Xuống nước “hết cỡ”, thực chất Triều Tiên đang đi nước cờ chính trị cao tay với Mỹ-Hàn?

Xuống nước "hết cỡ", thực chất Triều Tiên đang đi nước cờ chính trị cao tay với Mỹ-Hàn?

Tuyên bố ngừng thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên hôm 21/4 vừa qua có thể hiểu là một quyết định chủ động, cho thấy nước này tự coi mình là cường quốc hạt nhân ngang hàng với Mỹ.

Triều Tiên vừa tuyên bố từ ngày 21/4 ngừng thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa, cũng như ngừng hoạt động một cơ sở thử nghiệm hạt nhân. Lý do chính thức được Triều Tiên đưa ra là chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên đã hoàn tất đến mức nước này không còn cần thiết phải thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa nữa.

Cũng có thể hiểu lời giải thích này là Triều Tiên không còn cần phải thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa nữa, chứ không phải bị ai ép buộc phải ngừng. Nghĩa là họ hoàn toàn chủ động chứ không hề bị động, và cũng không phải bị bức bách gì trước hai sự kiện lớn sắp diễn ra trong thời gian tới là cuộc thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba vào ngày 27/4 tới tại Bàn Môn Điếm, và sau đó là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên.

Việc Triều Tiên trên thực tế có cần phải tiếp tục tiến hành thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa để đạt được mục tiêu theo đuổi với chương trình này hay không, thật sự chỉ có phía Triều Tiên biết, còn người ngoài chỉ có thể phỏng đoán.

Nhưng điều có thể chắc chắn được là tuyên bố mới của Triều Tiên liên quan mật thiết và trực tiếp tới hai cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới. Cũng chính vì thế mà nó là nước cờ cao tay của Triều Tiên về chính trị.

Nước cờ cao tay

Sau lần cuối cùng thử hạt nhân và phóng tên lửa hồi cuối tháng 11 năm ngoái, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố là Triều Tiên đã thành công với chương trình hạt nhân và tên lửa.

Trên thế giới, các nước sở hữu vũ khí hạt nhân hoặc tự nhận là có vũ khí hạt nhân sau đó đều không tiến hành thử hạt nhân nữa, mà chỉ thỉnh thoảng phóng thử tên lửa.

Với sự quả quyết mà người ngoài không kiểm chứng được hồi cuối tháng 11 năm ngoái, chính ông Kim Jong-un đã tự đẩy mình vào tình thế “bước chân đi cấm kị trở lại”, nghĩa là Triều Tiên không thể tiến hành thử nghiệm hạt nhân và phóng thử các loại tên lửa đã từng phóng thử được nữa.

Vì thế, trên thực tế, tuyên bố mới đây nhất của Triều Tiên chỉ là sự xác nhận chính thức một lần nữa những điều ông Kim Jong-un từng khẳng định hồi cuối tháng 11 năm ngoái. Chuyện này không chỉ có liên quan trực tiếp, mà còn là một phần của hai cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và tổng thống Mỹ Donald Trump đã không nhận lời và thúc đẩy thực hiện cuộc gặp với ông Kim Jong-un, nếu như không có sự đảm bảo chắc chắn từ phía Triều Tiên là trong chương trình nghị sự của cuộc gặp thượng đỉnh phải bao gồm nội dung “chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên”.

Nếu Triều Tiên không thay đổi quan điểm lâu nay về vấn đề này thì sẽ không có cuộc gặp cấp cao nào hết với Mỹ và Hàn Quốc. Dư luận nội bộ ở Hàn Quốc và Mỹ sẽ không để cho hai vị tổng thống đương nhiệm ở hai nước này được yên, nếu như lãnh đạo của họ đã gặp ông Kim Jong-un rồi mà phía Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa như bấy lâu nay.

Theo mức độ từ thấp đến cao, đòi hỏi của Mỹ và Hàn Quốc đối với Triều Tiên là Bình Nhưỡng cần chấm dứt thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa, ngừng hoàn toàn chương trình tên lửa và hạt nhân, giải trừ toàn bộ tiềm lực hạt nhân, và thực hiện tất cả những chuyện này dưới sự giám sát quốc tế.

Tức là để hai sự kiện này được tổ chức và đạt được kết quả, Triều Tiên không chỉ phải chấp nhận trao đổi với Hàn Quốc và Mỹ về chương trình hạt nhân và tên lửa của mình mà còn phải sẵn sàng nhượng bộ trước Mỹ và Hàn Quốc.

Con bài chính trị và dư luận đắc dụng

Trong chuyện này, ngừng thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa là việc đầu tiên và trước hết mà bộ ba Mỹ – Hàn – Triều phải xử lý, và nó phải là kết quả của hai cuộc hội đàm cấp cao.

Để tránh phải nhượng bộ việc này trong cuộc gặp cấp cao, Triều Tiên đã không chỉ biến nó thành chuyện đương nhiên của mình, mà còn dùng nó làm động thái chính trị để thể hiện thiện chí đối thoại và coi trọng mối quan tâm của các bên còn lại, để tạo bầu không khí chính trị thuận lợi nhất có thể cho hai cuộc gặp, để hậu thuẫn ông Moon Jae-in và ông Trump đối phó với những người chống việc họ gặp ông Kim Jong-un, và khích lệ họ kiên định với kế hoạch gặp lãnh đạo Triều Tiên.

Động thái này còn nhằm thuyết phục thế giới bên ngoài tin tưởng vào tính liên tục và nhất quán của sự điều chỉnh định hướng chính sách của Triều Tiên đối với Mỹ và Hàn Quốc trong thời gian vừa qua. Triều Tiên biến cái sẽ bị mất ở hai cuộc cấp cao thành con bài chính trị và dư luận đắc dụng trước hai sự kiện ấy.

Với tuyên bố mới đây nhất nói trên, Triều Tiên chính thức tự coi mình là cường quốc hạt nhân và phát đi thông điệp ngầm về phía Mỹ là Triều Tiên ngang hàng với Mỹ trên phương diện này.

Tuyên bố ấy cùng những nội dung ấy chưa đủ để ta nhận diện được hoàn toàn quan điểm của Triều Tiên về “phi hạt nhân hóa”.

Nó tạo cơ sở tốt và là sự khởi đầu tốt cho thành công của hai sự kiện, nhưng nếu chỉ như vậy không thôi, tức là không được tiếp đà bằng những thoả thuận sâu rộng hơn liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, thì tuyên bố của Triều Tiên chưa thể đủ để hai cuộc cấp cao thành công như mong đợi chung.

Đại sứ Trần Đức Mậu / Theo Trí Thức Trẻ

4 nên và 6 không nên ai cũng phải biết sau mỗi bữa ăn để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

Không phải ai cũng biết những nguyên tắc ‘nên – không nên’ này sau khi ăn. Hãy cùng điểm qua các nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn tránh khỏi những sai lầm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Những việc nên làm sau bữa ăn

1. Súc miệng

4 nên và 6 không nên ai cũng phải biết sau mỗi bữa ăn để không ảnh  - Ảnh 0

Súc miệng sau khi ăn không chỉ giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn mà còn duy trì độ ẩm cần thiết cho khoang miệng. Việc làm đơn giản này cũng có tác dụng kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn, đồng thời phòng chống các bệnh về răng miệng.

2. Xoa bụng

4 nên và 6 không nên ai cũng phải biết sau mỗi bữa ăn để không ảnh  - Ảnh 1

Phần bụng xung quanh rốn là nơi tập trung các bộ phận tuyến ruột của môn vị dạ dày. Bởi vậy, việc massage thường xuyên bộ phận này sẽ tăng cường nhu động ruột, gia tăng việc tiết dịch vị, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa – bài tiết.

Chưa dừng lại ở đó, xoa bụng sau khi ăn còn đóng vai trò như một loại kích thích lành tính, đi qua thần kinh dẫn vào đại não, có lợi cho việc điều tiết chức năng nội tiết.

3. Nghe nhạc

4 nên và 6 không nên ai cũng phải biết sau mỗi bữa ăn để không ảnh  - Ảnh 2

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh những bản nhạc du dương, êm tai rất có lợi cho việc điều tiết tâm lý. Một nghiên cứu với nhóm người bị đau dạ dày của Phần Lan cho thấy các bệnh nhân nghe nhạc của Johann Sebastian Bach sau bữa ăn mỗi ngày có kết quả điều trị tốt hơn so với nhóm đối tượng chỉ uống thuốc. Do đó, việc thưởng thức một bản nhạc nhẹ sau bữa ăn là thú vui lành mạnh đối với sức khỏe.

Đối với người lớn tuổi, việc nghe nhạc sau bữa ăn càng có lợi cho quá trình dưỡng sinh. Các chuyên gia y tế cũng khuyến nghị chúng ta nên chọn những bản nhạc êm tai, vui tươi, không nên nghe những loại nhạc quá ồn, quá mạnh hoặc mang sắc thái đau thương để tránh ảnh hưởng đến tâm tình và chức năng tiêu hóa.

4. Đi bộ

4 nên và 6 không nên ai cũng phải biết sau mỗi bữa ăn để không ảnh  - Ảnh 3

Với nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, đa số chúng ta đang thay thế việc đi bộ bằng thời gian ngồi trong văn phòng, quán cà phê… Thực trạng lười vận động khiến cơ thể dễ bị béo phì, lượng axit dạ dày cũng tăng lên, kéo theo đó là nhiều hệ lụy khôn lường với sức khỏe.

Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần đi bộ khoảng 20 phút sau bữa ăn để thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, đi bộ sau bữa ăn tuyệt đối không nên đi nhanh, động tác cũng không cần quá mạnh, quá gấp. Sau khi đi, ta càng không được lập tức ngồi xuống hoặc nằm nghỉ ngay để tránh gây tổn hại cơ thể.

Những việc không nên làm sau bữa ăn

1. Ăn hoa quả

4 nên và 6 không nên ai cũng phải biết sau mỗi bữa ăn để không ảnh  - Ảnh 4

Sau mỗi bữa, dạ dày của chúng ta cần 1-2 tiếng để tiêu hóa hết toàn bộ thức ăn. Bởi vậy, việc thưởng thức hoa quả vào cuối bữa sẽ khiến lượng hoa quả tiến vào cơ thể bị chặn lại bởi số thức ăn chưa tiêu hóa trước đó.

Điều này khiến các chất dinh dưỡng từ hoa quả không được cơ thể hấp thu tối đa, đồng thời làm quá trình tiêu hóa bị chậm lại, gây nên tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm thích hợp nhất để thưởng thức hoa quả là trước bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ hoặc 2-3 giờ sau bữa ăn.

2. Hút thuốc

4 nên và 6 không nên ai cũng phải biết sau mỗi bữa ăn để không ảnh  - Ảnh 5

Sau khi ăn cơm, dạ dày và ruột tập trung cho quá trình tiêu hóa nên co bóp mạnh, khiến máu tuần hoàn nhanh hơn. Nếu hút thuốc vào lúc này, cơ thể sẽ hấp thu toàn bộ chất độc hại trong khói thuốc. Do tuần hoàn máu nhanh, lượng chất độc này càng dễ dàng tiến vào cơ thể, làm gia tăng mức độ tổn hại đối với sức khỏe.

3. Uống trà

4 nên và 6 không nên ai cũng phải biết sau mỗi bữa ăn để không ảnh  - Ảnh 6

Nhiều người có thói quen uống trà sau bữa ăn vì cho rằng nước trà có tác dụng làm sạch miệng, khử mùi hôi và hỗ trợ tiêu hóa. Trên thực tế, trong lá trà xanh có chứa acxit tannic. Việc uống trà sau ăn khiến dạ dạ dày chưa tiêu hóa hết protein đã phải tiếp nhận loại axit này.

Axit tannic trong trà gặp protein sẽ tạo thành chất kết tủa rất khó tiêu hóa, gây ảnh hưởng tới việc hấp thu đạm của cơ thể. Chưa dừng lại ở đó, trà xanh cũng cản trở việc hấp thu sắt, lâu dài sẽ khiến cơ thể lâm vào tình trạng thiếu sắt.

4. Ăn đồ ngọt

4 nên và 6 không nên ai cũng phải biết sau mỗi bữa ăn để không ảnh  - Ảnh 7

Ăn đồ ngọt sau bữa cơm sẽ làm cơ thể dễ hấp thụ chất béo, dẫn đến căn bệnh béo phì. Không chỉ vậy, những món ngọt khiến cho lượng insulin trong cơ thể suy giảm, khiến nguy cơ mắc tiểu đường tăng cao.

5. Uống nước ngọt

4 nên và 6 không nên ai cũng phải biết sau mỗi bữa ăn để không ảnh  - Ảnh 8

Trong nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có ga có chứa nhiều CO2. Chất này gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, gây trương bụng.

6. Uống nhiều nước

4 nên và 6 không nên ai cũng phải biết sau mỗi bữa ăn để không ảnh  - Ảnh 9

Việc uống quá nhiều nước sẽ khiến dạ dày căng ra, làm cho cơ quan này dễ lâm vào tình trạng quá tải, gây cản trở quá trình tiêu hóa – hấp thu. Việc thường xuyên duy trì thói quen uống nhiều nước sau khi ăn sẽ khiến dạ dày thường xuyên bị gia tăng áp lực, lâu dài có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày.

Theo phunugiadinh/bestie

Thế giới này vốn không hoàn mỹ nhưng có một người hoàn hảo dành cho bạn

“Bách niên giai lão”, kỳ thực cũng không phải là điều gì đó quá mức xa vời. Đó chính là những năm tháng hai người bên nhau, dần dần hiểu được nhau, nó trở thành những thói quen trong cuộc sống. Làm sao để có một mối quan hệ lâu dài mà không gây cho đối phương sự nhàm chán? Điều đó phụ thuộc vào chính sự dụng tâm này.

Tôi muốn kể cho mọi người nghe về câu chuyện của ông nội tôi.

Hồi nhỏ gia cảnh của ông nội tôi rất tốt, cụ thân sinh ra ông nội là một thương nhân có tầm cỡ ở đất Hồng Kông. Cũng chính vì vậy mà ngay từ nhỏ ông nội đã được tận hưởng cuộc sống của một đại thiếu gia vương giả, hàng ngày mặc đồ Tây, uống sữa cao cấp đắt tiền.

Nhưng rồi vào năm ông nội lên 8 tuổi thì gia đình gặp biến cố, cụ thân sinh ra ông bị bắt đi, sống chết không rõ, gia sản tiêu tán chẳng còn gì. Từ thân phận là một đại thiếu gia, sau một đêm, ông nội trở thành một đứa trẻ đẩy xe bán đậu hũ. Cũng vì thế mà ông đã không ngừng nỗ lực phấn đấu học tập, cần cù chịu khó, để trang bị cho mình một hành trang với đầy đủ tri thức của tuổi thanh niên tràn đầy nhựa sống bước vào đời.

Rồi một ngày, ông gặp được một người con gái xinh đẹp, người đã trở thành bà nội tôi sau này.

Niềm vui lớn nhất trong đời ông

Bà nội có gia cảnh rất tốt, cuộc sống đa dạng sắc màu, bà biết đánh Piano, thích xem ti vi ngoại quốc, yêu ca hát, thích thiên nhiên hoa cỏ, là người sống cá tính nhưng lại rất thánh thiện.

Vậy là ông bắt đầu hành trình theo đuổi bà, lúc đầu ông thường thường viết thư tình gửi cho bà, nhưng sau rồi ông nghĩ viết thư tình chi bằng viết nhật ký yêu thương.

Ông đem những nhớ nhung, chờ đợi hàng ngày của mình viết thành những bài thơ ngôn tình thắm thiết trao gửi cho bà để bày tỏ lỗi lòng thương nhớ. Nó tạo thành một giai điệu tình yêu lãng mạn và độc đáo, một lần ông có thể viết được cả mấy trang giấy. Thời gian cứ thế trôi qua, ông không hề chùn bước, ngọn lửa tình yêu trong ông vẫn không ngừng lớn mạnh từng ngày. Rồi thời gian cứ thế qua đi, cho tới một ngày, ngay cả phụ thân của bà ngoại cũng thích những áng thơ tình mà ông trao gửi tới cho bà.

Sau cùng ông và bà cũng được đến với nhau trong vòng tay chúc phúc của người thân. Ông luôn luôn là một chỗ dựa vững chắc nhất của bà, luôn là người hậu thuẫn cho bà trong cuộc sống, và với ông, đó cũng là tình yêu trân quý nhất.

Vì gia cảnh khó khăn, hai người đưa nhau về quê sinh sống, họ trải qua những tháng ngày thanh đạm mà hạnh phúc bên nhau. Khi tôi sinh ra, lúc còn nhỏ ấn tượng của tôi về ông bà cũng không có sâu đậm lắm, chỉ biết rằng từ lúc tôi sinh ra ông bà rất kiên trì ghi nhật ký cho tôi hàng ngày. Còn nhớ khi còn nhỏ, mỗi khi tôi khóc kéo tay bà đi chơi, ông nội thường nói: “Ngoan nào, để ông chơi với cháu, lưng bà không khỏe chạy sẽ  bị đau”.

Họ trải qua những tháng ngày thanh đạm mà hạnh phúc bên nhau. Ảnh minh họa dẫn theo flickr.com

Và rồi tôi lớn lên… tôi dần dần nhận ra và đúc kết được một chân lý, đó chính là, bất kể bà nội làm gì, dù đúng dù sai, thì ông đều đứng về phía bà. Nó giống như một câu ngôn tình rất lãng mạn mà có ai đó từng nói: “Nếu như cả thế giới này không ai đứng về em thì tôi sẽ là người đứng bên em

Có những lần họp mặt gia đình, ý kiến bất đồng, mọi người đều cho rằng ý kiến của bà nội không được thoả đáng lắm nhưng ông nội vẫn đứng về phía bà mà giáo huấn cả nhà, nói rằng ý kiến bà là đúng! Ông luôn hậu thuẫn bà vô điều kiện trong mọi hoàn cảnh, kỳ thực đây cũng chính là sự bao dung độ lượng, sự nhẫn lại vô bờ bến mà ông dành cho bà. Ông thường nói: “Ngay cả ông cũng không bảo vệ bà, vậy thì bà sẽ ra sao?”

Ông thường nhẹ nhàng vào phòng cha tôi mà nói: “Lẽ nào cha không biết mẹ con làm sai sao? Đương nhiên là cha biết điều đó, nhưng mà ngay cả cha cũng không bảo vệ mẹ con, vậy mẹ con sẽ sống ra sao?”. Khi cha tôi nghe được những lời này, có một cảm xúc dâng trào không thể nói được thành lời, khoé mắt cay cay một niềm hạnh phúc ấm áp…

Sau khi lên đại học, tôi thường viết thư về cho ông bà

Sau khi lên đại học, tôi và ông bà luôn duy trì viết thư thăm hỏi và tâm sự. Một là vì một năm mới gặp nhau được 2 lần, hai là chúng tôi rất thích cách thức trao đổi thư từ qua lại kiểu cổ điển này. Lời văn và nét chữ thư pháp của ông bà rất hay, mỗi lần đọc thư tôi có thể học hỏi thêm rất nhiều điều. Thú vị hơn nữa là cả ông và bà, cả hai đều tự tay viết thư cho tôi nhưng đặc biệt không khi nào xem thư của đối phương, vô cùng thú vị.

Đến đại học năm thứ 4, trong tay tôi có cả một chồng thư của ông bà, mỗi lần nhận được thư của ông bà, với tôi giống như là một ngày lễ vô cùng hạnh phúc. Ông thì thường chú trọng những việc mang tính triết học từ những sự việc nhỏ đến lớn, bà thì lại hay tả những sự việc hàng ngày một cách sống động, tất cả đều rất thú vị.

Có một lần ông gửi thư cho tôi, trong đó có một đoạn:

“Hôm nay thấy trời rất đẹp, ông muốn cất bước đi dạo một lúc, nhưng rồi đi được giữa đường trời bất chợt đổ cơn mưa nhẹ. Ông đảo mắt nhìn quanh nhưng không tìm được chỗ trú mưa, bèn vội vàng đảo bước chạy xuống núi. Sau khi xuống núi tìm được một quán nhỏ bên đường trú tạm, lúc này trời lại đổ mưa to xối xả, ông đành gọi một chiếc taxi về nhà.

Về đến nhà lại một trận mua to khủng khiếp nữa trút xuống, cửa phòng thì đóng kín, bà con lại không thấy có trong phòng. Kỳ thực trước đó ông và bà vì một chút việc nhỏ mà hai người có sự bất đồng, cả hai có chút không vui. Lúc này ông mới lo lắng, không biết bà con đi ra vườn hoa ở phía Bắc hay là đi ra quảng trường? Trời âm u sao không biết về nhà sớm cơ chứ? Ông muốn mang ô đi đón bà con, nhưng phân vân không biết là nên đi hướng nào? Có lẽ là phải đi cả hai.

Đang định bước ra cửa đi đón thì bà con về, hoá ra bà con mang ô đi tìm ông. Ông vừa cảm động vừa trách bà, sức khỏe không tốt, mưa to như vậy không cần phải đi đón ông, bà liền trả lời là sợ ông dính mưa”.

“Bách niên giai lão”, không phải chỉ cần có tình yêu…

Khi đọc xong những dòng này, tôi đột nhiên hiểu ra một điều, cái mà mọi người gọi là “Bách niên giai lão”, kỳ thực cũng không phải là điều gì đó quá mức xa vời. Đó chính là những năm tháng hai người bên nhau, dần dần hiểu được nhau, nó trở thành những thói quen trong cuộc sống. Làm sao để có một mối quan hệ lâu dài mà không gây cho đối phương sự nhàm chán? Điều đó phụ thuộc vào chính sự dụng tâm này.

Trong những năm tháng khó khăn trong cuộc đời này, tôi nghĩ rằng việc “nguyện cùng nhau đi đến trăm năm đầu bạc răng long không rời” cũng chẳng thể bằng được việc có được một người bạn đời hiểu mình, những lúc bất đồng hay cãi lộn đó, nó cũng chỉ là gia vị của tình yêu. Khi hai người thực sự có thể sống vì nhau, thì trong mọi hoàn cảnh, điều đầu tiên họ nghĩ chính là vì đối phương. Ở đây hai người vì sợ bạn đời của mình bị ướt, điều đầu tiên là nghĩ cho đối phương, quên bản thân mình mang ô đi đón đối phương.

Sau khi đọc hết lá thư, tôi cảm nhận rằng không quan trọng là tình yêu đó như thế nào, quan trọng là có thể thấu hiểu và nhẫn nại.

Ông nội thường nói: “Thế giới không hoàn hảo nhưng bà nội con là người hoàn hảo”. Hai năm nay bà nội tham gia vào lớp học hát cho người già, ông nội vô cùng khích lệ bà, hàng tuần bất kể mưa nắng thế nào đều đưa đón bà đi học. Vì bà nội có tuổi rồi, trí nhớ cũng không còn minh mẫn nữa, thường học trước quên sau. Chính vì vậy ông nội cùng thi học thuộc lời bài hát với bà, ông thường xuyên kêu con cháu khen bà nội giỏi và nhường cho bà thắng. Ông nội thích xem các phim lịch sử, nhưng mỗi tối ông đều ngồi cùng bà xem những tiết mục mà bà thích từ những vở như ‘Gia đình Hàn Quốc’ đến “Hậu cung Chân Hoàn Truyện’… Bởi như ông nội cảm nhận, thế giới này không hoàn mỹ, nhưng bà nội luôn là người hoàn mỹ.

Thế giới này không hoàn mỹ, nhưng bà nội luôn là người hoàn mỹ. Ảnh minh họa dẫn theo keywordteam.net

Bởi vậy, nhẫn nại đối với ông cũng là cam tâm tình nguyện, toàn lực làm cho bà vui.

Còn nhớ trước đây cô tôi thường nói với tôi: “Cháu phải tỉnh táo một chút, sau này kiếm bạn trai đừng có lấy ông nội con ra làm mẫu bạn trai của mình, bởi vì không ai có thể so sánh được với ông nội con đâu!”.

Mỗi lần giở lại những bức thư mà ông bà nội dụng tâm viết cho tôi, cũng như nghĩ đến tình cảm chân thành mà ông bà đã dành cho nhau suốt quãng đời qua, luôn khiến tôi có những cảm xúc dạt dào khó tả bằng lời.

Tôi hiểu rằng, “bách niên giai lão”, nó không hề liên quan gì đến tình yêu, nó là sự nhẫn nại, bao dung, nhưng mà sự bao dung ấy lại thể hiện một tình yêu chân thành và sâu sắc nhất. Người thực sự yêu thương bạn, chính là người có thể luôn luôn vì bạn mà nhẫn nại, bao dung trong mọi hoàn cảnh.

Theo Cmoney
Minh Vũ biên dịch 

Mục đích thật sự của ‘Vành đai và Con đường’ là gì?

Các chuyên gia Mỹ đánh giá “Vành đai và Con đường” (BRI) không hướng tới cái mác “có lợi cho đôi bên” như Bắc Kinh tuyên bố, mà đó là công cụ để mở rộng ảnh hưởng chính trị và hiện diện quân sự của Trung Quốc.
“Vành đai và Con đường” – một sáng kiến hạ tầng mà theo Bắc Kinh là để thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế toàn cầu – thật ra là nhằm phục vụ mục đích mở rộng ảnh hưởng chính trị và sự hiện diện quân sự của Trung Quốc.Đó là nhận định được nêu ra trong báo cáo ngày 17/4 của Trung tâm nghiên cứu quốc phòng cấp tiến (C4ADS). Đây là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận chuyên về phân tích dữ liệu và các vấn đề an ninh xuyên quốc gia có trụ sở tại thủ đô Washington, Mỹ.

Báo cáo đặt vấn đề phải chăng “bức chân dung” do Bắc Kinh vẽ ra về dự án ngàn tỉ USD qua một loạt quốc gia Á – Phi – Âu có thật sự nghiêm túc là để thúc đẩy phát triển kinh tế hay không.

Không hề có lợi đôi bên

Sáng kiến mang đậm dấu ấn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngoài mặt được miêu tả là để kết nối Trung Quốc với các nước châu Á, châu Âu, và châu Phi thông qua mạng lưới đường cao tốc, đường sắt, cảng biển, nhà máy năng lượng cùng các dự án hạ tầng khác.

Giới chức Trung Quốc nói rằng sáng kiến nhằm kết nối 65% dân số thế giới ở hơn 60 quốc gia này được biết tới là “Con đường tơ lụa” hiện đại. Họ khẳng định “Vành đai và Con đường” không phải là công cụ để mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ra toàn cầu.

Nhóm chuyên gia C4ADS đã nghiên cứu các tài liệu chính sách chính thức của Trung Quốc và các báo cáo phi chính thức của các nhà phân tích Trung Quốc để làm rõ ý định của sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã đi phân tích 15 dự án cảng biển do Trung Quốc cấp vốn ở Bangladesh, Sri Lanka, Campuchia, Australia, Oman, Malaysia, Indonesia, Djibouti và những quốc gia khác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Họ kết luận rằng các dự án này không được xúc tiến theo hướng “có lợi cho đôi bên” như Bắc Kinh tuyên bố.

“Thay vào đó, các khoản đầu tư dường như để tạo ra ảnh hưởng chính trị, lén lút mở rộng hiện diện quân sự của Trung Quốc và dựng lên một môi trường chiến lược có lợi cho Bắc Kinh trong khu vực” – báo cáo nêu rõ.

Theo hãng tin AP, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố bác bỏ thông tin trên, nhấn mạnh “Vành đai và Con đường” đơn thuần chỉ là một sáng kiến hợp tác kinh tế thông qua kết nối hạ tầng. “Trung Quốc không phải đang chơi một trò chơi địa chính trị” – Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định.

Hiện không có tài liệu chính sách chính thức nào nói về mối liên hệ giữa chiến lược “Vành đai và Con đường” với các lợi ích an ninh quốc gia của Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng việc xúc tiến sáng kiến này và việc theo đuổi các lợi ích an ninh của Bắc Kinh “có liên hệ nhau”, theo báo cáo.

“Nhiều nhà quan sát nhận ra rằng mạng lưới các trung tâm hậu cần hàng hải trải dài ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, gồm các hải cảng, có tiềm năng thay đổi bối cảnh chiến lược của khu vực” – nhóm C4ADS đánh giá.

Các dự án này đều có điểm chung là hướng đến mục tiêu an ninh của Trung Quốc. Các dự án trải đều ở các địa điểm chiến lược như cổng vào biển Đông.

Mập mờ dân sự và quân sự

Báo cáo cũng nhấn mạnh các dự án này rõ ràng là “lưỡng dụng”, tức phục vụ các mục đích vừa dân sự và vừa quân sự.

Ông Peter Cai, chuyên gia tư vấn tại Viện Lowy (Australia) chuyên nghiên cứu “Vành đai, Con đường”, nhận định rõ ràng ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc sẽ mở rộng ở những quốc gia mà “Vành đai, Con đường” liên kết.

Các liên kết hạ tầng mới sẽ giúp tăng hoạt động kinh tế. Điều đó có nghĩa “bạn sẽ có ảnh hưởng về kinh tế và tất cả chúng ta biết rằng ảnh hưởng về kinh tế dễ dàng trở thành đòn bẩy và quyền lực chính trị”, ông Cai cảnh báo.

Đi kèm với những khoản đầu tư hậu hĩ của Bắc Kinh là những đánh đổi về lợi ích như quyền tiếp cận tài nguyên khoáng sản, chủ quyền, lợi ích chiến lược… của các nước khác. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp các quốc gia nợ nần chồng chất và vỡ nợ.

Đơn cử là trường hợp Sri Lanka. Một trong những dự án gây tranh cãi nhất ở đảo quốc này là chính phủ đã ký thỏa thuận cho Bắc Kinh thuê cảng nước sâu Hambantota trong 99 năm.

“Trung Quốc dường như đã thiết lập được đòn bẩy tài chính đối với Sri Lanka thông qua đầu tư vào các dự án được cho là hão huyền” – báo cáo đánh giá.

Theo BÌNH AN / TUỔI TRẺ ONLINE 

Chính phủ các nước minh bạch chi tiêu như thế nào?

British pound banknotes

Cách thức chi tiêu của Chính phủ luôn được các nước ưu tiên tìm cách minh bạch hóa. Hãy cùng xem một số nền kinh tế tiên tiến minh bạch hóa chi tiêu đến mức nào?

Nhật Bản: Quyết toán tỉ mỉ, thần tốc

Người Nhật nổi tiếng là những người tỉ mỉ trong công việc. Chính vì vậy, cũng không bất ngờ khi Bộ Tài chính của Nhật công khai bản quyết toán có hơn 800 mục khác nhau, trong đó ghi rõ từng khoản mục thu – chi từ cấp Bộ cho đến các viện thuộc Chính phủ. Báo cáo của Bộ Tài chính Nhật Bản công khai cho người dân và có thể được tải về một cách dễ dàng.

Với việc công khai chi tiết như vậy, truyền thông Nhật Bản có thể dễ dàng phân tích và đưa ra bình luận từ nhiều góc độ khác nhau. Không chỉ báo chí toàn quốc mổ xẻ, đánh giá các vấn đề trong chi tiêu của Chính phủ, cơ quan báo chí địa phương cũng theo sát các diễn biến này. Ví dụ như chi tiêu của các Chính quyền địa phương được báo chí tường thuật lại bằng các hình minh họa dễ hiểu như bên dưới.

chi tieu cong
Minh họa chi tiêu của thành phố Kyoto (Ảnh: Website thành phố)

Nhìn vào hình minh họa ở trên, người dân có thể phán đoán chính quyền thành phố liệu có đang làm theo đúng những hứa hẹn lúc trước không. Ở thành phố du lịch Kyoto, trong năm 2017, chi phí cho giáo dục chiếm tỷ lệ lớn nhất với 24,21%. Trong khi đó, chi phí cho hệ thống cảnh sát để đảm bảo an ninh chỉ chiếm 8,29%.

Ngoài ra, Bộ Tài chính của Nhật quyết toán có thể nói là thần tốc. Năm tài chính ở Nhật kết thúc vào tháng 3/2017 thì đến tháng 11 cùng năm, bản quyết toán chi tiết này đã được trình lên Quốc hội. Nếu so sánh với “nước mình” thì khi vào xem website của Bộ Tài chính tại thời điểm viết bài này, kết toán của năm cuối cùng được công bố là năm 2015.

Thái Lan: Website trực quan, dễ hiểu

Khi các đầu mục thu – chi được công bố chi tiết và đầy đủ như Nhật Bản, người dân có thể giám sát được chính phủ đương nhiệm có đang chi tiêu hợp lý hay không. Tuy nhiên, điều đó cần sự hỗ trợ của các chuyên gia và giới truyền thông có năng lực đọc hiểu các con số khô khan.

Chính vì vậy, để ngay cả những người dân bình thường nhất cũng có thể hiểu và nắm được tình hình thu – chi của Chính phủ, Bộ Tài chính Thái Lan đã làm một website vô cùng trực quan, dễ hiểu. Thu và chi của Chính phủ có thể được xem theo chức năng (giáo dục, kinh tế, an ninh…) hay theo phân loại (trả lương, đầu tư…). Ngoài ra, người dân có thể theo dõi thu – chi của từng bộ và từng địa phương.

minh bach ngan sach
(Ảnh chụp từ govspending.data.go.th)

Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy chính phủ Thái Lan đang chi nhiều nhất cho các dịch vụ công cộng, giáo dục và phát triển kinh tế.

minh bach ngan sach
(Ảnh chụp từ govspending.data.go.th)

Trong khi đó, biểu đồ về chi tiêu theo phân loại chi tiết có thể cho người dân Thái Lan thấy Chính phủ đang dành ra khoảng 23% ngân sách để trả lương cho các công viên chức Nhà nước, phần lớn ngân sách còn lại được dùng để chi trợ cấp trợ giá và chi đầu tư phát triển.

Ngoài ra, người dân Thái Lan thông qua website có thể biết được tỉnh nào đang chi vượt dự toán ngân sách và vượt bao nhiêu.

Anh: Văn phòng độc lập theo dõi chi tiêu của chính phủ

Chính phủ Anh vốn đã có truyền thống công khai chi tiêu từ lâu. Vào website thống kê chi tiêu công của chính phủ Anh, chúng ta có thể tìm thấy dữ liệu về chi tiêu công của Chính phủ trung ương từ năm 1692 và Chính phủ địa phương từ năm 1868. Tương tự như Nhật Bản, hàng năm, khi chính phủ xin quyết toán hay thảo luận về dự toán thì truyền thông cũng liên tục tung ra các bài viết phân tích. Các biểu đồ dễ hiểu về chi tiêu của chính phủ có thể tìm thấy dễ dàng.

chi tieu Chinh phu Anh
Minh họa chi tiêu của Chính phủ Anh theo từng Bộ (Ảnh: Tạp chí Guardian)

Tuy nhiên, có vẻ như chỉ dựa vào truyền thông và người dân trong việc giám sát chính phủ là chưa đủ. Năm 2010, Anh đã thành lập Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (Office for Budget Responsibility), một văn phòng độc lập gồm các chuyên gia tài chính công hàng đầu. Nhiệm vụ của văn phòng này bao gồm:

  • Đưa ra dự báo phát triển kinh tế, đặc biệt nếu có sự thay đổi về chính sách thuế
  • Theo dõi kết quả đạt được và mục tiêu đặt ra khi dự toán ngân sách
  • Phân tích độ bền vững trong các tài khoản tài chính công
  • Đánh giá rủi ro tín dụng công
  • Đánh giá chi tiết chính sách thuế và phúc lợi

Anh không phải là nước duy nhất có văn phòng kiểu này. Theo báo cáo của IMF vào năm 2014, trên thế giới có tổng cộng 36 nước có văn phòng như vậy, với phần lớn các nước ở châu Âu đều có. Ở châu Á, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có ủy ban độc lập theo dõi chi tiêu của Chính phủ.

Ai có quyền đòi hỏi sự minh bạch trong chi tiêu của chính phủ?

Trên thực tế, mọi chi tiêu của Chính phủ đều là từ thuế và các nguồn thu từ xã hội. Nói cách khác, mọi khoản chi tiêu của Chính phủ đều là lấy từ túi của người dân. Người dân đang ủy thác cho Chính phủ trong việc chi tiêu nguồn vốn này sao cho tạo ra “lợi nhuận” lớn nhất cho toàn xã hội.

Cũng giống như trong một Công ty Cổ phần, nếu Ban Giám đốc sử dụng nguồn lực và tài chính không hợp lý, hay tạo ra lợi nhuận không như mong muốn, Ban Giám đốc có thể bị chỉ trích kịch liệt hoặc thậm chí sa thải theo ý kiến của đa số cổ đông.

Chính phủ nhiều nước luôn ý thức rất cao về việc có trách nhiệm trong việc chi tiêu nguồn vốn công của dân chúng. Vì vậy, cho dù đảng nào lên cầm quyền, họ đều luôn tìm các chuyên gia tài chính hàng đầu để tham mưu cho Chính phủ, tránh việc bị bẽ mặt bởi truyền thông hay các cơ quan giám sát độc lập.

Người dân các nước cũng ý thức rất cao việc mình là “người chủ” của các nguồn vốn đang được sử dụng để chi tiêu công. Các chính khách nếu có sai phạm trong việc sử dụng nguồn vốn công thường không thể duy trì được sự nghiệp chính trị của mình do sự phản đối mạnh mẽ của người dân.

Chúng ta đang trong tiến trình hội nhập mạnh mẽ với quốc tế. Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần học tập “nước người ta” về các tiêu chuẩn minh bạch?

Tự Minh / Trithuc

Mật vụ Việt Nam đã lên kế hoạch và từng bước tiến hành vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ 9 tháng trước đó

Kể từ khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra cho đến nay, đây là lần đầu tiên tờ Der Spiegel (Tấm Gương) – tuần báo lớn nhất, có uy tín đứng nhất nước Đức và phát hành khắp thế giới – có một bài tường thuật dài 3 trang với nhiều chi tiết mới mà trước đây chưa hề được các nhân viên điều tra của Đức tiết lộ. Tờ tuần báo có tầm vóc định hướng dư luận này đã cho đăng bài tường thuật trên chuyên mục Tội phạm và đăng đúng vào lúc phiên tòa xét xử nghi can mật vụ Việt Nam Nguyễn Hải Long sắp sửa khai mạc. Sau đây là bản dịch bài tường thuật:
Một cuộc hẹn gặp đầy tai họa
Mật vụ Việt Nam bắt cóc một cựu quan chức đảng và người tình của ông ta từ Berlin. Các thủ phạm đã trốn thoát, chỉ có một tòng phạm giờ đây ra trước tòa
Đội đặc vụ cấp cao gồm 8 người
Khoảng 10 giờ sáng ngày 19.07.2017 đội đặc vụ cấp cao Việt Nam đã gặp nhau tại phòng đón khách của sân bay Tegel ở Berlin. Ông Đường Minh Hưng -một vị tướng hai sao mang kính không vành với chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an Việt Nam- đã đến. Đại tá Nguyễn Đức Thoa, đại diện tình báo của Đại Sứ quán Việt Nam tại Berlin cũng xuất hiện. Hai mật vụ bay từ Paris đến và 4 người khác đi bằng xe ô tô từ Praha thủ đô CH Séc đến. Cuối cùng tổng cộng gồm 8 người.
Họ biết rằng máy bay chở một trong những nạn nhân của họ từ Paris cũng sẽ đáp xuống đây, có điều họ không biết khi nào máy bay đến, vì vậy họ đã phải chờ đợi cả 3 tiếng đồng hồ.
Ông Đường Minh Hưng -một vị tướng hai sao mang kính không vành với chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an Việt Nam
Đỗ Thị Minh Phương bị dùng làm „chim mồi“ mà cô không hề biết
Chiếc máy bay chở đối tượng đến trể 16 phút và hạ cánh lúc 12 giờ 56 phút, và sau đó cô Đỗ Thị Minh Phương đón một chiếc xe Taxi. Các đặc vụ ngồi trong chiếc xe BMW X5 màu ánh bạc mang biển số 1AM-2246 đã bám theo sát xe Taxi này. Gần một giờ sau, cô đến nhận phòng tại khách sạn Sheraton gần công viên Tiergarten (Vườn thú) ở Berlin. Tại đây, cô hẹn gặp người tình của mình, doanh nhân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh hiện nay 52 tuổi. Ông đã chạy trốn sang Đức và xin tị nạn, tuy nhiên ông vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ tình ái với cô gái 24 tuổi này đến từ Hà Nội.
Những người đàn ông mật vụ từ phòng đón khách của sân bay đã bám theo người phụ nữ đến khách sạn Sheraton và kể từ đó không để hai người lọt ra khỏi tầm mắt của họ, kể cả khi hai người vào một cửa hàng kính cũng như khi hai người vào một quán Ý ăn tối. Bốn ngày sau đó họ đã ra tay.
Đỗ Thị Minh Phương, người tình của Trịnh Xuân Thanh, bị dùng làm „chim mồi“ mà cô không hề biết
Nhiều nhân chứng trông thấy vụ bắt cóc
Sáng chủ nhật, ngày 23 tháng 7, bầu trời u ám. Đúng 10 giờ 39 phút cặp nhân tình rời khỏi khách sạn và đi bộ trong công viên Tiergarten (Vườn thú).
Vụ bắt cóc diễn ra không đầy một phút. Những người đàn ông tóm lấy cô gái, cô ta đã chống cự kịch liệt đến nỗi các nhân chứng tưởng rằng cô ấy đang bị động kinh. Trịnh Xuân Thanh cũng đấm đá dữ dội, ngay cả khi ông ta bị đẩy xuống sàn xe bắt cóc VW Multivan màu ánh bạc mang biển số 2AB-3140. Kính râm và điện thoại Iphone 7 của ông bị rơi trên vỉa hè. Khi người qua đường nhặt nó lên, thì hình ảnh của một bông hoa hiện ra trên màn hình.
Kính râm và điện thoại Iphone 7 (với bông hoa hiện trên màn hình) của Trịnh Xuân Thanh tại hiện trường, và chiếc xe bắt cóc VW Multivan (Ảnh minh họa của nhật báo Süddeutsche Zeitung)
Buổi sáng hôm đó cảnh sát đã nhận được nhiều cuộc điện thoại báo động của các nhân chứng. Một nhân chứng đã bám theo chiếc xe bắt cóc đến Cổng Brandenburg. Khi xe dừng ở đèn đỏ anh ta nhảy ra khỏi xe và chạy đến những nhân viên cảnh sát để báo động, nhưng chiếc xe VW bắt cóc đã phóng chạy mất. Đúng 11 giờ 13 phút, chiếc xe bắt cóc đến Đại Sứ quán Việt Nam tại Berlin-Treptow. Chiếc xe đã đỗ tại đây suốt 5 tiếng đồng hồ.
Sau đó Trịnh Xuân Thanh bị đưa về Hà Nội bằng máy bay, có lẽ là qua Moskau, có lẽ ngụy trang dưới hình thức chuyên chở bệnh nhân nằm trên cáng cứu thương. Ngày 03.08.2017 truyền hình nhà nước Việt Nam đưa ông lên truyền hình trình diễn như một người thú tội, ăn năn. Đầu năm nay 2018, Tòa án nhân dân Hà Nội đã kết án ông hai lần tù chung thân.
Cuối cùng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đạt được mục tiêu của mình và loại bỏ một đối thủ gây phiền nhiễu, có lẽ cũng là một người tham nhũng.
Trịnh Xuân Thanh
Công nghệ giám sát đã giúp các nhà điều tra Đức
Hầu hết các thủ phạm có lẽ không bị truy tố về hình sự. Vào ngày 24.04 sắp tới đây, Tòa Thượng thẩm Berlin sẽ bắt đầu phiên tòa xét xử nghi can Nguyễn Hải Long hiện nay 47 tuổi, mang quốc tịch Việt Nam và quốc tịch CH Séc, bị cáo buộc về hoạt động gián điệp và hỗ trợ việc cưỡng đoạt tự do. Nhưng như các Công tố viên công nhận, Nguyễn Hải Long chỉ giữ một vai trò nhỏ trong nhóm thực hiện vụ bắt cóc. Ông Long đã làm những gì mà người ta ra lệnh cho ông
Liệu rằng bị cáo Long biết rõ ông tham gia vào vụ bắt cóc như các Công tố viên nhà nước Đức quả quyết, hoặc liệu rằng bị cáo Long hoàn toàn không biết như ông ta đã khai, thì các thẩm phán phải làm rõ trong phiên tòa xét xử mà được dự kiến gồm 21 phiên xử.
Các nghi phạm khác có lẽ đã trốn thoát từ lâu, như Trung tướng tình báo Đường Minh Hưng và những mật vụ đến từ Paris. Hoặc là họ được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, chẳng hạn như các nhân viên của Đại Sứ quán Việt Nam tại Berlin được cho là đã tham gia vào vụ bắt cóc. Sau đó 2 trong số họ đã bị Chính phủ Liên bang Đức trục xuất, trong đó có Đại tá Nguyễn Đức Thoa đại diện chính thức của tình báo. Một hành động tượng trưng, không có gì nhiều hơn.
Trong vụ này, hầu như không có bất kỳ người tham gia nào cung khai, kể cả 2 nạn nhân bị bắt cóc dẫu rằng họ có thể nói. Mặc dù thế, các nhà điều tra Đức đã tái dựng được từng phút của vụ bắt cóc. Công nghệ giám sát đã giúp họ: những chiếc xe do nghi phạm Nguyễn Hải Long thuê mướn đều có trang bị hệ thống định vị GPS. Nhờ đó mà họ biết được chính xác lộ trình của xe và xác định chính xác hành trình di chuyển đúng từng giây. Các đoạn băng video thu từ các trạm xăng đã tiết lộ ai đã lái xe, chiếc xe nào và khi nào. Một hệ thống kiểm tra tự động biển số xe, gọi là hệ thống Kesy, được sử dụng trong bang Brandenburg nhằm chống trộm xe, đã cung cấp thêm thông tin. Từ đó, các nhà điều tra đã phát họa được một họa đồ di chuyển của các thủ phạm và những chiếc xe của họ.
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã được lên kế hoạch và tiến hành từ 9 tháng trước đó
Kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức có lẽ đã hình thành từ 9 tháng trước khi vụ bắt cóc xảy ra. Ngoài Berlin thì Praha là một cơ sở quan trọng của kế hoạch thực hiện vụ bắt cóc.
Theo báo cáo của nhân viên liên lạc của Sở Cảnh sát hình sự Liên bang Đức tại Cộng hòa Séc cho các đồng nghiệp của ông ở Đức, một tổ công tác cao cấp của Cục Cảnh Sát Truy Nã Tội Phạm (C52) Bộ Công An đã đến Praha vào tháng 9 năm 2016. Họ muốn kích hoạt các nguồn của mạng lưới tình báo ở Praha, một phần từ “khu xã hội đen (tội phạm hình sự) ở đây”, để truy tìm Trịnh Xuân Thanh ở đâu.
Thiếu tướng Nguyễn Dĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh Sát Truy Nã Tội Phạm (C52) Bộ Công An tặng hoa lưu niệm cho Đại tá Lê Trọng Phúc
Ngày 16.09.2016, các cơ quan điều tra Việt Nam đã ban hành lệnh bắt giữ Trịnh Xuân Thanh. Là giám đốc một công ty con thuộc tập đoàn dầu khí quốc doanh PetroVietnam, ông Thanh chịu trách nhiệm về khoản lỗ 130 triệu Euro.
Ngày 30.09.2016, một lệnh truy nã quốc tế của nhà chức trách Việt Nam đã được gửi đến Đức. Như thông thường trong những trường hợp như vậy, Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp Liên bang Đức đã kiểm tra yêu cầu này. Phía Đức phản ứng một cách thận trọng: Trước nhất chỉ có địa điểm lưu trú của Trịnh Xuân Thanh cần phải được xác định mà thôi.
Tuy nhiên, trong tháng 10 năm 2016 một tổ công tác của Bộ Công an Việt Nam đã đến Đức, một nhân viên liên lạc của Sở Cảnh sát Liên bang Đức tại Hà Nội đã xác định như thế. Mục tiêu của họ: tìm ra kẻ đào thoát Trịnh Xuân Thanh. Vào ngày 04.11.2016, Bộ Công an Việt Nam đã thông báo với phía Đức, họ biết rằng ông Trịnh đang ở Đức. Ngày nay khi nhìn lại thì điều đó giống như là một lời cảnh báo cuối cùng.
Trịnh Xuân Thanh đã đào thoát như thế nào?
Khoảng cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2016 Trịnh Xuân Thanh đã trốn thoát bằng đường bộ (thường được gọi là đường „tiểu nghạch“), đi qua Lào, Thái Lan và đến Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đây ông Thanh đã dùng hộ chiếu ngoại giao của mình để bay sang Đức (khi đó hộ chiếu ngoại giao Việt Nam được miễn Visa nhập cảnh Đức). Tại Đức ông Thanh gặp lại vợ và 2 con gái nhỏ của ông (đi bằng đường máy bay từ Việt Nam tới Đức), còn 2 con trai của ông thì ở lại Việt Nam.
Ông không muốn trở thành một “con tốt trong một cuộc đấu tranh quyền lực bẩn thỉu”, nhiều tháng sau ông Thanh đã viết như thế, khi ông ta đặt đơn xin tị nạn chính trị tại Đức vào ngày 29.05. 2017. Ông lưu ý rằng ông có nguy cơ bị tử hình ở Việt Nam. Cơ quan cứu xét tị nạn Liên bang Đức (viết tắt là Bamf) đã mời ông Thanh đến để phỏng vấn. Cuộc hẹn phỏng vấn là đúng 1 ngày sau vụ bắt cóc, luật sư của ông Thanh đã chờ đợi, nhưng không thấy ông xuất hiện.
Được biết, không phải lần đầu tiên Trịnh Xuân Thanh đến Đức xin tị nạn. Hồi đầu những năm 1990 ông Thanh đã đến Đức xin tị nạn và sinh sống ở Đức trong ba năm. Sau khi bị bác đơn xin tị nạn ông Thanh đã trở về nước.
Tại Berlin, gia đình ông Thanh sống kín đáo trong một căn nhà riêng ở quận Spandau. Địa chỉ đăng ký nơi cư ngụ chính thức tại quận Wedding của Berlin (Chú thích của người dịch: có lẽ trong căn hộ của Người Buôn Gió) chỉ dùng để ngụy trang. Họ tránh tiếp xúc với những người khác trong số 16 nghìn người Việt tại thủ đô Berlin. Chỉ thỉnh thoảng ông Trịnh và vợ ông đi đến Câu lạc bộ Gatow với một người bạn thân để chơi gôn. Họ là những hội viên chưa chính thức của Câu lạc bộ ở đó. Người vợ rõ ràng không biết gì về việc ông Thanh vẫn giữ mối liên hệ tình ái với cô Đỗ Thị Minh Phương.
Quyết định bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Mùa hè năm ngoái, chính phủ Việt Nam tăng áp lực lên phía Đức. “Có một mối quan tâm lớn lao đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng”, trong một báo cáo của cảnh sát Đức viết như vậy. Tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Hamburg vào đầu tháng 7 năm 2017, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hình như đã nói chuyện với bà Thủ tướng Đức về việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. Nhưng có lẽ bà Angela Merkel đã làm cho ông Phúc ít hy vọng rằng Trịnh Xuân Thanh có thể được dẩn độ.
Trể nhất là vào lúc bấy giờ, lãnh đạo của Tổng cục An ninh đã quyết định dùng vũ lực bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đem về Việt Nam. Các đặc vụ tình báo biết rằng cô Đỗ Thị Minh Phương, người mà ông Thanh quen biết từ Bộ Công Thương, muốn bay đến Đức gặp người yêu của mình vào tháng Bảy năm 2017, như mọi khi bay ngang qua Paris. Đây là một cơ hội tốt để thực hiện vụ bắt cóc mà được giữ tối mật.
Nghi phạm Nguyễn Hải Long
Các nhà điều tra Đức không thể nói chính xác, nghi phạm Nguyễn Hải Long đã nhận lệnh từ ai. Vào ngày 18.07.2017, ông đã thuê mướn một chiếc xe BMW X5 màu ánh bạc của một văn phòng cho thuê xe tại khu chợ Sapa Việt Nam ở Praha. Văn phòng dịch vụ chuyển tiền của ông Long chỉ cách đó một vài mét.
Nguyễn Hải Long là người lao động hợp tác thời Đông Đức cũ, nhưng chỉ sống ở Đông Đức trong một thời gian ngắn. Năm 1990, ông trở về Việt Nam, vào năm 1991, ông lại sang Đức xin tị nạn, và cuối cùng bị từ chối vào năm 1996. Từ năm 1999, ông sống ở Cộng hòa Séc cùng với bạn gái và con cái của họ.
Sau khi thuê chiếc xe BMW X5, ông Long đã đưa chiếc xe này cho một người đàn ông Việt Nam để lái đến Berlin với một người Việt Nam khác. Chiếc xe này được sử dụng để theo dõi và giám sát ngày đêm cặp tình nhân. Hai ngày sau, ông Long thuê một chiếc xe VW Multivan màu ánh bạc, cũng tại văn phòng cho thuê xe ở Praha, chiếc xe này chính là chiếc xe được dùng để bắt cóc. Ông Long đã đích thân lái chiếc xe này Berlin. Tuy nhiên, vào buổi sáng ngày thực hiện vụ bắt cóc, chiếc xe này lại do một người khác lái.
Ông Đường Minh Hưng -một vị tướng hai sao mang kính không vành với chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an Việt Nam
Trung tướng tình báo Đường Minh Hưng
Những kẻ bắt cóc cố gắng che giấu danh tính của họ, nhưng vô ích. Mặc dù họ đột ngột thay đổi khách sạn, trong thời gian ngắn họ hủy bỏ phòng đã được đặt trước và thanh toán bằng tiền mặt, nhưng khi đặt trước phòng ở khách sạn, họ lại lấy tên thật.
Dường như họ cũng không để ý đến các camera giám sát trong các khách sạn, sau này các nhân viên điều tra Đức dễ dàng nhận ra những khuôn mặt của họ. Chỉ có tướng Đường Minh Hưng là hành động thận trọng hơn. Phòng của ông ở khách sạn Sylter Hof đã được thuê bởi một nhóm mật vụ khác, phòng này đã trở thành trung tâm chỉ huy vụ bắt cóc. Người đàn ông mật vụ cao cấp hiếm khi rời khỏi phòng và ít tiếp khách, chẳng hạn như Nguyễn Đức Thoa đồng nghiệp tình báo của ông từ Đại sứ quán Berlin.
Vào buổi sáng xảy ra vụ bắt cóc, tướng Hưng rời khách sạn lúc 8 giờ 18 phút và không trở lại. Cùng ngày, Nguyễn Hải Long đã đến quầy lễ tân khách sạn để hủy bỏ phòng đã được đặt trước cho những ngày kế tiếp, trong khi một mật vụ khác từ Praha đến khách sạn lấy dùm hành lý cho Trung tướng Hưng.
Chỉ vài giờ sau vụ bắt cóc ở Tiergarten, cô Đỗ Thị Minh Phương, người tình của Trịnh Xuân Thanh, được đưa ra khỏi nước Đức. Một nhân viên Đại sứ quán lái xe cùng một người bạn đến khách sạn Sheraton để lấy hành lý. Một chiếc vali, đồ trang điểm, túi giấy của Louis Vuitton và Chanel. Họ chỉ không nhìn thấy, bỏ quên một chiếc áo sơ mi nam trong phòng khách sạn. Sau đó họ mang hành lý đến Sân bay Tegel cho cô Minh Phương.
Hai người Việt Nam đi kèm theo canh giữ cô Minh Phương trên phi cơ bay qua Bắc Kinh và Seoul đến Hà Nội, Đại Sứ quán ở Berlin đã đặt mua vé máy bay này của hãng hàng không Trung Quốc. Sau đó từ Hà Nội cô Đỗ Thị Minh Phương đã viết cho một người bạn gái nói rằng cô đã bị gãy cánh tay và phải đến bệnh viện. Có lẽ cô đã bị thương khi chống cự lại những kẻ bắt cóc cô. Nhà chức trách Đức không biết hiện nay sức khỏe cô như thế nào.
Tướng Đường Minh Hưng cũng vội vàng rời khỏi nước Đức. Ông được một mật vụ dùng xe thể thao hạng sang Porsche chở đến Praha. Còn Nguyễn Hải Long lái chiếc xe VW bắt cóc trở lại thủ đô Séc.
Vào buổi tối, cả ba gặp nhau trong một nhà hàng Việt Nam ở Praha. Đó có phải là buổi tiệc ăn mừng thực hiện thành công vụ bắt cóc hay không?
Mọi người đã uống rất nhiều bia, Nguyễn Hải Long kể lại với cảnh sát như thế. Ngày hôm sau, vị tướng này đi đến Moscow để bay trở về Hà Nội. Cho đến nay các nhà điều tra Đức vẫn không biết Trịnh Xuân Thanh bị chở bằng máy bay về Việt Nam khi nào và như thế nào.
Phản ứng của chính phủ Đức
Bộ Ngoại giao Đức lên án, vụ bắt cóc này là “vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và công pháp quốc tế mà chưa từng có tiền lệ “. Chính phủ Liên bang Đức sau đó đã triệu tập Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hưng và trục xuất hai nhân viên đại sứ quán được cho là đã tham gia vào vụ bắt cóc, trong đó có Đại tá Nguyễn Đức Thoa đại diện chính thức của tình báo.
Việt Nam đã không công khai xin lỗi về hành động bạo ngược của mình, như yêu cầu của chính phủ Đức cho nên chính phủ Đức đã đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Các nhà ngoại giao Việt Nam không còn được phép nhập cảnh vào Đức mà không có Visa. Việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam cũng đã bị đình trệ do hậu quả của vụ bắt cóc.
Trước mắt, áp lực của Đức đã có hiệu quả: Các quan sát viên của Đại Sứ quán Đức được vào tham dự 2 vụ án xét xử Trịnh Xuân Thanh tại Hà Nội. Hình phạt tử hình cũng được loại trừ.
Việt Nam cho con trai của Trịnh Xuân Thanh được xuất cảnh sang Đức thăm mẹ
Trịnh Xuân Thanh đang bị giam trong một nhà tù ở Hà Nội. Sức khỏe ông ta là tốt trong hoàn cảnh như thế này, bạn thân của ông ấy ở Berlin nói. Mỗi tháng một lần, người thân được phép đến thăm ông, một trong số 2 con trai của ông đã có thể xuất cảnh sang Đức để thăm mẹ. Trong phiên tòa sắp tới xét xử nghi phạm Nguyễn Hải Long sẽ có sự tham dự của bà luật sư Schlagenhauf, đại diện cho Trịnh Xuân Thanh với tư cách là người bị hại.
“Phiên tòa xét xử sẽ chứng minh rằng thân chủ của tôi đã bị một đội mật vụ Việt Nam dùng vũ lực bắt cóc từ Berlin – mà phía Việt Nam luôn luôn phủ nhận”, bà luật sư Petra Schlagenhauf nói. Bà kêu gọi chính phủ Đức can thiệp trả tự do cho thân chủ của mình. „Một vụ việc gây phẩn nộ như vậy thì không thể nào để yên mà không có một phản ứng rõ rệt của Chính phủ Liên bang Đức“.
Trịnh Xuân Thanh được công nhận cho tị nạn ở nước Đức
Trong khi đó, đơn xin tị nạn của Trịnh Xuân Thanh cũng đã được quyết định. Cơ quan Liên bang về nhập cư và tị nạn (Bamf) đã gửi quyết định vào ngày 5/12/2017, bốn tháng sau khi vụ bắt cóc xảy ra:
Trịnh Xuân Thanh được công nhận cho tị nạn ở nước Đức.
Chú thích của người dịch: Luật tỵ nạn của Đức rất khó với những tiêu chuẩn rất khắt khe, theo thống kê tỷ lệ người Việt Nam được công nhận tị nạn không đến 1% trên tổng số người Việt đặt đơn xin tị nạn, người xin tị nạn phải có bằng chứng rõ ràng về việc bị truy bức ở quê hương. Thành thử nếu không có vụ bắt cóc xảy ra, Trịnh Xuân Thanh rất có thể đã bị bác đơn xin tị nạn. Vụ Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ từ Việt Nam sang bắt cóc chính là một bằng chứng rõ ràng và hết sức thuyết phục để Cơ quan Liên bang về nhập cư và tị nạn (Bamf) đi đến quyết định, Trịnh Xuân Thanh được công nhận cho tị nạn ở nước Đức.
Hiếu Bá Linh / (Thoibao.de)

VN: ‘Bảo trợ chính trị’ đang gây nguy hại cho chế độ?

TBT Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng
 hình ảnhGETTY IMAGES
Ban lãnh đạo Việt Nam đang tỏ cho thấy có ‘quyết tâm cao’ trong chống tham nhũng và chỉnh đốn đảng, những liệu còn có những thách thức nào đặt ra?

Đảng Cộng sản Việt Nam đang đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, một số vụ án được khởi tố, nhiều lãnh đạo bị Đảng kỷ luật, nhiều cá nhân bị đưa ra xét xử, tuy nhiên tội tham nhũng đã không được chỉ đích danh.

Trong nhiều vụ xét xử, phần lớn các bị cáo nguyên là các cán bộ đảng hay lãnh đạo các các tập đoàn nhà nước bị tuyên với tội danh ‘cố ý làm trái các quy định pháp luật làm thất thoát tài sản nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng’.

Câu hỏi đặt ra là tại sao nhiều vụ việc đã diễn ra trong nhiều năm trước, nay mới bị khởi tố, điều tra và xét xử? Phải chăng có sự ‘chống lưng’,’bao che’ từ các thế lực nào đó?

Hiện tượng này gọi là chủ nghĩa bảo trợ. Đó là sự trao đổi phiếu bầu và ủng hộ chính trị để đổi lấy lợi ích cá nhân. Nghĩa là kiểu quan hệ trong đó những người có thế lực bảo trợ cho những người dưới quyền hoặc có liên quan để có được ủng hộ chính trị, chẳng hạn qua lá phiếu, còn người được bảo trợ nhận được lợi ích cho bản thân, như ân huệ, hàng hóa, dịch vụ.

Chủ nghĩa bảo trợ tạo ra các nhóm lợi ích và có liên hệ với tham nhũng. Tham nhũng do tha hóa quyền lực bởi một số nguyên nhân cơ bản, trong đó có sự bảo trợ chính trị. Nhận diện các hình thức bảo trợ và làm rõ bản chất của hiện tượng này, không những sẽ giải nghĩa thực chất chiến dịch chống tham nhũng, mà còn gợi mở nhìn nhận về những nỗ lực củng cổ tổ chức đảng và cải tổ bộ máy nhà nước hiện nay.

thăng
hình ảnhVIETNAM NEWS AGENCY/AFP/GETTY IMAGES
Ông Đinh La Thăng bị tuyên 13 năm tù trong phiên xử kết thúc hôm 22/1/2018

Chủ nghĩa bảo trợ được cho là hiện tượng nội sinh trong quá trình tiến đến nhà nước hiện đại. Tuy nhiên, hiện nay nó thách thức sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản (CS). Đảng đang nỗ lực loại bỏ nó.

‘Loại khỏi cuộc chơi?’

Nguyên tắc sống còn trong hoạt động của Đảng CS là tập trung quyền lực. Ai thách đố nguyên tắc này sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

Những lãnh đạo vi phạm nguyên tắc này được xử lý nội bộ đảng, không công khai. Lịch sử đảng ghi nhận những cá nhân như Hoàng Văn Hoan, Trần Xuân Bách, Nguyễn Hà Phan là những nguyên ủy viên Bộ chính trị (BCT) bị xử lý kỷ luật đảng.

Tuy nhiên, hiện nay nguyên ủy viên BCT Đinh La Thăng không chỉ bị đảng kỷ luật mà còn bị đưa ra xét xử trước tòa ở hai vụ án với tội danh cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng với hai bản án là 13 và 18 năm tù giam.

Hai phiên tòa xử sơ thẩm bị cáo Thăng tương đối công khai. Bị cáo nhiều lần kêu oan với các lý do, trong đó cho rằng không thể thực hiện hành vi đó nếu không có chủ trương, và tiếp tục kháng cáo lên tòa cấp cao hơn.

Bốn năm trước, năm 2014, tại Hội nghị trung ương 6 khóa 11 của Đảng BCT nhất trí kỷ luật Nguyên thủ tướng hai nhiệm kỳ 2006-2016, song hơn 70% số ủy viên Ban chấp hành trung ương (BCHTƯ) không đồng ý.

Tại sao không thể kỷ luật người mà Đảng ‘phân công’ ‘phân quyền’? Truyền thống đoàn kết, thống nhất trong Đảng đã bị thách thức? Sự đồn đoán về phe phái, phe đảng, phe chính phủ từ ‘lề trái’ có thể chỉ là suy đoán?

Chủ nghĩa bảo trợ đang lan rộng ở các cấp các ngành và lĩnh vực, gây nguy hại cho sự tồn vong chế độ.

Tướng Phan Văn Vĩnh
hình ảnhREUTERS
Tướng Phan Văn Vĩnh bị bắt và khởi tố hôm 6/4/2018 liên quan tới một vụ án cờ bạc quy mô lớn

Những kết luật kỷ luật đảng và các vụ án được khởi tố gần đây giải thích rõ hơn hiện tượng này. Đằng sau các bản án đều có dấu ấn của ‘sự bảo kê’ dưới các hình thức khác nhau của các cán bộ lãnh đạo:

Nguyên bộ trưởng Bộ Công thương bị kỷ luật do sai phạm trong quy trình bổ nhiệm cán bộ; Trong ‘vụ Mobifone mua AVG’, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, đã có nhiều lãnh đạo tại một số bộ có sai phạm, gây thất thoát tài sản nhà nước lên đến gần 7000 tỷ đồng;

Nguyên các tướng công an như cựu tổng cục trưởng cảnh sát và cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao… tổ chức, bảo kê cho mạng lưới đánh bạc lớn online; Điều tra mở rộng vụ án ‘Vũ nhôm’ phát hiện đường dây bảo kê, trong đó khởi tố cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, hai đời nguyên chủ tịch tỉnh Đà Nẵng trong thời kỳ 2006 – 2014, và nguyên bí thư Đà Nẵng đã bị cách chức vào cuối năm 2017;

Các lãnh đạo cấp địa phương ‘bảo trợ’ cho các quan hệ thân hữu, con cháu, họ hàng, như Quảng Nam, Hà Giang, Hà Nội, Đắc Lắc…; Cán bộ cấp phường bảo kê cho các hàng quán vỉa hè, các bãi trông xe; Các lãnh đạo ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, và đơn vị công lập được bảo trợ vì lợi ích kinh tế…

‘Có đi và có lại

 

Quy tắc cơ bản của chủ nghĩa bảo trợ là ‘lòng tốt có đi có lại’. Lợi ích cá nhân vốn là bản chất của chủ nghĩa bảo trợ, và trong thời kỳ chuyển đổi sang kinh tế thị trường nó sẽ mạnh hơn và lấn át các chính sách, quy định hiện hành của đảng và nhà nước.

Getty Imageshình ảnhGETTY IMAGES
Ông Trần Quốc Vượng (trái) là người ký cả Quy định 102 lẫn Văn bản 04 hướng dẫn thi hành “xử lý kỷ luật đảng viên có vi phạm”

Sự bảo trợ làm suy yếu năng lực nhà nước. Bộ máy công quyền đang phình to khiến Đảng cải cách mạnh hơn bộ máy cán bộ, công chức. Những động thái tức thì, cấp thiết để tập trung quyền lực đã được thực thi. Đảng đã kịp thời ‘bịt’ lỗ hổng này bằng việc ban hành và thực hiện các quyết định định liên quan đến quy trình kỷ luật và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ đảng ứng cử, … Các đề án về tổ chức, xây dựng đảng, quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, cải cách bộ máy đang được khởi động. Phải chăng đề án cải tổ Bộ Công an đang là lựa chọn khởi đầu. Với những nỗ lực ‘nhốt quyền lực’ trong ‘lồng pháp luật, cơ chế’ Đảng đang chủ trương cải cách theo phương châm ‘ổn định chính trị’, xã hội và thay đổi từ từ.

Hệ thống chính trị hiện hành có đặc trưng là quyền lực tập trung cao, thiếu cơ chế giám sát hữu hiệu, các cán bộ lãnh đạo đảng, nhà nước chi phối các hoạt động phân phối tài nguyên và nguồn lực công. Bởi vậy các quan hệ bảo trợ chính trị và kinh tế dễ dàng xuất hiện ở cả hai phía: người bảo trợ và người được bảo trợ. Mỗi khi đạt được quyền lực chính trị, người bảo trợ thích ứng với hệ thống thứ bậc để củng cố địa vị của chính mình, gia đình và bạn bè. Những người được bảo trợ tìm được lợi ích cá nhân để ủng hộ mối quan hệ này.

Dưới góc nhìn xây dựng thể chế, chủ nghĩa bảo trợ được hình thành và củng cố bởi những tư tưởng, lễ nghi, thậm chí là tôn giáo biện minh cho các đường dây bảo trợ hoặc các nhóm lợi ích. Nghị quyết TƯ 4 khóa 12 nhận định hiện tượng đó là ‘sự thoái hóa về tư tưởng và đạo đức’ của một bộ phận cán bộ đảng viên.

Ngoài ra, chủ nghĩa bảo trợ được coi là hình thức huy động chính trị hiệu quả trong những xã hội có mức thu nhập và chất lượng giáo dục thấp, quan hệ thân hữu dựa vào gia đình, bạn bè là khuynh hướng tự nhiên của con người không thể giải quyết triệt để nếu thiếu một động cơ mạnh mẽ thúc đẩy người ta hành động.

Độc tôn chính trị sẽ loại bỏ mọi lực lượng xã hội mới, kể cả tổ chức xã hội dân sự có ích cho việc tạo ra một nhà nước trong sạch, hiện đại. Đảng nỗ lực duy trì tính chính danh thông qua thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ thị trường khi còn thiếu những nền tảng vận hành của nó liệu có thể đưa đến một mô hình phát triển đất nước bền vững?

Quan điểm trong xây dựng thể chế rằng xã hội cần trật tự trước khi cần đến dân chủ, và sẽ tốt hơn nếu xã hội từ một chính quyền chuyên chế quá độ lên một hệ thống chính trị và kinh tế hiện đại, thay vì cố gắng thay đổi trực tiếp lên dân chủ liệu có chỗ đứng nếu phải trả giá đắt vì mất dân chủ?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà phân tích về chính sách công, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, thuộc Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư của Việt Nam.