Có một điều, bạn đừng tin lời người đàn bà nói khi họ đang trong mớ tâm trạng hỗn loạn hay họ đang bực tức. Vì lúc đó, những lời người đàn bà nói ra thường ngược lại với tâm tư của họ.
Đàn bà không quan tâm quá khứ bạn đã từng yêu bao cô gái, cũng không quan tâm đôi bàn tay của bạn đã từng nắm chặt bao nhiêu cô gái, đôi môi của bạn đã từng đặt bao nụ hôn lên môi người khác. Nhưng họ lại để tâm, ở hiện tại, người đàn ông đó có toàn tâm toàn ý với họ.
Họ có phải là người đàn bà duy nhất trong vòng tay người đàn ông hay không. Đàn bà có thể không để ý quá khứ đàn ông nhưng lại ích kỷ với hiện tại – hiện tại họ phải là duy nhất.
Đàn bà không quan trọng người đàn ông của họ phải giàu có, phải có những thứ đồ xa xỉ, biệt thự khang trang hay phải quyền thế lẫy lừng.
Mà họ chấp nhận ở bên một người đàn ông mới chập chững lập nghiệp, một người đàn ông tay trắng có thể nợ nần chồng chất. Họ chấp nhận tất cả, thứ họ quan tâm chính là sự nỗ lực, ý chí của người đàn ông ấy khiến họ cảm thấy bản thân hy sinh là xứng đáng.
Đặc biệt, đàn bà càng không quan tâm những món đồ bạn tặng họ đáng giá bao tiền, hay phải là thứ quà xa xỉ. Điều họ quan tâm chính là những ngày kỷ niệm, bạn nhớ đến.
Dù chỉ cần một tin nhắn, một lời chúc vào buổi sáng sớm hay bạn chạy xe đến gặp cô ấy chỉ để nói một câu rồi tất tả đi làm cũng đủ làm họ thấy ấm lòng, thấy được yêu thương và hạnh phúc nhường nào. Đấy, hạnh phúc của người đàn bà đơn giản vậy đấy.
Có một điều, bạn đừng tin lời người đàn bà nói khi họ đang trong mớ tâm trạng hỗn độn hay họ đang bực tức. Vì lúc đó, những lời người đàn bà nói ra thường ngược lại với những gì tâm tư của họ.
Nếu trong lúc giận dỗi, cãi vã họ nói hết yêu bạn, chính là họ còn yêu bạn rất nhiều. Nếu họ nói ghét bạn, chính là họ yêu thương bạn rất nhiều.
Đàn bà nói quên nhưng thực chất là còn nhớ. Đàn bà nói những tổn thương mà bạn gây ra cho họ, họ chả còn nhớ nghĩa là tổn thương đó đã khắc sâu vào trong tâm khảm họ.
Đàn bà là thế. Họ chỉ giỏi lừa dối chính mình. Nhiều khi họ muốn bạn quan tâm nhưng lại tỏ ra thờ ơ.
Nhiều khi họ kể này kể kia là muốn nghe một câu yêu thương, một câu động viên từ bạn. Mọi thứ họ làm cũng chỉ vì quá yêu bạn, họ muốn gây sự chú ý từ bạn mà thôi. Đàn bà mà, chỉ giỏi lừa dối bản thân của mình. Họ nói rất ổn nghĩa là chẳng ổn tẹo nào.
Trò đời lại nhỉ. Đàn ông giỏi nói dối đàn bà. Còn đàn bà lại giỏi huyễn hoặc và nói dối chính mình.
Muốn hiểu đàn bà chỉ cần cho đi sự chân thành, bạn sẽ nhìn thấu tâm tư của họ
Ông Văn Hữu Chiến là Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2011 – 2014 được xác định có nhiều vi phạm trong quản lý.
Ngày 17/4, Bộ Công an đã có quyết định khởi tố bị can và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Văn Hữu Chiến (SN 1954, trú tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng).
Ông Chiến nguyên là Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011-2014) bị khởi tố về các hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” quy định Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 và “Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai” quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ông Văn Hữu Chiến (SN 1954, quê huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) nguyên là Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng khóa VIII, nhiệm kỳ 2011–2016.
Ông Chiến từng tốt nghiệp Đại học với bằng kỹ sư cầu đường.
Ông Chiến từng giữ các chức vụ Trưởng Ban Quản lý dự án QL14B, Giám đốc Sở Giao thông Công chính TP Đà Nẵng.
Căn nhà ông Văn Hữu Chiến đang sinh sống nằm trên đường Ba Đình (quận Hải Châu, Đà Nẵng)
Tháng 9/2011, ông Chiến khi đó đang là Ủy viên Ban thường vụ, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 – 2015.
Tháng 10/2011, tại kỳ họp lần thứ 2 – Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã bầu ông Văn Hữu Chiến, Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Đà Nẵng khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016.
Ông Văn Hữu Chiến, cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, trong một hoạt động khi còn đương nhiệm
Ông Chiến nghỉ hưu từ tháng 1/2015. Hiện ông Chiến đang giữ chức Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đà Nẵng
Thời kỳ ông Văn Hữu Chiến làm Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) đã mua được các căn nhà: 73 Nguyễn Thái Học (2011); 121 Phan Châu Trinh (2012); 16 Bạch Đằng (2015); 318 Lê Duẩn (2014) và dự án khu đất tại đường 2/9 – Phan Thành Tài đường quy hoạch (năm 2012) mà không qua bán đấu giá công khai.
Đỉnh Fansipan từ lâu là đích đến cho những du khách ưa thích sự mạo hiểm, muốn thử sức khám phá và chinh phục ngọn núi vốn được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.
Thế nhưng, kể từ khi tập đoàn SunGroup xẻ núi xây dựng và khai thác hệ thống cáp treo đưa du khách đi thẳng từ thị xã Sapa lên tận đỉnh Fansipan vào tháng 02/2016 thì ngọn núi này đã trở thành tài sản kinh doanh riêng của một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Cũng tương tự đối với những bờ biển được cả thế giới công nhận là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Bãi Dài, Bãi Sao (Phú Quốc) hay Cửa Đại (Hội An) … nếu như trước đây người dân có thể tự do đánh bắt hải sản hoặc thoải mái bơi lội trên những bãi biển này thì giờ đây, phần lớn diện tích nói trên đã được dành cho các tập đoàn lớn như VinGroup, FLC, SunGroup, Bim Group khai thác kinh doanh sân golf, resort cao cấp…
Bình luận về điều này, từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng đây là một hiện trạng hết sức nhức nhối vì người ta đã biến cái công sản vào tay tư nhân.
“Những tài nguyên thiên nhiên là những tài sản công mà tất cả mọi người đều có thể được hưởng, được tiếp cận. Bây giờ họ bán cho tư nhân và họ quây lại thành tài sản của riêng họ và như vậy là người dân bị từ chối quyền được tiếp cận”
Cùng quan điểm trên, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng việc kinh doanh, khai thác những địa điểm nói trên còn phá nát cảnh quan cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường xung quanh. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết:
“Họ phá nát đi những nơi đó, họ đưa những công trình xây dựng vào làm mất đi cái vẻ hoang sơ của Bà Nà hay Fansipan. Riêng cái Bà Nà ngày trước chưa có cáp treo thì có con đường đi lên nhưng bây giờ, họ chiếm và cấm không cho người dân đi qua con đường đó nữa. Còn đỉnh Fansipan thì cái quan trọng là họ phá hư cái cảnh quan, cái đỉnh Fansipan bây giờ mà đi lên được cái đỉnh đó thì không còn ý nghĩa nữa”
Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, đã có rất nhiều dự án mà vì lợi ích trước mắt mà các chủ đầu tư đã ra sức bào mòn, phá hoại tài nguyên quốc gia bất chấp những hệ quả mà người dân phải gánh chịu. Dư luận đã từng lên án dự án Quần thể công trình du lịch văn hoá dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan Sa Pa phá nát sinh cảnh vườn quốc gia Hoàng Liên, chiếm nơi ăn chốn ở của không biết bao nhiêu người dân, hay như dự án Công viên đại dương Hạ Long xâm phạm, san lấp hàng trăm hecta vùng biển thuộc vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Cũng tương tự SunGroup, tập đoàn FLC bị lên án ngang nhiên xóa sổ rừng phòng hộ ven biển Sầm Sơn để xây dựng sân golf, resort 5 sao, xua đuổi và cấm người dân xunh quanh nơi xây resort được cào ngao, đánh cá, cướp đi kế sinh nhai của không biết bao nhiêu gia đình sống nhờ nghề bám biển từ nhiều thế hệ…
Rất nhiều trong số những dự án này ban đầu được dựng lên với danh nghĩa góp phần bảo tồn và phát triển kinh tế du lịch địa phương. Tuy nhiên trên thực tế nhà đầu tư đã chuyển đổi mục đích sử dụng vào các dự án bất động sản nhằm thu những khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nói tiếp:
“Ví dụ như khu Hoà Quý, Hoà Xuân ở Đà Nẵng, họ gọi là khu du lịch sinh thái nhưng thực chất nó là khu đô thị sinh thái, họ đuổi hết dân đi rồi quy hoạch thành khu đô thị rồi bán nền lại với giá cao trong khi đó đền bù lại cho người dân với mức giá nông nghiệp rất rẻ, khoảng 15 ngàn đồng/m còn bây giờ họ bán lại với giá từ 50 cho đến cả trăm triệu đồng mỗi mét vuông, thế là lời lắm rồi. Họ lấy hết đất đai, nhà thờ, chùa chiền bao nhiêu đời để làm khu đô thị mới, người dân sống bằng nghề nông nghiệp bây giờ không biết làm cái gì để người ta sinh sống”
Trước câu hỏi vì sao những vụ việc gây bức xúc và thách thức dư luận như vậy lại không bị phanh phui và xử phạt theo qui định của luật pháp Việt Nam, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng đã có âm mưu lợi ích nhóm trong những dự án nói trên:
“Đã có sự lợi ích nhóm và cấu kết với nhau giữa các tập đoàn và chính quyền. Điều đó là chuyện đương nhiên rồi, nếu không có sự cấu kết đó thì doanh nghiệp nó cũng khó làm ăn được, khó mua được những dự án với giá rẻ để sau này bán ra với giá cao. Và khi mà có sự cấu kết đó thì lợi lộc vào tay những quan chức và các tập đoàn còn thiệt hại là thuộc về người dân sống trên mảnh đất đó. Còn thiệt hại đối với xã hội đó là một số những tài nguyên, cảnh quan như biển như rừng thì bị bán mất hết đi”
Trước hiện tượng kinh doanh chộp giật, bất chấp những hậu quả có thể gây ra đối với môi trường và phát triển bền vững như vậy của các doanh nghiệp, tiến sĩ Nguyễn Quang A đề xuất người dân bị ảnh hưởng cũng như người dân ở khắp mọi nơi đều phải lên tiếng thì may ra chính quyền và các doanh nghiệp mới có thể hạn chế được việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên của đất nước. Ông cũng cho rằng việc một nhà nước được gọi là “của dân, do dân và vì dân” nhưng lại sử dụng tài sản công để phục vụ cho tầng lớp tư bản là một sự cấu kết lợi ích rõ ràng.
Bí thư Trương Quang Nghĩa khẳng định chuyện “người nhà” ở Hòa Vang, Cẩm Lệ rất phức tạp
Theo Bí thư Đà Nẵng, tình trạng “con ông cháu cha” có nguyên nhân là “một ông ngồi ở một chỗ lâu quá, không ai kiểm soát được vì mình tự quyết cả”.
Ngày 17/4, ông Trương Quang Nghĩa – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cùng đoàn công tác của Thành ủy đã có buổi làm việc với Quận ủy quận Cẩm Lệ.
Báo cáo với Bí thư Nghĩa, bà Huỳnh Thị Tam Thanh – Bí thư quận cho biết mục tiêu của địa phương là đẩy mạnh phát triển kinh tế, trọng tâm là thương mại dịch vụ, thu hút đầu tư hạ tầng đô thị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách hành chính.
Theo bà Thanh, hiện quận Cẩm Lệ có khoảng 3.036 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn đầu tư hơn 3.188 tỉ đồng. Mặc dù vậy, quận còn nhiều tồn tại như công tác giải tỏa, đền bù, bố trí tại định cư ở các dự án gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, nhiều bức xúc về môi trường của người dân chưa được xử lý triệt để, công tác cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu, tai nạn giao thông tăng, diễn biến phức tạp.
Tại buổi làm việc, Bí thư Trương Quang Nghĩa đã có đánh giá thẳng thắn về tình hình phát triển kinh tế xã hội ở quận Cẩm Lệ. Ông nói rằng nguồn thu của quận năm 2017 khoảng 500 tỉ đồng, tăng 12,3% là rất tốt.
Tuy nhiên, ông cho rằng quận chưa phát huy hết tiềm năng. Bí thư TP đề nghị chính quyền quận phải thu hút đầu tư nhưng cũng phải biết từ chối. Doanh nghiệp muốn đầu tư thì cần phải cải cách hành chính nhưng đây là việc Cẩm Lệ còn yếu.
“Cải cách hành chính thì đứng thứ 5, công nghệ thông tin thì đứng cuối”, ông Nghĩa nhận xét. Theo ông, để cải cách hành chính tốt, nhanh thì phải tổ chức tốt công tác cán bộ, quy hoạch, minh bạch công khai.
“Có khi nào các đồng chí thử kiểm tra trong hệ thống của chúng ta có bao nhiêu người nhà của Bí thư, bao nhiêu người nhà của Chủ tịch, bao nhiêu người nhà của Thường trực. Các đồng chí thử xem lại cái, Ủy ban kiểm tra vô cuộc coi.
Tôi được biết Hòa Vang đứng số 1, Cẩm Lệ số 2 trong câu chuyện người nhà. Khi có người nhà thì sẽ rất khó làm, không nói được. Mình định nhắc nhở, kiểm điểm thì vướng vì chỗ thân quen cả. Cái này phải hết sức lưu ý, cán bộ phải xác định đúng vị trí của mình.Đã là chủ tịch, bí thư thì không thể có người nhà ở vị trí nào cả. Có chuyện này thì xảy ra việc mất đoàn kết, dòm ngó nhau, rồi dẫn đến mặc cả. Em anh, em tôi, cháu anh, cháu tôi thế này thế kia”, Bí thư Nghĩa nói
Ông khẳng định để giải quyết việc này thì phải thực hiện tốt quy hoạch, tuyển chọn. Đà Nẵng và các quận huyện sẽ còn rất nhiều cuộc kiểm tra, kiểm điểm, đánh giá lại năng lực cán bộ, sắp xếp lại cho phù hợp trong nhiệm kỳ này để chuẩn bị cho nhiệm kỳ sau.
Theo ông, bí thư và chủ tịch cấp huyện phải là người không ở địa phương. Đà Nẵng sẽ thực hiện quyết liệt việc này.
“Chúng ta tạo điều kiện cho các đồng chí ở địa phương phát triển nhưng không có nghĩa là ngồi lên ở chỗ đó mà có thể làm bí thư, chủ tịch ở địa phương khác.
Tôi nói thẳng là ở Hòa Vang, Cẩm Lệ có quá nhiều con em. Tình trạng này có nguyên nhân là 1 ông ngồi ở một chỗ lâu quá, ngồi ở vị trí mà không ai kiểm soát được vì mình tự quyết cả”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Ba (17/4) đã cập nhật với báo giới về cuộc gặp dự kiến của ông với lãnh đạo tối cao Bắc Hàn Kim Jong-un. Ông Trump tiết lộ có thể cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Bắc Hàn sẽ diễn ra vào đầu tháng Sáu tới.
“[Cuộc gặp đó] có thể sẽ diễn ra vào đầu tháng Sáu hoặc sớm hơn một chút, [nếu] giả dụ mọi thứ diễn ra tốt đẹp”, ông Trump nói hôm thứ Ba (17/4) tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Florida trong cuộc tiếp đón Thủ tướng Shinzo Abe lần thứ hai đến thăm Mỹ kể từ khi ông Trump bước vào Nhà Trắng tháng 1/2017.
Tổng thống Trump cũng thông báo rằng các quan chức Mỹ đã tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với phía Bắc Hàn để hướng tới cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử của lãnh đạo hai nước.
“Chúng tôi đã đàm phán trực tiếp ở cấp rất cao – mức cực kỳ cao – với Bắc Hàn. Tôi thực sự tin có nhiều thiện chí; nhiều điều tốt đẹp đang diễn ra. Chúng ta sẽ nhìn thấy điều đó xảy ra. Như tôi luôn luôn nói, chúng ta sẽ nhìn thấy điều đó xảy ra, vì rốt cuộc đó là kết quả cuối cùng của vấn đề đó”, ông Trump nói.
Ông Trump không nói rõ quan chức cấp cao nào của Mỹ đang chịu trách nhiệm đàm phán với Bắc Hàn và cũng không có quan chức nào của Mỹ trả lời về điều này khi Reuters cố gắng tìm cách khai thác thông tin.
Theo Reuters, những liên lạc giữa Mỹ và Bắc Hàn trong vài tuần gần đây liên quan tới các quan chức tình báo và Bộ Ngoại giao Mỹ. Quan chức Mỹ cấp cao nhất được cho là đã tới thăm Bình Nhưỡng trong vài năm gần đây là ông James Clapper – thăm Bắc Hàn năm 2014 khi còn giữ chức giám đốc cơ quan tình báo Mỹ
Tổng thống Mỹ cũng cho biết thêm rằng Mỹ và Bắc Hàn đang cân nhắc 5 địa điểm có thể tổ chức cuộc họp Trump – Kim. Tuy nhiên, ông Trump không thông tin cụ thể tên của 5 địa điểm này với các phóng viên.
Khi các phóng viên hỏi ông Trump liệu có tính đến việc gặp ông Kim Jong-un ngay tại Mỹ, Tổng thống đáp ngắn gọn “không”.
Reuters, dẫn thông tin từ một quan chức chính quyền Trump giấu tên, cho biết các địa điểm đang được thảo luận nằm ở khu vực Đông Nam Á và Châu Âu.
Sự suy đoán của cộng động quốc tế tập trung vào một loạt các địa điểm như Bình Nhưỡng, vùng phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên, Stockholm (Thụy Điển), Geneva (Thụy Sỹ) và Mông Cổ.
Lạc quan về triển vọng đàm phán trực tiếp với ông Kim Jong-un, nhưng ông Trump cũng để ngỏ khả năng rằng cuộc gặp thượng đỉnh đó có thể bị hoãn trong trường hợp Bắc Hàn có cách hành xử không đúng mực.
“Những điều có thể của nó sẽ không tốt và chúng tôi sẽ không có cuộc họp và chúng tôi sẽ tiếp tục đi theo con đường mạnh mẽ này, điều mà chúng tôi đã thực hiện”, ông Trump nhấn mạnh.
Tổng thống Trump nói thêm rằng cả Bắc Hàn và Hàn Quốc đã có “phước lành” của ông để đàm phán về kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Ông Trump muốn nhắc nhở các nhà báo rằng thực tế cuộc chiến tranh Triều Tiên về lý thuyết vẫn đang diễn ra vì trong năm 1953 các bên mới ký thỏa thuận đình chiến, chứ không phải hiệp định hòa bình chính thức. “Họ đang thảo luận về việc chấm dứt chiến tranh”, ông Trump nói.
Tờ nhật báo Munhwa Ilbo của Hàn Quốc mới đây cũng thông tin rằng lãnh đạo hai miền Triều Tiên đang thảo luận kế hoạch để chính thức kết thúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.
Yên Sơn (T/h)
Ông Tập Cận Bình đang lên kế hoạch thăm Bắc Triều Tiên
Truyền thông Nhật Bản dẫn nguồn tin cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự tính sẽ thăm Bắc Triều Tiên sau cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Donal Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un kết thúc.
Ông Tập Cận Bình tiếp ông Kim Jong-un tại Đại Lễ Đường Nhân dân. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Tờ Yomiuri Shinbun của Nhật Bản dẫn nguồn tin từ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cho biết, hai nước Trung – Triều vẫn đang tiến hành bàn bạc về vấn đề ông Tập Cận Bình tới thăm Bắc Triều Tiên. Dự tính sau khi Hội đàm cấp cao Mỹ – Triều Tiên kết thúc vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, ông Tập Cận Bình sẽ tới thăm Bắc Triều Tiên. Hiện tại trong cuộc thảo luận giữa 2 nước Trung – Triều, dự tính thời gian ông Tập tới Bắc Triều Tiên là vào tháng 6.
Mới đây, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc Tống Đào (Song Tao) cùng đoàn biểu diễn nghệ thuật Trung Quốc đã tới Bắc Triều Tiên, trong cuộc gặp giữa ông Tống Đào và lãnh đạo Bắc Triều Tiên, hai bên có lẽ cũng đã trao đổi về lịch trình chuyến thăm sắp tới của ông Tập.
Phía Trung Quốc đang xác nhận, sau Hội nghị cấp cao Mỹ – Triều Tiên, sẽ quyết định lịch trình thăm Triều Tiên của ông Tập Cận Bình.
Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi cuối tháng 3 vừa qua của ông Kim Jong-un, ông Kim cũng đã mời ông Tập tới thăm Bắc Triều Tiên, ông Tập có trả lời rằng, “sẽ thăm Bắc Triều Tiên trong thời gian sớm nhất”. Đây sẽ là lần đầu tiên ông Tập tới thăm Bắc Triều Tiên.
Ông Tập Cận Bình muốn ông Kim Jong-un đặt cược vào Trung Quốc chứ không phải Mỹ?
Tờ Nihon Keizai Shimbun của Nhật Bản đưa tin, trong cuộc gặp ông Kim Jong-un hồi tháng 3 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã nhắc tới năm 2035. Đối với ông Tập Cận Bình và trợ thủ của ông mà nói, mục tiêu này ngày càng quan trọng.
Tờ báo này cũng dẫn lời của một nhân sĩ nắm rõ tình hình quan hệ Trung – Triều cho biết, trong lúc quan hệ Trung – Mỹ đang căng thẳng, ông Tập Cận Bình nhắc đến năm 2035 với ông Kim Jong-un, chúng ta cũng cần hiểu điều này cho thấy hàm ý gì.
Tháng Mười năm ngoái (2017), trong lễ khai mạc Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã đưa ra mục tiêu cơ bản thực hiện hiện đại hóa Trung Quốc vào năm 2035, ít nhất về mặt kinh tế phải đuổi kịp và vượt qua Mỹ.
Vấn đề là, vì sao ông Tập Cận Bình lại đề cập tới viễn cảnh phát triển lâu dài của Trung Quốc với ông Kim Jong-un?
Tờ Nihon Keizai Shimbun phân tích và nhận định, có lẽ ông Tập Cận Bình muốn truyền đạt thông tin tới ông Kim Jong-un, bởi ông Kim Jong-un là người có thể tín nhiệm, hơn nữa, đến năm 2035, có thể khi đó kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ, ông Kim có thể vẫn là lãnh đạo của Bắc Triều Tiên.
Tờ báo này cho biết, nếu ông Kim Jong-un đột nhiên nghiêng về phía ông Trump, vậy thì Trung Quốc có thể sẽ bị kẹt giữa 2 bên. Đối với ông Tập Cận Bình mà nói, tình huống tồi tệ nhất chính là, trong cuộc tranh đua quyền lực địa chính trị do Bắc Triều Tiên khuấy động, Trung Quốc chỉ có thể khoanh tay đứng nhìn. Do đó, lôi kéo ông Kim đứng về phía Trung Quốc là điều rất cần thiết.