Bộ Nội vụ công khai 9 địa phương, đơn vị có “cả họ làm quan”
Theo Bộ Nội vụ, sau hơn 1 tháng kiểm tra tại 9 địa phương, đơn vị mà dư luận, báo chí phản ánh được cho là có tình trạng “cả họ làm quan”, có 18 người có quan hệ ruột thịt, 40 người có quan hệ họ hàng…
Sáng 17/2, tại Bộ Nội vụ diễn ra cuộc Họp báo về Thông tin định kỳ cho các cơ quan báo chí. Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Tiến Thành, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ đã thông tin về việc thời gian vừa qua, dư luận và báo chí phản ánh tại nhiều địa phương, đơn vị có hiện tượng “cả họ làm quan”, gây bức xúc trong nhân dân.
 |
Quang cảnh buổi họp báo tại Bộ Nội vụ. |
Theo đó, ngay khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ kiểm tra các vụ việc báo chí phản ánh về việc lãnh đạo một số địa phương tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà vào các đơn vị do mình phụ trách, quản lý, Bộ Nội vụ đã khẩn trương tiến hành kiểm tra, rà soát theo thông tin báo chí phản ánh, tổng hợp được 9 địa phương, đơn vị và yêu cầu báo cáo Bộ Nội vụ về tình hình thông tin mà một số báo đưa tin.Các địa phương, đơn vị này gồm: tỉnh Hà Giang; xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An; huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk; tỉnh Bình Định; huyện Phong Điền, TP Cần Thơ; Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính; tỉnh Yên Bái; Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế TP Đà Nẵng.Từ ngày 31/10/2016 đến ngày 3/11/2016, Bộ Nội vụ đã tiến hành kiểm tra để xác minh các hồ sơ, tài liệu liên quan đến các trường hợp theo thông tin báo chí phản ánh trong năm 2016 tại 9 địa phương, đơn vị.Kết quả kiểm tra của Bộ Nội vụ như sau: Số người nhà của một số lãnh đạo tại 9 địa phương theo báo chí phản ánh là 60 người (thực tế có 2 người không có quan hệ họ hàng). Trong đó: Số người nhà có quan hệ ruột thịt là 18 người (có chức vụ: 15 người; không có chức vụ: 3 người); số người nhà có quan hệ họ hàng là 40 người (có chức vụ: 22 người, không có chức vụ: 18 người); số người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước là 24 người, cơ quan Đảng là 6 người, cơ quan đoàn thể là 10 người, đơn vị sự nghiệp là 14 người.
 |
Ông Nguyễn Tiến Thành, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ thông tin về hiện tượng “cả nhà làm quan” mà báo chí phản ánh. |
Vì đâu xe hơi nhập về 84 triệu, bán ra lại có giá gần 400 triệu đồng?
Dù nhập về Việt Nam chỉ có giá khoảng 84 triệu đồng nhưng những chiếc xe này khi đến tay người tiêu dùng thì giá đã được đẩy lên gần 400 triệu đồng.
Trong tháng 1/2017, theo số liệu mà Tổng Cục Hải quan công bố, Việt Nam đã nhập về 1.006 xe hơi từ thị trường Ấn Độ. Đây cũng là thị trường nhập khẩu xe lớn thứ 3 của Việt Nam sau Thái Lan và Indonexia.Với tổng trị giá hơn 3,73 triệu USD, tính trung bình, mỗi chiếc xe thị trường này được nhập về Việt Nam chỉ có giá là 3.700 USD, tương đương 84 triệu đồng/chiếc, mức giá rẻ nhất, không có đối thủ trên thị trường.Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là dù có giá rất rẻ nhưng khi các mẫu xe này được chuyển đến tay người tiêu dùng, tùy theo từng loại xe mà mức chêch lệch lên đến 4 – 5 lần giá gốc. Dòng xe rẻ nhất thì giá cũng lên đến khoảng 350 triệu đồng/chiếc.Nguyên nhân của việc chênh lệch giá này là do, khi nhập về Việt Nam, thay vì hưởng thuế nhập khẩu 30% như Thái Lan, Indonexia hay các quốc gia trong khu vực ASEAN thì xe Ấn Độ phải chịu mức thuế là 70% tính theo giá CIF.Bên cạnh đó, sau khi cộng thuế nhập khẩu, xe phải chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt 35%, thuế Giá trị gia tăng 10% (sau khi cộng giá CIF cùng thuế nhập khẩu và thuế Tiêu thụ đặc biệt). Tổng cộng các khoản chi phí này đã đẩy giá xe lên khoảng 220 triệu đồng.Ngoài ra, các doanh nghiệp bán xe sẽ tính giá nhà xưởng, bến bán, nhân công, lợi nhuận… vào giá xe nên khiến giá càng được đội cao. Ước tính, mỗi xe bán ra, lợi nhuận của các doanh nghiệp lên đến cả trăm triệu đồng.Nhân viên Vietjet Air thu nhập bình quân 46,2 triệu một tháng
Mức thu nhập của nhân viên hãng hàng không này tăng gấp rưỡi so với 2 năm trước.Báo cáo của Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (VietjetAir, Mã CK: VJC) cho biết, mức thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2016 đạt 46,2 triệu đồng, chi cho tổng cộng 2.435 nhân sự. Mức lương này cao gấp rưỡi so với năm 2014. Số nhân sự của hãng cũng tăng lên gấp 2 lần sau 2 năm. Theo báo cáo, t hu nhập của người lao động được tính gồm tiền lương, thưởng, tiền ca, độc hại.
 |
Mức thu nhập bình quân người lao động tại hãng Hàng không Vietjet. |
Báo cáo tài chính cho thấy, trong năm 2016, công ty đạt lợi nhuận ròng 2.291 tỷ đồng, gần gấp đôi so với 2015. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu đạt 8.726 đồng, tăng 47,5% so với 2015. Thị phần của Vietjet tính theo lượng hàng khách vận chuyển đạt hơn 20% cuối năm 2013, tăng lên 31% năm 2015 và đạt 41% tính đến ngày 30/6/2016, chỉ kém Vietnam Airlines 1% thị phần. Năm 2016, hãng đạt doanh thu hơn 27.532 tỷ đồng, tăng gần 39% so với 2015 và lợi nhuận sau thuế tăng gần gấp đôi lên 2.290 tỷ đồng.Vietjet Air thành lập vào năm 2007, là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam được cấp phép hoạt động trên các đường bay trong nước và quốc tế. Phải mất hơn 4 năm để chuyến bay đầu tiên được đơn vị này thực hiện, dù vậy, Vietjet nhanh chóng trở thành hãng hàng không tư nhân duy nhất cạnh tranh trực tiếp với Vietnam Airlines. Theo công bố của Vietnam Airlines, trong năm 2016, thu nhập bình quân đội ngũ phi công của hãng hàng không này đạt 115,3 triệu đồng mỗi tháng. Trong khi đó, thu nhập bình quân của tiếp viên là 25,5 triệu đồng, các bộ phận khác là 17,4 triệu đồng.
‘Việt Nam đang thừa resort, biệt thự, bất động sản cao cấp’
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho rằng chưa có biến động lớn về thị trường BĐS trong năm 2017 và đầu 2018, nhưng thị trường đang có biểu hiện thừa biệt thự, resort.
Tại buổi làm việc giữa Tổ Công tác của Thủ tướng và Bộ Xây dựng sáng nay (17/2), hàng loạt vấn đề nóng dư luận, báo chí quan tâm, bức xúc đã được nêu ra.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng, nêu thực tế các doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng nhà ở xã hội tắc do cơ chế.Cụ thể, do Bộ Xây dựng chậm đề xuất các cơ chế trong quản lý, thúc đẩy phát triển, điều tiết thị trường bất động sản (BĐS) và quỹ đất cho nhà ở xã hội, thiếu ngân sách. Có địa phương chậm xử lý thủ tục hành chính, hoàn tiền sử dụng đất, chưa có cơ quan chuyên trách tham gia đầu tư xây dựng và quản lý trực tiếp quỹ nhà ở xã hội…
 |
Hiện nhà ở xã hội mới giải quyết được khoảng 28% so với chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Ảnh: Zen Nguyễn. |
“Hiện nhà ở xã hội mới giải quyết được khoảng 28% so với chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển nhờ ở quốc gia. Vậy những khó khăn, vướng mắc về nhà ở xã hội do đâu?Do chưa cân đối được vốn ngân sách hay do phối hợp giữa các bộ ngành liên quan chưa tốt? Bộ Xây dựng có những chiến lược gì hoặc có tham mưu, đề xuất gì với Chính phủ, Thủ tướng để phát triển nhà ở xã hội đạt chỉ tiêu đề ra?”, ông Mai Tiến Dũng đặt câu hỏi.Trả lời về việc này, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà cho hay đang vướng ở chỗ cấp vốn cho các dự án.“Bộ Kế hoạch Đầu tư chưa thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về tiêu chí sắp xếp, phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước theo kế hoạch đầu tư trung hạn. Do đó, nhiều dự án chưa có vốn để triển khai”, tư lệnh ngành xây dựng nói.Thị trường bất động sản: Dư thừa resort, biệt thự
 |
Theo Savills Việt Nam, số lượng biệt thự, nhà liền kề không ngừng tăng lên trong vài năm trở lại đây. (Đơn vị: Căn). Đồ họa: Kiều Vui. |
Ông Mai Tiến Dũng cho rằng một trong những điểm nghẽn lớn đang cản trở sự phát triển của thị trường hiện nay là thủ tục hành chính nhiêu khê, kéo dài, ẩn chứa tiêu cực, nhũng nhiễu trong quá trình phê duyệt, thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.Điển hình là khâu thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công các công trình cao tầng.“Đề nghị Bộ báo cáo cụ thể hơn về thực trạng này”, ông Dũng nói.Về vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà trần tình hiện có thể đánh giá chưa có biến động lớn về thị trường BĐS trong năm 2017 và đầu 2018. Tuy nhiên, ông cho rằng thị trường đang có biểu hiện dư thừa bất động sản cao cấp, biệt thự, resort…“Theo tính toán của chúng tôi, có những sản phẩm đã đủ dùng đến năm 2020 rồi. Chúng tôi đang bàn với các Bộ, ngành để có phương thức kiểm soát tín dụng với BĐS cao cấp, bàn với các địa phương để kiểm soát tốt phân khúc cao cấp ở địa phương. Chúng tôi cũng đang kiểm tra các dự án sử dụng nhiều đất”, ông nói.Tư lệnh ngành xây dựng thông tin thêm Bộ đang xây dựng đề án đánh giá tình hình thị trường, đề xuất giải pháp, cơ chế quản lý để thị trường phát triển bền vững, có hiệu quả, thông suốt hơn.Còn theo báo cáo của Savills Việt Nam, TP.HCM và Hà Nội nằm trong nhóm thị trường biệt thự/nhà phố hoạt động tốt nhất ASEAN năm 2015 và kéo sang năm 2016 với nguồn cầu lớn từ tầng lớp người giàu mới có thu nhập trên 20.000 USD.Số lượng hộ gia đình Việt Nam khá giả với thu nhập hơn 20.000 USD được dự báo sẽ tăng lên gấp đôi, từ 250.000 lên 530.000 hộ, trong giai đoạn 2016-2020. Điều này có nghĩa là sẽ có 280.000 hộ gia đình ra khỏi tầng lớp trung lưu để gia nhập tầng lớp người giàu mới trong vòng 5 năm tới. Những hộ giàu này giúp tạo thành một phân khúc độc lập có sức mua bất động sản là biệt thự, nhà phố rất lớn.Theo một khảo sát tiến hành trong năm 2015, người mua để ở chiếm đa số lượng giao dịch, trong khi đó, người mua để đầu tư, đầu cơ chiếm ít hơn 10%.Nếu như trong quý IV/2016, tổng nguồn cung toàn thị trường của phân khúc biệt thự và nhà liền kề đạt gần 35.000 căn, tăng 5% so với quý trước và 13% so với cùng kỳ năm trước thì đến quý I/2017, hơn 2.300 căn biệt thự, nhà liền kề được tung ra thị trường.
Thích bài này:
Thích Đang tải...