Bài văn của cô bé lớp 5 khiến người đọc cay mắt

Chê bố không bằng phụ huynh nhà người ta: Bài văn của cô bé lớp 5 khiến người đọc cay mắt

Bài văn tả bố của cô bé lớp 5 vừa hài hước vừa chân thực, được cô giáo cho 10 vì không thể không chấm điểm tối đa.

Dài 3 trang giấy ô li, bài văn miêu tả chân thực về người bố với đầy đủ các tính nết tốt – xấucủa cô bé lớp 5 này khiến người đọc không thể rời mắt, đọc một mạch từ đầu tới cuối. Dù nói nhiều về tính xấu của bố, nhưng ẩn chứa trong đó là thứ tình cảm rất đặc biệt mà em dành cho bố của mình.

Sau phần mở bài khẳng định chắc nịch: “Người yêu em nhất là bố và bố là người em yêu nhấtcô bé bắt đầu chuỗi so sánh đầy bất ngờ giữa bố nhà mình và bố nhà người ta.

Bố em có dáng người thấp, đậm với cái bụng to to, khác bố nhà người ta bụng thon 6 múi. Bố người ta đầu bóng vì vuốt keo, bố em đây đầu bóng vì lâu ngày chưa gội… Bố nhà người ta môi bặm lại nghiêm túc, bố em miệng chỉ có cười suốt ngày.

Bố nhà người ta tài giỏi, độc lập, vợ con nể phục, bố em đây bị vợ mắng suốt ngày, để rồi tối đến rủ em lên giường ngủ sớm, nhưng thực ra là trùm chăn nói xấu mẹ… Bố em còn thua xa bố nhà người ta“.

Chê bố không bằng phụ huynh nhà người ta: Bài văn của cô bé lớp 5 khiến người đọc cay mắt - Ảnh 1.

Bài văn tả bố một cách chân thực của cô bé lớp 5.

Thế nhưng, ngay sau đó, cô bé bắt đầu thể hiện quan điểm của một “đồng minh” theo phe bố khi liên tục khoe những lần được bố bao che, được bố kề vai sát cánh “chiến đấu” với bài vở và sự căng thẳng.

Bố em sẵn sàng kí vào bản tự kiểm điểm của em mà không mách mẹ, sẵn sàng thức đến 3 giờ sáng để đợi em làm xong bài rồi đi ngủ… sẵn sàng đến lớp đón em dù phải bỏ một buổi họp…“.

Chê bố không bằng phụ huynh nhà người ta: Bài văn của cô bé lớp 5 khiến người đọc cay mắt - Ảnh 2.

Bố rất khéo năn nỉ mẹ đừng đánh em hay nhận tội thay để em không bị mẹ mắng… Bố luôn là anh hùng giải cứu em khỏi những trận lỗi đình của mẹ“.

Không những thế, cô bé còn nhớ đến từng chi tiết thể hiện tình cảm của bố như nhường miếng trứng cá, cho con gái mượn ipad để chơi hay tán chuyện, đấu hài cùng cô bé để giảm stress. Những câu ông bố hay dùng để bênh con cũng được cô bé dẫn lại trong bài viết.

30127745_2462918537267214_6997418181010653184_n

Cuối cùng cô bé không quên chúc bố khỏi bệnh tiểu đường và sống lâu với các con – lời chúc tuy giản dị mà ấm áp.

30124741_2462918520600549_1902432716968689664_n

Giáo viên cũng tỏ ra thích thú với bài văn của cô học trò tình cảm

Bài văn tả bố được mẹ của cô bé chia sẻ trên trang cá nhân với cảm xúc lẫn lộn, không biết “nên vui, buồn hay bực”. Tuy vậy, chị hiểu dấu ấn của vợ chồng chị trong lòng con gái sâu đậm như thế nào.

Chê bố không bằng phụ huynh nhà người ta: Bài văn của cô bé lớp 5 khiến người đọc cay mắt - Ảnh 5.

Chân dung cặp bố con đáng yêu

Bên cạnh việc bật cười với giọng văn theo khuynh hướng “hiện thực phê phán” của cô bé, nhiều bậc phụ huynh cũng cảm động vì sự hồn nhiên và tình cảm đáng quý của em.

Bài văn của cô bé và lời phê đầy hào hứng của giáo viên cũng mở ra hướng nhìn mới về tư duy dạy và học văn. Học sinh cần được sống thật với cuộc sống mà các em chứng kiến mỗi ngày thay vì dập khuôn theo lối suy nghĩ của số đông hay của thế hệ đi trước.

Hiện thực đó có thể không hoàn hảo nhưng thực sự là những gì gắn bó với các em, là điều các em nên được khuyến khích bộc lộ. Cảm xúc thật của các em mới là điều dễ dàng chạm đến trái tim người đọc.

Bài văn tả bố của cô bé lớp 5:

“Ai cũng bảo người em yêu nhất là mẹ và người yêu mẹ nhất là em nhưng em cho rằng điều đó không đúng. Người em yêu nhất là bố và bố là người yêu em nhất. Bố em là Nguyễn Kế Hiếu, 42 tuổi.

Bố em có dáng người thấp, đậm với cái bụng to, khác bố nhà người ta bụng thon 6 múi. Bố nhà người ta đầu bóng vì vuốt keo, bố em đây đầu bóng vì lâu ngày chưa gội. Bố nhà người ta trán cao, hiểu biết rộng dài, bố em đây trán dô, siêu “lầy”.

Bố nhà người ta mắt ánh lên sự nghiêm nghị, bố em đây mỗi khi làm sai là mắt láo liên như quạ vào chuồng lợn. Bố nhà người ta môi bặm lại nghiêm túc, bố em miệng chỉ có cười suốt ngày.

Bố nhà người ta tài giỏi, độc lập, vợ con nể phục, bố em đây bị vợ mắng suốt ngày để rồi tối đến rủ em lên giường ngủ sớm, nhưng thực ra là để hai bố con trùm chăn nói xấu mẹ. Bố nhà người ta được cấp dưới ngưỡng mộ, bố em đây làm tài xế xe ôm cho các cô, các bác. Bố em còn thua xa bố nhà người ta.

Nhưng bố em sẵn sàng kí vào bản tự kiểm điểm của em mà không mách mẹ; sẵn sàng che giấu khuyết điểm của em; sẵn sàng nghe cuộc gọi phê bình của cô; sẵn sàng thức đến 3,4 giờ sáng đợi em làm xong bài và đi ngủ; sẵn sàng ngồi bên cùng em “cày” Toán khó mấy tiếng đồng hồ; sẵn sàng thức dậy sớm mỗi sáng để gọi em dậy, mặc dù bố còn thèm ngủ hơn em; sẵn sàng nhường em miếng trứng cá ngon lành mà bố rất thích; sẵn sàng cho em mượn ipad vào cuối tuần với lí do là: “cho nó giải trí thêm chút”; sẵn sàng đánh xe đến lớp đón em, cho dù phải bỏ một buổi họp quan trọng; sẵn sàng đấu hài với em, tán chuyện linh tinh cùng em để “giúp nó giảm stress”,…

Bố em rất khéo năn nỉ mẹ đừng đánh em, hoặc nhận tội thay để em không bị mẹ mắng. Mấy câu ấy thường chỉ là mấy câu như: “Khiếp sáng sớm đài đã hát dân ca, cải lương hay vọng cổ rồi à?”, “Trời đánh còn tránh miếng ăn nhé!”, “Ê, hình như có Giọng hát Việt rồi kìa!”,… đủ để nhắc khéo mẹ và em thoát nạn.

Nói thế thôi nhưng đối với em, một người bố như thế là tất cả rồi. Bố chả bao giờ khiến em buồn hay khóc. Bố luôn là anh hùng giải cứu em khỏi những trận lôi đình của mẹ, giúp em yêu Toán như xưa, giúp em đi học đúng giờ,…

Cảm ơn bố rất nhiều! Con chúc “Papa” luôn mạnh khỏe, sớm hết bệnh tiểu đường và sống lâu mãi với chúng con, “Papa” nhé!

Điều gì đã làm nên sự phát triển thần kỳ của Thụy Sĩ?

Thu nhập bình quân đầu người của Thụy Sĩ gấp rưỡi Mỹ, Anh, Pháp, dù họ chưa từng khai chiến hay sở hữu bất kỳ một thuộc địa nào.

Năm 2012, GDP của Thụy Sĩ đạt hơn 600 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người đạt 75.000 USD. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người tại Mỹ chỉ đạt 50.000 USD, tại Pháp và Đức là 43.000 USD và Anh là 41.000 USD.

Có một điều rất thú vị là Thụy Sĩ không có nhiều tài nguyên ngoài tài nguyên nước (chủ yếu là sông ngòi) cùng nhiều danh lam thắng cảnh. Họ thậm chí không giáp biển để có thể thuận tiện cho giao thương cũng như xác lập vị thế trên toàn cầu. Tồi tệ hơn, dù nằm ở trung tâm Châu Âu nhưng diện tích núi non trùng điệp đã ngăn cách quốc gia này với các nước khác, cả về giao thông lẫn giao tiếp.

Hơn nữa, sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ cho đến thể chế chính trị, tín ngưỡng khiến xã hội Thụy Sĩ rất đa dạng và hỗn tạp, qua đó cả trở mục tiêu hòa bình, thống nhất đất nước. Sự phân hóa này càng trở nên trầm trọng trước sự đổ bộ của làn sóng nhập cư những ngày đầu của thời kỳ cận đại. Gần 1/3 dân số Thụy Sĩ hiện nay là dân nhập cư hoặc thế hệ sau của họ.

Với vị thế nhỏ yếu, Thụy Sĩ đã phải nỗ lực rất nhiều nhằm duy trì quan điểm trung lập trong các cuộc xung đột ở Châu Âu, nhằm đảm bảo cuộc sống tự do, hòa bình cho người dân.

Bất chấp những khó khăn đó, Thụy Sĩ đã vươn mình từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một quốc gia có trình độ phát triển và văn minh cao, chất lượng cuộc sống đảm bảo, sản xuất được hàng loạt sản phẩm nổi tiếng thế giới cùng nhiều dịch vụ thu hút khách hàng toàn cầu.

Vậy tại sao quốc gia này lại có tỷ lệ bằng sáng chế, tỷ lệ số người đoạt giải Nobel bình quân đầu người, sức cạnh tranh và hệ thống giáo dục thuộc hàng cao nhất thế giới?

Bản sắc Thụy Sĩ

Theo cuốn “Swiss Made” của tác giả R. James Breiding, chính việc cho mọi thành phần công dân, vùng miền, tôn giáo tham gia vào các quyết định đã biến Thụy Sĩ trở thành đất nước của ổn định, sáng tạo cũng như thịnh vượng.

Cơ cấu chính quyền của nước này luôn tuân theo 3 nguyên tắc chủ chốt là luôn hoài nghi các tập đoàn lớn nhằm bảo vệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tích cực trợ cấp người dân để giảm chi phí hành chính công và thuế suất đến mức thấp nhất (Thuế suất biên thực tế của Thụy Sĩ là 16%, thấp hơn nhiều mức 24% ở Mỹ, 26% ở Nhật Bản và 35% ở Đức, Pháp); tôn trọng quyền tự do của mỗi công dân.

Với một cơ cấu dân số đa dạng về văn hóa, vùng miền, việc Thụy Sĩ bảo vệ thiểu số và duy trì quyền tự do là một trong những yếu tố chính gìn giữ hòa bình thống nhất cho nước này. Hàng loạt các cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức dù vẫn theo phe đa số nhưng điều đó lại khiến những công dân thiểu số cảm thấy được tôn trọng và hạn chế bất mãn.

Một đặc điểm khá hay ở Thụy Sĩ là kết cấu liên bang khi các tiểu bang có quyền tự trị khá cao. Đặc điểm này giúp Thụy Sĩ có sự cạnh tranh và tiến bộ nhanh chóng giữa các vùng miền. Nếu thuế suất ở một bang quá cao, doanh nghiệp có thể bỏ sang bang khác hoạt động.

Thêm vào đó, sự hội nhập của các dân tộc khác khiến Thụy Sĩ không ngừng tự đổi mới, cập nhật thêm được những tinh túy của thế giới cho đất nước mình.

Nhiều người sẽ nghĩ đến đồng hồ, chocolate hay ngân hàng nhưng trên thực tế nền kinh tế của Thụy Sĩ là một chuỗi những phát kiến được xâu kết lại với nhau. Hàng loạt các sáng tạo trong ngành may mặc, du lịch, thực phẩm, công nghệ, y khoa, hóa chất… cũng góp phần làm nên thành công của Thụy Sĩ chứ không riêng gì những ngành nổi bật.

Địa thế cũng là một nguyên nhân nữa khiến nền kinh tế nước này trở nên đặc biệt. Rất nhiều vùng miền của nước này vẫn còn hoang sơ, hẻo lánh với những phong tục, thể chế khác biệt tạo nên những khu kinh tế đa dạng, sản phẩm đặc thù của nhiều địa phương.

Nói cách khác, chủ nghĩa tư bản thế tộc, vùng miền đã đem lại một tầm nhìn bền vững và lợi ích lâu dài cho các thương hiệu, sản phẩm của Thụy Sĩ. Nhờ đó, những mặt hàng tốt nhất, lâu đời nhất của nước này vẫn giữ được uy tín qua nhiều thế hệ.

Hiện nay, bên cạnh các tập đoàn lớn mang màu sắc truyền thống dòng họ thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang làm nên 70% nền kinh tế Thụy Sĩ và không ít trong số đó vượt xa tầm vóc của chính họ.

Hầu như không ai để ý công ty Franke là nhà cung cấp mọi thiết bị nhà bếp cho McDonald, hay hãng Laboratories đang là nhà cung cấp sản phẩm chăm sóc da chống lão hóa lớn nhất thế giới, hoặc có đến 75% khả năng món mỳ ý bạn đang ăn có bột mỳ đến từ tập đoàn Buhler, hay công ty Egon Zehnder thành lập vào năm 1964 hiện đang là hãng tuyển dụng giám đốc lớn nhất thế giới.

Trung lập nhưng không cô lập

Mặc dù phần lớn thành tựu của Thụy Sĩ được đánh đổi bằng mô hôi nước mắt nhưng lợi thế là trung tâm địa lý, văn hóa giữa các nước đã khiến quốc gia này tập hợp được kiến thức và tư tưởng của nhiều nước. Nói đơn giản hơn, chính việc phát triển xã hội dựa trên tri thức, tạo điều kiện tốt cho môi trường kinh doanh đã làm nên thành công chưa từng có của Thụy Sĩ.

Việc chính phủ Thụy Sĩ duy trì trung lập, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tự do đã giúp họ thu hút được nhiều cơ hội làm ăn lớn trên thế giới. Hiện nay, nhiều công ty thà chịu rơi vào tay các tập đoàn Thụy Sĩ trung lập hơn là phải chịu chi phối của những công ty nhà nước đến từ Mỹ, Đức hay Trung Quốc vốn bị ảnh hưởng nhiều bởi chính trị.

Sự bình đẳng giữa chính phủ và thành phần kinh tế tư nhân đã tạo nên sự khác biệt căn bản giữa Thụy Sĩ với hầu hết các nước khác. Trong khi nền kinh tế đặt trọng tâm vào thống trị và bánh trướng thì chính phủ chỉ đứng vai trò giám sát.

Nhờ đó, Thụy Sĩ luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất do tạp chí Forbes bình chọn dù họ chưa từng khai chiến hay sở hữu bất kỳ một thuộc địa nào.

Ngoài ra, chính sự trung lập khiến Thụy Sĩ không bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh, duy trì được hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như có được sự tín nhiệm của khách hàng khi đối thủ thường xuyên bị gián đoạn bởi xung đột vũ trang.

Hơn nữa, Thụy Sĩ bị coi là “con lợn đất” khi các nhà đầu tư, người giàu đổ vốn vào đây để bảo toàn tài sản, làm giàu hơn cho hệ thống tài chính của nước này.

Thụy Sĩ có thể là quốc gia trung lập, nhưng không có nghĩa họ bị “ngu người” trong quan điểm hòa bình mãi mãi. Quốc gia này sở hữu lực lượng dân quân lớn nhất thế giới và truyền thống cũng như văn hóa trong quân đội có tầm ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống dù nước này chưa bao giờ thể hiện thái độ thù địch với ai.

Thậm chí, một luật sư hay bác sĩ phải báo cáo với 1 anh công nhân quét rác trong quân ngũ. Tất cả những điều này rèn luyện sự đoàn kết, phát triển mạng lưới quan hệ bền chặt dựa trên phẩm chất và tài năng chứ không dựa vào xuất thân của mỗi người lao động.

Nhờ những chính sách thông minh trên, Thụy Sĩ từ một nước nghèo nàn hẻo lánh giữa các dãy núi thời Trung cổ, chỉ biết xuất khẩu lính đánh thuê và nô bộc đã vươn mình thành nền kinh tế đáng gờm tại Châu Âu. Trong các cuộc khủng hoảng thập niên 70 và năm 2007, tỷ lệ thất nghiệp tại Thụy Sĩ chỉ bằng một nửa so với mức bình quân toàn Châu Âu.

Con người mới là tài nguyên quý giá nhất

Trong khi nhiều nhân tài bị bạc đãi tại các quốc gia khác, Thụy Sĩ đã khéo léo có chính sách thu hút nhân tài, mở các trường đại học chất lượng cao hay khuyến khích khởi nghiệp để nhào nặn các doanh nhân này thành những ông chủ của Nestle hay Breitling.

Nếu nhìn lại những tượng đài lịch sử làm nên các thương hiệu toàn cầu cho Thụy Sĩ, chúng ta có thể thấy không ít người là những đào phạm của các cuộc đàn áp chính trị, thậm chí là nạn nhân của đói nghèo trốn sang đây.

Nhà sáng lập Heinrich Nestle sinh ra ở Frankfurt-Đức trong khi nhà phát minh ra Vitamin C tổng hợp, ông Tadeusz Reichstein là người gốc Ba Lan. Nền công nghiệp đồng hồ của Thụy Sĩ cũng có khởi nguyên là các tín đồ Tin lành tại Pháp trốn chạy khỏi cuộc đàn áp tôn giáo thời vua Louis XIV.

Thành công của các công dân nhập cư Thụy Sĩ một phần đến từ môi trường kinh doanh, một phần nhờ tài trí của họ. Do bản thân là một quốc gia nhỏ bé và biệt lập, Thụy Sĩ buộc phải mở rộng, chào đón các tài năng nhập cư. Nếu những người nhập cư ở các nước khác phải trải qua quá trình xét duyệt khắt khe thì họ lại có thể tìm thấy cơ hội phát triển ở Thụy Sĩ.

Tất nhiên, không phải người nhập cư nào cũng sẽ được xã hội Thụy Sĩ chấp nhận. Nếu người nhập cư không cố gắng chứng tỏ giá trị của mình cũng như hòa đồng vào xã hội nước này, họ sẽ không được ghi nhận và tôn trọng.

Một yếu tố nữa trong tài nguyên con người của Thụy Sĩ là phẩm chất đạo đức rất cao trong kinh doanh. Đây không phải tố chất đặc thù chỉ riêng người Thụy Sĩ có nhưng chắc chắn góp phần làm nên thành công của nước này.

Hệ thống giáo dục của Thụy Sũ chú trọng rất cao vào công tác hướng nghiệp song song với học đại học, qua đó gia tăng chất lượng chuyên môn của nhân công nước này. Những công dân Thụy Sĩ có nền tảng hướng nghiệp tốt thì dù nghề nghiệp có bình dân đến đâu cũng ý thức được phẩm giá của bản thân và công việc của mình.

Bên cạnh đó, nghề giáo viên ở Thụy Sĩ được trả lương rất cao cũng như được coi trọng trong xã hội, được coi là “nghề nghiệp của Chúa”. Nhờ đó, học sinh, sinh viên được tận tình giảng dạy, hướng nghiệp và khuyến khích học hỏi.

Tất cả những triết lý này được truyền bá rộng rãi trong tầng lớp trung lưu, qua đó hạn chế khái niệm “bất chấp vì tiền” hay “kẻ thắng có tất cả” vốn này sinh từ giới buôn bán trên thị trường tự do.

Nhờ sự tôn trọng cho người lao động, bất chấp là tầng lớp bình dân hay cao cấp, cùng với sự tín nhiệm đã giúp hòa giải các xung đột trong nền kinh tế Thụy Sĩ, giúp tăng trưởng năng suất cũng như củng cố hiệu quả cho các doanh nghiệp tư nhân gia đình.

Không riêng gì người lao động, các chủ doanh nghiệp cũng cố gắng hòa nhập, học hỏi thêm ngôn ngữ, văn hóa khi họ có quá nhiều lao động nhập cư cũng như muốn giao thương với các nền kinh tế khác nhau xung quanh Thụy Sĩ.

Chính nhờ sự khiêm tốn, hòa nhập này mà nhiều thương vụ sáp nhập lớn tại Thụy Sĩ đã thành công và tạo nên những tập đoàn hùng mạnh cho quốc gia này. Novartis là đứa con chung của Ciba-Geigy và Sandoz trong khi Syngenta là thành quả kết hợp từ phân ngành hóa chất nông sản của Novartis với AstraZeneca (liên doanh của Thụy Điển-Anh). Nestle cũng mua lại hàng loạt các thương hiệu lớn như Kit Kat, Carnation hay Friskies.

Rõ ràng, tài nguyên lớn nhất của một đất nước không phải “rừng vàng biển bạc” mà chính là con người.

Chúng ta đã thấy một dân tộc Do Thái kiên cường xây dựng đất nước Israel của họ trên vùng hoang mạc; một Nhật Bản vươn mình mạnh mẽ thành cường quốc kinh tế dù bao quanh bởi biển, động đất và thiên tai; một Singapore nhỏ bé mà vẫn đem đến sự giàu có, thịnh vượng cũng như vị thế to lớn cho người dân trên trường quốc tế và giờ đây là một Thụy Sĩ đa dạng văn hóa, dân tộc nhưng vẫn đoàn kết được mọi người đi lên. Tất cả những quốc gia này đều không có nhiều tài nguyên, nhưng họ lại khai thác được nguồn tài nguyên quý giá nhất của một dân tộc là “con người”.

Theo THỜI ĐẠI

Mỹ chế tài các tài phiệt và quan chức Nga thân Putin

Bộ Tài chính Mỹ hôm thứ Sáu (6/4) đã phát đi thông báo chế tài 7 tài phiệt, 17 quan chức chính phủ và hàng chục công ty Nga thân cận với Tổng thống Putin. Những cá nhân và tổ chức này bị cáo buộc có “hoạt động gây hại toàn cầu”, bao gồm chiến tranh thông thường, tấn công mạng và nỗ lực lật đổ các nền dân chủ phương Tây.

Russian Prime Minister Vladimir Putin (L) speaks with Oleg Deripaska, head of 'The base element' company at the International Investment Forum in Sochi on September 19, 2008. Putin rejected the prospect of a new Cold War with the West and said Russia wanted further integration into the world economy. AFP PHOTO / RIA NOVOSTI / POOL / ILIA PITALEV (Photo credit should read ILIA PITALEV/AFP/Getty Images)

Tỷ phú Oleg Deripaska (phải) là một trong những trợ thủ thân tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo BBC, trong danh sách các cá nhân và thực thể Nga bị Bộ Tài chính Mỹ chế tài lần này có 7 tài phiệt, 12 công ty do các tài phiệt nắm giữ, 17 quan chức chính phủ, 1 công ty nhà nước về xuất khẩu vũ khí và một ngân hàng.

Trong tuyên bố hôm thứ Sáu (6/4), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng biện pháp trừng phạt này nhắm mục tiêu vào các cá nhân và tổ chức đang kiếm lợi từ “hệ thống tham nhũng” của chính quyền Nga.

Ông Mnuchin cho hay động thái này của Mỹ là một phản ứng đáp trả lại cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống năm 2016. Đây cũng là các biện pháp trừng phạt cho việc Nga xâm lược Crimea của Ukraine và cung cấp vũ khí cho chế độ Assad tại Syria.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ đổ lỗi cho chính phủ Nga đứng sau các hoạt động mạng “độc hại” trên toàn cầu và cáo buộc chế độ Putin đang đem lại lợi ích cho các tài phiệt.

Chính phủ Nga hoạt động vì lợi ích quá đáng của các tài phiệt”, ông Mnuchin nói trong tuyên bố hôm thứ Sáu.

EpochTimes, dẫn nguồn tin từ một quan chức cấp cao trong chính quyền Trump giấu tên, cho biết hành động hôm thứ Sáu đã được Washington lên kế hoạch trong một khoảng thời gian đáng kể và có phối hợp với các đồng minh Châu Âu.

Bảy tài phiệt thân cận với ông Putin bị Mỹ chế tài lần này gồm các ông Viktor Vekselberg, Andrei Skoch, Kirill Shamalov, Igor Rotenberg, Suleiman Kerimov, Oleg Deripaska và Vladimir Bogdanov.

Ông Oleg Deripaska là tỷ phú ngành nhôm. Nhân vật thân cận của ông Putin này từng có mối quan hệ với ông Paul Manafort – cựu giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump. Ông Deripaska đã từng bị cáo buộc về việc đe dọa giết hại các đối thủ kinh doanh, nghe lén các quan chức chính quyền, rửa tiền, tống tiền và gian lận thương mại. Ông này bị buộc tội liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức và đã bị cáo buộc ra lệnh ám sát một doanh nhân.

Ông Suleiman Kerimov được cho là một trong những người giàu nhất nước Nga với khối tài sản ước tính 6,3 tỷ USD. Gia đình ông Kerimov kiểm soát công ty Polyus – hãng sản xuất vàng lớn nhất Nga. Vào tháng 11 năm ngoái, tỷ phú Kerimov đã bị giới chức Pháp điều tra vì nghi ngờ trốn thuế.

Trong số các quan chức bị chế tài có ông Alexander Torshin. Ông này được cho là có quan hệ gần gũi với Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ (NRA).

Danh sách chế tài lần này cũng có cận vệ thân cận của ông Putin, cũng chính là con rể của ông, người đang lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia Nga. Ngoài ra, cựu thủ tướng Viktor Zubkov cũng có tên trong danh sách bị trừng phạt.

EpochTimes cho biết các cá nhân và tổ chức trong danh sách chế tài sẽ bị phong tỏa tài sản mà Mỹ có thẩm quyền kiểm soát. Bộ Tài chính Mỹ cũng cấm công dân nước này kinh doanh với các cá nhân và tổ chức Nga bị trừng phạt.

Đây được cho là hành động hung hăng nhất mà chính phủ Trump đưa ra chống lại Moscow kể từ khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ vào cuối tháng 1/2017.

Phản ứng với động thái của Mỹ, Nga đã phát đi tuyên bố thề rằng họ sẽ “đáp trả cứng rắn” với các chế tài mới từ Washington.

Bộ Ngoại giao Nga cho hay: “Chúng tôi sẽ không để sự việc hiện tại và bất kỳ cuộc tấn công chống Nga mới nào diễn ra mà không có đáp trả cứng rắn”.

Chúng tôi muốn khuyên Washington hãy bỏ đi sớm nhất có thể những ảo tưởng về việc họ có thể nói chuyện với chúng tôi theo ngôn ngữ chế tài”, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Vào sáng thứ Sáu (6/4), Đại sứ quán Nga tại Mỹ cũng đã tuyên bố rằng các chế tài của Washington là sai lầm.

Trên Facebook của Đại sứ quán Nga cho biết: “Chúng tôi được thông báo rằng các biện pháp này không nhằm chống lại nhân dân Nga, nhưng chúng đúng là như thế”. Cơ quan này cũng gọi các chế tài là “một đòn mới đánh vào quan hệ Nga – Mỹ”.

Công ty xuất khẩu vũ khí của nhà nước Nga Rosoboronexport – một trong các doanh nghiệp bị chế tài, nói rằng các biện pháp trừng phạt được đưa ra nhằm loại bỏ Nga khỏi thị trường vũ khí toàn cầu.

Một phát ngôn viên của công ty Rosoboronexport nói với Reuters rằng: “Đây là cạnh tranh không lành mạnh dưới hình thức thuần túy nhất”.

Vào tháng trước, Mỹ cũng đã áp đặt chế tài lên 19 công dân Nga, cáo buộc họ can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 và tấn công mạng.

Mới đây, chính quyền Trump đã trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga để đáp trả việc cựu điệp viên hai mang người Nga Skripal và con gái bị hạ độc tại Anh hồi đầu tháng Ba.

Yên Sơn (T/h)

Vì sao cựu Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị bắt?

Vì sao cựu Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị bắt?
Ông Phan Văn Vĩnh. Ảnh: Pháp luật TP HCM.

Cựu Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị khởi tố, bắt tạm giam vì bị cho là có liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỉ do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu.

Liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỉ

Chiều 6/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Văn Vĩnh (63 tuổi, quê huyện Giao Thủy, Nam Định), để điều tra hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Khoản 3, Điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Ông Vĩnh nguyên là Trung tướng – Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Trước đó, Chủ tịch nước đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Phan Văn Vĩnh.

Tối cùng ngày, cơ quan điều tra đã khám xét nhà ông Vĩnh tại đường Hàn Thuyên (TP Nam Định, tỉnh Nam Định).

Ông Phan Văn Vĩnh từng là đại biểu Quốc hội khóa XII, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Trước khi làm Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), ông Vĩnh có thời gian dài công tác tại công an Nam Định, từng làm Giám đốc Công an tỉnh này.

Ông sau đó được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm…, rồi Tổng cục trưởng cho đến khi về hưu năm 2017.

Tên tuổi ông Vĩnh gắn với nhiều vụ án lớn như vụ bắt giữ “bầu” Kiên, điều tra vụ thảm sát tại Bắc Giang, thảm sát ở Bình Phước…

Liên quan đến việc khởi tố ông Phan Văn Vĩnh, Công an tỉnh Phú Thọ cũng phát đi thông báo chính thức. Theo đó, quá trình điều tra vụ án Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, Tổ chức đánh bạc, Đánh bạc, Mua bán trái phép hóa đơn và Rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố, cơ quan công an có đủ căn cứ xác định, ông Vĩnh có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn giúp bị can Nguyễn Thanh Hóa và Nguyễn Văn Dương tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet bằng hình thức game bài RikVip.

Theo báo Tiền Phong, trước đó, cơ quan tố tụng tỉnh Phú Thọ đã báo cáo và đề xuất lên Đảng ủy Công an Trung ương về việc bắt, khởi tố nguyên Trung tướng Phan Văn Vĩnh.

Việc tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Phan Văn Vĩnh được thực hiện tại Phú Thọ, sau khi cựu trung tướng bị triệu tập lên tỉnh này làm việc trong ngày 6/4. Ông Vĩnh đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Phú Thọ.

Theo nguồn tin của báo Tuổi trẻ, kết quả điều tra ban đầu xác định sai phạm của ông Vĩnh xảy ra khi ông đương chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát. Ông này đã ra các chủ trương trái với quy định pháp luật để tạo điều kiện cho đường dây đánh bạc qua game Rikvip và Tip.club.

Ông Vĩnh đã ký và trình một số văn bản cho Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao – CNC do Nguyễn Văn Dương (bị can cầm đầu trong đường dây đánh bạc) là chủ tịch HĐQT, được hoạt động dưới danh nghĩa đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an.

Liên quan đến vụ án Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, Tổ chức đánh bạc, Đánh bạc, Mua bán trái phép hóa đơn và Rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, trung tuần tháng 3 vừa qua, Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Thanh Hóa, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về hành vi Tổ chức đánh bạc.

Như vậy, đến nay, đã có hai cựu sỹ quan cấp tướng bị khởi tố điều tra vì bị tình nghi có liên quan đến đường dây đánh bạc nói trên.

Gần một tháng trước, sau vụ việc ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, C50 – Bộ Công an), bị khởi tố do liên quan đường dây đánh bạc nghìn tỉ, ông Phan Văn Vĩnh đã nhiều lần phải làm việc với cơ quan điều tra. Tuy nhiên, nội dung làm việc khi đó không được cơ quan điều tra công bố.

Cựu Cục trưởng C50 Nguyễn Thanh hóa tiếp tay cho đường dây đánh bạc

Quá trình điều tra xác định, đường dây cờ bạc hoạt động có sự tiếp tay của một số cán bộ công an, trong đó có ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng C50. Một số cán bộ thuộc C50 cũng bị đình chỉ công tác để kiểm điểm các sai phạm liên quan.

Theo Cổng thông tin Bộ Công an, do vụ án có quy mô đặc biệt lớn, tính chất đặc biệt nghiêm trọng nên ngày 11/3, Đảng ủy Công an Trung ương đã báo cáo Ban Bí thư.

Vì sao cựu Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị bắt? - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Thanh Hóa. Ảnh: CAND.

Sau đó, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã tiến hành khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Thanh Hóa, cựu Cục trưởng C50 (Bộ Công an) về hành vi Tổ chức đánh bạc.

Trước đó, Chủ tịch nước đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Nguyễn Thanh Hóa.

Theo báo Tuổi trẻ, quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định ông Nguyễn Thanh Hóa đã ký với Nguyễn Văn Dương một hợp đồng liên quan đến việc công ty của Dương được hoạt động.

Theo thỏa thuận, ông Phan Sào Nam (cựu Chủ tịch HĐQT VTC Online) sẽ được ăn chia 60% lợi nhuận từ đường dây đánh bạc, còn Dương hưởng 40% lợi nhuận.

Trong hợp đồng ông Hóa ký với Dương, cựu Cục trưởng C50 sẽ được chia khoảng 20% lợi nhuận từ số tiền Dương được hưởng.

Ngay khi bị bắt, Dương khai nhận đã hưởng lợi khoảng 800 tỉ đồng. Tuy nhiên bị can khai chưa “chia” lợi nhuận cho ông Hóa. Còn ông Phan Sào Nam thì khai cho ông Hóa vay một số tiền và hiện chưa đòi.

Khởi tố 84 bị can

Ngày 19/3, Bộ Công an đã có thông báo về quá trình điều tra bước đầu của vụ án.

Theo kết quả điều tra, từ 18/4/2015 đến 29/8/2017, có gần 43 triệu tài khoản người chơi thực trên hệ thống Rikvip/Tip.club (trung bình 1 con bạc có 3 tài khoản thì số tài khoản vừa nêu tương đương có trên 14 triệu con bạc).

Tiền tham gia đánh bạc qua 2 đường chính là cổng thanh toán (cả hợp pháp và bất hợp pháp) và hệ thống đại lý.

Vì sao cựu Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị bắt? - Ảnh 5.

Hai bị can Nguyễn Văn Dương (trái) và Phan Sào Nam. Ảnh: Bộ Công an.

Điều tra bước đầu xác định tổng số tiền đánh bạc nạp qua các cổng thanh toán là 9.583 tỉ đồng (342 tỉ đồng/tháng). Trong đó, tiền từ thẻ viễn thông và thẻ game là 9.296 tỉ đồng, chiếm 97%; tiền từ các ngân hàng là 168 tỉ đồng, chiếm 1,75%.

Tiền tham gia đánh bạc qua các đại lý được giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, bước đầu xác định khoảng 5.631 tỉ đồng.

Số tiền 9.583 tỉ đồng thu được qua các cổng thanh toán sẽ được phân chia cho các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, doanh nghiệp phát hành thẻ game, nhóm đối tượng tổ chức (Dương, Nam, Trung, bao gồm cả chi phí vận hành và một phần nhỏ hạch toán vào các pháp nhân CNC, VTC online, Nam Việt) và trả thưởng cho con bạc.

Trong đó ước tính: Doanh nghiệp viễn thông hưởng khoảng 1.402 tỉ đồng (tương đương 16% tổng giá trị thẻ viễn thông), doanh nghiệp trung gian thanh toán hưởng khoảng 258,4 tỉ đồng (riêng GTS hưởng khoảng 217,8 tỉ đồng), nhóm Nguyễn Văn Dương hưởng khoảng 1.600 tỉ đồng; nhóm Phan Sào Nam và Hoàng Thành Trung hưởng khoảng 1.850 tỉ đồng; 2.645 tỉ đồng trả thường cho con bạc.

Sau khi chiếm hưởng, các đối tượng tổ chức đánh bạc dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để hợp thức hóa nguồn tiền, như đầu tư các dự án, góp vốn kinh doanh, mua bất động sản, gửi tiết kiệm, chuyển đổi thành vàng, ngoại tệ, chuyển ra nước ngoài (Phan Sào Nam gửi 3,5 triệu USD tại ngân hàng Bank of Singapore)…

Hiện cơ quan điều tra đang xác minh về số tiền từng bên được hưởng để thu hồi theo quy định của pháp luật.

Đến nay, Cơ quan điều tra đã thu giữ, phong tỏa, niêm phong tổng tài sản trị giá 1.238 tỉ đồng (gồm 1.046 tỉ đồng tiền mặt, 20 căn hộ trị giá 192,6 tỉ đồng) và 12 xe ô tô (chưa định giá).

Vì sao cựu Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị bắt? - Ảnh 6.

Ông Nguyễn Thanh Hóa và Phan Sào Nam.

Theo thông tin trên báo Tiền Phong, trong một lần khám xét ở Quảng Ninh, cơ quan tố tụng phải thuê xe tải để di chuyển vật chứng.

Một lần khác tại TP.HCM, cơ quan điều tra cũng mất hơn 6 giờ để kiểm đếm số vàng và USD trị giá hàng trăm tỉ đồng mà Phan Sào Nam có ý định chuyển hóa vào bất động sản.

Đến 6/4, Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố 84 bị can về các tội danh khác nhau (trong đó một số bị can bị khởi tố 2 tội danh).

Cụ thể, 41 bị can về tội Tổ chức đánh bạc, 38 bị can về tội Đánh bạc, 4 bị can về tội Mua bán hóa đơn trái phép, 2 bị can về tội Rửa tiền và 1 bị can về tội Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Diễn biến vụ án Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, Tổ chức đánh bạc, Đánh bạc, Mua bán trái phép hóa đơn và Rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh:

– Ngày 6/4: Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng với ông Phan Văn Vĩnh – cựu Trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

– Ngày 11/3: Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng ông Nguyễn Thanh Hóa – cựu Thiếu tướng, cựu Cục trưởng Cục C50, để điều tra tội Tổ chức đánh bạc

– Hai bị can cầm đầu đường dây: Nguyễn Văn Dương (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao – CNC) và Phan Sào Nam (cựu Chủ tịch HĐQT VTC Online).

Trong đó Phan Sào Nam cung cấp phần mềm, bản quyền cổng game điện tử cho Nguyễn Văn Dương. Dương điều hành 2 cổng game điện tử có tên Rikvip và Tip.club.