NGHỆ THUẬT CHỬI CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA.

Image may contain: 1 person, sitting, plant and outdoor
Hôm nay tình cờ đọc được bài ” Nghệ thuật chửi của người Việt xưa” Mình trích đoạn ngắn để các bạn cùng đọc, cùng cười…
Với một dân tộc luôn coi trọng uy tín và danh dự hơn hết thảy mọi cái ở đời thì cách tốt nhất là phải làm cho đối phương mất mặt trước cộng đồng. Thông thường, người ta tức lúc nào thì chửi lúc đó. Người Việt Nam truyền thống thì không như vậy, họ chờ khi có thật đông người thì mới chửi và khi chửi lại cố tình đệm thêm “ới làng trên xóm dưới” hoặc “ới trời cao đất dày” như mời gọi thêm mọi người trong cả cộng đồng đến nghe.
Đây là lời chửi của một người đàn bà mất gà được ghi lại trong tiểu thuyết Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan:
“Chém cha đứa nào bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua, bà cho nó ăn nó hãy còn, sáng hôm nay con bà gọi nó nó hãy còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả bỏ nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày, nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh đỏ mỏ; nó mổ chồng mổ con, mổ cả nhà mày cho mà xem!
Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh nó rút ruột ra…” ( hết trích )
Các cụ nhà ta xưa đanh đá thật đấy.Thảo nào hồi CCRĐ bị đội cải cách xúi dục, các cụ đấu tố hăng ra phết ” Ới cái thằng địa chủ bóc lột kia, mày có nhớ….”  😜

Muốn biết một người đàn ông khôn ngoan hay không, chỉ cần nhìn vào 10 câu nói “cửa miệng” này!

Muốn biết một người đàn ông khôn ngoan hay không, chỉ cần nhìn vào 10 câu nói "cửa miệng" này!

Một số câu cửa miệng bạn tưởng là “tinh tế”, giúp bạn trở nên hài hước, tâm lý, nhưng thực chất lại làm bạn trở nên quá đỗi “vô duyên”.

Người xưa có câu: “Bệnh từ miệng mà vào, hoạ từ miệng mà ra”

Có những lúc, những câu ta nói ra, dù vô tình hay cố ý, đều có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Các yếu tố cần xem xét trước khi nói: Bối cảnh cuộc trò chuyện, đối tượng ta hướng tới và cuối cùng là cách thức biểu đạt của ta.

Chậm lại một chút, để câu nói của chúng ta trở nên chỉn chu hơn. Dưới đây là 10 câu người khôn ngoan không bao giờ nói ra, cũng như không bao giờ biểu lộ ra trên gương mặt.

(1) “Đã bảo rồi mà”

Bạn rất tốt khi cảnh báo cho bạn mình trước về những điều sẽ xảy đến nếu họ không nghe lời bạn. Họ vẫn không lắng nghe và họ vấp ngã, thay vì buồn cho bạn mình, tại sao bạn cảm thấy hả hê?

Không bao giờ được dùng sai lầm của bạn bè để làm bàn đạp chứng tỏ sự thông minh của bản thân.

Không bao giờ để sự đắc ý của bản thân xát muối vào nỗi đau của người khác.

Người khôn ngoan thường sẽ nói: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Một điều tôi có thể chắc chắn: Sau này bạn sẽ không bao giờ đi lại vào vết xe đổ này nữa.”

(2) “Tôi chả dựa dẫm vào ai để có được thành công ngày hôm nay”

Sâu trong chúng ta, luôn có một khát khao muốn vượt lên trên tất cả mọi người, trở thành số 1. Chúng ta luôn muốn được mọi người công nhận, đặc biệt khi đó là những người không thích ta.

Chúng ta thành công, để cho người không thích ta cảm thấy hối hận.

Chúng ta thành công, để cho những người từng không coi ta ra gì cảm thấy xấu hổ.

Thành công đến rồi, tạm biệt nhé bọn thất bại!

Tuy nhiên, chúng ta lại quên mất rằng, thành công chúng ta có được, một phần cũng đến từ những người đó. Họ có thể như một liều thuốc độc, nhưng nếu được sử dụng với một lượng vừa phải, liều thuốc độc ấy sẽ biến thành liều thuốc bổ, thúc đẩy chúng ta khám phá, tìm ra và phát huy năng lực của bản thân.

Người khôn ngoan thường sẽ nói: “Cảm ơn tất cả mọi người, cảm ơn ba mẹ, cảm ơn bạn bè, cảm ơn những người không ưa tôi đã giúp tôi có được vị trí ngày hôm nay.”

Muốn biết một người đàn ông khôn ngoan hay không, chỉ cần nhìn vào 10 câu nói cửa miệng này! - Ảnh 1.

(3) “Thật không công bằng”

Chúng ta ai cũng ngầm hiểu với nhau rằng, cuộc đời này vốn dĩ chưa bao giờ công bằng.

Tuy nhiên mỗi khi có việc diễn ra không theo ý muốn, ngay cả khi đó là những chuyện vặt vãnh, chúng ta đều thở than bài ca “cuộc sống không công bằng”.

Trước khi mở miệng kêu “không công bằng”, chúng ta cần làm rõ vấn đề sau:

Thủ phạm đằng sau tất cả sự bất công này là một người khác, hay là chính chúng ta?

Trong trường hợp này người khôn ngoan thường sẽ nói thế nào?

Ví dụ, khi một người khôn ngoan cảm thấy lãnh đạo của họ đưa ra quyết định có phần không thoả đáng, họ sẽ khéo léo hỏi: “Xin lỗi vì làm phiền sếp. Sếp có thể giải thích tại sao tôi không được chọn không? Sếp đã cân nhắc kỹ quyết định này chưa?”

(4) “Mặc dù sau đây tôi sẽ trình bày một phương án khá ngu ngốc, tuy nhiên…”

“Học, học nữa, học mãi”. Biển học là mênh mông vô tận. Tất cả những gì chúng ta biết chỉ như những hạt cát trong sa mạc, điều ta chưa biết bằng cả đại dương.

Ngu dốt không đáng sợ, đáng sợ là khi chúng ta “thành thật” để lộ mình ngu dốt.

Khi được giao nhiệm vụ quan trọng, bạn phải thể hiện mình là người có khả năng kiểm soát tổng thể, là một trụ cột vững vàng và một sự bền bỉ không ngừng nghỉ.

Thật thà phơi bày cho người khác yếu điểm và sự thiếu hiểu biết của mình không giúp bạn tăng điểm trong mắt lãnh đạo hay trở nên thân thiện hơn với nhân viên, thậm chí còn có thể khiến bạn trở nên mất uy tín trầm trọng, gây nên những hậu quả khôn lường sau này.

Khi làm việc, hãy làm một cách thông minh.

Người khôn ngoan thường sẽ nói: “Vấn đề này khá mới lạ với tôi, vì vậy trước tiên tôi muốn lắng nghe ý kiến của các bạn”.

(5) “Sao dạo này ăn hại vậy”

Hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác, suy nghĩ xem câu mình nói ra ảnh hưởng đến họ thế nào.

Chúng ta rất khó để có thể tưởng tượng một câu nói mà ta hờ hững buông vào sai thời điểm có năng lực sát thương mạnh mẽ thế nào.

Khi đối diện với một người hay mắc sai lầm, thay vì chỉ trích họ, người khôn ngoan thường sẽ nói: “Không cần biết dạo này bạn bị làm sao. Tôi tin rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi”.

(6) “Trông bác chả già đi chút nào”

Câu nói này trông thì có vẻ tuyệt đối hoàn mỹ, không mảy may một chút hiểm hoạ nào đi kèm.

Nhưng thực tế, câu nói này không hề tinh tế như bạn tưởng. Với những người khó tính, thậm chí câu nói này có thể khiến họ nổi xung, cho rằng bạn chỉ là người dẻo mỏ.

Bởi khi bạn nói câu đấy, người ta sẽ hiểu rằng bạn chỉ đang tế nhị, bạn nói câu đấy chỉ vì so với những người cùng tuổi, họ “trẻ” hơn một chút thôi.

Người khôn ngoan thường sẽ nói: “Mấy năm nay, sắc diện của bác tốt lên nhiều đấy.”

Muốn biết một người đàn ông khôn ngoan hay không, chỉ cần nhìn vào 10 câu nói cửa miệng này! - Ảnh 3.

(7) “Tôi đã cố hết sức, sau cùng vẫn thất bại”

Đời người là một chuỗi sự kiện ngẫu nhiên đan xen, quyện chặt với nhau.

Và kết quả chỉ chiếm trong đó một tỉ trọng rất nhỏ.

Chúng ta dành cả đời, cố gắng theo đuổi kết quả chúng ta muốn.

Trong quá trình đó, chúng ta thực sự đã dốc hết sức, vì vậy cho dù có đạt được kết quả chúng ta muốn hay không, chúng ta cũng đã thu về cho mình một số thành quả nhất định.

Sự cố gắng nỗ lực thực sự đó không thể bị coi là một phần của thất bại.

Bởi sự cố gắng nỗ lực thực sự đó là dấu mốc đáng nhớ trong cuộc đời mỗi chúng ta.

Người khôn ngoan thường sẽ nói: “Tôi đã cố hết sức, vì vậy chả việc gì mà phải hối hận”.

(8) “Anh ta/Cô ta không hợp với bạn”

Đây là câu được nhiều người ưa dùng mỗi khi muốn an ủi đối tượng vừa trải qua một mối tình.

Người nói không muốn lắng nghe tâm tư, cảm xúc của đối tượng, vì vậy dùng câu nói này để nhanh chóng chấm dứt cuộc trò chuyện, đặc biệt khi đây là một đối tượng đa sầu đa cảm.

Khi nghe được lời an ủi này, đối tượng có thể cho rằng người nói muốn bảo mình gặp “vấn đề” trong cách nhìn người. Họ có thể hiểu câu nói này theo ý: “Ai cũng thấy, chỉ có bạn là không thấy. Bạn bị mù, thì đành phải chấp nhận thôi”.

Người khôn ngoan thường sẽ nói: “Đây có lẽ là sai sót lớn nhất trong cuộc đời của anh ta/cô ta”.

Muốn biết một người đàn ông khôn ngoan hay không, chỉ cần nhìn vào 10 câu nói cửa miệng này! - Ảnh 4.

(9) “Đừng buồn nữa, trước đây tôi cũng từng rơi vào hoàn cảnh giống bạn bây giờ, và tôi…”

Nếu họ buồn do thiếu kinh nghiệm, bất lực khi làm một việc gì đó, bạn có thể dùng kinh nghiệm trước đây của bạn để giúp đỡ họ.

Nhưng khi họ buồn do những vấn đề nghiêng về mặt cảm xúc, câu trên sẽ mang hàm ý: “Chuyện đã qua, đừng nhắc lại nữa”.

Câu này chả giúp ích được gì họ cả, bởi những nỗi đau này không thể được chữa lành bởi kinh nghiệm của người khác.

Tất cả những gì chúng ta có thể làm, là mang theo một trái tim đồng cảm, kiên nhẫn lắng nghe nỗi buồn của họ.

Người khôn ngoan thường sẽ nói: “Đây là điều mà ai cũng phải trải qua, hi vọng bạn sẽ tìm được lối ra cho riêng mình”.

(10) “Chúng ta không thuộc về nhau”

Thời thanh xuân có ai không từng trải qua một mối tình đơn phương. Chúng ta yêu đối phương một cách điên dại, cuồng si. Bước vào mối tình ấy:

Nếu chúng ta là đối tượng bị theo đuổi, phải chăng chúng ta liên tục dùng những lời lẽ tổn thương để thử thách sức chịu đựng của đối phương?

Nếu chúng ta là đối tượng đi theo đuổi, phải chăng chúng ta sẽ dùng mọi biện pháp để cố gắng giữ chặt sự tự tin mong manh ta có, để gồng mình chịu đựng trước những câu nói phũ phàng từ đối phương?

Người khôn ngoan thường sẽ nói: “Tôi sẽ rất nhớ bạn”.

theo Trí Thức Trẻ

Lương cán bộ 20-30 triệu/tháng, sao vẫn xây được biệt phủ chục tỉ, trăm tỉ?

Xây nhà cửa tử tế không có gì xấu hổ. Nhưng với cán bộ, lương khoảng 30 triệu đồng/tháng, nhẩm tính cũng phải mất 277 năm mới có 100 tỉ. Vậy lấy tiền đâu xây biệt phủ hàng trăm tỉ đồng?

Căn biệt thự được cho là của gia đình đại tá Lê Văn Tam – giám đốc Công an TP Đà Nẵng.

Gõ bàn phím với từ khóa “Biệt phủ”, Google cho 4.920.000 kết quả trong 0,49 giây. Tin tức, bài viết, phóng sự điều tra về đề tài biệt phủ tràn ngập trên mạng xã hội, biệt phủ đang trở thành vấn đề nóng.

Làm giàu chân chính, ở biệt phủ thì có gì phải bàn? Vấn đề ở đây, tại các địa phương, chủ biệt phủ – nhiều người trong số đó giữ nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý.

Ông cha ta có câu: “Sống cái nhà, thác cái mồ”. Vì vậy, gia đình nào cũng cố để có căn nhà tử tế.

Con cái lập gia đình ra riêng, ba mẹ có điều kiện, cho đất, tiền để cất nhà; vợ chồng siêng làm, dè sẻn chi tiêu để có tiền mua đất, làm nhà; lớp trẻ ngày nay, có em giỏi khởi nghiệp, nhờ vậy sớm xây được nhà khang trang hoặc mua căn hộ ở chung cư cao cấp.

Dù biết làm ăn, siêng năng, giỏi giang thì biệt phủ – nhiều người không dám mơ đến. Trong khi đó, có quan chức ở nhà đẹp, hoành tráng, nội thất đắt tiền, cây cảnh quý hiếm, những bữa tiệc xa hoa, kín cổng cao tường – đúng nghĩa của biệt phủ.

Lẽ thường, làm công ăn lương nhà nước, dù giữ quyền cao chức trọng đi nữa thì cũng chỉ 20 đến 30 triệu đồng tiền lương một tháng. Giá trị biệt phủ hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ đồng, để có được số tiền khủng ấy, làm sao?

Được thừa kế gia tài kếch sù, trúng số, có thể nhưng chắc chắn không nhiều. Nhẩm tính, lương 30 triệu đồng/tháng, phải mất 277 năm mới có 100 tỉ đồng.

Trong khi đó, bình thường, tốt nghiệp đại học, đi làm viên chức, công chức cho đến khi nghỉ hưu theo chế độ là 38 năm. Ngần ấy, chỉ với lương thì không thể có 100 tỉ đồng mà xây biệt phủ.

Nghịch lý đó, dấy lên những đồn đoán, nghi ngại, bức xúc, mỉa mai của người dân. Khoảng cách (cuộc sống, sự hưởng thụ, …) giữa công bộc của dân với người dân tăng lên, đồng nghĩa, niềm tin bị giảm sút đi nhiều.

Cũng có lời giải thích của chủ biệt phủ là quan chức, nhưng xem ra chẳng thuyết phục được ai. Điệp khúc “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu” lại được nói đến trong những cuộc trà dư tửu hậu ở góc phố, sau lũy tre làng, nơi công sở, quán xá… một cách cay nghiệt, chủ biệt phủ có biết không?

Những biệt phủ mọc lên do thu nhập bất chính – không có bữa ăn trưa miễn phí, vậy ai sẽ hứng chịu hậu quả?

Tham nhũng chính sách, đất đai; chạy chức, chạy quyền; ngân sách – thuế do dân đóng góp bị bòn rút; tài nguyên đất nước bị tàn phá…, người dân phải gánh chịu. Những người yếu thế họ lầm lũi đi dưới bóng nợ nần, thiếu hụt.

Và, khi họ ngước mặt lên để vội lau giọt mồ hôi, nước mắt, biệt phủ nguy nga đập vào mắt họ – biệt phủ của quan chức! Vô hình trung, họ bị ức chế trong suy nghĩ, rách nát trong trái tim, nông nổi trong hành vi…, hậu quả của biệt phủ bất chính là thế đấy, ai đó có biết chăng?

Kê khai tài sản thu nhập đã và đang được làm, hiệu quả đến đâu? Sự trung thực trong kê khai, giám sát, kiểm tra, công khai của những người được giao nhiệm vụ đang là một thách thức. Đâu đó chỉ là thủ tục, chính sự vô cảm ấy, dung túng ấy, thỏa hiệp ấy đã làm mọc lên thêm những biệt phủ.

Sống trong biệt phủ không được làm ra từ công sức của mình mà là do bòn rút tiền của nhân dân, lòng tự trọng của những chủ biệt phủ đó đã bị đánh mất. Và, khi không có lòng tự trọng, liêm chính liệu còn không?

Kỷ cương xã hội đi về đâu khi những con người đánh mất lòng tự trọng được giao nhiệm vụ chấp pháp?

Gia đình, học đường, xã hội luôn dạy con người sống chân – thiện – mỹ, nhưng, tự trui rèn bản thân đến đâu, mức độ như thế nào, có thường xuyên hay không, đó mới là điều quan trọng. Tôi luyện, quy luật muôn đời của tự nhiên và xã hội.

Tri thức, kỹ năng, phẩm cách để sống, làm việc, ứng xử, phụng sự không thể tự có, không dễ để có, càng không dễ để giữ được lâu. Vì thế, có những người, vào kỳ cuối được giao giữ trọng trách, họ đã bán mình cho quỷ.

Hơn lúc nào hết, sự giám sát của cộng đồng, sự vào cuộc nhanh chóng của cơ quan chức năng làm rõ trắng đen những đồn đoán về biệt phủ.

Theo TS NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG / TUỔI TRẺ ONLINE 

Vụ đất Quốc Cường Gia Lai: Thành ủy vào cuộc

Tin cho hay Ủy ban kiểm tra Thành ủy TP.HCM yêu cầu vụ bán đất cho Quốc Cường Gia Lai phải “báo cáo Ban thường vụ Thành ủy trước ngày 8/5.”
Ngày càng có thêm nhiều khu chung cư mới mọc lên bên bờ sông Sài Gòn
Truyền thông Việt Nam tường thuật, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân giao Ủy ban Kiểm tra Thành ủy “kiểm tra các dấu hiệu vi phạm trong vụ chuyển nhượng hơn 30 hecta đất tại Phước Kiển cho công ty Quốc Cường Gia Lai.”
Trước đó, Văn phòng Thành ủy TP.HCM phát đi thông báo cho hay, ngày 5/6/2017, Công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) “đã ký chuyển nhượng phần diện tích đất đã được đền bù tại khu dân cư Phước Kiển ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.”
“Diện tích đất được bán là hơn 30ha với giá 1,29 triệu đồng/m2.”
Ủy ban kiểm tra Thành ủy yêu cầu vụ việc này phải “báo cáo Ban thường vụ Thành ủy trước ngày 8/5.”
‘Công sản quốc gia’
Hôm 22/4, Luật sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng văn phòng luật mang tên ông, nói với BBC: “Sự kiện mua bán đất đai giữa Thành ủy TP.HCM và Quốc Cường Gia Lai phải nhìn từ góc độ công sản quốc gia.”
“Tại Việt Nam, giao dịch mua bán đất được luật pháp gọi dưới cái tên “chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.
“Nhưng với tôi, tôi sẽ gọi đúng tên theo bản chất của giao dịch và cũng là khái niệm mà công chúng vẫn thường dùng với nhau: Mua bán đất.”
“Vụ mua bán tài sản bất thành giữa Thành ủy TP.HCM và Quốc Cường Gia Lai đã làm lộ ra góc khuất về tài sản do tổ chức Đảng sở hữu, quản lý là chủ đề mà công chúng ít được thông tin từ báo giới chính thống từ trước cho đến nay.”
“Nhưng lần này, truyền thống giữ thông tin “mật” lại được bạch hóa công khai cho công chúng biết là một động thái khá lạ.”
“Có lẽ, người chủ trương bạch hóa cần sự cổ vũ của công chúng về những sự kiện được thông tin với mục tiêu chống tham nhũng trong đảng và trong chính quyền. Nhất là trong giao dịch mua bán đất đai này đã được cho là làm thiệt hại cho bên bán (Thành ủy TP.HCM) hàng nghìn tỷ đồng vì giá chuyển nhượng đã được định rẻ mạt.”
Luật sư Mạnh phân tích thêm: “Thành ủy TP.HCM đã đặt vấn đề “thương lượng” với “đối tác” là Quốc Cường Gia Lai để hủy bỏ giao dịch mua bán đất. Bên cạnh đó, một trong các chủ sở hữu Quốc Cường Gia Lai đã đề cập đến khả năng có thể phải giải quyết hợp đồng mua bán đất đã có giữa hai bên bằng biện pháp tài phán, hàm ý bác bỏ sự thương lượng.”
“Thực tế, tôi cho rằng nếu Quốc Cường Gia Lai quyết tâm khởi kiện sự việc ra tòa án để giải quyết về giao dịch mua bán đất là một quyết định khôn ngoan, nếu tính toán thiệt hơn như một vụ kinh doanh.”
“Bởi lẽ, khi hủy bỏ giao dịch, thì thông thường tòa án sẽ cho tính khoản thiệt hại phát sinh từ giao dịch, Trong đó, khoản chênh lệch giữa giá bán và giá hiện tại được thẩm định qua đơn vị có chức năng sẽ được xem là khoản thiệt hại.”
“Căn cứ mức độ lỗi của từng bên trong giao dịch, tòa án sẽ buộc bên có lỗi phải bồi thường. Đối với bên Quốc Cường Gia Lai, khách quan thì khó có thể chỉ ra lỗi của họ!”
“Việc họ mua được tài sản với giá hời không thể xem là lỗi. Thế nên, kết quả vụ án (nếu có) chắc chắn không làm Quốc Cường Gia Lai quá thiệt thòi về quyền lợi.”
“Sự thiệt thòi nếu có, trong trường hợp này chính là nhân dân mới là người bị thiệt thòi. Vì lẽ, cái gọi là tài sản của Đảng thực tế là tài sản của nhân dân.”
‘Thiện chí’
Ông Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, được báo Dân Việt dẫn lời: “Cần phải xem lại sự việc có sự “móc ngoặc” hay “thỏa thuận ngầm” giữa doanh nghiệp với quan chức để từ đó có thể mua được tài sản công với giá rẻ, không thông qua đấu giá hay không? Thậm chí, kể cả có đấu giá cũng vẫn có nhiều vụ việc xảy ra tình trạng “thỏa thuận” trong mua bán tài sản công để “trục lợi”.
“Việc mua bán “có móc ngoặc” luôn luôn được một số phần tử trong cơ quan nhà nước thực hiện để nhằm trục lợi trong mua bán tài sản công. Đây không phải là một vấn đề gì mới đã từng xảy ra nhiều nơi rồi. Việc công ty Tân Thuận ký hợp đồng, nếu như đúng là đã làm thất thoát hàng nghìn tỷ thì những người đưa ra quyết định ký hợp đồng chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm chính và phải bồi thường thất thoát đó,” ông Thịnh nói.
Trở lại cuộc phỏng vấn hôm 22/4 với BBC, Trưởng văn phòng luật Đặng Đình Mạnh nhấn mạnh: “Hoạt động đảng phái nói chung, về nguyên tắc trước nay vẫn được hiểu là được nuôi dưỡng bằng sự đóng góp tài chính từ nguồn đóng góp của các thành viên, được gọi tên là đảng phí từ đảng viên và nguồn lợi phát sinh từ các hoạt động kinh tài của họ trên nền tảng đảng phí.”
“Nhưng với đảng Cộng sản Việt Nam, tư cách là đảng phái duy nhất nắm giữ độc quyền lãnh đạo quốc gia thì tài sản của họ được hình thành không theo sự hiểu biết thông thường theo nguyên tắc nêu trên. Nếu bạch hóa nguồn gốc tài sản mà hiện nay đảng Cộng sản đang sở hữu, quản lý, thì nhận định vừa nêu sẽ được chứng minh.”
“Với cơ chế hiện nay, thực chất sự thất thoát tài sản của Đảng chính là sự thất thoát công sản, tức tài sản của nhân dân, chưa kể đến việc xác định động cơ thúc đẩy việc bán tài sản cho tư nhân với giá rẻ mạt.”
“Sự việc đã giúp chỉ ra lổ hổng của luật pháp hiện nay đối với vấn đề giao sở hữu, quản lý, định đoạt công sản quốc gia.”
Trước đó, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT công ty Quốc Cường Gia Lai được báo Zing dẫn lời: “Tôi khẳng định Quốc Cường Gia Lai giải quyết chuyện này trên phương diện thiện chí, hai bên tìm ra những thỏa thuận hợp lý và căn cứ trên hợp đồng. Nếu Thành ủy thu hồi khu đất, chúng tôi cũng sẵn sàng giao lại chứ không hề có ý định đưa mọi việc ra tòa vì mọi việc đều căn cứ trên hợp đồng.”
BBC

Đầy rẫy mối nguy từ những sòng Casino gần biên giới Việt Nam

Calitoday

Việc cán bộ Công an Nguyễn Hải Dương (SN 1985) vì cần tiền để đánh bạc ở Camphuchia nên không ngần ngại tự “biến mình” thành gián điệp khi đánh cắp những tài liệu mật của Bộ Công an rồi đem bán cho Đại sứ quán Trung Quốc. Qua đó đã cho thấy những sòng casino không chỉ làm cho người ta tán gia bại sản mà còn nguy hiểm ở chổ là nó có thể phục vụ cho mưu đồ chính trị, gây nguy hại cho an ninh quốc gia…

Con số ước chừng là tầm từ khoảng gần 70 sòng casino được thành lập tại các tỉnh ở Campuchia như: Kampong Cham, Svay Rieng, Kampot… có đường biên giới giáp với các tỉnh của Việt Nam là: Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Hà Tiên…Theo Thủ tướng Campuchia-Hun Sen từng tuyên bố thì 100% sòng casino chỉ phục vụ cho người nước ngoài, không được phục vụ cho người dân Campuchia. Đây là luật nên nếu sòng casino nào vi phạm sẽ bị phạt nặng hoặc bị tước giấy phép kinh doanh. Việt Nam cũng vậy, một số tỉnh thành của Việt Nam như Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng, Quảng Ninh có thành lập sòng casino nhưng không phục vụ cho người Việt Nam, chính vì điều này đã trở thành động lực cho những con bạc Việt Nam ào ạt vượt biên giới để giải “cơn khát” đỏ đen để rồi sau đó bán linh hồn và thể xác cho quỷ dữ. Hoạt động Casino và các ngành liên quan đã đem lại cho Chính phủ Campuchia một nguồn ngoại tệ lên đến hàng chục USD.

Không thể so bì với “thiên đường casino” ở Bavet, một số sòng casino ở thủ đô Phnom Pênh hoặc ở Poi Pet, chỉ có khoảng 2 sòng casino mới thành lập ở huyện Mi Mốt ở tỉnh Tbong Khmum, nằm hút trong rừng rậm nhưng hằng ngày vẫn thu hút hàng ngàn con bạc Việt Nam theo đường cửa khẩu Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước sang chơi.

Chỉ cần một tấm giấy Hộ chiếu và một khoảng tiền chơi là đủ cho con bạc dù ở bất cứ thành phần xã hội nào khi bước vào sòng casino vẫn được phục vụ như “thượng khách”. Con bạc cũng không cần phòng thủ tiền ăn uống, chổ nghỉ ngơi hoặc tiền đi đường, tiền qua cửa khẩu bởi đây là phí dịch vụ được các chủ sòng casino cung cấp miễn phí, nếu con bạc nhờ cò dẫn đường, lo mọi thủ tục thì khoản tiền dịch vụ này sẽ chia một khoản cho cò để cò lo liệu.

Giá mỗi ván chơi tối thiểu mỗi ván là 50.000VND và không giới hạn giá tối đa. Đây là cuộc chơi đỏ đen nên con bạc có lúc thắng lúc thua, tuy nhiên qua trò chuyện với một số con bạc cho thấy đa phần là nhận phần thua, có người từ một đại gia sau thời gian “đốt tiền” tại những sòng casino đã trở nên trắng tay, tán gia bại sản, vợ con bỏ rơi…thậm chí có người vì muốn tiếp tục phiêu lưu đỏ đen nên phải làm con tin cho chủ sòng hòng tống tiền gia đình và người thân.

Chiếm số nhiều những sòng casino ở Campuchia và cả ở Việt Nam có chủ là người Trung Quốc, mức độ hoạt động ngày một quy mô. Ngoài việc có thể làm cho người ta tán gia bại sản thì còn nguy hiểm ở chổ là những sòng casino này ngoài mặt hoạt động bài bạc nhưng không chừng còn hoạt động tình báo bên trong để phục vụ cho mưu đồ chính trị, gây nguy hại cho an ninh quốc gia.

Như đã nói trên, việc cán bộ Công an Nguyễn Hoàng Dương vì thua bài bạc nên cam tâm làm gián điệp cho Trung Quốc bằng cách đánh cắp những tài liệu mật của Bộ Công an để rồi sau đó đem bán cho đại sứ quán Trung Quốc có trụ sở tại Campuchia cũng là điều dễ hiểu.

Báo chí Việt Nam cho biết ngày 16/04/2018, Tòa án Sài Gòn đã đưa nguyên cán bộ Công an Nguyễn Hoàng Dương ra xét xử sơ thẩm với 2 tội danh “Gián điệp” và “Cưỡng đoạt tài sản” theo Điều 110 và 170 Bộ luật Hình sự 2015. Tổng hình phạt mà Hội đồng xét xử đã tuyên cho ông Dương là 8 năm tù giam.

Theo cáo trạng, ông Dương nguyên là cán bộ đội 9, phòng 3 Cục kỹ thuật nghiệp vụ I (A70) thuộc Bộ Công an đã lợi dụng thời gian nghỉ phép vào ngày 18/9/2016, đến trụ sở làm việc tại Sài Gòn sao chép các tài liệu mật được lưu trữ trong máy tính vào một đĩa CD rồi sau đó mang sang Campuchia đánh bạc.

Ông Dương có ý định nếu đánh bạc thua sẽ sử dụng những tài liệu đánh cắp này vào mục đích đe dọa các đồng nghiệp là sẽ bán cho đại sứ quán Trung Quốc và các tổ chức, báo đài nước ngoài đặng được cung cấp tiền, tiếp tục cuộc chơi.

Sau khi thua hết tiền và không thể dọa lấy thêm tiền từ các đồng nghiệp tại đơn vị nên ông Dương lên mạng tìm số điện thoại, email để liên lạc liên lạc với đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia để bán các tài liệu mật nhưng không thấy trả lời.

Ngày 4/10/2016, trong lúc ông Dương đến sòng bạc rút 2 triệu đồng do 1 cán bộ Cục Bảo vệ chính trị II, Tổng cục An ninh, Bộ Công an gửi thì bị Công an Campuchia bắt giao cho Công an Việt Nam. Trên đường bị đưa về đơn vị, ông Dương đã bẻ đôi chiếc đĩa CD.

Mức án 8 năm tù giam mà Hội đồng xét xử tuyên cho ông Dương là mức án thấp hơn đề nghị của Viện Kiểm sát là từ 13 đến 14 năm tù giam.

Cũng cần phải nói thêm, trong những năm qua bằng con đường du lịch, du học hoặc xuất khẩu lao động Trung Quốc tích cực đẩy mạnh công tác gián điệp để phục vụ cho mưu đồ chính trị, mộng bành trướng Bắc Kinh, là mối đe dọa của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam là nước giáp biên giới nên khó tránh khỏi.

Hoạt động thu thập thông tin tình báo của chính phủ Việt Nam hiện tại phần lớn vẫn dựa vào hai cơ quan tình báo chính là Tổng cục 2 trực thuộc Bộ Quốc Phòng và Tổng cục 5 trực thuộc Bộ Công an. Tuy nhiên, trong thời gian qua đã có nhiều tướng tá và sĩ quan cao cấp trong ngành Công an bị bắt giam, nổi bật là Trung tướng Phan Văn Vĩnh và Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa bị bắt với cáo buộc liên quan đến hoạt động bài bạc và rữa tiền xuyên quốc gia, gần đây nhất là vào ngày 17/04/2018, Trung tướng Phan Hữu Tuấn- cựu phó Tổng cục tình báo của Bộ Công an bị bắt với cáo buộc “làm lộ bí mật Nhà nước” liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” ở Đà Nẵng./.

QUÊ HƯƠNG