9 hành động tưởng như vô nghĩa nhưng lại là phản ứng tự vệ của cơ thể

Cơ thể chúng ta bao gồm những hệ thống và chu kỳ sinh học phức tạp với rất nhiều điều thú vị. Đặc biệt, có nhiều hành động tưởng chừng vô nghĩa nhưng lại là cơ chế phòng vệ, giúp chúng ta tránh khỏi các mối nguy hiểm luôn tồn tại mọi lúc mọi nơi.

Sau đây là 9 hành động quen thuộc của cơ thể mà bạn không ngờ rằng đó chính là một cơ chế phòng vệ.

1. Ngáp

px1
(Ảnh: Shutterstock)

Bạn thường nghĩ ngáp là biểu hiện của sự buồn ngủ, là dấu hiệu nhắc bạn hãy tắt đèn đi ngủ. Thực ra, mục đích chính của việc này là làm mát bộ não khi quá nóng hoặc quá tải.

2. Hắt xì (Hắt hơi)

px2
(Ảnh: Istockphoto)

Thông thường, chúng ta hắt hơi khi hít phải chất gây dị ứng, vi khuẩn hoặc bụi hay các chất kích thích khác… Đây chính là cách để cơ thể đẩy bỏ các chất bẩn ra ngoài cơ thể.

4. Duỗi người
px3
(Ảnh: Shutterstock)

Đây là một hành động theo bản năng, giúp toàn bộ cơ thể chuẩn bị cho một ngày hoạt động dài. Vươn vai, duỗi người cũng giúp bạn kéo giãn cơ bắp, phục hồi lưu lượng máu và cải thiện tâm trạng của chúng ta.

5. Nấc cụt
px4
(Ảnh: GettyImages)

Khi chúng ta ăn rất nhanh, nuốt miếng thức ăn lớn hay đơn giản là ăn quá nhiều, các dây thần kinh phế vị có thể bị kích thích, làm ảnh hưởng tới dạ dày và cơ hoành, gây ra cơn nấc. Tuy nhiên cũng có một số người đặc biệt, thường bị nấc khi ăn một loại thực phẩm nào đó như ớt cay…

5. Giật mình khi đang ngủ
px5
Hiện tượng kỳ lạ này xảy ra khá thường xuyên, và có thể khiến nhiều người có chút sợ hãi. Lúc đó, các cơ bắp co thắt mạnh như bị điện giật, khiến bạn cảm thấy như sắp rơi khỏi giường và thức dậy ngay lập tức.
Tuy nhiên, đây là kết quả của việc giảm tần số thở của hệ thống hô hấp khi bạn bắt đầu đi vào giấc ngủ. Khi tần số thở giảm xuống, các xung thần kinh rất nhẹ và cơ bắp hoàn toàn được thư giãn. Khi đó, bộ não hiểu lầm rằng đây là một báo động trước cái chết. Vì vậy, nó sẽ cố gắng để đánh thức bạn bằng cách khiến bạn giật mình.

6. Nếp nhăn của da

px6
(Ảnh: Hottubbliss)

Không mấy ai biết rằng, các nếp nhăn xuất hiện trên da tay lại đóng một vai trò quan trọng. Nó xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc nhiều với nước, những nơi ẩm ướt… khi đó cơ thể hiểu rằng môi trường xung quanh dễ trơn trượt. Vì vậy, làn da của bạn thay đổi để dễ dàng bám vào các bề mặt mịn.

7. Mất trí nhớ

px7
(Ảnh: Twine)
Mất trí nhớ thường xảy ra sau khi bạn gặp phải những điều kinh khủng nhất. Theo nghĩa đen, não sẽ tự xóa ký ức đó để giúp bạn loại bỏ đi áp lực tinh thần không cần thiết.
8. Nổi da gà
px9
(Ảnh: Flickr)

Mục đích chính của hiện tượng nổi da gà là làm giảm lượng nhiệt bị mất thông qua các lỗ chân lông, giúp cơ thể giữ ấm trong thời tiết khắc nghiệt.

Hiện tượng này cũng thường xảy ra khi bị lạnh hoặc gặp cảm xúc mạnh như sợ hãi, bất ngờ, tức giận, phấn khích… Khi đó, da sẽ tạo thành những nốt nổi tròn phồng nhỏ nổi lên trên da do chân lông tự co thắt.  Những nốt này xuất phát từ sự co cơ dính liền với mỗi sợi lông. Lông cắm sâu vào da và chân lông được nằm trong một bao (nang). Mỗi nang được một cơ sẽ làm nang phồng lên, đội lớp da lên tạo thành những hột trên mặt của da. Ðó là “da gà”.  Khi nang phồng lên, sợi lông bên trong sẽ dựng đứng lên.
Nổi da gà thường thấy rõ nhất trên cánh tay, chân, cổ… Ở một số trường hợp nổi da gà thể xuất hiện cả trên mặt. Chúng sẽ tự hết khi những tác nhân kích thích trên biến mất.
9. Nước mắt
px10

Ngoài mục đích bôi trơn bảo vệ các màng nhầy của mắt, nước mắt được xem như một công cụ để chúng ta “bảo vệ cảm xúc của chính mình”. Các nhà khoa học tin rằng khi căng thẳng, cơ thể sẽ tạo ra một kích thích mạnh mẽ, nhằm đánh lạc hướng một người khỏi những nỗi đau mà họ đang gặp phải.

Như bạn đã thấy đấy, cơ thể người như thật kỳ diệu, tinh vi ngoài sức tưởng tượng… và đã được trang bị đầy đủ mọi loại cơ chế cần thiết, chỉ là chúng ta sử dụng sao cho hợp lý.

Theo brightside
Tân Hạ

Người trẻ và lối đi riêng cho cuộc đời

IMG_5711
Ảnh : Andy Fillmore

“Mỗi một phút bạn đau khổ là bạn đang đánh mất đi 60 giây để sống hạnh phúc. Mỗi giờ mỗi phút mỗi giây dù làm gì, bạn cũng đều có một sự lựa chọn.”

Cùng một lượng thời gian, bạn đầu tư cho điểm mạnh thì khả năng tạo ra sự khác biệt sẽ lớn hơn là khắc phục điểm yếu. Ý nghĩa của việc khắc phục điểm yếu có lẽ chỉ giúp bạn rèn luyện và vượt qua giới hạn bản thân. Còn không, điều quan trọng là bạn phải tìm ra được điểm mạnh của mình để phát triển nó. Einstein từng nói “Tất cả mọi người đều là thiên tài, nhưng nếu như đánh giá khả năng leo cây của một con cá thì cả đời nó sẽ mãi mãi nghĩ rằng nó là kẻ ngu ngốc.”

Thế nhưng thực tế thì ở trường học, giáo dục thường đánh giá con người dựa trên yếu tố kết quả học tập. Vậy những người có điểm số thấp thì sao? Liệu có nghĩa là họ dốt? Liệu có nghĩa là họ kém? Liệu có nghĩa là họ không thành công? Bộ giáo dục cho thi chung một kì thi quốc gia, nhưng hệ thống trường đại học vẫn còn đó, tức là các em khóa sau, các em sẽ vật lộn vất vả, chiến đấu với học và thi, nhưng thực chất thì trường đại học đâu có đập đi, vào đại học, các em lại vẫn bắt đầu một hệ giáo dục cũ. Thế nên mọi thứ vẫn sẽ chỉ là bắt đầu, thế hệ học sinh cuối cấp, các em có chắc là sẽ chọn đúng trường? Có chắc là sẽ đi được theo thế mạnh? Có chắc là hiểu bản thân và xác định được ước mơ? Hay chăng lại là vòng luẩn quẩn xả hơi sau khi thi đại học, rồi bắt đầu vòng lặp lãng phí thời gian và loanh quanh trong “cái bẫy” của tâm trí khi không xác định được một con đường?

Con người ta, họ đặt ra những con đường mặc định, rồi đặt niềm tin vào đó. Nhưng thật kì lạ, họ vịn vào đó mà bắt thế hệ sau cũng phải tin theo và đi theo. Chẳng hạn phải được điểm cao trong học tập, bằng mọi giá phải đỗ vào đại học. Thế nhưng, điều quan trọng trong quãng thời gian của tuổi trẻ là việc chúng ta sống như thế nào, chứ đâu phải là chúng ta sẽ trở thành ai. Trước khi xây dựng năng lực làm việc, phải học cách xây dựng năng lực làm người, tức nền tảng văn hóa. Bởi vì nếu không có nền tảng văn hóa, khác gì ngôi nhà không có móng, lên cao sớm muộn rồi cũng đổ vỡ.

Có lần mình nghe được câu này “Bi kịch lớn nhất của đàn ông Việt là không biết và không thể làm người bình thường.” Ôi sao mà hay đến thế, thâm thúy đến thế. Người đàn ông bình thường, sống thanh thản, sống trong sạch, biết yêu thương, như thế là bản lĩnh lắm rồi. Còn có tài nhưng thiếu đi cái văn hóa, ôi, cứ chạy theo cái ham muốn của tham, sân, si, lúc lên cao rồi thì ngã cũng đau lắm. Có nhất thiết cứ phải quyền lực cao sang, nhà lầu xe hơi là đẳng cấp đâu. Chính những cái nho nhỏ như dành thời gian nấu bữa tối cho gia đình, ấy mới là bản lĩnh. Vậy nên nhìn những người bình thường, rất đời, rất người, vô tư lự, họ hăng say và đón nhận cái hạnh phúc của lao động, nỗ lực cho đi, ấy thế mà hạnh phúc vô cùng.

Quyền lực là thứ trao tay, đến rồi đi. Nhan sắc là thứ chóng tàn, chả mấy chốc cũng mất, và cuộc đời cũng hợp rồi tan, không tránh khỏi cái quy luật tự nhiên, ấy thế nên làm sao con người ta tìm được cái hạnh phúc và bình an nơi tâm hồn, đó mới là đỉnh cao của hạnh phúc. Để có được điều ấy, có lẽ chỉ có một cách là sống cuộc sống của riêng mình, tại sao lại phải sống vào cái định kiến và niềm tin của xã hội, tại sao lại phải lựa chọn những lựa chọn vốn dĩ là của xã hội, không phải của mình. Tại sao lại phải chạy theo cuộc đua leo cây của loài khỉ, loài vượn trong khi mình là cá? Tại sao không lắng nghe tiếng nói của trái tim? Tại sao không dành thời gian mỗi ngày để làm những điều thực sự ý nghĩa và tìm ra một lối đi riêng cho bản thân mình.

Tư duy lớn, nghĩ việc lớn, nhưng không có nghĩa là không làm những việc nhỏ. Ước mơ xa, chặng đường dài không có nghĩa là không làm tốt những điều ngay trong hiện tại. Nhưng dẫu gì thì cũng vẫn phải là sống cuộc sống của riêng bản thân mình, phải tìm một lối đi riêng để khẳng định bản thân mình.

“Mỗi một phút bạn đau khổ là bạn đang đánh mất đi 60 giây để sống hạnh phúc. Mỗi giờ mỗi phút mỗi giây dù làm gì, bạn cũng đều có một sự lựa chọn.”

Đỗ Việt Cường

Đoàn Thị Hương ‘gọi điện về nhà hôm 14/2’

Gia đình của người phụ nữ Việt Nam bị cho là nghi phạm trong cái chết của người anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Bắc Hàn hôm thứ Ba xác nhận rằng cô đúng là thân nhân của họ, hãng tin AP nói.

Nhưng nói họ tin rằng cô không nhận thức được việc đang tham dự vào một vụ giết người. Dưới đây là nội dung tường thuật của phóng viên Trần Văn Minh của AP:

Đoàn Thị Hương được cho là một trong người hai phụ mà theo hình ảnh camera an ninh ghi lại đã tiếp cận Kim Jong-nam hôm 13/2 tại sân bay Malaysia. Ông Kim đã tử vong sau khi nói với nhân viên sân bay là ông bị xịt một chất lỏng gì đó vào mặt.

Cô Hương và một nữ nghi phạm từ Indonesia đã bị giới chức Malaysia bắt giữ cùng với hai người đàn ông mang giấy tùy thân Bắc Hàn và Malaysia.

Trong căn nhà đơn giản, ít đồ đạc tại một làng quê Nam Định, ông Đoàn Văn Thạnh, 63 tuổi, xác nhận rằng Hương là con gái ông, nhưng nói ông không tin là cô có thể thực hiện hành vi tội phạm.

“Làm sao nó lại dám làm cái chuyện động trời được?” ông nói. “Nó sợ chuột, cóc, nó không thể dám làm chuyện đó được.”

Cháu gái của Hương là Đinh Thị Quyên, 18 tuổi, nói cô tin rằng Hương bị lừa để tham gia vào âm mưu này.

“Dì tôi là người rất tốt bụng, rất dễ tin người,” Quyên nói. “Tôi tin là dì đã bị lừa để làm việc này.”

Ông Joseph Đoàn ảnhREUTERS
Anh trai của Đoàn Thị Hương nói nghi phạm bị bắt ở Malaysia là em gái ông

Cảnh sát trưởng Indonesia cũng nói rằng nghi phạm nữ thứ hai, cô Siti Aisyah, đã bị lừa và tưởng là đang tham gia vào một chương trình hài với việc xịt nước vào mặt những người đàn ông.

Ông Thạnh, một cựu chiến binh bị mất chân phải trong một vụ nổ mìn, nói rằng cảnh sát đã tới gặp ông sau khi Hương bị bắt, để kiểm tra nhân thân con gái ông và nói sẽ giúp bảo vệ quyền lợi cho cô.

Ông Thạnh nói con gái ông rời làng đi được chừng 10 năm nay, lên Hà Nội học trường dược, và chỉ thỉnh thoảng về nhà. Cô không có nhiều bạn bè ở quê.

Lần cuối gia đình gặp cô là trong dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, lúc cô về nhà ăn Tết năm ngày.

Quyên nói dì cô đã gọi điện cho cô hôm 14/2, một ngày sau cái chết của ông Kim, và nói cô mua thẻ điện thoại trả trước để Hương chuyển tiền cho một cửa hàng ở Hà Nội đặt cọc mua chiếc váy mà Hương thích. Quyên nói cô đã mua thẻ và chuyển số PIN cho Hương, nhưng không rõ liệu nó đã được gửi cho cửa hàng chưa.

Quyên nói rằng gia đình sau nghe tin Hương bị bắt ở Malaysia đã tìm cách liên hệ qua điện thoại nhưng không được.

Truyền thông nhà nước Việt Nam đã đưa tin dày đặc về cái chết của ông Kim, nhưng cho tới tận thứ Hai đã không nhắc gì tới công dân người Việt trong vụ này.

Chính phủ nói đang phối hợp với giới chức Malaysia để xác định danh tính của cô Hương.

——————-

Công an Nam Định có hồ sơ nghi phạm tên Đoàn Thị Hương

Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Nam Định có lưu giữ hồ sơ của một người trùng với thông tin nghi can trong vụ sát hại ông Kim Jong Nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, tại Malaysia hôm 13/2.

Trao đổi với VietNamNet, nguồn tin từ Công an tỉnh Nam Định cho biết: Người có thông tin lưu tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh có tên đầy đủ là Đoàn Thị Hương, trùng ngày sinh 31/5/1988. Hương đã làm hộ chiếu phổ thông tại phòng này vào ngày 21/10/2015.

Đoàn Thị Hương, Kim Jong Nam, sát hại Kim Jong Nam, Anh trai Kim Jong un
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an Nam Định có hồ sơ trùng với nghi can trong vụ sát hạị ông Kim Jong Nam

Trong hồ sơ này, Đoàn Thị Hương sinh tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Bố Hương là ông Đoàn Văn Thạnh (63 tuổi), mẹ là bà Đoàn Thị Hường (62 tuổi).

Ông Vũ Văn Cương, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cho biết: “Theo thông tin trên hộ chiếu của nữ nghi phạm sát hại ông Kim Jong Nam thì hoàn toàn khớp với một người dân có tên Đoàn Thị Hương trú tại địa bàn xã.

Sau khi xem ảnh nghi phạm trên mạng, gia đình và một số người dân cũng khẳng định đây chính là cô Đoàn Thị Hương con ông Thạnh, bà Hường”.
Đoàn Thị Hương, Kim Jong Nam, sát hại Kim Jong Nam, Anh trai Kim Jong un
Bố nghi phạm Hương (ngoài cùng bên phải) chia sẻ với phóng viên
Ông Đoàn Văn Thạnh ở xóm 3 Quần Phương, xã Nghĩa Bình cùng con trai là Đoàn Văn Bính, một người họ hàng là ông Trần Văn Đóa cũng cho rằng đây là Đoàn Thị Hương, người nhà của họ, chỉ có điều so với lần gặp cuối hôm mùng 2 Tết nhìn có khác hơn một chút vì tóc Hương đã cắt ngắn hơn.
Gia đình ông Đoàn Văn Thạnh (63 tuổi), vợ là bà Đoàn Thị Hường (62 tuổi) cùng trú tại xóm 3 Quần Phương, xã Nghĩa Bình có 5 người con, Đoàn Thị Hương là con út. Bà Hường đã mất cuối năm 2015 do bệnh tim.
Đoàn Thị Hương, Kim Jong Nam, sát hại Kim Jong Nam, Anh trai Kim Jong un
Nhà của gia đình Đoàn Thị Hương

Hôm nay, thông tin với báo chí liên quan đến nghi phạm mang hộ chiếu Việt Nam có tên Đoàn Thị Hương bị bắt giữ tại Malaysia vừa qua, đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho biết: Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại làm rõ các thông tin liên quan.

Các cơ quan chức năng trong nước cũng đang tích cực phối hợp chặt chẽ để xác minh thông tin.

Theo Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao Malaysia, do đây là vụ án nghiêm trọng nên trong vòng 7 ngày chưa cho tiếp xúc lãnh sự đối với các nghi phạm bị bắt giữ.

“Con voi trong phòng” và sự giàu có bất thường từ cổ phần hóa

VietnamNet

Không phải tự nhiên mà có những doanh nghiệp đã cố tình trì kéo, trì hoãn không muốn bán cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước bởi vì họ có thể kiếm lợi được từ những trì hoãn này.

LTS: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa yêu cầu Ban cán sự Đảng Chính phủ tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật có liên quan để sớm sửa đổi hoặc kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý; lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phòng, chống thất thoát tài sản của Nhà nước, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước”.  

Tuần Việt Nam đăng ý kiến dưới đây nhằm góp phần làm rõ thêm giải pháp cho việc phòng ngừa thất thoát từ cổ phần hóa mà chúng ta đang tiến hành.

Không thể phủ nhận, nước ta đã tiến hành cổ phần hóa hàng chục năm qua, đến nay kết quả đạt được không phải là nhỏ. Tuy nhiên, vẫn còn không ít lỗ hổng tạo cơ hội cho một nhóm người giàu bất thường. Lâu nay dư luận xôn xao chuyện một số tài sản Nhà nước bị thất thoát qua quá trình cổ phần hóa tại một số tổng công ty và tập đoàn, và họ cũng kháo rằng, đang có một số người trở nên giàu rất nhanh, đặc biệt từ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Câu chuyện có thực này được tả hài hước bằng câu ngạn ngữ “có một con voi trong phòng”.

Không phải tự nhiên mà có những doanh nghiệp đã cố tình níu kéo, trì hoãn không muốn bán cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước bởi vì họ có thể kiếm lợi được từ những trì kéo này. Họ quá hiểu rằng, một khi đưa lên sàn chứng khoán thì mọi thông tin sẽ phải minh bạch. Mà khi đã minh bạch rồi thì muốn “xà xẻo”, “kiếm chác” khó hơn rất nhiều.

Chính việc mua bán không minh bạch sẽ làm thất thoát tài sản của Nhà nước, dẫn đến một số người nắm được thông tin, làm chủ thông tin sẽ có cơ hội sở hữu cổ phiếu giá mềm hơn và trở nên giàu có. Thực tế, sẽ chỉ có rất ít người nắm được những thông tin “quí hiếm” này. Tóm lại, khi mà không minh bạch, cổ đông không được gì, Nhà ước không được gì, có khi còn bị thất thoát…. chỉ có một số ít người trở nên giàu có.

Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Cổ phần hóa DNNN, định giá doanh nghiệp
Vẫn còn không ít lỗ hổng tạo cơ hội cho một nhóm người giàu bất thường. Ảnh: Lê Anh Dũng

Hiện nay định giá tài sản đất đai để đưa vào cổ phần hóa chưa tốt, cần được tính toán sát giá trị trên thị trường. Nhưng quan trọng hơn cả là sự minh bạch. Nếu không thực hiện nghiêm hai yếu tố này, giá đất theo giá thị trường rất cao nhưng đưa vào xác định thành giá trị tài sản của doanh nghiệp khi cổ phần hóa lại thấp. Đó chính là một kẽ hở lớn mà không ít người trục lợi.

Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2016-2020 diễn ra hồi cuối năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói thẳng, “tôi có nghe rằng, có doanh nghiệp rất lớn vừa qua khi tiến hành định giá và Kiểm toán Nhà nước xác định lại chênh lệch tới 10.000 tỷ đồng”.

Gần đây,  trên khắp các mặt báo lại dành nhiều thời lượng bàn về chuyện một số người đại diện vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty sở hữu một lượng cổ phiếu khủng và rất giàu có. Có lẽ, một trong những câu hỏi đang được dư luận đặc biệt quan tâm hiện nay là: liệu tài sản Nhà nước có còn bị thất thoát qua cổ phần hóa?

Cuối tuần trước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật có liên quan để sớm sửa đổi hoặc kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý; lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phòng, chống thất thoát tài sản của Nhà nước, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng rốt ráo yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngay trong tháng 2 năm 2017 trình Đề án tổ chức cơ quan quản lí vốn doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp mà truyền thông gọi là “siêu” Ủy ban.

Trong bối cảnh hiện nay, cá nhân tôi tin rằng, tổ chức này chính là đầu mối có thể quản lý tốt hơn vốn của Nhà nước tại các tổng công ty và tập đoàn. Và việc công khai xác định giá đất sẽ làm minh bạch hóa tài sản trước khi cổ phần hóa. Bên cạnh đó, cùng với việc thông qua Luật Chứng khoán, chúng ta đang xúc tiến để ban hành Luật Đấu giá để bán tài sản của Nhà nước.

Đây là những bước đi quan trọng chứng tỏ chúng ta đang nỗi lực hoàn thiện về mặt pháp luật theo chuẩn mực kinh tế thị trường, trong đó Nhà nước chỉ quản lý, không kinh doanh. Nếu làm tốt những điều này thì chắc chắn tài sản của Nhà nước sẽ giảm thiểu được thất thoát.

Kết luận cuộc họp về thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp lớn, trong đó có CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk), Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco) chiều 29/8/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải thực hiện theo các quy luật, thông lệ thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lợi ích nhóm, bảo toàn tối đa tài sản nhà nước, bảo đảm lợi ích cao nhất của đất nước. “Các bộ, cơ quan liên quan phải thực hiện nghiêm túc chủ trương này trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước”. Ông cũng yêu cầu, khi bán cổ phần nhà nước tại 3 doanh nghiệp lớn gồm Vinamilk, Sabeco và Habeco,  phải đấu giá cạnh tranh, giá trị quyền sử dụng đất tính riêng – Theo báo Dân Trí).

Những dấu hỏi về sự giàu có của người giàu Việt

Không chỉ số lượng người giàu tăng nhanh trong những năm gần đây làm cho mọi người quan tâm mà vấn đề chính nằm ở chỗ nguồn gốc của sự giàu có đó là từ đâu? Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.

Theo báo cáo Thịnh vượng 2016 (Wealth Report) của Knight Frank thì Việt Nam là một trong số các quốc gia có số người siêu giàu tăng nhanh nhất thế giới. Năm 2015, Việt Nam có 168 người siêu giàu (là cá nhân có tài sản từ 30 triệu USD trở lên – theo Knight Frank), tăng 12 người so với năm trước đó. Dự đoán, đến năm 2025 số người siêu giàu ở Việt Nam sẽ tăng hơn gấp đôi (khoảng 140%, lên 403 người).

Xung quanh vấn đề này, trao đổi với PV Infonet, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, ở Việt Nam, không chỉ số lượng người giàu tăng nhanh trong những năm gần đây làm cho mọi người quan tâm mà vấn đề chính nằm ở chỗ nguồn gốc của sự giàu có hay sự tăng trưởng đó bằng tài năng kinh doanh như thế nào thì nhiều khi không có những bằng chứng thuyết phục.

Bà Phạm Chi Lan cho rằng, không chỉ số lượng người giàu tăng nhanh trong những năm gần đây ở Việt Nam làm cho mọi người quan tâm mà vấn đề chính nằm ở chỗ nguồn gốc của sự giàu có đó là từ đâu?

“Đa phần người giàu ở Việt Nam làm giàu lên từ đất đai là chính, mà đất đai ở Việt Nam theo luật pháp thuộc sở hữu toàn dân. Khi mà trong xã hội một số người khai thác mảng tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà giàu lên nhanh chóng thì dễ gây nên những bức xúc và những dấu hỏi về sự giàu có của họ. Đấy là vấn đề. Còn nếu họ giàu có bằng tài năng kinh doanh thực sự, làm ăn đàng hoàng minh bạch, mang lại lợi ích lớn cho xã hội thì không ai thắc mắc mà mọi người chỉ hoan nghênh sự giàu có đó mà thôi.

Vấn đề chính mọi người quan tâm trước hết là nguồn gốc của sự giàu có đó là từ đâu? Liệu sự giàu có đó có đi cùng với việc chúng ta không có một cơ chế tốt để đảm bảo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người hay không mà cơ hội làm giàu lên một cách đặc biệt chỉ rơi vào một số ít hay không?”, bà Lan đặt câu hỏi.

“Họ làm giàu bằng cách nào và đóng góp của họ cho xã hội ở những mặt nào nhiều khi không được thể hiện rõ. Tất nhiên cũng có thể đo được một phần nào, ví như đại gia bất động sản giờ đã cung ứng được lượng nhà ở cho người dân ở những mức thu nhập khác nhau, giúp giải tỏa bài toán nhà ở cho xã hội. Thế nhưng, số đáp ứng được đó vẫn không tương xứng với tỷ lệ số người nghèo lớn hơn rất nhiều mà chưa có nhà ở. Giá nhà đất ở Việt Nam luôn vượt quá xa so với tầm với của người dân. Điều này tạo nên nghịch cảnh, làm cho mọi người không thực sự thấy thỏa mãn, đồng tình cao với khả năng của người giàu đóng góp cho xã hội”, bà Lan tiếp lời.

Theo vị chuyên gia kinh tế này, khi xã hội càng phát triển thì sẽ có những người giàu lên, cá nhân bà cũng hoan nghênh phải có những người giàu, nhưng những người giàu đó phải mang sự giàu có, tài năng của họ đóng góp trở lại cho cộng đồng nhiều hơn.

“Nhất là minh bạch hóa được sự giàu có của họ để làm cho cả xã hội thực sự “tâm phục, khẩu phục” với tài năng của họ, để họ không chỉ nổi tiếng giàu có mà còn có tên tuổi như những người tài giỏi được xã hội kính trọng”, bà Lan nhấn mạnh.

Mặt khác, bà Lan cho rằng, trong nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế như báo cáo Việt Nam 2035 vừa qua, nhiều “đại gia”, người giàu Việt Nam lại tập trung vào những lĩnh vực không có năng suất lao động cao như xây dựng, bất động sản, ngân hàng, tài chính… đấy là điều đáng suy nghĩ.

Lẽ ra, điều mong đợi là những người kinh doanh tài giỏi và giàu có có thể đi tiên phong trong những lĩnh vực có năng suất lao động cao, lĩnh vực mới mà dẫn dắt nền kinh tế đi lên, chứ không chỉ làm chủ yếu trong lĩnh vực năng suất lao động thấp.

Vậy, nguyên nhân khiến người giàu Việt Nam tăng nhanh là gì?

Trả lời câu hỏi này, bà Lan cho hay: Tôi không dám nói nguyên nhân nào khiến người giàu tăng nhanh theo cái gì riêng của Việt Nam vì chưa có nghiên cứu nào để xác định nó cả. Nhưng chỉ cảm nhận từ danh sách những người giàu được công bố lên thì thấy tương đối rõ là số lớn những người giàu có liên quan đến kinh doanh bất động sản.

“Trên thực tế ở Việt Nam, ai cũng hiểu giàu có được bằng bất động sản, lấy được những mảnh đất vàng không dễ dàng nếu đơn thuần đi bằng con đường kinh doanh bình thường, đấu  thầu sòng phẳng trên thị trường.

Chúng ta duy trì việc Nhà nước sở hữu đất đai và Nhà nước là người duy nhất có quyền phân bổ đất. Nếu quản lý ở đâu đó, chỗ nào đó thiếu  minh bạch sẽ tạo nên những kẽ hở cho các nhóm lợi ích hình thành.

Tôi vẫn cứ mong mỏi ở Việt Nam có những người giàu mà họ đi lên bằng con đường qua tài năng kinh doanh, phát kiến về công nghệ hay ứng dụng công nghệ…. nhưng tiếc là số người giàu có được bằng tài năng kinh doanh trong các lĩnh vực mà họ chứng minh được bằng lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của họ, không phải đất đai thì số đó ở Việt Nam quá ít”, bà Phạm Chi Lan nói.

Minh Thư / Info net