Ông Long là ‘tốt thí’ trong vụ bắt cóc ở Berlin?

Pool/Getty Images
 hình ảnhPOOL/GETTY IMAGES
Bị cáo Long N. H bị cơ quan công tố Đức cáo buộc các tội danh hoạt động gián điệp và hỗ trợ vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh

Đức bắt đầu phiên tòa xét xử một công dân Việt Nam bị cáo buộc các tội danh hoạt động gián điệp và hỗ trợ bắt cóc.

Mang hai quốc tịch Việt Nam và Czech, bị cáo, được nêu danh tính viết tắt là Long N. H. 47 tuổi, bị cáo buộc là đã thuê và lái chiếc xe van được dùng để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh hồi cuối tháng 7/2017 ở Berlin.

“Ông ta bị cho là đã tham gia vào vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh và người đi cùng,” Công tố viên cao cấp, Lienhardt Weiss nói với các phóng viên bên ngoài phòng xử án.

“Ông ta bị cáo buộc là đã thuê hai chiếc xe cho điệp vụ này. Một được dùng để theo dõi các nạn nhân, còn một là để thực hiện vụ bắt cóc. Sau đó, bị cáo đã lái cả hai chiếc xe về Prague, Cộng hòa Czech, nơi ông ta thuê.”

Tuy nhiên, cơ quan công tố nói ông Long không trực tiếp cầm lái chiếc xe van trong thời điểm xảy ra vụ bắt cóc.

Luật sư của ông Long, Stephan Bonell nói với các phóng viên rằng thân chủ mình “không biết gì hết… ông ấy là con tốt thí” và rằng các nhân viên an ninh Việt Nam đã nói với ông rằng cần ông thuê xe “để đi du lịch”, hãng tin AFP tường thuật.

AFP/Getty Images
hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Luật sư Stephan Bonell nói bị cáo ‘không biết gì hết’

Ông Thanh khi đó đang đi bộ tại công viên Tiergarten ở Berlin cùng một phụ nữ được nêu danh tính là Thi Minh P. D., khoảng 24-26 tuổi, thì “cả hai bị lôi đi giữa ban ngày, vào trong một chiếc xe van Volkswagen, sau đó bị đưa về Việt Nam trái với nguyện vọng của họ”, theo lời công tố viên Weiss.

Tuần báo Đức Der Spiegel nói người phụ nữ này là người tình bí mật của ông Trịnh Xuân Thanh, người đã bay từ Paris sang để gặp ông ở một khách sạn.

Ông Weiss nói rằng sau đó, ông Thanh bị đưa về Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, rồi đưa về Việt Nam “bằng cách nào đó không rõ”.

Tại thời điểm mà Đức nói là xảy ra vụ bắt cóc, ông Trịnh Xuân Thanh đã nộp đơn xin tị nạn.

Các điều tra viên nghi ngờ rằng đối tượng bị bắt cóc có thể đã được đưa vào xe dịch vụ cứu thương để đưa tới thủ đô Bratislava của Slovakia, sau đó bay về Hà Nội, nhật báo Đức Tageszeitung tường thuật.

“Dựa trên các thông tin chúng tôi có, thì chiến dịch này đã được lên kế hoạch và được thực hiện bởi cơ quan mật vụ Việt Nam, với sự tham gia của các nhân viên Tòa đại sứ Việt Nam ở Berlin,” ông Weiss cho biết thêm.

Phiên xử nghi phạm ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’

Ông Trịnh Xuân Thanh thông qua luật sư đại diện tuyên bố ông là nguyên cáo trong vụ việc, và tuyên bố này “đã được tòa án chấp nhận”.

Bà Petra Schlagenhauf, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, đại diện cho thân chủ trước tòa.

“Việt Nam không bao giờ nghĩ rằng vụ bắt cóc này có thể bị phát hiện tại đây, và không nghĩ là nó sẽ không tạo ra những sóng gió như thế,” bà luật sư nói với các phóng viên bên ngoài phòng xử án.

“Chúng tôi phải đưa ra giả thuyết rằng cơ quan an ninh Việt Nam cảm thấy rất an toàn, đủ để họ thực hiện được một vụ như thế mà không sợ bị ai phát hiện hay quan tâm đến. Đó là một sai lầm to lớn.”

Ông Long từng có thời gian đi lao động xuất khẩu tại Đông Đức, AFP tường thuật, nhưng đơn xin tị nạn của ông tại Đức bị bác. Sau đó ông tới định cư tại Cộng hòa Czech.

Luật sư bào chữa cho ông Long đã chỉ trích chính phủ Đức về việc không cân nhắc các cáo buộc của Việt Nam theo đó nói ông Thanh tham nhũng, cũng như yêu cầu của Hà Nội đòi Berlin trục xuất ông Thanh.

Pool/Getty Images
hình ảnhPOOL/GETTY IMAGES
Ông Stephan Bonell là luật sư biện hộ cho ông Long trước tòa án Đức
BBC

Body painting – môn nghệ thuật của sự khiêu gợi

Trong những năm gần đây, body painting hay được gọi là nghệ thuật vẽ hình trên cơ thể đã trở nên khá quen thuộc và phát triển một cách rộng rãi. Các họa sĩ đã khéo léo kết hợp màu sắc, nét vẽ mượt mà thể hiện trên đường cong cơ thể của con người khiến cho tác phẩm trở nên vô cùng độc đáo.Image result for body painting
Related imageBody painting là một nhánh nằm trong Body Art sử dụng màu vẽ thể hiện hội họa trên cơ thể. Khác với Body piercing (nghệ thuật xiên da) hay tattoo (xăm), hình vẽ trên cơ thể có thể dễ dàng xóa bỏ, thay đổi theo sở thích và không hề gây đau đớn. Thông thường, tuổi thọ cho một tác phẩm body painting kéo dài 1 vài giờ, 1 ngày hoặc lâu nhất cũng chỉ một vài tuần (diễn ra trong lễ hội hay nghi lễ của các bộ lạc).

Cho đến nay chưa có một tư liệu nào xác định được thời gian cụ thể bắt nguồn của môn nghệ thuật body painting. Tuy nhiên, từ thời nguyên thủy con người đã sử dụng đất sét hoặc bùn vẽ lên mặt để dọa kẻ thù, ngụy trang khi đi săn bắn động vật. Sau đó, họ đã phát triển hình thức bôi vẽ lên mặt và cơ thể trong các nghi lễ theo nhiều kiểu cách khác nhau phụ thuộc và tập tục của mỗi bộ lạc.

Image result for body painting tribe woman

Các bộ lạc nguyên thủy ở Úc, Newzealand, các đảo Thái Bình Dương, rừng Amazon và châu Phi thường dùng nguyên liệu đất sét kết hợp với các màu tự nhiên từ lá và cây cỏ vẽ lên cơ thể trong các nghi lễ tế thần, tín ngưỡng hoặc tôn giáo. Còn những dân tộc thiểu sổ ở Nam Mĩ sử dụng màu từ than chì, trái điều màu và trái huito để trang trí họa tiết lên cơ thể, đặc biệt nguyên liệu này có khả năng giữ màu rất lâu, giúp “tác phẩm” nghệ thuật của họ kéo dài được nhiều tuần.

Đặc biệt ở Trung Đông và các Ấn Độ dùng một loại phẩm màu chiết xuất từ lá cây bản địa để vẽ bàn tay và bàn chân của người phụ nữ trong lễ cưới. Các họa tiết trên cơ thể sẽ có màu cam nâu khá độc đáo.

Image result for tribe young girl

Ban đầu con người tô vẽ lên cơ thể với mục đích mang dáng hình hung dữ để đe kẻ thù trong các cuộc giao tranh. Nhưng sau đó, họ đã “hòa quyện” loại hình này vào đời sống văn hóa tinh thần cuả mình. Những họa tiết hay hình vẽ trên cơ thể đều mang một ý nghĩa riêng biệt và nét đặc trưng của từng vùng bản địa với văn hóa khác nhau.

Đó là sự đại diện cho địa vị của tầng lớp khác nhau trong bộ lạc, biểu tượng của quyền lực. Các tù trường sẽ có hình vẽ khác biệt và phức tạp hơn. Hay các tráng sĩ của bộ lạc vẽ lên thân mình để đánh dấu sự trưởng thành hoặc thể hiện sự dũng cảm. Các cô gái sẽ được “trang điểm bằng các họa tiết nhiều màu trong ngày cưới hoặc cầu may.

Image result for body painting

Bắt đầu những năm 1960 trở đi, loại hình nghệ thuật này đã du nhập vào văn hóa phương Tây hiện đại với sự phá cách và nhiều thay đổi phù hợp với đời sống hiện đại hơn.

Một phần thúc đẩy của quá trình này là vẽ tranh và chụp ảnh khỏa thân chưa được mở rộng và chấp nhận trong xã hội. Họ đã dùng những nét vẽ nghệ thuật thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa sắc màu thiên nhiên và đường cong cơ thể của con người tạo nên những tác phẩm hội họa có hồn, mang lại sự lôi cuốn độc đáo.

Image result for body painting

Sau đó, body painting dần được phát triển rộng rãi trong văn hóa đời sống con người hiện đại. Nguyên liệu màu vẽ đa dạng và phong phú hơn như sơn phun, bông thấm hoặc màu huỳnh quang. Qua đó, các tác phẩm hội họa vẽ trên cơ thể trở nên đặc sắc và độc đáo hơn.

Body painting không chỉ dừng lại ở việc thể hiện những tác phẩm nghệ thuật trong ngành hội họa mà nó còn trở thành một công cụ truyền thông rất hữu ích. Chúng ta có thể thấy qua các kì đại hội thể thao trên toàn thể giới, hàng loạt các người mẫu nổi tiếng được mời quảng cáo qua các hình vẽ trên mặt và cơ thể.

Image result for body painting

Lời kết

Trong những năm gần đây, body painting đang dần bắt đầu xuất hiện ngày một nhiều trong đời sống văn hóa người Việt. Tuy nhiên không phải tác phẩm nào cũng thể hiện được cái hồn “trong sáng” của hội họa. Có những người lợi dụng, nấp mình dưới mác vẽ hình nghệ thuật trên cơ thể để quảng cáo những hình ảnh thô tục, suy đồi văn hóa phương đông. Điều đó đã cản trở sự phát triển của body painting trong nghệ thuật hội họa. Mong rằng qua bài viết này, mỗi người sẽ có những thông tin hữu ích và hiểu rõ được cái tinh khôi trong nghệ thuật vẽ hình trên cơ thể.

Theo GENK / BELLA-VOLEN.COM

Bản đồ ung thư thế giới mới nhất: Việt Nam đang đứng thứ bao nhiêu?

Bản đồ ung thư thế giới mới nhất: Việt Nam đang đứng thứ bao nhiêu?

WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1).

Tại hội thảo Diễn đàn chuyên gia ung thư các nước Đông Dương do Bệnh viện K tổ chức ngày 20/4 tại Hà Nội, GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết: Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.

Trong xếp hạng 172 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỷ lệ chết vì bệnh ung thư do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tháng 5/2014, Việt Nam đứng ở vị trí 78.

Theo số liệu này, WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1).

Còn theo số liệu mới nhất trên trang http://Globalcancermap.com/, tỷ lệ trường hợp mắc ung thư hàng năm ở Việt Nam là 138.7/100.000 người. Theo đó, Việt Nam đứng ở 105 trên tổng số 179 nước trong bản đồ ung thư quốc tế về tỷ lệ mắc.

Các quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư tương tự như Việt Nam bao gồm Indonesia, Thái Lan, Cambodia, Myanma…

Các quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn Việt Nam bao gồm Ấn Độ, Brazil, Ai Cập…

Các nước cùng khu vực có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn Việt Nam bao gồm Trung Quốc, Nga, Mỹ, Canada, Úc.

Ung thư – một trong những nguyên nhân gây tử vong cao do bệnh không lây nhiễm đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo, các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước và đòi hỏi sự quan tậm đặc biệt của toàn xã hội.

5 bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam

PGS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K Trung ương – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phòng chống ung thư Việt Nam cho biết, xu hướng các bệnh ung thư đều gia tăng nhanh chóng từ năm 2000 trở lại đây. Trong đó, 5 bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam bao gồm:

1. Ung thư phổi

Đứng đầu danh sách những những căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam đó chính là bệnh ung thư phổi, đặc biệt là ở nam giới.

Cụ thể, số ca mắc ung thư phổi ở nam giới năm 2000 chỉ là 6.905 ca với 29,3 người/100 nghìn dân, thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên 14.652 ca và tỷ lệ mắc là 35,1 ca/100 nghìn dân. Theo ước tính, đến năm 2020 tỉ lệ nam giới mắc bệnh ung thư phổi ở nước ta sẽ là 22.938 ca.

Bản đồ ung thư thế giới mới nhất: Việt Nam đang đứng thứ bao nhiêu? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Mặc dù ung thư phổi được xác định 90% là do khói thuốc, tuy nhiên có rất nhiều phụ nữ không hút thuốc nhưng vẫn có nguy cơ bị bệnh. Lí giải về điều này, các bác sĩ cho biết, tình trạng hút thuốc lá thụ động là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ bị ung thư phổi.

Theo số liệu của Viện nghiên cứu và Phòng chống ung thư, số ca mắc ung thư phổi ở nữ giới năm 2000 chỉ khoảng 2.001 ca, tỷ lệ mắc là 6,5 người/100 nghìn dân thì sau 10 năm, con số này đã lên tới 5.709 ca và tỷ lệ mắc là 13,9/100 nghìn người dân. Ước tính đến năm 2020 số ca mắc ung thư phổi ở nữ giới sẽ là 11.656 ca.

2. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh đứng hàng thứ hai ở nam giới sau ung thư phổi và thứ ba ở nữ giới sau ung thư vú và cổ tử cung. Theo số liệu thống kê, năm 2000 số ca bị ung thư dạ dày tại nước ta là 5.711, sau đó tăng gấp đôi là 10.394 ca vào năm 2010. Và ước tính đến năm 2020 số bệnh nhân bị ung thư dạ dày sẽ là 11.502 ca.

So sánh cho thấy, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nữ thấp hơn ở nam giới nhưng nhìn chung cũng gia tăng nhanh.

3. Ung thư gan

Đứng thứ 3 trong danh sách những bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam đó là bệnh ung thư gan ở nam giới với số ca mắc là 5.787 ca. Năm 2010 số ca mắc bệnh ung thư gan ở cả nam giới và phụ nữ là 9.372 ca, tỷ lệ số người mắc trên 100 nghìn dân là 23,6 người. Ước tính năm 2020, tỷ lệ này sẽ lên tới 11.030 ca mắc.

Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ ung thư gan ở nam giới luôn cao hơn phụ nữ là vì ngoài nguyên nhân mắc viêm gan vi rút thì đàn ông thường có thói quen uống rượu, hút thuốc lá… Và đây chính là 2 nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh.

Bản đồ ung thư thế giới mới nhất: Việt Nam đang đứng thứ bao nhiêu? - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

4. Ung thư trực tràng

Thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 20 năm, tỷ lệ bệnh nhân ung thư đại trực tràng đã tăng gấp 5 lần. Cụ thể, ở nam giới số ca mắc năm 2000 là 2.878 ca, đến năm 2010 tỷ lệ này tăng gần gấp 3 là 7.568 ca, tỷ lệ người mắc trên 100 nghìn dân là 19 người và đến năm 2020 dự báo sẽ là 13.269 nam giới bị ung thư trực tràng.

Ở nữ giới, số lượng bệnh nhân bị ung thư trực tràng cũng tăng chóng mặt, năm 2000 là 2.566 ca, đến năm 2010 số ca ghi nhận đã lên 6.110 ca, số người mắc trên 100 nghìn dân là 14,7 người. Ước tính, đến năm 2020 số ca mắc bệnh này sẽ tăng lên 11.124 ca.

5. Ung thư vú

Ung thư vú là căn bệnh đứng đầu về các bệnh ung thư ở nữ giới. Năm 2000 số ca mắc ung thư vú ở Việt Nam chỉ có 5.536 ca. 10 năm sau, tức năm 2010 thống kê số bệnh nhân đã tăng hơn gấp đôi lên 12.533 ca, tỷ lệ số người mắc trên 100 nghìn dân là 29,9 người. Với mức độ tăng như hiện nay, ước tính đến năm 2020 số ca mắc ung thư vú sẽ lên tới 22.612 ca.

*Dịch/Tổng hợp từ Globalcancermap

Theo Linh Chi / Trí thức trẻ

Canh bạc của Tập Cận Bình

Như mọi khi trong chính trị Trung Quốc, lợi ích và rủi ro luôn cao – và vào thời điểm đặc biệt này, chúng chưa bao giờ cao đến thế.

Bài viết của tác giả Kerry Brown, giáo sư chuyên ngành nghiên cứu Trung Quốc và là giám đốc Viện Lau về Trung Quốc tại King’s College, London.

Nguồn: Kerry Brown, “Xi won’t go”, China File, 25/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc, trên hết, là một cơ quan chiến lược. Nhưng chiến lược luôn luôn liên quan đến một số yếu tố “đánh cược” – những quyết định lớn, nơi bạn quyết định phải đi theo một hướng nhất định và loại trừ các hướng đi khác. Ngay cả Đảng cũng không thể cùng lúc đi theo hai hướng khác nhau.

Tổng Bí thư Đảng có một số chức năng – là người kể chuyện, nhân vật tượng trưng, ​​và người ra quyết định chính về những định hướng chiến lược này. Họ cũng là những tay bạc – đi theo bản năng của họ và đặt tất cả vốn liếng chính trị vào những quyết định lớn. Đối với người tiền nhiệm của Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào, canh bạc chỉ đơn giản là làm tất cả mọi thứ để duy trì tăng trưởng kinh tế.

Trong suốt một thập niên, kế hoạch đó đã có hiệu quả. Trung Quốc đã tăng GDP gấp 4 lần, và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Với mức tăng trưởng hai con số trong phần lớn thời gian, thậm chí trong cả giai đoạn khủng hoảng tài chính lớn, thì ai có lý do gì mà kêu ca?

Khi tăng trưởng chậm lại, và một loạt các vấn đề liên quan biến Đảng thành một thực thể thương mại hơn là chính trị vào cuối thời kỳ này, chính quyền Tập đã chuyển sang một canh bạc mới. Không còn sự tích lũy không ngừng của tăng trưởng kinh tế thô. Bây giờ trò chơi tập trung vào việc tích lũy vốn liếng chính trị. Các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc theo một nghĩa nào đó luôn là những con buôn tích trữ quá nhiều quyền lực. Và kể từ năm 2012, Tập đã trở thành người thu gom đủ thứ chức danh và danh hiệu trong nước. Việc bỏ giới hạn số nhiệm kỳ đối với chức chủ tịch nước dự kiến được quyết định tại kỳ họp quốc hội tháng 3 tới là một sự tiếp nối của xu hướng này.

Bất chấp sự đa dạng về xã hội, văn hoá và lịch sử, Trung Quốc thường là một đất nước phức tạp được vận hành trên một cốt truyện đơn giản. Hầu hết các quốc gia có quy mô tương tự khác đều có vô số lực lượng chính trị và các nhóm lãnh đạo tranh giành quyền lực với nhau. Trung Quốc chỉ có một. Và trong đảng Cộng sản độc quyền, hiện chỉ có một nhà lãnh đạo thống trị. Từ tháng 3, ông ta sẽ trở nên áp đảo hơn nữa.

Chúng ta có thể lý giải điều này như thế nào? Về cơ bản, đó là một sự xác nhận rằng quả xúc xắc đã được gieo xuống, và giờ đây tất cả phụ thuộc hoàn toàn vào tài lãnh đạo của Tập trong vai trò công cụ chính trị chính để điều khiển con tàu khổng lồ này hướng tới số phận lịch sử của nó. Năm 2021 đánh dấu mục tiêu cho lễ kỷ niệm trăm năm đầu tiên (ngày thành lập ĐCSTQ), đó là việc đạt được sự hiện đại hóa theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Đó là một thời điểm có tầm quan trọng biểu tượng lớn. Nó đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên của sự yếu đuối, nạn nhân, và phải chấp nhận sự cưỡng ép của quốc gia khác. Sự phục hưng của Trung Quốc – hoặc ít nhất là giai đoạn đầu của quá trình đó – sẽ được hoàn thành.

Việc đạt tới thời điểm đó không thể bị đưa vào nguy hiểm. Tập và các đồng nghiệp của ông biết họ có sự ủng hộ của công chúng trong vấn đề này. Có người Trung Quốc nào muốn nhìn thấy đất nước họ quay trở lại với nguy cơ bị tổn thương như trong quá khứ? Với tầm nhìn năng động cho tương lai như vậy, Tập có thể yêu cầu sự ưu ái của các đồng bào mình trong việc ban cho ông bất kỳ vị trí nào mà nền lãnh đạo ưu tú của ông đòi hỏi. Điều này rất quan trọng trong việc chuyển tải tính mục đích, sự ổn định và sự chắc chắn.

Dĩ nhiên, câu hỏi tế nhị là việc đặt quá nhiều kỳ vọng vào một động thái chiến lược đặc biệt như vậy sẽ thực sự hiệu quả hay không? Nếu mọi việc diễn ra theo kế hoạch, đất nước sẽ tiếp tục đi theo hướng tích cực, với các vấn đề trong nước được quản lý, và đôi khi được giải quyết, thì lúc đó câu trả lời có thể là có. Nhưng nếu có sự gián đoạn và hỗn loạn, ván cược mà Tập đã đặt ra trong việc đặt quá nhiều trách nhiệm lên vai trò lãnh đạo của ông cũng có thể trở thành một điều rủi ro. Như mọi khi trong chính trị Trung Quốc, lợi ích và rủi ro luôn cao – và vào thời điểm đặc biệt này, chúng chưa bao giờ cao đến thế. Mặc dù vậy, Tập đã làm rõ một điều. Đó là trong nước, bất kể điều gì sẽ xảy ra trong vài năm tới, thì về lãnh đạo cấp cao, sẽ không có người thứ hai nào đứng sau ông!

Theo NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ

Về chuyện Hai ông Thanh tại Đà Nẵng

Năm 2000, thành phố Đà Nẵng xảy ra vụ án rút ruột Cầu Sông Hàn gây chấn động Đà Nẵng. Ngay sau khi cây cầu được khánh thành, người chủ thầu xây dựng là Phạm Minh Thông đã bị công an bắt vì tội tham nhũng trong các công trình xây dựng Cầu Sông Hàn và đường Bắc Nam ở Đà Nẵng.
Mọi chuyện bắt đầu từ Công văn số 73/KSĐT-KT ngày 31/10/2000 của Viện KSND thành phố Đà Nẵng gửi Lãnh đạo Viện KSNDTC và Công văn số 77/KSĐT/KT ngày 01/11/2000 của Viện KSND thành phố Đà Nẵng gửi Viện trưởng Viện KSNDTC và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Phan Diễn.
Cả 2 công văn 73 và 77 đều do Viện trưởng VKS Đà Nẵng Nguyễn Quốc Dũng ký. Nội dung đề nghị xử lý Nguyễn Bá Thanh về tội nhận hối lộ của Phạm Minh Thông, Giám đốc Công ty hợp doanh xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng, Nguyễn Hưng, Chỉ huy phó Công trình đường Bắc Nam.
Hồ sơ vụ án qua nhiều cơ quan, đã đến Ban Bí thư (NBT là Chủ tịch TP, thuộc diện BBT quản lý). Thời điểm này bố của Xuân Anh là UVTW Đảng, Phó Trưởng ban Ban bảo vệ Chính tri Nội bộ TW.
Ông Lê Khả Phiêu kể lại, ngày đó tất cả đều chờ vào cái gật đầu của Tổng Bí thư để bắt NBT, nhưng ông đã không đồng ý bắt. Vì sao? Chịu. Có ai quen biết, hãy hỏi Cụ Phiêu giùm.
Vậy là Nguyễn Bá Thanh thoát.
Sau vụ án này, người chỉ đạo bắt Phạm Minh Thông là Đại tá GĐ Sở công an, Uỷ viên Thường vụ thành uỷ, Đại biểu Quốc hội. Trần Văn Thanh bị điều đi khỏi Đà Nẵng, về công tác tại Bộ Công an.
Còn Nguyễn Bá Thanh tiếp tục được bầu vào Quốc hội Khóa XI, tiếp tục làm Chủ tịch UBND thành phố rồi làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Hôm ấy, lãnh đạo thành phố anh mời cơm để tiễn ông Trần Văn Thanh ra Hà Nội công tác. Trong bữa cơm đó, ông Trần Văn Thanh “tâm sự” với Nguyễn Bá Thanh:
“Thực tình tôi không muốn rời thành phố quê hương, nhưng vì anh “đánh” tôi nên tôi phải đi”.
Nguyễn Bá Thanh nhìn ông Trần Văn Thanh, cười rồi nói:
“Anh nói ngược rồi. Chính anh “đánh” tôi chứ không phải tôi “đánh” anh! Anh húc đầu vào tôi nhưng tôi né được nên đầu anh đã đập vào tường!…”.
Trần Văn Thanh lạnh cả người. Tạm biệt Đà Nẵng (nơi anh gắn bó từ 1975, tiếp quản TP với vai trò Đội trưởng An ninh chính trị Công an QN-ĐN) để ra HN nhận nhiệm vụ mới, Trần Văn Thanh có ngờ đâu 9 năm sau mình phải quay về hầu toà trên cáng cứu thương với tội danh kinh hoàng.
7 năm sau, “vụ án năm 2000” được “xới” lại.
– Báo cáo số 73/BC-VPBCĐ ngày 26/10/2007 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Ban bí thư và Báo cáo số 38/BC-VPBCĐ ngày 07/4/2008 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng đề xuất xử lý Nguyễn Bá Thanh theo quy định của pháp luật.
– Kết luận thanh tra số 524/KLTT-BCA (V24) ngày 6/6/2008 của Bộ Công an xác định có đủ căn cứ để khởi tố vụ án và bị can đối với Nguyễn Bá Thanh và việc Công an thành phố Đà Nẵng không khởi tố để điều tra là vi phạm Điều 103, 104 BLTTHS, có dấu hiệu vi phạm Điều 294 BLHS.
Thế nhưng, Bá Thanh vẫn bình an vô sự. Nguyễn Bá Thanh lại thắng, Thông báo số 94TB/KTTW ngày25/4/2007 của Ủy ban kiểm tra trung ương do Phó Chủ nhiệm Nguyễn Thị Doan, (sau này là Phó Chủ tịch nước) ký thay Chủ nhiệm Nguyễn Văn Chi (bố của Nguyễn Xuân Anh, lúc này là UVBCT, Bí thư TW đảng) đã “vô hiệu hoá” hoàn toàn mọi tố cáo đối với ông Nguyễn Bá Thanh!
Ngược lại, ông Trần Văn Thanh phải trả giá bằng cả “sinh mạng chính trị” của cuộc đời mình.
Trần Văn Thanh được phong tướng năm 2006. Từ một Thiếu tường Chánh Thanh tra BCA đầy quyền lực và rộng mở tương lai, ông phải bị khởi tố về tội danh: “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (theo Khoản 1, Điều 258, Bộ luật hình sự) chỉ vì hướng dẫn quy trình cho một thiếu tá Công an tố cáo và kêu oan.
Mặc dù, Giám đốc Bệnh viện 19.8 tại Hà Nội đã xác nhận, nguyên chánh thanh tra Bộ Công an bị tai biến mạch máu não; chảy máu vùng thái dương phải… Tuy nhiên, ngày 15/7/2009 TAND Đà Nẵng không chấp nhận đơn xin hoãn phiên tòa của bị can Thanh.
Ngày 19/7/2009 ông Thanh được chuyển viện vào Bệnh viện 19.9 của Bộ Công an tại Đà Nẵng. Tại đây, các bác sĩ cũng kết luận thực trạng sức khỏe của ông Thanh tương tự như chuẩn đoán của Bệnh viện 19.8 Bộ Công An tại Hà nội.
Ngày 20 /7/ 2009, vị thiếu tướng công an vẫn bị đưa đến tòa tại nhà hát Trưng Vương trên xe cứu thương trong tình trạng hôn mê, thở ô-xy và phải truyền dịch, để kiểm tra sức khỏe trước khi đưa ra toà.
Phiên toà hoãn, xử lại vào ngày 7/8/2009, TAND TP Đà Nẵng đã tuyên phạt vắng mặt ông Trần Văn Thanh 18 tháng tù treo. Sau đó phúc thẩm còn 12 tháng tù treo.
Cuộc đời lúc nào cũng có Bao Công, có quan thanh liêm bảo vệ cho công lý.
Ngay lập tức Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (Anh TQV là Viện trưởng) đã kháng nghị theo hướng đình chỉ vụ án và tuyên Trần Văn Thanh vô tội.
Ngày 22/6/2012, tại phiên Giám đốc thẩm Toà Tối cao tuyên đình chỉ vụ án. Xem như Trần Văn Thanh vô tội. Ông được phục hồi tất cả và nghỉ hưu.
Nhưng tất cả quá muộn màng. Vị tướng trung kiên, 14 tuổi đã xông pha trong lửa đạn, từng bảo vệ an toàn cho các vị lãnh đạo và cơ quan đầu não của Tỉnh uỷ QN-ĐN những năm chiến tranh khốc liệt (sau này họ là những cái tên lừng lẫy: Chủ tịch nước Võ Chí Công, Bộ trưởng Hồ Nghinh, Hoàng Minh Thắng…) đã phải xót xa với những gì mình nếm trải. Chiều Hà Nội năm ấy, một người đàn ông bước qua tuổi 60 nhưng dáng dấp phong độ, nét mặt hào hoa rảo bước bên bờ hồ, nhìn áng mây chiều trôi, anh ngửa mặt lẻn trời than: “Trời sinh Văn cớ sao lại còn sinh Bá?”
Người đó không ai khác, đó là cựu Chánh Thanh tra BCA Trần Văn Thanh.
Kháng nghị giám đốc thẩm số 29/QĐ-VKSTC-V3 ngày 29-10-2010 đối với vụ án Trần Văn Thanh phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân” có nội dung như sau: (xin trích một phần)
“Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự đối với bị cáo Trần Văn Thanh, sinh25/1/1953 tại Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; đăng ký nhân khẩu thường trú số 10 đường Nguyễn Quyền, thành phố Hà Nội, nơi ở số 7A đường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội; bị bản án hình sự phúc thẩm số 78/2009/HSPT ngày 07/12/2009 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng áp dụng khoản 1 Điều 258 BLHS, điểm h khoản 1, khoản 2 Điều 46, điểm a khoản 1 Điều 48; Điều 60 BLHS xử phạt về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Tại bản án sơ thẩm số 16/2009/HSST ngày 07/8/2009, Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã áp dụng khoản 1 Điều 258; điểm h khoản 1, khoản 2 Điều 46; điểm a khoản 1 Điều 48 BLH, xử phạt Trần Văn Thanh 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 36 tháng.
Ngày 03/9/2009 Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị phúc thẩm đối với Trần Văn Thanh theo hướng tuyên bị cáo không phạm tội và đình chỉ vụ án.
Bản án hình sự phúc thẩm số 78/2009/HSPT ngày 7/12/2009 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã áp dụng khoản 1 Điều 258 BLHS, điểm h khoản 1, khoản 2 Điều 46; điểm a khoản 1 Điều 48; Điều 60 BLHS, xử phạt Trần Văn Thanh 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 tháng.”
“Mặc dù Thông báo số 94 ngày 25/4/2007 của Uỷ ban kiểm tra Trung ương (bà Nguyễn Thị Doan ký) xác định Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng không có liên quan gì với những tố cáo. Tuy nhiên, một số văn bản của các cơ quan Trung ương, điạ phương như:
-Báo cáo số 38 ngày 15/01/2001 của Đoàn công tác liên ngành (gồm Uỷ ban kiểm tra Trung ương, Bộ Công an, Ban nội chính Trung ương và Viện kiểm sát nhân dân tối cao);
– Báo cáo số 268 ngày 13/5/2007 của phòng Kinh tế Công an Đà Nẵng gửi Bộ Công an.
– Công văn số 868 ngày 3/9/2008 của Văn phòng ban chỉ đạo Trung ương về chống tham nhũng;
– Công văn số 574 ngày 01/2/2004 của Ban nội chính Trung ương gửi Bộ chính trị;
– Công văn số 131 ngày 11/5/2009 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng gửi Cơ quan an ninh điều tra Công an TP Đà Nẵng.
Tất cả đều thể hiện một số nội dung tố cáo liên quan đến Lãnh đạo TP Đà Nẵng nêu trong đơn thư tố cáo là có cơ sở và cần được xem xét, xử lý.”
…….
Sau khi phân tích rất nhiều về cáo trạng vụ án, VKS Tối cao kết luận:
“Kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 78/2009/HSPT ngày 7/12/2009 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và bản án hình sự sơ thẩm số 16/2009/HSST ngày 7/8/2009 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng đối với Trần Văn Thanh.
Đề nghị Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tuyên huỷ phần quyết định của bản án hình sự phúc thẩm và phần quyết định của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên đối với bị cáo Trần Văn Thanh không phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” và đình chỉ vụ án đối với Trần Văn Thanh.” (hết trích)
Và kết quả như sau:
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 11/2011/HS-GĐT ngày 19/7/2011 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã Quyết định:
+ Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 78/2009/HSPT ngày 7/12/2009 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng về phần trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Trần Văn Thanh và bị cáo Nguyễn Phi Duy Linh.
+ Giao hồ sơ vụ án cho Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Ngày 22.6.2012, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.Đà Nẵng đưa ra xét xử phúc thẩm lại vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” có liên quan đến thiếu tướng Trần Văn Thanh. Toà phán quyết một cách “hàng hai” (chắc để làm vừa lòng NBT): “Đối với trường hợp Trần Văn Thanh, không có chứng cứ vững chắc kết luận ông Thanh pham tội.Tuy nhiên so đến thời điểm cơ quan điều tra khởi tố vụ án (2009) là đã hết thời hạn hiệu lực để truy cứu tránh nhiệm hình sự theo quy định. Vì vậy, HĐXX chấp nhận một phần kháng cáo của ông Trần Văn Thanh.
Với những lẽ trên, HĐXX tuyên bị cáo Trần Văn Thanh không phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân” và đình chỉ vụ án đối với Trần Văn Thanh.
Tuy nhiên, HĐXX cũng có kiến nghị cơ quan chủ quản nơi ông Thanh làm việc tiến hành xử lý hành chính về những hành vi của ông có liên quan đến vụ án.” (Hết trích)
“Vụ án Thiếu tướng Trần Văn Thanh” khép lại. Anh Trần Văn Thanh – người con của quê hương Quế Sơn anh hùng – không chết trong những ngày xông pha trong mưa bom bão đạn ác liệt của chiến trường Quảng Đà (1965 – 1975) thời đánh Mỹ, mà phải “chết” dưới tay những tên “phe nhóm quyền lực”, “lũng đoạn chính trị” dám “lấy tay che Trời” khi đất nước đã thanh bình.
Đã nhiều năm đã đi qua, nhưng những phiên toà “đánh võng” với công lý, làm cho vị tướng tài ba, giàu nhân cách phải “thân bại danh liệt” ngày nào, sẽ vẫn là “vết nhơ” đáng hổ thẹn trong lịch sử ngành tố tụng Việt Nam.
Lê Hồng Hà
(FB Lê Hồng Hà)

2 điểm sáng trong nhận thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong chuyến thăm Cộng hòa Cuba từ ngày 28 đến 3/3/2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo bất ngờ khi khẳng định (trái với quan điểm của Chủ Nghĩa Mark-Lenine) rằng, “Tự thân kinh tế thị trường không đưa đến chủ nghĩa xã hội, nhưng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công cần phải phát triển kinh tế thị trường một cách đúng đắn, phù hợp”. Cộng với việc ông Tổng Bí thư đã quyết định “quật mồ’ của trùm tham nhũng Nguyễn Bá Thanh, thì có thể coi là 2 điểm sáng đáng được khen ngợi về nhận thức của người đứng đầu đảng CSVN – mang tên Nguyễn Phú Trọng vốn dĩ là một kẻ máy móc, bảo thủ và giáo điều.
Hình minh họa

Ngày 17/4/2018, Cổng thông tin Điện tử của Bộ Công An có thông báo đã bắt một Trung tướng Công an, khởi tố hai cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Đà Nẵng cùng nhiều người khác có liên quan vụ ông Vũ Nhôm, tức Phan Văn Anh Vũ, kẻ đã núp bóng cá nhân tổ chức xin thuê, mua lại các khu nhà đất công sản trên địa bàn TP Đà Nẵng và một số địa phương khác. Hai nguyên Chủ tịch TP Đà Nẵng và Trung tướng Phan Hữu Tuấn, phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an là những người đã bằng nhiều hình thức đã tiếp tay cho Phan Văn Anh Vũ mua nhà đất công sản giá rẻ, không thông qua đấu giá làm thiệt hại cho nhà nước trăm tỷ đồng.
Các đối tượng nói trên đã bị khởi tố, bắt tạm giam về các hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai”. Và ông Văn Hữu Chiến, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011-2014), bị khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú để điều tra về “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai”.
Có thể nói, những tin tức nêu trên đã tạo ra một cơn địa chấn trong hệ thống chính trị Việt Nam. Quan trọng hơn, điều đó đã cho thấy mục tiêu của người đốt lò “vĩ đại” Nguyễn Phú Trọng đã không chỉ nhằm thanh trừng hay trả thù các đối thủ chính trị của mình như người ta đồn đoán bấy lâu nay. Mà ông Nguyễn Phú Trọng còn sẵn sàng “đào mồ” kẻ đàn em Nguyễn Bá Thanh từng là thân tín của mình, người mà tại nhiệm kỳ khóa 11 ông Tổng Bí thư đã bằng mọi cách đưa vào Bộ Chính trị cùng với ông Vương Đình Huệ nhưng bị thất bại. Việc cho ra đời văn bản Hướng dẫn quy định 102- QĐ/TW quy định việc xem xét cả với cả người chết quyết định xử lý kể cả những người đã chết hay người thân của cán bộ lãnh đạo là một hành động thức tỉnh và cần thiết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nói như ông Nguyễn Điểu, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường thành phố Đà Nẵng, bị khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú vì hành vi “Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai” đã tiết lộ, “Thời tôi làm GĐ Sở, phải thực hiện theo lệnh của anh Bá Thanh, để hợp thức hóa việc mua bán. Anh Minh, anh Chiến là người trực tiếp ra các quyết định giao đất”. Cũng có nghĩa là những cấp dưới của cựu Bí thư TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh cũng chỉ là những nạn nhân làm theo lệnh của ông Vua Đà Nẵng khi ấy.
Qua đó sẽ thấy, nó cũng giống như cách đây ít lâu nhà báo Hoàng Hải Vân – nguyênTổng Thư ký Toà soạn Báo Thanh Niên đã từng khẳng định rằng, “Ai từng làm việc trong bộ máy Đảng và Chính quyền TP. Đà Nẵng thời ông Nguyễn Bá Thanh đều biết rõ, Nguyễn Bá Thanh thực chất là một “ông vua” của thành phố này. Nguyễn Bá Thanh quyết tức là nghị quyết, Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo tức là pháp luật. Thành ủy, Ủy ban nhân dân chỉ là nơi hợp thức hóa, hợp pháp hóa ý đồ riêng của Nguyễn Bá Thanh. Nguyên tắc tập trung dân chủ chẳng là cái đinh gì đối với Nguyễn Bá Thanh. “
Điều đó đã cho người ta thấy, cựu Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh, đã từng một thời từng là một tấm gương sáng chống tham nhũng, với những bài phát biểu chỉ trích kẻ đại tham nhũng có tên “đồng chí X” đã làm siêu lòng một đám đông dân chúng không nhỏ cuối cùng cũng bị lột mặt nạ để trở thành một kẻ siêu tham nhũng.
Việc hai cựu chủ tịch thành phố Đà nẵng là các ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến đã bị khởi tố do bán nhà đất công sản cho Vũ Nhôm với số lượng vô cùng lớn không đúng quy định, việc chỉ định bán nhà đất công sản không thông qua đấu giá. Hẳn còn nhớ, vụ việc này đã từng ầm ĩ từ rất lâu – hơn chục năm trước, với đỉnh điểm là vụ án “rải truyền đơn và tố cáo sai sự thật nhằm hạ uy tin lãnh đạo Đà Nẵng”, mà thiếu tướng Trần Văn Thanh, Chánh Thanh tra của Bộ Công an người đang bị tai biến và có hai bệnh viện của công an đã xác nhận là không đủ sức khỏe để dự phiên tòa. Thế nhưng vị thiếu tướng công an ấy vẫn bị đưa đến tòa trên cáng cứu thương trong tình trạng hôn mê, thở ôxy dưới sự chỉ đạo “kiên quyết” của ông Nguyễn Bá Thanh Bí thư Đà Nẵng khi đó.
Những sai phạm nghiêm trọng của ông Nguyễn Bá Thanh cũng như tập thể ban lãnh đạo Đà Nẵng thời Nguyễn Bá Thanh và tay chân hiện nay, người ở Đà Nẵng ai, ai cũng biết nhưng Nguyễn Bá Thanh không hề hấn gì. Thậm chí còn được Tổng Bí thư Trọng tín nhiệu rút ra trung ương giữ chức trưởng Ban Nội chính đầy quyền lực với mục đích dùng ông Nguyễn Bá Thanh để đối đầu với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó. Tiếc rằng lúc đó không chỉ có Tổng Bt Nguyễn Phú Trọng, mà kể cả Trưởng Ban Nội Chính Nguyễn Bá Thanh cũng chưa đủ tầm và lực để đối đầu, cho dù ông Nguyễn Bá Thanh đã thuyết phục được tử tù Dương Chí Dũng – TGĐ Vinalines hợp tác song vẫn chịu bất lực.
Nói như nhà báo Hoàng Hải Vân đã từng khẳng định rằng,“Tôi nhắc lại chuyện ông Nguyễn Bá Thanh không phải là ủng hộ việc “đào mồ” người chết ra mà xử tội. Tôi chỉ muốn nói, nếu như không làm rõ vai trò của ông Nguyễn Bá Thanh thì không thể thấy hết nguyên nhân sâu xa của vấn đề Đà Nẵng và khó có thể khôi phục lại sự hoạt động bình thường của Đảng bộ và Chính quyền Đà Nẵng sau khi triệt phá các tập đoàn tội phạm”. Thì có thể thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã có các quyết định rất dũng cảm khi ban hành văn bản Hướng dẫn thực hiện Quy định số 102-QĐ/TW nêu rõ trường hợp đảng viên vi phạm đặc biệt nghiêm trọng qua đời thì vẫn kiểm tra, kết luận và xử lý kỷ luật. Mà cái đích của ông Trọng không ai khác là cố Trưởng Ban Nội Chính – Bí thư TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh.
Có nghĩa là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhận thức được rằng, nếu không làm rõ vai trò của ông Nguyễn Bá Thanh trong những vụ mua bán công sản đầy mờ ám và khuất tất ở Đà Nẵng từ hàng chục năm nay thì không thể thấy hết nguyên nhân sâu xa của vấn đề Đà Nẵng do Bí thư TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh để lại. Và chỉ có như vậy mới có thể triệt phá các tập đoàn tội phạm do các quan chức cao cấp nhất trong bộ máy nhà nước tổ chức và điều hành. Mà điều nguy hiểm hơn cả của hành vi này là việc sử dụng một số đối tượng ngoài xã hội với vỏ bọc là các sĩ quan công an, quân đội làm kinh tài để kiếm lợi nhuận (chủ yếu là để ngoài sổ sách) mà không ai có thẻ quản lý nổi. Để rồi những đồng tiền phi pháp do bòn rút tai sản nhà nước đó, lại được sử dụng trở lại để mua quan, bán chức để chiếm các vị trí quan trọng nhằm thao túng quyền lực nhà nước. Điều mà người ta thấy rất rõ với các phong bao đôla Mỹ dày cộp được rải gần như hết cho các Ủy viên Trung ương tại Đại Hội 12 Đảng CSVN để đưa Đinh La Thăng vào ngồi chễm chệ trong Bộ Chính trị.
Từ những cái tên như Vũ Nhôm, Út trọc đến Phan Văn Vĩnh rồi Phan Hữu Tuấn ngày một dài bị lôi ra ngoài ánh sáng đã giúp cho người ta dần nhận thấy bộ mặt kinh tởm của kẻ có tên là Trần Đại Quang thực chất là một kẻ trùm tham nhũng và là trùm cuối của tập đoàn tội phạm núp dưới vỏ bọc công an, quân đội để vơ vét và trục lợi.
Trong chuyến thăm Cộng hòa Cuba từ ngày 28 đến 3/3/2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo bất ngờ khi khẳng định (trái với quan điểm của Chủ Nghĩa Mark-Lenine) rằng, “Tự thân kinh tế thị trường không đưa đến chủ nghĩa xã hội, nhưng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công cần phải phát triển kinh tế thị trường một cách đúng đắn, phù hợp”. Cộng với việc ông Tổng Bí thư đã quyết định “quật mồ’ của trùm tham nhũng Nguyễn Bá Thanh, thì có thể coi là 2 điểm sáng đáng được khen ngợi về nhận thức của người đứng đầu đảng CSVN – mang tên Nguyễn Phú Trọng vốn dĩ là một kẻ máy móc, bảo thủ và giáo điều.
Ngày 24 tháng 04 năm 2018
© Kami

(Blog RFA)