Giải mã thủ thuật tuyên truyền của Napoleon

Danh tướng Napoleon Bonaparte của nước Pháp không chỉ giỏi về quân sự mà còn “rất biết” cách tuyên truyền, cả trước và sau khi lên nắm quyền.

Napoleon Bonaparte là một tài năng lớn, một vị tướng đầy kỹ năng, một chính trị gia lão luyện, và là một vị lãnh đạo đầy lôi cuốn với binh sĩ. Bên cạnh các yếu tố này, còn có một lý do khác khiến hình ảnh của Napoleon khắc sâu vào lịch sử – đó chính là khả năng lớn của ông trong lĩnh vực tuyên truyền.Đưa tin từ Italy

Hoạt động tuyên truyền quy mô lớn đầu tiên của Napoleon là trong chiến dịch quân sự do ông chỉ huy ở Italy từ năm 1796-1797. Khi ấy uy tín chỉ huy quân sự của Napoleon đang lên. Ông muốn mọi người biết được mình đã lập được những chiến công gì. Một cơ hội hoàn hảo để ông mở rộng các tham vọng của mình.

Tuy nhiên đó không phải là động cơ duy nhất của Napoleon. Vị tướng này nhận ra giá trị của truyền thông trong việc phản ánh chiến tranh. Hoạt động phản ánh đó có thể làm tăng sự ủng hộ từ phía dân chúng, nâng cao tinh thần chiến đấu của binh sĩ và làm sa sút ý chí của đối phương.

Các tờ báo do quân đội Pháp lập ra để phục vụ chính quân đội đã trở thành một đặc điểm của đời sống quân sự nước Pháp thời kỳ này. Napoleon lập ra 2 tờ ở Italy, tờ thứ nhất là Courrier de l’Armée d’Italie, tờ thứ 2 là La France Vue de l’Armée d’Italie.

Napoleon chủ trương lưu hành hai tờ báo này trong các quân nhân Pháp, nhưng đối tượng độc giả của ông không dừng lại ở đó. Vị tướng này cho gửi nhiều số báo về Paris. Các đoạn trích từ các tờ báo đó đã được đăng trên báo chí chủ lưu ở thủ đô.

Các tờ báo quân đội nói trên có hai điểm đáng lưu ý. Một là chúng đề cao các thành tựu của Napoleon, nhấn mạnh tới các thành công của ông và lờ đi các thất bại. Hai là, các tờ báo đó duy trì một sự cân bằng tinh tế giữa các luồng tư tưởng chính trị. Tờ Courrier có sức hấp dẫn đối với tầng lớp cách mạng còn tờ La France lại hợp khẩu vị với giới bảo thủ. Hai tờ báo vì thế vừa làm hài lòng bộ phận cấp tiến vừa khiến nhóm bảo thủ cảm thấy yên tâm.

Vượt qua ngôn từ

Khi thủ đô Paris ngập tràn các câu chuyện về chiến công của Napoleon, không có gì ngạc nhiên khi các nghệ sĩ cũng lấy cảm hứng từ nhân vật này. Các thi sĩ bắt đầu viết thơ ca ngợi Napoleon. Các nhà viết kịch thì đưa các cuộc phiêu lưu của viên tướng này lên sân khấu. Các nhà điêu khắc sáng tác những bức tượng bán thân về Napoleon. Các họa sĩ thì tô vẽ những bức họa về vị tướng và những trận chiến kịch tính do ông chỉ huy.

Ngay từ đầu, Napoleon đã khuyến khích điều này. Ông nhận thức rõ tác động của nhà hát vào tình cảm con người và ông giữ liên hệ với những gì diễn ra tại đó. Napoleon cũng cố gắng thu hút sự chú ý của giới họa sĩ. Antoine-Jean Gros là một người được Napoleon ưa thích và người này đã trở thành nhà khắc họa chân dung (bán chính thức) của Napoleon.

Họa sĩ Antoine vẽ bức chân dung Napoleon đầu tiên vào năm 1797. Ông cũng là tác giả của bức họa nổi tiếng ghi lại hình ảnh Napoleon trên cầu Arcole để kỷ niệm một trong các chiến thắng của vị tướng này. Cả hai bức họa đều được chuyển thể thành các bức chạm khắc rao bán khắp nước Pháp cũng như ngoài lãnh thổ nước này, làm cho danh tiếng Napoleon cũng nổi hơn.

Khi đã trở thành quan tổng tài thứ nhất và sau đó là Hoàng đế Pháp, Napoleon có đủ điều kiện để sử dụng các nghệ sĩ lớn nhất thời ông, như là Jacques-Louis David. Lễ đăng quang của Napoleon, gia đình ông và các trận đánh của ông – tất cả đều sẽ trở nên bất tử nhờ vào những bức sơn dầu hay chạm khắc. Ngay từ đầu, ông đã chủ động dùng sức mạnh của cả hình ảnh và ngôn từ.

Báo chí từ Ai Cập

Thành công rực rỡ nhất của Napoleon về mặt tuyên truyền là trong chiến dịch ở Ai Cập. Tại đó, trình độ tuyên truyền của ông đã đạt tới mức độ siêu phàm, khiến cho cả một chiến dịch vốn là thất bại lại trông cứ như một chiến dịch thành công vang dội. Với các thông tin ông kể từ Ai Cập, Napoleon đã khoác lên mình một vẻ vừa lạ lẫm vừa học thuật.

Ngay từ trước lúc viễn chinh sang Ai Cập, Napoleon đã biết mình phải phản ánh cuộc chinh chiến này ra sao. Ông đã tuyển hơn 160 học giả các lĩnh vực khác nhau đi theo mình. Tất nhiên Napoleon cũng đam mê lịch sử và Trung Đông nhưng việc này còn là để phục vụ mục tiêu tuyên truyền. Theo đó, Napoleon sẽ xuất hiện với tư cách một người khai sáng, gửi về quê nhà những khám phá mới.

Cũng giống ở Italy, ông đã lập ra ở xứ sở Kim tự tháp 2 tờ báo với các góc độ khác nhau.

Tờ Courrier de l’Egypt hướng tới độc giả là binh sĩ và dân thường ở quê nhà. Nó giới thiệu về văn hóa phong phú của Ai Cập, các thành công ngoại giao của Pháp và các thắng lợi quân sự của Napoleon. Tờ này bác bỏ các tin đồn (thường là đúng) về các thất bại quân sự của ông.
Trong khi đó, tờ La Décade Egyptienne lại mang tính học thuật nhiều hơn, tập trung vào các phát hiện trí tuệ từ cuộc viễn chinh.

Một Napoleon vừa đời thường vừa có chiều sâu trí tuệ được thể hiện qua các báo cáo gửi về Pháp. Kết quả là khi phải từ bỏ cuộc chinh chiến và quay về Pháp, bỏ lại đằng sau một đội quân bệnh tật và bị cô lập, Napoleon vẫn trong tư thế người chiến thắng.

Kiểm soát báo chí

Trong quá trình bước lên đỉnh cao quyền lực, Napoleon đã tận dụng tốt báo chí tự do. Ông sử dụng quyền tự do báo chí để cho in ấn những điều mà ông muốn tạo dựng cho hình ảnh của ông trước công chúng. Nhờ có báo chí, ông tác động vào cách nhìn của công chúng Pháp đối với thực tế.

Khi đã trở thành Hoàng đế, Napoleon quay lại chống tự do báo chí. Ông thiết lập chế độ chuyên chế kiểm soát mọi khía cạnh chính của xã hội. Vị quân vương này không thể để cho các đối thủ sử dụng sức mạnh của truyền thông để chống lại ông.

Kết quả là sự ra đời của Cục Định hướng Lĩnh vực Sách. Cơ quan này giám sát mọi khía cạnh của hoạt động xuất bản bên trong Đế chế Pháp. Mọi cơ sở in ấn, xuất bản và người bán sách đều bị giám sát. Mọi nội dung xuất bản đều bị kiểm duyệt gắt gao.

Hâm mộ Julius Caesar từ bé, Napoleon quyết không lặp lại “sai lầm” của nhà lãnh đạo La Mã nổi tiếng này, đó là không để bị đâm sau lưng bởi chính các lực lượng đã giúp đưa ông lên vị trí quyền lực.

Hồi ký

Có lẽ do quá tin tưởng vào các hình ảnh vĩ đại của bản thân mà Napoleon đã căng mỏng lực lượng của mình ra và đế chế của ông sụp đổ. Nhưng ngay cả khi đối mặt với các thất bại quân sự và chính trị, ông vẫn không chịu thất bại trong cuộc chiến tuyên truyền.

Trong thời kỳ “Triều đại 100 ngày” năm 1815, Napoleon phần nào lấy lại hào quang và danh tiếng đã bị tổn hại. Sau đó khi bị lưu đày ở St Helena, ông vẫn cố “PR” cho hình ảnh của mình.

Tại nơi ông ở trên đảo này, Napoleon hay nói một thôi một hồi với những người hộ tống mình. Ông kể về những thành công và thất bại, và thường đổ lỗi cho người khác về các thất bại của mình. Ông tự vẽ lên hình ảnh một người có tầm nhìn nhất quát, cố gắng xây dựng một quốc gia ổn định và tự do.

Sau khi Napoleon chết, những chia sẻ này được đưa vào một số cuốn sách của các tác giả từng nghe ông tâm sự. Hồi ký của các vị này có thể xem là một thành công tuyên truyền cuối cùng của Napoleon, đóng góp thêm vào vinh quang của ông ngay cả khi ông đã nằm dưới mồ.

Theo VOV

Mark Zuckerberg – “Doanh nhân của năm” 2016

Mark Zuckerberg - “Doanh nhân của năm” 2016

Tốt nghiệp Đại học Harvard năm 2004, anh đến Thung lũng Silicon để khởi nghiệp. Ở giai đoạn sơ khai, startup của anh đã được định giá 100 triệu USD. Vây quanh anh là rất nhiều doanh nhân sẵn sàng mua lại công ty này với mức giá cao hơn, nhưng không có giá nào được chấp nhận, vì đơn giản – anh xây dựng công ty “không phải để bán”.

Tên anh có thể nhiều người không nhớ, nhưng “đứa con” của anh thì cả thế giới đều rành: Facebook. Anh là Mark Zukerberg – người vừa được Tạp chí kinh doanh Fortune bình chọn là “Doanh nhân của năm 2016”.

Facebook hiện nay – 11 năm sau ngày ra đời, không chỉ là cỗ máy truyền thông có quy mô 16.000 nhân viên, trị giá 350 tỷ USD mà còn là gã khổng lồ trong lĩnh vực quảng cáo – công nghệ. Mạng xã hội Facebook – sản phẩm cốt lõi của công ty sở hữu 1,8 tỷ người sử dụng.

Đi cùng mạng xã hội lớn nhất thế giới, Mark đã xây dựng nên một “gia đình các ứng dụng” đi kèm gồm công cụ chia sẻ hình ảnh Instagram, dịch vụ truyền thông liên lạc WhatsApp và 2 ứng dụng tự phát triển Facebook Messenger và Facebook Groups. Ngoài ra, Mark tin rằng công ty sản xuất kính thực tại ảo Oculus sẽ là khởi nguồn cho công cụ giao tiếp tiếp theo của con người.

Tất cả những thành công này đã đưa Mark Zuckerberg bước lên hàng siêu sao trong lĩnh vực kinh doanh thế giới, được so sánh ngang với Bill Gates – nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Microsoft; Steve Jobs – nhà sáng lập, Chủ tịch, CEO Apple; và Jeff Bezos – nhà sáng lập, CEO Amazon.

Ở độ tuổi 30, cùng với vợ là Priscilla Chan, anh trở thành một trong những người hoạt động nhân đạo tích cực nhất thế giới. Gần đây, sau khi cô con gái đầu lòng của hai người chào đời, Mark đã quyết định đầu tư 3 tỷ USD vào các sáng kiến có khả năng chữa trị, ngăn chặn và kiểm soát tất cả các dịch bệnh có thể xảy ra trong suốt cuộc đời của một đứa trẻ.

Mark Zuckerberg “dạy bơi” cho con gái. Nguồn: Facebook

Năm 2016, Mark đã đưa Facebook đạt mức tăng trưởng vượt bậc với lợi nhuận đạt 27 tỷ USD, tăng 56% so với năm trước và lợi nhuận ròng tăng 166%.

Điều gì đã biến anh ấy trở thành một doanh nhân hiệu quả? Câu hỏi này đã được Fortune giải đáp bằng 3 yếu tố sau:

1. Tầm nhìn dài hạn

Mark là một trong những nhà tiên phong dịch chuyển doanh nghiệp theo dòng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư. Trong đó, 3 ý tưởng quan trọng xuất phát từ tầm nhìn dài hạn của Mark đang được hiện thực hóa và tạo ra tác động đáng kể với tương lai của Facebook chính là: sự kết nối internet toàn cầu, trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo.

Mike Vernal – cựu Trưởng nhóm nghiên cứu sản phẩm và thị trường của Công ty tin rằng chìa khóa thành công của Mark là tầm nhìn vượt qua nhiều thập kỷ và khả năng thiên phú khi biết được ý tưởng nào nên được đào sâu.

“Trong khi hầu hết mọi người chỉ suy nghĩ về ngày hoặc tuần tiếp theo sẽ như thế nào thì Mark nghĩ đến thế kỷ tiếp theo nhân loại sẽ ra sao”, Mike nói. Mike nêu ví dụ về sự táo bạo trong suy nghĩ của Mark bằng tham vọng có thể kết nối một nửa thế giới hiện chưa được phủ sóng internet trong 10 năm tới bằng các máy bay trực thăng hoạt động như trạm kết nối thông tin từ trên cao.

Bên cạnh cuộc đua sản xuất kính thực tế ảo phù hợp với mức tiêu dùng phổ thông với Samsung, HTC và Google, Mark nhìn thấy ý nghĩa của thực tế ảo phụ thuộc vào điều người dùng sẽ làm khi bước vào không gian này. Mark nhấn mạnh kính thực tế ảo chỉ là công cụ để người dùng bước vào không gian giao tiếp mới. Các ứng dụng phát triển sau này mới là trọng tâm của ngành công nghiệp thực tế ảo.

Điều này đã đưa Facebook mở ra hướng tiếp cận mới, tập trung những kỹ sư công nghệ giỏi nhất của Facebook thiết kế hàng loạt ứng dụng thực tế ảo cho người dùng từ năm 2016. Facebook đã đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển các ứng dụng này.

Đi cùng với tầm nhìn dài hạn là khả năng phát hiện ra các ý tưởng lớn từ rất sớm và sẵn sàng thuyết phục để mua lại sản phẩm của người khác khi cần thiết của anh. Chẳng hạn, Mark thực hiện thương vụ mua lại Instagram vào năm 2012 với giá 1 tỷ USD. 2 năm sau, anh tiếp tục mua Công ty Oculus VR sản xuất kính thực tế ảo với 2 tỷ USD. Và cũng trong năm 2014, anh đã chi 19 tỷ USD để mua lại WhatsApp.

Instagram, với doanh thu dự đoán năm 2016 vào khoảng 2,5 tỷ USD hiện là thương vụ thành công nhất của Mark. Trong khi đó, Oculus và WhatsApp dần trở thành sản phẩm kinh doanh chiến lược. CEO của cả 2 công ty này đều đang làm việc dưới sự điều hành của Mark.

2. Quan điểm nhất quán

Trong mắt công chúng, Mark luôn xuất hiện với hình ảnh một “anh chàng công nghệ” sáng lán. Thực tế, anh là người thành công trong việc xây dựng một đội ngũ nhân sự giỏi mà anh vô cùng ngưỡng mộ.

Sự lão luyện trong tuyển dụng nhân sự của Mark thể hiện rõ khi danh sách các vị trí điều hành chủ chốt của Facebook đều là những người hoặc đã gắn bó với Facebook trên 10 năm hoặc được thu hút từ Google, WhatsApp, Oculus VR. Đội ngũ này cũng là những nhà thẩm định tốt nhất cho các ý tưởng của Mark.

Chia sẻ trong chuyên mục Hỏi – Đáp trên Facebook cá nhân về quan điểm quản lý nhân sự, Mark cho biết: “Để thu hút nhân sự, tôi nghĩ một trong những điều quan trọng là thực sự sống với hệ giá trị bạn theo đuổi. Facebook không phải là công ty cho tất cả mọi người. Chúng tôi tin rằng thế giới sẽ tốt đẹp hơn khi con người có thể chia sẻ suy nghĩ, có khả năng kết nối với bạn bè xung quanh và kết nối với những phần khác của thế giới. Tôi tin tưởng mạnh mẽ về điều này và nếu bạn cũng có cùng niềm tin đó thì Facebook là công ty dành cho bạn. Nếu bạn không tin vào điều này, có thể bạn nên tìm đến công ty khác”.

Tư duy kỹ thuật là nền tảng chính cho quan điểm quản lý của Mark. Điều này đã được Mark chia sẻ với các chuyên gia phát triển phần mềm của Nigeria vào mùa hè năm 2016: “Với tôi, công nghệ bước vào cuộc sống với 2 ưu điểm chính: Một là tư duy nhìn nhận các vấn đề như một hệ thống, hai là phân tích vấn đề lớn ra thành từng mảng nhỏ. Khi áp dụng suy nghĩ này vào công việc điều hành doanh nghiệp, bạn sẽ phân chia các hệ thống vận hành phức tạp thành những nhóm nhân sự chức năng cụ thể. Thay vì quản lý các cá nhân, bạn sẽ quản lý các nhóm. Và nếu bạn áp dụng tốt tư duy này, bạn sẽ nhận thấy việc điều hành doanh nghiệp cũng không quá khác biệt với viết code”.

3. Kiên định với sứ mệnh công ty

Facebook phát triển với một sứ mệnh duy nhất là “trao cho con người sức mạnh để chia sẻ và biến thế giới thành nơi cởi mở và kết nối nhiều hơn”. Điều này được Mark liên tục lặp lại trong các bài nói chuyện trước công chúng lẫn các phần trả lời phỏng vấn với báo chí.

Sự lặp lại này nhấn mạnh thông điệp của Facebook với thế giới: Nếu Facebook không thể giải thích được sản phẩm mới phù hợp thế nào với sứ mệnh này thì sản phẩm đó không phù hợp với quan điểm phát triển của Công ty.

Không gian thực tại ảo được phát triển vì Mark cho rằng đây sẽ là nền tảng tiếp theo để con người giao tiếp với nhau trong tương lai. Suy nghĩ này tương tự với cách Mark nhìn nhận về website vào thời điểm phát triển Facebook. Mark quyết định chi một số tiền lớn để mua lại WhatsApp (sản phẩm đang thách thức Skype trong thị trường liên lạc quốc tế miễn phí) vì ứng dụng này phù hợp với sứ mệnh mở ra không gian kết nối và cởi mở cho người dùng.

Thành công đòi hỏi sự kiên nhẫn của người lãnh đạo. Mark đã chứng tỏ được giá trị của sự kiên nhẫn với Instagram, khi ứng dụng này không mang lại lợi nhuận cho Facebook ở thời gian đầu mua lại, song đến năm nay, Instagram đã bùng nổ. Và Mark đang tiếp tục cuộc chơi đường dài với WhatsApp.

Sự kiên định của Mark không chỉ thể hiện ở những điều anh đã làm mà còn ở những mảng anh đã không làm. Không giống như Alphabet hay Google, Facebook không xé nhỏ lợi nhuận kinh doanh của mình để theo đuổi các sản phẩm xa rời sứ mệnh của công ty, dù rằng đó là các sản phẩm dẫn đầu trong xu hướng đầu tư hiện tại như xe hơi tự lái.

Sau tất cả, điều khiến Mark trở thành hình mẫu doanh nhân thành công lý tưởng của Fortune là vì sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Khi Maxima – cô con gái đầu lòng chào đời vào Lễ tạ ơn năm 2015, Mark đã nghỉ việc 2 tháng để dành thời gian chăm sóc con.

Lâm Nghi

Khối tài sản gây choáng ngợp của hoa hậu Hà Kiều Anh

 Tuy nhiên, Hoa hậu Việt Nam năm 1992 tin rằng gia sản đồ sộ chỉ là phù du vì ‘hôm nay nhiều, ngày mai có thể mất đi’…

Hà Kiều Anh cùng Trương Ngọc Ánh và Ngô Mỹ Uyên là bộ ba hoa hậu giàu nhất Việt Nam. Song đủ sức so giàu với Ngô Mỹ Uyên thì chỉ có Hà Kiều Anh.

Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Hà Kiều Anh trẻ đẹp dù đã vào độ tứ tuần.
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Tài sản vô giá của hoa hậu Hà Kiều Anh.

Xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, Hà Kiều Anh từng là tiểu thư sống trong nhung lụa ở Hà Nội. Tuy nhiên, vì bố mẹ chia tay, cô theo mẹ vào Nam khi chỉ mới 3 tuổi. Thậm chí, vì bị say xe mà mẹ cô bị ăn cắp toàn bộ số tiền mang theo. Từ một tiểu thư đài các, Hà Kiều Anh phải tập làm quen cuộc sống thiếu thốn, khổ cực. Cô đi làm thêm đủ thứ nghề từ nhỏ: làm nhang, thừa khuyết, dệt len, đan lồng đèn… để phụ mẹ. Mỗi bữa thường chỉ có cơm trắng chan nước lã, bữa sung túc hơn thì có thêm quả trứng luộc chia đôi.

Năm 1992, Hà Kiều Anh đăng quang Hoa hậu Việt Nam khi chỉ mới 16 tuổi, vẫn còn đang theo học tại Nhạc viện TP HCM. Được mệnh danh là hoa hậu đẹp nhất trong các hoa hậu, cô có nhiều thuận lợi trong hoạt động nghệ thuật. Song Hà Kiều Anh vẫn chủ động đi theo con đường kinh doanh bất động sản từ rất sớm.

Dường như cô sở hữu nhạy cảm đặc biệt với công việc xây và trang trí nhà cửa. Khi hoàn tất, cô ướm được giá là bán ngay. Nghe ở đâu có đất đẹp, hoa hậu lại chạy đến, cân nhắc, suy tính đầu tư từng chút. Cứ như vậy, cô dần có những thành công nhất định, tích luỹ được tài sản riêng cho mình.

Chồng trước của Hà Kiều Anh là đại gia Nguyễn Gia Thiều song cuộc hôn nhân ngắn ngủi này sớm kết thúc. Chồng sau và cũng là ông xã cô hiện tại, ông Huỳnh Trung Nam, một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng. Từ năm 2003 đến nay, ông Nam là tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị một công ty lớn. Đây là một tập đoàn đầu tư phát triển trong lĩnh vực bất động sản, được thành lập từ năm 2003. Tập đoàn này đang sở hữu nhiều trung tâm thương mại, khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp, văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp, nhà hàng…

Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Chồng Hà Kiều Anh – ông chủ tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực chính là kinh doanh bất động sản. Công ty của ông sở hữu nhiều công ty con, trong đó có: kinh doanh khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp…
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Kinh doanh trung tâm thương mại…
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
văn phòng cho thuê…
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
chuỗi nhà hàng món Hoa…
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
… đến hãng ô tô; khai thác, chế biến và kinh doanh đá cẩm thạch.

Ở tuổi 40, nhan sắc Hà Kiều Anh vẫn đẹp mặn mà, sống cuộc sống viên mãn, có chồng giàu, con ngoan; cùng chồng quản lý khối tài sản nghìn tỷ. Tuy nhiên chia sẻ với VietNamNet, Hà Kiều Anh cho rằng tiền bạc chỉ là phù du, hôm nay nhiều nhưng trong tích tắc có thể mất đi…

Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Gia đình Hà Kiều Anh sở hữu một căn penthouse ở phố biển Vũng Tàu, có diện tích 500 m2 với nội thất sang trọng, thiết kế theo phong cách hoàng gia. (Ảnh: photo An Trần)
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Căn hộ này có hai tầng, cả bốn mặt đều hướng ra biển và núi. Phòng khách, phòng ăn, nhà bếp, phòng ngủ, phòng tắm… đẹp tinh xảo. Vàng và trắng là hai gam màu chủ đạo của căn penthouse này. Nội thất hoàn toàn theo gu phương Tây cổ điển. (Ảnh: photo An Trần)
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Song đó vẫn chưa phải là đối tượng mà công chúng thường ca ngợi như ‘ngôi nhà đẹp nhất showbiz Việt’. Vì nơi mà gia đình Hà Kiều Anh đang sống là một căn biệt thự vườn rộng 500m2, tọa lạc ở khu biệt thự quận 2, TP HCM.
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Bất cứ ai từng ghé thăm dinh thự này đều không khỏi choáng ngợp trước vẻ đẹp xa hoa của nó.
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Một số chuyên gia nhà đất ước tính tổng trị giá căn biệt thự này khoảng 400 tỉ đồng song trong một lần trò chuyện với VietNamNet, Hà Kiều Anh đã phủ nhận thông tin này.
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Những không gian chính trong ngôi nhà mang vẻ đẹp cổ điển, sang trọng song vẫn mang đậm dấu ấn văn hoá Việt.
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Phòng tắm riêng của cô và ông xã được thiết kế đặc biệt với hồ tắm jacuzzi đẳng cấp.
Hà Kiều Anh, hoa hậu Hà Kiều Anh, sao Việt
Hà Kiều Anh sống cuộc sống viên mãn, hạnh phúc bên các con.

Gia Bảo/VietnamNet

Gạo cứu đói và công trình “hoành tráng mang tầm thế kỷ”

– Ai dám bảo đảm dự án công viên “không lắt nhắt” và “táo bạo”này sẽ thoát khỏi tư duy nhiệm kỳ, thoát khỏi số phận các dự án lãng phí tiền tỷ trước đó? Dù tham vọng của Thanh Hóa là không nhỏ- công trình văn hóa lớn nhất cả nước và mang tầm thế kỷ?

1-Dư luận xã hội mới đây bỗng bất ngờ vì thông tin trên các báo – 15 tỉnh xin nhà nước hỗ trợ 15000 tấn gạo cứu đói cho dân.

Không bất ngờ sao được. Bởi nếu là những năm thời bao cấp, đất nước còn rất nghèo, thì việc các tỉnh xin hỗ trợ gạo cứu đói, cứ đến hẹn lại lên, cũng là lẽ thường tình. Thế nhưng, đất nước đã qua 30 năm đổi mới, từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, và Việt Nam, dù còn những vấn đề phải bàn về chất lượng, giá cả, nhưng hạt gạo đã trở thành hàng hóa đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Thì việc một số tỉnh tuần chay nào cũng có nước mắt – xin hỗ trợ gạo cứu đói cho dân- có gì đó thật khó… bình. Dù vậy, cứu đói cho dân là việc không thể chậm trễ.

xin  gạo cứu đói,  Thanh Hóa, công viên 2000 tỷ

Một hạng mục trong công viên 2000 tỷ của tỉnh Thanh Hoá

Ở con số 15 tỉnh đó, Thanh Hóa vẫn góp mặt- với 09 huyện và 15.400 hộ dân xin hỗ trợ 650 tấn gạo. Nói vẫn góp mặt là bởi, đã có những tỉnh như Quảng Nam, phải hứng chịu hai đợt lũ muộn, Thừa Thiên- Huế, bị mưa lũ liên tiếp, thậm chí là một trong 04 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, nhưng trước Tết Đinh Dậu mới đây đã không xin hỗ trợ gạo cứu đói. Điều đó thể hiện sự cố gắng của tỉnh không…. ỉ lại vào nhà nước và cộng đồng. Ngược lại, tiếng là tỉnh lớn, Thanh Hóa năm nào cũng xin. Năm 2015, xin hỗ trợ gần 935 tấn gạo, năm 2014, xin hỗi trợ hơn 500 tấn.

Trong thực tế, ngân sách hàng năm thu được khoảng trên dưới 11. 000 tỷ đồng, không biết có phải là bóc ngắn cắn dài không nhưng mức chi thường xuyên của tỉnh thường trên 20.000 tỷ đồng. Thế nên, việc tỉnh vẫn góp mặt trong danh sách xin hỗ trợ cứu đói cho dân, cũng không lạ.

Lạ nhất, vào lúc còn chưa qua tháng Giêng âm lịch, gạo cứu đói trong bồ của người dân nghèo Thanh Hóa có lẽ còn chưa hết, dư luận xã hội đã xôn xao vì thông tin Thanh Hóa định xây công viên văn hóa hơn 2500 tỷ đồng.

Theo báo GDVN, ngày 22/2, công viên văn hoá này rộng 500.000 m2, dự kiến sẽ được xây dựng ở trung tâm thành phố với nhiều hạng mục có quy mô lớn. Có 02 phương án xây dựng: 1) Công viên sẽ có các hạng mục chính như khu đền thờ trăm họ, tháp vọng cảnh, đại đình làng Việt, khu dịch vụ tập trung…Tổng mức đầu tư khoảng 2.361 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách 713 tỷ đồng, ngoài ngân sách 1.648 tỷ đồng). 2) Ngoài các hạng mục trên, có thêm quảng trường và khu nhà điển hình các dân tộc thiểu số. Tổng mức đầu tư khoảng 2.520 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách gần 780 tỷ đồng, còn lại 1.740 tỷ đồng là ngân sách xã hội hóa.

Thú thật, người viết bài này, đọc thông tin mà… hoa cả mắt.

Ai đó có câu nói chí lý: Sự ấm no của người dân chính là thước đo chuẩn xác nhất về sự thành công của một quốc gia. Chưa cần một quốc gia, sự ấm no của người dân cũng chính là thước đo chuẩn xác nhất về sự thành công của một địa phương. Với tiêu chí đó, Thanh Hóa chưa phải địa phương… thành công lắm. Thậm chí ngược lại!

Đã vậy, để quảng bá cho dự án, ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch tỉnh còn khẳng định một cách tự tin: Nếu công trình này được triển khai và hoàn thành, nó sẽ là công viên văn hóa lớn nhất cả nước và mang tầm thế kỷ. Vấn đề là mình phải táo bạo mới có công trình lớn, hoành tráng. Còn cứ làm lắt nha lắt nhắt thì làm sao mà phát triển được? Và: Không phải vì dân nhận gạo cứu trợ mà không đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa. Cái nào nó ra cái đó, cái làm thì vẫn phải làm! (GDVN, ngày 23/2)

2-Công bằng mà nói, công viên văn hóa, với bất cứ một quốc gia, đô thị, hay địa phương nào cũng là ý tưởng tốt. Bởi đó là không gian thiên nhiên hòa trộn với văn hóa, mang bản sắc văn hóa địa danh đó, là nơi để người dân thưởng ngoạn, sau những giờ lao động mệt nhọc. Và có thể còn có sức quyến rũ du khách du lịch trong nước, nước ngoài.

Thế nhưng vừa xin hỗ trợ cứu đói cho dân, Thanh Hóa đã đưa ra dự án công viên tới 2500 tỷ, khiến dư luận xã hội phản ứng. Vì sao?

xin  gạo cứu đói,  Thanh Hóa, công viên 2000 tỷ

Đồ án công viên 2000 tỷ được tỉnh Thanh Hoá trưng bày

Vì con số 2500 tỷ đưa ra cho việc xây dựng một công viên vui chơi, vào lúc vừa xin cứu đói, nó có phần… không phải “đạo”, không phù hợp phép ứng xử, nhất là của một chính quyền ở một tỉnh dân đông, còn gặp không ít khó khăn trong đời sống và phát triển kinh tế.

Vì đặt trong bối cảnh vấn nạn tham nhũng vẫn ngang nhiên trông trời trông đất trông mây, mà một dự án hàng nghìn tỷ đồng, thì chắc chắn, hoa hồng đến kỳ hoa hồng nở. Có ai dám khẳng định với dư luận xã hội, là loại hoa hồng này không nở trên dự án, trên sắt thép, trong công viên thì sắp tới?

Vì tư duy nhiệm kỳ- một kiểu “vấn nạn” khác, khiến cho xã hội từ lâu hoài nghi sự “chính danh” của các dự án, theo kiểu muốn ăn thì làm dự án mà ăn.

Và ở một góc độ khác, phải nói rằng, sự lãng phí tài lực, vật lực tại các công trình của Thanh Hóa trong thì quá khứ, thì hiện tại là cũng không “lắt nhắt” chút nào. Nó muôn mặt đời thường, ở đủ các lĩnh vực.

Ví như mới đây, theo VnExpress, ngày 23/2, dự án tái định cư hơn 300 tỷ đồng thi công ì ạch, do UBND tỉnh làm chủ đầu tư, sau 06 năm (phê duyệt năm 2010) vẫn dở dang. Nhiều hạng mục xuống cấp, cỏ dại mọc um tùm biến thành bãi thả trâu bò, thậm chí còn là điểm tụ tập chích hút của dân nghiện ma túy.

Ví như, các dự án công nghiệp như Dự án Cụm các nhà máy máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng Vinaxuki Song Lộc – Thanh Hóa do thiếu vốn đầu tư, chất lượng công trình hoen rỉ, xuống cấp, kéo theo gần 26 ha đất nông nghiệp màu mỡ thu hồi đã bị bỏ hoang. Rồi 27 ha đất giải phóng mặt bằng với chi phí đền bù lên hàng tỉ đồng, phục vụ dự án Khu biệt thự Hùng Sơn – Nam Sầm Sơn do Công ty Cổ phần Văn Phú Invest thực hiện nay cũng thành đất hoang (truyenhinhthanhhoa.vn, ngày 09/12/2016)

Trước đó, tháng 3/2016, báo Tài Nguyên Và Môi trường đưa tin, hàng loạt chợ của toàn tỉnh Thanh Hóa như chợ Già (xã Hoằng Kim), chợ Đức Sơn, xã Hoằng Đức (đều thuộc huyện Hoằng Hóa)…, đầu tư hơn 18 tỷ đồng, nhưng đến nay vẫn đắp chiếu “ngủ… hoang”, gây lãng phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp.

Cũng chẳng phải chỉ có các dự án chợ kinh doanh, buôn bán, dự án sản xuất công nghiệp, hay tái định cư, mà ngay cả các công trình thuộc Chương trình 135 của nhà nước cho các xã miền núi đặc biệt khó khăn, cũng rơi vào tình trạng lãng phí. Theo Thanh niên, ngày 22/12/2015, từ năm 2012 đến 2015, Thanh Hóa có 114 xã được nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng theo CT 135, tổng số vốn lên tới hơn 550 tỉ đồng. Nhưng không ít công trình khi đưa vào sử dụng đã nhanh chóng bị hư hỏng, hoặc không sử dụng được, gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Mà đó toàn là tiền tỷ, xét cho cùng, là tiền thuế của dân.

Ai dám bảo đảm dự án công viên “không lắt nhắt” và “táo bạo”này sẽ thoát khỏi tư duy nhiệm kỳ, thoát khỏi số phận các dự án lãng phí tiền tỷ trước đó ? Dù tham vọng của Thanh Hóa là không nhỏ- công trình văn hóa lớn nhất cả nước và mang tầm thế kỷ?

Thanh Hóa có nên nhớ câu thành ngữ liệu cơm gắp mắm?

Nếu không có “thực” (tài lực, vật lực, năng lực), sao … vực được công viên?

Kỳ Duyên

Người gây quỹ ngầm cho Clinton tiết lộ bí mật động trời vì lo sợ bị ám sát

Johnny Chung chụp hình cùng gia đình Clinton. Bức ảnh có chữ ký của Hillary Clinton. (Ảnh: Daily Mail)

Tóm tắt bài viết

  • Một video tự ghi của người gây quỹ ngầm cho Clinton, ông Johnny Chung, được gửi đến báo Daily Mail (Anh), tiết lộ mối quan hệ Trung Quốc và chính quyền Clinton.
  • Johnny Chung là người tham gia vụ bê bối Chinagate năm 1996, khi tuồn tiền của Trung Quốc cho quỹ vận động tranh cử của Clinton.
  • Johnny Chung tự ghi video vì lo sợ bị ám sát, giống như các trường hợp khác.
  • FBI từng lôi kéo ông Chung vào một âm mưu ám sát
  • Trung Quốc có nhiều đầu mối khác để dùng tiền chi phối các chính phủ nước ngoài.

Nội tình quan hệ ám muội giữa Clinton và chính quyền Trung Quốc được tiết lộ.

Johny Chung là một doanh nhân Mỹ gốc Trung Quốc từng đóng vai trò trung tâm trong vụ bê bối tài chính của chiến dịch tranh cử Bill Clinton. Ông đã bí mật ghi lại một băng video như “vật bảo hiểm” để đề phòng bị sát hại.

Trong cảnh phim được cung cấp cho báo Daily Mail (Anh), Johnny Chung kể chi tiết về cách ông chuyển tiền phi pháp từ các quan chức Trung Quốc cho chiến dịch tái tranh cử của Bill Clinton vào năm 1996.

Ông là người gây quỹ ngầm cho Clinton và đã ghi lại câu chuyện bí mật này trong khi đang ẩn náu vào năm 2000. Johny Chung chuyển băng video cho những người bạn tin cậy và cho gia đình, dặn họ công bố cho truyền thông trong trường hợp ông bị hại chết, vì ông tin bản thân mình có nguy cơ bị ám sát.

Johnny Chung được cho rằng vẫn đang sống ở Trung Quốc.

1

Người gây quỹ ngầm Johnny Chung. (Ảnh: Video/Daily Mail)

Trò chơi vương quyền

Băng video được gửi đến nhà sử học Doug Wead khi ông viết cuốn sách “Trò chơi vương quyền”, trong đó tiết lộ chiến dịch tranh cử không thành công của Hillary Clinton năm 2016. Cuốn sách còn cho biết chính quyền Trung Quốc đã vận động để gây ảnh hưởng đến chính trị nước Mỹ trong thời gian dài.

Tác giả Wead đã cung cấp những trích đoạn của video cho báo Daily Mail. Bạn của ông Chung, Bob Abernethy là người quay video này, cũng xác nhận thông tin.

Trong đoạn phim, Johnny Chung mô tả ông lo sợ thế nào cho mạng sống của mình, sau khi ông thừa nhận đã tuồn tiền của các quan chức Trung Quốc cho chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Bill Clinton vào năm 1996.

Ông cũng nói những người của đảng Dân chủ đã gây sức ép với ông phải im lặng về những phi vụ với gia đình Clinton và nói rằng FBI đã thử tuyển ông để ám sát một tướng quân đội Trung Quốc tại sân bay Los Angeles.

Video này được công bố trong khi dư luận đang quan tâm về việc các nước bên ngoài đã gây ảnh hưởng đến chính quyền Mỹ. Cụ thể là một số thành viên của chính quyền ông Donald Trump bị cho là có mối quan hệ với các quan chức Nga.

Đoạn phim cũng làm dấy lên tranh cãi vào giữa thập niên 90 khi có những chứng cứ về việc các quan chức Trung Quốc đổ nhiều tiền cho chiến dịch của ông Bill Clinton thông qua những nhà tài trợ Mỹ giả danh (bê bối Chinagate)

Bê bối Chinagate 1996

Johnny Chung là một trong những người dính vào vụ bê bối Chinagate này. Ông bị tố cáo góp hơn 300.000$ cho đảng Dân chủ vào năm 1996.

Năm 1998, Johnny Chung đã hợp tác với Bộ Tư pháp Mỹ trong quá trình điều tra, và bị tù treo 5 năm vì vi phạm tài chính tranh cử, gian lận ngân hàng và trốn thuế.

2

Johnny Chung điều trần trước một ủy ban của Nghị viện về vụ bê bối Chinagate

Theo cuốn sách “Trò chơi vương quyền” của ông Wead, Johnny Chung bị áp lực phải làm video này để tự bảo vệ mình sau khi một cựu quan chức chính phủ đến thăm ông và nói rằng Johnny Chung “còn sống sót là điều kỳ lạ”.

Lo sợ ám sát

Wead viết, một quan chức chính phủ đã nghỉ hưu và thân quen với FBI đã đến thăm Chung trong khi ông đang ẩn náu. Ban đầu FBI ở thành phố Los Angeles bảo vệ Johnny suốt cả ngày. Nhưng chỉ vài ngày trước khi Johnny Chung gặp bồi thẩm đoàn, FBI ở Washington đã rút lại việc bảo vệ và nói Chung cần phải tự mình lo liệu.

Trong video, Johnny Chung nói rằng Bộ Tư pháp Mỹ đã không quan tâm đến những lo lắng an toàn của ông. Một luật sư nói ông nên gọi cảnh sát 911 nếu cảm thấy bị đe dọa.

Chung nói: “Tôi gọi cho văn phòng FBI và muốn nói chuyện với trợ lý luật sư qua điện thoại. Nhưng ông ấy nói rằng vụ việc của tôi đã kết thúc. Và là một công dân Mỹ thì nên làm gì khi cảm thấy nguy hiểm? Hãy gọi 911”.

Khách quen của Clinton

Giữa thập niên 90, Chung gặp gỡ thường xuyên với các quan chức quan trọng của ông Clinton và những người của đảng Dân chủ, nhưng không ai nghi ngờ về việc một doanh nhân ít tên tuổi lại có thể viết những tấm séc tài trợ lớn như vậy.

Tổng cộng Johnny Chung đến Nhà Trắng 57 lần trong vòng 2 năm, trong đó có 8 lần gặp gỡ không có hẹn trước.

Phần lớn các cuộc gặp là với Hillary Clinton và nhân viên của bà. Một trong những cuộc gặp, Chung đã đưa tấm séc 50.000$ cho chánh văn phòng của Hillary Clinton là Maggie Williams.

Thậm chí Johnny Chung đã giúp sắp đặt cho Bill Clinton gặp một quan chức quân sự Trung Quốc, nơi cung cấp tiền bạc – tại một dịp gây quỹ ở Los Angeles.

Sau khi chính quyền liên bang để ý đến các hoạt động của Johnny Chung, những người Dân chủ nhanh chóng tránh xa ông.

Đảng Dân chủ vô can?

Khi ông Chung dính lao lý, các quan chức của đảng Dân chủ tuyên bố rằng Chung lừa dối họ và yêu cầu tòa án kết tội nặng cho ông. Nhưng tòa án từ chối và thậm chí ghi vào cáo trạng rằng “thật kỳ lạ” khi không ai của đảng Dân chủ bị điều tra vì nhận tiền gây quỹ phi pháp.

Thẩm phán quận Manuel L. Read nói: “Rất lạ là người đưa tiền nhận tội nhưng người nhận tiền lại vô tội”. Thẩm phán Real cũng nói rằng những các lãnh đạo của Đảng Dân chủ là “hai trong số những chính trị gia đần độn nhất mà tôi biết” nếu họ không biết gì về kế hoạch tài trợ của chiến dịch tranh cử.

Trong video, ông Chung nói rằng Đảng Dân chủ tự coi họ là “nạn nhân của Johnny Chung”.

Âm mưu của FBI

Chung tuyên bố rằng FBI cũng muốn đưa ông vào một âm mưu để bắt Tướng Trung Quốc Ji Shengde tại sân bay Los Angeles.

Chung nói: “Cùng lúc người ở FBI và Bộ Tư pháp gọi cho tôi, họ nói Tướng Ji đã đến thăm Mỹ mỗi năm một lần, và ông ấy có con đang ở Mỹ. Họ nghĩ sẽ đưa tôi đến sân bay ở Los Angeles và điều duy nhất tôi cần làm là chỉ ngón tay vào Tướng Ji”.

Chung sống ở California sau khi án tù treo kết thúc, nhưng rồi quay lại Trung Quốc. Tác giả Wead nói sau này ông không thể liên lạc được với Chung.

Bạn của Chung, ông Abernethy nói rằng, Chung lo lắng cho mạng sống vì 3 lần yêu cầu FBI bảo vệ, đồng thời đã chứng kiến những gì xảy ra với Ron Brown, Bộ trưởng Thương mại, người đã tham gia sâu vào việc dàn xếp các vấn đề thương mại của chính quyền Clinton với Trung Quốc.

Brown là người phụ trách chính sách thương mại của Clinton với Trung Quốc, đã bị thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay ở Croatia năm 1996. Một số người suy đoán rằng lúc đó ông Brown đang chuẩn bị tiết lộ các thông tin về vai trò của Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử của Bill Clinton.

Chung chỉ là một trong những người liên quan đến vụ bê bối Chinagate (về việc chính phủ Trung Quốc chuyển một lượng tiền lớn cho đảng Dân chủ Mỹ).

Trung Quốc đổ tiền khắp nơi

Ng Lap Seng, một tỷ phú Macau có quan hệ với chính quyền Trung Quốc, bị tố cáo đã đổ 1 triệu $ cho chiến dịch tranh cử của Clinton.

3

Tỷ phú Ng Lap Seng đổ 1 triệu USD cho quỹ Clinton. (Ảnh: DNC)

Mặc dù Ng tránh được vụ điều tra nhưng ông ta lại xuất hiện tại sân bay New York, mang theo một vali tiền mặt vào năm 2015. Sau đó ông ta bị bắt và bị cáo buộc hối lộ các quan chức Liên Hợp Quốc. Ông hiện đang bị giam lỏng để chờ bị xét xử.

Quan chức Liên Hợp Quốc, người bị cáo buộc nhận tiền hối lộ, John Ashe, 61 tuổi, đã bất ngờ bị tử vong bởi một thanh tạ trong khi cử tạ vào mùa hè năm ngoái.

Trong cuốn sách của mình, Wead nói rằng văn phòng FBI ở New York đã muốn điều tra các mối quan hệ của ông Ng với Clinton vào năm ngoái, nhưng vụ việc bị Bộ Tư pháp của chính quyền Obama đóng lại.

Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ứng viên Tổng thống Donald Trump từng nhiều lần nói rằng Hillary Clinton là “dối trá”. Giờ đây những thông tin này hé lộ thêm những bí mật đằng sau mối quan hệ giữa gia đình Clinton và chính quyền Trung Quốc.

Dương Minh/Daikynguyen