Ngẫm mới thấy, đàn ông càng trưởng thành, càng sống giống các nhân vật trong “Tây Du Ký”

Ngẫm mới thấy, đàn ông càng trưởng thành, càng sống giống các nhân vật trong “Tây Du Ký”

Khi đến tuổi trung niên, bạn sẽ cảm thấy rằng cuộc sống của bạn càng ngày càng giống một bộ “Tây Du Ký”: Áp lực như Ngộ Không, bụng phệ như Trư Bát Giới, đầu hói như Sa Tăng, nhiều lời như Đường Tăng, chín chín tám mươi mốt những khó khăn phải vượt qua không thiếu một cái nào, và quan trọng nhất là bạn cách “Tây Thiên” càng ngày càng gần.

– Áp lực của Ngộ Không: Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký” là đại sư huynh, hay thực chất giống như người chủ trong gia đình.

Trên đường đi lấy kinh, bảo vệ Đường Tăng là anh ta, chịu trách nhiệm hóa duyên là anh ta, đến thu dọn “rác” cũng là anh ta.

Anh ta gánh trên vai tất cả các trách nhiệm, sư phụ biến mất, các sư đệ lúc nào cũng chỉ có một câu: “Đại sư huynh, sư phụ bị yêu quái bắt đi rồi”, anh ta là chỗ dựa cho tất cả mọi người, thế nhưng bản thân anh ta lại không có ai để có thể dựa dẫm được cả.

– Bụng phệ của Trư Bát Giới: Trư Bát Giới bị phạt xuống trần gian, hình dáng con người là một chàng trai sáng sủa khỏe mạnh, làm việc cho Cao lão trang chủ để sống qua ngày, nhờ tính chăm chỉ chịu thương chịu khó, anh ta rất được trang chủ yêu quý.

Thế nhưng, từ khi bước vào con đường lấy kinh, Bát Giới trở nên tham ăn lười làm, không bao giờ ngược đãi bản thân, vì thế bụng của anh ta càng lúc càng to lên.

– Đầu hói của Sa Tăng: Có lần đọc được một đoạn hỏi về tại sao Sa Tăng bị hói đầu, có người trả lời rằng là vì suy nghĩ nhiều.

Trên đường đi lấy kinh, Sa Tăng là người luôn suy nghĩ nhiều nhất, suy lo hoàn thành công việc của mình, lo trông nom Đường Tăng để không bị mềm lòng trước những lời đường mật của yêu quái, lo khuyên bảo nhị sư huynh đừng gây chuyện thị phi.

– Sự nhiều lời của Đường Tăng: Mọi người đều biết, trong “Tây Du Ký”, Đường Tăng là người nhiều lời nhất.

Gặp yêu quái khi khuyên buông đao quy Phật, không găp yêu quái thì khuyên khuyên giải giải các đồ đệ, dường như không bao giờ nói hết chuyện, hay không bao giờ giảng hết đạo lý.

Thế nhưng, bản thân anh ta nói tràng giang đại hải, nhưng người nghe họ lại không muốn nghe.

Ngẫm mới thấy, đàn ông càng trưởng thành, càng sống giống các nhân vật trong “Tây Du Ký” - Ảnh 1.

Khi đến tuổi trung niên, bạn sẽ phát hiện ra rằng “nhiều lời” không còn là đặc quyền của phụ nữ nữa, bản thân mình không biết từ lúc nào cũng bắt đầu hay kêu ca phàn nàn rồi.

Kêu ca công việc mệt mỏi, áp lực gia đình, áp lực cuộc sống, áp lực từ những mối lo lắng về hôn nhân, về sức khỏe cha mẹ già đến tương lai của con cái…

Tự thấy rằng mình đã làm tròn hết trách nhiệm của một người chồng, người cha, người con là đã thỏa mãn tất cả mọi người, thế nhưng cuối cùng người cảm thấy thỏa mãn chỉ có mỗi bản thân mình thôi.

Các khoản nợ nhà, nợ xe, rồi các khoản tiền học của con cái,… đã trở thành những mối nguy cơ “khủng hoảng tuổi trung niên”.

Người đàn ông sống trên đời có mấy ai không vừa vác gánh nặng trên vai vừa bước về phía trước, gánh vác gia đình, trách nhiệm và ước mơ, vượt qua gian nan thử thách để tiếp tục đối mặt với chín chín tám mươi mốt khó khăn đời người.

Để rồi, nhà và xe vẫn cố gắng kiếm, vợ và con vẫn cố gắng để có cuộc sống sung túc.

Xét cho cùng, thế giới này ngoài sự sống và cái chết, mọi chuyện đều là chuyện nhỏ.

Thời bố mẹ chúng ra vào sinh ra tử cũng là vì con cái, vì thế nhiều người đã cố gắng thoát ly ra thành phố lớn lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, tất cả đều là vì muốn thế hệ sau, thế hệ con cái của mình có một cuộc sống tốt hơn, được học trường tốt hơn.

theo Trí thức trẻ

Không có hai từ “dễ dàng” trong cuộc sống của người trưởng thành: Những sự thật đau đớn bạn phải nhận ra khi mình đã lớn

Không có hai từ “dễ dàng” trong cuộc sống của người trưởng thành: Những sự thật đau đớn bạn phải nhận ra khi mình đã lớn

Trưởng thành là một quá trình đau đớn, phải học cách đi một mình và tự chịu trách nhiệm với chính mình. Khi trưởng thành chúng ta phải sống cuộc sống với nỗi lo tiền bạc, gia đình, sự nghiệp. Những khó khăn khiến ta muốn bé lại như ngày xưa chứ không muốn trưởng thành nữa.

Có phải khi còn bé chúng ta thường tưởng tượng về mình lớn lên sẽ ra sao, sẽ trở thành một người như thế nào.

Vì lúc đó chúng ta không biết cuộc đời sẽ khó khăn đến mức nào, chúng ta cứ luôn đặt ra những kỳ vọng lớn lao và tin rằng mình sẽ thực hiện được khi lớn lên.

Nhưng rồi khi chạm chân tới ngưỡng cửa đó, chúng ta lại chần chừ vì có nhiều nỗi sợ, sợ cuộc sống sau cánh cửa kia không còn dễ dàng như hồi bé.

Đó là lúc công việc thất bại, nợ nần chồng chất, bạn bè trở mặt.

Đó là lúc nhận ra bị người mình tin tưởng nhất lừa dối.

Đó là lúc bạn phải chịu đựng cái chết của một người thân.

Hay hung tin bạn mang trong mình căn bệnh ung thư trầm trọng.

Và người trưởng thành thật không “dễ dàng” khi quyết định đối mặt với tất cả, vượt lên chính mình.

Không có hai từ “dễ dàng” trong cuộc sống người trưởng thành: Những sự thật đau đớn bạn phải nhận ra khi... mình đã lớn - Ảnh 1.

Trong cuộc sống của người trưởng thành:

“Rất nhiều điều, không phải bạn muốn là có thể làm được.

Rất nhiều thứ, không phải bạn cần là có thể nhận được.

Rất nhiều người, không phải bạn giữ là có thể giữ lại được.”

Sẽ có rất nhiều chuyện cũng giống như tia nắng xen giữa những ngón tay, ấm áp đấy, đẹp đẽ đấy nhưng để nắm bắt thì dường như không thể.

Phần lớn chúng ta – những người trưởng thành – càng sống càng không dễ dàng bởi rất dễ vướng vào phiền não: “Nghĩ không thông; nhìn không thấu; buông không đành và quên không được”.

Khi chúng ta trưởng thành thật sự, chúng ta sẽ không còn nhớ tới 2 từ “dễ dàng” mà những từ phải nhớ là: “Nhẫn nhịn và suy ngẫm”.

Dưới đây là một sự lượng hóa điển hình cho thấy cuộc sống khi ta trưởng thành phức tạp và khó khăn như thế nào.

3 nỗi Chịu đựng mới rèn được 1 sự Nhẫn nại tốt

3 sự Nhẫn nại tốt mới bừng được 1 Suy nghĩ sáng

3 Suy nghĩ sáng mới làm đc 1 Việc ích thiện

3 Việc ích thiện mới bật ra 1 Ý tưởng hay

3 Ý tưởng hay mới hội thành 1 Giải pháp đúng

3 Giải pháp đúng mới hiện thực được 1 Kế hoạch cần

3 Kế hoạch cần mới đi đến được 1 Phát triển thực

3 Phát triển thực mới đòi hỏi 1 Cải cách mạnh

3 Cải cách mạnh mới xác lập được Đẳng cấp cao mới

3 Đẳng cấp cao mới duy trì được 1 Đường Văn minh

(‘3’ và ‘1’ chỉ là ý tôi muốn minh họa cho ‘lượng đổi thì chất mới đổi’)

Khi cuộc sống của chúng ta đã không dễ dàng như vậy thì cũng đừng khiến nó trở nên rối rắm hơn nữa! Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ rằng có 2 việc chúng ta nên cố gắng hạn chế, làm càng ít càng tốt, đó là:

1. Dùng miệng của mình can thiệp vào cuộc sống của người khác.

2. Dùng đầu của người khác để suy nghĩ về cuộc sống của mình.

theo Trí thức trẻ

Sự thật thú vị về cuộc sống ở những nước Bắc Âu

Sự thật thú vị về cuộc sống ở những nước Bắc Âu

Không được hôn nhau quá 3 phút, thiết kế thành phố cho chuột chỉ là một vài trong số nhiều điều thú vị về người dân Bắc Âu.

Sự thật thú vị về cuộc sống ở những nước Bắc Âu - Ảnh 1.

Ở Đan Mạch, nếu 25 tuổi mà vẫn độc thân thì vào ngày sinh nhật, bạn sẽ bị bạn bè ném bột quế lên người. Truyền thống này có từ thời Trung cổ khi mà những người bán gia vị quá bận rộn nên thường kết hôn muộn. Đó là lý do vì sao mùi quế là dấu hiệu cho thấy ai đó đang độc thân.

Sự thật thú vị về cuộc sống ở những nước Bắc Âu - Ảnh 2.

Những người yêu nhau thường mất nhiều thời gian để tạm biệt ở sân bay và điều này có thể cản trở người khác đỗ xe. Vì thế, ở Aalborg, Đan Mạch đã có biển hiệu đặc biệt quy định các cặp đôi không được hôn nhau quá 3 phút tại sân bay.

Sự thật thú vị về cuộc sống ở những nước Bắc Âu - Ảnh 3.

Những biển hiệu đáng yêu này không phải do chính quyền thực hiện mà là tác phẩm của họa sĩ Jacob Sempler. Ông thực hiện dự án này nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề nghiện smartphone ngày nay.

Sự thật thú vị về cuộc sống ở những nước Bắc Âu - Ảnh 4.

Những cư dân sáng tạo ở Thụy Điển đã tạo nên một thế giới thu nhỏ dành cho những chú chuột trong thành phố với những nhà hàng, tiệm bánh tí hon.

Sự thật thú vị về cuộc sống ở những nước Bắc Âu - Ảnh 5.

Ở Iceland, ngay cả đèn giao thông cũng có hình trái tim và hình mặt cười vô cùng đáng yêu.

Sự thật thú vị về cuộc sống ở những nước Bắc Âu - Ảnh 6.

Có khi nào bạn muốn trốn khỏi cuộc sống ồn ào để đến một nơi yên tĩnh? Nếu vậy, đảo Ellidaey trên biển Atlantic ở Iceland chính là thiên đường dành cho bạn.

Sự thật thú vị về cuộc sống ở những nước Bắc Âu - Ảnh 7.

Chính phủ Iceland đã có những cuộc thảo luận nghiêm túc rằng liệu có nên thêm dứa vào pizza hay không, thậm chí cả Tổng thống quốc gia này – Guðni Jóhannesson cũng tham gia.

Sự thật thú vị về cuộc sống ở những nước Bắc Âu - Ảnh 8.

Vạch kẻ đường 3D dành cho người đi bộ ở Ísafjörur, Iceland không chỉ trông vô cùng ấn tượng mà còn là dấu hiệu để các phương tiện giảm tốc độ.

Sự thật thú vị về cuộc sống ở những nước Bắc Âu - Ảnh 9.

Cứ vào tháng 7 hằng năm, ở Sonkajärvi, Phần Lan, một sự kiện thú vị lại diễn ra. Mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến đây để tìm ra người sẽ vượt qua các chướng ngại vật và về đích đầu tiên trong khi “vác” vợ trên lưng.

Sự thật thú vị về cuộc sống ở những nước Bắc Âu - Ảnh 10.

Khi một người nhận được bằng Tiến sĩ ở Phần Lan, người đó sẽ phải đội mũ và mang bên mình một thanh gươm. Nghi thức này có ý nghĩa rằng Tiến sĩ đã sẵn sàng để bảo vệ sự thật, tri thức và những điều tốt đẹp.

Sự thật thú vị về cuộc sống ở những nước Bắc Âu - Ảnh 11.

Tại Iceland, vào năm 2008, các kiến trúc sư đã đề xuất thiết kế các cột điện cao thế hình người khổng lồ và ý tưởng này cuối cùng đã thành hiện thực.

Sự thật thú vị về cuộc sống ở những nước Bắc Âu - Ảnh 12.

Đảo Heimaey ở Nam Iceland thu hút nhiều du khách ghé thăm mỗi năm bởi những đợt phun trào núi lửa đã tạo nên hình chú voi độc đáo cho cảnh quan nơi đây.

Theo VOV

Những con số đáng giật mình về nạn quấy rối tình dục trong nghề báo tại Trung Quốc

Những con số đáng giật mình về nạn quấy rối tình dục trong nghề báo tại Trung Quốc
Ảnh minh họa.

Sợ người lạ, buộc phải bỏ nghề, trầm cảm, thậm chí tự tử… chính là những hậu quả nặng nề mà các nữ phóng viên phải chịu đựng khi trở thành nạn nhân của quấy rối tình dục.

Cứ 10 nữ phóng viên thì có hơn 8 người bị quấy rối tình dục tại Trung Quốc

Vào ngày 7/3/2018 vừa qua, nghĩa là trước ngày Quốc tế Phụ nữ, ba tổ chức là Trung Tâm Giáo dục Giới tính Quảng Châu, Tổ chức ATSH ( Anti-Sexual Harassment ) và Triển lãm ảnh phụ nữ quốc tế Trung Quốc đã hợp tác tổ chức buổi họp báo với chủ đề “Báo cáo điều tra tình trạng bị quấy rối tình dục ở các nữ phóng viên”.

Trước đó, ba tổ chức này đã tiến hành điều tra trên 1762 phóng viên nữ ở đại lục (phần lớn đến từ Quảng Đông, Bắc Kinh, Thượng Hải, số ít hơn đến từ Hồ Bắc, Triết Giang, Sơn Đông…) và thu về 416 báo cáo kết quả.

Những con số đáng giật mình về nạn quấy rối tình dục trong nghề báo tại Trung Quốc - Ảnh 1.

Buổi họp báo với chủ đề “Báo cáo điều tra tình trạng bị quấy rối tình dục ở các nữ phóng viên” được tổ chức tại Trung Quốc vào ngày 8/3 vừa qua.

Những số liệu thực tế đã cho thấy, 83.7% nữ phóng viên bị quấy rối tình dục ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau, nghĩa là cứ 10 người trong số các đối tượng tham gia khảo sát thì lại có tới hơn 8 người từng là nạn nhân của vấn nạn này.

42.4% trong số đó không chỉ bị quấy rối một lần, 18.2% bị quấy rối trên 5 lần.

Điều đáng lo ngại hơn là các nạn nhân bị quấy rối tình dục này phần lớn đều ở độ tuổi rất trẻ. Có tới 86,2% người đang ở độ tuổi tử 18-24 và số còn lại là từ 25-34.

Các con số được công bố này đã khiến dư luận không khỏi rúng động về thực trạng xâm hại, quấy rối tình dục mà các nữ nhà báo, phóng viên đã phải chịu đựng trong suốt thời gian qua.

Hơn một nửa trong số các nạn nhân đã ra sức nhấn mạnh rằng thực trạng này đang trở thành một vấn nạn và cần sự ngăn chặn công khai từ phía các cơ quan, tổ chức cũng như dư luận.

Đi sâu tìm hiểu về hậu quả của tình trạng quấy rối tình dục, số liệu thực tế đã chỉ ra rằng, sau khi bị quấy rối, có 61.5% nạn nhân bị hại cảm thấy tổn thương lòng tự trọng.

Cụ thể, trong 176 người bị quấy rối từ hai lần trở lên thì có 44 người cho biết việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc họ giao tiếp với người bình thường.

Với 22 nữ phóng viên khác, thì những vụ quấy rối tình dục có tác động nghiêm trọng đến sự nghiệp của họ, dẫn đến những quyết định như từ chức, từ chối chuyển công tác, thậm chí bỏ nghề.

Từ đó có thể thấy, nạn quấy rối trong ngành báo chí – truyền thông nói riêng cũng như quấy rối tình dục nơi công sở nói chung đã gây tổn thất nhân tài ở một mức độ nhất định.

Nghiêm trọng hơn, có 29 nạn nhân bị stress kéo dài và 10 người có khuynh hướng tự hại hoặc tự sát.

Những con số đáng giật mình về nạn quấy rối tình dục trong nghề báo tại Trung Quốc - Ảnh 2.

Những vụ quấy rối, xâm hại tình dục đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần của các nữ ký giả nói riêng và xúc phạm nghiêm trọng tới danh dự nghề báo. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Những phóng viên nữ này cho hay, mặc dù nghề nghiệp của họ là lên tiếng bảo vệ sự thật và lẽ phải, nhưng khi bản thân họ trở thành nạn nhân của xâm hại, quấy rối tình dục thì lại không mấy ai có dũng cảm đứng lên tố cao.

Điều này cũng phản ánh một thực trạng rõ ràng rằng, việc xử lý cũng như ứng phó với những rủi ro này đã trở thành một thách thức lớn.

Quấy rối tình dục trong làng báo – một vấn nạn tại đất nước đông dân nhất thế giới

Nhìn lại báo chí Trung Quốc nói riêng, có thể thấy rằng những vụ việc quấy rối tình dục trong ngành này dường như đã trở thành “vấn nạn”.

Năm 2016, dư luận nước này đã không khỏi chấn động khi sự việc nữ thực tập sinh báo chí ở Đại học Tế Nam bị cưỡng bức bởi một nhà báo Quảng Châu, mà người này trên danh nghĩa chính là “thầy hướng dẫn thực tập” của cô bé ấy.

Đau lòng hơn, sau khi hành sự xong xuôi, đối tượng này còn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để ém nhẹm vụ việc bằng cách tự ý chuyển tiền, ép cô gái lập tức tắm rửa sạch sẽ và uống thuốc tránh thai.

Từng có gần chục năm hoạt động trong nghề này, nhà báo Hoàng Tuyết Cầm cũng chia sẻ, cô đã từng phải trải qua cũng như nhiều lần chứng kiến tận mắt những vụ quấy rối tình dục này, ví dụ như nữ MC xinh đẹp bị sờ ngực, nữ phóng viên bị phó tổng biên tập sàm sỡ, hay nữ nhà báo bị quan chức địa phương chuốc rượu…

Những con số đáng giật mình về nạn quấy rối tình dục trong nghề báo tại Trung Quốc - Ảnh 3.

#Metoo là tên một chiến dịch được khởi xướng tại Mỹ nhằm vạch trần các hành vi quấy rối tình dục nhất là ở nơi làm việc. Tại nhiều nước trên thế giới và đặc biệt là Trung Quốc, phong trào này đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo. (Ảnh: Nguồn Internet).

Cũng trong buổi họp báo 7/3 ấy, một nữ nhà báo giấu tên đã công khai nhiều tâm sự cay đắng khi trở thành nạn nhân của một vụ quấy rối tình dục:

“Ông ta kéo rèm cửa xuống, vừa hỏi tôi các vấn đề phỏng vấn, vừa giữ tay tôi và không ngừng sờ soạng khiến tôi vô cùng sợ hãi. Khi đang không biết phải làm thế nào thì tôi chợt nhìn thấy một cái cốc giữ nhiệt trên bàn. 

Tôi đã cố tình làm đổ cái cốc rồi kêu lớn. Mấy người biên tập ở bên ngoài nghe thấy liền lập tức chạy vào hỏi thăm khiến ông ta vội buông tay, lúc đó tôi mới thoát được!”

Từ những số liệu thực tế cũng như tâm sự của nhiều người trong cuộc, có thể thấy, tình trạng quấy rối tình dục nơi công sở đang trở thành một vấn nạn đe dọa không chỉ ngành báo mà còn nhiều ngành nghề khác.

“Để bảo vệ quyền lợi cho phái nữ, cũng như làm trong sạch xã hội, việc ngăn chặn tình trạng này tuyệt đối không thể chậm trễ thêm nữa”. – Đó chính là một trong những “lời kêu cứu” khẩn thiết được cất lên bởi những người trong cuộc…

Theo Thời đại.

Nguyễn Văn Bình sẽ sang Phủ chủ tịch?

Thiền Lâm

Vietnam – Cali Today news – “Hậu trường chính trị” của cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình thật ngoạn mục và bí ẩn.

Chỉ ít ngày trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền, một ủy viên bộ chính trị đã dẫn đầu “đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc từ ngày 15 tới ngày 19/4/2018, theo lời mời của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Vào lần này, người dẫn đoàn không phải là Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Phạm Minh Chính hay Nguyễn Xuân Phúc, mà là Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.

Ông Bình đã được Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đón tiếp tại Bắc Kinh, để sau đó “đồng chí Nguyễn văn Bình khẳng định Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, và hai nước sẵn sàng củng cố và phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước theo “phương châm 16 chữ” và “tinh thần 4 tốt” – theo báo chí quốc doanh ở Việt Nam.

Đặc biệt nhất lại là cuộc gặp Nguyễn Văn Bình – Vương Kỳ Sơn hôm 17/4…

Ảnh: Courtesy of www.xinhuanet.com

Đây là chuyến đi Trung Quốc đầu tiên trên cương vị “trưởng đoàn” của Nguyễn Văn Bình. Trong những chuyến đi Trung Quốc trước đây, ông Bình chỉ ở vị trí “tháp tùng lãnh đạo”.

Trong thời gian ở Trung Quốc, Nguyễn Văn Bình đã có các cuộc làm việc với lãnh đạo Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương, Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện, Ủy ban giám sát quản lý tài sản quốc hữu Trung Quốc. Nghĩa là những cơ quan không có gì đặc biệt.

Nhưng đặc biệt nhất lại là cuộc gặp Nguyễn Văn Bình – Vương Kỳ Sơn.

Vương Kỳ Sơn là một nhân vật còn trên cả đặc biệt trong chính trường Trung Quốc. Không quá nổi bật ở vai trò phó thủ tướng, nhưng từ khi trở thành “cấp phó” cho Tập Cận Bình vào năm 2011 với vai trò Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương, Vương Kỳ Sơn đã trở thành chính trị gia ghê gớm với bản lĩnh và bàn tay sắt chống tham nhũng cũng như thanh trừng các đối thủ chính trị.

Trong thực tế, Vương Kỳ Sơn đã trở thành nhân vật quyền lực số 2 ở Trung Quốc vào thời gian đó, chỉ sau Tập Cận Bình.

Sau đại hội 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc, tưởng như Vương Kỳ Sơn đã chính thức từ giã chính trường khi không còn là ủy viên bộ chính trị và ủy viên trung ưng. Nhưng sau đó ít lâu, Tập Cận bình đã đưa Vương Kỳ Sơn trở lại quyền lực với vai trò Phó chủ tịch nhà nước Trung Quốc.

Theo truyền thống “đi chào” hoặc “diện kiến” của Hà Nội với Bắc Kinh, những tân ủy viên bộ chính trị trong chính thể độc đảng Việt Nam, ngay sau khi chấp nhiệm, gần như đều đặn đi Bắc Kinh để “ra mắt” giới lãnh đạo độc đảng ở Trung Quốc.

Vào tháng Năm năm 2013, Hội nghị trung ương 5 đã chỉ định Nguyễn Thiện Nhân làm ủy viên bộ chính trị và giữ chức phó thủ tướng. Trong lúc hội nghị này còn chưa kết thúc, ông Nhân đã “vội” bay sang Bắc Kinh để “diện kiến”.

Vào lần này, không gặp bất kỳ quan chức cao cấp nào khác mà chỉ gặp Phó chủ tịch nhà nước Vương Kỳ Sơn, chuyến đi Trung Quốc của Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Văn Bình có vẻ giống như “thăm cấp nhà nước” và gợi ra một khả năng mà trước đó là rất khó tin: ông Bình có thể “sang Phủ chủ tịch” tại Hội nghị trung ương 7 – có thể diễn ra vào cuối tháng Tư hoặc tháng Năm năm 2018.

Đúng vào thời gian này, câu chuyện diễn ra ở Phủ chủ tịch là Trần Đại Quang – Chủ tịch nước – lại… đi chữa bệnh ở Nhật Bản.

Mặc dù vẫn không có thông tin chính thức nào từ hệ thống tuyên giáo đảng hay từ Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương, nhiều dư luận vẫn cho rằng ông Quang đã sang Nhật chữa bệnh từ đầu tháng Tư năm 2018.

Vào năm ngoái, ông Trần Đại Quang cũng đã có một lần “biến mất” khiến không chỉ dư luận trong nước xôn xao mà cả báo chí quốc tế cung phải đặt dấu hỏi.

Cuối tháng Bảy năm 2017, trùng với sự kiện “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” theo cách gọi của Nhà nước Đức, hoặc “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú” theo lối tuyên giáo của Bộ Công an, ông Trần Đại Quang đã “biến mất” đến gần một tháng, và chỉ xuất hiện trở lại vào cuối tháng Tám năm 2017 với gương mặt phờ phạc.

Trong thời gian Trần Đại Quang vắng mặt tại Phủ chủ tịch, một blogger nắm nhiều tin tức nội bộ thậm chí còn đòi hỏi ông Quang cần “bàn giao quyền lực” cho người khác.

Ở vào lần thứ hai “biến mất” của ông Trần Đại Quang, lại đang xuất hiện những dư luận và đồn đoán về tình trạng sức khỏe “khó hồi phục” của ông, và về những gương mặt nào có thể đảm nhiệm chức vụ chủ tịch nước nếu ông Quang “nghỉ giữa chừng”.

Cuộc đời Nguyễn Văn Bình quả là kỳ lạ và.. may mắn. Ở đại hội 12 vào đầu năm 2016, trong lúc “thủ trưởng” của ông Bình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ngậm ngùi rút lui khỏi Bộ Chính trị, Nguyễn Văn Bình lại “nhảy thẳng” vào tổ chức bộ này.

Mặc dù bị rất nhiều tai tiếng về nợ xấu, mua ngân hàng giá 0 đồng và mối liên đới mật thiết với các nhóm lợi ích tiền tệ và vàng vào thời còn là thống đốc Ngân hàng nhà nước, sự thể kỳ lạ là Nguyễn Văn Bình vẫn không bị “sờ gáy”, trong khi những thủ hạ gần gũi khác của Nguyễn Tấn Dũng như Trầm Bê, Đinh La Thăng đã lần lượt nếm mùi “số 8”.

Sài Gòn: Tất Thành Cang có ‘nhúng chàm’ vụ ‘bán như cho’ 30 ha đất? (phần 1)

Thiền Lâm

Vietnam – Cali Today News – Không còn nghi ngờ gì nữa, sau Đà Nẵng, “lò” của Nguyễn Phú Trọng đang lan cháy đến đất Sài Gòn.

Chỉ chưa đầy một ngày sau khi Người Tiêu Dùng – tờ báo của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam – đăng bài “Ai gây thất thoát ngàn tỷ trong phi vụ bán 324.971 m2 đất công sản tại TP.HCM ?”, vào ngày 18/4/2018 giới chóp bu của TP.HCM đã họp khẩn theo cách “Ban Thường vụ Thành ủy đã nghe lãnh đạo Văn phòng Thành ủy báo cáo về vụ việc chuyển nhượng phần đất đã nêu trên”. Sau đó, Văn phòng Thành ủy TPHCM đã vội phát đi thông tin “Nhận thấy việc chuyển nhượng này vi phạm Quy chế quản lý tài sản công, Thường trực và Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận đàm phán với đối tác để hủy hợp đồng”.

Đáng chú ý, Người Tiêu Dùng được xem là một tờ báo nhỏ trong hệ thống hơn 800 báo nhà nước. Vậy vì sao bài điều tra của một tờ báo nhỏ như thế lại khiến “Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM” phải họp gấp và quyết định hủy hợp đồng?

Trước hết, Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận là một doanh nghiệp 100% vốn của Ban Tài chính quản trị thành ủy TP.HCM (trước đây) và Văn phòng thành ủy TP.HCM (hiện nay) – tức thuộc dạng “doanh nghiệp đảng”.

Ban Tài chính quản trị thành ủy TP.HCM hay Văn phòng thành ủy TP.HCM lại là cơ quan đại diện phần vốn của Thành ủy TP.HCM tại một số “doanh nghiệp đảng”, mà bằng chứng lộ diện nhất là tỷ lệ sở hữu vốn lên đến hơn 7% và là phần sở hữu hữu vốn cao nhất tại Ngân hàng Đông Á so với các cổ đông khác.

Chỉ đến năm 2016 khi Ngân hàng Đông Á bị Ngân hàng nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, còn tổng giám đốc của ngân hàng này là Trần Phương Bình bị khởi tố và bắt giam vì tội làm thất thoát tài chính, lúc đó tỷ lệ hơn 7% “góp vốn” của Thành ủy TP.HCM mới được chính thức công khai cho báo chí và dư luận xã hội.

Vụ Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận đã ký chuyển nhượng phần diện tích đất đã đền bù tại Khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai hơn 30ha, với giá 1,29 triệu đồng/m2. lại khá giống với một vụ án vừa kinh tế vừa chính trị đang bùng nổ trong thương trường và chính trường Việt Nam: cả hai cựu chủ tịch Đà Nẵng là Văn Hữu Chiến và Trần Văn Minh đã ký phần lớn các quyết định bán “giá bèo” 9 dự án và 31 nhà, đất công sản của Đà Nẵng cho đại gia Vũ “Nhôm” – tức Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ.

Dự án Khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM có diện tích hơn 30 ha. Công ty Tân Thuận đã chuyển quyền chủ sở mảnh đất hơn 30ha này cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (do bà Nguyễn Thị Như Loan làm Tổng Giám đốc).

Điều đáng nói, phần đất công sản “siêu lớn” này có giá thị trường từ 2.400  – 3.000 tỷ đồng (giá đất tại khu vực xã Phước Kiển hiện nay dao động từ 8,5 – 11 triệu đồng/m2. ) nhưng lại được Công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai – một công ty tư nhân theo Hợp đồng Chuyển nhượng số 203/HĐKT/2017 ký ngày 5/6/2017 với giá chỉ 1.290.000 đồng/m2.Sau thương vụ này, Công ty Tân Thuận chỉ thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền hơn 419 tỷ đồng.

Tức từ 2.000 đến 2.500 tỷ đồng khác đã “bốc hơi’.

Vào tháng 12/2017, trong một văn bản gửi Thành ủy TPHCM, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, dù tính toán trên mức giá đất nông nghiệp thấp nhất để bồi thường cho lô đất công sản diện tích 30ha thì mức giá đất này không thể dưới mức 1.768.000 đồng/m2. Tính ở mức giá Nhà nước quy định (không phải giá thị trường) thì giá trị mỗi m2 đất tại dự án Khu Dân cư Phước Kiển phải cao hơn 478.000 đồng/mso với giá mà Công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai trước đó.

 

Do Công ty Tân Thuận là doanh nghiệp 100% vốn của Thành ủy TP.HCM nên thương vụ bán 30 đất công sản trên đương nhiên phải được sự đồng ý bằng văn bản, hoặc phải lưu lại dấu vết bút phê, của một “lãnh đạo Thành ủy TP.HCM” nào đó.

Ai?

Vào tháng Sáu năm 2017, Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang là người trực tiếp xử lý văn thư gửi đến hàng ngày.
Ảnh: Vietnamnet

Vài tờ báo nhà nước cũng đặt dấu hỏi: “Đằng sau thương vụ này, liệu có cái bắt tay của nhóm lợi ích để “ăn chia tham nhũng” số tiền lên đến vài ngàn tỷ đồng hay không? Những lãnh đạo nào thuộc Thành ủy TP.HCM đã ngang nhiên bất chấp pháp luật, quyết định “số phận” của khối tài sản khổng lồ của Nhà nước, biến công sản thành đất tư nhân ? Có hay không sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất công sản và trách nhiệm cá nhân của các lãnh đạo Thành ủy TP.HCM trong vụ việc siêu nghiêm trọng này?”

Một chi tiết cần mổ xẻ là vụ Công ty Tân Thuận bán 30 ha đất cho Quốc Cường Gia Lai theo Hợp đồng Chuyển nhượng số 203/HĐKT/2017 ký ngày 5 tháng 6 năm 2017.

Khoảng thời gian tháng Sáu năm 2017 lại là giai đoạn “chuyển giao quyền lực” giữa nhân vật vừa bị loại khỏi Bộ Chính trị là cựu bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cho bí thư mới là Nguyễn Thiện Nhân. Đây cũng có thể được xem là giai đoạn “tranh tối tranh sáng” để những âm mưu trục lợi dễ dàng được trót lọt.

Vào tháng Sáu năm 2017, Nguyễn Thiện Nhân mới chân ướt chân ráo từ Mặt trận Tổ quốc về Sài Gòn, lẽ đương nhiên đang phải “học việc”.

Còn Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM khi đó là Tất Thành Cang, người trực tiếp xử lý văn thư gửi đến hàng ngày.