Có một phẩm chất mà ai cũng cần phải học, được gọi là… ‘đợi người khác nói xong’

“Đợi tôi nói xong đã nào!”. Đây là một lời nhắc nhở, cũng là sự châm chọc về việc tôi và bạn quá nóng vội và muốn sớm gặt hái được thành quả. Khi Thượng đế tạo ra con người, vì sao chỉ có một cái miệng mà có tới tận hai cái tai? Là để chúng ta nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn. Chúng ta cũng chẳng vội đến mức nước lên đến cổ hay đang xảy ra hỏa hoạn, mà sao ngay cả đợi người khác nói hết những gì họ muốn cũng chẳng được?

Câu chuyện người mẹ trẻ và quả táo

Người mẹ trẻ muốn kiểm tra thành quả về cách giáo dục con cái của mình. Cô vui vẻ đưa cho cậu con trai nhỏ hai quả táo. Tiếp đó, cô chờ đợi cậu con trai nhỏ sẽ tặng lại cho mẹ một quả. Nhưng cậu bé nhận lấy hai quả táo từ tay mẹ xong cũng chẳng thèm nhìn mẹ lấy một cái, mà cắn ngay mỗi quả một miếng.

Người mẹ trẻ vô cùng thương tâm, suýt nổi giận và định dạy cho cậu con một bài học về sự tham lam, ích kỷ. Ai ngờ được rằng đúng vào lúc này cậu con trai bé nhỏ cất tiếng ngọng líu ngọng lô: “Mẹ ơi, mẹ ăn quả này này. Con ăn thử rồi, không chua đâu!”.

Nước mắt của mẹ đột nhiên rớt xuống. Đôi khi chúng ta tức giận là vì không đủ kiên nhẫn và không có thời gian chờ đợi câu trả lời. Bởi phía sau sự lắng nghe là một tấm lòng ấm áp.

Không biết lắng nghe đã khiến một hãng hàng không thiệt hại nặng nề

Năm 2008, nhạc sĩ Dave Carroll đi lưu diễn, chiếc đàn guitar của anh được vận chuyển theo đường hàng không của hãng United Airlines và bị gãy. Carroll bèn kiện công ty hàng không, nhưng không một ai lắng nghe anh ấy nói. Công ty hàng không cho rằng Carroll thích chuyện bé xé ra to. Nhưng đối với những người có tâm hồn mong manh như các nghệ sỹ thì chiếc đàn guitar cũng là một sinh mệnh thân thiết của anh. Cách xử lý của công ty hàng không khiến Carroll rất đau lòng.

Thất vọng với cách hành xử của hãng hàng không lớn thứ hai thế giới, tháng 6/2009, sau 9 tháng xảy ra vụ việc, nhạc sĩ Dave Carroll đã cho ra đời bài hát “United breaks guitars” (United làm vỡ đàn guitar). Bài hát này với giai điệu vui tươi được Dave và nhóm nhạc của anh dàn dựng, tung lên youtube với đoạn điệp khúc nghe có phần “cay đắng”: United, anh làm vỡ cây đàn guitar Taylor của tôi rồi!

Clip cũng được thể hiện hết sức hóm hỉnh, với hình ảnh những nhân viên của hãng United Airlines đủ mọi sắc thái cảm xúc. Chắc hẳn, ai xem clip cũng không khỏi mỉm cười thú vị. Bài hát không những vui tươi, lại còn…dễ thuộc!

Không ngờ rằng, chỉ trong hai tuần ngắn ngủi, số lượt truy cập bài hát này đã lên tới 5 triệu lượt. Điều mà không ai nghĩ tới rằng, ảnh hưởng phụ diện của video này đã khiến cổ phiếu của United Airlines giảm xuống 10% chỉ vẻn vẹn trong 10 ngày. Họ đã phải chịu tổn thất vô cùng lớn, tới 180 triệu đô la Mỹ, đủ để mua 51.000 chiếc guitar đền cho Carroll.

“Kỳ thực tôi chỉ cần có một người trong United Airlines đứng ra lắng nghe sự bất mãn của tôi, thừa nhận họ đã làm sai và nói với tôi một lời “Xin lỗi”, chỉ cần vậy thôi. Nhưng họ đã không làm như vậy”.

Cuối cùng Carroll đã nói ra nguyên nhân mà anh kiên quyết kiện hãng Hàng không Liên bang Mỹ cho bằng được: “Hãy đợi tôi nói xong đã”. Carroll chẳng qua chỉ cần được lắng nghe, được tôn trọng mà thôi.

Rất không may cho United Airlines, Dave Carroll là một nhạc sĩ/ca sĩ tài ba. Có hề gì, anh sáng tác nhạc! (Ảnh dẫn theo CafeF)

Bộ trưởng Thông tin Trương Minh Tuấn sẽ khó ‘chạy án’?

Vào buổi chiều 23/4/2018, trong dư luận đã lan truyền thông tin về việc Ủy ban Kiểm tra trung ương đã ‘mời làm việc’ đối với hai nhân vật là Nguyễn Bắc Son – cựu bộ trưởng TT-TT, và bộ trưởng TT-TT hiện thời là Trương Minh Tuấn về vụ ‘Mobifone mua AVG’.

Nguyễn Bắc Son (phải) bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 – 15% trong số 7000 tỷ vụ ‘Mobifone mua AVG’. Còn Trương Minh Tuấn (trái) lại trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho Nguyễn Bắc Son.

Một động tác ‘trấn an tư tưởng’ để ‘các đồng chí yên tâm và tiếp tục công tác’ chăng?
Đó là một khả năng, và khả năng này có thể phù hợp với hiện tượng gần đây ông Trương Minh Tuấn có vẻ đã ‘được cho’ xuất hiện trở lại trên cương vị Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông khi ông chủ trì cuộc họp quản lý báo chí của bộ này cùng vài cuộc họp không quan trọng khác.
Vào tháng Ba năm 2018, ngay sau khi Thanh tra chính phủ công bố kết luận thanh tra vụ ‘Mobifone mua AVG’, Bộ trưởng Thông tin Trương Minh Tuấn đã vừa viết thư phản bác Thanh tra chính phủ, vừa ‘đạo diễn’ để AVG trả lại tiền cho Mobifone như một cách ‘khắc phục hậu quả’, với đợt hoàn tiền đầu tiên là 2500 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có kịch bản hoàn trả tiền là thành công, trong lúc bản phản bác dài đến ba chục trang của Trương Minh Tuấn đã bị báo chí nhà nước gỡ khỏi trang chỉ sau vài giờ đồng hồ đăng tải. Một trong những bi kịch lớn nhất của chế độ cộng sản đã hình thành như thế: kẻ thường xuyên bịt miệng đã bị đảng bịt miệng lại.
Song vào thời gian sau đó, rất nhiều dư luận đã tỏ ra nghi ngờ rằng ông Trương Minh Tuấn đã ‘chạy án’.
Trong khi việc bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ từ Thanh tra Chính phủ sang bộ Công an vẫn nhùng nhằng như thể bị cố ý ‘câu giờ’, dư luận báo chí xôn xao về Trương Minh Tuấn cũng lắng dần.
Mãi đến ngày 23/4/2018, hồ sơ này mới chính thức được bàn giao cho cho C46 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm của Bộ Công an)
Vào lúc này, kịch bản cho số phận của Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cũng có thể diễn biến xấu đi.
Bởi trùng thời điểm cuộc làm việc của Ủy ban Kiểm tra trung ương với Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, ủy ban này cũng đã làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin-Truyền thông. Cũng vào ngày 23/4, Bộ Công an chính thức tiếp nhận bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ từ Thanh tra Chính phủ.
Chuỗi động tác trên cho thấy tiến trình tố tụng hình sự vụ việc này sắp nóng trở lại.
Với rất nhiều dấu hiệu ‘cố ý làm trái’ và tham nhũng, vụ ‘Mobifone mua AVG’ rất nhiều khả năng sẽ được khởi tố kèm bắt bớ trên diện rộng.
Còn cuộc làm việc của Ủy ban Kiểm tra trung ương với Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn có thể là động tác ‘làm công tác tư tưởng’ trước khi chính thức công bố hình thức kỷ luật.
‘Mobifone mua AVG’ là một vụ kê khống giá mua lên tới gần 9000 tỷ đồng so với giá trị thực chỉ khoảng 1000 – 1500 tỷ đồng, được phối hợp ‘binh chủng hợp thành’ bởi hàng loạt quan chức của doanh nghiệp viễn thông Mobifone, AVG và các Bộ Thông tin-Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng chính phủ. Sau hơn một năm trời bị cố ý ‘ngâm tôm’ kết luận thanh tra, đến tháng Ba năm 2018 kết luận thanh tra vụ việc này đã được Thanh tra chính phủ công bố, sau khi đã ‘cưỡng bức’ thay ghế Tổng thanh tra chính phủ và đẩy Phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh về hưu. Kết luận thanh tra này đã được thông qua bởi Thường trực Ban bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương và Thủ tướng chính phủ và được xem là ‘chung quyết’.
Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 – 15% trong số 7000 tỷ. Còn Trương Minh Tuấn cũng được cho là không thể ‘vô tư’ khi ông này trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho Nguyễn Bắc Son.
Một dẫn chứng phát lộ gần đây nhất về ‘tỷ lệ ăn chia’ là Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công an – Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, được chính thức công bố đã ‘ăn’ 15% trong hợp đồng chia phần lợi nhuận của đường dây đánh bạc công nghệ cao.
Trong chiến dịch được xem là ‘chống tham nhũng’ của Nguyễn Phú Trọng, vụ ‘Mobifone mua AVG’ và cá nhân Trương Minh Tuấn được dư luận đặc biệt chú tâm. Nếu ông Trọng ‘cho qua’ vụ Trương Minh Tuấn, điều được ông Trọng tuyên xưng là ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’ sẽ vô giá trị, còn tất cả những tụng danh dành cho ông Trọng như ‘Sỹ phu Bắc Hà’, ‘Minh quân’, ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ và gần đây nhất là ‘Người đốt lò vĩ đại’ sẽ chỉ còn gió thoảng mây bay.
Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Trọng chỉ mang tính công bằng để bắt đầu thuyết phục được dư luận nhân dân khi ông ta phải chấp nhận ‘diệt’ cả người của ‘phe ta’.
Cơ hội để Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ‘hạ cánh an toàn’ là không cao, bởi gần đây Nguyễn Phú Trọng còn chỉ đạo khởi tố và tống giam cả một quan chức tình báo cao cấp là Phan Hữu Tuấn – cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ Công an.
Thiền Lâm
(Cali Today News)

Hội nghị TW 7: Tương lai Chủ tịch Nước Trần Đại Quang sẽ ra sao?

Nếu kể những tội trạng của ông Trần Đại Quang trong việc biến Bộ Công An Việt Nam thành một tổ chức tội phạm có hệ thống ở cấp nhà nước, thì việc ở lại hay ra đi đối với ông Trần Đại Quang hầu như không còn một chút ý nghĩa nào hết. Vì nếu như ông Quang không bị Tổng BT Nguyễn Phú Trọng bắt để xử tội cũng là nhờ do hồng phúc của tổ tiên mà thôi.

Hình minh họa

Theo dõi việc đưa tin của truyền thông nhà nước ở Việt Nam về các hoạt động của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang trong thời gian gần đây đã cho thấy, lần cuối cùng mà các báo chí đưa tin về ông Trần Đại Quang là này 2/4/2018, ông Chủ tịch Nước đã tiếpthư ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mông Cổ là ông Amarjargal Gansukh, tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội.

Sự vắng mặt bất thường này bỗng nổi lên vào thời điểm Cố Vấn Nhà Nước Myanmar Aung San Suu Kyi sang thăm chính thức Việt Nam vì trong chuyến thăm lần này, bà Aung San Suu Kyi đã gặp đủ ba nhân vật trong “tứ trụ”.Đó lá các ông, bà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân và duy nhất có sự vắng mặt của Chủ tịch Trần Đại Quang.
Trước đó, vào tháng 8/2017, một thông cáo báo chí của Ban Bí thư đảng CSVN cho biết, đã bố trị ông Trần Quốc Vượng vốn là một nhân vật thân cận của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng đảm trách cức vụ Thường trực Ban Bí thư, thay choỦy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh với lý do do sức khỏe. Và cũng vào cùng thời điểm đó (tháng 7/2017), đông thời xuất hiện các thông tin về tình trạng sức khỏe của Chủ tịch Trần Đại Quang cũng bị rò rỉ. Theo đó, Chủ tịch Trần Đại Quang đã sang Nhật Bản để điều trị bệnh phổi tại Nhật Bản.
Ngày 26/4/2018, trong bài viết “Đánh giá khả năng thay đổi nhân sự tại Hội nghị TƯ 7” (bit.ly/2vQ0S3r) trên trang Nghiên cứu Quốc tế nhà nghiên cứu chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp đã có một nhận định khi cho rằng: “Do vấn đề sức khỏe, nhiều khả năng vị trí của ông Quang sẽ được thay thế tại hội nghị sắp tới.”. Và vẫn theo TS. Lê Hồng Hiệp: “Trong số những ứng viên được nhắm thay thế vị trí của ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ Chính Trị và là bí thư Thành Ủy Sài Gòn, được cho là người sáng giá. Nếu ông Nhân được thăng chức, ông Võ Văn Thưởng, cựu phó bí thư thường trực Thành Ủy Sài Gòn, nay là trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương sẽ quay lại thay thế ông Nhân.”
Sau đêm ngày 8/4/2018, khi Bộ Công An ra lệnh bắt cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát vì có liên quan đến vụ án đánh bạc triệu đô mà người chịu trách nhiệm chính là cựu Cục trưởng Cục phòng chống Công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa đã bị bắt trước đó. Ngay lập tức đã có tin đồn ông Trần Đại Quang lại cấp tốc đi chữa bệnh tại Nhật ngay trong đêm. Trước đó cũng có tin đồn vào trung tuần tháng Giêng năm 2018 ông Trần Đại Quang đã chủ động viết đơn xin được nghỉ về lý do sức khỏe, trong lúc nguồn tin lãnh đạo cao cấp từ Hà Nội khẳng định rằng ông Trần Đại Quang đã chịu áp lực quá lớn từ những lời khai của Thượng tá tình báo Bộ Công An Phan Văn Anh Vũ tức Vũ nhôm bị bắt trước đó.
Bỏ qua việc trừng phạt cựu Ủy viên Bộ Chính trj Đinh La Thăn trước đây của Tổng Bí thư Trọng với mục đích trả thù, song nếu như quan sát những động thái liên quan đến sự triệt phá nhằm vào hệ thống Nhóm lợi ích làm kinh tài tại Bộ Công an và Bộ Quốc phòng; hay các sai phạm trầm trọng trong việc bảo kể cho các tổ chức hay cá nhân vi phạm pháp luật để thu lợi bất chính với số lượng lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mà các nhân vật cộm cán như Phan Văn Anh Vũ – Vũ nhôm hay Đinh Ngọc Hệ – Út trọc hoặc Nguyễn Văn Dương con rể của cựu BT Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị v.v… thì thấy đích đến của các tin tức này không ai khác là Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Nhóm chính trị Ninh Bình của ông này. Ông Quang và nhóm chính trị của ông ta vốn dĩ là một nhóm chính trị có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với chính trường Việt Nam, và là đối thủ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau sự rút lui của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đó cũng chính là lời giải thích lý do vì sao hầu hết các đối tượng bị bắt giữ trong thời gian gần đây là người gốc Nam Định hoặc Ninh Bình vốn là quê hương của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang hoặc có liên quan đến ông này.
Những ngày này, mạng xã hội cũng lan truyền một tấm ảnh cho thấy Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và vợ là bà Nguyễn Thị Hiền, đến khẩn cầu tại chùa Mahabodhi tại khu di tích Bodh Gaya ở bang Bihar, Ấn Độ hồi Tháng Ba, 2018 trong một tâm trạng khá thê thảm. (Ảnh dưới)
Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và vợ là bà Nguyễn Thị Hiền, đến khẩn cầu tại chùa Mahabodhi tại khu di tích Bodh Gaya ở bang Bihar, Ấn Độ
Nếu quan sát thần thái của ông Trần Đại Quang trong bức ảnh này sẽ thấy, ông Trần Đại Quang không hề có dấu hiệu có vấn đề về sức khỏe như người ta đồn đoán. Điều đó sẽ có sự liên quan thế nào khi trước đó, Ban bí thư TW đột nhiên đã ra quy định kiểm tra sức khoẻ định kỳ đối với cán bộ chủ chốt? Mà theo đó với các Ủỷ viên Bộ Chính trị, việc kiểm tra định kỳ được thực hiện hàng tuần. Nếu cán bộ, kể cả uỷ viên Bộ chính trị không đảm bảo sức khoẻ, có thể được đề nghị nghỉ bất cứ lúc nào. Nếu tinh ý chúng ta đã thấy ông Trọng đã nhân nhượng và mở cho ông Trần Đại Quang một lối thoát trong danh dự.
Cũng xin được nhắc lại, tháng 7/2017 2017, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang cũng đã từng vắng mặt một cách bất ngờ sau một thời gian dài để sang Nhật chữa bệnh và sau khi trở lại, qua hình ảnh người ta thấy ông Trần Đại Quang suy sụp về sức khỏe một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên sáng 17/10/2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến thăm, làm việc với Bộ Quốc phòng tại Trung tâm Huấn luyện Miếu Môn, Hà Nội trong bộ quân phục Đại tướng Lục quân đầy thách thức. Và đến cuối năm 2017, tại Hội nghị Apec tại Đà Nẵng thì người ta đã thấy ông Quang đã khỏe trở lại, nhanh nhẹn lại bình thường. Theo báo chí nhà nước khi đó ông Trần Đại Quang còn nói với các nhà báo rằng, sức khỏe của mình đã phục hồi được 8/10 so với trước kia.
Từ bức hình Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và vợ là bà Nguyễn Thị Hiền, đến khẩn cầu tại chùa Mahabodhi tại khu di tích Bodh Gaya ở bang Bihar, Ấn Độ hồi Tháng Ba, 2018 trong một tâm trạng khá thê thảm có thể cho thấy, ông Trần Đại Quang và vợ là bà Nguyễn Thị Hiền, đang khẩn cầu 2 chữ bình yên.
Nếu kể những tội trạng của ông Trần Đại Quang trong việc biến Bộ Công An Việt Nam thành một tổ chức tội phạm có hệ thống ở cấp nhà nước, thì việc ở lại hay ra đi đối với ông Trần Đại Quang hầu như không còn một chút ý nghĩa nào hết. Vì nếu như ông Quang không bị Tổng BT Nguyễn Phú Trọng bắt để xử tội cũng là nhờ do hồng phúc của tổ tiên mà thôi.
© Kami / (Blog RFA)

Lộ diện gia đình đại gia sắp có 20,4 nghìn tỷ đồng, giàu nhất giới ngân hàng Việt Hà Thu

Lộ diện gia đình đại gia sắp có 20,4 nghìn tỷ đồng, giàu nhất giới ngân hàng Việt
Ông Hồ Hùng Anh. Ảnh: Trí thức trẻ

Tài sản của gia đình ông Hồ Hùng Anh sở hữu có thể lên tới 20,4 nghìn tỷ đồng. Nếu con số này thành hiện thực thì đây sẽ là gia đình giàu nhất giới ngân hàng Việt.

Trí thức trẻ thông tin, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – TCB) vừa công bố loạt thông báo dự kiến giao dịch liên quan đến người nội bộ ngân hàng.

Trong đó, đáng chú ý, người nhà ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank đăng ký nhận chuyển nhượng hàng chục triệu cổ phần TCB.

Cụ thể, từ ngày 27/4-10/5/2018, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, mẹ của ông Hùng Anh đăng ký nhận chuyển nhượng gần 57,96 triệu cổ phiếu, qua đó dự kiến nâng sở hữu lên hơn 58 triệu cổ phần TCB, chiếm gần 4,98% vốn điều lệ ngân hàng.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, vợ ông Hồ Hùng Anh đăng ký nhận chuyển nhượng hơn 58 triệu cổ phiếu TCB (4,98% vốn điều lệ). Ngoài ra, ông Hồ Anh Minh, con trai của ông Hùng Anh cũng nhận chuyển nhượng gần 30,2 triệu cổ phiếu TCB (tương đương 2,59% vốn điều lệ).

Riêng ông Hồ Hùng Anh hiện đang sở hữu 13,1 triệu cổ phiếu Techcombank. Như vậy, sau khi ba giao dịch của người nhà ông Hùng Anh thành công, thì gia đình ông sẽ nắm khoảng 159,3 triệu cổ phiếu TCB, ước tính chiếm khoảng 13,67% vốn điều lệ ngân hàng

Theo Vietnamnet, Techcombank hiện đã nộp hồ sơ lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và dự kiến niêm yết gần 1,17 tỷ cổ phiếu TCB trên sàn này từ ngày 4/6 tới.

Dẫn thông tin từ Reuters, Vietnamnet cho hay, Techcombank dự kiến chào bán cổ phiếu với giá 120.000-128.000 đồng/cp, huy động khoảng 900 triệu USD. Vốn hóa khi đó sẽ khoảng 6 tỷ USD. Đây cũng là mức giá cổ phiếu TCB đang giao dịch trên thị trường OTC.

Như vậy, với mức giá dự kiến trên, gia đình nhà ông Hồ Hùng Anh có thể sẽ sở hữu số cổ phần trị giá lên tới gần 20,4 ngàn tỷ đồng (suýt soát 1 tỷ USD).

Nếu không có gì thay đổi, khối tài sản của gia đình ông Hồ Hùng Anh gấp đôi nhà ông Ngô Chí Dũng, chủ tịch HĐQT VPBank và giàu nhất trong khối ngân hàng.

Trithuctre

Những lời thắm thiết dành cho nhau của Tổng thống Hàn Quốc và “đồng chí Kim”

Những lời thắm thiết dành cho nhau của Tổng thống Hàn Quốc và "đồng chí Kim"

Tại thượng đỉnh liên Triều, lãnh đạo hai nước đã có những cử chỉ, phát ngôn nồng ấm. Trong bài phát biểu được dịch sang tiếng Anh đăng trên CNN, ông Moon còn gọi ông Kim là “đồng chí”.

Những lời thắm thiết dành cho nhau của Tổng thống Hàn Quốc và đồng chí Kim - Ảnh 1.
Những lời thắm thiết dành cho nhau của Tổng thống Hàn Quốc và đồng chí Kim - Ảnh 2.
Những lời thắm thiết dành cho nhau của Tổng thống Hàn Quốc và đồng chí Kim - Ảnh 3.
Những lời thắm thiết dành cho nhau của Tổng thống Hàn Quốc và đồng chí Kim - Ảnh 4.
Những lời thắm thiết dành cho nhau của Tổng thống Hàn Quốc và đồng chí Kim - Ảnh 5.
Những lời thắm thiết dành cho nhau của Tổng thống Hàn Quốc và đồng chí Kim - Ảnh 6.

Kỷ nguyên hòa bình cho bán đảo Triều Tiên?

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un đã cam kết hợp tác để giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sau hội nghị lịch sử.

Cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra tại Nhà Hòa Bình ở Làng Đình chiến Bàn Môn Điếm vào ngày 27/4. Ông Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Bắc Hàn đặt chân lên đất Hàn Quốc kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Hai người cũng nói sẽ làm việc để biến hiệp định đình chiến 1953 thành hiệp định hòa bình trong năm nay.

Tuyên bố chung nói:

“Sẽ không còn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, và một kỷ nguyên mới hòa bình bắt đầu.”

Hai lãnh đạo đồng ý hợp tác để tiến hành “phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”.

Hai bên cũng thông báo Tổng thống Hàn Quốc sẽ thăm Bình Nhưỡng vào mùa thu.

Hoa Kỳ tuyên bố nước này hy vọng hội nghị liên Triều “sẽ đạt tiến bộ hướng tới tương lai hòa bình và phồn vinh”.

Hội nghị lớn tiếp theo dự kiến sẽ là giữa Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà Trắng đã công bố hai bức ảnh ông Mike Pompeo, khi đó là Giám đốc tình báo CIA và được đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ, gặp Kim Jong-un đầu tháng 4 để thảo luận về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Vệ sỹ chạy bộ theo xe chở Kim Jong-un

Chữ dùng “giải trừ hạt nhân” trong tuyên bố chung dường như không hẳn là lời hứa của Bắc Hàn dừng hoạt động hạt nhân.

Tuyên bố nhấn mạnh mục tiêu phi hạt nhân hóa trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên.

“Nam và Bắc Hàn xác nhận mục tiêu chung nhằm đạt được, thông qua giải trừ hạt nhân toàn bộ, một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân.”

Hai nước “chia sẻ quan điểm rằng các biện pháp mà Bắc Hàn đang làm rất có ý nghĩa và quan trọng cho việc giải trừ hạt nhân bán đảo Triều Tiên và hai bên đồng ý thực thi vai trò của mình trong vấn đề này”.

Hai nước “đồng ý chủ động tìm kiếm ủng hộ và hợp tác của cộng đồng quốc tế” để đạt mục tiêu.

Kim Jong-un trở thành lãnh đạo Bắc Hàn đầu tiên từ 1953 bước qua lằn ranh để vào Hàn Quốc
 hình ảnhGETTY IMAGES
Kim Jong-un trở thành lãnh đạo Bắc Hàn đầu tiên từ 1953 bước qua lằn ranh để vào Hàn Quốc

Cuộc họp diễn ra thế nào?

Vào buổi sáng, Tổng thống Moon Jae-in đón Chủ tịch Kim Jong-un tại ranh giới quân sự liên Triều trước cửa phòng họp của Ủy ban đình chiến quân sự làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía miền Nam.

Sau khi ông Kim bước qua ranh giới này, ông Kim lại mời tổng thống Hàn Quốc bước qua lằn ranh để vào Bắc Hàn.

Sau cử chỉ biểu tượng đó, hai người quay lại phía Hàn Quốc, nắm tay, và bắt đầu cuộc họp.

Hai lãnh đạo đã duyệt đội danh dự gồm ba binh chủng lục quân, hải quân và không quân của Hàn Quốc.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun từng duyệt đội danh dự của Quân đội nhân dân Bắc Hàn khi thăm Bình Nhưỡng để dự Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000 và năm 2007.

Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo tối cao của miền Bắc duyệt đội danh dự của miền Nam.

Cuộc họp buổi sáng xong, hai lãnh đạo tách ra dùng bữa trưa riêng biệt. Ông Kim quay lại phía miền Bắc để dùng bữa trưa.

Khi ông Kim quay lại buổi chiều, hai lãnh đạo đã tham gia lễ trồng cây thông biểu tượng cho hòa bình và đi dạo trước khi tiếp tục họp.

Tổng thống Moon và Chủ tịch Kim sẽ dự tiệc chiêu đãi tối ở Ngôi nhà Hòa bình cùng các thành viên tháp tùng.

Tháp tùng Kim Jong-un có bà Kim Yo-jong, em gái ông Kim.

Ngoài ra có Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân tối cao Kim Yong-nam, Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương đảng Lao động Kim Yong-chol.

Vợ chồng hai lãnh đạo chụp hình hôm 27/4 tại Bàn Môn Điếm
 hình ảnhREUTERS
Vợ chồng hai lãnh đạo chụp hình hôm 27/4 tại Bàn Môn Điếm
Tổng thống Hàn Quốc bắt tay em gái Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong
hình ảnhGETTY IMAGES
Tổng thống Hàn Quốc bắt tay em gái Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong

Tuyên bố chung ngày 27/4 vì hòa bình, thịnh vượng và thống nhất

  • Nhấn mạnh vận mệnh của dân tộc sẽ được chính hai miền Nam-Bắc quyết định
  • Bắc – Nam sẽ ngừng mọi “hành vi thù nghịch”
  • Biến Khu phi quân sự thành “vùng hòa bình” với việc ngừng truyền thanh tuyên truyền từ 1/5
  • Hai bên sẽ nỗ lực xúc tiến cuộc gặp ba bên Hàn-Triều-Mỹ hoặc cuộc gặp bốn bên bao gồm cả sự góp mặt của Trung Quốc
  • Tổ chức đoàn tụ cho các gia đình
  • Kết nối và hiện đại hóa các tuyến đường bộ, đường sắt dọc biên giới
  • Tiếp tục cùng tham dự các sự kiện thể thao như Asian Games 2018
  • Hứa hẹn vùng biển phía Tây sẽ trở thành hải phận hòa bình, ngăn ngừa xung đột quân sự ngẫu nhiên, đảm bảo hoạt động đánh bắt cá an toàn cho ngư dân
Hình ảnh hôm 27/4 tại Bàn Môn Điếm
 hình ảnhEPA
Hình ảnh hôm 27/4 tại Bàn Môn Điếm
Hai lãnh đạo bày tỏ tình thân thiện
 hình ảnhAFP
Hai lãnh đạo bày tỏ tình thân thiện
BBC

Nhận diện 8 căn bệnh thời đại của người Việt

Những bệnh này đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề cần nhìn nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng lại ở mức nhẹ nhàng thì đó là lẽ tự nhiên thường tình nhưng cứ buông thả để cho nó phát triển thì sẽ bùng nổ” trở thành bệnh hoạn.

Con người là sinh vật tiến hoá nhất, có khả năng tư duy, diễn đạt biết sáng tạo và sử dụng công cụ lao động, biết cảm thụ cái hay cái đẹp và có mối quan hệ trong cộng đồng ngày càng phong phú và phức tạp. Con người ngay từ buổi sơ khai, sống rất hồn nhiên, trong lành, lương thiện đồng thời cũng đã bộc lộ những mặt xấu, thậm chí rất xấu trong mối quan hệ với đồng loại. Trong quá trình tiến lên cùng với sự hình thành và phát triển xã hội, những mặt tốt và xấu của con người cũng có những biến đổi: biến đổi tích cực và cả những biến đổi tiêu cực.

Những phẩm chất tính cách đó được nảy sinh, lớn dần, được điều chỉnh, xoá bỏ, bổ sung trong bản thể con người đồng thời nó cũng phản ảnh cái sinh hoạt đầy biến động của thế giới bên ngoài. Do đó tính cách con người trong mỗi thời đại đều có những đặc điểm tương ứng.

Trong thời đại ngày nay – thời đại trí tuệ, nhiều phẩm chất tốt của con người xuất hiện và phát triển, nhất là tinh thần đổi mới, ý thức lao động sáng tạo, đã làm thay đổi hẳn bộ mặt đất nước song mặt xấu, mặt tiêu cực cũng nảy sinh, phát triển và cản trở cái thực tiễn xã hội đang vận động của chúng ta. Mặt tốt, mặt anh hùng là chủ yếu, hệ thống truyền thông đại chúng đã nói nhiều, riêng về mặt xấu, những tật xấu thì chúng ta chưa có dịp bàn kỹ, nhất là ở dạng khái quát, tổng kết.

Ở đây, tôi xin phác thảo chân dung những căn bệnh thời đại, mặt trái của giai đoạn lịch sử hiện nay với mong muốn được đông đảo bạn đọc cùng tham gia hoàn thiện với ước mơ được mọi người nỗ lực giúp nhau hạn chế và tiến tới xoá bỏ những gì mà chúng ta đã nhìn thấy.

1. Bệnh cơ hội chủ nghĩa

Đây là căn bệnh của những người không có chính kiến rõ ràng, hay ngả nghiêng, gió chiều nào theo chiều đó, ai mạnh thì theo, thường xuyên tranh thủ lãnh đạo, hành động nhằm mưu cầu lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ, bất chấp đúng hay sai. Họ luôn có ý thức tận dụng mọi cơ hội để tạo uy tín cá nhân gây cảm tình với những người, những cấp có thẩm quyền để dễ dàng được thoả mãn tham vọng cá nhân về chức vụ, lương bổng, phân công công tác phân phối các quyền lợi vật chất – tinh thần. Họ hay gần gũi những người có thần thế, xum xoe, giúp đỡ, kể cả giúp đỡ những việc tầm thường hằng ngày.

Những người mắc bệnh này thường bụng nghĩ một đằng, miệng nói một nẻo; ngồi trong hội nghị nói khác, ra ngoài hành lang nói khác; khi đương chức thì ép mình vào khuôn phép một cách máy móc, thậm chí giả tạo nhưng đến khi về hứa thì buông thả, nói bạt mạng, hành động bạt mạng.

Bệnh cơ hội càng trở nên trầm trọng khi xã hội đang có những bước phát triển nhanh, có nhiều biến động về tổ chức, nhân sự, về cơ chế và hệ thống việc làm. Bệnh này thường xâm nhập vào cán bộ công, nhân viên các cấp có nhiều tham vọng.

2. Bệnh bảo thủ

Bệnh này đang giảm dần nhưng những gì còn lại ở một số người nào đó lại là lực cản lớn lao cho sự phát triển cho công cuộc đổi mới. Đặc biệt những người bảo thủ mà đang nắm giữ những trọng trách ở các cấp, các ngành, các đoàn thể thì sức cản trở của họ tăng lên cấp số nhân. Những người bảo thủ là những người luôn có ý thức duy trì cái cũ không chịu điều chỉnh, thay đổi, bổ sung. Họ thường dị ứng trước những cái mới; ngay cả những cái đã được thử nghiệm thành công, họ cũng rất dè dặt tiếp nhận, ứng dụng. Có những cái sai đã rành rành ra đấy, quần chúng góp ý nhiều nhưng họ vẫn không chịu sửa hoặc đến khi phải sửa thì chỉ sửa nửa vời và sửa ngấm ngầm.

Họ sợ mở rộng dân chủ, tổ chức diễn đàn; ít nghe ngóng, học tập cái hay cái đẹp kể cả những sáng kiến kinh nghiệm đã được đúc kết khẳng định. Việc thẩm định đánh giá con người sự việc (như bầu người lãnh đạo, đề cử người vào những chức danh quản lý, bầu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, nhận xét cán bộ, nghiệm thu đề tài v.v…) họ đều theo những chuẩn mực cũ. Không ít người có tư tường phục hồi nguyên vẹn những cái đã mất đi trong quá khứ, kể cả những tập tục hủ lậu trái với lương tâm đạo lý và nền văn minh thời đại.

3. Bệnh thực dụng chủ nghĩa

Những người mắc bệnh này thường sống không có lý tưởng, chỉ quan tâm đến những gì mang lại lợi ích thiết thực trước mắt mà ít quan tâm đến toàn diện, lâu dài, nhất là những hoạt động tinh thần, những lợi ích về tư tưởng chính trị. Một số không ít coi tiền là trên hết, là tất cả; lương tâm và đạo lý bao giờ họ cũng đặt xuống dưới. Nhiều vụ xung đột kiện cáo, xâu xé nhau trong gia đình, dòng họ… đều có căn nguyên từ căn bệnh này. Những người này nhìn vấn đề gì cũng méo mó, tầm thường.

Họ ít quan tâm đến quá khứ, đến những giá trị lịch sử; họ cũng chẳng nghĩ mấy đến tương lai. Tầm nghĩ suy của họ ngắn, đơn giản; ít có ước mơ hoài bão, xin đừng nhầm lẫn với những người có đầu óc thực tế, chống tư tưởng hão huyền, càng không nên lẫn lộn với những nhà tư tưởng thực dụng trong trào lưu triết học hiện đại (với không ít yếu tố tích cực) ở phương Tây mà tiêu biểu là Piếc xơ, Jêm, Silơ…

4. Bệnh hám danh, hám địa vị

Kể ra thì ai cũng muốn mình có tiếng tăm tốt, có địa vị trí xứng đáng trong xã hội; thấy những người đã thành danh, có địa vị cao thì ai cũng thèm. Điều đó là lẽ thường tình. Nhưng đến mức mong muốn cuồng nhiệt, dùng thủ đoạn để biến mong muốn thành hiện thực là đã bệnh hoạn rồi.

Trong giai đoạn lịch sử mà nền kinh tế văn hoá xã hội phát triển mạnh, nhiều chức danh hấp dẫn xuất hiện cùng với bao nhiêu quyền lợi và thuận lợi đi kèm, gây sự chú ý đối với mọi người, đặc biệt trong hoàn cảnh dân trí được nâng cao nhất là đối với những người có trình độ, có tài năng. Ngay đối với những người bình thường, hiểu biết còn hạn chế nhưng khi được đề bạt vào chức vụ cao cũng không từ chối và băn khoăn gì,

5. Bệnh nói dối

Đây là bệnh khá phổ biến. Cấp xã báo cáo lên cấp huyện, huyện báo cáo lên tỉnh, tỉnh báo cáo lên Trung ương chẳng mấy khi trung thực. Bao giờ thành tích cũng nhiều lên, thiếu sót ít đi. Khi cần xin kinh phí thì khó khăn bày ra chồng chất; cái gì cũng thiếu, cũng hụt. Khi cấp trên về thì cái tốt phô ra, cái xấu che lại. Nhân viên đi công tác về bao giờ cũng báo cáo theo hướng mình đã làm nhiều, làm có hiệu quả. Về phía lãnh đạo cũng có người thấy được sự thiếu trung thực của cấp dưới nhưng cũng lờ đi, cũng động viên khích lệ để cùng vui vẻ. Dần dần, việc nói dối trở thành quen, không ai thấy xấu hổ, ngượng nghịu nữa.

6. Bệnh đố kỵ, cố chấp

Đây là bệnh của những người hay khó chịu, ghen ghét với những ai có thể hơn mình. Để bụng lâu, có thiên kiến, định kiến lâu đối với những người có sai sót với mình; thiếu hẳn lòng vị tha, sự bao dung độ lượng.

Những người này thường có những biểu hiện nhỏ nhen, sống không được thoáng đãng, hay để ý hay thắc mắc những điều nhỏ nhặt, xử lý trong mọi tình huống, thiếu cao thượng, đẹp đẽ.

7. Bệnh mũ ni che tai, ném đá giấu tay

Những người mắc bệnh này thường có thái độ lảng tránh mọi vấn đề nổi cộm trong cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như ngoài xã hội. Họ “chui vào vỏ ốc”, sống vuông vắn, tròn trĩnh. Gặp những cuộc họp có vấn đề cần tranh luận gay gắt, cần đấu tranh phê bình mạnh mẽ thì cáo ốm, xin vắng; nếu bất đắc dĩ phải đi thì chọn một chỗ cuối, kín đáo. ngồi thu lu, im ắng từ đầu đến cuối. Ai trực tiếp hỏi ý kiến thì lắc đầu trả lời là không hay biết chuyện gì hoặc không có suy nghĩ gì.

Khi ở cái thế phải nói thì tiên phát biểu như phản ánh dư luận, nghe người này, người khác. rồi nói lại. Khi trong lòng bức bối muốn phê phán ai thì mượn miệng người này người khác nói giúp.

8. Bệnh ham làm giàu bất chấp công tâm, đạo lý, pháp luật

Thời đại trí tuệ và nền kinh tế thị trường đang mở ra nhiều con đường có thể làm giàu. Mong muốn làm giàu là một khát vọng chính đáng là một động lực mạnh mẽ của sự phát triển. Đảng và Nhà nước ta khuyến khích mọi người làm giàu bằng con đường đúng đắn. Song cái căn bệnh ham làm giàu mà ta nói ở đây là làm giàu bằng mọi giá, bất chấp cả lương tâm, đạo lý và pháp luật. Có kẻ đã làm giàu trên mồ hôi nước mắt và cả xương máu của người khác, từ bỏ cả anh em ruột thịt, thất hiếu với cha mẹ; làm giàu bằng con đường lừa gạt, buôn gian bán lậu. Đặc biệt một số người đã bị sa lưới pháp luật hoặc bị lên án nặng nề nhưng họ vẫn không sám hối, không kiềm chế.

Ngày trước, giàu nhiều khi là cái họa, là xấu; nhưng bây giờ giàu thường được trọng vọng và giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống. Do đó, giàu đang là một hình ảnh có sức quyến rũ mạnh. Song trên thực tế, chỉ có một số ít người là có khả năng làm giàu bằng con đường chân chính. Đó là cơ sở cho bệnh ham làm giàu bằng con đường bất chính nẩy nở và phát triển.

Thực ra những bệnh kể trên đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề cần nhìn nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng lại ở mức nhẹ nhàng thì đó là lẽ tự nhiên thường tình nhưng cứ buông thả để cho nó phát triển thì sẽ bùng nổ” trở thành bệnh hoạn.

Chúng ta cần tích cực quyết tâm hạn chế nó, xoá bỏ nó nhưng phải kiên trì vì nó là bệnh đời, có gốc rễ từ nhiều đời, nay có môi trường mới, nhanh chóng lớn lên và vẫn đang gắn bó với từng cuộc đời, đang là cái sự đời của thế cuộc.

Theo TẦM NHÌN

Ung thư không chừa một ai: Hãy thay đổi 10 thói quen sau đây để tự cứu chính mình và người thân

Ung thư không chừa một ai: Hãy thay đổi 10 thói quen sau đây để tự cứu chính mình và người thân

Ung thư là căn bệnh mà ai trong chúng ta cũng có tâm lý sợ hãi bởi nó khó có thể điều trị, nhất là khi phát hiện muộn. Dưới đây là những kiến thức bạn cần bổ sung cho chính bản thân và gia đình.

10 sự thật về căn bệnh ung thư

1. Mỗi người chúng ta đều có tế bào ung thư trong cơ thể.

Từ người già tới trẻ nhỏ, ung thư không chừa một ai: Hãy thay đổi 10 thói quen sau đây để tự cứu chính mình!  - Ảnh 1.

Các tế bào ung thư không thể phát hiện trong các xét nghiệm thông thường cho đến khi chúng phát triển thành vài tỷ tế bào ung thư. Khi bác sĩ thông báo với bệnh nhân rằng không có tế bào ung thư nào trong người nữa sau khi chữa trị thì điều này có nghĩa là số lượng tế bào ung thư còn sống sót chỉ duy trì ở mức độ nhỏ nên các phương pháp không có khả năng tìm ra.

2. Trong đời người, tế bào ung thư thường xuất hiện 6 đến 10 lần.

3. Khi hệ thống miễn dịch của một người khỏe mạnh, thì tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt hoặc bị cản trở phát triển nhân rộng và tạo thành khối u.

4. Khi một người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, có nghĩa là người đó thiếu chất dinh dưỡng. Điều này có thể là do di truyền, cũng như các yếu tố môi trường, thực phẩm và lối sống.

5. Chữa trị bằng hóa chất là làm đầu độc những tế bào ung thư đang phát triển mạnh nhưng nó cũng tiêu diệt các tế bào khỏe của cơ thể. Một trong những nhược điểm của phương pháp này là ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

6. Chữa trị bằng phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư có thể gây ra bỏng và để lại vết sẹo, cũng như làm hư hại đến tế bào, mô và cơ quan khỏe mạnh khác trong cơ thể.

7. Lần đầu tiên điều trị bằng phương pháp dùng hóa chất hay phóng xạ có thể làm giảm kích thước khối u. Nhưng tiếp tục chữa trị lâu dài thì nó không có kết quả tiêu diệt hoàn toàn khối u.

8. Khi cơ thể con người chứa quá nhiều chất độc do chữa trị bằng phương pháp sử dụng hóa chất và phóng xạ thì hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương nghiêm trọng thậm chí là bị tiêu diệt. Từ đó, bệnh nhân sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng phức tạp khác.

9. Hóa trị và xạ trị có thể gây cho tế bào ung thư biến dạng, trở nên kháng thuốc và khó để tiêu diệt. Phẫu thuật cũng có thể gây ra các tế bào ung thư lây lan sang các khu vực khác.

10. Cách hiệu quả để chống lại ung thư là bỏ đói các tế bào ung thư, có nghĩa là không nuôi nó bằng thức ăn mà nó cần để sản sinh nhiều hơn nữa.

Thay đổi lối sống có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh ung thư

Từ người già tới trẻ nhỏ, ung thư không chừa một ai: Hãy thay đổi 10 thói quen sau đây để tự cứu chính mình!  - Ảnh 2.

1. Thay thế đường bằng các chất ngọt khác

Thức ăn có đường nuôi các tế bào ung thư phát triển nhanh. Vì vậy hãy thay thế đường bằng các chất ngọt đến từ thực vật hay tổng hợp thiên nhiên như mật ong Manuka hoặc một lượng rất ít nước mật đường.

2. Thay sữa thường xuyên bằng sữa đậu nành không đường

Từ người già tới trẻ nhỏ, ung thư không chừa một ai: Hãy thay đổi 10 thói quen sau đây để tự cứu chính mình!  - Ảnh 3.

Sữa vào trong cơ thể sẽ tạo ra các chất nhờn mà tế bào ung thư được nuôi bằng chất nhờn đó. Vì vậy hãy thay sữa bằng sữa đậu nành không đường để làm tế bào ung thư bị đói.

3. Thay thế khẩu phần ăn thịt đỏ bằng thịt trắng và cá

Từ người già tới trẻ nhỏ, ung thư không chừa một ai: Hãy thay đổi 10 thói quen sau đây để tự cứu chính mình!  - Ảnh 4.

Tế bào ung thư phát triển trong môi trường axít. Trong khi đó, thịt đỏ cơ bản có tính chất axít. Vậy nên cách tốt nhất là thay thế thịt lợn và thịt bò bằng thịt trắng như thịt gà và cá.

4. Hãy đảm bảo rằng 80% khẩu phần ăn của bạn bao gồm đầy đủ rau tươi, nước ép, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và trái cây.

Từ người già tới trẻ nhỏ, ung thư không chừa một ai: Hãy thay đổi 10 thói quen sau đây để tự cứu chính mình!  - Ảnh 5.

Điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường kiềm trong cơ thể.

5. 20% còn lại ở chế độ ăn uống của bạn đến từ thức ăn nấu chín

6. Tránh uống các thức uống có chứa hàm lượng caffeine cao

Từ người già tới trẻ nhỏ, ung thư không chừa một ai: Hãy thay đổi 10 thói quen sau đây để tự cứu chính mình!  - Ảnh 6.

Tránh uống cà phê, trà và sô cô la vì chúng có chứa caffeine, thay vào đó nên uống trà xanh vì nó có khả năng chống tế bào ung thư.

7. Tốt nhất là nên uống nước tinh khiết. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các kim loại nặng và chất độc chứa trong nước máy.

Từ người già tới trẻ nhỏ, ung thư không chừa một ai: Hãy thay đổi 10 thói quen sau đây để tự cứu chính mình!  - Ảnh 7.

Cách dễ dàng để tạo nước có kiềm là thêm một lát chanh tươi vào đó.

8. Thêm các chất bổ sung để tăng sức cho hệ thống miễn dịch

Các chất bổ sung như IP6, Flor-ssence và Essiac, cùng với chất chống oxy hoá, vitamin và khoáng chất, cho phép các tế bào xung kích (killer cell) của cơ thể tiêu diệt các tế bào ung thư.

9. Ung thư là căn bệnh của trí tuệ, cơ thể và tinh thần

Từ người già tới trẻ nhỏ, ung thư không chừa một ai: Hãy thay đổi 10 thói quen sau đây để tự cứu chính mình!  - Ảnh 8.

Tính chủ động và tích cực là rất quan trọng để ngăn ngừa và sống sót từ bệnh ung thư. Sự giận dữ, đau đớn, buồn rầu đưa cơ thể vào sự căng thẳng và tạo môi trường axít cho phép ung thư phát triển. Hãy giữ tâm trạng tốt nhất như có thể.

10. Đảm bảo cơ thể bạn chứa đầy đủ oxy

Tế bào ung thư không thể phát triển được trong môi trường nhiều oxy. Tập thể dục hằng ngày, hít thật sâu lấy oxy vào khắp các tế bào trong cơ thể để giúp tiêu diệt tế bào ung thư.

Vân Anh / Theo Trí thức trẻ/Ba-bamail

8 kiểu người dễ bị đào thải nhất

Nếu có đặc điểm giống 1 trong số 8 kiểu người dưới đây, có lẽ bạn nên làm mới bản thân càng sớm càng tốt!

Trong xã hội đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay, những người không thể thích nghi được nhất định sẽ bị đào thải. 8 kiểu người dưới đây chính là những đối tượng dễ bị đào thải nhất. Hãy xem bạn có trong số này hay không nhé.

1. Những người ngoài 8 tiếng đi làm không chịu học hỏi thêm

Sự khác biệt giữa người với người nằm ở sự vận dụng thời gian ngoài 8 tiếng đi làm chính mỗi ngày. Người dư thừa thời gian khó có thể thành công, cơ hội chỉ đến với những người lúc nào cũng cảm thấy thời gian 24 tiếng mỗi ngày là không đủ.

8 tiếng mỗi ngày quyết định hiện tại của bạn, thời gian ngoài 8 tiếng đó quyết định tương lai của bạn.

Sống trong xã hội hiện nay, sự khác biệt giữa người với người chủ yếu nằm ở sự khác biệt về năng lực học tập. Trước đây, chúng ta coi người không biết chữ là mù chữ thì trong tương lai, mù chữ sẽ là từ để dùng chỉ những người muốn học nhưng lại không bắt tay vào học.

Cự tuyệt học tập chính là cự tuyệt trưởng thành.

Người lớn không chịu học hỏi sẽ bị con trẻ coi thường, tạo lỗ hổng về sự khác biệt trong suy nghĩ, tư tưởng. Giữa hoặc chồng, một người không học sẽ phát sinh trở ngại trong quan hệ vợ chồng. Một người không chịu khó học hỏi sẽ bị tụt hậu so với xã hội, khó có thể theo kịp thời đại.

Vậy chúng ta nên học cái gì? Hãy xem công thức sau:

Tư tưởng quan niệm 40% + quan hệ xã hội 40% + năng lực chuyên ngành 20% = thành công.

8 kiểu người dễ bị đào thải nhất, hy vọng trong số này không có bạn! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

2. Người phản ứng chậm chạp với những sự vật hiện tượng mới mẻ 

Sự ra đời của bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng đều có móc nối với cơ hội kinh doanh cực lớn. Và thực tế cũng chứng  minh, bất cứ một cái gì mới ra đời đều sẽ vấp phải không ít chông gai, đó là sự hoài nghi của mọi người và thậm chí là sự cự tuyệt mạnh mẽ.

Tuy nhiên, trong xã hội hôm nay, sự chậm chạp tiếp nhận những cái mới đồng nghĩa với lạc hậu, và lạc hậu ắt sẽ phải chịu thiệt thòi.

Trước đây chúng ta nói rằng “cá lớn nuốt cá bé” còn thời nay, câu này có lẽ đã đổi thành “cá nhanh nuốt cá chậm”. Những người phản ứng chậm chạp với sự thay đổi của xã hội sẽ bị những người nhanh hơn “nuốt chửng” theo những cách khác nhau.

Đối với những sự vật hiện tượng mới xuất hiện, nếu chúng ta thích ứng chậm hoặc không nghe, không biết, không quan tâm, chúng ta chắc chắn sẽ bị tụt hậu và bị đào thải.

3. Người đơn thương độc mã dựa vào năng lực cá nhân

Thực tế đã cho thấy, trong thế giới mà kinh tế quốc tế không ngừng tuần hoàn như hiện nay, thời đại “anh hùng cô độc” đã qua, vai trò của cá nhân đã đi xuống và vai trò của nhóm, của tập thể lên ngôi.

Muốn có một sự nghiệp thành công, phải dựa vào một nhóm người, một đội ngũ, một tổ chức cùng phấn đấu chứ không thể dựa vào một cá nhân đơn lẻ.

8 kiểu người dễ bị đào thải nhất, hy vọng trong số này không có bạn! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

4. Người có trái tim pha lê, yếu đuối, đễ bị tổn thương

Xảy ra sự cố lớn hay nhỏ không quan trọng mà quan trọng là cách bạn nhìn nhận, đánh giá vấn đề đó nhứ thế nào. Bản chất của sự việc không làm tổn thương con người mà chính suy nghĩ của con người về sự việc mới là thứ đáng sợ, làm tổn thương con người ghê gớm.

Gặp một chút khó khăn đã đánh trống rút quân, mới hơi có chút bất lợi đã lo lắng co cụm, người như vậy sẽ không thể vượt qua những cuộc cạnh tranh kịch liệt trong xã hội hiện đại.

5. Người có kỹ năng đơn lẻ, không có sở trường

Người chỉ có thể làm một việc, đổi việc khác là không biết xoay sở ra sao sớm muộn cũng sẽ trải qua những ngày khó khăn.

Cùng với sự cạnh tranh kịch liệt trong xã hội, kiếm việc – mất việc – lại kiếm việc sẽ trở thành việc thường thấy. Muốn tránh khỏi tình trạng bị đào thải, chỉ có cách duy nhất là học thêm vài kỹ năng mới cho bản thân.

6. Người chỉ nhìn vào cái lợi trước mắt, tính toán thiệt hơn, tầm nhìn hạn hẹp

Có câu nói thế này: “Bạn có thể nhìn xa bao nhiêu, bạn sẽ đi được bấy nhiêu.” Sự trưởng thành của một tổ chức cần phải có quy hoạch. Sự trưởng thành của một cá nhân cần phải có phương hướng, kế hoạch cụ thể.

Những người mang suy nghĩ “được ngày nào hay ngày ấy”, “sống đến đâu hay đến đó”… chỉ nhìn thấy mảnh đất nhỏ tí xíu ngay trước mắt thì khó có thể có tương lai rộng mở.

8 kiểu người dễ bị đào thải nhất, hy vọng trong số này không có bạn! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

7. Người có chỉ số tình cảm (EQ) thấp

Rất nhiều người hiện nay trở mặt nhanh hơn trở bàn tay trong khi chỉ số cảm xúc, cách thức đối xử giữa người với người đang trở thành yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công trong nhiều việc.

Chỉ số thông minh (IQ) cao có thể dễ dàng tìm việc còn chỉ số EQ cao sẽ dễ dàng có tương lai. Và AQ trước nghịch cảnh có thể khiến bạn trở thành người đứng ở vị trí cao hơn những người khác.

8. Người có quan điểm lạc hậu, kiến thức cũ rích

Thực phẩm hết hạn không thể ăn, quan niệm hết hạn cũng không thể dùng.

Hiện nay, tốc độ đổi mới tri thức ngày càng nhanh, chu kỳ bội tăng tri thức ngày càng ngắn lại. Trong thế kỷ trước, vào những năm 60, chu kỳ bội tăng tri thức là 8 năm, những năm 70 giảm xuống còn 6 năm, đến những năm 80 là 3 năm và từ sau năm 90 là 1 năm.

Con người thực sự đã bước vào một thời đại bùng nổ kiến thức, kiến thức hiện có mỗi năm đổi mới 10%.

Sống trong thời đại này, bất cứ ai cũng đều cần phải không ngừng phấn đấu, đổi mới tri thức, muốn dựa vào kiến thức học trong trường đại học để “ứng phó” cả đời là điều không thể.

Theo Trithuctre

Khả năng thay đổi nhân sự tại Hội nghị TƯ 7 sẽ như thế nào?

Một vấn đề quan trọng khác sẽ được quyết định là việc tìm người thay thế Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện là ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, được cho là người nhiều khả năng nhất sẽ đảm nhiệm vị trí này. 

Hình minh họa

Đánh giá khả năng thay đổi nhân sự tại Hội nghị TƯ 7

Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa 12 dự kiến ​​sẽ được triệu tập vào tháng 5 năm 2018. Hội nghị được cho là sẽ đưa ra các quyết định nhân sự lớn có tác động quan trọng tới triển vọng chính trị của Việt Nam, đặc biệt là Đại hội lần thứ 13 của Đảng được tổ chức vào năm 2021.
Một trong số các vấn đề nhân sự quan trọng nhất được quyết định tại Hội nghị TW 7 sẽ là sự thay đổi thành phần của Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của Đảng. Đại hội lần thứ 12 của Đảng năm 2016 đã bầu ra một Bộ Chính trị gồm 19 ủy viên, nhưng kể từ đó 3 ủy viên đã phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe hoặc pháp lý khiến họ không thể hoàn thành trọn vẹn nhiệm kỳ năm năm của mình.
Vào tháng 5 năm 2017, ông Đinh La Thăng, lúc đó là Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, đã bị loại khỏi Bộ Chính trị do các cáo buộc về tham nhũng và sai phạm trong quản lý kinh tế. Ông Thăng sau đó đã bị truy tố và xét xử. Vào tháng 8 năm 2017, Đảng cũng thông báo rằng một ủy viên cao cấp khác của Bộ Chính trị, ông Đinh Thế Huynh, lúc đó là Thường trực Ban Bí thư, đã phải ngừng đảm nhiệm vị trí do sức khỏe kém. Cùng thời điểm đó, các báo cáo về tình trạng sức khỏe kém của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nổi lên. Ông Quang đã biến mất khỏi chính trường trong một thời gian kéo dài, được cho là để đi điều trị y tế tại Nhật Bản, trước khi xuất hiện trở lại trước thềm Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vào tháng 11 năm 2017. Do vấn đề sức khỏe, nhiều khả năng vị trí của ông Quang sẽ được thay thế tại hội nghị sắp tới.
Như vậy, ít nhất ba thành viên mới có thể được bổ sung vào Bộ Chính trị vào tháng tới. Hiện tại, các ứng viên nổi bật nhất là năm thành viên Ban Bí thư mà chưa phải là ủy viên Bộ Chính trị. Những người này bao gồm Trung tướng Lương Cường (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam), ông Nguyễn Văn Nên (Chánh Văn phòng Trung ương Đảng), ông Nguyễn Hòa Bình (Chánh án Tòa án Tối cao), Ông Phan Đình Trạc (Trưởng Ban Nội chính) và ông Nguyễn Xuân Thắng (Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Trong số năm người này, ông Nguyễn Văn Nên và ông Phan Đình Trạc, với tư cách là chánh văn phòng trung ương hoặc trưởng ban trung ương đảng, có thể có nhiều cơ hội được bầu vào Bộ Chính trị nhất.
Một vấn đề quan trọng khác sẽ được quyết định là việc tìm người thay thế Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện là ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, được cho là người nhiều khả năng nhất sẽ đảm nhiệm vị trí này. Nếu ông Nhân được thăng chức, ông Võ Văn Thưởng, từng là Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, có thể rời vị trí Trưởng Ban Tuyên Giáo hiện tại của mình để thay ông Nhân làm Bí thư TP Hồ Chí Minh. Nếu vậy, điều này sẽ mở ra cơ hội cho ông Nguyễn Xuân Thắng được bầu vào Bộ Chính trị và tiếp quản vị trí Trưởng ban Tuyên giáo mà ông Thưởng để lại.
Việc ông Nhân được thăng chức lên vị trí Chủ tịch nước nếu diễn ra cũng có thể có những tác động tới triển vọng chính trị của ĐCSVN. Hiện nay, ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư và là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, đang được xem là ứng cử viên nặng ký nhất thay thế ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư vào năm 2021. Tuy nhiên, việc ông Nhân thăng chức Chủ tịch nước đồng nghĩa với việc ông Nhân có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh tiềm năng của ông Vượng, đặc biệt nếu xét đến truyền thống của Đảng trong việc bầu một người trong “Tứ trụ” của nhiệm kỳ trước vào vị trí Tổng bí thư của nhiệm kỳ sau.
Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đánh giá đầy đủ các tác động của những thay đổi nhân sự cấp cao có thể diễn ra tại Hội nghị Trung ương 7 tới triển vọng chính trị Việt Nam. Nhưng có một điều chắc chắn, đó là Hội nghị Trung ương 7 lần này sẽ là một sự kiện quan trọng và thú vị đáng được giới phân tích và bình luận về Việt Nam theo dõi sát sao.
Lê Hồng Hiệp / (Nghiên cứu Quốc tế)
* Lê Hồng Hiệp là Nghiên cứu viên chính tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Singapore. Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên ISEAS Commentaries.