Em có tin
Mùa Xuân thức giấc
Nơi em vừa đi qua ?…
Nhà thơ Bùi Thanh Huyền
Em có tin
Mùa Xuân thức giấc
Nơi em vừa đi qua ?…
Nhà thơ Bùi Thanh Huyền
Việc phát hiện chúng là khá khó khăn bởi nhiều người lầm tưởng đó chỉ là những cơn đau mỏi cơ. Vì vậy, điều quan trọng là cần nhận biết và phân biệt những cơn đau này để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân.
1. Tim
Đau tim thường xảy ra ở phía trái lồng ngực. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải vấn đề về tim khi xuất hiện những cơn đau nhói ở xung quanh vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng.
2. Phổi và cơ hoành
Khi bạn gặp phải những cơn đau liên tục ở cổ và vai, có lẽ bạn nên đi khám bởi đó là những dấu hiệu của các bệnh về phổi và cơ hoành. Nguyên nhân của những cơn đau này có thể do khó thở hoặc do dây thần kinh chạy từ cột sống tới cơ hoành, thông qua đường phổi.
3. Gan và túi mật
Kiểu đau này khó để nhận biết bởi chúng cũng thường xuất hiện ở vị trí vai và cổ. Nhiều người hay lầm tưởng những triệu chứng này là đau cơ do không tập thể dục thường xuyên hoặc do ngồi máy tính trong một thời gian dài.
Theo Hiệp hội Xoa bóp trị liệu Mỹ, những cơn đau xuất hiện ở xương bả vai cũng liên quan tới các bệnh về túi mật.
4. Dạ dày và tuyến tụy
Thông thường thì những cơn đau báo hiệu các vấn đề về dạ dày và tuyến tụy khá dễ dàng nhận ra. Theo một nghiên cứu gần đây thì có khoảng 50% những người bị viêm tụy cấp thường gặp những cơn đau xuất hiện ở lưng.
Bên cạnh đó, đau bụng cũng có thể liên quan đến các vấn đề về dạ dày và tuyến tụy.
5. Ruột non
Những cơn đau quanh vùng rốn là một trong những dấu hiệu cho thấy các vấn đề sức khỏe liên quan tới ruột non. Đau ở vị trí giữa bụng (cơn đau quanh rốn) là cách mà cơ thể phản ánh các vấn đề bệnh lý của cơ quan này như viêm ruột, chứng co thắt ruột hay rối loạn chức năng đường ruột.
6. Đại tràng và ruột thừa
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng những cơn đau ở giữa ruột có thể là kết quả của các vấn đề về ruột thừa và đại tràng phía bên phải. Bên cạnh đó, cơn đau xuất phát từ vị trí phía bên phải của phần bụng dưới (hố chậu phải) có liên quan mật thiết đến viêm ruột thừa.
7. Thận
Bệnh thận có thể có những cơn đau xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau khiến việc nhận biết gặp nhiều khó khăn, ví dụ như đau ở phần lưng dưới, xương vùng chậu hay phần trên của chân.
Trang IhealthBlogger cảnh báo, các vấn đề về thận sẽ khiến bạn cảm thấy đau ở cả hai bên vùng sườn lưng dưới, nằm ngay phía dưới xương sườn.
8. Bàng quang
Đau ở phía trước hoặc phía sau vùng chậu dưới thường là triệu chứng của các vấn đề ở bàng quang. Lý do là bàng quang nằm ở phần lưng dưới, nên nếu có nhiễm trùng trong cơ quan này có thể dẫn đến đau ở vùng thắt lưng.
9. Buồng trứng
Những cơn đau thắt xuất hiện ở cả hai bên bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về buồng trứng như u nang buồng trứng hay một số căn bệnh khác liên quan. Các chị em cần đi khám sớm nếu thường xuyên gặp phải những triệu chứng tương tự.
Nguyệt Hà(Theo Brightside) / Nguồn: VietnamNet
Trích từ lá thư nhà văn Nga Anton Chekhov (1860-1904) gửi người anh ruột Nicolai Chekhov (1858 – 1889) – một họa sỹ đầy tài năng, nhưng tiếc thay lại không có bản lĩnh và suốt đời say rượu.
Những người có giáo dục cần phải thỏa mãn những điều kiện sau:
1. Họ trân trọng cá tính con người, vì vậy luôn độ lượng, nhẹ nhàng, lịch thiệp, nhường nhịn… Họ không nổi đóa lên vì một cái búa hay chiếc tẩy bị mất; sống với ai họ chẳng lấy đó là sự làm ơn, còn khi ra đi không nói rằng: tôi không thể sống với cô (anh) được! Họ bỏ qua những chuyện ầm ĩ, lúc lạnh lùng, miếng thịt rán quá lửa, những câu châm chọc, sự có mặt của người lạ trong căn nhà mình…
2. Họ có lòng trắc ẩn không chỉ với những người ăn mày hay những con mèo. Tâm hồn họ đau đáu cả với những điều mắt thường không trông thấy được…
3. Họ tôn trọng tài sản của người khác, và vì vậy luôn trả hết các khoản nợ.
4. Họ trung thực và sợ sự dối trá như sợ lửa. Họ không nói sai cả trong những điều vặt vãnh. Nói dối là xúc phạm người nghe và hạ thấp người nói trong con mắt người nghe. Họ không phô trương, hành xử ở nơi công cộng cũng như ở nhà, không phỉnh phờ lớp người trẻ tuổi… Họ không ba hoa, không giãi bày tâm sự những khi không được hỏi đến. Vì tôn trọng những lỗ tai người khác, họ thường im lặng.
5. Họ không tự hủy diệt mình với mục đích để gợi dậy nơi kẻ khác sự thương cảm và giúp đỡ. Họ không khơi gợi lòng trắc ẩn của người khác để nhận lại sự cảm thông và chăm sóc. Họ chẳng nói: Người ta không hiểu tôi!…
6. Họ không phù phiếm. Họ chẳng quan tâm đến những trò hư vinh, như việc quen biết các nhân vật danh tiếng, lời thán phục của đám người gặp ở salon, sự nổi tiếng nơi quán rượu…
7. Nếu họ có tài năng, thì họ biết trân trọng nó. Vì nó, họ hi sinh thời gian, đàn bà, rượu chè, những việc lăng nhăng…
8. Họ phát triển nơi mình khả năng thẩm mĩ. Họ không thể mặc nguyên áo quần mà ngủ, không thể nhìn thấy những khe nứt đầy rệp trên tường, hít thở không khí nặng mùi, bước trên sàn nhà toàn vết nhổ, ăn uống ngay từ trên bếp dầu. Họ cố gắng có thể chế ngự và hoàn thiện bản năng tính dục. Những người có giáo dục trong vấn đề này không nặng về bếp núc. Họ cần ở đàn bà không phải chuyện giường chiếu, không phải mồ hôi ngựa, không phải đầu óc thể hiện khả năng gạt gẫm giả vờ có thai và nói dối không biết mệt… Họ, đặc biệt là những họa sĩ, cần sự tươi mới, tao nhã, tính người. Họ không tham lam bạ đâu uống đấy, không đánh hơi các loại tủ, vì họ biết rằng họ không phải là những con heo. Họ chỉ uống những khi rảnh rỗi, gặp dịp… Bởi vì họ cần mens sana in corpore sano (một tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể khỏe mạnh).
S.T
Một trong những “tính trạng trội” của dân ta được thể hiện rõ nhất là ai cũng cho mình là “ngoại lệ”, là “đáng” được ưu tiên hơn người khác.
Tôi có một đồng nghiệp được cho là có nhiều tiến bộ trong cách nghĩ và nhìn nhận các vấn đề xung quanh cuộc sống. Chị luôn cẩn trọng trong công việc và đời sống hàng ngày, tuân thủ các quy định và luật pháp, hành xử nhẹ nhàng và phù hợp chốn đông người.
Trong lĩnh vực giáo dục, chị cho rằng không nên nhồi nhét kiến thức vào đầu con trẻ và đặt nặng thành tích học tập của học sinh cấp 1. Thay vào đó, cần định hướng và trang bị cho học sinh các phương pháp giúp khám phá xã hội, môi trường và dần dần tìm cách để tồn tại và phát triển một cách hài hòa.
Thật bất ngờ khi chị chính là một trong những người xếp hàng làm đổ cổng một ngôi trường thuộc dạng “điểm” của Hà Nội để xin cho con vào học lớp 1. Đáp lại sự ngạc nhiên của tôi, chị chậm rãi: “Dù sao mình vẫn là người Việt Nam, đang sống ở Việt Nam, nên rất khó làm khác những gì xã hội đang làm. Mình ủng hộ những cái mới, cách tiếp cận tiến bộ, nhưng mình vẫn phải đảm bảo cho con mình không quá khác biệt với thế hệ của chúng”.
“Vấn đề nằm ở chỗ để mình không quá khác biệt và có thế “sống ổn” trong xã hội này. Nhiều lúc chúng ta phải chấp nhận lờ đi một vài nguyên tắc và phớt lờ hay giả lơ những vấn đề mà khi còn trẻ chúng ta xem là nghịch lý”, chị giải thích thêm.
Hãy nhìn qua khung cửa kia, ngoài đó chính là nơi tính trạng trội của dân ta được thể hiện rõ nhất. Sự hỗn loạn và khó kiếm soát trong giao thông có phần nguyên nhân quan trọng từ việc ai cũng cho mình là “ngoại lệ”, là “đáng” được ưu tiên hơn người khác. Nếu nhỡ tôi có vượt đèn đỏ cũng chỉ vì hoàn cảnh, vì bất đắc dĩ, không giống như nhiều người khác, những kẻ coi thường pháp luật.
Có nhiều người luôn sẵn sàng đổ hết lỗi lầm hay khuyết điểm lên xã hội theo cách: “ai đó đã làm sai cái gì đấy, chứ nhất định không phải là tôi”! Chắc chắn nhà trường hoặc giáo viên có vấn đề gì đấy chứ con tôi không thể học hành yếu kém như thế này được! Ở nhà cháu thông minh và nhanh nhẹn lắm!…
Cuối năm nếu có thành tích tốt thì đúng là “con nhà nòi” còn khi không được như ý muốn thì chắc chắn hệ thống giáo dục đang có vấn đề, hay cách tiếp cận cổ điển quá, không phát huy được tiềm năng của học sinh…
Để không bị mang tiếng là khác người, là ngông cuồng, là ngớ ngẩn trong xã hội ngày hôm nay, mỗi người Việt trong quá trình trưởng thành đã phải học rất nhiều kỹ năng và vốn sống cơ bản. Trong đó đa phần không giống với những gì chúng ta được dạy hay cảm nhận từ sách vở. Tất cả những vốn liếng đó là để phục vụ cho một cá nhân hay một nhóm người không bị “khác” hay đi ngược với cách thức tổ chức xã hội hiện thời. Tuy không ai bảo ai, nhưng hầu hết dân chúng đều tự thích ứng hay buộc phải thích ứng cùng các kỹ năng sống sau đây:
Sống chung với “lũ”: xác định các tiêu cực, bất cập trong xã hội là thường xuyên và lâu dài nên đa số dân chúng không tìm sách khắc phục hay sửa lỗi. Thay vào đó họ tìm cách thích ứng và chung sống với các bất cập này. Lâu dần các bất cập này được xem như muôn mặt đời thường. Qua đó định hình một nền tảng xã hội thiếu chuẩn mực, nơi cho phép và thừa nhận những thứ mà xã hội khác cho là suy đồi và cần bị loại bỏ như tham nhũng, trốn lậu thuế hay vi phạm luật… Kết quả là các giá trị xã hội sai lệch.
Xanh nhà hơn già đồng: do ảnh hưởng ít nhiều từ quá khứ nghèo khó và kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm qua, đa phần dân ta ít khi mạo hiểm đầu tư vì không thể đánh giá hết được các tác nhân gây rủi ro, đặc biệt các rủi ro mang yếu tố con người, như thay đổi chính sách hay quy hoạch treo vốn vẫn đang xảy ra như “chuyện thường ngày ở huyện”.
Chính vì không thể dự báo và kiểm soát được rủi ro ở mọi cấp độ, nên nhiều người có tâm lý rằng hầu hết các thất bại của mình không phải do sự yếu kém của bản thân mà do các tác nhân từ bên ngoài gây ra.
Cách tư duy này đã và đang dẫn đến hai xu hướng hành động từ hai loại đối tượng (i) các chủ doanh nghiệp không dám làm lớn hơn nên đem bán thương hiệu cho nước ngoài khi vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển; (ii) người lao động hay thường dân ít khi nghĩ rằng mình chưa làm hết trách nhiệm và nỗ lực cần thiết; thay vào đấy là quy trách nhiệm cho một ai đấy mà Nhà nước là tiện lợi nhất khi không ai bị quy kết một cách cụ thể. Cuối cùng thì cũng không ai phải chịu trách nhiệm.
Mạnh trong ứng phó, yếu trong phòng ngừa: Việt Nam được đánh giá là có truyền thống lâu đời trong ứng phó với thiên tai, đặc biệt là trong giai đoạn khẩn cấp. Do hạn chế về nguồn lực, mà cụ thể là tích lũy tư bản chưa bao giờ được nhiều nên rất khó đầu tư cho biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên chúng ta lại làm rất tốt công tác ứng phó khi thiên tai xảy ra.
Đặc tính này dường như đã giúp định hình nên cách tư duy của người mình khi ít ai chú ý đến hay đầu tư cho các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn. Khi xảy ra bất kỳ biến cố nào, cả cộng đồng được huy động tối đa để ứng phó một cách hiệu quả. Một khi xã hội được phục hồi trở lại, người ta nhanh chóng quên đi các biến cố kia và mỗi khi có biến cố mới. Chúng ta tuy vẫn luôn ứng phó rất tốt, nhưng hiệu suất, hiệu quả trong bài toán kinh tế và an sinh xã hội là rất thấp. Về cơ bản xã hội Việt Nam luôn ẩn chứa nhiều rủi ro trên con đường đi đến thịnh vượng.
Nhìn nhận từ ba khía cạnh nêu trên, có thể thấy các thế mạnh của Việt Nam có thiên hướng và lợi thế cho một xã hội thường xuyên thay đổi và có tính động tương đối cao (đậm chất thời vụ, sự vụ) giống như trong thời kỳ “quá độ” hay “chuyển tiếp”; nhưng lại tương đối bất lợi hoặc chưa phù hợp cho việc củng cố và xây đắp một xã hội ổn định và bền vững. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam vẫn đang loay hoay trên con đường phát triển?
Biết mình là ai, đang ở đâu và cần phải bổ sung những gì để có thể tạo nên những thay đổi mạnh mẽ luôn cần thiết không chỉ cho tầng lớp lãnh đạo và các vấn đề thể chế, mà còn cho mỗi một công dân và các vấn đề ứng xử trong xã hội.
Biết mình cần gì cũng chính là cách giúp mỗi người hiểu và thông cảm được nhu cầu của người khác để học cách hợp tác và chia sẻ lợi ích cùng nhau. Khi đó những khác biệt có thể được xóa nhòa vì cái chung của đất nước; còn các khác biệt chính là để bổ trợ lẫn nhau. Được như vậy cánh cổng ngôi trường kia sẽ chỉ còn vai trò trang trí.
Theo TRẦN VĂN TUẤN / VIETNAMNET
Ông Kim Jong-un bí mật thăm Trung Quốc và hội kiến với ông Tập Cận Bình, khiến cục thế tương lai của bán đảo Triều Tiên càng trở nên khó lường trước hơn. Đồng thời, sự kiện này cũng khiến cho cuộc gặp giữa Kim – Trump sắp tới trở nên hồi hộp hơn, đó chính là tương lai liệu ông Kim Jong-un có từ bỏ phát triển vũ khí hạt nhân hay không?
Bởi vì không từ bỏ thử nghiệm hạt nhân, Bắc Triều Tiên sẽ bị Liên Hợp Quốc trừng phạt mạnh tay hơn, chính quyền Kim Jong-un sẽ phải chịu áp lực to lớn. Có lẽ có người nghĩ, nếu đã vậy, sao ông Kim Jong-un không từ bỏ thử nghiệm hạt nhân, để đổi lấy lệnh dừng chế tài của quốc tế. Còn có thể có được sự viện trợ kinh tế, giải trừ các nguy có, việc tốt như thế sao lại không làm chứ? Vì sao nhất định phải mạo hiểm chơi với lửa để rồi có thể mất chính quyền?
Muốn trả lời vấn đề này, cần nhìn lại nguyên nhân Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Từ ý nghĩa rộng mà nói, một đất nước có vũ khí hạt nhân, sẽ giúp đất nước có địa vị quân sự trên thế giới và tiếng nói trên trường quốc tế. Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân, ngoài nguyên nhân này, còn có nguyên nhân khủng hoảng chính trị.
Bắc Triều Tiên là một thành viên của Chủ nghĩa Cộng sản, Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn luôn là hậu thuẫn về kinh tế và quân sự cho Bắc Triều Tiên. Khi Cộng sản Liên Xô giải thể vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Bắc Triều Tiên đã mất hậu thuẫn chủ yếu về thương mại và kinh tế, lại thêm việc Trung Quốc và Hàn Quốc bắt đầu xây dựng quan hệ, đồng thời để xoa dịu sự cô lập và áp lực của quốc tế sau sự kiện Lục Tứ, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, ĐCSTQ cũng đã thay đổi cam kết trước đây với Bắc Triều Tiên, năm 1992, ĐCSTQ và Hàn Quốc chính thức xây dựng quan hệ. Vậy là, Bắc Triều Tiên bắt đầu rơi vào sự cô lập của quốc tế và trong trạng thái bị bài xích chưa từng có. Đến năm 1994, Bắc Triều Tiên xảy ra nạn đói chưa từng có, đến năm 1998, tổng số người Bắc Triều Tiên chết có thể lên đến 3 triệu người. Trong tình huống này, Bắc Triều Tiên đã nhanh chóng phát triển vũ khí hạt nhân, để làm công cụ đe dọa quốc tế và để kiếm tiền.
So với ĐCSTQ, Bắc Triều Tiên cực đoan hơn về phương diện tuyên truyền hình thái ý thức và khống chế người dân. Đặc biệt là phương diện kinh tế, Bắc Triều Tiên đã hoàn toàn không cách nào tham gia vào quỹ đạo quốc tế, chỉ có thể hoàn toàn dựa vào viện trợ kinh tế từ bên ngoài và giao dịch vũ khí phi pháp để duy trì. Do đó, từ góc độ này mà xét, phát triển vũ khí hạt nhân thực ra là công cụ và thủ đoạn để Kim Jong-un duy trì quyền lực, cũng là điều kiện đàm phán để đổi lấy viện trợ của thế giới.
Đối với chính quyền ĐCSTQ mà nói Bắc Triều Tiên là công cụ để đối kháng với thế giới tự do, do đó Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân tự nhiên cũng trở thành một canh bạc của ĐCSTQ.
Vậy, chính quyền Kim Jong-un dưới áp lực tấn công quân sự của Mỹ, cuối cùng có thể hoàn toàn từ bỏ vũ khí hạt nhân không?
Câu trả lời là không.
Nhìn tổng quan tất cả chính quyền cộng sản trên thế giới, đều có 2 đặc điểm chung: thứ nhất là dùng bạo lực giành chính quyền; thứ hai là sau khi giành chính quyền, sẽ dùng tất cả các thủ đoạn tàn bạo và bằng mọi giá để duy trì quyền lực. Lịch sử và hiện thực đều chứng minh đặc điểm này. Đối với chính quyền Kim Jong-un và ĐCSTQ mà nói, tương lai vẫn sẽ thể hiện ra đặc điểm này.
Vậy, nếu phát triển vũ khí hạt nhân là công cụ hữu hiệu nhất để Kim Jong-un duy trì sự thống trị trong giai đoạn hiện nay, dù phát triển vũ khí hạt nhân không được viết vào Hiến pháp và Điều lệ đảng, Kim Jong-un cũng tuyệt đối không thực sự từ bỏ vũ khí hạt nhân, mặc dù rất có thể Kim Jong-un lựa chọn thủ đoạn lừa gạt để trì hoãn nhằm ứng phó với cuộc gặp mặt ông Trump sắp diễn ra.
Đối với ĐCSTQ mà nói, nếu Kim Jong-un nếu mất chính quyền vì từ bỏ vũ khí hạt nhân, thì ĐCSTQ cũng mất đi một công cụ hữu hiệu, do đó, ĐCSTQ nhất định sẽ ngầm ủng hộ Kim Jong-un phát triển vũ khí hạt nhân.
Không từ mọi thủ đoạn để duy trì quyền lực, là mục đích tồn tại duy nhất của chính quyền Kim Jong-un và ĐCSTQ, hiểu được điểm này, thì sẽ hiểu được vì sao hiện nay ĐCTQ và Bắc Triều Tiên cần “tiếp tục phát triển tình hữu nghị truyền thống”.
Huệ Anh / Trithucvn
Theo nhật báo Wall Street Journal, Bộ Tài chính Mỹ đang lên kế hoạch dùng luật an ninh quốc gia trong trường hợp khẩn cấp để chặn các công ty Trung Quốc muốn có được công nghệ tiên tiến của Mỹ. Đây là một phần trong chiến lược của chính quyền Donald Trump nhằm ngăn cản nỗ lực của Bắc Kinh nhằm chiếm ưu thế về kinh tế và quân sự đối với Hoa Kỳ.
Tờ WSJ, dẫn nguồn một số quan chức giấu tên, nói rằng các biện pháp pháp lý mà Tổng thống Trump đang cân nhắc bao gồm có Đạo luật Sức mạnh Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế 1977 (IEEPA). Đạo luật này trao cho Tổng thống quyền hành động trong trường hợp “xảy ra mối đe dọa đặc biệt và khác thường”. Luật này từng được áp dụng sau sự kiện tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 để áp đặt chế tài nên nhiều quốc gia và các nhà quan sát cho hay nhánh tư pháp đã không thách thức việc sử dụng Đạo luật này của Tổng thống.
Gary Hufbauer, chuyên gia luật thương mại tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Peterson, trong một báo cáo nói rằng chiến lược dùng luật có thể cho phép Tổng thống Trump “rảnh tay giải quyết quan ngại của chính quyền về hoạt động thương mại và đầu tư của Trung Quốc”.
Kế hoạch siết chặt hoạt động đầu tư của Trung Quốc sẽ bổ sung cho cả các quy định kiểm soát hàng nhập khẩu từ Trung Quốc hiện hành và kế hoạch tăng cường an ninh quốc gia của Quốc hội.
Tuần trước, Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ áp thuế lên 60 tỷ USD hàng nhập khẩu của Mỹ để trừng phạt việc Trung Quốc ăn cắp công nghệ và tác quyền của người Mỹ. Danh sách các sản phẩm bị đánh thuế của Trung Quốc, ngoài thép và nhôm, sẽ được công bố trong tuần này. Dự kiến nhiều sản phẩm công nghệ của Trung Quốc sẽ nằm trong danh sách bị đánh thuế, theo Reuters.
Theo WSJ, một quan chức chính quyền Mỹ cho hay Bộ Ngân khố đã làm việc đối với hoạt động đầu tư tại Trung Quốc trong vài tháng nay. Phía Mỹ cho rằng các quy định về đầu tư của Bắc Kinh là không công bằng với Mỹ và Trung Quốc đã đảo ngược một số tiến bộ đạt được khi cải cách tự do hóa nền kinh tế. Các quy định về cấp giấy phép kinh doanh, hoạt động trợ cấp tài chính cho các công ty nhà nước và việc gây áp lực cho các công ty Mỹ đòi hỏi chuyển giao công nghệ đang gây thiệt hại ngày càng lớn cho doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại Trung Quốc.
“Mỹ đã hy vọng Trung Quốc có thể phát triển trở thành một đối tác công bằng, đối ứng, định hướng thị trường đối với hoạt động thương mại và đầu tư”, Thứ trưởng Bộ Ngân Khố David Malpass nói tại Hiệp hội Chính sách Nước ngoài hồi tháng này.
“Nhưng thay vào đó, việc tự do hóa thị trường của Trung Quốc đã bị đình trệ và thậm chí là đảo ngược, với vai trò của nhà nước ngày càng tăng”, ông Malpass nói.
Để gây áp lực yêu cầu Trung Quốc thay đổi, Mỹ sẽ ngăn chặn việc Trung Quốc muốn có được cái mà quan chức Mỹ gọi là “cốt lõi của các công nghệ quan trọng” và “công nghệ trọng yếu”. Ông Trump đã ra lệnh cho Bộ Ngân khố có 60 ngày để đệ trình kế hoạch này.
Mặc dù nguyên nhân căn bản của việc giới hạn đầu tư là vì Trung Quốc không hành động trên nguyên tắc “có đi có lại”, vị quan chức Mỹ nói rằng phía Mỹ sẽ không đáp trả Trung Quốc theo kiểu “ăn miếng trả miếng”. Ví dụ, Trung Quốc yêu cầu công ty Mỹ phải lập liên doanh với Trung Quốc để được kinh doanh ở đây, tuy nhiên Mỹ sẽ không đưa ra yêu cầu như vậy đối với công ty Trung Quốc hoạt động tại Mỹ. Biện pháp của Mỹ sẽ là áp đặt một loạt các giới hạn đối với các biện pháp của Trung Quốc nhằm chiếm được công nghệ của Mỹ, trong đó bao gồm mua lại, lập liên doanh, cấp phép hay các biện pháp khác.
Theo WSJ, một ủy ban bí mật mang tên CFIUS đã được thành lập nhằm trải đường cho Tổng thống Trump để ngăn chặn các thỏa thuận với nước ngoài với lý do an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, bất chấp việc Mỹ khơi mào căng thẳng thương mại bằng việc áp thuế và Trung Quốc cũng đã tuyên bố đáp trả, hai bên âm thầm tiến hành đàm phán đằng sau cánh gà. Nếu các cuộc đàm phán này cho ra kết quả, rất có thể nhiều nhiều biện pháp giới hạn được nói ở trên sẽ không cần áp dụng – hoặc chỉ một vài trong số đó là cần thiết, quan chức Mỹ nói.
Trong một cuộc phỏng vấn, chuyên gia luật Hufbauer nói rằng ông lo ngại Mỹ sẽ định nghĩ các ngành công nghệ quan trọng “quá rộng” và điều đó sẽ làm tổn hại việc đầu tư vào Mỹ. Ông quan ngại chính sách này sẽ được tiến hành “tới mức mà sẽ hạn chế quá lớn đầu tư hai chiều Mỹ-Trung. Nó sẽ khiến Trung Quốc gia tăng đầu tư vào các công ty Nhật và Châu Âu (chứ không phải Mỹ). Đây là việc tàn phá quá mức”.
Myron Brilliant, phó chủ tịch điều hành Phòng Thương mại Mỹ, người đã liên tục cảnh báo về các hoạt động giao thương và tham vọng công nghệ của Trung Quốc, nói rằng việc quan trọng là phải giải quyết được chính sách của Bắc Kinh mà “trợ cấp các công ty Trung Quốc đồng thời làm hại công ty Mỹ trong khi làm ăn tại Trung Quốc”. Nhưng ông cũng cảnh báo về trường hợp đi quá xa.
“Quan trọng là chúng ta phải thừa nhận nhu cầu thỏa luận mang tính xây dựng với Trung Quốc, bởi vì quan hệ kinh tế giữa hai nước là quá lớn để đổ vỡ”, ông Brilliant nói.
Bộ Ngân khố cũng sẽ phải tìm câu trả lời cho nhiều vấn đề gai góc trong khi xây dựng các quy định này. Chỉ vấn đề xác định bao nhiêu phần trăm vốn sở hữu thì được coi là “công ty nhà nước” đã là vấn đề khó khăn, cũng như xác định công nghệ nào thì không bị hạn chế. Trong một số trường hợp, chính các công ty Mỹ phải phụ thuộc vào phía Trung Quốc trong khía cạnh sáng tạo đổi mới, đặc biệt là ngành sản xuất.
Năm 2015, một báo cáo của chính phủ Trung Quốc mang tên “Sản suất tại Trung Quốc 2025” đã khiến phía Mỹ chú ý. Báo cáo này là một bản thiết kế thể hiện tham vọng của Trung Quốc trong việc trở thành cường quốc số một thế giới trong một số lĩnh vực công nghệ, trong đó có robot, vật liệu bán dẫn và xe điện. Nhưng đây cũng chỉ là một bản kế hoạch được đưa ra bởi chính phủ của một nước liên tục đề xuất các kế hoạch 5 năm mang tính hình thức.
Mỹ cũng đang quan sát các động thái từ phía Trung Quốc để cân nhắc đưa kế hoạch ngăn chặn vào thực tiễn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tục tuyên bố Trung Quốc phải hành xử theo nguyên tắc “có đi có lại”. Theo Reuters, một danh sách các yêu cầu, trong đó có yêu cầu Trung Quốc giảm thuế cho nhiều mặt hàng của Mỹ, đã được gửi tới Bắc Kinh. Ông Trump đã từng chỉ trích việc Mỹ áp thuế 25% lên xe ô-tô nhập khẩu của Mỹ, so với việc Mỹ chỉ áp 2,5% thuế nhập khẩu xe của Trung Quốc.
“Thế giới là có đi có lại”, ông Trump nói trong buổi công bố các chính sách giới hạn đầu tư và thuế tại Nhà Trắng. “Một số người gọi đó là thuế phản chiếu. Nếu họ đánh thuế chúng ta, chúng ta cũng đánh thuế lại họ cũng như thế”.
Trọng Đức / Trithucvn