TRẢ ĐŨA

Thằng Pháp cũng tởm thật.
Mời bác Trọng sang thăm,
Không thèm bắn đại bác.
Cứ giả điếc giả câm.
Chúng còn cử một mụ,
Vừa xấu lại vừa già,
Bộ trưởng bộ sản phụ,
Đón tổng bí thư ta.

Chưa hết, đài báo chúng
Không đưa tin một dòng.
Tự bác phải quảng cáo,
Tốn những bốn tỉ dồng.
 
Như thế là rất hỗn.
Bọn Pháp này thật điên.
Giờ mà chúng chưa thấm
Bài học xưa Điện Biên.
 
Nhất định phải trả đũa.
Tổng thống Pháp thăm ta,
Ta sẽ cho bà Phóng
Và cô Tiến phụ khoa
 
Đón tiếp thật long trọng,
Nhưng sẽ không đưa tin.
Cứ lờ như không có.
Còn chúng, muốn đưa tin
 
Thì mời đến các báo,
Hoặc ti-vi, hoặc đài,
Bỏ tiền mà quảng cáo.
Một triệu đô mỗi bài.
 
Trường hợp cần chiêu đãi,
Mời ra quán Tư Hiền.
Mỗi người một bát phở.
Ai ăn tự trả tiền.
 
Thế có được không nhỉ?
Pháp làm nhục nước ta,
Thì ta làm nhục Pháp. 
Sòng phẳng, coi như hòa.

 

Bài học dành cho người Á Đông từ văn hóa ứng xử của người Mỹ

Tại một số quốc gia châu Á, người ta đã quen với kiểu sống và tìm kiếm sự công nhận của người khác như cha mẹ, bạn bè, nhà chồng, bạn học, đồng nghiệp, người thân, thậm chí là sự công nhận trong ánh mắt thoáng qua vài giây của người hàng xóm…

Dưới đây là chia sẻ của một người châu Á khi hòa nhập vào xã hội Mỹ khiến chúng ta nhận ra được nhiều điều cho bản thân mình:

Tôi còn nhớ khi mới đến Mỹ, đi mua thực phẩm, về bia đã có hơn chục thương hiệu khác nhau, chủng loại khác nhau để lựa chọn. Tôi đã quen với xã hội không có quá nhiều sự lựa chọn và từ đó tôi phải bắt đầu làm quen với việc chọn lựa.

Cuộc sống trong xã hội Mỹ cho tôi nhiều lựa chọn, đồng thời cũng khiến tôi sống có trách nhiệm và tự tin hơn.

Có nhiều người châu Á mới phất lên khi đến Mỹ, họ sớm phát hiện ra chẳng có ai ngưỡng mộ sự giàu có của mình, và rất dễ cảm thấy lạc lõng. Rồi họ dễ dàng phát danh thiếp với chức danh chủ tịch gì đó, hy vọng mang lại sự ảnh hưởng nhất định nhưng đều vô ích.

Họ vung tay tiêu tiền, mua nhà đẹp, xe hơi đắt tiền. Nhưng ngay cả những người Mỹ ở khu ổ chuột, đi xe bình dân vẫn thản nhiên, không trầm trồ khi thấy những chiếc xe Mercedes lái qua. Và họ lại càng không chú ý đến những chiếc áo măng sét hay cổ áo hàng hiệu của người khác.

Công việc nào cũng đều có sự tự tin

Ở Mỹ, lương của một người dân thường không phải là cao, và dĩ nhiên không phải ai cũng có nhà đẹp, xe xịn. Rất nhiều người Mỹ đi làm thuê, nhưng họ thấy đủ và mãn nguyện. Khi bạn từ một khách sạn sang trọng bước ra gọi xe, bạn sẽ thấy người phục vụ đúng mực, lễ phép chu đáo, bạn sẽ cảm nhận được sự tự tin của anh ấy.

Người phục vụ ấy sẽ không ngưỡng mộ con đường mà bạn hay tôi chọn lựa. Anh ta sẽ dựa vào tình huống thực tế của bản thân để lựa chọn công việc, lựa chọn các phương diện trong cuộc sống. Điều này cũng thể hiện sự tự tin của anh ấy. Vì vậy, các “quý nhân” ở châu Á vốn quen với chỉ tay năm ngón khi đến đất Mỹ thì mất hết sự kiêu ngạo.

Một viên chức châu Á đã từng nói rằng: “Ở trong nước, người khác nhìn tôi là cúi đầu khom lưng. Nhưng ở Mỹ, ngay cả người nhặt ve chai họ vẫn luôn đứng thẳng.

Văn phòng tôi có một nhân viên người Mỹ sửa hệ thống kế toán. Anh này đã tốt nghiệp đại học và đi làm được 10 năm, là một người rất bình thường. Mỗi ngày chúng tôi đều gặp và nói vài câu trêu đùa.

Một hôm, tôi hỏi cậu ấy: “Tại sao cậu không sang làm cho Microsoft? Mấy năm vừa qua cổ phiếu đã lên nhanh.” Cậu ấy nói: “Tôi không thích Microsoft, ở đây cũng tốt.” Sau đó tôi phát hiện cậu ấy có một tấm ảnh chụp chung trong đó có cậu ấy, chị gái, chồng của chị gái và Bill Gates.

Hóa ra chị gái cậu ấy cùng Bill Gates thành lập ra Microsoft, hiện đảm nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc, cũng là tỷ phú. Trong văn phòng có người biết, nhưng không có ai lân la lấy lòng, mọi người coi anh như bình thường. Anh ấy không mong làm giàu, có phần yên ổn đạm bạc.

Ở Mỹ, có nhiều tiến sĩ mà lựa chọn đầu tiên của họ là làm giáo sư thay vì đi làm cho công ty mặc dù làm giáo sư lương thấp hơn, lại vất vả. Tuy nhiên làm giáo sư được tự do về thời gian và có cơ hội học tập hơn.

Vui vẻ chúc mừng thành công của người khác

Tôi có một người bạn làm trợ lý giáo sư ở một trường đại học. Công ty chế dược lớn nhất của Mỹ mời cậu ấy làm giám đốc một bộ phận nghiên cứu với mức lương khởi điểm cao gấp 3 lần lương ở trường. Nhưng cậu ấy không đồng ý, cậu chỉ muốn làm giáo sư. Cậu bạn này cũng rất quan tâm tới bài viết của tôi.

Gần đây, phát hiện của anh được Hiệp hội Dịch vụ Y khoa xem như là thách thức đối với Y học truyền thống và thu hút được sự quan tâm của truyền thông nước Mỹ. Một giáo sư lâu năm ở Mỹ đã nói với anh ấy rằng: “Tôi đã nghiên cứu nhiều năm, cũng luôn hy vọng thành quả của mình thu hút được nhiều quan tâm như vậy.”

Không chỉ thế, vị giáo sư này còn nghiêm túc quan tâm đến ý tưởng của anh ấy, muốn đưa ảnh hưởng của nghiên cứu đó phát hiển hơn lên. Không biết rằng nếu tôi là vị giáo sư ấy, liệu tôi có chân thành xúc động vì thành công của người khác và mong muốn làm cho nó tốt hơn nữa không.

Người Mỹ có sự tự tin, nên họ vui vẻ chúc mừng thành công của người khác. Khi không có sự tự tin, bạn rất khó bình tâm chúc mừng những người xung quanh, dù cho đó có là bạn thân đi nữa.

Không phải là người ta lấy mất cơ hội của bạn, mà là thành công của họ làm dấy lên sự tự ti và sự ganh tức trong lòng bạn, khiến bạn không thể bình tâm được. Còn nếu như kiêu ngạo trên sự thất bại của người khác, thì đồng nghĩa với việc sự tự tin đó được kiến lập trên sự tự ti thấp kém.

Học vị cao không tạo ra khoảng cách

Tôi có một người bạn vừa nhận danh vị giáo sư, rất cao hứng từ Massachusets tới California thuê căn hộ sống.

Là giáo sư, sống chung cư đương nhiên không có vấn đề gì. Hàng xóm bên cạnh là một gia đình người Mexico, mỗi ngày gặp mặt nhau đều chào hỏi. Khi nói chuyện, người đàn ông Mexico đầy mùi mực, là một người lao động, ít học nhưng vẫn toát lên vẻ tự tin mãn nguyện với cuộc sống.

Anh giáo sư này nghĩ, người hàng xóm tuy có không học vấn cao, nhưng lại dám nói chuyện cười đùa vui vẻ với một giáo sư như anh, thì có thể cũng là loại thành công trong kinh doanh. Nhưng hóa ra không phải, công việc vị này bấp bênh, phải nhận trợ cấp của chính phủ cho 5 đứa con nhỏ, mỗi người vài trăm đô một tháng. Bạn tôi cảm khái mà nghĩ thầm: e rằng Tống thống có đến thì người đàn ông Mexico này cũng không chùn gối. Chức vụ cũng không thể làm giảm đi sự tự tin của người khác.

Trong môi trường xã hội của Mỹ, ta sẽ hiểu được sự tôn trọng quyền lựa chọn của người khác. Bởi vì người ta không phải cố gắng làm giáo sư để khiến mình thanh cao hơn hay dùng học vị tiến sĩ của bản thân để nhấn mạnh sự thấp kém của người công nhân, dùng xe mới chạy khắp nơi khoe mẽ để khiến xe cũ xấu hổ hay dùng nhà đẹp để khiến hàng xóm cảm thấy tự ti nhụt chí.

Người quyền quý cũng không thể ngang ngược

Ngày 11/12/1997, phóng viên nổi tiếng Cindy rốt cuộc cũng có được một cuộc hẹn phỏng vấn riêng với vợ của Tổng thống Clinton sau nhiều nỗ lực. Bà Clinton đồng ý sau khi diễn thuyết tại hội nghị phụ nữ của câu lạc bộ trường đại học Manhattan New York sẽ dành một giờ để trò chuyện cùng Cindy.

Buổi phỏng vấn dự định diễn ra tại câu lạc bộ này của trường. Đây là một câu lạc bộ truyền thống trang nghiêm, màu sắc cổ kính đã có lịch sử cả 100 năm rồi. Cindy đến trước và ngồi chờ bà Clinton ở đại sảnh. Trong lúc chờ đợi, cô lấy điện thoại ra và gọi.

Một người bảo vệ lớn tuổi tiến đến và hỏi: “Thưa bà, bà đang làm gì thế?” Phóng viên Cindy trả lời “Tôi có hẹn với phu nhân Tổng thống Clinton.” Người bảo vệ nói “Bà không được dùng điện thoại trong câu lạc bộ, xin mời bà ra ngoài.” Nói xong, ông rời đi và Cindy cũng cất điện thoại.

Một lát sau người bảo vệ quay lại, thấy cô phóng viên vẫn chưa đi, còn đang bàn chuyện với phu nhân Clinton ở đại sảnh, ở đó có cả các trợ lý cao cấp của phủ Tổng thống. Người bảo vệ già có vẻ không vui nói: “Hành vi này không thể chấp nhận được, các ông bà phải rời khỏi đây.” Bà Clinton liền kéo Cindy nhanh chóng rời khỏi đó.

Người bảo vệ lớn tuổi không phải là nhân viên canh gác thủ phủ to lớn gì lắm. Ông chọn lựa sự tuân thủ luật lệ, nguyên tắc khiến ngay cả những người quyền quý cũng không thể ngang ngược trước mình.

Bài học về sự lựa chọn của người Mỹ giúp tôi phát triển bản thân theo một cách phù hợp hơn. Tôi không dùng giá trị của người khác làm tiêu chuẩn thành công của bản thân, hạnh phúc là không có phân biệt giàu nghèo.

Tại một số quốc gia châu Á, người ta đã quen với kiểu sống và tìm kiếm sự công nhận của người khác như cha mẹ, bạn bè, nhà chồng, bạn học, đồng nghiệp, người thân, thậm chí là sự công nhận trong ánh mắt thoáng qua vài giây của người hàng xóm.

Chúng ta không thể chấp nhận con người thực của chính mình, càng không biết cách khiến cho cuộc đời trở nên phong phú và ý nghĩa hơn. Các thế hệ đi trước chúng ta ít có sự lựa chọn, nên phần nào đó họ thường giáo dục chúng ta như thế, liệu chúng ta có muốn theo cách như vậy để giáo dục các thế hệ tiếp nối hay không?

Theo TRITRI GROUP

Chuyện cuối tuần: Câu chuyện “Người dám cho đi” và bài học “Chìa khóa của việc cho đi một cách hiệu quả chính là luôn sẵn sàng nhận lấy”

Chuyện cuối tuần: Câu chuyện "Người dám cho đi" và bài học "Chìa khóa của việc cho đi một cách hiệu quả chính là luôn sẵn sàng nhận lấy"

Giá trị thực của bạn được quyết định bới những giá trị mà bạn cho đi chứ không phải những giá trị mà bạn nhận được.

Những năm gần đây chúng ta thường nói nhiều đến khởi nghiệp. Các startup thường rất được quan tâm chú ý. Đặc biệt, startup không chỉ dành riêng cho giới trẻ, khái niệm này giờ đã rộng hơn – dành cho những ai muốn khởi sự một dự định mới. Tuy nhiên, khi bắt đầu một khởi đầu mới, hãy luôn nhớ rằng: “Có cho đi bạn mới có thể được nhận về“.

Có một câu chuyện về một chàng trai trẻ muốn khởi sự kinh doanh. Chàng trai muốn mở một cửa hàng trên con phố nơi mình sinh sống. Anh đưa ý định này ra hỏi ý kiến bố anh – một người từng trải trên thương trường nay đã lui về nghỉ ngơi: “Con muốn mở một cửa hàng kinh ở đây. Liệu có thể được không?”.

Người bố nhìn con: “Khu phố mình cũng đã có khá nhiều cửa hàng với đa dạng chủng loại hàng hóa, con muốn thành công phải tạo nên sự khác biệt. Hãy suy nghĩ và làm gì đó cho những người dân quanh đây trước đã”.

Chuyện cuối tuần: Câu chuyện Người dám cho đi và bài học Chìa khóa của việc cho đi một cách hiệu quả chính là luôn sẵn sàng nhận lấy - Ảnh 1.

Chàng trai trẻ ngẫm nghĩ, rồi hỏi: “Con phải làm gì trước đây ạ? Cha cho con một gợi ý nhé!”

Người cha suy nghĩ một lúc rồi nói: “Chuyện cần làm thật sự rất nhiều. Ví như lá rụng ngoài đường, rất ít khi có người quét dọn. Còn nữa, có rất nhiều người cần sự giúp đỡ lặt vặt, nếu có thể con hãy dang rộng đôi tay giúp họ một chút…”.

Chàng trai trẻ tuy bán tín bán nghi, nhưng vẫn quyết định làm theo lời của cha mình. Mỗi sáng, anh đều cố gắng dậy sớm quét dọn đường phố, trợ giúp những người cần giúp đỡ, thậm chí khiêng vác giúp những người già cả. Ai có khó khăn cần sự giúp đỡ, anh nghe thấy đều sẵn sàng đến giúp. Không lâu sau, mọi người trên khắp con phố này đều đã biết đến anh.

Nửa năm sau, chàng trai chính thức treo biển mở cửa hàng kinh doanh. Điều khiến anh kinh ngạc là khách hàng đến khá đông. Kẻ gần người xa đều đã trở thành khách hàng quen thuộc của anh. Thậm chí những người già cả ở bên kia con phố sẵn sàng bỏ qua cửa hàng ngay gần chỗ họ mà không ngại chống gậy đi một quãng xa để đến cửa hàng anh mua đồ. Anh hỏi họ rằng: “Trước cửa nhà ông vốn có cửa tiệm, tội tình gì phải bỏ gần cầu xa như thế?”.

Họ cười nói rằng: “Chúng tôi đều biết cậu là người tốt, đến cửa hàng của cậu mua đồ chúng tôi mới yên tâm”.

Về sau, anh còn giao hàng đến tận nhà khách hàng. Ngoài ra anh cũng nhiệt tình tham gia các hoạt động công tác xã hội từ thiện, biết được ai đang gặp khó khăn, anh cũng đều sẵn lòng dang tay giúp đỡ. Việc làm ăn càng làm càng tốt lên, anh tiếp tục mở ra thêm vài chi nhánh, đại lý ở bên kia đường phố và những con phố khác quanh vùng.

“Cho đi mới được nhận lại” – là bài học đầu tiên cho những ai bắt đầu bước vào kinh doanh. “Học cách cho đi, chúng ta sẽ nhận lại được nhiều hơn thế”. Khi khởi sự kinh doanh, chúng ta cũng đã bắt đầu một hình thức cho và nhận khác: Cho đi hàng hóa dịch vụ và nhận về giá trị bằng tiền tương ứng.

Trong cuốn sách “Người dám cho đi” của 2 tác giả Bob Burg và Jonh David Mann, tác giả viết về những câu chuyện ngắn, là những bài học rút ra trong những hoạt động kinh doanh.

Câu chuyện kể về anh chàng Joe – một anh chàng đầy tham vọng nhưng cố gắng mãi vẫn không thể thành công. Anh tìm đến gặp Pindar – môt nhà tư vấn huyền thoại. Và ông đã không ngần ngại chia sẻ bí quyết của mình giúp anh, còn giúp kết nối anh với những “người dám cho đi” để nghe những bí quyết thành công từ những doanh nhân thành đạt này.

Chuyện cuối tuần: Câu chuyện Người dám cho đi và bài học Chìa khóa của việc cho đi một cách hiệu quả chính là luôn sẵn sàng nhận lấy - Ảnh 2.

Trong số đó, ông Ernosto – “người dám cho đi” đầu tiên Joe gặp dạy anh rằng “Giá trị thực của bạn được quyết định bới những giá trị mà bạn cho đi chứ không phải những giá trị mà bạn nhận được”.

Còn bà Debra –”người dám cho đi” thứ 4 mà Joe gặp cho rằng “Món quà quý nhất mà bạn có thể cho người khác chính là bản thân bạn” – Debra là một nhà môi giới nhà đất thành công. Bà nhận thức rằng những điều tốt đẹp nhất là cách chăm sóc và phục vụ người khác – và bà mang hết những điều này gửi vào từng khách hàng, từng căn hộ mà mình bán đi.

Không chỉ cho đi là hết, bởi sau quá trình học hỏi, thực hành, chính Joe nhận ra rằng “Chìa khóa của việc cho đi một cách hiệu quả chính là luôn sẵn sàng nhận lấy“. Khi bạn cho đi, cũng đồng nghĩa với việc bạn luôn luôn có thể nhận lại một hành động “cho đi” từ một người khác – đó là quy luật tự nhiên.

Chuyện cuối tuần: Câu chuyện Người dám cho đi và bài học Chìa khóa của việc cho đi một cách hiệu quả chính là luôn sẵn sàng nhận lấy - Ảnh 3.

Cũng có 1 câu chuyện đã lan truyền rộng rãi, thường được các diễn giả lấy làm ví dụ cho những bài nói chuyện về việc cho đi để được nhận lại. Chuyện rằng có 1 người đàn ông lạc bước trên sa mạc, ông một mình lê bước tìm tìm kiếm đường đi. Lúc đã mệt rã rời, khát khô cổ, ông thấy phía xa kia là 1 túp lều nhỏ. Ông vội lê bước đến, nhìn quanh và mừng rỡ phát hiện phía góc khuất một chiếc máy bơm đã cũ và rỉ sét. Ông vội bước lại, ra sức bơm những mãi vẫn không có giọt nước nào trào lên.

Tuyệt vọng, ông nhìn quanh quất và phát hiện ngay gần đó có 1 bình nước nhỏ đậy nắp cẩn thận. Ông vội vớ lấy, phủi bụi bám quanh bỗng phát hiện dòng chữ: “Bạn thân mến! Hãy đổ nước trong bình này vào máy bơm bên cạnh. Và xin bạn trước khi rời đi cũng hãy đổ đầy nước trở lại vào bình này cho những người tiếp theo!”.

Đang khát khô cổ, lại thấy một bình đầy nước, người đàn ông do dự, nếu uống bình nước kia, chắc chắn ông sẽ cầm cự được để vượt qua sa mạc này. Nếu đổ hết nước vào bơm, mà bơm vẫn không hoạt động thì ông sẽ ra sao?.

Chuyện cuối tuần: Câu chuyện Người dám cho đi và bài học Chìa khóa của việc cho đi một cách hiệu quả chính là luôn sẵn sàng nhận lấy - Ảnh 4.

Sau một lúc đắn đo suy nghĩ, ông cũng quyết định làm theo chỉ dẫn, đổ nước vào máy bơm và ra sức bơm. Thật may mắn, chẳng mấy chốc những dòng nước mát lành đã xối xả tuôn ra. Sau khi uống thoải mái, ông không quên đổ đầy bình nước trở lại. Và ghi thêm dòng chữ: Hãy tin tưởng, cho đi bạn sẽ nhận lại!”.

Có cho đi mới được nhận lại – người không cố chiếm lợi ích thì cuộc sống sẽ không bao giờ để họ bị thiệt thòi.

Nguyễn Mai /Theo Trí thức trẻ

Vì sao người di cư trên thế giới đang đổ xô đến châu Á?

Vì sao người di cư trên thế giới đang đổ xô đến châu Á?

Dù Mỹ vẫn thu hút số lượng người nhập cư lớn nhất, thế nhưng châu Á đang nổi lên như một điểm đến quan trọng.

Ga Shin Okubo nằm cách một trong những nhà ga đông đúc nhất thế giới Shinjuku chỉ đúng một ga tàu.

Khu vực này nhiều năm được mệnh danh là phố Hàn Quốc bởi nhiều người Hàn Quốc đến Nhật đổ về khu vực xung quanh ga mở cửa hàng ăn, mở siêu thị bán thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, mỹ phẩm cũng như quần áo cũ…

Và giờ đây, không chỉ có các tiệm bán đồ Hàn Quốc, người Nepal cũng đổ đến khu vực này sinh sống và kinh doanh hàng hóa dịch vụ.

Buổi tối tại khu vực ga Shin Okubo không hề giống với nhiều nơi khác tại Nhật, khu vực quanh ga Shin Okubo lấp lánh với nhiều đèn nhấp nháy, tiếng nhạc khá ồn ào. Khu vực ga Shin Okubo thuộc quận Shinjuku, thủ đô Tokyo.

Chỉ riêng quận Shinjuku đã có đến 3.000 người Nepal hiện đang sinh sống. Khu vực Shin Okubo hiện đang nhanh chóng trở thành một khu Nepal, không kém cạnh gì so với cộng đồng người Hàn Quốc.

Anh Thapa Puskar năm nay 36 tuổi hiện đang làm quản lý nhà hàng đồ ăn Nepal có tên Solmari. Anh được coi như một trong những người Nepal thành công. Nhà hàng của anh khá đông khách bởi quản lý đã nắm bắt tốt nhu cầu của người Nepal đến Nhật.

Những người Nepal mới đến thường nhớ đồ ăn truyền thống quê nhà và họ cần đến lời khuyên cho cuộc sống mới tại khu vực đô thị rộng lớn như Tokyo.

Anh Puskar có thể coi là người đại diện cho thế hệ những người nhập cư mới hướng đến phương Đông thay vì phương Tây khi họ muốn tìm kiếm một cuộc sống ở nơi khác bên ngoài quê hương của mình. Dù Mỹ vẫn thu hút số lượng người nhập cư lớn nhất, thế nhưng châu Á đang nổi lên như một điểm đến quan trọng.

Puskar đến Nhật vào năm 2004. Sau khi học hết trường tiếng, anh hoàn thành bằng cao đẳng ngành quản lý quốc tế với tham vọng sẽ khởi nghiệp. Khi đang làm việc tại một nhà hàng ăn, Puskar đã luôn nuôi ý định sẽ tham gia ngành nhà hàng ăn uống.

Tham vọng đó của anh đã cuối cùng đã trở thành hiện thực, anh mở được một nhà hàng thu hút hàng trăm thực khách mỗi ngày và không một ai trong đó là người Nhật. Nhà hàng của anh cũng trang bị sẵn thiết bị âm thanh, máy chiếu, và có cả sân khấu sẵn sàng phục vụ cho những bữa tiệc.

Theo tính toán của Liên Hợp Quốc, tính đến hết năm 2017, đang có khoảng 258 triệu người trên thế giới sống ở một nước khác không phải nước mà họ sinh ra, con số trên như vậy đã tăng đến 50% so với năm 2000. Nước Mỹ đứng đầu với 50 triệu người nhập cư, thế nhưng cùng lúc đó, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) và Ấn Độ đang nổi lên như những điểm đến được nhiều người ưa thích.

Châu Á (tính cả Trung Đông) hiện đang có đến 80 triệu người nhập cư, tương đương 30% trong tổng số người di cư. Năm 2015, châu Á vượt qua châu Âu để trở thành nơi thu hút nhiều người di cư nhất thế giới.

Liên Hợp Quốc định nghĩa người di cư là những người sống ở một nước/khu vực khác ngoài nước mà họ sinh ra. Trong đó có thể kể đến những người di cư vì mục đích kinh tế, người tị nạn, sinh viên quốc tế hoặc thành viên trong gia đình của những người làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, cách phân loại người di cư của UN không tính đến du khách hay những cá nhân sống ở nước ngoài chỉ một vài tháng.

Số lượng người nhập cư vào Mỹ giảm đều trong những năm gần đây. Thời thập niên 1990, mỗi năm 11,6 triệu người nhập cư vào Mỹ, tương đương gần 60% tổng số người di cư trên toàn thế giới. Thế nhưng con số này vào thập niên 2000 rớt xuống chỉ còn 9,4 triệu và đến thập niên hiện tại chỉ còn 5,6 triệu.

Ngược lại, thập niên 2000, các quốc gia châu Á thu hút trung bình 16,7 triệu người nhập cư/năm, đến thập niên hiện tại con số đó 13,7 triệu. Tuy nhiên thời kỳ thập niên 1990, con số trên chỉ ở mức 1 triệu người.

Khi mà tâm lý chống nhập cư tăng cao tại một số nước phương Tây, châu Á đang hấp thụ lượng lớn người nhập cư.

Tại khu vực Đông Á, Thái Lan thu hút nhiều người nhập cư nhất. Từ năm 2000 đến nay, Thái Lan thu hút 2,3 triệu người nhập cư, sau đó đến Malaysia và Hàn Quốc. Lý do đơn giản khiến Thái Lan và Hàn Quốc phải chấp nhận nhập cư chính là bởi hai nước này cần bù đắp cho tình trạng thiếu hụt lao động bằng người lao động nước ngoài.

Tính đến cuối năm 2017, Nhật đang có 2,56 triệu người nước ngoài, tăng gần 500 nghìn người so với một thập kỷ trước. Ngành dịch vụ và xây dựng đang cần thu hút rất nhiều lao động nước ngoài.

Theo Trung Mến / BizLIVE

Những đặc điểm tiêu biểu của 6 quốc gia có chế độ quản lý tốt nhất thế giới

Một quốc gia như thế nào mới là có chế độ quản lý tốt? Giảm hiện tượng tham nhũng ở mức cao nhất, không ngừng cải thiện giáo dục và y tế v.v… chính phủ các nước trên thế giới đang áp dụng những chính sách khác nhau để nâng cao hiệu quả quản lý xã hội. Đã xuất hiện các chỉ số nhằm tăng tính hữu hiệu của những chính sách này, như “Chỉ số pháp chế” của ngành tư pháp thế giới, “Chỉ số quản lý” của Ngân hàng thế giới và “Chỉ số tiến bộ xã hội”.

Thông qua khảo sát mức độ thỏa mãn của người dân cũng như tổng hợp số liệu thống kê, người ta đã liệt kê hiệu suất quản lý theo từng loại khác nhau của các quốc gia dựa trên nền tảng này. Vị trí xếp hạng theo các chỉ số của những quốc gia tuy không hoàn toàn giống nhau, nhưng có thể thấy rõ, những quốc gia dưới đây giữ vị trí hàng đầu thế giới về chính sách xã hội, độ tín nhiệm với chính phủ và tính hữu hiệu của tư pháp. Đương nhiên, chính sách tốt hay xấu cũng nằm ở cảm nhận của người dân.

Đan Mạch

Năm 2017, Đan Mạch đạt được điểm số gần như hoàn hảo về mặt “Nhu cầu cơ bản của con người” thuộc “Chỉ số tiến bộ xã hội”. Tuy tất cả các quốc gia Bắc Âu đều duy trì thứ hạng cao trong các chỉ số, nhưng Đan Mạch lại dẫn đầu và bỏ xa các quốc gia khác trên thế giới để đạt được điểm số gần như hoàn mỹ. Những chỉ số này bao gồm tiêu chuẩn dinh dưỡng của người dân và tiêu chuẩn bảo đảm y tế sức khỏe cũng như đạt được tri thức cơ bản…

Cycling commuters in Copenhagen old town. In the background Dragon Spire of old stock exchange and silhouette of Christiansborg Palace.

Ngoài ra, những lợi ích này không chỉ giới hạn với những công dân sinh ra trong nước và bất cứ người nào sống tại Đan Mạch cũng đều được hưởng lợi ích, học sinh nước ngoài học ở đây có thể được hỗ trợ về tài chính và miễn phí học ngôn ngữ. Cô Anne Steinbach đến từ Đức là chủ biên của tờ “Traveller Archive” gần đây sống nửa năm ở thành phố Aarhus lớn thứ hai Đan Mạch, cho biết:

“Khi người Đan Mạch bị bệnh cần nghỉ phép, họ chỉ cần gọi điện thoại cho cấp trên là được. Còn ở Đức, nhân viên và học sinh xin nghỉ bệnh phải có giấy khám của bác sĩ thì mới được nghỉ”. Cô Anne cho hay, “Chính sách và cơ cấu quản lý xã hội của Đan Mạch và Đức đều rất nghiêm túc, nhưng mọi thứ ở Đức đều phải có ghi chép, có chứng minh, còn người Đan Mạch hầu như trong mọi tình huống đều như thể ‘xem đối phương là bạn’.” Hệ thống quản lý xã hội của Đan Mạch không hề dựa vào những thủ tục quan liêu, mà dựa vào niềm tin lẫn nhau.

So với các quốc gia châu Âu khác, có lẽ mức sống ở Đan Mạch khá đắt đỏ, các dịch vụ tốt không hề miễn phí, Đan Mạch thu thuế cao nhất trong Liên minh Châu Âu, nhưng cô Anne nghĩ rằng thuế mà mọi người phải nộp là rất xứng đáng.

“Người Đan Mạch thích sự thoải mái và dễ chịu, thích dành thời gian với bạn bè. Buổi tối cùng nhau đi xem phim, cùng hội họp ăn uống hoặc mời bạn bè đến nhà chơi. Họ rất biết nói chuyện, rất hưởng thụ những khoảnh khắc ấm áp như bữa tối dưới ánh nến.”

New Harbour) is a 17th-century waterfront, canal and entertainment district in Copenhagen, Denmark. Stretching from Kongens Nytorv to the harbour front just south of the Royal Playhouse, it is lined by brightly coloured 17th and early 18th century townhouses and bars, cafes and restaurants. Serving as a 'heritage harbour', the canal has many historical wooden ships.

New Zealand

Có thể nói các chỉ số xã hội của New Zealand và Úc ngang bằng nhau, nhưng New Zealand có biểu hiện tốt hơn Úc về mặt ổn định chính trị, quyền cơ bản và tỷ lệ bạo lực hoặc hoạt động khủng bố thấp.

Công dân 65 tuổi trở lên của New Zealand đều được nhận tiền dưỡng lão của chính phủ.

New Zealand có chính sách xã hội rộng rãi đối với các gia đình đơn thân, trẻ em, học sinh và người già. Cô Zoe Helene là người sáng lập của hãng Cosmic Sister đã sống ở New Zealand 10 năm, bố mẹ của cô là người định cư lâu dài ở đây, cô cho biết: “Có một cách nói đó là, bạn có thể đánh giá trình độ văn minh của một xã hội dựa vào cách mà xã hội đó chăm sóc người già của họ. Ở New Zealand, các công dân 65 tuổi trở nên có thể tự động nhận được trợ cấp tuổi già của chính phủ, dù bạn là ai, dù bạn có bao nhiêu tài sản, cũng như dù bạn đến quốc gia này từ khi nào.”

Auckland Skyline from Davenport - Auckland
(Ảnh: Loïc Lagarde)

Canada và Mỹ xếp thứ hạng đầu trong tất cả các chỉ số xã hội, nhưng Canada đạt điểm số cao hơn về chính trị ổn định và tỷ lệ bạo lực hoặc hoạt động khủng bố khá thấp. Trên thực tế, điểm số gần như hoàn hảo của Canada rất gần với các quốc gia Bắc Mỹ, bao gồm dinh dưỡng quốc dân, điều kiện y tế, tri thức cơ bản và sự đảm bảo quyền lợi cá nhân.

Cô Alia Bickson, một hướng dẫn viên du lịch quốc tế sống tại thành phố Toronto (Canada) có hai quốc tịch Mỹ và Canada cho biết, có những người mới đến Canada có thể phạm những sai lầm đó là cho rằng có thể tận dụng sự thân thiện và văn minh của Canada. “Người Canada có ý thức công bằng rất mạnh, họ sẽ đánh giá hành vi của khách du lịch một cách rất nghiêm khắc, người Canada sẽ không dễ dàng bị lừa, trước khi đi đâu, tốt nhất bạn nên hiểu rõ một chút kiến thức cơ bản.”

Tháp CN
Nơi hoàn hảo để ngắm toàn cảnh Toronto từ trên cao. (Ảnh: Shutterstock/Elena Elisseeva)
Nhật Bản

Nền giáo dục của Nhật là một trong những nền giáo dục dẫn đầu thế giới, giáo dục tiểu học và trung học là bắt buộc. Theo chỉ số xã hội của Ngân hàng thế giới, Nhật Bản không chỉ dẫn đầu về các phương diện hiệu quả quản lý của chính phủ, pháp chế và chính trị ổn định, mà chỉ số tiến bộ của xã hội Nhật Bản, tri thức cơ bản của công dân, cơ sở vật chất nước và vệ sinh cũng như đảm bảo dinh dưỡng và y tế cũng đạt điểm số rất cao trong các quốc gia châu Á.

Nhà văn người Mỹ Adam Goulston sống ở Fukuoka (Nhật) chia sẻ: “Có thể thấy được tính hữu hiệu của chính sách chính phủ qua các phương diện như môi trường sạch sẽ, hiệu suất và chức năng thanh toán thuế cho các dịch vụ xã hội… Một phần nguyên nhân của điều này là người Nhật có bản tính biết trân trọng xã hội và tài sản công cộng, nhưng nguyên nhân quan trọng hơn đó là tính hữu hiệu của chính sách từ chính phủ, có những chính sách khá tự do thoải mái, đặc biệt là so với Mỹ.”

Bảo hiểm sức khỏe ở Nhật có tính toàn dân, bởi vì khá đắt đỏ đối với nhiều người nếu xét về thu nhập, nhưng công dân có thể chữa bệnh bất kỳ lúc nào, còn chi phí y tế thì không tăng. Dù dân số già hóa và số lượng dân số giảm gây nên không ít vấn đề khó khăn, nhưng anh Adam cho rằng xét về tổng thể thì hệ thống xã hội vận hành khá tốt. Nhật Bản có những chuyên gia chữa ung thư xuất sắc nhất thế giới.

Hệ thống giáo dục là một yếu tố khác đáng để Nhật Bản tự hào. Giáo dục tiểu học và trung học là bắt buộc, giáo dục ở Nhật dẫn đầu thế giới. Anh Adam cho rằng dù chế độ quản lý trường học và các quy định nghiêm khắc có thể tạo nên sự tiêu chuẩn hóa quá mức, nhưng các trường chú trọng dinh dưỡng, bữa trưa ở trường đều dùng nguyên liệu được trồng tại địa phương cũng như kết hợp với những bài học về chế độ ăn uống lành mạnh và lịch sử các món ăn.

Botswana

Botswana nổi tiếng nhờ sự tự do cá nhân của mình, ví dụ như tự do tin tức và quyền tài sản cá nhân… Botswana luôn được bình chọn là một trong những quốc gia châu Phi có chế độ quản lý chặt chẽ nhất, đặc biệt là về mặt kiểm soát tham nhũng, đạt điểm cao nhất trong khu vực về lĩnh vực Ngân hàng Thế giới và “Chỉ số pháp chế”. Sau một loạt những tin xấu xuất hiện vào đầu những năm 1990 thì vào năm 1994, chính phủ Botswana đã thành lập “Hội đồng quản lý tham nhũng và tội phạm kinh tế”, không ngừng điều tra và xử lý các quan chức tham nhũng. Ngoài ra, thu nhập đến từ kim cương của quốc gia cũng được phân phối công bằng trên cả nước.

Ông Sehenyi Tlotlego, một trong những người hợp tác với tổ chức từ thiện địa phương Sanctuary Retreats cho biết: “Nền tảng của cả quốc gia là sự thống nhất quốc gia, đến nay vẫn vậy. Quốc gia chúng tôi tin tưởng và thực hiện việc giải quyết các bất đồng thông qua bàn bạc thảo luận chứ không bằng chiến tranh.”

Ông Sehenyi cho biết: “Tính cách của người Botswana rất cởi mở, tin tưởng sự chân thành, không thích kiểu âm thầm toan tính, chúng tôi hy vọng giải quyết các vấn đề thông qua trao đổi và thảo luận”. Ông cũng cho hay, “Xã hội của chúng tôi vô cùng tự do thoải mái, màu da, tôn giáo và giới tính đều không thành vấn đề, chúng tôi không thể bỏ qua cho mọi hành vi không công bằng.”

Tất cả những điều này cũng dẫn đến việc công dân nước này có cơ hội tốt về giáo dục và y tế, ông Sehenyi cho biết, mỗi ngôi làng có từ 500 người trở lên đều có cơ sở y tế và trường học, chính phủ còn phát hiện ra bệnh AIDS và sự nguy hiểm của virus AIDS từ rất sớm và đã có biện pháp nghiêm ngặt để đối phó với sự phát sinh và lan truyền dịch bệnh, cung cấp miễn phí dịch vụ điều trị kháng virus lan truyền cho những người bị nhiễm virus AIDS.

Chính sách bảo vệ môi trường của Botswana cũng đáng được nhắc đến, 12% GDP của cả nước đến từ ngành du lịch. “Thu nhập đến từ ngành du lịch đa phần được dùng vào việc bảo vệ môi trường địa phương, quản lý động vật hoang dã và chương trình chống săn bắt trái phép”. Ông Sehenyi chia sẻ, “Botswana đã xây dựng Tổ chức chống săn bắt trái phép mạnh nhất châu Phi.”

Okavango Delta, the river that never finds the sea. The sands split the waters into radiating rivulets, forming an inland delta of over 15,000 sq. km. of twisting canals, islands and reed-choked marsh land.

Chile

Chile là một trong những quốc gia có chính phủ ổn định và không có tham nhũng nhất ở Nam Mỹ. Nước này đạt điểm rất cao về phương diện chính phủ công khai, minh bạch, chế độ chống tham nhũng cũng như kiến thức cơ bản của công dân và đảm bảo về y tế.

Bảo hiểm sức khỏe ở Chile giá rẻ mà hiệu quả, và điều đáng được đề cao nhất của quốc gia này là cơ sở hạ tầng. Chất lượng cơ sở hạ tầng ở thủ đô Santiago cũng như của cả nước đều rất cao, điều này khiến cuộc sống của người dân tương đối dễ dàng.

Thụy Miên