tài Sản’, do 70 người ký tên yêu cầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm gương, là người đầu tiên của Đảng công khai bản kê khai tài sản.

Cho đến 5 giờ chiều ngày 8/5 thư đã được 130 người ký, gồm chữ ký của những nhân vật: Nguyễn Trọng Vĩnh – cựu Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, Trần Đức Nguyên – cựu tổ trưởng Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Đào Công Tiến – cựu hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP. HCM, nhà văn Nguyên Ngọc, Nguyễn Khắc Mai – cựu vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương ĐCSVN v.v…

Để tìm hiểu sự việc, hôm 8/5, BBC Tiếng Việt liên lạc với 4 người ký vào lá thư này, gồm đại tá Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội; nhà báo tự do Sương Quỳnh, TP HCM; ông Hoàng Dũng, Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Sư phạm và là thành viên Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, TP HCM; nhà báo Tống Văn Công, cựu tổng biên tập báo Lao Động, bang California, Mỹ.

Giải thích bối cảnh của lá thư, nhà báo tự do Sương Quỳnh nói:

“Trước hội nghị Trung Ương 7 sắp khai mạc và có thể sẽ thay đổi một số lãnh đạo, và cũng là vì tổng bí thư đã nhiều lần tuyên bố sẽ chỉnh đốn lại đảng để lấy lại niềm tin nhân dân. Đồng thời cũng ra quyết định 99 [tháng 10/2017] trong đó quy định ‘để chống diễn biến thì lãnh đạo và đảng viên phải công khai tài sản trên cổng điện tử báo đảng và dán trước cửa cơ quan’… nhưng cho đến nay thì tham nhũng vẫn tràn lan, chưa thấy đảng viên nào kê khai tài sản, do đó một nhóm đảng viên kỳ cựu cùng một số đảng viên bỏ đảng và trí thức đồng làm thư yêu cầu này.”

Một đoạn trong thư yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng công khai bản kê khai tài sản viết:

“Việc chậm trễ thực thi Quyết định về công khai các bản kê tài sản của cán bộ, đảng viên các cấp đang đặt dấu hỏi lớn về quyết tâm chống tham nhũng của Ban lãnh đạo ĐCSVN… Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng đặt ra vấn đề là đang có sự đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, giấu diếm khuyết điểm, xa dân, sợ quần chúng, và “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” trong số cán bộ nằm trong diện phải công khai tài sản.”

Thư kêu gọi: “Tổng bí thư hãy làm gương là người công khai “Bản kê tài sản” của mình trên báo chí, cổng thông tin điện tử và Internet trước tiên.”

Và lập luận: “Việc làm này của tổng bí thư chắc chắn sẽ truyền cảm hứng sâu rộng trong toàn Đảng và hệ thống chính trị, dẫn đến việc công khai hàng loạt các bản kê tài sản của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, các thành viên Chính phủ, Quốc Hội và Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành… ”

trọng
 hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Ông Nguyễn Phú Trọng được truyền thông Việt Nam xưng tụng là “người đốt lò vĩ đại”

Liệu có được hồi âm?

Về việc có được hồi đáp, nhà báo tự do Sương Quỳnh phát biểu:

“Thư ký và công bố ngày 6-5-2018, nhưng cho đến nay chưa thấy ông Trọng hồi âm. Thực ra trước giờ chúng tôi kiến nghị nhiều vấn đề rất quan trọng như Biển Đông, luật đất đai và cả sửa đổi hiến pháp nhưng lãnh đạo Việt Nam làm lơ như không biết.

Mục đích của thư yêu cầu này như bất cứ kiến nghị nào trước đây gửi nhà cầm quyền VN đều mong mỏi họ lắng nghe nguyện vọng của người dân, họ phải thay đổi để phát triển đất nước một thành một nước văn minh, công bằng xã hội và tôn trọng hiến pháp cũng như luật pháp của Việt Nam cũng như những ký kết với quốc tế.

Tiếc thay, họ luôn cho chúng tôi là những người ‘chống lại họ’ nên có vẻ họ không chịu đối thoại với chúng tôi dù chúng tôi đã nhiều lần đề nghị.”

Tiến sĩ Hoàng Dũng chua chát:

“Ông Nguyễn Phú Trọng làm sao mà hạ cố trả lời thư của dân đen chúng tôi. Từ trước đến nay, có bao nhiêu là kiến nghị, yêu cầu, thư ngỏ… gửi đến ông, chưa bao giờ thấy ông trả lời. Trừ một lần duy nhất: năm năm trước, trả lời người dân có những góp ý sửa đổi Hiến pháp không đúng như ý của ông, ông quy kết họ là những kẻ “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” và đe doạ “phải xử lý”!

“Tôi có cảm tưởng càng lên cao, cán bộ càng mắc một bệnh nặng và kỳ dị: nói nhiều nhưng điếc đặc.”

Đại tá Nguyễn Đăng Quang tỏ bày: “Hội nghị Trung Ương 7 đang họp có thể không có thì giờ để xem thư, nhưng sau khi bế mạc, hy vọng ông Trọng sẽ phản hồi công khai rộng rãi…”

Kỳ vọng và hoài nghi

Đặt nhiều kỳ vọng vào người mà ông gọi là ‘vị lãnh đạo tối cao nhất của đảng,’ ông Nguyễn Đăng Quang nói:

“Ông Trọng từng nói ‘cuộc chiến chống tham nhũng rất cam go, phức tạp, như Bác Hồ nói là ‘chống giặc nội xâm’, khó chống hơn giặc ngoại xâm vì nó đụng đến anh em, đồng chí của chúng ta,’ nên tôi nghĩ ông hiểu sự khó khăn của việc tiêu diệt tham nhũng.”

“Tôi cho rằng xác xuất là 50/50 ông Trọng sẽ làm gương đi tiên phong công khai hoá tài sản trên các phương tiện truyền thông đại chúng; cổng thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị; thông qua họp báo, hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chi bộ v.v…, theo đúng quy định 99.

Ông Trọng mà đã làm gương rồi thì tôi nghĩ sẽ không đảng viên hay ủy viên nào mà dám không làm, và như thế tham nhũng, căn bệnh ung thư đã di căn của Việt Nam biết đâu sẽ như được một loạt hoá trị hay xạ trị chặn lùi lại.”

Tiến sĩ Hoàng Dũng hoài nghi:

“Biết đâu đấy. Bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng đã được xưng tụng là “người đốt lò vĩ đại”. Ông công khai tài sản của mình thì cái lò ấy mới là lò thật và ông mới thật sự là người đốt lò. Ông công khai tài sản là có lợi cho chính ông, thúc đẩy việc chống tham nhũng bước đầu (bước đầu thôi) đi vào thực chất. Bằng không? Thì giả sử ông Marx dưới suối vàng ban cho ông đủ sức khỏe, đủ thế và lực để duy trì công việc đốt lò nặng nhọc và nguy hiểm, củi vẫn chất chồng và lò của ông không biết khi nào hết củi.”

“Cho nên, thư yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng công khai tài sản là rất hiệu quả, bất chấp ông Nguyễn Phú Trọng trả lời hay không: nó cho người dân một phép thử, để biết công việc chống tham nhũng đang diễn ra rầm rộ với cường độ ngày càng tăng thực chất như thế nào.” Ông Dũng kết luận.

thanh
 hình ảnhGETTY IMAGES
Con trai ông Trịnh Xuân Thanh đã rút đơn kháng cáo về phần tài sản bị kê biên trong vụ án mà ông Thanh bị tuyên án chung thân về tội tham ô

Nhưng xem ra không phải những người cùng ký tên vào lá thư có cùng một tâm trạng.

Nhà báo Tống Văn Công phát biểu:

“Tôi tham gia ký tên vào lá thư này với mục đích gây một phong trào nhân dân đấu tranh chống tham nhũng của Đảng cộng sản Việt Nam.

“Từ năm 2009 trong bài “Đổi mới Đảng tránh nguy cơ sụp đổ,” tôi đã cảnh báo tham nhũng đang là một hiểm họa của đất nước. So với hồi đó, ngày nay tham nhũng đã tăng lên theo cấp số nhân.”

Ông Công phân tích lý do Việt Nam khó có thể dẹp được nạn tham nhũng:

“Ông Nguyễn Phú Trọng kiên quyết không chấp nhận thể chế chính trị với tam quyền phân lập. Cả ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam,theo điều 4 Hiến pháp là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” Đảng đứng trên quyền tư pháp, đứng trên luật pháp thì làm sao ngăn chặn được tham nhũng. Làm sao để đảm bảo các đảng viên kể cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết bản công khai tài sản trung thực?”

Rồi ông nhắc đến một số cáo buộc về sự tham nhũng của phe cánh ông Trọng và nhận định:

“Ông Trọng rất khôn khéo và kín đáo, cho nên nhiều người cứ tưởng ông Trọng là một tổng bí thư rất trong sạch. Lần này [với lá thư] chắc ông ta cũng sẽ có cách phản hồi khôn ngoan. Chúng ta hãy chờ xem.”

“Cuộc đốt lò của Nguyễn Phú Trọng hiện nay khiến ông ta trở thành “vị anh hùng” đối với một số người, nhưng số đông đang đau đáu cho đất nước cũng nhận ra, đó là cảnh phe phái diệt nhau. Có người còn chặc lưỡi: diệt càng nhiều bọn sâu mọt càng tốt! Thực ra, làm sao mà diệt tận gốc được tham nhũng với chế độ độc đảng toàn trị này! Dần dần người dân cũng sẽ nhận ra phải vứt bỏ cái thể chế đó thì mới cứu được đất nước.”

BBC

 

Tin tức Quốc tế

Hội nghị bí mật Trung-Triều: Ông Kim căng thẳng, ông Tập mỉm cười “trìu mến”

Hội nghị bí mật Trung-Triều: Ông Kim căng thẳng, ông Tập mỉm cười "trìu mến"
Hai nhà lãnh đạo Triều-Trung. Ảnh KCNA

Rất nhiều ý kiến cho rằng, không phải Singapore mà Đại Liên, Trung Quốc mới là địa điểm tổ chức hội nghị đủ sức thuyết phục để nhận được cái gật đầu của hai ông Trump- Kim Jong-un.

Trong chuyến thăm hai ngày 7-8/5 tới Trung Quốc, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cùng hội đàm, tản bộ, dự yến tiệc trong bầu không khí vui vẻ, thân mật.

Tuy nhiên, theo The Nikkei (Nhật Bản), dù vui vẻ nhưng biểu hiện của hai nhà lãnh đạo vẫn cho thấy sự khác biệt rõ rệt. Trong khi ông Tập mỉm cười thường xuyên với những cử chỉ thoải mái cùng ánh mắt “trìu mến” dành cho đối phương thì ông Kim lại tỏ ra căng thẳng.

Biểu hiện khác biệt của 2 ông Kim-Tập

Theo quan sát, ông Kim đã hơi cúi nhẹ đầu khi bước vào hội trường, “lạnh lùng” khi bắt tay và luôn chăm chú lắng nghe phát biểu của ông Tập.

Hội nghị bí mật Trung-Triều: Ông Kim căng thẳng, ông Tập mỉm cười trìu mến - Ảnh 1.

Ảnh KCNA

Một số ý kiến cho rằng, nguyên nhân phía sau biểu hiện của nhà lãnh đạo Triều Tiên là sự lo lắng trước áp lực về phi hạt nhân hóa của Mỹ ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Mới đây, Bình Nhưỡng đã lên tiếng cảnh cáo Mỹ đang tiến hành “âm mưu nguy hiểm” nhằm phá hoại thượng đỉnh song phương khi triển khai thiết bị chiến lược ở Hàn Quốc và nêu vấn đề nhân quyền.

“Mỹ đang cố tình khiêu khích Triều Tiên vào đúng thời điểm tình hình trên bán đảo đang hướng tới hoà bình và hoà giải”, người phát ngôn Bộ ngoại giao Triều Tiên nói hôm 6/5. “Hành động này không khác gì một âm mưu nguy hiểm nhằm phá hoại bầu không khí đối thoại đã rất khó khăn để đạt được và đưa tình hình trở lại con số 0”.

Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) nhận định, ông Kim Jong-un thực hiện 2 chuyến công du Trung Quốc trong thời gian ngắn mục đích là để nhận được sự ủng hộ của chính quyền Bắc Kinh trước thềm hội nghị, qua đó có thể hạn chế hành động của Nhà Trắng.

Ông Anthony Ruggiero, cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ đồng quan điểm nhận định, ông Kim Jong-un đang muốn tìm kiếm sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong trường hợp hội nghị thượng đỉnh Triều-Mỹ thất bại.

Asahi Shimbun lại cho rằng, Bình Nhưỡng tìm kiếm sự hợp tác của Bắc Kinh để có thể né tránh các đòi hỏi cứng rắn của Washington.

Nikkei đánh giá, cuộc hội đàm này là phương thức cứng rắn giúp Trung Quốc – đóng vai trò là “lá chắn” của Triều Tiên chứng tỏ sự tồn tại và kiểm soát Mỹ trong cục diện bán đảo liên Triều.

Đặc biệt, ngay sau khi hội nghị Trung-Triều kết thúc, ông Tập đã điện đàm cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thông qua việc bày tỏ “hy vọng các bên có thể hợp tác, xây dựng niềm tin” trong tiến trình phi hạt nhân hóa, Trung Quốc đã chứng tỏ mình đứng vai trò trung gian trong quan hệ Triều-Mỹ.

“Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong phi hạt nhân hóa và duy trì hòa bình, an ninh lâu dài trong khu vực”, ông Tập nói trong cuộc điện đàm.

Tờ JoongAng Ilbo (Hàn Quốc) nhận định, bối cảnh hội nghị Tập-Kim lần này có nhiều điểm tương đồng với hội nghị Kim-Moon mới diễn ra vào ngày 27/4. Hai lãnh đạo liên Triều đã có cuộc tản bộ riêng trong thời gian khoảng 44 phút và trong cuộc gặp lần này, hai ông Tập-Kim cũng đã có cuộc dạo bộ bên bờ biển với sự tháp tùng của hai phiên dịch viên.

Lựa chọn hình thức tổ chức hội nghị như Bàn Môn Điếm cho thấy Bắc Kinh muốn chứng tỏ sự thân thiết của quan hệ Trung-Triều và sự ngang hàng [gần gũi giữa nhân dân hai nước] với quan hệ Triều-Hàn hiện nay, báo Hàn viết.

Đại Liên là địa điểm tiềm năng

Trong bối cảnh hiện nay, bộ phận giới phân tích cho rằng, trước thềm hội nghị Triều-Mỹ, chuyên cơ của ông Kim không còn là vấn đề nữa mà vấn đề chính là địa điểm nào có thể loại bỏ mối lo ngại về an ninh cho ông Kim cũng như có đủ sức thuyết phục ông Trump và đảo Bổng Chùy, Đại Liên – là lựa chọn “không tồi” đáp ứng cả hai điều kiện này.

Hội nghị bí mật Trung-Triều: Ông Kim căng thẳng, ông Tập mỉm cười trìu mến - Ảnh 3.

Ảnh KCNA

Về địa lý, Đại Liên tiếp giáp Triều Tiên, ông Kim cũng có sự tin tưởng nhất định đối với giới chức Trung Quốc và Bắc Kinh có đủ khả năng để đảm bảo an ninh hội nghị. Ngoài ra, đảo Bổng Chùy là khu nghỉ mát mùa hè của các lãnh đạo Trung Quốc nên có thể đảm bảo về an ninh và không gian riêng tư hội đàm của hai nhà lãnh đạo Triều-Mỹ.

Về phía Tổng thống Trump, lựa chọn này có thể sẽ không gặp trở ngại nào. Bởi sau cuộc gặp với ông Kim, hai ông Trump-Tập đã tiến hành ngay cuộc điện đàm. Quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo Trung-Mỹ được đánh giá là khá thân thiết, mặc dù hai nước còn tồn tại nhiều bất đồng.

Dù không loại trừ khả năng hai ông Trump-Kim sẽ gặp mặt ở những địa điểm khác nhưng trong bối cảnh hiện nay có thể thấy, Trung Quốc lại chính là địa điểm tiềm năng cho hội nghị Mỹ-Triều.

Đảo Bổng Chùy nằm ở phía Đông Nam, cách thành phố Đại Liên khoảng 5km. Các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc như Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân v.v… đều đã từng đặt chân đến đây.

Và đến nay, hai ông Kim-Tập đều đã dùng bữa và lưu lại nhà khách Bổng Chùy đảo.

=========================

Nhật – Trung – Hàn tái khẳng định thúc đẩy Triều Tiên hủy bỏ chương trình hạt nhân

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã gặp nhau tại Tokyo vào ngày 9/5 (Ảnh: Nikkei)

Các nhà lãnh đạo từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã gặp nhau tại Tokyo hôm thứ Tư (9/5) và tái khẳng định cam kết ba nước sẽ cùng làm việc hướng tới phi hạt nhân hoá hoàn toàn bán đảo Triều Tiên, theo Nikkei.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Chủ tịch hội nghị thượng đỉnh ba bên cho biết: “Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liên quan đến Triều Tiên sẽ được thực hiện đầy đủ. Đây là lập trường chung của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc”.

Thủ tướng Abe tiếp tục đề cập đến khả năng bình thường hóa quan hệ với Bình Nhưỡng, “nếu Triều Tiên quyết định đi trên con đường đúng đắn để giải quyết toàn diện vấn đề”, bao gồm việc thử nghiệm hạt nhân, tên lửa và việc bắt cóc công dân Nhật Bản. “Ba chúng tôi đã công khai trao đổi ý kiến ​​về việc hình thành lộ trình đó”.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thừa nhận các cuộc đàm phán đã đạt được chiều sâu: “Chúng tôi đã tổ chức các cuộc thảo luận chi tiết về bán đảo Triều Tiên và các vấn đề hạt nhân”.

Ngoài việc thảo luận về tình hình trên bán đảo Triều Tiên, ba nhà lãnh đạo nhắc lại một cam kết hỗ trợ thương mại tự do. (Ảnh: Yonhap)

Ông Lý hoan nghênh Triều Tiên trở lại bàn đàm phán và cho biết: “Trung Quốc hy vọng sẽ hoàn thành một vai trò kiến thiết trong quá trình này”.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng cho biết tại hội nghị: “Ba nước đã chia sẻ [quan điểm] về phi hạt nhân hoàn toàn của bán đảo Triều Tiên, hòa bình lâu dài, và cải thiện quan hệ liên Triều là quan trọng không chỉ đối với bán đảo, mà còn cho hòa bình trong khu vực”.

Ba nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ kinh tế. Thủ tướng Abe cho biết: “Với sự hiện diện to lớn của chúng tôi trong nền kinh tế và chính trị của thế giới, không có gì ba nước không thể làm được. Về phát triển đổi mới, công nghệ AI và hợp tác kỹ thuật số, sự hợp tác giữa ba nước có tiềm năng vô hạn”, ông nói thêm.

Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường thương mại: “Ba quốc gia này là những nước hưởng lợi ích từ thương mại tự do”, ông nói. “Chúng ta nên tiến hành toàn cầu hoá nền kinh tế, giải quyết vấn đề một cách hợp lý và chống lại chủ nghĩa bảo hộ bằng cách thúc đẩy tự do hoá thương mại”.

Thủ tướng Trung Quốc đề xuất tăng cường các cuộc đàm phán về các vấn đề như thỏa thuận thương mại tự do ba bên tiềm năng và Đối tác kinh tế toàn diện khu vực do Trung Quốc hậu thuẫn. Ông nói: “Thông qua hành động, chúng ta nên thể hiện rằng ba quốc gia của chúng ta hỗ trợ thương mại tự do”.

Ông Lý cũng đề xuất tạo ra một khuôn khổ mới cho phép các nước bổ sung tham gia thỏa thuận ba bên.

Tổng thống Moon nói: “Ba nước chúng ta đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và phát triển của thế giới, khi chúng ta chiếm 1/5 dân số và tổng sản phẩm GDP của thế giới. Với sức mạnh và hiểu biết của chúng ta, chúng ta có thể đạt được hòa bình và thịnh vượng cho bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á”.

Cuộc họp lần thứ tư đánh dấu hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên kể từ tháng 11/2015. Cuộc gặp gỡ như vậy được tổ chức thường niên từ năm 2008 đến năm 2012, nhưng ít thường xuyên hơn trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề khác.