Một ngôi làng ở Canada sẵn sàng chia đất và cấp việc làm cho những ai muốn đến sống

Bất cứ ai chịu chuyển đến ngôi làng sẽ được cung cấp 2 mẫu đất (khoảng hơn 8 nghìn m2) để sinh sống và có việc làm ngay lập tức.

Cape Breton là một hòn đảo nhỏ nằm ở tận cùng phía đông Nova Scotia thuộc Canada.

Một ngôi làng ở Canada sẵn sàng chia đất và cấp việc làm cho những ai muốn đến sống - Ảnh 1.

Ngôi làng nằm trên hòn đảo Cape Breton.

Hòn đảo xinh đẹp này có thiên nhiên rất độc đáo và kỳ thú, môi trường sinh thái sạch sẽ, trong lành. Mọi hoạt động trong ngôi làng trên đảo diễn ra rất sôi nổi, đông vui. Nó có đầy đủ các câu lạc bộ dành cho trẻ em và nhà thờ…

Một ngôi làng ở Canada sẵn sàng chia đất và cấp việc làm cho những ai muốn đến sống - Ảnh 2.

Ở đây chẳng thiếu gì, chỉ thiếu người.

Dân số trong làng có khoảng 150 nghìn người, nhưng hiện nay, con số này đang giảm dần. Vì thế một cửa hàng bán bánh mỳ và nông sản ở đây đã phải lên Facebook đăng thông tin tuyển dụng người làm.

Một ngôi làng ở Canada sẵn sàng chia đất và cấp việc làm cho những ai muốn đến sống - Ảnh 3.

Cửa hàng nơi đăng tin tuyển dụng trên Facebook.

Cửa hàng này làm ăn rất phát đạt, nên những người chủ muốn mở rộng thị trường kinh doanh của mình. Họ có đầy đủ điều kiện để mở thêm cửa hàng mới, ngoại trừ… con người. Sau khi thuê tất cả những người có thể làm được việc ở trong làng, con số này vẫn vô cùng ít ỏi so với những gì ông chủ, bà chủ cần. Vì thế họ đành phải nhờ cậy đến Facebook để tìm được người chấp nhận chuyển đến làm cho họ.

Bất cứ ai chịu chuyển đến ngôi làng sẽ được cung cấp 2 mẫu đất (khoảng hơn 8 nghìn m2) để sinh sống và có việc làm ngay lập tức. Tuy nhiên một tin buồn là chỉ những người có quốc tịch Canada mới được tới Cape Breton làm việc, người lao động nước ngoài thì miễn ngay.

Một ngôi làng ở Canada sẵn sàng chia đất và cấp việc làm cho những ai muốn đến sống - Ảnh 4.

Cảnh vật non nước hữu tình ở Cape Breton.

Thế nhưng đừng vội nản lòng! Theo luật Canada, bạn vẫn có thể đến đây để làm việc và nhận đất với 2 điều kiện sau:

– Được chủ doanh nghiệp quốc tịch Canada gửi thư mời tới làm.

– Có giấy phép làm việc được phê duyệt sau khi xin được visa tạm thời.

Một ngôi làng ở Canada sẵn sàng chia đất và cấp việc làm cho những ai muốn đến sống - Ảnh 5.

Đây quả là ngôi làng có 1-0-2 trên thế giới.

Vậy thì giờ, bạn đã thêm tự tin để chạm tới giấc mơ của mình chưa?

Những nông sản tỷ đô của Việt Nam

Khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2016 đạt 1,79 triệu tấn với kim ngạch 3,36 tỷ USD, tăng 33,6% về khối lượng và 25,6% về giá trị so với năm 2015.

Trong đó, Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là 2 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam. Cụ thể, xuất sang Đức hơn 275 nghìn tấn, đạt trên 498 triệu USD, sang Hoa Kỳ khoảng 237 nghìn tấn, thu về gần 450 triệu USD.

Năm 2016, diện tích cà phê trên cả nước đã tăng nhẹ trở lại, đạt 645.400 ha. Điểm đáng chú ý trong năm quà là xuất khẩu sản phẩm cà phê chế biến tăng cao. Xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam được dự báo sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới do nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này.

Đứng thứ 2 là hạt điều, đóng góp 347 nghìn tấn xuất khẩu năm 2016, đạt kim ngạch 2,84 tỷ USD, tăng 5,6% về khối lượng và 18,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, sản lượng điều xuất khẩu sang Mỹ đạt 237 nghìn tấn thu về gần 450 triệu USD.

Kế tiếp là hạt tiêu, khối lượng xuất khẩu cả năm 2016 đạt 177 nghìn tấn với kim ngạch 1,42 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu chính và tăng mạnh mặt hàng nông sản này là Pakixtan, Philippin, Hoa Kỳ.

Những năm qua, Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất Thế giới khi chiếm 50 % lượng hồ tiêu thương mại toàn cầu. Theo mục tiêu của bộ Công Thương năm 2017, hạt tiêu nằm trong nhóm 13 mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên 1,5 tỷ tấn với kim ngạch dự kiến đạt 1,6 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2016.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, niên vụ 2016-2017, dù sản lượng hồ tiêu ở một số địa phương giảm do dịch bệnh và ảnh hưởng của hạn hán nhưng tổng sản lượng hồ tiêu cả nước dự báo tăng ít nhất 15%.

Đối với mặt hàng gạo, lượng gạo xuất khẩu năm 2016 chỉ đạt 4,8 triệu tấn với kim ngạch 2,2 tỷ USD. Đây là con số không đạt mục tiêu so với kế hoạch đề ra là 5,4 triệu tấn/năm và giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm 2015 và các năm trước đó.

Cụ thể, lượng gạo xuất khẩu năm 2016 giảm 1,8 triệu tấn so với thành tích xuất khẩu gạo năm 2015 và năm 2013 (cùng đạt mức 6,6 triệu tấn), giảm 1,5 triệu tấn so với năm 2014 (6,3 triệu tấn).

Cụ thể, lượng gạo xuất khẩu năm 2016 giảm 1,8 triệu tấn so với thành tích xuất khẩu gạo năm 2015 và năm 2013 (cùng đạt mức 6,6 triệu tấn), giảm 1,5 triệu tấn so với năm 2014 (6,3 triệu tấn).

Lượng xuất khẩu gạo giảm mạnh khiến năm 2016 trở thành năm đáng buồn nhất đối với xuất khẩu gạo, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam. Năm 2016 là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu gạo bị vượt mặt bởi rau quả.

Xuất khẩu rau quả trong năm 2016 ước tính đạt trên 2,4 tỷ USD, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2015 và vượt kế hoạch xuất khẩu của Bộ Công Thương đề ra (2,2 tỷ USD).

Năm qua, ngành rau quả Việt Nam đã dỡ bỏ được hàng rào kỹ thuật cho 5 mặt hàng đi 4 thị trường gồm: xoài đi Australia, thanh long đi Đài Loan (Trung Quốc), nhãn và vải đi Thái Lan, hạt điều đi Peru. Như vậy,xuất khẩu rau quả Việt Nam đã mở rộng thị trường lên trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó riêng trái cây chiếm 40%.

Thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc (chiếm khoảng 70%). Sau Trung Quốc là những thị trường khó tính như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản… Năm nay, mặt hàng rau quả ước xuất siêu với 1,5 tỷ USD.

Lâm Di (Tổng hợp).

Từ ngày mai, vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành sẽ phá bỏ

Để phục vụ việc thi công nhà ga trung tâm Bến Thành (quận 1, TP HCM), vòng xoay Quách Thị Trang và trạm điều hành xe buýt sẽ bị phá bỏ.

Vào 16/2, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM thông báo, bắt đầu từ ngày mai (18/2), khu vực vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành sẽ tiến hành hạn chế giao thông để bắt đầu thi công nhà ga Bến Thàn h ( tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên).

Được biết, vào giai đoạn 1, đơn vị thi công chỉ rào chắn khu vực phía trước chợ Bến Thành. Tuy nhiên, để có mặt bằng thi công buộc phải phá bỏ vòng xoay Quách Thị Trang và trạm điều hành xe buýt Bến Thành.

Theo như qui hoạch khu trung tâm TP.HCM hiện hữu (930 ha) sau khi hoàn thành nhà ga ngầm cho các tuyến metro trước chợ Bến Thành năm 2020, thì khu vực vòng xoay này sẽ được xây dựng thành quảng trường hiện đại. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa kịp thực hiện theo đúng qui hoạch, TP sẽ phục hồi cảnh quan và công trình trên mặt đất như hiện hữu.

(Ảnh: Instagram/congbinh97)

(Ảnh: Instagram/gonmuro)

Bắt đầu từ mai, khu vực vòng xoay Quách Thị Trang sẽ được tiến hành thi công. (Ảnh: Instagram/asiantrailsltd)

Theo như thiết kế, công trình nhà ga trung tâm Bến Thành (quận 1) sẽ tọa lạc phía trước chợ Bến Thành và nối dài đến Công viên 23/9. Công trình được xây dựng phía trước chợ Bến Thành ở độ sâu khoảng 40m dưới lòng đất. Sau khi hoàn thành, phía trên nhà ga có hình tròn là giếng trời (nơi lấy ánh sáng) và đồng thời là nơi lên xuống nhà ga ngầm. Ngoài ra, các công trình trên mặt đất bao gồm 3 tháp thông gió được bố trí trong Công viên 23/9 và 6 lối tiếp cận với nhà ga.

Diện mạo nhà ga trung tâm trong tương lai. (Ảnh: BQL Đường sắt đô thị TP.HCM)

Cũng theo Sở GTVT TP.HCM, bắt đầu từ ngày mai (18/2) để phục vụ thi công nhà ga ngầm Bến Thành: đường Phạm Ngũ Lão (đoạn từ Yersin đến Trần Hưng Đạo) sẽ cấm xe lưu thông. Thay vào đó, mọi người có thể chọn lộ trình thay thế: Trần Hưng Đạo – Yersin – Phạm Ngũ Lão. Riêng người dân sống trong khu vực trên sẽ được lưu thông, tuy nhiên không được di chuyển vào khu vực có rào chắn.

Trên đường Yersin (hướng từ đường Trần Hưng Đạo đến Phạm Ngũ Lão), tất cả các phương tiện đều được di chuyển theo một chiều. Lộ trình thay thế: Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Thái Học – Trần Hưng Đạo – Yersin.

Đường Ký Con: Đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Lê Thị Hồng Gấm, ô tô chỉ có thể lưu thông một chiều từ đường Lê Thị Hồng Gấm đến Trần Hưng Đạo. Song song đó là việc cấm dừng đỗ xe từ 6g – 22g. Lộ trình thay thế: Trần Hưng Đạo – Yersin – Lê Thị Hồng Gấm – Ký Con.

Đường Calmette đoạn từ đường Lê Thị Hồng Gấm đến Trần Hưng Đạo cũng tương tự như trên: cấm dừng đỗ xe trong khoảng thời gian 6g – 22g.