10 sự thật về trứng gà có thể bạn chưa biết

Trứng là thực phẩm có nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, chứa chất béo không bão hòa lành mạnh và protein. Tuy nhiên, rất nhiều điều đáng ngạc nhiên hơn về món ăn này mà bạn chưa biết.

Màu vỏ trứng

Màu sắc của vỏ trứng không chỉ thể hiện giá trị dinh dưỡng hay chất lượng của một quả trứng, mà nó còn cho bạn biết là giống gà mà đẻ ra quả trứng đó. Gà có lông màu đỏ nâu sẽ đẻ ra trứng màu nâu và gà có lông màu trắng sẽ đẻ ra trứng màu trắng.

Ảnh minh hoạ.

Trứng gà tây

Mỗi lần đẻ trứng, gà tây thường làm cho mình một tổ mới. Hơn nữa, gà tây có bản năng là một bà mẹ mạnh mẽ hơn so với gà bình thường, do vậy, việc thu thập trứng của chúng là điều không dễ dàng.

Vi khuẩn

Chỉ có 1 trong 20.000 quả trứng có thể chứa vi khuẩn nhiễm độc Salmonella. Do đó, khả năng một quả trứng chứa vi khuẩn Salmonella là rất nhỏ. Các khách hàng trung bình có thể gặp phải một quả trứng bị nhiễm vi khuẩn độc 84 năm một lần.

Màu lòng đỏ trứng

Màu lòng đỏ trứng được xác định bằng chế độ ăn uống của một con gà mái. Nếu bạn đập vỡ một quả trứng có lòng đỏ màu vàng sẫm, có nghĩa là con gà đã ăn các loại rau xanh. Lòng đỏ màu vàng tươi, có nghĩa là con gà ăn lúa mạch và lúa mì và một lòng đỏ màu vàng vừa là kết quả của chế độ ăn cỏ linh lăng và bắp.

Ảnh minh hoạ.

Chất béo và protein lành mạnh

Trứng có chứa hàm lượng chất béo lành mạnh và protein rất cao. Chất béo lành mạnh giúp bạn cảm thấy no, trong khi protein giúp bạn phát triển cơ bắp. Hơn nữa, trứng có chứa chất chống oxy hóa giúp làm giảm những ảnh hưởng của lão hóa và chống ung thư.

Vết máu đỏ

Khi bạn quan sát thấy một vết máu đỏ trong một quả trứng, đó là do các mạch máu nhỏ trong lòng đỏ bị vỡ. Và những quả trứng này không an toàn để sử dụng.

Chống mù lòa

Trứng chứa các chất dinh dưỡng để bảo vệ đôi mắt của bạn, chống mù lòa do tuổi tác. Tình trạng này được gọi là thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi.

Vỏ trứng

Vỏ trứng chủ yếu là canxi cacbonat, thường có màu trắng. Tuy nhiên, một số vỏ trứng có màu sắc tia cực tím mà không thể nhìn thấy bằng mắt người, nhưng có khả năng nhìn thấy bởi các loài chim.

Cholesterol

Mỗi quả trứng cung cấp hai phần ba lượng cholesterol khuyến cáo hàng ngày. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu, tiêu thụ trứng hàng ngày sẽ không làm tăng nguy cơ bệnh tim.

Theo D.Nhung/Lao Động

Châu Á chiếm 58% ca ung thư thế giới: Cảnh báo đầy nguy hiểm cho Việt Nam

(Thời sự) – GS Khải dẫn chứng, tại Việt Nam, 15 năm qua, số người mắc bệnh ung thư đã tăng gấp đôi và dự kiến trong 5 năm tới, mỗi năm sẽ có 200.000 ca mắc mới bệnh ung thư.

Việt Nam trong tình trạng đầy thách thức

Mới đây, tại Diễn đàn Y tế châu Á tại Singapore, ông Richard Horton, Tổng biên tập tạp chí y tế Lancet của Anh đã đưa ra cảnh báo, châu Á – hiện đã chiếm phần lớn các ca ung thư gan và dạ dày, có thể chiếm 58% số ca ung thư của thế giới vào năm 2020.

Đồng thời, ông Donald Maxwell Parkin, một chuyên gia nghiên cứu tại ĐH Oxford (Anh) cũng khẳng định rằng châu Á có thể chiếm 65% ca mắc bệnh ung thư vào năm 2050.

Trao đổi quan điểm trước thông tin trên, GS.TS Phạm Gia Khải – Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam nhìn nhận, các nhà khoa học đưa ra cảnh báo hoàn toàn có cơ sở vì châu Á hiện đang có sự chuyển dịch vô cùng mạnh mẽ về kinh tế, mà đi kèm theo chắc chắn sẽ là sự thay đổi về môi trường, dẫn tới một số bệnh như ung thư, tất nhiên đó là quy luật: sự phát triển kinh tế nào cũng phải trả giá.

Theo GS Khải, lời cảnh báo dành cho toàn khu vực cũng là lời cảnh báo đầy nguy hiểm dành cho VN, nếu châu Á đứng trước hiểm họa như vậy, thì VN sẽ rơi vào tình trạng đầy thách thức.

GS.TS Phạm Gia Khải đang khám cho bệnh nhân. Ảnh: SKĐS

Vị chuyên gia chứng minh bằng những con số, tại VN, 15 năm qua, số người mắc bệnh ung thư đã tăng gấp đôi (từ 69.000 ca lên 150.000 ca) và dự kiến trong 5 năm tới, mỗi năm sẽ có 200.000 ca mắc mới bệnh ung thư. Mỗi năm có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày.

Nói rõ hơn về tình trạng xuất hiện căn bệnh này tại nước ta, GS Khải cho biết, bệnh ung thư ở VN thường gặp ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỉ lệ mắc và tử vong hàng đầu, tiếp là dạ dày, gan, đại trực tràng. Còn ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi.

“Về nguyên nhân thì theo tôi là do ô nhiễm ăn uống, ô nhiễm môi trường, tôi đã từng trao đổi với giám đốc bệnh viện K, được biết số ca mắc bệnh ung thư hiện nay đang nhiều hơn trước, tỷ lệ bệnh nhân mắc bện viêm gan, xơ gan dẫn đến ung thư gan chính thức 20%, nhất là vùng Tây Nguyên”, GS Khải nhận định.
Sự trả giá của phát triển kinh tế

Ông Khải, phân tích sâu hơn, khoảng 5 năm trở lại đây, VN chính thức đối diện với vấn nạn thực phẩm bẩn, trong đó có hóa chất bảo quản hoa quả khỏi bị thối sớm, đó là các hợp chất cực độc với sức khỏe, rồi thêm thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng khi nuôi trồng. Một vấn đề nữa đó là ô nhiễm không khí, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, ô nhiễm đang ở mức cao nhất, nhì trên thế giới.

GS Khải đánh giá vai trò ô nhiễm môi trường, thức ăn, các bệnh truyền nhiễm là một nguyên nhân quan trọng tạo nên luồng đại dịch ung thư ở VN.

“Những nước phát triển bao giờ họ cũng đặt yếu tố lợi nhuận thấp hơn tiêu chí bảo vệ môi trường. Tôi sang Hoa Kỳ môi trường vô cùng sạch, bên Pháp – Paris cũng vậy, trước khi các DN xả thải chất độc ra ngoài môi trường thì phải làm sạch các thành phần trong nước theo đúng Luật quy định, rồi sẽ có sự kiểm tra thì mới được thải.

Nhưng VN thì khác, chúng ta còn nghèo, đang trên đà thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp để phát triển, nên cần giá thành rẻ để dễ thu hút, chấp nhận giảm thiểu các khâu khử lọc chất độc. Nói ngay như Formosa Hà Tĩnh xả thải làm cho cá biển miền Trung chết hàng loạt, đó là hệ quả của việc giám sát xả thải, do sự lỏng lẻo quản lý của chính chúng ta và dĩ nhiên phải trả giá”, ông Khải phân tích.

Nói về những thiệt hại cả về yếu tố kinh tế – xã hội – con người, vị chuyên gia chỉ rõ: “Bao giờ sự thiệt hại về yếu tố con người cũng là quan trọng nhất, bởi vì con người là nhân tố cấu thành nên một xã hội cho dù nó có phát triển hay không. Với một đất nước còn nghèo, những thế hệ trẻ mà mắc các căn bệnh hiểm nghèo sẽ làm chúng ta có những sự khó khăn trong phát triển, cạnh tranh với thế giới trong thời kỳ hội nhập.

Còn thiệt hại kinh tế là thấy rõ, một người ung thư thì đâu phải 1 người nằm viện, mà còn có người đi theo. Tôi vẫn hay ví von, chống lại bệnh ung thư giống như việc sống trên một chiếc tàu đắm, biết nó sẽ đắm, nhưng vẫn phải chống chọi, để nó đắm một cách chậm nhất.

Tôi chỉ thấy lo ngại khi hiện nay ung thư nhiều bệnh oái ăm, còn các cháu nhỏ thì ung thư máu nhiều, tất cả đều do ô nhiễm môi trường bẩn độc, các tia xạ, các phương tiện, các hóa chất ảnh hưởng đến tế bào non, mà trẻ con là ứng cử viên hàng đầu. Trong khi các phương tiện chẩn đoán, điều trị, đội ngũ bác sỹ hạn chế mà nhu cầu XH tăng.

Cũng vì khi cầu nhiều thì xuất hiện các đòi hỏi tiêu cực từ người cung cấp. Hơn nữa, xã hội bây giờ khác xa xã hội trước đây, đã thành một xã hội kim tiền, chạy theo kinh tế thị trường một cách điên cuồng”.

“Nếu các cơ quan nhà nước làm mạnh tay, có các chế tài thực sự thì tôi tin vẫn làm được. Tôi lấy ví dụ cách đây vài năm khi nói đến việc yêu cầu đội mũ bảo hiểm đi xe máy, ai cũng nói đó là việc rất hài hước.

Thậm chí, có nhiều người dân thành phố mỉa mai, toàn dân các tỉnh, thành phố đội mũ như nồi cơm điện trên đầu người, nhưng sau đó nhờ tuyên truyền cũng như các hình thức chế tài xử phạt, nếu không có mũ bảo hiểm thì xử lý, cuối cùng đến nay nó trở thành vật bất ly thân của mỗi người. Và cũng nhờ đó tai nạn giao thông đã giảm đi nhiều hơn. Cho nên phải có biện pháp cứng rắn của chính quyền, không thể nhẹ nhàng được.

Việc yêu cầu người điều khiển mô tô còn làm được thì làm sao không làm được thực phẩm sạch.

Cần phải có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, vào cuộc một cách khoa học, thông minh, tôi thông cảm với chính quyền, phải có kế hoạch từng bước một, phải xem bệnh ung thư nào nhiều nhất, tác nhân nào gây ra nhất thì chú trọng vào đó. Việc này rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng và bộ phận chuyên khoa làm hệ thống thống kê này”, ông Khải nhấn mạnh.
Hoàng Nam

Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã làm gì khi bị sỉ nhục?

“Cái trán của Tướng quân rộng đến mức có thể phi ngựa, bụng của Tể Tướng rộng đến mức có thể chèo thuyền”.

Lâm Tắc Từ, một vị quan nổi tiếng thời xưa, cũng viết: “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại; bích lập thiên nhận, vô dục tắc cương” , ý nói rằng biển vì có thể dung nạp trăm nghìn con sông mà trở nên rộng lớn, vách núi nghìn trượng sừng sững vì không mang dục vọng mới có thể giữ mình cương trực. Đây cũng là nói đến trí huệ của lòng bao dung.

Bao dung là một loại khí phách, cũng là một loại trí huệ. Có một câu chuyện kể về vị Tổng thống vĩ đại của nước Mỹ, Abraham Lincoln như thế này:
Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln xuất thân trong một gia đình thợ giày. Lúc đó, xã hội Mỹ rất coi trọng thành phần xuất thân trong gia đình quyền quý. Đại bộ phận nghị sĩ thượng nghị viện Mỹ đều xuất thân trong gia đình thế gia vọng tộc. Là những người của xã hội thượng lưu Mỹ, họ thấy khó chấp nhận một vị Tổng thống là con trai của một thợ giày rất tầm thường.
Ngày đầu tiên làm tổng thống, ngay khi Lincoln lên phát biểu trong lễ nhậm chức Tổng thống, một nghị sĩ đã chen vào giữa bài phát biểu của ông. Ông ta nói: “Thưa ngài Lincoln, đừng quên rằng cha ngài thường đóng giày cho gia đình tôi”. Tất cả các nghị sĩ đều cười ầm lên. Họ nghĩ rằng họ đã khiến Lincoln trở thành trò hề.
Tuy nhiên, khi tiếng cười vừa chấm dứt, Tổng thống Lincoln không cao ngạo, cũng không tự ti mà chân thành nói: “Thưa ngài, tôi biết rằng cha tôi đã đóng giày cho gia đình ngài, cũng như nhiều gia đình các nghị sĩ khác… bởi vì không người thợ nào có thể làm được như ông. Ông là một người sáng tạo.
Giày của ông không chỉ là giày, ông đã đổ cả tâm hồn vào nó. Tôi muốn hỏi các ngài rằng, các ngài đã từng phàn nàn về giày của ông chưa? Bản thân tôi cũng biết cách đóng giày; nếu các ngài có phàn nàn gì, thì tôi có thể đóng cho các ngài một đôi giày khác. Nhưng theo tôi thấy thì, chưa ai từng phàn nàn về những đôi giày mà cha tôi đóng. Ông là một thiên tài, một nhà sáng tạo, và tôi tự hào vì cha tôi!”

Toàn bộ các nghị sĩ nín lặng. Họ nhận ra rằng họ chưa hiểu gì về Tổng thống Lincoln. Lincoln tự hào về người cha đánh giày của mình, vì chưa ai từng phàn nàn về những “tác phẩm” của ông. Và mặc dù đã là Tổng thống, Lincoln vẫn sẵn sàng đóng một đôi giày mới nếu có bất cứ ai phàn nàn.
Sau này có người đã khuyên Lincoln trả đũa người nghị sĩ nọ, nhưng Lincoln nói rằng: “Khi chúng ta trở thành bạn thì đối thủ đã không còn!” Chính sự chân thành và lòng khoan dung của Lincoln đã trở thành một phần nền tảng của văn hóa Mỹ.
Nhà thơ nổi tiếng Gibran từng nói: “Một con người vĩ đại có hai trái tim: Một trái tim chảy máu và một trái tim bao dung” . Khổng Tử nói: “Khoan dung thì được lòng mọi người”. Trong kinh Phật cũng dạy: “Chỉ một ý niệm cũng khiến hoàn cảnh thay đổi”. Cho nên, chỉ một câu nói, một hành động nhỏ hay chỉ một nụ cười thôi đã đủ để khiến cho người xấu quay đầu hướng thiện.

Lẽ trời cũng là lẽ của con người, chính bởi vì có thể bao dung mới có thể thành tựu được biển rộng, núi cao, cũng cải thiện được mối quan hệ giữa con người và con người, thành tựu được sự nghiệp to lớn lưu mãi ngàn đời của các bậc anh hùng, hào kiệt xưa nay.
Tục ngữ nói: “Vàng không thuần khiết, người không ai hoàn mỹ” . Khi đối mặt với sai lầm của người khác, nếu như canh cánh để ở trong lòng và đòi đáp trả thì sẽ chỉ khiến cho tâm linh của bản thân thêm nặng, thêm trầm trọng mà thôi. Thay vì để cho thù hận gặm nhấm tâm linh, chịu đựng thống khổ chi bằng hãy mở rộng lòng mà bao dung hết thảy, chẳng phải chúng ta sẽ được thản nhiên và tự tại sao?
Theo Tri Thức VN

Donald Trump ký sắc lệnh cấm chuyển kiều hối gây sốc hàng triệu người Việt !

Theo các hãng tin thông tấn lớn dẫn nguồn tin từ Nhà trắng, ngay sau khi ký liên tiếp 2 sắc lệnh về cắt giảm các quy định để “cởi trói” cho ngành tài chính ngân hàng Mỹ, đổi lại Tổng thống Donald Trump vừa ký thêm sắc lệnh bổ sung, cấm các tổ chức ngân hàng, tài chính của Mỹ chuyển tiền ra nước ngoài theo dạng kiều hối, đã gây sốc toàn cầu.

Sắc lệnh bổ sung này còn yêu cầu Bộ Tài chính của Mỹ áp đặt hàng loạt quy định để giới hạn tối đa việc chuyển tiền ra khỏi nước Mỹ, nhằm giữ nguồn vốn để đầu tư trở lại nước Mỹ, tạo công ăn việc làm cho người dân như ông Trump đã hứa.

Sau hàng loạt sắc lệnh hành chính gây sốc như: sắc lệnh cấm nhập cư khiến công dân nhiều nước và những người đã có quốc tịch Mỹ và có thẻ xanh phải khốn đốn khi bị cấm nhập cảnh, 2 sắc lệnh ngân hàng cắt bỏ nhiều điều khoản trong đạo luật Dodd-Frank “cởi trói” cho các ngân hàng Mỹ vì “giới hạn các doanh nghiệp và gia đình vay tiền ngân hàng”. Giới chủ ở Phố Wall tỏ ra vui mừng cho rằng, nới lỏng các quy định sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thúc đẩy hoạt động tín dụng, qua đó tạo việc làm cho người dân. Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer lên tiếng phản đối sắc lệnh rà soát đạo luật Dodd-Frank và cho rằng việc hủy bỏ văn kiện này sẽ mở đường cho giới tài chính “lộng quyền”. Tiếp nối chiến lược “nước Mỹ trên hết” như đã hứa khi tranh cử, Tổng thống Donald Trump lại đưa ra thêm một sắc lệnh bị cho là vi hiến.

Tổng thống Donald Trump

Ngược lại, sắc lệnh mới chặn dòng tiền ra khỏi nước Mỹ, buộc các ngân hàng hành động “vì nước Mỹ”, đánh thẳng vào miếng cơm manh áo của nhiều kiều dân.

Không khí hoang mang không chỉ dậy lên trong lòng người Việt hải ngoại, mà lệnh cấm chuyển tiền ra nước ngoài, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu gia đình ở Việt Nam có người thân đang sinh sống và học tập ở Mỹ. Thậm chí, còn gây sốc mạnh cho các nhà đầu tư của Mỹ vào Việt Nam. Dòng kiều hối về Việt Nam chắc chắn sẽ giảm mạnh, thậm chí là bị khựng lại.

Theo Ngân hàng Thế giới, tổng lượng kiều hối của toàn thế giới đạt tổng cộng khoảng 582 tỷ USD (năm 2015). Mỹ chiếm 19% số lượng di dân toàn thế giới. Di dân tại Mỹ gửi về nhà lượng kiều hối trị giá 133,5 tỷ USD (năm 2015). Trong đó các nước nhận kiều hối từ Mỹ lớn nhất là: Mêhicô; Trung Quốc; và Ấn Độ. Rõ ràng đây là nguồn tiền rất lớn chuyển ra khỏi nước Mỹ mà ông Trump muốn ngăn chặn.

Sắc lệnh hành pháp mới của Tổng thống Mỹ cũng sẽ đánh thẳng vào túi tiền của các ngân hàng ở Việt Nam

Như chúng ta chứng kiến thời gian qua, nhiều trường hợp người Việt không làm sao được nhập cảnh vào Mỹ. Rồi lượng người Việt ở Mỹ về thăm quê hương cũng đã giảm mạnh, thậm chí tới đây còn có nguy cơ không được mang ngoại tệ ra khỏi nước Mỹ mang về Việt Nam.

Sắc lệnh hành pháp mới của Tổng thống Mỹ cũng sẽ đánh thẳng vào túi tiền của các ngân hàng ở Việt Nam đang cung cấp dịch vụ nhận và chuyển tiền kiều hối có kết nối với các ngân hàng tại Mỹ như JPMorgan Chase & Co, Ngân hàng hợp tác Mỹ, Citigroup, Wells Fargo & Co, Goldman Sachs Group và Morgan Stanley. Người dân ở Việt Nam muốn nhận được tiền từ người thân chỉ còn cách chuyển tiền qua các kênh “chợ đen”, dịch vụ ngầm. Tức là các dịch vụ chuyển tiền chui, không qua hệ thống ngân hàng, tuy nhiên, độ rủi ro cao.

Bản đồ: Kiều hối từ Mỹ và các nước tiếp nhận (năm 2015). Lượng kiều hối nhận tỷ lệ thuận với độ đậm trên bản đồ. Mỗi độ đậm tương ứng với một lượng kiều hối. Việt Nam ở trong số nước có màu đậm nhất.

Theo Ngân hàng Nhà nước, lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2016 đã giảm chỉ vào khoảng 9 tỷ USD, thấp hơn tới 25% so với mức dự báo tràn lạc quan là khoảng 12 tỷ USD. Ngay tại Sài Gòn, nơi có đến vài triệu người có thân nhân ở nước ngoài, tập trung đến 50% lượng kiều hối chuyển về Việt Nam cũng chỉ nhận được khoảng 4.3 tỷ USD thấp hơn dự kiến đến 10%.

Ngoài ra, dòng kiều hối đổ về Việt Nam còn phải chịu thêm lực cản rất lớn từ việc Fed tăng lãi suất USD, cùng với chủ trương nâng giá trị USD và không tham gia TPP của Tổng thống Donald Trump, khiến các nhà đầu tư, hay những người trước đây chuyển tiền về Việt Nam thì nay sẽ giữ USD để gửi tiết kiệm tại các quốc gia có lãi suất tiền gửi USD cao hơn là gửi về Việt Nam. Lượng kiều hối từ Mỹ chuyển về Việt Nam nhằm đầu tư vào sản xuất – kinh doanh để đón đầu TPP, thì nay cơ hội này không còn.

Tới đây, cùng với lệnh nhập cư của Trump đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý người Việt hải ngoại, thì nay lệnh cấp chuyển kiều hối mà Donald Trump vừa ký chắc chắn là cú sốc cho nhiều người Việt.

Không chỉ ở Việt Nam, tại những quốc gia đang phát triển khác, lượng kiều hối cũng bị sụt giảm mạnh do tác động của chính sách mới của Mỹ. Báo cáo mới nhất của World Bank cho hay, nguồn kiều hối đổ vào Ấn Độ – quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới đã giảm 5% trong năm 2016. Kiều hối đổ vào các quốc gia khác như Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka cũng lần lượt giảm 3,5%; 5,1% và 1,6%.

Bên cạnh chính sách quản lý ngoại hối, chính sách đối với người Việt Nam của Mỹ cũng có vai trò quan trọng không kém trong việc ngăn dòng kiều hối vào Việt Nam. Trước đây, vấn đề được các kiều bào rất quan tâm là mang tiền về đầu tư vào đâu, thì nay dù có chỗ cần đầu tư, thì họ cũng không thể đầu tư được vì sắc lệnh mới.

Sắc lệnh về kiều hối bất ngờ bắt đầu gây lo ngại lớn cho giới bất động sản Việt Nam. Bởi vì, đây là một nguồn tiền đáng kể cho thị trường địa ốc. Việc suy giảm bất ngờ của kiều hối cũng gây ra những lo lắng khác vì nó còn chảy cả vào lĩnh vực sản xuất, thị trường chứng khoán, vàng…

Dòng kiều hối còn chảy cả vào lĩnh vực sản xuất, thị trường chứng khoán, vàng…

Những năm qua, dòng kiều hối là một trong những nguồn vốn bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, giữ ổn định tỉ giá, làm tăng nguồn vốn đầu tư xã hội, góp phần lớn vào dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Nay nguồn tiền này bị chặn, sẽ đảo lộn cuộc sống của hàng triệu gia đình và nền kinh tế của Việt Nam.

Để đối phó lại với thực trạng đi xuống không phanh của kiều hối, Chính phủ Việt Nam cần thực hiện gấp các chính sách ưu đãi cho người nhận tiền từ nước ngoài để cứu vãn dòng kiều hối về nước.

Hải quân Mỹ tuần tra Biển Đông bất chấp cảnh báo từ Trung Quốc

Một nhóm tàu sân bay của Mỹ đã bắt đầu tuần tra ở Biển Đông giữa lúc căng thẳng gia tăng với Trung Quốc về tuyến đường biển quan trọng của thế giới.

Hãng tin Reuters cho biết, theo thông báo được đăng trên trang Facebook của tàu sân bay USS Carl Vinson, nhóm tàu này đã bắt đầu các hoạt động thường xuyên trên Biển Đông từ ngày 18/2.

Chỉ huy trưởng nhóm tác chiến là Chuẩn Đô đốc James Kilby. Ông nói rằng nhóm tàu đã cải thiện được tính hiệu quả và khả năng sẵn sàng tác chiến nhờ các tuần huấn luyện tại Thái Bình Dương.

“Chúng tôi rất mong muốn được thể hiện những khả năng đó trong lúc xây dựng các mối quan hệ mạnh mẽ với các đồng minh, đối tác và bạn bè của chúng tôi tại khu vực Ấn Độ Dương-Châu Á-Thái Bình Dương”, Navy News Service cho biết lời phát biểu của ông Kilby.

Cuộc tuần tra của Mỹ diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc vừa kết thúc cuộc tập trận hải quân riêng của họ tại Biển Đông. Trước đó, Trung Quốc đã cảnh báo Washington không được có các hành động thách thức ‘chủ quyền và an ninh’ của Bắc Kinh.

Trung Quốc nhận quyền sở hữu đối với hầu hết khu vực Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Brunei, Philippines, Malaysia và Đài Loan.
Một cơ quan nghiên cứu của Mỹ đã công bố các bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang gia tăng quân sự trên quần đảo Hoàng Sa , thuộc Biển Đông. Cũng chính cơ quan này hồi tháng 12 năm ngoái cho biết Bắc Kinh đã lắp đặt các vũ khí đánh gần trên quần đảo Trường Sa.

Vài nhời trao đổi với con trai ông Lê Duẩn

FB Lưu Trọng Văn

Ông Lê Kiên Thành (Ảnh do tác giả cung cấp). Nguồn: TVN

Ông Lê Kiên Thành (Ảnh do tác giả cung cấp). Nguồn: TVN

Gã quý trọng tâm huyết và cả những tư duy cấp tiến của ông Lê Kiên Thành con trai của ông Lê Duẩn về hiện trạng và tương lai đất nước.

Gã quen biết nhiều con của các ông là lãnh đạo cấp cao nhất của đất nước một thời, rất buồn là đa số họ co vòi, hoặc lo làm ăn, hoặc bo bo yên phận với những gì đã có, hoặc bảo thủ bởi những vòng kim cô mà các phụ huynh để lại như một truyền thống, duy Lê Kiên Thành khác. Ông nồng nhiệt quan tâm vận nước và thẳng thắn lên tiếng đấu tranh với những gì trì kéo dân tộc, hăng hái đóng góp ý kiến cho con đường phát triển của dân tộc.

Tuy vậy cái khó của ông Thành là ông chưa dám nhìn thẳng vào sự thật của đất nước có căn nguyên cả từ thời cha ông là vua ngự trị đất nước này.

Gần đây ông Thành trả lời trên Tuần Việt Nam về những gì ông biết qua cha ông về sự kiện ngày 17 tháng Hai năm 1979 tạo nên một làn sóng không nhỏ trong dư luận nước nhà.

Điều rõ nhất là qua bài trả lời phỏng vấn, gã và người đọc tin tưởng ông Thành luôn đứng về phía dân tộc chứ không hề bao che, núp bóng những thế lực nào đó để biện minh cho kẻ thù dân tộc. Gã và người đọc tin rằng ông Lê Duẩn luôn đứng về dân tộc để chống lại bọn ngoại xâm.

Tuy vậy, có một sự thật khác, còn một sự thật khác mà vì là bổn phận người con kính yêu cha nên ông Thành không thể và có thể cả không đủ nhận thức để đánh giá đầy đủ vai trò của cha ông đối với vận nước, và con đường đi của đất nước.

Đó là ,nếu ông Thành cho rằng cha ông biết rất rõ âm mưu của Mao và Đặng Tiểu Bình từ trước cả năm 1975 sẽ tìm mọi cách thôn tính Việt Nam như trả lời của ông Thành trên báo thì tại sao, cha ông không hề có phương án chuẩn bị tốt nhất cho đất nước?

Chắc chưa ai quên ông Lê Duẩn đã tuyên bố hào hứng thế nào khi đất nước thống nhất 1975: Vĩnh viễn từ nay đất nước ta sạch bóng quân thù.

Nếu ông Lê Duẩn như ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu có tầm nhìn chiến lược về Trung Cộng ngay từ năm 1954, lo sợ VN sẽ bị Trung Cộng thôn tính, thì tại sao ông lại vội vã khẳng định “vĩnh viễn không còn kẻ thù” như thế?

Nếu ông Lê Duẩn có ý thức chiến lược về kẻ thù tiềm ẩn và nguy cơ bị xâm chiếm qua bài học năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa và năm 1972 Trung Quốc bắt tay với Mỹ bán rẻ VN vì lợi ích của Trung Quốc thì ông có chịu coi Đặng Tiểu Bình là người bạn thân thiết chí cốt của mình không để rồi sau này ông ngỡ ngàng về cái gọi là sự phản bội tình bạn ấy?

Liệu ông Lê Duẩn có dám cao ngạo cộng sản, cao ngạo kẻ chiến thắng để đưa đất nước vào cảnh bị cô lập trên thế giới, để dân tộc VN bị chia rẽ, hàng trăm ngàn người của chế độ cũ bị tù đày, ruồng bỏ, hàng ngàn trí thức của dân tộc, những tinh hoa làm nòng cốt cho sức mạnh dân tộc bị đẩy ra biển, vượt biên không?

Hơn ai hết là người kế thừa ông Hồ Chí Minh, ông Lê Duẩn thừa biết dân tộc đoàn kết mới có sức mạnh.

Ông Lê Duẩn là người am hiểu lịch sử Dân tộc,hơn ai hết ông biết nước mạnh về kinh tế, chính trị, đoàn kết thì không kẻ nào có thể xâm chiếm được.

Lòng dân thì tan hoang vậy.

Kinh tế thì ông Lê Duẩn kiên định và duy ý chí theo chủ thuyết “làm chủ tập thể và kinh tế tập trung bao cấp” phá bỏ mọi quy luật thị trường đã dẫn đến nghèo đói, sức dân, lực nước kiệt quệ mà di hại của nó còn đến tận bây giờ.

Sự thật phải là sự thật.

Gã tin cha của ông Thành là người yêu nước. Nhưng gã không tin cha ông Thành là người sáng suốt và có tầm nhìn chiến lược, toàn diện về vận nước về kẻ thù và về con đường đi của đất nước.

Vì không sáng suốt nên mới chủ quan trước những cảnh báo về quân xâm lược, mới bị động hầu như không hay biết sẽ có 600.000 quân Trung Quốc tràn qua nước ta vào sớm 17.2.1979.

Đó là chưa kể có vấn đề khó hiểu về nhân tâm khi chính cái tối 17.2.1979, lúc nước sôi lửa bỏng như thế, khi mà hàng ngàn chiến sĩ, người dân bị Trung Quốc giết hại dã man, khi lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc bị dày xéo bởi quân xâm lược thì hầu hết lãnh đạo cao nhất của đất nước cùng ông Lê Duẩn tổng tư lệnh tối cao vẫn đến dự đám cưới của ông Thành, con trai ông Duẩn. Và, theo tường thuật của ông Thành thì các vị vẫn nói cười bình thường như chiến tranh chưa hề xảy ra.

Những người cha, người mẹ, người con, người vợ của những người bị quân xâm lược thảm sát sẽ nghĩ sao khi người thân và quê hương của họ chìm trong máu lửa thì những vị lãnh đạo có trách nhiệm cao nhất với đất nước vẫn dành thời gian cho một cuộc vui của con lãnh tụ?

Gã nghĩ lịch sử đã đến lúc cần lên án hành động thiếu nhân văn và trách nhiệm này.

Có thể đêm ấy có đám cưới của một người lính, rồi ngày mai người lính ra trận.Và có thể người lính sau đêm tân hôn vĩnh viễn không trở về. Nhân dân vẫn chia vui cùng người lính ấy.

Ông Thành cũng là người lính lúc ấy. Nhưng ông Thành còn là con của tổng tư lệnh. Hành động phải đạo nhất là chính ông Thành quyết định hoãn đám cưới ngày vui của mình để cha mình, tổng tư lệnh tập trung vào việc chỉ huy chiến trận trong lúc đất nước trong tình thế nguy nan này.

Nếu người con không sẵn sàng hoãn đám cưới thì chính người cha tổng tư lệnh phải đề nghị con hoãn đám cưới vì lúc này tình hình đất nước chưa cho phép.

Còn không thì, cứ đám cưới thật đơn giản người cha cùng dàn lãnh đạo tới có lời chúc mừng trong mấy phút rồi rút về vị trí chỉ huy của mình.

Nhưng sự thực qua lời kể của ông Thành thì đám cưới của ông không diễn ra theo kịch bản như gã vừa nêu.

Tiếc rằng sau 38 năm chính ông Thành cũng không nhận ra lỗ hổng nhân tâm này.

Câu chuyện ông Thành kể về sự kiện ngày 17.2.1979 theo gã vẫn nóng hổi bài học cho những ai đang cầm quyền và cho cả những nhà viết sử.