ĐẠI TÁ LỤC QUÂN HOA KỲ GỐC VIỆT ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TÙY VIÊN QUÂN SỰ HOA KỲ TẠI VIỆT NAM.

ll
Bộ quốc phòng Hoa Kỳ vừa bổ nhiệm Đại tá Lục quân Hoa Kỳ gốc Việt Tôn Thất Tuấn làm tùy viên quân sự Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Việt Nam.
Đại tá Tôn Thất Tuấn, một thuyền nhân tị nạn cộng sản định cư tại Hoa Kỳ vào năm 1977, sau khi hoàn tất Đại học Southeastern Oklahoma State University Năm 1989, ông theo thụ huấn khóa sĩ quan và trỡ thành một Sĩ quan Bộ binh, từ đó ông lần lượt thuyên chuyển phục vụ tại các đơn vị như: Sư đoàn 101 nhảy dù (101st Airborne Division), Sư đoàn 1 Thiết kỵ (1st Cavalry Division), Bộ tư lệnh Thái Bình Dương (U.S. Pacific Command), Lực lượng hỗn hợp tìm kiếm tù binh và quân nhân Hoa Kỳ mất tích/Bộ quốc phòng (Defense POW/MIA Accounting Agency) v.v…
Đại tá Tôn Thất Tuấn đã từng phục vụ và chiến đấu tại Kuwait, Iraq và Afghanistan-Pakistan border. Ông được ân thưởng nhiều huy chương cao quý như: Bronze Star Medal, Defense Meritorious Service Medal with 2nd Oak Leaf, Meritorious Service Medal, Department of State Meritorious Honor Award, Ranger Tab, Parachute Badge, Air Assault Badge, and Combat Infantryman Badge. Ông được thăng cấp Đại tá vào năm 2012.

23 quốc gia mạnh nhất thế giới tính đến đầu năm 2018

Theo bản nghiên cứu thường niên “Những quốc gia tốt nhất thế giới”, được báo Mỹ Tin tức và Thế giới công bố gần đây, Mỹ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới.

Tổ chức truyền thông này đã nghiên cứu và đánh giá ở 80 quốc gia, dựa trên nhiều tiêu chí đặc trưng, bao gồm lịch sử văn hoá, vị thế công dân và chất lượng cuộc sống.

Một vấn đề quan trọng khác có ảnh hưởng đến đánh giá về giá trị là “quyền lực”, xác định mức độ ảnh hướng của nền kinh tế và hệ thống chính trị đến giá trị của quốc gia, đánh giá sức mạnh “quyền lực” liên minh quốc tế và quân đội của quốc gia đó.

Hơn 21.000 người bao gồm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, giới tinh hoa của truyền thông và những công dân thông thường đã được đặt câu hỏi khảo sát nhằm mục đích phát hiện ra, các quốc gia trên toàn thế giới được đánh giá, nhìn nhận thế nào trên quy mô toàn cầu.

Mỹ được nhận định là siêu cường mạnh nhất thế giới, sau đó là Nga, Trung Quốc, Vương quốc Anh đứng hàng thứ tư, tiếp sau là các quốc gia khác như Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.

23. Qatar – Một trong những quốc gia có vị thế đáng kể thuộc vùng Trung Đông, Qatar là quốc gia giàu nhất thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người nhờ nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có. Giá dầu suy giảm đã gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, làm suy giảm thu nhập trong năm qua.

22. Tây Ban Nha – “Sự kiện gia nhập Liên minh Châu Âu năm 1986 đã là bước khởi đầu cho tiến trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng xã hội, công nghiệp và chính sách kinh tế của Tây Ban Nha” US News nhận xét.

21. Hà Lan – Quốc gia này có vị thế trên trường quốc tế một phần do Toà Công lý Quốc tế và Toà Hình sự Quốc tế ở Hague. Nền kinh tế Hà Lan cũng đóng một vai trò quan trọng trên thế giới nhưng vị thế chính trị, văn hóa và quân sự tương đối mờ nhạt.

20. Pakistan – Sự bất ổn về chính trị, tham nhũng và cuộc đấu tranh với chủ nghĩa cực đoan đã cản trở Pakistan đứng thứ hạng cao trong bảng xếp hạng các quốc gia quyền lực. Sự tăng trưởng của quốc gia này luôn ở mức thấp do nền kinh tế dựa vào xuất khẩu “không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài”, US News nhận xét, nhưng bù lại Pakistan là một quốc gia lớn và có ảnh hưởng đến những quốc gia vùng Trung Á khác.

19. Thụy Điển – Mặc dù đất nước này hình thành và phát triển từ nguồn gốc quân sự nhưng Thụy Điển quyết định không đầu tư lớn vào các lực lượng vũ trang để đảm bảo cam kết về nhân quyền cũng như sự phát triển bền vững. Sự tôn trọng của nhà nước với phúc lợi của công dân đã khiến quốc gia này được đánh giá đặc biệt cao trên toàn thế giới, đóng góp vào việc xác định vị thế của quốc gia này thay cho sự thiếu hụt về quyền lực ảnh hưởng trên trường quốc tế.

18. Italia – Italia đang phải đối mặt với một năm có những xao động về chính trị với sự cố Thủ tướng Matteo Renzi từ chức và việc xây dựng lại chính phủ, quốc gia này vẫn nằm trong danh sách những nước tốt nhất trên thế giới, do quốc gia này có nền kinh tế lớn thứ ba trong khu vực đồng Euro.

17. Australia – Mặc dù quốc gia có vị trí tương đối thấp về ảnh hưởng của sức mạnh kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự trên toàn thế giới, nhưng Australia đứng vị trí thứ 4 trong danh mục chất lượng cuộc sống.

16. Ấn Độ – Là quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới, Ấn Độ cũng là nền kinh tế lớn nhất thế giới trong hầu hết năm 2016. Nhưng cuộc khủng hoảng tiền tệ gần đây đã gây tổn thất nặng nề đến nền kinh tế, khiến quốc gia này mất 11 tỷ phú và 86% giá trị tiền mặt lưu hành.

15. Thụy Sĩ – Một quốc gia châu Âu nhỏ nhưng được cho là nơi có đời sống tốt nhất trên thế giới. Đây là quốc gia đứng thứ 11 về GDP bình quân đầu người, có môi trường kinh doanh cực kỳ hấp dẫn do thuế suất doanh nghiệp thấp. Liên Hợp Quốc cũng có một trong những trụ sở chính ở thủ đô Geneva.

14. Iran – Quốc gia Hồi giáo này “từ lâu đã quan tâm đến vị thế quyền lực toàn cầu do vị trí địa chính trị chiến lược của quốc gia này ở Trung Đông và là nguồn cung cấp dầu mỏ và cũng như dự trữ tài nguyên thiên nhiên phong phú khác”, US News nhận xét. Quốc gia này nắm giữ 9% trữ lượng dầu mỏ thế giới và đang có ảnh hưởng lớn đối với những quốc gia láng giềng khu vực.

13. Thổ Nhĩ Kỳ – Quốc gia này là cửa ngõ từ Trung Đông vào Liên minh Châu Âu, và mối quan hệ giữa hai vùng địa chính trị này ngày càng trở nên quan trọng hơn khi xung đột và chiến tranh đang diễn ra khốc liệt ở các quốc gia Ả rập lân cận. Tháng 9,2016, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho biết Anh sẽ ủng hộ những nỗ lực đấu trang lâu dài của Thổ Nhĩ Kỳ để gia nhập EU, nhưng hiện nay mối quan hệ căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước EU có thể gây lên những cản trở đáng kể cho mục đích này.

12. Canada – US News đánh giá Canada là nước có vị thế và giá trị đứng thứ hai sau Mỹ, nhưng sức mạnh kinh tế, chính trị và văn hóa của Canada trên trường thế giới không gây nên những ảnh hưởng sâu rộng, cho dù đây là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.

11. Hàn Quốc – Quốc gia này đang nằm trong tình trạng chiến tranh với nước láng giềng bị cô lập phía Bắc, vì vậy Hàn Quốc thường nhận được sự ủng hộ quân sự và chính trị từ siêu cường thế giới và các nước phương Tây. Là một trong những quốc gia có dự trữ ngoại tệ lớn nhất, Hàn Quốc cũng là nước có nền kinh tế xuất khẩu lớn thứ sáu thế giới.

10. Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất – UAE là một trong những quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Tại Trung Đông, UAE có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai sau Ả Rập Saudi và lớn hơn bất kỳ quốc gia Ả Rập nào khác.

09. Ả Rập Saudi – Trữ lượng tài nguyên dầu mỏ của Ả Rập Saudi đã khiến quốc gia này trở thành một trong những nước giàu có và quyền lực nhất ở Trung Đông. Quốc gia vùng Vịnh này từ lâu là đồng minh thân thiết của Mỹ, Anh và các quốc gia phương Tây khác.

08. Israel – Mặc dù đất nước này có dân số chỉ hơn 8 triệu người nhưng Israel có ảnh hưởng lớn lên trên trường quốc tế. Israel đang trong cuộc xung đột với người dân Palestine nhưng quốc gia Do Thái có một nền kinh tế mạnh, có nền giáo dục tiên tiến, công dân đất nước này có thu nhập bình quân đầu người rất cao.

07. Nhật Bản – Một trong những quốc gia hàng đầu về khoa học công nghệ, Nhật Bản tự hào là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Quốc gia này đang phục hồi ngoạn mục từ thảm hoạ sóng thần năm 2011, phá vỡ và gây tổn thất nặng nề cơ sở hạ tầng xã hội và sản xuất.

06. Pháp – Quốc gia này có GDP bình quân 42.384 USD (34.581 USD)/người, Pháp tự hào là một trong những nền kinh tế lớn nhất châu Âu, là một trong những nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Ảnh hưởng của Pháp lan tỏa khắp thế giới “trên các lĩnh vực khoa học, chính trị, kinh tế và hơn hết là văn hoá”, US News nhận xét.

05. Đức – Thế giới nhận định Liên bang Đức là cường quốc kinh tế của châu Âu, nước đông dân nhất châu lục này đã cho thấy, vị thế và vai trò của Đức càng ngày càng có ý nghĩa quan trọng trên trường thế giới kể từ khi thống nhất hai miền năm 1990.

04. Vương quốc Anh – Anh là quốc gia có trình độ phát triển cao, có những ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế, chính trị, khoa học và văn hoá quốc tế”, US News nhận xét. Mặc dù không rõ sự ly khai khỏi Liên minh châu Âu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vị thế của đất nước, nhưng dường như quốc gia này gánh chịu một cú sốc rất lớn của kết quả trưng cầu dân ý.

03. Trung Quốc – Một trong những vấn đề gây ấn tượng mạnh trên trường thế giới là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Quốc gia có 1,4 tỷ người này có lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới, các chuyên gia dự báo rằng Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050.

02. Nga – Quốc gia này có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và là một trong những nước giàu có nhất thế giới. Chi tiêu quân sự theo tỷ lệ phần trăm GDP của quốc gia này tiếp tục vượt xa các nước trong khối NATO với khoảng cách khá lớn. Hiện nước này đang chi 5,4% GDP hàng năm cho quốc phòng – quốc gia lớn nhất của NATO là Mỹ cũng chỉ chi khoảng 3,3%.

01. Mỹ – Mỹ vẫn là quốc gia đứng hàng đầu. Nền kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật của siêu cường này ảnh hưởng đến cấu trúc trật tự thế giới. Nước Mỹ cũng là nước có ngân sách quốc phòng khổng lồ trong khoảng 600 tỷ USD, nền kinh tế Mỹ luôn ở vị trí đứng đầu.

Theo VIETTIMES 

Đàn ông gặp phụ nữ có 13 đặc điểm sau thì tuyệt đối phải giữ chặt cả đời, thiếu một nửa thì cần xem lại ngay

Đàn ông gặp phụ nữ có 13 đặc điểm sau thì tuyệt đối phải giữ chặt cả đời, thiếu một nửa thì cần xem lại ngay

Rất nhiều phụ nữ chỉ biết phàn nàn về bạn đời của mình: “Sao tất của anh lúc nào cũng vứt lung tung?”, “Húp canh gì mà lớn tiếng thế?”, “Lần nào nhờ anh chụp ảnh cũng chẳng được tấm nào nên hồn?”…Thật hạnh phúc nếu bạn tìm được một cô gái biết chấp nhận điểm yếu của bạn.

Trong một mối quan hệ tình cảm ổn định, sẽ có đôi lúc bạn tự nghi hoặc đặt ra câu hỏi: “Mình thật sự muốn ở với anh/cô ấy cả đời sao?”

Các nhà khoa học cũng không ngừng nghiên cứu những vấn đề khác nhau liên quan đến tình yêu, tìm ra câu trả lời cho câu hỏi tại sao hai người yêu nhau? Và những đặc tính nào khiến tình yêu có thể duy trì lâu dài.

Business Insider đã nghiên cứu và đưa ra 13 đặc tính có liên quan đến tính cách, hành vi của người phụ nữ và đưa ra lời khuyên, nếu nam giới thấy người phụ nữ bên cạnh mình có đặc tính nào sau đây thì nhất định phải biết nắm giữ,

1. Cô ấy luôn sẵn sàng nói sự thật với bạn

Ai cũng sẽ mắc lỗi, hoặc đưa ra quyết định sai lầm. Tìm một người bạn đời luôn sẵn sàng nói ra sự thật là một điều vô cùng quan trọng.

Nghiên cứu chỉ ra, phần lớn nam giới đều muốn tìm bạn đời luôn sẵn sàng nói sự thật cho họ nghe, nếu bạn có một người phụ nữ như vậy thì đừng buông bỏ.

2. Cô ấy luôn lạc quan

Nếu bạn gái của bạn là người luôn nhìn mọi chuyện dưới cái nhìn lạc quan, thì bạn có thể đã có một người bạn đời đáng mơ ước rồi đấy.

Nếu bạn duy trì mối quan hệ lâu dài với một người luôn có suy nghĩ tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Khoa học chỉ ra: tiêu cực để lại biến chứng, làm giảm tuổi thọ của bạn.

3. Cô ấy sẵn sàng thỏa hiệp

Đời người không phải là con đường luôn trải dài hoa hồng, không thể tránh khỏi việc bạn và bạn đời thỉnh thoãng cãi vã do ý kiến không hợp. Vậy phải làm sao? Đáp án là: phải có người biết thỏa hiệp.

Các nhà tâm lý học nói: “Trong tình cảm, chỉ cần một bên chịu thay đổi nhịp độ, chịu hy sinh một chút thì sẽ có một cuộc hôn nhân lâu dài, hạnh phúc.”

Đàn ông gặp phụ nữ có 13 đặc điểm sau thì tuyệt đối phải giữ chặt cả đời, thiếu một nửa thì cần xem lại ngay - Ảnh 1.

4. Cô ấy thông minh hơn bạn

Khi tìm kiếm bạn đời, tốt nhất bạn nên chọn người lanh lợi, thông minh hơn bạn. Khoa học nghiên cứu, nếu bạn có một người vợ thông minh thì bạn sẽ không dễ mắc phải bệnh mất trí nhớ.

Có trí tuệ là cách phòng chống mất trí nhớ tốt nhất, bạn đời thông minh thường không tránh khỏi việc đưa ra nhiều ý kiến, luôn tìm cách thách thức bạn trong cuộc sống, nhưng điều này giúp trí tuệ của bạn trở nên bận rộn và chính vì vậy sẽ giúp giảm chậm quá trình lão hóa.

5. Chuyện cười của bạn khiến cô ấy buồn cười

Ai cũng mong muốn khi mình kể chuyện cười thì người khác sẽ thấy buồn cười. Khoa học chỉ ra, đàn ông luôn muốn bạn đời cảm thấy họ là người hài hước. Nếu gặp phải cô gái luôn thấy câu chuyện của bạn buồn cười thì hãy nắm chặt, đừng để cô ấy ra đi.

6. Cô ấy là người cởi mở

Khoa học chỉ ra, người cởi mở sẽ tự chia sẻ câu chuyện của họ, điều này càng khiến họ trở nên hấp dẫn, không bị đóng chặt bản thân trong những bảo thủ và định kiến lỗi thời.

7. Cô ấy ủng hộ mục tiêu của bạn, đồng thời theo đổi ước mơ của bản thân

Nam giới có phải không thích phụ nữ giỏi hơn họ? Điều này là sai. Theo thống kê, phụ nữ học vấn cao, phụ nữ thành công thì tỉ lệ kết hôn không hề thấp.

8. Cô ấy và bố mẹ có mối quan hệ tốt

Nếu bạn muốn biết 30 năm sau bạn đời của mình sẽ như thế nào thì hãy nhìn vào bố mẹ của cô ấy.

Đại học Alberta sau khi làm nghiên cứu 2.970 người đã chỉ ra, thời kỳ dạy thì của con gái có liên quan nhiều đến ba mẹ, hơn nữa ảnh hưởng mạnh mẽ đến cô gái đó sau khi trưởng thành trong vấn đề tình yêu.

Điều này không có nghĩa là con gái luôn phải cố gắng duy trì mối quan hệ hoàn hảo với ba mẹ, chỉ cần trong quá trình tiếp xúc hai bên làm tốt bổn phận trách nhiệm của bạn thân, đồng thời thấu hiểu đối phương để có thể có mối quan hệ hòa hợp.

9. Cô ấy rất lương thiện

Hôn nhân liên quan mật thiết đến sự nhân từ và rộng lượng. Hôn nhân có thể duy trì lâu dài là do hai người luôn tôn trọng nhau, tán thưởng nhau, cảm kích nhau.

10. Cô ấy luôn bình tĩnh khi có xung đột

Trong hôn nhân không bao giờ có xung đột thì chưa chắc đã tốt. Vấn đề quan trọng là khi cãi nhau bạn nên nói như thế nào và hiểu đối phương như thế nào.

Một trường đại học ở Canada đã nghiên cứu 80 cặp vợ chồng trong vòng 13 năm và đưa ra kết luận: người phụ nữ luôn giữ được thái độ bình tĩnh khi cãi nhau thì sẽ duy trì được cuộc hôn nhân bên lâu.

Đàn ông gặp phụ nữ có 13 đặc điểm sau thì tuyệt đối phải giữ chặt cả đời, thiếu một nửa thì cần xem lại ngay - Ảnh 2.

11. Cô ấy có khoảng không gian của riêng mình

Sở hữu không gian và cuộc sống riêng tư rất quan trọng. Một người có bạn bè riêng, có sở thích riêng sẽ luôn vui vẻ hơn người chỉ biết định vị bản thân mình là ai qua bạn đời hoặc qua mối quan hệ hôn nhân.

12. Cô ấy chấp nhận điểm yếu của bạn

Rất nhiều phụ nữ chỉ biết phàn nàn về bạn đời của mình: “Sao tất của anh lúc nào cũng vứt lung tung?”, “Húp canh gì mà lớn tiếng thế?”, “Lần nào nhờ anh chụp ảnh cũng chẳng được tấm nào nên hồn?”…

Thật hạnh phúc nếu bạn tìm được một cô gái biết chấp nhận điểm yếu của bạn.

Bởi vì cô ấy trưởng thành và biết rằng tức giận sẽ không giải quyết được gì, cô ấy biết rằng ưu điểm của bạn còn nhiều hơn gấp bội, vậy không tội gì mà suốt ngày chỉ biết đi càu nhàu mấy cái khiếm khuyết cỏn con.

13. Cô ấy không phàn nàn lung tung

Khoa học chỉ ra, có thể tha thứ cho người khác vô điều kiện thì bạn sẽ sống thọ hơn.

Ngoài ra, biết tha thứ là điều cơ bản để luôn khỏe mạnh. Không có ai là hoàn hảo, đôi lúc bạn sẽ vô tình mà chọc tức bạn đời. lúc này bạn cần được bạn đời tha thứ, và ngược lại, khi bạn đời cần sự khoan dung từ bạn thì bạn cũng đừng ngại mà trao cho họ.

Theo Trí Thức Trẻ

Hồ sơ Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình vừa bị truy tố

Trong cơ cấu sở hữu tại Ngân hàng Đông Á, ông Trần Phương Bình là cá nhân có tỷ lệ sở hữu cao nhất tại ngân hàng này.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND Tối cao đề nghị truy tố ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á (DongABank – DAB).

Ông Bình bị truy tố trong vụ án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng Đông Á.

Nguyên Tổng Giám đốc DAB Trần Phương Bình sinh năm 1959, là người gắn bó với Đông Á từ những ngày đầu ngân hàng này được thành lập. Ông nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng giám đốc và nguyên Chủ tịch Hội đồng tín dụng của DAB. Trước khi tham gia hoạt động của ngân hàng này, ông Bình từng có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy kinh tế.

Hồ sơ Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình vừa bị truy tố - Ảnh 1.

Năm 1990, ông Bình chuyển từ hoạt động giảng dạy sang làm ngân hàng. Đến năm 1998, ông Bình giữ chức Tổng giám đốc ngân hàng Đông Á. Từ khi thành lập, ông Bình đã có nhiều nỗ lực để đưa ngân hàng này đi lên. Dưới thời lãnh đạo của ông Bình, Ngân hàng Đông Á đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Từ mức vốn điều lệ 20 tỷ đồng, đến năm 2014, số vốn điều lệ tại ngân hàng này đã tăng lên mức 5.000 tỷ đồng. Đây cũng là ngân hàng được xem là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tự chế tạo ra được máy ATM bán vàng tự động, máy ATM lưu động, các buồng Auto Banking thế hệ mới có chức năng nhận tiền mặt trực tiếp…

Trong cơ cấu sở hữu tại DAB, ông Bình là cá nhân có tỷ lệ sở hữu cao nhất tại ngân hàng này. Tính đến 30/6/2014, ông Bình nắm giữ 15.0000 cổ phiếu của ngân hàng này, tương đương tỷ lệ 3,0%.

Hồ sơ Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình vừa bị truy tố - Ảnh 2.

 Tuy nhiên, sau hơn 2 thập kỷ lèo lái ngân hàng này, đến ngày 13/8/2015, Ngân hàng Nhà nước đặt DAB vào trình trạng kiểm soát đặc biệt do những vi phạm về quản lý tài chính, cấp tín dụng của một số cán bộ nguyên là lãnh đạo, quản lý của ngân hàng.

Ngày 20/8/2015, ông Trần Phương Bình đã bị NHNN đình chỉ chức vụ Tổng giám đốc sau khi có thông tin chính thức về kết luận thanh tra toàn diện quyết định kiểm soát đặc biệt ngân hàng Đông Á.

Ngày 9/12/2016, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can, bắt tạm đối với ông Trần Phương Bình để điều tra về 2 tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Ngày 3/4/2018, VKSND Tối cao đề nghị truy tố ông Bình.

Ông Bình là bị cơ quan điều tra xác định là người tổ chức, chỉ đạo các hoạt động ngân quỹ và đầu tư tại DAB, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho DAB tổng số tiền 3.405 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra xác định hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của ông Bình là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DongABank tại thời điểm 31/12/2015 lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.

Theo Nhịp sống kinh tế

Hành động nước đôi khiến Mỹ chưa xem Việt Nam là ‘nền kinh tế thị trường’

Việt Nam cần được Mỹ công nhận là “nền kinh tế thị trường” bởi điều đó giúp Việt Nam được hưởng lợi lớn khi không bị đối xử như là một “nền kinh tế phi thị trường” với mức thuế cao. Trong khi đó, hành động nước đôi trên thực tế đang khiến Chính quyền Tổng thống Trump quan ngại và chưa thể xem Việt Nam là “nền kinh tế thị trường”.

thuong mai viet my
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) tại Nhà Trắng. (Ảnh: Gettyimages.com)

Việc bị xem là “nền kinh tế phi thị trường” đang khiến Việt Nam chịu thiệt lớn

Mỹ trước giờ luôn là thị trường nhập khẩu cá da trơn lớn nhất của Việt Nam. Năm 2016, nước này nhập khẩu hơn 390 triệu USD cá da trơn. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu cá tra (loại cá da trơn phổ biến) sang Mỹ đã giảm 11% trong năm 2017 xuống còn 344 triệu USD bởi Chương trình Thanh tra cá da trơn có hiệu lực từ tháng 9/2017 và áp lực thuế chống bán phá giá cao.

Theo phân tích của ông Harish Mehta – Tổng biên tập Tạp chí The Calcutta, một trong những lý do khiến Hoa Kỳ đi đến áp dụng các mức thuế cao đối với cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam là áp lực từ phía Hiệp hội nghề cá Mỹbuộc Quốc hội Hoa Kỳ phải thông qua đạo luật năm 2002 về việc cấm dán nhãn cá basa, swai và cá tra là cá da trơn ở Mỹ. Đến năm 2003, Chính quyền Mỹ tiếp tục áp đặt thuế chống bán phá giá lên cá basa, cá tra và cá swai. Căng thẳng về vấn đề cá da trơn tiếp tục được hun nóng vào năm 2008, khi một đạo luật về nông nghiệp của Mỹ đã chuyển chức năng giám sát cá từ Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Mỹ, nơi mà sự giám sát còn nghiêm ngặt hơn tại FDA.

Một lý do khác quan trọng hơn là Mỹ chưa coi Việt Nam là “nền kinh tế thị trường” nên thuế có thể bị áp cao hơn. Theo luật Hoa Kỳ, “nền kinh tế phi thị trường” được định nghĩa là “bất kỳ quốc gia nào mà chính quyền quyết định không điều hành theo nguyên tắc thị trường về cấu trúc giá hoặc định giá, do đó việc buôn bán trong các quốc gia đó không phản ánh giá trị công bằng của giao dịch.”

Hành động nước đôi của Việt Nam

Việt Nam sẽ có một chương trình nghị sự về Thương mại và Kinh tế với Mỹ trong năm nay và dự kiến sẽ tăng cường nỗ lực để có được tình trạng “nền kinh tế thị trường” vào năm 2018 hoặc trước năm 2019.

Để làm được điều đó, Việt Nam có thể phải chịu nhượng bộ ở một số lĩnh vực để được Mỹ thay đổi lập trường từ việc coi Việt Nam là “nền kinh tế phi thị trường” sang “nền kinh tế thị trường”. Đây là điều cần thiết có thể giúp ích cho Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp, Mỹ không còn “lấy cớ” là nền kinh tế phi thị trường để “bắt nạt” các nhà xuất khẩu Việt Nam nữa.

Thế nhưng, những hành động nước đôi chưa dứt khoát trên thực tế có thể biến mọi nỗ lực của Việt Nam trở thành công “dã tràng se cát”.

Cụ thể mới đây là việc Việt Nam yêu cầu đối tác Tây Ban Nha – Công ty Năng lượng Repsol dừng dự án Cá Rồng Đỏ ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam do áp lực từ phía Trung Quốc. Đây là lần thứ hai trong chưa đầy một năm, Việt Nam đã phải hủy bỏ kế hoạch phát triển khai thác dầu khí lớn tại biển Đông do bị áp lực mạnh từ phía “người hàng xóm”.

Hồi tháng 11/2017, Tập đoàn Dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil cũng từng tuyên bố hoãn dự án khoan dầu Cá Voi Xanh ở biển Đông mà theo Chủ tịch ExxonMobil Liam Mallon là vì “chưa có được thỏa thuận cụ thể”, trong khi truyền thông nước ngoài cho rằng Tập đoàn năng lượng Mỹ đã chịu sức ép từ phía Việt Nam hoặc một bên thứ ba khác.

Những động thái này từ phía Việt Nam khiến giới Phương Tây và Mỹ quan ngại khi đầu tư tại Việt Nam. Điều này cũng có thể tạo ra tiền lệ xấu trong tâm trí các nhà đầu tư nước ngoài khiến không ai còn muốn đầu tư vào Việt Nam ngoại trừ các công ty Trung Quốc.

Cũng bởi lẽ đó, tiến trình đàm phán với Mỹ để được công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ còn có khả năng bị kéo dài vì không có cơ sở thuyết phục cách điều hành của Chính phủ Việt Nam là hoàn toàn tuân theo quy luật thị trường.

Trump muốn giảm thâm hụt thương mại hơn 32 tỷ USD với Việt Nam

Tổng thống Trump trong hai lần gặp mặt với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng vào tháng 5/2017 và Chủ tịch Trần Đại Quang tại Hà Nội vào tháng 11/2017 đều bày tỏ quan ngại về khoản thâm hụt thương mại song phương và yêu cầu Việt Nam cần có những biện pháp để giảm thâm hụt thương mại. Dường như Chính quyền Trump muốn giảm mức thâm hụt thương mại hơn 32 tỷ USD với Việt Nam trước khi đề cập đến bất kỳ tiến trình đàm phán nào khác.

Trên thực tế, Việt Nam đang là nước hưởng lợi lớn trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Cụ thể, thương mại Việt – Mỹ đã tăng từ 1,5 tỷ USD năm 2001 lên 50,6 tỷ USD vào năm 2017, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 12 vào Mỹ và Mỹ cũng là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Đối với Chính quyền Tổng thống Trump, họ không hài lòng về sự mất cân bằng lớn trong quan hệ thương mại giữa hai nước khi khoản thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam đã tăng từ 592 triệu USD năm 2001 lên hơn 32 tỷ USD vào năm 2017. Đây là mức thâm hụt thương mại song phương lớn thứ sáu của Mỹ (sau Trung Quốc, Nhật, Đức, Mexico và Ireland).

Điều này khiến Việt Nam có thể trở thành đối tượng của các chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ. Theo ông Harish Mehta, mặc dù Chính quyền Tổng thống Trump đang bận bịu với hoạt động tái đàm phán thương mại với Canada, Mexico, Hàn Quốc và các đòn trừng phạt thương mại nhắm đến Trung Quốc, nhưng trong năm nay, rất có thể Chính quyền Trump sẽ tiếp tục hướng trọng tâm vào Việt Nam.

Tại Hội nghị phái Bảo Thủ Hoa Kỳ (CPAC) sáng ngày 23/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông không hài lòng khi chứng kiến Mỹ chịu thâm hụt mậu dịch quá lớn với Việt Nam và Việt Nam nên mua than của Mỹ để giảm bớt điều này. Trước đó trong chuyến thăm đến Việt Nam vào tháng 11/2017, ông Trump cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam mua máy bay, tên lửa của Mỹđể giải quyết thâm hụt thương mại giữa hai nước.

Hiệp định song phương tiếp tục bị trì hoãn?

Tâm điểm giữa những khác biệt trên là các cuộc đàm phán đã bị đình trệ từ tháng 6/2008 trong việc đạt được một Hiệp định Đầu tư song phương Việt – Mỹ. Có thể là những cuộc đàm phán này sẽ được nối lại trong năm nay, mặc dù cả hai bên vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức nào.

Tuy nhiên, kết quả các cuộc đàm phán sẽ phụ thuộc vào những cam kết từ phía Việt Nam trong việc thúc đẩy một môi trường tự do kinh tế và vấn đề nhân quyền được cải thiện. Bởi trước khi đầu tư ra nước ngoài, Mỹ và các nhà đầu tư nước ngoài khác muốn biết liệu có hiệp định đầu tư song phương hay không vì nó cung cấp sự bảo đảm về mặt pháp lý quan trọng cho các công dân và công ty của một quốc gia khi đầu tư vào một nước khác. Đặc biệt trong tình huống gần đây Việt Nam luôn đơn phương chấm dứt các thỏa thuận với đối tác nước ngoài vì áp lực từ bên thứ ba.

Do đó, thách thức mà Việt Nam phải đối mặt là với một Chính quyền Trump có xu hướng ngày càng gia tăng bảo hộ thương mại, Việt Nam cần chứng minh được đường lối chính sách kinh tế không phụ thuộc một bên thứ ba nào và điều hành theo quy luật vận hành của thị trường bằng cách hạn chế sử dụng các biện pháp chính thức lẫn phi chính thức để quản lý nền kinh tế.

Liên Hương – Chân Hồ