Khi hay tin con trai ngoại tình, thử đoán xem các bà mẹ chồng phản ứng như thế nào?

Ngoại tình là chuyện động trời, không biết trong tình huống khó khăn ấy, những người trong gia đình có đủ tỉnh táo để níu giữ hạnh phúc không nhỉ? Phản ứng của mẹ chồng trong tình huống này cũng quan trọng lắm đấy!

Mẹ chồng – nàng dâu vốn là mối quan hệ được nhắc đến nhiều nhất với mỗi người phụ nữ khi kết hôn, và mối quan hệ này được kết nối bởi người chồng. Bình thường thì chắc mọi chuyện sẽ êm đẹp cả thôi bởi vì ai cũng mong muốn có được mái ấm hạnh phúc.

Tuy nhiên cũng bởi cuộc sống vốn có nhiều biến chuyển nên một gia đình chắn chắc sẽ có những lúc gặp phải vấn đề này, vấn đề khác. Và nếu như sợi dây kết nối kia đột nhiên thay lòng đổi dạ, không muốn toàn tâm toàn ý với người vợ đã chọn lựa nữa thì sẽ là mối họa lớn.

Và lúc này, người vợ đau khổ nhất thì đúng rồi nhưng cuộc hôn nhân đó có còn giữ lại được hay không thì mọi chuyện sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự ủng hộ hay chia cắt của những người thân khác trong nhà, đặc biệt là mẹ chồng.

Mẹ nào chẳng thương con, nhưng liệu có phải tất cả các bà mẹ chồng sẽ đều tỉnh táo trong chuyện này để níu giữ hạnh phúc chân chính lại cho con trai của mình hay không?

Hãy xem những người trong cuộc từng rơi vào hoàn cảnh này kể lại phản ứng của mẹ chồng họ nhé.

 Khi hay tin con trai ngoại tình, thử đoán xem các bà mẹ chồng phản ứng như thế nào?  - Ảnh 1.

Mẹ chồng quốc dân đây rồi, mẹ đã dằn mặt thế đấy, và thế là anh ấy không dám hó hé gì. Sau khi mình điều tra kỹ thì anh chồng mới đi cafe với gái lạ thôi chứ chưa “phản bội” thực sự. Nhưng nếu không có câu nói của mẹ năm ấy, chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra đâu mà.

 Khi hay tin con trai ngoại tình, thử đoán xem các bà mẹ chồng phản ứng như thế nào?  - Ảnh 2.

Chồng mình thì ngoan tuyệt đối, mình có thể bảo đảm điều đó và lại thêm mẹ chồng thương con dâu thế này khiến mình thêm yêu gia đình anh ấy quá.

 Khi hay tin con trai ngoại tình, thử đoán xem các bà mẹ chồng phản ứng như thế nào?  - Ảnh 3.

Được câu này của mẹ chồng thì mình chẳng còn mong gì hơn nữa, mẹ là số 1.

 Khi hay tin con trai ngoại tình, thử đoán xem các bà mẹ chồng phản ứng như thế nào?  - Ảnh 4.

Mẹ cũng thương con dâu nhưng vì không cương quyết nên cuối cùng bọn mình vẫn chia tay. Bây giờ mình không giận bà, cũng không giận chồng cũ, chỉ hơi tiếc chả kịp “lột” gì. Cô bồ ấy giờ thành con dâu mẹ rồi.

 Khi hay tin con trai ngoại tình, thử đoán xem các bà mẹ chồng phản ứng như thế nào?  - Ảnh 5.

Không đâu mẹ ạ, thứ đàn ông đã đi ra ngoài lăng nhăng thì con không bao giờ giữ lại bên cạnh mình đâu, cho dù người anh ta có dát vàng đi chăng nữa.

 Khi hay tin con trai ngoại tình, thử đoán xem các bà mẹ chồng phản ứng như thế nào?  - Ảnh 6.

Mẹ chồng mình, như rất nhiều mẹ chồng khác, bênh con trai chằm chặp, chẳng bao giờ chịu nghe mình tâm sự chuyện gì đâu nên lắm lúc cũng uất ức lắm thay.

 Khi hay tin con trai ngoại tình, thử đoán xem các bà mẹ chồng phản ứng như thế nào?  - Ảnh 7.

Mẹ chồng mình trước là giáo viên nên bà nghiêm khắc lắm, kể cả con trai hay con dâu mà “lệch sóng” cái là bà nắn luôn chứ chẳng nể nang gì đâu.

 Khi hay tin con trai ngoại tình, thử đoán xem các bà mẹ chồng phản ứng như thế nào?  - Ảnh 8.

Chồng mình là con một, lúc nào cũng được mẹ chiều hết nấc. Tuy chồng chưa ngoại tình nhưng ở lâu trong nhà mình hiểu tính mẹ chồng, kiểu gì mẹ cũng gió chiều nào xoay chiều đó cho vừa lòng cả 2 đứa cho mà xem.

 Khi hay tin con trai ngoại tình, thử đoán xem các bà mẹ chồng phản ứng như thế nào?  - Ảnh 9.

Tại sao mẹ lại không hiểu tâm lý của con dù mẹ cũng là phụ nữ vậy ạ? Chẳng có lẽ cứ là đàn ông thì sẽ có quyền đi lăng nhăng hay sao?

 Khi hay tin con trai ngoại tình, thử đoán xem các bà mẹ chồng phản ứng như thế nào?  - Ảnh 10.

Mẹ chắc chắn như vậy thì mình cũng tạm yên tâm. Chỉ có điều cuộc đời ai mà biết trước chữ ngờ cơ chứ!

 Khi hay tin con trai ngoại tình, thử đoán xem các bà mẹ chồng phản ứng như thế nào?  - Ảnh 11.

Lại thêm một bà mẹ chồng bênh con chằm chặp nữa đây này. Cứ bênh như vậy bảo sao anh ấy chẳng bao giờ tôn trọng và biết thông cảm với vợ, thỉnh thoảng còn bảo: “Mất vợ này thì tìm vợ khác, chỉ có mẹ là duy nhất trên đời” nữa cơ!

 Khi hay tin con trai ngoại tình, thử đoán xem các bà mẹ chồng phản ứng như thế nào?  - Ảnh 12.

Mẹ chồng mình lúc nào cũng chỉ lo con trai đi với đứa khác nên luôn dặn con dâu phải chăm chút cho bản thân. Mẹ chồng yêu nhất trên đời.

Nhân Mã, Bi / theo helino

Naumachia: Trò chơi thủy chiến tắm máu người nô lệ La Mã

Không chỉ nổi tiếng với những đấu trường sinh tử chết chóc, người La Mã cổ đại còn có một môn thể thao vô cùng đẫm máu nhằm mô phỏng lại những trận thủy chiến kinh hoàng nhất.

Bên cạnh những môn thể thao đẫm máu đối kháng khác ở đấu trường La Mã thì Naumachia chính là một trong những môn thể thao ưa thích nhất của dân chúng cũng như giới quý tộc bấy giờ.

Không những quy mô mà sự khủng khiếp của nó gần như chẳng khác gì một trận chiến thật sự.

Thường mô phỏng những trận thủy chiến nổi tiếng diễn ra trước đó nên môn thể thao này như một hình thức ca ngợi chiến thắng của đế chế La Mã.

Trò chơi này thực sự là một trận chiến đẫm máu và hoang dại, nó có tên như vậy do trò chơi diễn ra ở một khán đài vòng có nước và tàu chiến như thật.

Những trận chiến được dựng lại từ những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử. Số lượng người tham gia có thể lên đến hàng nghìn người như một trận chiến thật sự.

Nơi diễn ra trò này không phải là giữa thiên nhiên hay đấu trường võ sĩ bình thường mà là những nơi được xây dựng riêng cho trò này. Đối tượng của trò chơi này thường là những tội phạm bị kết án.

Lịch sử đã ghi nhận một trận Naumachia vào năm 46 trước công nguyên do Julius Caesar phát động nhằm ăn mừng chiến thắng thứ 4 của mình.

Với 2.000 chiến binh, 4.000 người chèo thuyền, tất cả đều là tù binh chiến tranh. Trò tiêu khiển này có quy mô không kém một trận đấu thật với sự tàn khốc không một ai có thể tưởng tượng hết.

Sau đó vào năm 2 TCN, nhân sự kiện lễ khánh thành đền thờ Mar Ultor, Hoàng đế Augustus đã tổ chức một trận Naumachia dựa trên phong cách của Caesar trước đó, với khoảng 3.000 chiến binh không kể người chèo thuyền tham gia trò chơi.

Hai chiếc thuyền sẽ được đặt hai bên sau đó cuộc chiến sẽ bắt đầu và được tiếp diễn cho tới khi một bên hoàn toàn bị giết. Không giống như chiến trường, trò chơi không có gì để thấm máu chảy trên các khoang tàu.

Máu cứ chảy tràn ra ngoài các con tàu, vì vậy, trông toàn cảnh như một biển máu dưới địa ngục vậy. Một số đấu trường kiểu này còn cho thêm các sinh vật biển vào vùng nước.

Và trong lịch sử, đấu trường Naumachia lớn nhất được ghi nhận được thành lập bởi Hoàng đế Claudius tại hồ Fucine với hơn 100 tàu và 19.000 người cùng tham gia.

Đây thực thế giống như một chiến trường giữa nô lệ để làm trò tiêu khiển cho những kẻ thắng cuộc.

Nếu nói về quy mô và sự khốc liệt thì khó có môn thể thao nào có thể vượt qua nó.

Số lượng người tham gia và tử vong giống như một trận chiến sống còn vì họ không có sự lựa chọn khác nếu muốn được sống tiếp. Những tù binh và tội phạm phải cố gắng chiến thắng nếu không sẽ phải chết.

Vị trí diễn ra trò chơi này được cho là gần sông Tiber, trái tim của thành Rome. Để chứa một lượng lớn người tham gia và thuyền bè, những đấu trường đặc biệt này có quy mô vô cùng lớn.

Gaius Plinius Secundus (23 – 25/8/79 TCN), được biết đến nhiều hơn với tên Pliny Già, một triết học tự nhiên La Mã, đã giành phần lớn thời gian rảnh rỗi của mình nghiên cứu, viết hoặc điều tra các hiện tượng tự nhiên và địa lý trong lĩnh vực này.

Ông đã viết một tác phẩm bách khoa, Naturalis Historia (“Lịch sử tự nhiên”), mà đã trở thành một mô hình cho tất cả các bách khoa toàn thư khác.

Trong đó, đề cập tới quy mô và hình thức của trò Naumachia thời Augustus thậm chí còn có cả đảo nhân tạo giữa hồ nước hay cầu. Điều này cho phép trận chiến diễn ra sinh động và chân thật hơn.

Trận thủy chiến này chỉ kết thúc khi một bên bị tiêu diệt hết, sẽ không có hòa vì hai bên phải chiến đấu như một trận đấu thực tế.

Những dòng máu tươi đổ xuống hồ nước cũng như lửa cháy tạo nên một quang cảnh thực sự chết chóc giống như một chiến trường.

Theo Trithuctre

TP HCM: Người dân kêu cứu vì bị lừa đảo 15.000 tỷ đồng bằng tiền ảo?

Sáng 8/4, rất đông người dân đã kéo đến trụ sở Công ty Modern Tech tại đường Nguyễn Huệ, quận 1 kêu cứu vì bị lừa đảo hơn 15.000 tỷ đồng.

Theo đó, người đi đường bất ngờ thấy rất nhiều người cầm băng rôn, đơn tố cáo đứng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ tố cáo bị một công ty có tên Công ty Cổ phần Modern Tech lừa đảo với số tiền lên đến hơn 15.000 tỷ đồng, với số lượng nạn nhân lên đến 32.000 người.

Những người dân này cho biết dự án Ifan và Pincoi gồm 7 người Việt Nam sáng lập nhưng lại luôn gắn mác là dự án đến từ Singapo nhằm tạo lòng tin với các nhà đầu tư.

Những người dân có mặt tại đây còn cho hay, nhóm dự án Ifan, Pincoin đã ủy quyền cho Công ty Modern Tech do một người Việt Nam điều hành làm đại diện hợp pháp. Modern Tech sẽ đứng ra tổ chức các sự kiện tại TP HCM và Hà Nội nhằm huy động vốn từ các Nhà đầu tư.

TP HCM: Người dân kêu cứu vì bị lừa đảo 15.000 tỷ đồng bằng tiền ảo? - Ảnh 1.

Người dân căng băng rôn kêu cứu vị bị lừa 15 nghìn tỷ đồng.

Nhưng người dân tại đây còn khẳng định phía Modern Tech cam kết khi tham gia nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận thấp nhất 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng.

Ngoài ra, nếu lôi kéo được người vào hệ thống sẽ được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia. Đây là mô hình kinh doanh “đa cấp” theo kiểu kim tự tháp. Dù hứa hẹn chi trả phần trăm nhưng sau khi thu được số tiền lớn Modern Tech tuyên bố quy đổi hình thức trả thưởng bằng cách quy đổi qua các đồng tiền số.

Trao đổi với phóng viên anh H. (ngụ Tân Bình, TP HCM) cho biết hiện Modern Tech dụ dỗ hơn 32 nghìn nạn nhân cùng tham gia và huy động được hơn 15 nghìn tỷ đồng tiền vốn.

TP HCM: Người dân kêu cứu vì bị lừa đảo 15.000 tỷ đồng bằng tiền ảo?

Người dân tụ tập kêu cứu tại số 68 Nguyễn Huệ, Q. 1, TP HCM.

Tuy nhiên, điều đáng nói, tất cả các chủ đầu tư sau đó không hệ được nhận bất cứ lợi nhuận thực tế nào. Hàng ngàn người vì đó lâm vào cảnh tán gia bại sản khi đầu tư hàng tỷ đồng vào tiền ảo Ifan và Pincoi. Có trường hợp suy sụp tinh thần sau khi mất tiền đã đột tử.

Theo ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, sáng cùng ngày, không có đại diện nào từ Modern Tech đứng ra đối thoại với người dân.

Phạm Thạch   / Theo Pháp Luật Plus

‘Vành đai và Con đường’: Tương lai hay ác mộng đối với Trung Quốc?

Mặc dù sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm, nhưng BRI cũng đối mặt với rất nhiều thách thức. Nếu Bắc Kinh không giải quyết được những thách thức này, BRI sẽ trở thành cơn ác mộng.

Bài viết của tác giả Linda Lim, Giáo sư về quan hệ kinh tế quốc tế tại Trường Quan hệ Quốc tế Rajaratnam, Đại học Nam Dương, Singapore. Bài viết đăng trên trang “RSIS”.

Thách thức về các dự án cơ sở hạ tầng

Tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng luôn là một thách thức bởi các dự án này rất lớn, đòi hỏi nhiều chi phí, đắt đỏ, thời gian xây dựng và hoàn vốn lâu, kéo theo nhiều rủi ro. Các dự án này cũng thường chịu ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại cảnh, từ chi phí và lợi ích xã hội khiến các nhà đầu tư tư nhân đầu tư dưới mức cần thiết, dẫn tới dự án không đạt hiệu quả.

Do vậy, đầu tư công là mô hình phổ biến nhất cho các dự án cơ sở hạ tầng. Chính phủ có thể vay tiền với chi phí thấp hơn so với các khoản vay tư nhân, kèm theo việc đảm bảo ngầm về chủ quyền trong trường hợp vỡ nợ. Nguồn tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng từ các liên doanh cũng là một mô hình phổ biển, liên quan tới các mối quan hệ đối tác công-tư và các thể chế tài chính khu vực, đa phương như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB).

Các liên doanh có thể tăng vốn và có được nhiều chuyên môn hơn từ các nguồn tài trợ, giảm thiểu các nguy cơ cho bất kỳ cá nhân, nhà đầu tư nào cũng như bất kỳ bên vay mượn nào trong triển khai các dự án. Ngoài ra, ở các nước đang phát triển, nguồn vốn thường rất khan hiếm, trong khi vay tiền từ các nguồn nước ngoài rẻ hơn đòi hỏi phải trả lại theo tỷ giá ngoại hối sẽ kéo theo những rủi ro về tiền tệ. Rủi ro về quản trị phát sinh từ các chính phủ thiếu kiến thức chuyên môn để đánh giá, thực hiện và giám sát các dự án; sự lãng phí tài chính xuất phát từ nạn tham nhũng, tăng chi phí đầu tư, trì hoãn và các vấn đề về chất lượng của dự án.

Rủi ro về chính trị

Cũng tồn tại rủi ro về chính trị vì sự phân bổ lợi ích và chi phí không công bằng. Bên cạnh đó là bất ổn xã hội có thể xuất hiện từ các tranh chấp về sử dụng, bồi thường đất đai, lao động và các hậu quả về môi trường như việc làm tổn hại đến những người dân trồng rừng, làm nông nghiệp hay đánh bắt thủy hải sản. Bất ổn cũng có thể xảy ra tại các quốc gia có chính quyền độc đoán hoặc là sử dụng biện pháp cưỡng chế để giải quyết tranh chấp, trong khi các chính phủ dân chủ có thể có sự thay đổi và yêu cầu thay đổi các điều khoản trong các dự án.

Phần lớn các nước tham gia BRI là các quốc gia có thu nhập thấp, thiếu vốn, nguồn nhân lực và khả năng trả nợ từ việc nhập khẩu thiết bị, nguyên vật liệu cho các dự án BRI dẫn đến nguy cơ cao về nợ và khủng hoảng tiền tệ. Điều này có thể dẫn tới các bất ổn về kinh tế, chính trị trong nước, các mối quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng liên quan tới việc chia sẻ, sử dụng các dự án cơ sở hạ tầng như đập nước.

Một nghiên cứu mới đây do Trung tâm phát triển toàn cầu cho thấy 8 nước gồm Dijibouti, Kyrgyzstan, Lào, Maldives, Mông Cổ, Pakistan, Montenegro, Tajikistan là các quốc gia chịu tác động trực tiếp từ các dự án BRI, xây dựng các đường ống dẫn dầu sẽ làm tăng nợ lên Tổng thu nhập quốc dân và nợ Trung Quốc rơi vào mức độ rủi ro cao.

Ngay cả khi không đối mặt với các bận tâm về nợ nần thì việc háo hức tham gia các dự án cơ sở hạ tầng tại các nước tham gia BRI cũng có thể không phù hợp với nhu cầu trong nước và làm tăng nguy cơ về chính trị đối với chính phủ các nước đó. Ví dụ tại Malaysia, nhiều tiếng nói của giới kinh doanh cho rằng hầu hết các dự án BRI tại Malaysia đều không mang lại lợi ích cho đất nước. Các dự án cơ sở hạ tầng lớn như bến tàu, cảng đường sắt đều mang lợi ích chiến lược cho Trung Quốc mà hầu như không có lợi cho Malaysia. Các điều khoản trong các dự án này đều không rõ ràng cho Malaysia nhưng người dân Malaysia chỉ có thể tự trách mình vì đã để cho các chính trị gia thực hiện các thỏa thuận tồi như thế.

Mô hình kinh doanh kiểu Trung Quốc

Cách hành xử của Trung Quốc trong xây dựng cơ sở hạ tầng không giành được sự ủng hộ của cư dân địa phương bởi Trung Quốc thường xuất khẩu trang thiết bị, nguyên vật liệu, quản lý và đưa lao động Trung Quốc sang các nước tham gia BRI, tạo ra rất ít việc làm, đào tạo cho lao động địa phương. Điều này củng cố thêm nhận thức rằng các dự án BRI chỉ làm lợi cho Trung Quốc thay vì mang lại lợi ích cho nước tiếp nhận dự án.

Các công ty Trung Quốc thường bị cáo buộc có hành vi kinh doanh kém, chẳng hạn như việc cắt giảm các nhà cung cấp tại địa phương, vi phạm và không tuân thủ hợp đồng cũng như luật lệ địa phương, đồng thời mang đến các công nghệ và chất lượng kém như tại các dự án điện mà Trung Quốc đang xây dựng tại Indonesia.

Các công ty Trung Quốc ưa thích làm việc với các lãnh đạo chính trị địa phương, không làm việc trực tiếp với các cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng từ các dự án, dẫn tới các chi phí xã hội và đền bù cho người dân không thỏa đáng. Kết quả là nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra, gây cản trở các dự án như dự án đập Myistone và đường xe lửa nối Côn Minh với Kyaukphyu và đường ống dẫn dầu tại Myanmar.

Sự kiêu ngạo của Trung Quốc

Tại Sri Lanka, sự lừa dối của chính phủ trong việc phải nhượng lại cảng Hambantota cho một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc để đổi lại việc trả nợ đã góp phần dẫn tới thất bại của đảng cầm quyền trong bầu cử địa phương vào tháng 2/2018. Và tại Indonesia, đã có nhiều đồn đoán xuất hiện về sự khuyến khích đầu tư từ Trung Quốc sẽ làm suy yếu khả năng tranh cử nhiệm kỳ tới vào năm 2019 của Tổng thống Jokowi.

Các công ty Trung Quốc cũng thường thiếu kinh nghiệm làm việc tại các quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc và thường bị cáo buộc thiếu tôn trọng các phong tục, tập quán địa phương, minh chứng cho thói kiêu ngạo về sự thành công của Trung Quốc. Nếu muốn thành công, các dự án BRI cần mang ít tính Trung Quốc hơn, mặc dù điều này có vẻ đi ngược lại mục đích của Trung Quốc là muốn mở rộng ảnh hưởng trên toàn thế giới. Nếu Bắc Kinh không học cách thích nghi với cuộc sống bên ngoài thì những rủi ro từ BRI sẽ trở thành một cơn ác mộng đối với chính sách đối ngoại, chứ không phải là sự phồn vinh cho nước này.

Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG