Tại sao người Mỹ không yêu cầu người khác “tôn trọng” mình?

Gần đây, một bài viết lưu truyền trên mạng có tựa đề “Vì sao người Mỹ không yêu cầu người khác ‘tôn trọng’ mình?” Bài viết này đăng tải lần đầu hồi tháng Tư năm nay trên diễn đàn Kdnet, tác giả bài viết có nickname là 5fivesticks.

Tác giả viết: “Mỹ có thể chính là quốc gia phải chịu nhiều công kích và nhục mạ nhất trên thế giới”, nhưng người Mỹ chẳng bao giờ giống như “một nước lớn”, khi có công kích ngôn luận diễn ra liền thể hiện “sự thịnh nộ của đại quốc” yêu cầu người ta phải tôn trọng mình, mà lại hành xử hết sức lý tính. Người Mỹ vì sao lại không yêu cầu người nước khác “tôn trọng” mình? Tác giả đã phân tích và đưa ra cách nhìn nhận của mình trong bài viết.

Sau đây là phần tóm lược nội dung bài viết:

Mỹ có thể chính là quốc gia phải chịu nhiều công kích và chửi bới nhất trên thế giới, ai mà tâm trạng không tốt đều có thể thuận miệng công kích nước Mỹ vài câu, cũng không phải lo lắng sẽ phải gánh chịu hậu quả gì. Trên các kênh truyền thông thế giới, những lời xúc phạm như nước Mỹ tà ác, nước Mỹ hủ bại, nước Mỹ địa ngục, nước Mỹ ma quỷ… thực tế xuất hiện quá nhiều. Thậm chí còn có nước còn nói sẽ dùng vũ khí hạt nhân để oanh tạc nước Mỹ, chính phủ Mỹ cũng tựa như không có phản ứng gì. Xem ra, người Mỹ không đặt nặng hay yêu cầu các nước khác phải “tôn trọng” bản thân mình, ít nhất là cũng không có phản ứng trước việc mọi người phải “tán dương hay phê bình” điều gì.

Sự lý tính của người Mỹ rất mạnh mẽ, họ từ trước đến nay không hề vì những ngôn luận công kích mà bộc phát “cơn thịnh nộ của một nước lớn”. Trái lại, Mỹ hết sức thản nhiên trầm tĩnh quan sát hành động của những nước khác, căn cứ vào động thái thực tế của họ mà đưa ra phản ứng hồi đáp nhanh chóng. Dựa vào tính hiện thực mà nói, phản ứng của người Mỹ trên hành động là vô cùng mau lẹ dứt khoát. Cũng chính là nói, người Mỹ “không rảnh” lãng phí tinh lực đi yêu cầu nước khác phải “tôn trọng” mình, cũng không quan tâm việc người ta đàm tiếu những lời khó nghe thế nào về mình, Mỹ chỉ đặt sự chú ý vào tính hiện thực của sự việc. Loại “chú ý” này không phải là dùng súng giải quyết vấn đề, mà cách nhìn nhận vấn đề chính là biểu hiện của sự thành thục về mặt tâm lý.

Tại sao người Mỹ không yêu cầu người khác “tôn trọng” bản thân họ?

Người Mỹ xem nhẹ và không yêu cầu nước khác phải “tôn trọng” mình (Ảnh: Pixabay)

Chính vì người Mỹ vốn vô cảm với việc người khác có “tôn trọng” mình hay không, cho nên bạn căn bản đừng hy vọng có thể nhờ việc tán dương nước Mỹ mà thu được lợi ích nào đó. Cho dù bạn đến trước Nhà Trắng để ca ngợi nước Mỹ, hoặc giả đăng bài trên tạp chí New York Times để ca tụng Mỹ, bạn cũng đừng mơ là có được bất kỳ phần thưởng nào, ngược lại còn hao tổn chi phí đi lại và quảng cáo.

Tại sao lại có thể như vậy? Tại sao người Mỹ lại vô cảm trước những biểu hiện “tôn trọng” hay “ca tụng” gì đó? Điều này có liên quan đến vấn đề tâm lý văn hóa. Có hai nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đến người Mỹ, đó là nhà tâm lý học- triết học John Dewey và nhà triết học thực chứng Bertrand Russell. Chịu ảnh hưởng bởi những học thuyết của hai tác giả này, mô thức tình cảm của người Mỹ đã hiện đại hóa đến mức cao độ, lý tính của họ phát triển đến một trình độ rất cao, cơ bản là không thể bị điều khiển bởi cảm xúc. Những lời mắng nhiếc hay ca ngợi kỳ thực đều là những cảm xúc có chút cực đoan không thể nào chạm tới họ.

Đối với mô thức tình cảm của một người hiện đại mà nói, bạn mắng nhiếc họ, họ cũng không cảm thấy bị tổn thương, bạn ca ngợi họ, họ cũng không cảm thấy hạnh phúc hơn bao nhiêu. Tâm lý của họ đã trưởng thành vượt qua giai đoạn cảm xúc này, đây chính là biểu hiện tâm lý thành thục. Cho dù là trước cá nhân, tổ chức hay là quốc gia, thì biểu hiện của người Mỹ sẽ đều đồng dạng như nhau.

Mỹ có một ưu thế tuyệt đối về mặt quân sự, có một kho vũ khí khổng lồ đủ sức tiêu diệt cả địa cầu, nếu như người Mỹ giữ nguyên mô thức tình cảm truyền thống, thì nhất định phải mong muốn có “uy lực của nước lớn”, nếu như có ai đó “phạm phải tôn nghiêm của nước lớn, nhất định phải trừng phạt thích đáng”.

Nhưng rõ ràng là Mỹ không theo đuổi những giá trị này. Dù có ưu thế tuyệt đối về mặt quân sự, Mỹ vẫn đến đàm phán và hiệp thương với toàn thế giới, nước nào mà mắng nhiếc nhiều nhất, thì Mỹ lại càng tìm cách để đàm thoại hòa bình nhiều nhất, thậm chí còn tiến hành đàm phán điều khoản, nhượng bộ và cam kết với các bộ tộc nhỏ. Nếu nhìn xét vấn đề từ giá trị văn hóa truyền thống, có thể nói rằng, uy tín của Mỹ đã hoàn toàn tiêu mất, một chút “uy nghiêm” cũng không có.

Chính phủ Mỹ thường xuyên bị các lực lượng trên toàn thế giới chỉ trích, phê bình và mắng nhiếc về đủ các phương diện. Đến người dân trong nước cũng không tiếc lời chỉ trích, có vấn đề không hài lòng liền tiến hành tụ họp biểu hình phản đối. Một nghệ thuật gia người Mỹ còn làm một bức tượng khỏa thân của tổng thống Trump, mang xuống đường diễu hành nhằm chế giễu và làm nhục ông. Trong tình huống này, ông Trump vẫn giữ một tâm thái ổn định, không có phản ứng đặc biệt gì.

Kết luận lại, người Mỹ không yêu cầu người khác phải tôn trọng bản thân mình, rốt cuộc là bởi văn hóa của họ đã phát triển đến giai đoạn lý tính cao độ, mô thức tình cảm đã vô cùng thành thục rồi. Do đó, với những thông tin mang tính kích phát cảm xúc sẽ không tác động gì tới họ. Trong giá trị quan của người Mỹ, những điều này cũng tự nhiên sẽ bị tiêu trừ. Thực tế mà xét, những nội dung chỉ trích này vốn dĩ không có giá trị gì cả, nếu như tâm lý và tình cảm không giữ vững thì có thể sẽ để tâm và coi trọng, nhưng suy xét lý tính sẽ thấy được là đối với lợi ích và thực tiễn thì nó không có tác dụng gì. Có lẽ cũng chính nhờ loại bỏ được những chướng ngại tâm lý này, Mỹ mới phát triển thành một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Nếu như nói chúng ta muốn học con đường trở thành cường quốc của Mỹ, thì vấn đề mấu chốt không nằm tại việc phát triển khoa học kỹ thuật, mà chính là cần phải có năng lực tâm lý mạnh mẽ tràn đầy lý tính.

Blog 5fivesticks

Những người sống thọ tới 100 tuổi trên thế giới đều có chung một đặc điểm này

Nghiên cứu mới cho thấy, sự bướng bỉnh và lạc quan có thể là chìa khóa để sống lâu, sống thọ.

Tại vùng miền núi Cilento, bờ biển Tyrrhenian, không có gì khác lạ khi nhiều người dân đều sống khỏe mạnh tới 90 tuổi, thậm chí hơn 100 tuổi. Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Rome La Sapienza và Đại học California, Mỹ đã tìm hiểu và lí giải được lý do. Kết quả nghiên cứu được công nhận bởi Hiệp hội ngành học về rối loạn tâm thần người già thế giới công nhận.

Trong khi hầu hết các nghiên cứu về tuổi thọ phân tích yếu tố di truyền học, chế độ ăn uống, lối sống, thì nghiên cứu này tập trung vào đặc điểm tính cách con người.

“Có thể nhiều người cho rằng, việc sống tới 90 hay 100 tuổi chẳng liên quan gì đến tính cách. Nhưng nghiên cứu cho thấy, tính cách góp 1 phần rất quan trọng. Nó bao gồm cả khả năng kết nối, tương tác trong xã hội, khả năng phục hồi của cá nhân và sự tự tin của mỗi người”, tác giả nghiên cứu Dilip V. Jesste, Phó hiệu trưởng cao cấp của Trung tâm sức khỏe người gia, Đại học y khoa UC San Diego trả lời tạp chí TIME.

Jeste và các đồng nghiệp quan sát những đặc điểm này ở 29 người tham gia nghiên cứu trong độ tuổi từ 90 tới 101. Các nhà nghiên cứu thu thập thông tin về tiểu sử cá nhân, niềm tin và những thử thách mà các đối tượng đã trải qua trong đời cũng như cách đánh giá của họ về ấn tượng đối với các thành viên trong gia đình. Các đánh giá định lượng về thể chất và tinh thần của các đối tượng cũng được phân tích.

Tình yêu gia đình, quê hương là một đặc điểm chung của những người sống thọ. Đó cũng là điều giúp họ tìm được mục đích của cuộc sống. Hầu hết những người sống thọ được nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu vẫn làm việc tại quê hương và gần gia đình. Với họ, đó chính là cuộc sống và họ sẽ không bao giờ từ bỏ.

Những người sống thọ tới 100 tuổi trên thế giới đều có chung một đặc điểm này - Ảnh 1.

Nhà vật lý học Shigeaki Hinohara, Nhật Bản cũng là một nhà nghiên cứu về tuổi thọ vừa qua đời năm ngoái ở tuổi 105. Ông này cũng cho rằng, những người muốn sống lâu, sống thọ thì đừng bao giờ nghỉ hưu. Nếu có thể, hãy làm việc càng lâu càng tốt.

Biểu tượng thời trang 96 tuổi Iris Apfel mới đây cũng tuyên bố ấn tượng rằng: “Đối với tôi, việc nghỉ hưu còn tồi tệ hơn cả cái chết”.

Nhà nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi cũng nhận thấy nhóm những người sống thọ nhất không chỉ sống lạc quan mà còn có xu hướng độc đoán, bướng bỉnh và luôn muốn kiểm soát mọi thứ theo mong muốn của họ hoặc ít quan tâm đến việc người khác đánh giá họ thế nào“.

“Tôi đã đấu tranh cả đời vì cuộc sống của chính mình và tôi luôn sẵn sàng trước mọi thay đổi. Tôi nghĩ thay đổi là một phần của cuộc sống và đó là cơ hội để trưởng thành”, một người đàn ông vừa mất vợ hơn 1 tháng trước. Ông này vừa bước qua tuổi 70.

“Tôi luôn nghĩ về những điều tốt đẹp nhất. Luôn có một giải pháp cho cuộc sống. Cha tôi đã luôn dạy rằng: Hãy dũng cảm đối mặt với mọi thử thách và hy vọng những điều tuyệt vời nhất”, một cụ ông tham gia nghiên cứu chia sẻ.

Khi so sánh các đối tượng tham gia nghiên cứu với người thân trong độ tuổi 51 – 75, họ ngạc nhiên khi nhận ra, mắc dù sức khỏe có phần kém hơn, nhưng những người sống thọ trên 90 tuổi có sự tự tin cao hơn hẳn. Họ có tinh thần tốt và quyết đoán trong các quyết định, ít lo lắng và chán nản bởi những chuyện không đâu.

“Điều đó cho thấy, tuổi già có thể khiến thể chất yếu đi nhưng tinh thần và trí tuệ lại tốt hơn rất nhiều. Rõ ràng, việc già đi không đáng để bạn u sầu, chán nản”, Jeste khẳng định. Rõ ràng, việc bạn luôn lạc quan, tự tin với chính mình ở bất kỳ độ tuổi nào có liên quan nhiều đến việc bạn có thể sống thọ bao lâu.

Bên cạnh đó, lối sống, chế độ ăn uống cũng là một phần quan trọng ảnh hưởng tới tuổi thọ. Những người lớn tuổi có thể vận động cơ thể bằng bất kỳ cách nào mà họ muốn. Đó có thể là các động tác lộn xộn, đi bộ, làm vườn hay chơi một môn thể thao bất kỳ chứ không nhất thiết phải là những bài tập bài bản.

Minh An / Theo Thời đạiCNBC

10 quốc gia giàu có nhất thế giới

[Infographic] 10 quốc gia giàu có nhất thế giới

Theo công ty nghiên cứu thị trường New World Wealth, năm 2017, các quốc gia trên toàn thế giới tích lũy được tới 215 nghìn tỷ USD tài sản tư nhân, tăng 12% so với năm 2016. Và đáng ngạc nhiên hơn là phần lớn tài sản này (khoảng 73,5%) tập trung ở 10 quốc gia.

Trong 10 năm qua (2007-2017), sự giàu có của top 10 quốc gia giàu nhất thế giới đã thay đổi rất nhiều.

Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng hơn gấp đôi sự giàu có, cụ thể: Trung Quốc tăng từ 8,3 nghìn tỷ USD lên 24,8 nghìn tỷ USD (tăng 198%); Ấn Độ từ 3,2 nghìn tỷ USD lên 8,2 nghìn tỷ USD (160%).

Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển như Mỹ và Nhật Bản gia tăng sự giàu có ở mức khiêm tốn hơn. Cụ thể: Mỹ đã tăng từ 52,2 nghìn tỷ USD lên 62,6 nghìn tỷ USD (tăng 20%); Nhật Bản từ 16 nghìn tỷ USD lên 19,5 nghìn tỷ USD (tăng 22%).

Một số như Ý và Pháp thậm chí còn mất đi một phần sự giàu có trong cùng thời gian này. Tổng tài sản tư nhân của Ý đã giảm từ 5,3 nghìn tỷ USD xuống 4,3 nghìn tỷ USD (giảm 19%), Pháp giảm từ 7,5 tỷ nghìn tỷ USD xuống 6,6 tỷ USD (giảm 11%).

Cuối cùng, cần lưu ý rằng sự sụt giảm của Anh từ khoảng 2 nghìn tỷ USD xuống 1,35 nghìn tỷ USD (giảm 2%) chủ yếu là do sự mất giá của đồng bảng Anh.

Dự đoán về sự thay đổi mức độ giàu có của toàn cầu trong 10 năm tới, New World Wealth cho rằng, 10 quốc gia này vẫn thống trị bảng xếp hạng nhưng trật tự sẽ thay đổi đáng kể. Theo đó, thứ tự lần lượt sẽ là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Đức, Úc, Canada, Pháp, Ý.

Thứ tự xếp hạng của ba nước giàu nhất vẫn giữ nguyên, Ấn Độ dự kiến sẽ bứt phá lên vị trí thứ 4 với 24,7 nghìn tỷ USD (tăng 200%).

Trong khi đó, Pháp và Úc sẽ tăng trưởng trái chiều. Pháp sẽ tiếp tục ở vị trí thứ 9 khi tổng tài sản tư nhân dự kiến chỉ tăng 10% trong một thập kỷ tới, còn Úc sẽ tăng cường sự giàu có với tốc độ ấn tượng 70%.

Đến năm 2027, Úc dự kiến sẽ trở thành quốc gia giàu thứ 7 thế giới về tài sản tư nhân, với tổng tài sản 10,4 nghìn tỷ USD, xấp xỉ các cường quốc như Đức và Anh, với tài sản tư nhân mỗi nước gần 11 nghìn tỷ USD.

Để thấy rõ hơn về mức độ giàu có của 10 quốc gia trên, hãy xem infographic dưới đây:

[Infographic] 10 quốc gia giàu có nhất thế giới - Ảnh 1.

Tại sao Trịnh Xuân Thanh sẽ được áp dụng luật đặc xá để đoàn tụ với vợ con tại Đức?

Ngày hôm qua 7/5/2018, có hai sự kiện pháp lý quan trọng liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, tại Hà nội, thủ đô của Việt nam lẫn Berlin , thủ đô của Đức. Tại Hà nôi, Toà án cấp cao xét xử phúc thẩm vụ Đinh La Thăng- Trịnh Xuân Thăng đã thông báo nhận đơn rút kháng cáo kêu oan của Trịnh Xuân Thanh (với cả hai vụ án mà Thanh bị tuyên án sơ thẩm chung thân). Con trai của Thanh cũng rút đơn kháng cáo đòi trả lại tài sản kê biên (là biệt thự và xe sang do ông bà cho, được coi không liên quan đến bố). Đồng thời, tại một Toà án ở Berlin , Đưc, vợ của Trịnh Xuân Thanh đã khai với tư cách nhân chứng về việc “biến mất” của chồng tại Berlin vào tháng 7/2016, với nhiều tình tiết “khá nhạy cảm” đối với Việt nam.
Hình minh họa
Bà Schalagenhauf, Luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh đã trả lời trên BBC cùng ngày 7/5/2018 với nội dung như sau:
‘Phiên tòa Hà Nội xử ông Trịnh Xuân Thanh là không hợp lệ’
BBC: Trong phiên tòa sơ thẩm, ông Thanh đề đạt nguyện vọng được sang Đức thăm vợ con. Về mặt logic, việc một bị cáo đang đối diện với mức án tù nặng lại đưa ra đề xuất như vậy, liệu có phải là điều gì bất thường không, hay liệu có thể coi đó là một thông điệp nào đó mà thân chủ của bà muốn gửi ra bên ngoài?
Luật sư Schalagenhauf: Theo tôi, việc ông Thanh đề nghị như vậy là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ nếu không có vụ bắt cóc thì vấn đề đã khác.
Còn ở đây đã xảy ra vụ bắt cóc bằng bạo lực đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Việc bắt cóc này là một hành vi phạm tội. Việt Nam đã vi phạm luật Đức và luật pháp quốc tế.
Với việc thực hiện hành vi tội phạm như thế, Việt Nam đã tự đánh mất quyền tố tụng xét xử thân chủ tôi. Phiên tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh tại Hà Nội là không hợp lệ. Và một khi phiên tòa không hợp lệ rồi thì tất cả những phán quyết tòa đưa ra sau đó cũng đều không hợp lệ.
Vì thế, việc ông Thanh muốn quay trở lại Đức và việc đưa ông Thanh quay trở lại Đức là điều có thể làm và hoàn toàn nên làm.
Điều này liên quan đến những đòi hỏi mà phía Đức đặt ra với Việt Nam và phía Việt Nam cần tuân thủ, để qua đó hàn gắn quan hệ song phương. Quan hệ giữa hai nhà nước là phải theo luật pháp chứ không thể dùng hành vi bạo lực phạm pháp như thế được.
Chúng ta biết rằng trước khi xảy ra vụ bắt cóc, quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Đức đã đạt được nhiều tiến triển tốt đẹp. Nhưng chỉ vì vụ bắt cóc mà quan hệ đối tác chiến lược đã bị đình chỉ, một loạt các dự án hợp tác bị dừng lại, đó là chuyện rất đáng tiếc.
Theo tôi, cách tốt nhất là phải tìm mọi biện pháp để bình thường hóa trở lại – chính phủ Đức đã đưa ra một loạt các yêu cầu đối với phía Việt Nam, và việc để thân chủ tôi được quay trở lại nước Đức là một trong những đòi hỏi của Đức.
Theo tôi, sự thông minh và xử sự tốt nhất là bằng con đường ngoại giao để giải quyết chuyện này càng nhanh càng tốt. Điều đó sẽ có lợi cho cả hai nước. Đây không chỉ là quan hệ giữa Đức với Việt Nam không thôi, mà còn là quan hệ giữa Việt Nam với cả khối EU nữa.
Dù bản thân phiên tòa ở Berlin không cứu được quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức, nhưng điều mà nó làm được là nó sẽ đưa đến kết luận cuối cùng rằng đây là một vụ bắt cóc hay không, để đưa ra công luận một cách rõ ràng.
Vụ này, ngay sau khi xảy ra chỉ một thời gian ngắn, thay vì công tố viện của Berlin thì công tố viện của liên bang đã đảm nhận việc điều tra. Điều đó chứng tỏ nước Đức rất chú trọng vụ này và sẽ làm đến cùng.
Từ đó, quan hệ ngoại giao giữa hai nước ra sao sẽ còn tùy thuộc vào cách ứng xử của chính phủ hai nước sau đó. Nhưng công luận cần biết chính xác điều gì đã xảy ra. Giới chức cần phải chứng minh được đó có phải là vụ bắt cóc hay là không.
Qua nội dung trả lời của bà luật sư này và những phát biểu của bà Thủ tướng Đức Merkel khi trao đổi với thủ tướng Slovakia mấy ngày trước , cho thấy phía Đức coi việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc giữa thủ đô Berlin là việc rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quan hệ Đức Việt( đã diễn ra tốt đẹp trước đó) và đặc biệt đến việc ký kết chính thức một hiệp định thương mại tự do Việt nam- EU (EFVTA) dự kiến vào mùa hè năm nay.
Tất nhiên Trịnh Xuân Thanh không phải là kẻ ngốc, khi tại phiên toà sơ thẩm ở Hà nội tỏ lòng mong muốn đoàn tụ với gia đình tại Đức. Đây là thông điệp của Thanh gửi đến cho bà luật sư Đức giờ đã nổi tiếng nước Đức lẫn Việt nam, rằng Thanh vẫn muốn tiếp tục xin tỵ nạn tại Đức. Thanh cũng hiểu, nước Đức cũng đã yêu cầu Việt nam trả lại Trịnh Xuân Thanh trở lại nước Đức (như trước khi Thanh bị bắt cóc theo quan điểm của Đức).
Và các nhà lãnh đạo Việt nam, sau khi đã xử Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt ông anh của Trịnh Xuân Thanh là Đinh La Thăng, cũng phần nào đáp ứng nguyện vọng “trừng trị những kẻ tham nhũng” trong một bộ phận dân chúng, cũng thể hiện được uy quyền “đốt lò” của mình. Con bài Trịnh Xuân Thanh đã hết hạn sử dụng, không nên là vật cản cho quan hệ hai nước Việt – Đức, đặc biệt quan hệ Việt nam- EU. Hiệp định thương mai tự do Việt nam- EU phải được ký kết sớm, và cần giải toả con bài TXT càng sớm càng tốt.
Theo luật Việt nam, giải quyết cho Trịnh Xuân Thanh sang Đức theo yêu cầu của Đức có khả thi không và diễn ra như thế nào? Luật Đặc xá năm 2007 của Việt nam đã dự trù tình huống đó như sau:
Chương 3: ĐẶC XÁ TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Điều 21. Người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt
Trong trường hợp đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đang chấp hành hình phạt tù, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà không phụ thuộc vào các điều kiện quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này.
Điều 22. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đặc xá trong trường hợp đặc biệt
Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc theo đề nghị của Chính phủ về đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Như vậy, chỉ cần Chính Phủ để nghị, với lý do cần đáp ứng yêu cầu của nước Đức để sớm ký kết hiệp định thương mại tự do Việt nam-EU, Chủ tịch nước sẽ ra lệnh đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với Trịnh Xuân Thanh. Bù lại, Trịnh Xuân Thanh cũng phải “xuống nước” rút kháng cáo kêu oan và chấp nhận mất một số tài sản khủng đứng tên con trai để thi hành án.
Khả năng Trịnh Xuân Thanh sẽ được áp dụng luật đặc xá để đoàn tụ với vợ con tại Đức là trong tầm tay và đúng luật Việt nam? Chúng ta hãy chờ xem!
Trần Vũ Hải
(FB trần Vũ Hải)

Vũ Đình Duy nhân vật đang bị Công an Việt Nam truy nã đã đột ngột xuất hiên đã khai gì tại Tòa án Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?

Tòa Thượng thẩm Berlin tiếp tục phiên xử thứ 3 vào hôm 7.5.2018 với một nhân chứng mới. Ông Vũ Đình Duy, nhân vật đang bị Công an Việt Nam truy nã đã đột ngột xuất hiên trước tòa và khai toàn bộ sự việc.

Vũ Đình Duy tại Tòa Thượng thẩm Berlin hôm 7.5.2018 để làm chứng vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Phiên tòa hôm nay được bảo vệ đặc biệt, qua 2 lần soi và kiểm tra an ninh chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho những người tham dự và phóng viên báo chí tại phiên tòa buổi chiều.
Đúng 13 giờ 02 phút, đội thi hành án dẫn vào một người đàn ông có dáng vóc to đậm, trang phục lịch sự sẫm màu, nhiều người dự trong khán phòng đã kinh ngạc khi phát hiện đây chính là Vũ Đình Duy, một nhân vật bí ẩn đang bị công an Việt Nam truy nã trong nước.
Mở đầu ông Duy khai : „ Tôi là Vũ Đình Duy , 42 tuổi , kỹ sư ngành hóa chất, trong thời gian qua tôi đã gặp và khai báo nhiều lần với cảnh sát Berlin, tại đó tôi đã trả lời tất cả các câu hỏi như trong hồ sơ đã ghi. Tôi khẳng định tất cả các lời khai với họ là chính xác, đó là tất cả những gì mà tôi biết.
Ông Trịnh Xuân Thanh là anh họ của tôi, chúng tôi biết nhau từ bé, cả hai chúng tôi đều đã từng làm lãnh đạo trong tập đoàn dầu khí Việt Nam và các đơn vị phụ trợ cho dầu khí. Vào tháng 7.2016 thì Trịnh Xuân Thanh đã rời khỏi Việt Nam, tới tháng 10.2016 thì tôi cũng rời khỏi Việt Nam, sau đó chúng tôi gặp lại nhau tại Đức.
Tôi làm việc cho ngành dầu khí từ năm 2007 đến 2013. Chúng tôi đều là những người đứng đầu các công ty nhà nước và cũng quan tâm đến chính trị.
Tôi từng là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, theo tôi được biết không có ai ngoài đảng lại có thể được giữ trọng trách trong các công ty nhà nước.
Tôi thấy chính sách phát triển kinh tế của nhà nước không phù hợp, khác với quan điểm của tôi, điều mà không phải lúc tôi nào cũng có cơ hội để trình bày. Cũng vì có sự thay đổi đường lối chính trị nên tôi phải ra đi nước ngoài.
Tôi đi lại, sống giữa Berlin, CHLB Đức và Warschau, Ba Lan, còn bạn gái tôi ở Việt Nam, thỉnh thoảng mới sang. Khi cô ấy sang đến đây thì chúng tôi sống cùng nhau ở phố Fennstraße, Berlin.
Tôi ở nhờ trong căn hộ mà trong đó có để những đồ dùng của ông Trịnh Xuân Thanh, cụ thể ở đây có những lá thư được gửi cho ông Thanh.
Xuất hiện nhân vật „ Soái“ Đào Quốc Oai tại Séc 

Vào giữa tháng 7.2017 tôi và bạn gái đi Praha để thăm bạn thân, đó là anh Đào Quốc Oai, chúng tôi đã ở lại Praha 2 ngày từ 13 đến 15.7.2017. Tôi chỉ đến nhà anh Oai chơi mà không ngủ lại, chúng tôi nghỉ ở khách sạn.
Tôi chơi với anh Oai từ năm 2009, anh ấy cùng quê Hải Phòng, nhà gần sát nhau ở Việt Nam.
Anh Oai sống ở châu Âu là chính, thỉnh thoảng về Việt Nam, tôi được biết anh ấy sang đây từ năm 1988.
Anh Oai nói với tôi, công việc anh ấy làm là cung cấp các dịch vụ tại châu Âu, đó là việc chuyển tiền, chuyển hàng, buôn bán hàng hóa hai chiều CH Séc – Việt Nam.
Khi các phái đoàn của Việt Nam sang, đặc biệt là của Bộ Công an Việt Nam thì anh ấy nhận nhiệm vụ trợ giúp hậu cần.
Hàng năm từ Việt Nam có rất nhiều đoàn của Bộ Công an đi công tác khắc nơi trên thế giới, tôi không biết thành phần đoàn có mật vụ, tình báo hay không.
Anh Oai nói với tôi, anh ấy rất thân Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Khi tôi đến nhà anh Oai, anh ấy đã hỏi về thông tin của Trịnh Xuân Thanh, có gặp Thanh không? và nói các chuyện về Thanh.
Tôi nói là Thanh không sống ở Đức mà là ở Anh và thông báo cũng chưa gặp Thanh tại châu Âu.
Sau khi từ Praha về lại Berlin, tôi có gặp Thanh và tường thuật lại những điều anh Oai hỏi, tôi thấy ôanh ấy luôn bất an, vì đang trong tâm thế của người trốn chạy..
Thoibao sẽ cập nhật liên tục lời khai mới nhất của ông Vũ Đình Duy.

Hiếu Bá Linh / Thoibao

Tin thế giới

Ông Kim Jong-un vừa gặp ông Tập Cận Bình ở Đại Liên, Trung Quốc

NÓNG: Ông Kim Jong-un vừa gặp ông Tập Cận Bình ở Đại Liên, Trung Quốc
Ảnh: QQ.

Tân Hoa Xã vừa chính thức xác nhận ông Kim Jong-un đã thực hiện chuyến thăm thành phố Đại Liên, Đông Bắc Trung Quốc ngày 7/5 vừa qua.

Tân Hoa Xã (THX) đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có cuộc gặp ngày 7-8/5 vừa qua tại Đại Liên, thành phố tọa lạc ở phía Đông Bắc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.

Ông Vương Hỗ Ninh, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng các thành viên Bộ Chính trị đã tham dự các hoạt động liên quan trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Kim Jong-un.

Lãnh đạo hai nước đã tham gia hội đàm và dự buổi yến tiệc chào mừng, sau đó họ đã cùng dạo bộ trước khi dự tiệc trưa. Trong không khí nồng ấm và thân thiện, hai ông Tập và ông Kim đã cùng trao đổi sâu sắc về quan hệ giữa hai nước Trung-Triều và các vấn đề chung của hai nước.

Ông Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc ủng hộ Triều Tiên tiến hành phi hạt nhân hoá, ủng hộ Mỹ-Triều đối thoại để giải quyết các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời mong muốn tiếp tục cùng các bên thúc đẩy toàn diện tiến trình giải quyết đối thoại hoà bình và phát huy tác dụng tích cực trong vấn đề an ninh chính trị lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

NÓNG: Ông Kim Jong-un vừa gặp ông Tập Cận Bình ở Đại Liên, Trung Quốc - Ảnh 1.

Ông Kim Jong-un đã cảm ơn vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa và duy trì an ninh trên bán đảo Triều Tiên từ trước đến nay.

Lãnh đạo Triều Tiên cũng tái khẳng định việc thực hiện phi hạt nhân hóa là lập trường rõ ràng và kiên định của Triều Tiên. Ông Kim cho biết, chỉ cần các bên xóa bỏ các chính sách kỳ thị và đe dọa an ninh, Triều Tiên cam kết sẽ không sở hữu vũ khí hạt nhân, và mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên hoàn toàn có thể thực hiện được.

Hy vọng thông qua cuộc đối thoại Mỹ-Triều (sắp tới), các bên sẽ có trách nhiệm thực hiện các bước đồng bộ và toàn diện để thúc đẩy tiến trình giải quyết các vấn đề chính trị, hướng đến mục tiêu cuối cùng là phi hạt nhân hóa và duy trì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, ông Kim phát biểu với ông Tập và các quan chức Trung Quốc.

Ngoài ra, tại cuộc đối thoại, ông Kim cũng đã chia sẻ về vấn đề đối nội và tình hình xây dựng Đảng, nhà nước cùng ông Tập.

===========================

Putin quyết đưa Nga trở thành một trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Putin hôm qua công bố lộ trình phát triển chiến lược của Nga đến năm 2024, bao gồm phát triển kinh tế và công nghệ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong lễ nhậm chức. Ảnh: RT.

Chính phủ Nga sẽ đảm bảo đạt được thành tựu biến liên bang Nga trở thành một trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong giai đoạn đến năm 2024, với tỷ lệ phát triển kinh tế cao hơn trên thế giới và lạm phát không vượt quá 4%, theo sắc lệnh được Vladimir Putin ký sau khi nhậm chức. 

Tính theo tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa (GDP nominal) , Nga hiện nằm ngoài danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới và phải có chỉ số phát triển kinh tế hai chữ số để theo kịp trong vòng 6 năm tới. Tuy nhiên, nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội trên cơ sở cân bằng sức mua GDP (PPP), Nga hiện ở vị trí thứ 6, theo RT . 5 nền kinh tế lớn nhất tính theo GDP (PPP) là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật, Đức.
Phát triển công nghệ là một trong những mục tiêu phát triển của Nga. Cụ thể, hoạt động bao gồm thúc đẩy đổi mới công nghệ, tăng cường giới thiệu công nghệ thông tin trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, sử dụng công nghệ hiện đại để phát triển lĩnh vực xuất khẩu, chủ yếu trong cơ sở chế tạo và công – nông nghiệp.

Sắc lệnh cũng nhấn mạnh trách nhiệm của chính phủ Nga trong việc nâng cao chất lượng sống của người dân, bằng cách tăng thu nhập và lương hưu, cắt giảm một nửa tình trạng nghèo đói, tiến hành các dự án ưu tiên trong lĩnh vực y tế, giáo dục, nhà ở, hỗ trợ việc làm.

Ngoài ra, các kế hoạch phát triển trong nhiều lĩnh vực như kinh tế điện tử, văn hoá, sinh thái, hạ tầng cơ sở, vận tải, tài chính, hợp tác quốc tế, xuất khẩu, kinh doanh cũng được nêu trong sắc lệnh.

Sắc lệnh 17 điều có hiệu lực vào ngày được công bố chính thức.

Ông Putin hôm qua nhậm chức, bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ 4 với cam kết thúc đẩy tính cạnh tranh trong phát triển kinh tế và công nghệ của Nga. Sau khi nhậm chức, ông đề cử Dmitry Medvedev làm thủ tướng. Duma quốc gia (Hạ viện) Nga dự kiến xem xét tư cách của ông Medvedev cho vị trí thủ tướng trong phiên họp toàn thể ngày 8/5.